MỤC LỤC CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 3 1.1. Tên chủ cơ sở: 3 1.2. Chủ của cơ sở: 3 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở: 5 1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở: 5 1.3.2. Quy trình chăn nuôi: 5 1.4. Nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 7 1.4.1. Nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở 7 1.4.2. Điện năng, nguồn cung cấp điện năng của cơ sở 10 1.4.3. Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước của cơ sở 10 1.5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 12 1.5.1. Quy mô, hạng mục công trình của cơ sở 12 1.5.2. Tổng vốn đầu tư của cơ sở 12 1.5.3. Nhu cầu lao động của cơ sở 12 Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 13 2.1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 13 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 13 Chương III: KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 15 3.1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 15 3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa: 15 3.1.2. Thu gom, thoát nước thải: 15 3.1.3. Xử lý nước thải: 15 3.2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 31 3.3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 41 3.4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 44 3.4.1. Nguồn phát sinh CTNH 44 3.4.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý CTNH 44 3.5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 45 3.5.1. Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung 45 3.5.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 45 3.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 46 Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đang áp dụng tại 46 3.7. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 48 Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 50 4.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 50 4.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 51 4.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 51 4.4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 51 4.4. Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất 51 4.5. Yêu cầu về quản lý chất thải 51 4.7. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường: 53 Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 54 5.1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 54 5.2. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải 54 Chương VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 55 6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 55 6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 55 6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 55 6.2. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật 56 6.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 56 Chương VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 57 Chương VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 58
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở
Công ty Cổ phần Mavin Austfeed
- Địa chỉ văn phòng: thị tứ Bô Thời, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
- Người đại diện theo pháp luật: Ông Trần Việt Thắng Chức vụ: Giám đốc
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0900235251 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư cấp, đăng ký lần đầu ngày 03/12/2004, đăng ký thay đổi lần thứ 18 ngày 27/07/2021.
- Giấy chứng nhận đầu tư số 051 01 000 554 do UBND tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 21/11/2012 với mục tiêu chăn nuôi lợn nái và lợn giống, thịt lợn chất lượng cao Quy mô dự án như sau : lợn nái :1.500 con/năm ; lợn giống và lợn thịt : 33.000 con/năm.
Chủ của cơ sở
- Địa điểm cơ sở : xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Trại giống được thực hiện trên khu đất có diện tích 53.658 m 2 nằm trên địa bàn xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Vị trí giáp ranh của cơ sở :
- Phía Tây Bắc giáp đất canh tác
- Phía Nam giáp đất canh tác
- Phía Tây giáp đường giao thông liên xã và sông Cửu An
- Phía Đông giáp đất canh tác
Khoảng cách gần nhất đến khu dân cư xóm 10, xã Thuần Hưng, huyện KhoáiChâu khoảng 1,1 km về phía Tây Bắc của cơ sở.
Hình 1.1 Sơ đồ vị trí trại giống Hưng Việt
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:
+ Mặt bằng quy hoạch tổng thể đã được Sở Xây dựng thẩm định tại Thông báo số 210/TB-SXD ngày 05/11/2012.
+ Giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất số 2787/GP-UBND ngày 02/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên.
+ Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (trước đây là Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường): Quyết định số 300/QĐ – STNMT ngày 24/10/2013 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.
+ Sổ đăng ký chủ nguồn thải mã số 33.000163.T ngày 06/01/2014 do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên cấp lần thứ 3.
Vốn đầu tư của dự án/cơ sở là 150.000 triệu đồng, theo tiêu chí phân loại quy mô đầu tư công của pháp luật, đây là dự án/cơ sở nhóm B.
- Trại giống Hưng Việt của Công ty Cổ phần Mavin Austfeed khi đi vào hoạt động có phát sinh nước thải phải xử lý và phát sinh chất thải nguy hại phải quản lý, do
Vị trí dự án đó cơ sở thuộc đối tượng phải là Giấy phép môi trường Ngoài ra, cơ sở thuộc danh mục loại hình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô công suất lớn theo phụ lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Do đó, cơ sở phải làm giấy phép môi trường trình Sở Tài nguyên và môi trường thẩm định và UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt.
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
1.3.1 Công suất hoạt động của cơ sở:
Mục tiêu: Chăn nuôi lợn nái và lợn giống, thịt lợn chất lượng cao
Quy mô: Theo Giấy chứng nhận đầu tư số 051 01 000 554 do UBND tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 21/11/2012 thì quy mô công suất hoạt động của cơ sở được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1.2 Công suất của Cơ sở
STT Tên sản phẩm Đơn vị Số lượng
Trại giống Hưng việt đá đi vào hoạt động từ năm 2015, hiện tại số lượng gia súc chăn nuôi tại trang trại đạt 100% công suất.
1.3.2 Quy trình chăn nuôi lợn:
*) Quy trình chăn nuôi lợn nái, lợn con
Hình 1.2 Quy trình chăn nuôi lợn nái, lợn con
- Lợn giống được nhập về sẽ được kiểm tra chất lượng và được nuôi tại chuồng cách ly Sau thời gian cách ly từ 15 đến 20 ngày sẽ chuyển về chuồng nuôi hậu bị và được chăm sóc theo chu kì phát triển cho đến khi đạt tiêu chuẩn, trọng lượng đạt 90- 100kg/con sẽ được phối giống
- Phối giống là bước yêu cầu kỹ thuật cao trong quy trình nuôi lợn nái sinh sản. Quá trình phối giống phải đáp ứng điều kiện đúng thời điểm, đúng nơi và đúng kỹ thuật.
- Sau khi phối giống thành công lợn nái mang thai tầm 4 tháng Quá trình nuôi nái chưa quyết định khả năng thụ thai và mức độ khỏe mạnh của lợn con sau khi sinh. Giai đoạn này cần chú ý nhiều tới khâu cho ăn và chăm sóc phòng bệnh.
- Trong quá trình lợn nái sinh con, cần tiến hành các thao tác tiêu chuẩn hóa lợn con mới sinh để tiện cho việc chăm sóc, chăn nuôi về sau Lợn con cần được cắt dây rốn, bấm răng nanh, cắt đuôi, vệ sinh, sát trùng theo đúng kỹ thuật.
Sau khi lợn con tách sữa một phần trang trại sẽ xuất ra ngoài, một phần giữ lại để nuôi lợn thịt Còn lợn nái cho phối giống lần tiếp theo, chăm sóc theo quy trình bắt đầu từ bước kỹ thuật phối giống.
Quá trình nuôi lợn nái sinh sản có phát sinh chất thải rắn hàng ngày (phân lợn)
Nhập giống (từ 3-4 tháng tuổi) Động dục – Phối giống
Nước thải CTR (phân, lợn chết, chai lọ đựng tinh trùng,
CTNH Tiếng ồn Mùi hôi
Tiêm vắc xin và nước thải từ hoạt động vệ sinh chuồng nuôi Toàn bộ nước tiểu của lợn và một phần ít phân lợn lẫn nước được thu hồi vào hầm biogas Số lớn phân lợn còn lại được thu gom và cho vào ủ làm phân vi sinh.
Lợn con sau khi tách mẹ được chuyển đến chuồng nuôi mới Những con đạt chất lượng tốt sẽ được lọc để xuất bán lợn giống hoặc chuyển về nuôi gây nái quay vòng, những con không đạt chất lượng giống sẽ được chuyển đến chuồng nuôi đến 100-110 kg xuất bán thịt Những con lợn nái hết thời kì sinh sản sẽ chuyển về chuồng nuôi lợn thịt, nuôi đến 100-110kg xuất bán thịt.
* Quy trình sản xuất lợn thịt:
Hình 1.3: Quy trình sản xuất lợn thịt
Lợn con sau khi tách mẹ được chuyển đến chuồng nuôi mới Những con đạt chất lượng tốt sẽ được lọc để chuyển về nuôi gây nái quay vòng, những con không đạt chất lượng giống sẽ được chuyển đến chuồng nuôi đến 100-110 kg xuất bán thịt Những con lợn nái hết thời kì sinh sản sẽ chuyển về chuồng nuôi lợn thịt, nuôi đến 100-110kg xuất bán thịt.
Lợn được nuôi trong chuồng nền với thiết kế theo từng ô, có quạt hút gió, sử dụng hệ thống máng ăn, máng uống tự động, tắm rửa hàng ngày Lợn được nuôi với hình thức công nghiệp: thao tác cho ăn và uống nước được tự động hóa, thức ăn khô được chuyển từ các silo tự động Việc cho ăn như vậy giúp tiết kiệm thức ăn và làm giảm lượng thức ăn rơi vãi ra chuồng Việc nuôi, chăm sóc được cơ giới hóa và tự động đảm bảo môi trường được tiêu trừ độc thường xuyên nên hạn chế tối đa dịch bệnh Lợn được uống nước bằng vòi nước “thông minh” (khi lợn ngậm vào núm uống thì nước sẽ tự động chảy ra), núm uống được bố trí cao hay thấp phụ thuộc vào độ tuổi của lợn, bên dưới có hệ thống máng thu khi bị rơi vãi Áp dụng phương thức quản lý
“cùng vào – cùng ra” theo thứ tự ưu tiên là : cả khu – từng chuồng – từng dãy – từng ô. Trong quá trình nuôi, lợn được tiêm phòng đầy đủ theo Pháp lệnh thú y, với các loại vacxin: tụ huyết trùng, đóng dấu, lở mồm long móng, dịch tả, leptospilogis, Tai
Lợn con sau khi tách mẹ
CTR, mùi hôi, Nước thải xanh,
Quá trình nuôi có phát sinh chất thải rắn hàng ngày (phân lợn) và nước thải từ hoạt động vệ sinh chuồng nuôi Toàn bộ nước tiểu của lợn và một phần ít phân lợn lẫn nước được thu hồi vào hầm biogas Số lớn phân lợn còn lại được thu gom và cho vào ủ làm phân vi sinh phục vụ cho hoạt động trồng trọt tại trang trại và bán cho người dân trong vùng.
Việc tắm rửa cho lợn trung bình 1 lần/ngày Lịch phun thuốc khử trùng trong chuồng định kỳ 1 tháng/lần, ngoài chuồng định kỳ 2 tháng/lần.
Lợn được nuôi khoảng 6 tháng được xuất chuồng Sau mỗi đợt nuôi hoặc sau khi chuyển đàn chuồng nuôi, thiết bị trong chuồng được rửa sạch và khử trùng, để trống 1 – 2 tuần
Nước thải từ hoạt động vệ sinh chuồng trại sau khi được xử lý, được thải xuống ao.
Cụ thể dự án sử dụng 4 ao có diện tích mặt nước là 17.781 m 2 để thả cá tự nhiên làm tăng hiệu quả kinh tế cho Trang trại Cá giống được mua của một số cơ sở kinh doanh, cung cấp cá giống trong và ngoài tỉnh Dự án sẽ luân phiên đánh bắt cá và vệ sinh các ao nuôi để có nơi chứa nước.
- Tất cả mọi người khi vào trại phải mặc quần áo, giày dép bảo hộ phù hợp; thực hiện đầy đủ các biện pháp khử trùng trong trại; khi di chuyển trong trại theo thứ tự: Khu lợn cai sữa, nái, vỗ béo.
- Các phương tiện ra, vào trại đều phải thực hiện các biện pháp khử trùng.
Nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
1.4.1 Nguyên, nhiên, vật liệu của cơ sở
1.4.1.1 Nhu cầu thức ăn cho lợn
Thức ăn gia súc: Thức ăn chủ yếu dùng cám công nghiệp đảm bảo chất lượng được cung cấp bởi Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty Cổ phần Mavin Austfeed tại xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Bảng 1.2 Nhu cầu thức ăn cho chăn nuôi ST
(con) Số con/lứa Định mức
Hình ảnh thức ăn cho lợn tại trại giống Hưng Việt:
1.4.1.2 Nhu cầu về thuốc và vắc xin
Bảng 1.3 Một số loại thuốc và vắc xin sử dụng
STT Chủng loại Phương pháp Liều/con Công dụng
1.1 CP.Electrolyte Uống 1 g/4l Bổ sung chất điện giải
1.2 Vitamin C Uống 1 g/1l Tăng cường sức đề kháng
1.3 Sắt Tiêm 2 ml Chống thiếu máu
2.1 PRRS Tiêm bắp 2 ml Phòng bệnh tai xanh
2.2 Circo Tiêm bắp 2 ml Phòng bệnh hội chứng còi cọc
2.3 CSF Tiêm bắp 2 ml Phòng bệnh dịch tả
2.4 Văc xin tụ huyết trùng Tiêm bắp 2 ml Phòng bệnh tụ huyết trùng
2.5 FMD Tiêm bắp 2 ml Phòng bệnh lở mồm long móng 2.6 Vắc xin suyễn Tiêm bắp 2 ml Phòng bệnh suyễn lợn 2.7 Vắc xin E.Coli Tiêm bắp 2 ml Phòng bệnh tiêu chảy
2.8 Vắc xin phó thương hàn Tiêm bắp 2 ml Phòng bệnh phó thương hàn
2.9 Parvovac Tiêm bắp 2 ml Phòng bệnh sảy thai
1.4.1.3 Nhu cầu thuốc sát trùng và hóa chất
Bảng 1.4 Một số loại thuốc sát trùng và hóa chất sử dụng STT Loại thuốc/hóa chất Đơn vị Số lượng Mục đích sử dụng
2 Virkon kg/ngày 12 Sát trùng, khử trùng
3 Bestaquam lít/năm 135 chuồng nuôi
5 Hantox-200 lít/năm 50 Diệt côn trùng
6 NaOH kg/năm 1.000 Sát trùng, vệ sinh chuồng trại
7 NaCNO kg/năm 1.000 Sát trùng
8 NaOCl tấn/năm 1 Khử trùng nước thải
9 Chế phẩm EM lít/năm 240
Khử mùi hôi và khí NH3 từ chất thải, phân giải các hợp chất hữu cơ Các loại thuốc thú y, hóa chất sử dụng cho hoạt động của trang trại đều nằm trong danh mục thuốc thú y, văc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
1.4.2 Điện năng, nguồn cung cấp điện năng của cơ sở
Trong quá trình hoạt động của trang trại, điện được sử dụng cho các mục đích khác nhau như chiếu sáng, sưởi ấm, sinh hoạt, vận hành hệ thống xử lý nước thải. Tổng lượng điện sử dụng cho toàn bộ hoạt động của trang trại trong 1 tháng trung bình là 97.703 kWh/tháng Nguồn cung cấp điện cho trang trại được mua từ Điện lực huyện Khoái Châu.
Ngoài ra, trang trại còn đầu tư 02 máy phát điện dự phòng chạy bằng dầu diesel
250 KVA để phòng trường hợp mất điện lưới.
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước của cơ sở
*) Nhu cầu sử dụng nước:
- Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt:
Hiện tại số nhân viên của khu chăn nuôi khi đi vào hoạt động là 40 người Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt là: 40 người × 100 lít/người/ngày = 4,0m 3 /ngày.
- Nhu cầu cấp nước cho hoạt động chăn nuôi:
+ Nước uống cho lợn: Trại chăn nuôi lợn của dự án xây dựng mô hình trại chăn nuôi lợn kín, lạnh, hiện đại (sàn tấm đan, hệ thống cào phân, máy phun cao áp), nên nhu cầu nước uống và nước rửa trại lợn sẽ thấp hơn nhiều so với phương pháp nuôi xả máng Trung bình mỗi năm, trang trại nuôi 2 lứa lợn (06 tháng/lứa), mỗi lứa có khoảng
750 con lợn nái, 10.000 con lợn thịt và 6.500 con lợn giống Nhu cầu nước uống cho lợn tại trại như sau:
Bảng 1.5 Nhu cầu nước uống
Lợn nái và nái hậu bị (cho con bú) 3 750 2,25
+ Nhu cầu nước rửa chuồng trại:
Bảng 1.6 Nhu cầu nước sử dụng để rửa chuồng trại
+ Nhu cầu nước dùng cho làm mát chuồng trại: Trung bình 01 chuồng sẽ sử dụng
3m 3 nước/ngày/chuồng Vậy tổng lượng nước sử dụng cho làm mát là: 3m 3 x 5 = 15 m 3 Tuy nhiên, lượng nước này sẽ sử dụng tuần hoàn và định kỳ bổ sung do bốc hơi một lượng khoảng 2 m 3 /ngày.
+ Nước dùng cho sát trùng :
Nước sát trùng người: Bình quân 01 người là 05 lít/lần, mỗi ngày 02 lần và tổng số công nhân hoạt động của trại là 40 người Lượng nước sát trùng sử dụng là 0,5 m 3 /ngày.
Nước sát trùng xe: bình quân có khoảng 20 xe ra vào trại và lượng nước sát trùng cho mỗi xe khoảng 50 lít Lượng nước sát trùng sử dụng là 1m 3 /ngày.
Nước sát trùng được phun dạng sương lên đối tượng cần sát trùng, do vậy lượng nước này sẽ thấm và bốc hơi hết.
Lượng nước dự trữ cấp nước cho hoạt động chữa cháy được tính cho 01 đám cháy trong 2 giờ liên tục với lưu lượng 15 lít/giây/đám cháy Tuy nhiên, lượng nước này không sử dụng thường xuyên, chỉ sử dụng trong khi có sự cố xảy ra. Nước dùng cho PCCC không được tính vào nhu cầu nước thường xuyên sử dụng của dự án mà Chủ dự án sẽ xây dựng bể chứa để dự trữ cấp nước cho hoạt động chữa cháy. Ngoài ra Chủ dự án sẽ tận dụng nước thải sau xử lý tại hồ sinh học để tái sử dụng làm nước vệ sinh chuồng trại và nước làm mát Lượng nước tái sử dụng khoảng 60 m 3 / ngày đêm.
*) Nguồn cung cấp nước của cơ sở:
Nguồn cung cấp nước của trang trại được lấy từ giếng khoan khai thác nước dưới đất nằm trong khuôn viên trại giống Hưng Việt tại xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Công ty đã được UBND tỉnh Hưng Yên cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất số 2782/GP-UBND ngày 02/12/2021 với mục đích khai thác nước để phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất Tổng lượng nước khai thác là 40 m 3 /ngày đêm.
Sơ đồ quy trình xử lý nước cấp của cở như sau:
Cấu tạo của bể lọc nước giếng khoan làm kết tủa kim loại hóa trị III, các kết tủa kim loại hóa trị III này có đặc điểm có mầu vàng, trắng hoặc đen nhưng lại không có mùi Tiếp đến các vật liệu lọc nước ở các quy trình lọc sẽ có tác dụng lọc các kết tủa này lại Cuối cùng chất kết tủa bị giữ lại và nước sạch đi qua vào thiết bị chứa (bồn hoặc bể…).
Nước dưới đất được khai thác bằng máy bơm đi qua vòi sen để tạo mưa ( lỗ nhỏ để không làm sói mòn lớp cát trên cùng) Qua lớp cát đầu tiên thì nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn rồi thấm qua lớp than hoạt tính Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hai, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hòa tan trong nước Sau đó nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lơn nhất để đi ra bể chứa nước sạch. Ống nước được sử dụng bằng nhựa, có khoan lỗ đường kính khoảng 5 li (0,5 cm) dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống Điều này sẽ tránh ống bị nghẹt và lượng nước vào ống đều hơn.
Tất cả vật liệu cho vào bể nước (ngoại trừ than hoạt tính) như cát, sỏi,… đều được rửa sạch trước Cứ 3-6 tháng, lớp vật liệu lọc được loại bỏ lớp phèn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách khuấy đều lớp nước mặt (để nước khoảng 2-3 cm), rồi mở van xả phèn phía trên Tất cả lớp phèn đọng sẽ bị trôi ra ngoài và làm lại một hai lần để nước sạch hoàn toàn.
Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
1.5.1 Quy mô, hạng mục công trình của cơ sở
Bảng 1.7 Các hạng mục công trình của cơ sở
TT Hạng mục công trình Khối lượng Đơn vị Tình trạng
1 Chuồng nuôi lợn nái chửa 5.000 m 2 Đã xây dựng
2 Chuồng nuôi lợn nái nuôi con 3.000 m 2 Đã xây dựng
3 Chuồng nuôi lợn đực 800 m 2 Đã xây dựng
4 Chuồng nuôi lợn cai sữa 1.200 m 2 Đã xây dựng
5 Chuồng nuôi lợn choai 12.000 m 2 Đã xây dựng
6 Nhà điều hành 500 m 2 Đã xây dựng
7 Nhà kho 600 m 2 Đã xây dựng
8 Nhà kỹ thuật 200 m 2 Đã xây dựng
9 Nhà ăn 300 m 2 Đã xây dựng
10 Nhà ở công nhân 300 m 2 Đã xây dựng
( Nguồn: Mặt bằng quy hoạch tổng thể) 1.5.2 Danh mục máy móc thiết bị
Máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của Cơ sở đã được đầu tư gồm tất cả các máy móc thiết bị phục vụ cho làm việc tại văn phòng và tại các chuồng trại chăn nuôi đảm bảo cho giai đoạn chăn nuôi lợn đạt 100% công suất, được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 1.8 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án
TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Nguồn gốc Năm sản xuất Tình trạng
1 Máng ăn tự động Chiếc 200 Hàn Quốc 2015 Hoạt động tốt
2 Máng tập ăn cho lợn con Chiếc 200 Hàn Quốc 2015 Hoạt động tốt
3 Silo đựng thức ăn cho lợn Chiếc 2 Trung
Vách ngăn máng ăn và ngăn ô heo thịt, núm uống+ống nước
5 Hệ thống sàn nhựa cho lợn Chiếc 9 Việt Nam 2015 Hoạt động tốt
6 Vách lồng nái mang thai Chiếc 300 Việt Nam 2015 Hoạt động tốt
7 Hệ thống sưởi, làm mát Toàn bộ 1 Hàn Quốc 2015 Hoạt động tốt
8 Thiết bị thú y, thụ tinh nhân tạo
Toàn bộ 1 Việt Nam 2015 Hoạt động tốt
9 Thiết bị đo lường, kiểm nghiệm
Toàn bộ 1 Việt Nam 2015 Hoạt động tốt
10 Lồng nái đẻ và cai sữa Chiếc 600 Trung
11 Máy phun thuốc sát trùng Chiếc 2 Mỹ 2015 Hoạt động tốt
12 Máy phát điện dự phòng
( công suất 100 kVA) Chiếc 1 Trung
13 Phương tiện vận chuyển thức ăn Chiếc 1 Việt Nam 2015 Hoạt động tốt
14 Phương tiện vận chuyển gia súc Chiếc 2 Việt Nam 2015 Hoạt động tốt
15 Hầm biogas Chiếc 3 Việt Nam 2015 Hoạt động tốt
16 máy ép phân Chiếc 2 Việt Nam 2020 Hoạt động tốt
1.5.3 Tổng vốn đầu tư của cơ sở
Tổng vốn đầu tư của cơ sở là 150.000 triệu đồng trong đó :
- Vốn vay tín dụng : 100.000 triệu đồng
- Vốn tự có và vốn góp bổ sung : 50.000 triệu đồng
1.5.4 Nhu cầu lao động của cơ sở
Số lao động của trại giống khoảng 37 người
+ Số ca làm việc trong ngày: 3 ca/ngày.
+ Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ/ca.
+ Số ngày làm việc trong năm: 1 tháng trung bình làm việc 26 ngày, 1 năm trung bình làm việc 312 ngày.
+ Tăng ca nếu có sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và công nhân Chế độ tăng ca theo quy định của pháp luật.
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
- Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 13/4/2022 về việc Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì tầm nhìn và mục tiêu cụ thể như sau:
+ Về tầm nhìn đến năm 2050: Môi trường Việt Nam có chất lượng tốt, bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành và an toàn của nhân dân; đa dạng sinh học được gìn giữ, bảo tồn, bảo đảm cân bằng sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; xã hội hài hòa với thiên nhiên, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp được hình thành và phát triển, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon vào năm 2050.
+ Về mục tiêu đến năm 2030: Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước Do đó, dự án đầu tư là phù hợp với chiến lược BVMT quốc gia.
Theo Quyết định số 410/QĐ-UBND ngày 31/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Khoái Châu trong đó có nôi dung tăng quỹ đất sản xuất nông nghiệp khác từ 83,53 ha (chiếm 0,64% năm 2020) lên 302,33 ha (chiếm 2,31% năm 2030) Công ty Cổ phần Mavin Austfeed được Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận đầu tư số
05101000554 chứng nhận lần đầu ngày 21/11/2012, để thực hiện dự án “Trại giống
Hưng Việt” với mục tiêu là chăn nuôi lợn nái và lợn giống, thịt lợn chất lượng cao với quy mô lợn nái: 1.500 con/năm; lợn giống và lợn thịt: 33.000 con/năm Vị trí của trại giống là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và của địa phương.
Mặt khác, hoạt động của cơ sở sẽ đáp ứng nhu cầu về con giống và nhu cầu về lợn thịt trên địa bàn huyện Khoái Châu nói riêng và toàn tỉnh Hưng Yên nói chung.Ngoài ra, hoạt động của cơ sở cũng đóng góp một phần thuế vào ngân sách nhà nước.
Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
Trong quá trình hoạt động, chủ trang trại đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ các khu vực chuồng trại chăn nuôi, khu xử lý nước thải tập trung và khu vực nhà chứa phân bằng các chế phẩm vi sinh do đó hạn chế được mùi và khí thải phát sinh ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. b Môi trường nước
Công ty Cổ phần Mavin Austfeed đã đầu tư xây dựng 01 HTXL nước thải tập trung công suất 150 m 3 /ngày đêm nằm ở cuối khu đất, phía Đông Nam của nhà máy. Nước thải sau xử lý đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 62-MT/2016/BTNMT, cột A - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, cột A (Kq=0,9; Kf=1,1) Nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tập trung được thải nguồn tiếp nhận là sông Cửu An nằm về phía Tây của Trại giống
Sông Cửu An là một con sông nhỏ nằm trong hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải, có tổng chiều dài 23,5 km, mặt cắt sông khoảng 15m và lưu lượng dòng chảy khoảng12,3 m 3 /s do đó khả năng tiêu thoát nước tốt Mặt khác, Sông Cửu An làm nhiệm vụ tiêu nước và cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh, đặc biệt là vùng Khoái Châu, Kim Động Do đó với lượng nước thải khoảng 150 m 3 /ngày đêm của cơ sở sẽ không ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước của khu vực.
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa :
*) Giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn
Hiện nay, phần lớn diện tích sân đường nội bộ của dự án được trải đá dăm để phục vụ cho hoạt động vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ra vào dự án do đó hạn chế được lượng bùn đất cuốn theo dòng nước.
- Trại giống đã xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước mưa riêng biệt với nước thải.
- Khu vực sân bãi được xây dựng có độ dốc cần thiết để thoát nước nhanh, tránh tình trạng ứ đọng nước mưa.
Đối với nước mưa trên các mái nhà của Trang trại chăn nuôi được thu gom bằng hệ thống máng hứng ở dưới và được gom vào đường ống PVC 115 mm hố gas
mương bê tông thoát về phía Tây khu vực dự án (khu vực xuất nhập heo) rồi chảy tràn tự nhiên theo địa hình.
Đối với nước mưa chảy tràn trên sân đường được thu gom về hố ga, sau đó theo đường mương bê tông thoát sau đó dẫn về phía Tây khu vực dự án (khu vực xuất nhập heo) rồi chảy tràn tự nhiên theo địa hình.
Trồng cây xanh, thảm thực vật để hạn chế rửa trôi gây xói mòn tại trang trại; Trang trại tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh và phòng chống dịch bệnh theo đúng quy định, thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh sạch sẽ khu vực sân bãi của Trang trại, không để vương vãi rác (vệ sinh 1 ngày/lần) Do đó nước mưa chảy tràn trên sân của trại sẽ sạch, hơn nữa còn được lắng cặn qua các hố gas nên sẽ đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải :
- Hệ thống thu gom nước thải được tách riêng với hệ thống thu gom nước mưa. + Nước thải sinh hoạt: được thu gom bằng các ống nhựa PVC với tổng chiều dài hệ thống thu gom khoảng 325 m.
+ Nước thải chăn nuôi: được thu gom bằng hệ thống rãnh BTCP với tổng chiều dài hệ thống thu gom khoảng 230 m
- Điểm xả nước thải sau xử lý: Nước thải của cơ sở sau xử lý đạt QCVN 62- MT/2016/BTNMT, cột A - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi, cột A (Kq=0,9; Kf=1,1; Khy=0,9) được xả ra nguồn tiếp nhận nước thải là sông Cửu An nằm về phía Tây bằng ống nhựa PVC đường kính 110mm Sông Cửu An là công trình thủy lợi làm nhiệm vụ cung cấp nước tưới và tiêu thoát nước cho một phần diện tích đất canh tác của huyện Khoái Châu và huyện Kim Động Tọa độ vị trí xả nước thải của dự án như sau X: 2313461; Y: 563978
3.1.3.1 Nguồn phát sinh nước thải:
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động vệ sinh và nấu ăn của công nhân tại cơ sở
- Nước thải chăn nuôi: phát sinh từ các hoạt động như rửa chuồng trại, giặt quần áo bảo hộ, khử trùng
- Nước mưa chảy tràn: nước mưa chảy tràn trên mái và trên bề mặt
*) Lượng nước thải phát sinh:
- Nước thải sinh hoạt: Với lượng công nhân tối đa tại cơ sở là 40 người (cơ sở có hoạt động nấu ăn ca), với lượng nước cấp cho sinh hoạt tại chương I là 4 m 3 /ngày đêm Căn cứ theo Nghị định số 80/2014/NĐ - CP của Chính phủ Về thoát nước và xử lý nước thải, thì lượng nước thải sinh hoạt tính bằng 100% lượng nước cấp Như vậy lượng nước thải sinh hoạt phát sinh của công ty là 4 m 3 /ngày đêm
Nước thải sinh hoạt có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, các loại vi khuẩn (E.Coli, virut, trứng giun sán ), các chất dinh dưỡng khác như NH4 +, PO4 3-.
- Nước thải chăn nuôi: phát sinh từ các hoạt động như rửa chuồng trại, giặt quần áo bảo hộ, khử trùng
Tổng lượng nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của cơ sở khoảng 100 m 3 /ngày.
Bảng 3.1: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý
TT Chỉ tiêu Đơn vị
Nước thải chăn nuôi (Chưa xử lý)
(Nguồn:Theo đề tài nghiên cứu khoa học-Nghiên cứu xử lý chất thải trong chăn nuôi nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn năng lượng sinh học của Vũ Đình Tôn và Cộng sự; Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội) Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi với
QCVN 62-MT:2016/BTNMT nhận thấy, các nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi lợn vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần (đặc biệt là BOD5, COD và Coliform)
Nguồn thải này phát sinh tương đối lớn và liên tục trong ngày, thành phần chủ yếu là các tạp chất, các hợp chất hữu cơ hoà tan, vi sinh vật… Vì vậy, cần phải thu gom và xử lý triệt để nguồn nước thải này đạt QCCP trước khi thải ra môi trường tiếp nhận Đồng thời sẽ gây nên mùi hôi thối khó chịu, tạo ra các ổ vi khuẩn gây bệnh, tạo điều kiện để ruồi muỗi phát triển là nguyên nhân tiềm tàng gây nên dịch bệnh cho con người cụ thể như sau:
+ Trong nguồn nước thải mang một số một số vi trùng, vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, chủ yếu là các vi khuẩn E.coli, một số khác gây kiết lị, như các vi khuẩn SHIGELLA, ký sinh trùng AMIBE; cuối cùng, các vi khuẩn SALMONELLA, thủ phạm gây ra bệnh sốt thương hàn…Chúng gây ra các căn bệnh đe dọa đến tính mạng của con người.
+ Ngoài ra ở lợn còn có một số bệnh có thể lây nhiễm sang người, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của con người như bệnh liên cầu khuẩn (LCK).
+ Bệnh LCK là một bệnh truyền nhiễm có tính địa phương đã thấy ở hầu hết các loài thú nuôi, trong đó có lợn, có thể lây nhiễm từ lợn sang người gây tử vong như bệnh viêm não mủ, hội chứng nhiễm trùng huyết nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây tử vong cao cho người nhiễm bệnh Đường lây truyền: Vi rút có trong dịch mũi, nước bọt, tinh dịch, phân, nước tiểu, vì vậy bệnh có thể phát tán thông qua vận chuyển lợn mang trùng, theo gió, bụi, nước bọt, dụng cụ chăn nuôi, bảo hộ, thụ tinh nhân tạo và có thể lây truyền do một số loài chim hoang Lợn ở các lứa tuổi đều bị bệnh, đặc biệt lợn con từ 1-3 tháng tuổi thường bị bệnh viêm não, viêm phổi cấp và nhiễm trùng huyết với tỷ lệ mắcbệnh và tỷ lệ chết cao
- Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên mái nhà xưởng và trên bề mặt sân đường nội bộ của trại giống, trong quá trình chảy trên bề mặt có thể kéo theo một số các chất bẩn, bụi, v.v…Nước mưa chảy tràn có tính chất ô nhiễm nhẹ, chủ yếu là chất rắn lơ lửng Tuy nhiên TSS dễ lắng đọng nên nước mưa được thu gom vào hố ga và qua hệ thống thoát nước mưa của cơ sở. Đặc trưng của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hiện trạng quản lý chất thải rắn, tình trạng vệ sinh, hệ thống thu gom nước thải
3.1.3.2 Quy trình công nghệ xử lý:
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
- Bụi, khí thải từ phương tiện giao thông vận chuyển thức ăn, hóa chất, con giống, sản phẩm, phân lợn
- Bụi từ công đoạn phân phối thức ăn
- Khí thải từ hoạt động của máy phát điện dự phòng
- Mùi hôi, khí thải từ khu vực chuồng nuôi, hầm biogas
*) Khí thải độc hại phát sinh từ quá trình vận chuyển thức ăn, hóa chất , con giống, sản phẩm và phân lợn của các phương tiện giao thông vận chuyển
Với đặc thù về nguyên liệu và sản phẩm của dự án nên phương tiện giao thông để vận chuyển của dự án là xe ô tô có tải trọng là 4 tấn
Căn cứ vào nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và sản phẩm ước tính tổng số lượt xe ra vào trang trại khoảng 4 lượt xe/ngày Giả thiết quãng đường vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm trong khu vực trang trại là S = 1km.
Vậy căn cứ vào hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập có thể tính toán được tải lượng các chất khí ô nhiễm phát sinh do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm như sau:
Bảng 3.6 Tải lượng các khí thải do phương tiện giao thông vận tải hàng hóa
Tải lượng chất ô nhiễm theo tải trọng xe, kg/1000km
Số lượt chở (lượt xe/ngày)
Quãng đường đi được, km/ngày
Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu (0,25%)
Lượng bụi và khí thải này phát sinh từ hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm của cơ sở tương đối không nhiều Tuy nhiên, đây được coi là nguồn phát sinh chất thải không thể tránh khỏi, ngoài ra do diện tích của khuôn viên trang trại rộng rãi, thoáng, xung quanh trồng nhiều cây xanh vì vậy tác động của bụi và khí thải phát sinh từ xe vận tải được giảm thiểu đáng kể.
*) Bụi từ quá trình phân phối thức ăn cho lợn,
Toàn bộ lượng thức ăn cung cấp cho lợn đã được phối trộn sẵn từ nhà cung cấp theo tiêu chuẩn của từng lứa tuổi Do vậy, không phát sinh bụi trong công đoạn trộn thức ăn mà chỉ phát sinh một lượng bụi khi phân phối thức ăn.
Thức ăn cho lợn được đổ vào Silô, từ Silô thức ăn sẽ tự chảy vào máng ăn của từng chuồng nuụi Lượng bụi bay lơ lửng cú db>10 àm Thành phần chủ yếu là thức ăn tinh, khoáng, vitamin và các chất có hoạt tính sinh học khác nếu vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi gây bệnh hô hấp Tuy nhiên, đây là nguồn gây ô nhiễm gián đoạn, chỉ xảy ra vào thời điểm cho lợn ăn (3 lần/ngày), trong thời gian ngắn (30 phút/lần cho ăn) và chỉ ô nhiễm cục bộ tại vị trí đổ thức ăn vào Silô nên tác động không lớn
*) Mùi hôi, khí thải từ chuồng trại, hầm biogas
Vì đây là loại hình hoạt động chăn nuôi tập trung nên nguồn gây ô nhiễm đến môi trường không khí chủ yếu là do các chất hữu cơ phân huỷ Các nguồn gây ô nhiễm có thể phát sinh từ các nguồn sau:
- Mùi hôi từ phân lợn trong quá trình chăm sóc lợn, khu vực hầm biogas (các khí thải như: NH3, CH4, …) gây khó chịu nếu không được thu gom thường xuyên
- Mùi hôi từ cơ thể lợn Đặc trưng của chăn nuôi lợn ngoài mùi phát sinh từ phân, nước tiểu, thức ăn thừa…mùi hôi còn từ mùi mồ hôi được tích tụ tại lớp biểu bì trên bề mặt da lợn và do mỡ trong cơ thể của chúng tích luỹ hai hỗn hợp: androstenone và skatole tạo ra mùi hôi từ cơ thể lợn Tuy nhiên, chuồng nuôi lợn được thiết kế có hệ thống thông gió đảm bảo nhiệt độ luôn được duy trì ở mức 25 – 28 0 C Toàn bộ hệ thống chuồng nuôi được thiết kế theo tiêu chuẩn nhà lạnh với công nghệ tiên tiến nên hạn chế được khả năng phát tán mùi ra ngoài.
- Mùi hôi phát sinh từ hệ thống thu gom, xử lý nước thải nếu không được quan tâm xử lý Các hơi khí độc, mùi lạ phát sinh từ các nguồn khác nhau với sự phân bố nồng độ không đều theo không gian và thời gian làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường không khí gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, môi trường.
- Mùi và khí thải từ hoạt động lưu chứa phân :
Trong quá trình vận chuyển phân từ chuồng nuôi đến nhà chứa phân, sẽ phát sinh khí thải và mùi hôi vào môi trường Tuy nhiên, do quãng đường và thời gian vận chuyển ngắn, chủ yếu diễn ra trong phạm vi trang trại, nên tác động của khí thải do vận chuyển là không đáng kể.
Mặt khác phân sau khi vận chuyển về nhà chứa phân sẽ tiến hành phun chế phẩm sinh học do đó mùi phát sinh từ nhà chứa phân không lớn.
*) Khí thải từ máy phát điện dự phòng: Để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ điện cho toàn dự án những khi mất điện, chủ dự án đã đầu tư máy phát điện dự phòng với công suất 250KWA sử dụng nhiên liệu dầu DO Quá trình đốt cháy nhiên liệu của máy phát điện có sinh ra các khí thải có thành phần gồm: SO2; NO2; CO, THC và bụi.
Theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất máy phát điện, để tạo ra 1kW thì lượng dầu
DO tiêu tốn là 200g/kWh, mà 1 lít DO có khối lượng khoảng 840g.
Như vậy với công suất tiêu thụ là 250 KWA thì khối lượng nhiên liệu tiêu hao trong 1 giờ là: 200 g/kWh *250* 840 = 16.000 (g/giờ) = 0,016 (tấn N.liệu/giờ)
Vậy lượng khí thải sinh ra từ công đoạn này là:
Bảng 3.7 Tải lượng khí thải do vận hành máy phát điện
TT Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm theo nhiên liệu
(Nguồn: tính toán dựa trên hệ số phát thải chất ô nhiễm khi đốt dầu DO – WHO
S là hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu DO, S =0,25%
Lượng khí thải tạo ra khi đốt dầu DO:
-Lượng không khí lý thuyết để đốt cháy 1 kg dầu DO:
Lt = 15,19 kg/1 kg dầu DO = 12,66 m 3 /1kg dầu DO
Lượng khí thải tính ở điều kiện tiêu chuẩn:
Ltc = (mf – mNC) + Lt (mf=1 và mNC =0,008 là hàm lượng tro)
Ltc= 16,18 kg/1 kg dầu DO = 13,48 m 3 /1 kg dầu DO
Lưu lượng khí thải ở điều kiện tiêu chuẩn = 13,48 x 200 = 2696 m 3 /giờ
Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải được tính như sau:
C = Tải lượng chất ô nhiễm x 10 3 /lưu lượng khí thải ở điều kiện chuẩn (mg/Nm 3 ) Như vậy ta có thể tính toán dược nồng độ các chất chất ô nhiếm phát sinh từ hoạt động đốt dầu DO của máy phát điện dự phòng:
Bảng 3.8 Nồng độ các chất ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng
TT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/Nm 3 ) QCVN 19:2009/BTNMT
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.3.1 Nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường:
*) Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn của cơ sở có nguồn gốc từ trong sinh hoạt và trong quá trình chăn nuôi Nguồn phát sinh chủ yếu bao gồm: Rác thải sinh hoạt, chất thải từ khu nhà hành chính, bao bì phát sinh trong quá trình nhập thức ăn chăn nuôi, phân lợn được thu dọn vệ sinh định kỳ và bùn thải sau lên men yếm khí tại hầm ủ biogas, bể phốt; xác lợn chết sinh lý Cụ thể từng loại và khối lượng được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.9 Thành phần và khối lượng chất thải rắn
STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại
Rác thải sinh hoạt từ khu vực bếp nhà ăn: bát đĩa sành sứ vỡ; bao bì thực phẩm; vỏ chai nước; các loại thực phẩm thừa,…
Chât thải rắn từ khu nhà hành chính, văn phòng: vỏ bút bi, túi nilon, giấy loại, vỏ hồ sơ, vỏ giấy hộp, giấy in hỏng, vỏ thùng carton,…
3 Rác thải từ khu vực các chuồng chăn nuôi: bao bì đựng nguyên vật liệu, Rắn 25
5 Các loại chất thải khác: bùn cặn từ bể phốt, hố ga, hầm biogas… Rắn/bùn 200
Chất thải rắn sinh hoạt:
Phát sinh chủ yếu trong hoạt động của nhà bếp nấu ăn, nhà nghỉ ca do đó thành phần rác thải sinh hoạt phần lớn là các chất hữu cơ dễ phân huỷ (như rau, thức ăn thừa, vỏ hoa quả, thân cây, cành cây, cỏ dại khi dọn dẹp phát quang khuôn viên trang trại), quần áo, đồ dùng cá nhân cũ hỏng Ngoài ra còn có một phần nhỏ các loại bao bì thực phẩm, giấy phế thải và các phế thải từ văn phòng Chất thải rắn còn có chứa một lượng không đáng kể các thành phần khó phân huỷ như bao bì, hộp đựng thức ăn, quần áo cũ, đồ dùng, đồ uống bằng nilon, thuỷ tinh Với số lượng công nhân hiện nay là 40 người và hệ số phát sinh chất thải rắn là 0,5 kg/người/ngày thì lượng chất thải sinh hoạt của trang trại thải ra mỗi ngày khoảng 20 kg/ngày
Rác thải sinh hoạt sẽ được thu gom hợp vệ sinh vào các thùng chứa và được phân loại thành: Chất thải rắn hữu cơ dễ phân hủy (cọng rau, thức ăn thừa, ) và chất thải rắn khó phân hủy, không nguy hại (rác thải văn phòng, quần áo, đồ dùng cá nhân cũ hỏng, bao bì thực phẩm,đồ uống, các phế thải từ văn phòng ) Đối với chất thải rắn hữu cơ, cơ sở sẽ tận dụng làm thức ăn cho lợn Đối với chất thải rắn khó phân hủy, không nguy hại được Công ty hợp đồng với đơn vị chức năng đến thu gom mang đi xử lý theo quy định.
Ngoài ra, còn có bùn (dạng bùn lỏng) từ bể phốt của cơ sở được thải bỏ định kỳ. Bùn thải từ các nhà vệ sinh, bể tự hoại, hố ga, cống rãnh thoát nước được định kỳ nạo vét, bơm hút hàng tháng, với hệ số về chất rắn lơ lửng trong nước thải sinh hoạt (70 –
145 g/người/ngày) thì ước tính khối lượng bùn thải trung bình mỗi ngày phát sinh khoảng 3,8 kg/ngày.
Chất thải rắn chăn nuôi:
Phân lợn: Khối lượng phân lợn phát sinh tại trại chăn nuôi lợn là 15,72 tấn phân tươi/ngày (chiếm 40% lượng nguyên liệu) Do đặc thù của mô hình chăn nuôi lợn là có thể thu gom phân khô ngay tại chuồng; lượng phân thu gom trong chuồng bình quân khoảng 60% khối lượng phân thải ra (khoảng 9,4 tấn phân), 40% còn lại (khoảng 6,32 tấn phân) là phân dính sàn, rơi vãi và phân lợn con theo nước vệ sinh chuồng trại chảy vào hệ thống thu gom, xử lý Lượng phân sau qua thiết bị tách ép giảm được 35
% thể tích và trọng lượng (do phân lợn thuộc loại phân lỏng, có tỉ lệ nước khá lớn từ
65 - 80%) Do đó, lượng phân sau qua thiết bị tách ép và lượng phân thu gom trong chuồng là khoảng 2,21 tấn phân khô/ngày
Hình 3.7 Hình ảnh máy ép phân
Toàn bộ lượng nước thải lẫn phân lợn được thu gom về ngăn thứ 1 của bể thu gom, tại đây có đặt một vòi bơm hút phân đưa về buồng ép của máy ép phân qua ống cấp liệu
Tại buồng ép, phân được tách ép ra khỏi nước thải bằng các vít tải xoắn, phân được ép khô thành dạng rắn (có độ ẩm khoảng 30 - 40% tùy theo mức điều chỉnh) và sau đó được đưa ra ngoài qua miệng xả phân Nước thải sau khi tách ép phân được đưa về ngăn thứ 2 của bể thu gom qua ống xả nước thải của máy ép phân, sau đó được dẫn về hầm Biogas để bắt đầu quá trình xử lý.
Phân sau khi ép sẽ được trộn với chế phẩm sinh học, sau đó tiến hành ủ trong vòng 20-30 ngày và lưu kho tại kho chứa phân
- Phân lợn sau khi ép khô được lưu kho và ký hợp đồng thu gom vận chuyển với Nhà máy sản xuất phân bón vi sinh, định kỳ thu gom 1 ngày/lần bằng xe chuyên dụng Phân lợn sau khi ép khô được lưu tại kho chứa phân của dự án, Chủ dự án cam kết đảm bảo thực hiện việc tiêu thụ phân heo không để quá tải kho chứa, gây ô nhiễm môi trường
- Chất thải chăn nuôi được vận chuyển riêng theo đường vận chuyển của khu xử lý chất thải, đường nội bộ này được thiết kế ra, vào HTXLNT thuận tiện cho đơn vị thu mua vận chuyển phân ra ngoài Dự án nhằm hạn chế ảnh hướng tới môi trường chăn nuôi tại các dãy chuồng trại.
- Yêu cầu chất thải rắn trước khi đưa ra ngoài phải Trang trại phải được xử lý đảm bảo vệ sinh dịch tễ theo quy định hiện hành của thú y.
Các chất thải rắn khác: Bao bì đựng thức ăn chăn nuôi được thu gom tại khu vực riêng trong kho thức ăn và định kỳ hoàn trả lại cho nhà cung cấp thức ăn. Đối với cặn lắng tại các hố ga, các bể phốt và hệ thống xử lý nước thải, nước mưa Công ty hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ đến hút và đem đi xử lý theo quy định.
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại của trang trại chủ yếu phát sinh từ trong quá trình chăn nuôi và phục vụ hoạt động chăn nuôi.
Xác lợn chết: Ngoài ra, khả năng lợn bị chết tùy thuộc vào độ tuổi của đàn lợn, khi lợn càng lớn thì tỉ lệ bị ốm, bệnh, bị chết càng giảm; điều kiện vệ sinh chuồng trại và khả năng kiểm soát bệnh của trang trại Thông thường, tỷ lệ lợn chết sinh lý (0,5-6 tháng) chiếm khoảng từ 0,2% đàn lợn; hiện tại 1 lứa cơ sở có 17.250 con thì số lợn bị chết sinh lý là 24 con Do 1 lứa cơ sở nuôi với công suất tối đa là 17.250 con nên khi có dịch bệnh xảy ra số lợn có thể chết đến cả đàn tức là 17.250 con Khi lợn bị chết thì xác lợn nếu không được kiểm soát và xử lý kịp thời sẽ phân hủy gây mùi khó chịu, làm mất mỹ quan khu vực Ngoài ra, xác lợn chết bị phân hủy khi gặp mưa sẽ kéo theo làm ô nhiễm nguồn nước mặt khu vực; ngấm xuống đất gây ô nhiễm đất và nguồn nước ngầm khu vực.
Vì thế, Cơ sở sẽ tiến hành thu gom toàn bộ xác lợn bị chết chứa tạm thời trong thùng bảo quản lạnh để trong nhà kín trước khi Công ty cổ phần đầu tư phát triển Công nghiệp & Môi trường Việt Nam đến thu gom vận chuyển và xử lý như chất thải nguy hại Cơ sở cam kết không chôn lấp lợn chết tại trang trại hoặc tự ý mang ra ngoài trang trại thải bỏ.
Cơ sở cam kết không thực hiện hoạt động thú y như: kiểm dịch và mổ thí nghiệm xác định nguyên nhân lợn chết tại trang trại.
Danh mục và khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của Trang trại như sau:
Bảng 3.10 Danh mục các chất thải nguy hại phát sinh của Dự án
STT Loại chất thải Mã CTNH Nguồn phát sinh Lượng phát sinh (kg/năm)
1 Bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn sợi đốt hỏng 16 01 06 Quá trình chiếu sáng chuồng trại 10 2
Hóa chất thải gồm có thành phần nguy hại (thuốc sát trùng chuồng trại, )
13 02 02 Vệ sinh chuồng trại, ao nuôi 40
3 Chất thải lây nhiễm (chai lọ đựng thuốc thú y, ) 13 02 01
Công đoạn tiêm phòng, chăm sóc cho lợn
4 Xác lợn chết 14 02 01 Lợn chết sinh lý 24 con/lứa
5 Dầu mỡ thải 07 03 05 Vệ sinh máy móc thiết bị 9
6 Giẻ lau dính dầu mỡ 18 02 01 Vệ sinh máy móc thiết bị 15
7 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải tập trung 5.000
Môi trường và sức khỏe đều chịu tác động tiêu cực nếu không kiểm soát tốt chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động của trang trại Chất thải nguy hại có thể làm mất mỹ quan, ô nhiễm đất, nước ngầm, và nước mặt, đồng thời làm tăng nguy cơ cháy nổ Nếu không được quản lý và lưu giữ đúng cách, chất thải nguy hại có thể phát tán vào đất, nước, không khí, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái khu vực Do đó, chất thải nguy hại phát sinh phải được thu gom, phân loại và xử lý theo quy định của pháp luật.
3.4.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý CTNH
Thu gom, phân loại, lưu giữ, xử lý theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-
CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Khu lưu giữ chất thải nguy hại của Công ty được xây dựng có diện tích S= L x B=1mx5m=5m 2 Khu lưu giữ chất thải nguy hại được được bố trí gần kho cám của dự án Khu lưu giữ chất thải rắn nguy hại được xây dựng có tường bao quanh, có mái che bằng tôn tránh mưa dột, nền bê tông, gắn biển báo theo quy định đối với từng loại chất thải Hiện tại, khu lưu giữ CTNH của dự án chưa bố trí rãnh thu và hố thu trong trường hợp xảy ra sự cố tràn chất thải
- Đối với các loại vỏ thuốc thú y: được thu gom vào thùng chứa, dán dãn CTNH để cảnh báo.
- Bóng đèn hỏng, dầu nhớt thải, …: sẽ được thu gom vào thùng có nắp, dán nhãn cảnh báo.
- Đối với bao bì đựng thức ăn chăn nuôi khi xảy ra dịch bệnh sẽ được tiêu hủy
- Đối với các loại thuốc thú y hết hạn: được thu gom vào thùng chứa, dán dãn CTNH để cảnh báo.
- Đối với bùn thải từ hệ thống XLNT: phát sinh không thường xuyên, nhưng khi phát sinh sẽ phát sinh với khối lượng lớn Do vậy, Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để hút và vận chuyển đi xử lý
- Đối với lợn chết do dịch bệnh: Khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm hoặc động vật nuôi bị chết bất thường mà không rõ nguyên nhân chủ dự án phải thực hiện ngay việc khai báo dịch bệnh động vật cho nhân viên thú y cấp xã, UBND cấp xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y nơi gần nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, bao gồm các thông tin: Tổ chức, cá nhân khai báo; Địa điểm, thời gian phát hiện dịch bệnh động vật; Loại động vật; Số lượng động vật; Mô tả dấu hiệu bệnh Khi tiến hành tiêu hủy theo đúng quy định tại Phụ lục 6, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTN, Thông tư số24/2019/TT-BNNPTNN và Hướng dẫn số 4178/HD-BNN-TY ngày 14/6/2019 của BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn Châu Phi bằng phương pháp đốt.
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
3.5.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung
Trong quá trình hoạt động sản xuất của trang trại, tiếng ồn phát sinh chủ yếu là từ các nguồn sau đây:
- Hoạt động của đàn lợn, tiếng lợn kêu.
- Hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải ra vào Trang trại;
- Sinh hoạt của công nhân trong trang trại.
- Hoạt động của máy phát điện dự phòng
Tiếng ồn và độ rung cao hơn tiêu chuẩn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ lao động và gây ra các triệu chứng như mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu và làm giảm năng suất lao động Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp
Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác.
Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn
Tác động đến cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.
Tác động đến các cơ quan khác:
- Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.
- Hệ tim mạch: làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.
- Dạ dày: làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, gây viêm loét dạ dày.
Tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người lao động Do vậy, để đánh giá mức ồn phát sinh tại trang trại, chủ cơ sở và đơn vị tư vấn đã tiến hành đo độ ồn tại khu vực xung quanh và trong khu vực chuồng chăn nuôi lợn và thu được kết quả như sau:
3.5.2 Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
- Cho lợn ăn đúng giờ, không để lợn đói để hạn chế lợn kêu.
- Chuồng trại được che chắn kín, giảm thiểu phát tán tiếng ồn.
- Bố trí giờ làm việc hợp lý, không để người lao động có thời gian tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian liên tục quá 8 tiếng, làm việc theo ca, trang bị quần áo bảo hộ lao động và thực hiện đúng các chế độ về an toàn lao động
- Bố trí máy phát điện cách xa khu vực chăn nuôi, nghỉ ngơi của công nhân. Lắp đệm chống ồn, rung trong quá trình lắp đặt máy phát điện, các thiết bị gây ồn khác
- Các phương tiện khi vào trong dự án phải tắt máy, dừng đỗ đúng quy định, theo hướng dẫn của bảo vệ, nhân viên trong trại
- Trồng nhiều cây xanh xung quanh Nhà máy
- Giới hạn của tiếng ồn và độ rung bên ngoài nhà xưởng được quy định tại QCVN27:2010/BTNMT và giới hạn của tiếng ồn trong khu vực làm việc được quy định tạiQCVN 24/2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đang áp dụng tại cơ sở:
*) Sự cố rò gỉ khí gas và sự cố hầm biogas
- Đối với khu vực hầm ủ biogas, chủ dự án phải thường xuyên theo dõi đường ống dẫn khí đốt nhằm có biện pháp khắc phục kịp thời nếu xảy ra sự cố rò gỉ khí gas. Hoạt động vận hành của hầm biogas có thể xảy ra những sự cố và cách khắc phục:
Hồ biogas được lót đáy và phủ mặt bằng màng HDPE có thể sử dụng lên đến 30 năm mang lại hiệu quả kinh tế cao nếu như được vận hành đúng cách, bảo trì bảo dưỡng thường xuyên Nhưng nếu không được vận hành, bảo quản đúng cách thì lợi ích của hồ biogas mang lại cho Chủ đầu tư là không có Trong quá trình vận hành hầm biogas thường gặp phải các sự cố như sau:
Hiện tượng Nguyên nhân Cách khắc phục
Khí không có hoặc ít so với dự kiến
- Nguyên liệu bị nhiễm độc tố
- Không đủ vi sinh kỵ khí
- Bạt bị rách, rò rỉ khí
- Lượng nguyên liệu đầu vào không đủ
- Nước thải có tính axit
- Kiểm tra lại nguyên liệu nạp đầu vào có tốt không
- Đợi 1 thời gian hoặc bổ sung thêm vi sinh
- Kiểm tra toàn bộ mặt bạt phủ, nếu phát hiện bạt bị rách cần báo cho bộ phận bảo trì để khắc phục
- Tăng nguyên liệu nạp bổ sung hoặc cấp khí tự nhiên bằng máy thổi khí
- Dùng vôi hoặc tro để điều chỉnh
Nguyên liệu không được nạp vào hồ biogas
- Các đường ống cũng như hố ga trung gian bị tắc
- Cần bổ sung thêm nước để pha loãng
- Kiểm tra và thông lại đường ống
Không có khí sinh ra nữa
- Nước thải trong hồ bị nhiễm độc
- Phải nạp lại toàn bộ nguyên liệu đầu vào Mặt bạt bị ngập nước
- Lượng khí sinh ra ít kết hợp với mưa lớn
- Đất quanh hồ bị sói mòn nước chảy ngược vào hồ biogas
- Sau cơn mưa phải bơm hết nước trên mặt bạt ra ngoài, trong quá trình bơm phải thực hiện nhẹ nhàng, tránh những vật sắc nhọn đâm thủng bạt. Sau đó bổ sung khí tự nhiên bằng quạt thổi tránh trường hợp khí sinh ra chậm lại gặp mưa lớn
- Cần san, ủi lại bờ hồ Tạo độ nghiêng ra ngoài Trong quá trình thi công tránh đất đá lăn vào mép bạt gây ra các vết thủng
*) Phòng chống sự cố cháy, nổ:
- Trong quá trình nuôi lợn sử dụng điện năng, đây cũng là mối nguy cơ đe dọa cho sự cố chập điện nếu như Trang trại không có hệ thống dẫn điện và quản lý tốt
- Rò gỉ khí từ hầm ủ biogas của trang trại: sự cố rò gỉ khí CH4xảy ra có thể gây cháy nổ làm thiệt hại rất lớn về con người, vật nuôi và tài sản; gây ô nhiễm không khí, đất nước
- Đưa lửa và các nguồn phát sinh ra lửa vào các khu vực dễ cháy nổ như: khu vực nhà chứa nhiên liệu, khu vực lưu giữ chất thải,…
- Hút thuốc hay những nguồn lửa khác vứt bừa bãi vào khu vực dễ cháy;
- Sự cố về các thiết bị điện như dây trần, dây điện, động cơ, quạt, hệ thống chuồng lạnh, hệ thống chiếu sáng… bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy, hoặc do chập mạch điện.
- Sự cố cháy nổ hầm biogas
Nếu có cháy, nổ xảy ra trong quá trình hoạt động của Dự án thì tác hại đối với tài sản và tính mạng của công nhân khá lớn Vì vậy, các khu nhà phải đảm bảo khâu thiết kế phù hợp với yêu cầu phòng cháy chữa cháy Hệ thống dây điện, các chỗ tiếp xúc, cầu dao điện có thể gây tia lửa phải được bố trí thật an toàn
Kiểm tra các thiết bị, đảm bảo luôn trong tình trạng an toàn về điện
Lắp đặt hệ thống PCCC theo đúng quy định của nhà nước Việt Nam Tập huấn định kỳ về PCCC cho nhân viên của Dự án
Các trang thiết bị ứng phó khi có sự cố cháy trại: họng cứu hỏa, bình CO2
MT3, máy bơm, Các thiết bị như bình CO2 được bố trí phù hợp và thuận tiện nhất có thể lấy và sử dụng khi có sự cố cháy nổ xảy ra: đặt tại lối ra vào của Trại, tại hệ thống xử lý nước thải, …
Giảm thiểu sự cố cháy nổ do biogas:
Thường xuyên theo dõi áp suất khí, hệ thống đường ống dẫn khí và hoạt động của van bếp để phát hiện, sửa chữa khắc phục rò rỉ khí qua đường ống Khi thấy hở khí gas (có mùi) tiến hành sửa chữa ngay Khi châm thử mức độ cháy của khí gas, tuyệt đối không được thực hiện ở đường ống dẫn khí mà chỉ được thực hiện ở bếp; tại nơi có khí thoát ra ngoài do đường ống hở cần tuyệt đối cấm lửa, hút thuốc, dùng đèn dầu. Khi dùng bếp cần chú ý đưa lửa tới gần rồi mới mở van cho khí ra
Khi sử dụng bếp gas: khi đun nấu xong phải khóa chặt van gas Không được mở van gas mà không đốt lửa Vì khí gas hở không được đốt cháy sẽ là loại khí độc cho người và dễ gây hỏa hoạn
Không được để vật nặng hoặc để xe ô tô và các xe cộ đi lại trong khu vực hầm biogas, điều này làm cho hầm biogas bị chấn động gây hở hoặc có thể bị sập gây nguy hiểm
*) Biện pháp giảm thiểu tai nạn lao động: Để đảm bảo an toàn lao động, Chủ Dự án đang thực hiện các biện pháp sau:
Tổ chức các buổi tập huấn an toàn lao động định kỳ cho toàn Công ty
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toàn lao động của công nhân
*) Biện pháp khắc phục sự cố đối với HTXL nước thải:
Sự cố về hệ thống xử lý nước thải, khí thải:
- Hệ thống xử lý khí thải:
Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến chế độ làm việc bình thường của trạm xử lý nước thải:
+ Hệ thống điện bị cắt đột ngột.
+ Hệ thống đường ống bị nghẹt hoặc vỡ.
+ Hệ thống bơm hư hỏng.
+ Hệ thống các đầu đo tự động bị hỏng hoặc là không chính xác dẫn đến quá trình vận hành của hệ thống xử lý nước thải không hiệu quả.
Khi hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố, lượng nước thải không được xử lý nếu vẫn ở trong khu vực lưu trữ nước thải của trang trại thì trang trại vẫn kiểm soát được. Mặc dù sự cố rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên trang trại cũng cần phải có các biện pháp thích hợp, phương án công nghệ dự phòng cho các trường hợp xảy ra sự cố tránh gây ảnh hưởng đến khu vực tiếp nhận nước thải của trang trại
Biện pháp phòng ngừa với hệ thống xử lý nước thải:
+ Đường ống cấp, thoát nước phải có đường cách ly an toàn.
+ Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống đường ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất. + Không có bất kỳ các công trình xây dựng trên đường ống dẫn nước.
+ Thường xuyên theo dõi hoạt động của bể xử lý nước thải sinh hoạt và chăn nuôi; bảo trì, bảo dưỡng định kỳ.
+ Định kỳ tiến hành hút hầm cầu với bể tự hoại và hút phân tại hầm biogas.
- Biện pháp phòng ngừa đối với hệ thống xử lý khí thải:
Thường xuyên theo dõi hoạt động và thực hiện bảo dưỡng định kỳ để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm đảm bảo khí thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi thải ra ngoài môi trường
- Những người vận hành phải được đào tạo các kiến thức về:
+Nguyên lý và hướng dẫn vận hành an toàn công trình xử lý
+ Hướng dẫn bảo trì bảo dưỡng thiết bị: hướng dẫn cách xử lý các sự cố đơn giản, hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng thiết bị
+ Viết báo cáo sự cố và lưu hồ sơ.
- Khu lưu giữ chất thải:
- Nguyên nhân dẫn đến sự cố đối với khu lưu giữ chất thải:
+ Xây dựng khu lưu giữ chất thải diện tích không đảm bảo đủ, không dán biển cảnh báo
+ Khu lưu giữ chất thải không đảm bảo theo quy định như không có mái che, tường bao quanh
+ Chất thải không được vận chuyển đi xử lý thường xuyên dẫn đến tình trạng ứ đọng chất thải.
- Biện pháp ứng phó sự cố đối với khu lưu giữ chất thải:
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải:
+ Nguồn số 01: Nước thải sinh hoạt từ hoạt động vệ sinh, tắm giặt và nấu ăn của cán bộ công nhân viên tại trang trại
+ Nguồn số 02: Nước thải chăn nuôi phát sinh từ quá trình rửa chuồng trại, khử trùng chuồng trại và giặt đồ bảo hộ của công nhân.
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: 150 m 3 /ngày đêm.
- Dòng nước thải: 01 dòng nước thải sau khi xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của cơ sở đạt QCVN 62-MT/2016/BTNMT, cột A được xả thải ra nguồn tiếp nhận là sông Cửu An nằm về phía Đông Bắc của trại giống Đây là công trình thủy lợi làm nhiệm vụ cấp nước tưới tiêu của khu vực.
- Các chất ô nhiễm trong nước thải: Lưu lượng, pH, BOD5,COD, TSS, Tổng N, Tổng Coliform.
- QC so sánh: QCVN 62-MT:2016/BTNMT, cột A (Kq=0,9; Kf=1,1)
- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:
+ Vị trí xả nước thải: Toạ độ vị trí cửa xả nước thải theo hệ tọa độ VN 2000 kinh tuyến trục 105 0 30 ’ , múi chiếu 3 0 : VTXT: X(m) = 2313461; Y(m) = 563978.
+ Phương thức xả thải: tự chảy
+ Chế độ xả: Liên tục 24/24h
+ Nguồn tiếp nhận nước thải: sông Cửu An thuộc xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
- Các chất ô nhiễm đề nghị cấp phép và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:
Bảng 4.1: Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Stt Thông số Đơn vị
QCVN 62-MT:2016/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi.
Cột A quy định các thông sô ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
Mùi, khí thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của cơ sở được phun các chế phẩm vi sinh để hạn chế mùi phat sinh Do đó, dự án không đề nghị cấp phép đối với khí thải
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung
- Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung: Tại khu vực chuồng trại chăn nuôi
- Vị trí phát sinh: khu vực nuôi lợn nái, lợn thịt
- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường:
Bảng 4.3: Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn
QCVN 26:2010/BTNMT Tần suất quan trắc định kỳ
Từ 21-6 giờ dBA) 1 lần/năm
Bảng 4.4: Giá trị giới hạn đối với độ rung
STT QCVN 27:2010/BTNMT Tần suất quan trắc định kỳ
1 lần/năm Khu vực thông thường
+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;
Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Cơ sở không có đề nghị cấp giấy phép dịch vụ xử lý chất thải nguy hại.
Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình chăn nuôi của trại giống được cung cấp từ Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty Cổ phần Mavin Austfeed trên địa bàn thị tứ Bô Thời, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên Do đó cơ sở không có đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Yêu cầu về quản lý chất thải
4.5.1 Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh:
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trong giai đoạn hoạt động của dự án được dự báo trong bảng sau:
Bảng 4.5 Thành phần và khối lượng chất thải rắn
STT Tên chất thải Trạng thái tồn tại
Rác thải sinh hoạt từ khu vực bếp nhà ăn: bát đĩa sành sứ vỡ; bao bì thực phẩm; vỏ chai nước; các loại thực phẩm thừa,…
Chât thải rắn từ khu nhà hành chính, văn phòng: vỏ bút bi, túi nilon, giấy loại, vỏ hồ sơ, vỏ giấy hộp, giấy in hỏng, vỏ thùng carton,…
3 Rác thải từ khu vực các chuồng chăn nuôi: bao bì đựng nguyên vật liệu, Rắn 25
5 Các loại chất thải khác: bùn cặn từ bể phốt, hố ga, hầm biogas… Rắn/bùn 200
* Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình vận hành như sau:
Bảng 4.6 Danh mục các chất thải nguy hại phát sinh của Dự án
STT Loại chất thải Mã CTNH Nguồn phát sinh Lượng phát sinh (kg/năm)
1 Bóng đèn huỳnh quang, bóng đèn sợi đốt hỏng 16 01 06 Quá trình chiếu sáng chuồng trại 10 2
Hóa chất thải gồm có thành phần nguy hại (thuốc sát trùng chuồng trại, )
13 02 02 Vệ sinh chuồng trại, ao nuôi 40
3 Chất thải lây nhiễm (chai lọ đựng thuốc thú y, ) 13 02 01
Công đoạn tiêm phòng, chăm sóc cho lợn
4 Xác lợn chết 14 02 01 Lợn chết sinh lý 8-20 con/lứa
5 Dầu mỡ thải 07 03 05 Vệ sinh máy móc thiết bị 9
6 Giẻ lau dính dầu mỡ 18 02 01 Vệ sinh máy móc thiết bị 15
7 Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải tập trung 108 kg/ngày
4.5.2 Yêu cầu BVMT đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại
*) Thiết bị, công trình lưu giữ chất thải:
- Thiết bị lưu chứa các loại chất thải phát sinh là các thùng chứa chuyên dụng dung tích 60 lít, được làm bằng nhựa cứng, có nắp đậy.
- Thiết bị lưu giữ chất thải sinh hoạt: Chủ dự án đã bố trí 02 thùng nhựa HDPE để lưu giữ chất thải sinh hoạt
- Khu lưu giữ chất thải thông thường: Chất thải rắn thông thường phát sinh từ hoạt động chăn nuôi của trang trại chủ yếu là phân lợn và bùn thải từ quá trình xử lý nước thải Phân lợn được được lưu chứa tại nhà chứa phân có diện tích S= L x B=4m x 3m m 2 nằm về phía cuối của dự án gần hệ thống xử lý nước thải Bùn thải được lưu chứa trong bể chứa bùn và Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng đến vận chuyển đi xử lý theo quy định.
- Khu lưu giữ chất thải nguy hại của Công ty được xây dựng có diện tích S= L x B=1mx5m=5m 2 Khu lưu giữ chất thải nguy hại được được bố trí tại gần kho chứa vôi của dự án Khu lưu giữ chất thải rắn nguy hại được xây dựng có tường bao quanh, có mái che bằng tôn tránh mưa dột, nền bê tông, gắn biển báo theo quy định đối với từng loại chất thải Hiện tại, khu lưu giữ CTNH của dự án chưa bố trí rãnh thu và hố thu trong trường hợp xảy ra sự cố tràn chất thải
Chất thải rắn thông thường và CTNH được chứa trong các thùng chứa riêng vàCông ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng (như Công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghiệp và môi trường Việt Nam) đến thu gom, vận chuyển đi xử lý theo quy định.
Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường
a, Yêu cầu về cải tạo, phục hồi môi trường: Cơ sở không thuộc trường hợp phải cải tạo, phục hồi môi trường. b, Yêu cầu về bồi hoàn đa dạng sinh học: Cơ sở không thuộc trường hợp phải bồi hoàn đa dạng sinh học.
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
Ta có kết quả quan trắc định kỳ chất lượng nước thải sinh hoạt sau HTXL của cơ sở năm 2021 và năm 2022 như sau:
Ký hiệu điểm quan trắc
Thông số phân tích pH DO Độ đục BOD5 COD TSS NH4 + NO3 - Tổng
Tổng Phốt pho Fe Zn Tổng
Dầu mỡ động thực vật Coliforms
- mg/l NTU mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l MPN/
QCĐP 02:2019/HY: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp
QCVN 62-MT/2016/BTNMT, cột A: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi
Nhận xét: Trong quá trình hoạt động của Dự án, dựa vào kết quả quan trắc định kỳ cho thấy hệ thống xử lý nước thải hoạt độngChủ đầu tư: Công ty Cổ phần Mavin Austfeed ổn định, xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Mavin Austfeed
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm :
Chủ cơ sở đã thuê Công ty TNHH xây dựng và môi trường Phúc Thành cải tạo hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 150 m 3 /ngày đêm để xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải từ quá trình chăn nuôi đạt QCVN 62-MT/2016/BNTM, cột A trước khi thải ra nguồn tiếp nhận Hệ thống đã cải tạo xong vào tháng 7/2022:
Bảng 6.1: Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của cơ sở
TT Công trình xử lý chất thải Quy mô
Thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm
Thời gian kết thúc vận hành thử nghiệm
1 Hệ thống xử lý nước thải tập trung
2 Công suất dự kiến đạt được của cơ sở tại thời điểm kết thúc VHTN 100%
6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải :
* Kế hoạch chi tiết về thời gian dự kiến lấy mẫu chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường hoặc thải ra ngoài phạm vi của công trình, thiết bị xử lý:
Cơ sở sẽ tiến hành lấy mẫu chất thải trong 03 ngày liên tiếp trong tháng 12/2022 để đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tập trung:
Bảng 6.2 Kế hoạch quan trắc chất thải
Số đợt Thời gian dự kiến
Số mẫu Vị trí Thông số Quy chuẩn so sánh
- 01 mẫu đơn tại điểm xả nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung;
Lưu lượng, pH, BOD5, COD, TSS, tổng N, Tổng Coliforms
- 01 mẫu đơn tại điểm xả nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung;
Lần 3 16/12/2022 01 - 01 mẫu đơn tại điểm xả nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung;
Trước khi VHTN công trình BVMT công ty sẽ gửi Thông báo tới sở tài nguyên và môi trường tỉnh Hưng Yên theo quy định tại khoản 5 điều 31, nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Chương trình quan trắc chất thải định kỳ theo quy định của pháp luật
Cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại mục số 16, Phụ Lục II, Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Mặt khác, tổng lượng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi của cơ sở phát sinh là 150 m 3 /ngày đêm Do đó, theo Điều 97, Nghị định 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/01/2022 cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc định kỳ đối với nước thải.
Giám sát chất thải rắn:
- Vị trí giám sát: Khu vực tập kết, trung chuyển chất thải của dự án
- Thông số giám sát: Lượng thải; thành phần
- Tần suất giám sát: Liên tục trong quá trình hoạt động và định kỳ 1 năm/lần tổng hợp báo cáo về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên.
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm
Do cơ sở không thuộc đối tượng phải quan trắc định kỳ nước thải do đó cơ sở không phát sinh kinh phí quan trắc môi trường hàng năm.
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Trong 02 năm gần nhất trước thời điểm lập báo cáo xin cấp giấy phép môi trường
(2020 và 2021) Cơ sở chưa bị kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền đối với cơ sở.