Nhà máy XLNT Cầu Ngà sử dụng công nghệ xử lý sinh học theo mẻ, đặc biệt sử dụng công nghệ xử lý sinh học SBR cải tiến C- TECH dạng mẻ liên tục, đã giúp xử lý triệt để các chất ô nhiễm tr
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở
+ Văn bản ủy quyền số 2812/VBUQ/PĐ-SFC ngày 28/12/2022 giữa Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển môi trường SFC Việt Nam (bên ủy quyền) và Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền (bên được ủy quyền);
+ Hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê giữa Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền (bên chuyển nhượng) và Công ty Cổ phần
Quản lý vận hành xử lý nước thải Việt Nam (bên nhận chuyển nhượng)
Chủ cơ sở trước khi chuyển nhượng và Chủ cơ sở hiện tại của Nhà máy XLNT Cầu Ngà công suất 20.000 m 3 /ngày đêm như sau:
- Chủ cơ sở trước khi chuyển nhượng: là liên danh bao gồm 02 công ty:
+ Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền (đại diện liên danh);
+ Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển môi trường SFC Việt Nam
- Chủ cơ sở hiện tại: Công ty Cổ phần Quản lý vận hành xử lý nước thải Việt
- Thông tin chung về Công ty Cổ phần Quản lý vận hành xử lý nước thải Việt Nam:
+ Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 15, số 83A Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
+ Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Huy Hoàn – Tổng Giám đốc + Điện thoại: 024.3636.8709
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần, mã số doanh nghiệp:
0107932421, đăng ký lần đầu ngày 21 tháng 07 năm 2017, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 22 tháng 05 năm 2023.
Tên cơ sở
1.2.1 Tên cơ sở và địa điểm thực hiện của cơ sở
- Tên cơ sở: Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà, công suất 20.000 m 3 /ngày đêm
- Địa điểm cơ sở: xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
1.2.2 Cơ quan phê duyệt hồ sơ môi trường của cơ sở
- Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng của cơ sở:
+ Văn bản số 4197/SXD-TĐ ngày 25 tháng 05 năm 2016 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức
- Chủ trương đầu tư của cơ sở:
+ Quyết định số 8608/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức
+ Quyết định số 5910/QĐ-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức
- Văn bản pháp lý liên quan đến đất đai của cơ sở:
+ Biên bản bàn giao mốc giới trên thực địa ngày 01 tháng 09 năm 2015 kèm theo trích lục bản đồ số 303/TĐ-15 tỷ lệ 1:2000 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở:
+ Quyết định số 2302/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư nâng công suất xử lý của Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức từ 13.500 m 3 /ngày đêm lên 20.000 m 3 /ngày đêm”
- Các hồ sơ pháp lý khác liên quan của cơ sở:
+ Văn bản số 1281/QHKT-P7 ngày 03 tháng 04 năm 2015 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc Thành phố Hà Nội về việc chấp thuận Tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
+ Quyết định số 10/QĐ-PĐ ngày 27 tháng 04 năm 2015 của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Phú Điền về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức
+ Văn bản số 3090/VP-TNMT ngày 22 tháng 04 năm 2016 của Văn phòng Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc nâng công suất của Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà, huyện Hoài Đức
+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2565/GP-BTNMT ngày 14 tháng
08 năm 2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Lưu lượng xả nước thải lớn nhất là: 20.000 m 3 /ngày đêm
- Căn cứ xác định nhóm dự án:
+ Căn cứ theo Luật Đầu tư công năm 2019, Dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công
+ Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường: dự án không thuộc danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường
+ Căn cứ Mục 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường
Như vậy, theo các căn cứ đã nêu trên Dự án thuộc dự án nhóm II theo tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
- Thẩm quyền cấp GPMT của cơ sở:
+ Căn cứ Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, quy định về đối tượng phải có giấy phép môi trường: “Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này”
+ Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, quy định về đối tượng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường”
Như vậy, hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở “Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà, công suất 20.000 m 3 / ngày đêm” thuộc thẩm quyền cấp GPMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.2.3 Quy mô của cơ sở
- Dự án đầu tư có tiêu chí về môi trường nhóm II theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP
- Quy mô: Dự án nhóm B (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
- Dự án có tổng vốn đầu tư: Khoảng 370.000.000.000 VNĐ (Ba trăm bảy mươi tỷ đồng) theo Quyết định số 8608/QĐ-UBND về điều chỉnh chủ trương đầu tư
1.2.4 Thông tin chung về cơ sở
Dự án “Đầu tư nâng công suất xử lý của Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức từ 13.500 m 3 /ngày đêm lên 20.000 m 3 /ngày đêm” đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2302/QĐ- BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việc đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà với công suất đạt 20.000 m 3 /ngày đêm đã giúp giải quyết các vấn đề cấp bách liên quan đến ô nhiễm nguồn nước với đời sống, sản xuất làng nghề và sức khỏe con người trên địa bàn 3 xã Dương Liễu, Cát Quế và Minh Khai
Mục tiêu của Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà là phục vụ xử lý nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt tại 03 xã Dương Liễu, Cát Quế và Minh Khai huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội Nước thải sau xử lý tại Nhà máy đảm bảo đạt QCTĐHN 02:2014/BTNMT Cột B – Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trước khi xả ra kênh tiêu T2, cuối cùng chảy ra sông Nhuệ
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
1.3.1 Công suất của cơ sở
Căn cứ theo văn bản số 4197/SXD-TĐ ngày 25/05/2016 của Sở Xây dựng Hà Nội về việc thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở điều chỉnh dự án; công suất sau điều chỉnh của Nhà máy xử lý nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức là 20.000 m 3 /ngày đêm Với công suất này, Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà đã đảm bảo đáp ứng xử lý toàn bộ lượng nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt tại 03 xã Dương Liễu, Cát Quế và Minh Khai huyện Hoài Đức
1.3.2 Công nghệ và sản phẩm của cơ sở a Công nghệ của cơ sở
Mục tiêu xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà, công suất 20.000 m 3 /ngày đêm là để xử lý nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt tại 03 xã Dương Liễu, Cát Quế và Minh Khai, huyện Hoài Đức Do đó, trong phần công nghệ của cơ sở sẽ tập trung đề cập đến công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy
Nhà máy XLNT Cầu Ngà sử dụng công nghệ xử lý sinh học theo mẻ, đặc biệt sử dụng công nghệ xử lý sinh học SBR cải tiến (C- TECH) dạng mẻ liên tục, đã giúp xử lý triệt để các chất ô nhiễm trong thành phần nước thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy như sau: Nước thải đầu vào → Máy tách rác thô → Hố gom nước thải đầu vào → Tách rác tinh → Bể tuyển nổi DAF → Bể Selector → Bể SBR cải tiến (C-TECH) → Bể khử trùng bằng tia UV
→ Mương quan trắc → Nguồn tiếp nhận (Kênh tiêu T2) Thông tin chi tiết về quy trình công nghệ xử lý nước thải của Nhà máy với công suất 20.000 m 3 /ngày đêm được trình bày chi tiết tại Mục 3.1.3.2 Chương 3 của Báo cáo b Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm của Dự án là nước thải sau xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B – Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa thủ đô Hà Nội trước khi thải ra ngoài môi trường
Ngoài sản phẩm là chất lượng nước thải sau xử lý tại Nhà máy, sản phẩm của Cơ sở còn bao gồm toàn bộ các hạng mục công trình phục vụ cho quá trình xử lý nước thải của Nhà máy Thông tin chi tiết về các hạng mục công trình tại Nhà máy đã được xây dựng được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 1.3: Các hạng mục công trình đã được xây dựng tại Nhà máy
TT Tên hạng mục Chiều dài (m)
Khu vực trạm bơm nâng nước thải đầu vào
2 Khu vực đặt thiết bị tuyển nổi DAF 13,32 11,3 6,8 150,52 1 tầng
Khu vực cụm bể xử lý sinh học C –
5 Khu vực bể khử trùng
8 Nhà phát điện và kho xưởng 14,22 11,62 4,3 165,24 1 tầng
9 Nhà đặt máy ép bùn 14,52 12,42 7,3 180,34 2 tầng
10 Phòng nghỉ và nhà ăn cho nhân viên 14,54 6,74 6,2 98,0 1 tầng
13 Khu xử lý bùn bể phốt 8,5 7,75 - 65,88 -
14 Nhà rửa xe tự động 9,75 8,0 6,75 78 1 tầng
Hình 1.3: Phối cảnh tổng thể Nhà máy XLNT Cầu Ngà
Một số hình ảnh thực tế tại Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà công suất 20.000 m 3 / ngày đêm:
Khu nhà điều hành Phòng nghỉ và phòng ăn cho nhân viên
Nhà kho, xưởng cơ khí Nhà bảo vệ
Khu vực xử lý bùn bể phốt Phòng thí nghiệm
Nhà rửa xe tự động Sân đường nội bộ
Hình 1.4: Một số hình ảnh thực tế tại Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà
* Phạm vi của báo cáo đề xuất cấp GPMT:
Phạm vi cấp phép của báo cáo đề xuất cấp GPMT là nguồn nước thải thu gom từ 03 xã xã Dương Liễu, Cát Quế và Minh Khai huyện Hoài Đức và toàn bộ các nguồn thải phát sinh trong quá trình hoạt động tại Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà công suất 20.000 m 3 /ngày đêm.
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
1.4.1 Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, điện năng sử dụng của cơ sở
Nhu cầu nguyên nhiên liệu, hóa chất của Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà chủ yếu là: hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước thải tại hệ thống xử lý nước thải và hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý mùi phát sinh từ quá trình xử lý nước thải
Nhu cầu sử dụng hóa chất trong quá trình hoạt động của Nhà máy được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.4: Nhu cầu sử dụng hóa chất theo thiết kế tại Nhà máy
TT Tên loại nguyên liệu, hóa chất ĐVT Khối lượng Mục đích sử dụng
I Hệ thống xử lý nước thải
2 Phèn PAC g/m 3 25,6 Keo tụ - tạo bông
4 A-Polymer g/m 3 1 Hỗ trợ quá trình xử lý hóa lý
6 Dinh dưỡng g/m 3 20 Xử lý sinh học
II Hệ thống xử lý mùi phát sinh từ quá trình xử lý nước thải
1 NaOH lít/ngày 120 Hấp thụ mùi phát sinh
Nguồn: Nhà máy XLNT Cầu Ngà
1.4.2 Nguồn cung cấp điện, nước và nhu cầu sử dụng điện, nước của cơ sở
1.4.2.1 Nguồn cung cấp điện và nhu cầu sử dụng điện của cơ sở
Tại Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà sử dụng 02 nguồn điện để cung cấp điện cho hoạt động của Nhà máy bao gồm:
- Nguồn 01: Công ty điện lực Hoài Đức
- Nguồn 02: Hệ thống điện năng lượng mặt trời được lắp đặt tại Nhà máy
❖ Thông tin chung về hệ thống điện năng lượng mặt trời đã lắp đặt tại Nhà máy:
Ngoài sử dụng nguồn điện do công ty điện lực Hoài Đức cung cấp, Chủ cơ sở đã lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, đồng thời các pin năng lượng mặt trời được lắp đặt tại vị trí các bể SBR cải tiến của hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống pin năng lượng mặt trời có thành phần chính trong pin mặt trời là silic tinh khiết – có chứa trên bề mặt một số lượng lớn các cảm biến ánh sáng là điốt quang, có nhiệm vụ thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng Dòng điện một chiều sau đó được chạy qua bộ biến tần Inverter có nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều Nguồn điện một chiều DC của pin mặt trời sang điện xoay chiều AC để sử dụng cho các thiết bị điện Việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đã giúp chủ cơ sở tận dụng được nguồn năng lượng tái tạo phục vụ mục đích vận hành Nhà máy Dòng điện xoay chiều này có cùng công suất và cùng tần số với điện hòa lưới
Việc sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà đã giúp tiết kiệm tối đa chi phí sử dụng điện hàng tháng, đồng thời giúp nâng cao tính thẩm mỹ của công trình và hỗ trợ giảm tải cho mạng lưới điện quốc gia
Hình 1.5: Các pin năng lượng mặt trời được lắp đặt tại vị trí các bể SBR cải tiến của hệ thống xử lý nước thải
Nhu cầu sử dụng điện trung bình tháng của Nhà máy XLNT Cầu Ngà trong năm
1.4.2.2 Nguồn cung cấp nước và nhu cầu sử dụng nước của cơ sở
Công ty Cổ phần nước sạch Tây Hà Nội là đơn vị cung cấp nước sạch cho hoạt động của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
Nước cấp cho Nhà máy phục vụ cho các mục đích sau: Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, quá trình pha hóa chất, phòng thí nghiệm, tưới cây rửa đường, phòng cháy chữa cháy…
Thống kê nhu cầu sử dụng nước sạch thực tế từ Công ty Cổ phần nước sạch Tây
Hà Nội theo hóa đơn tiền nước từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023 được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1.5: Thống kê nhu cầu sử dụng nước sạch từ tháng 3/2022 đến tháng 3/2023
STT Thời gian Đơn vị tính Khối lượng
STT Thời gian Đơn vị tính Khối lượng
Khối lượng trung bình m 3 /tháng 54,38
Như vậy, nhu cầu cấp nước trung bình tháng khoảng: 54,38 m 3 / tháng
Ngoài việc sử dụng nguồn nước sạch từ Công ty Cổ phần nước sạch Tây Hà Nội, Chủ cơ sở đã tận dụng nguồn nước đã xử lý tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà (đảm bảo xử lý đạt QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B) để vệ sinh thiết bị, máy móc, xe vận chuyển chất thải trong khuôn viên Nhà máy Tất cả các nguồn nước sau khi được tái sử dụng với mục đích nêu trên đều được thu gom và đưa về bể gom nước thải đầu vào để quay vòng xử lý (không xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường)
Sơ đồ mạng lưới cấp, thoát nước tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà được thể hiện trong hình dưới đây
Nước cấp từ Công ty Cổ phần nước sạch Tây Hà Nội
Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Nhà máy
Pha hóa chất trong quá trình xử lý nước thải
Nước tưới cây, rửa đường
Hệ thống xử lý nước thải
Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt tại
03 xã Dương Liễu, Cát Quế và Minh Khai
Vệ sinh thiết bị, máy móc, xe vận chuyển trong khuôn viên Nhà máy
Hình 1.6: Sơ đồ mạng lưới cấp, thoát nước của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
Lưu lượng xả thải của cơ sở được thống kê theo đồng hồ đo lưu lượng xả thải đầu ra thực tế của hệ thống XLNT tập trung tại Nhà máy được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 1.6: Thống kê lưu lượng xả thải của cơ sở từ tháng 1/2022 đến tháng 2/2023
STT Thời gian Đơn vị tính Lưu lượng xả thải trung bình
Lưu lượng trung bình ngày 5.755
Như vậy, theo lưu lượng đồng hồ đo thực tế đầu ra, lưu lượng xả nước thải trung bình từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 2 năm 2023 là khoảng 5.755 m 3 /ngày đêm.
Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
Nhà máy XLNT Cầu Ngà không sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Các thông tin khác liên quan đến cơ sở (nếu có)
❖ Tóm tắt quá trình hoạt động của Cơ sở
Dự án Nhà máy XLNT Cầu Ngà được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường lần đầu theo Quyết định số 786/QĐ-BTNMT ngày 07/4/2015 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án
“Đầu tư xây dựng Nhà mày XLNTTT Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức” công suất 13.500 m 3 /ngày đêm Sau khi được dự án được phê duyệt, Chủ đầu tư của dự án khi đó là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền khảo sát, đánh giá lại lưu lượng nước thải trên địa bàn thu gom và đề xuất phương án trình UBND thành phố Hà Nội nâng công suất của nhà máy từ 13.500 m 3 /ngày đêm lên 20.000 m 3 /ngày đêm
Ngày 06/10/2016, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư nâng công suất xử lý của Nhà máy XLNT Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hòa Đức từ 13.500 m 3 /ngày đêm lên 20.000 m 3 /ngày đêm” theo Quyết định số 2302/QĐ-BTNMT
Ngày 15/8/2017, Nhà máy được nghiệm thu hoàn thành công trình và đưa vào sử dụng
Dự án đi vào vận hành chính thức sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2565/GP-BTNMT ngày 14/8/2018, thời hạn của giấy phép là 05 năm Kể từ đó đến nay, dự án vận hành thường xuyên, liên tục, đảm bảo thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận
Chủ dự án tiến hành lập Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép trước khi Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước hết hạn theo quy định
Ngày 30/12/2022, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền đã hoàn tất hồ sơ chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư mới là Công ty Cổ phần Quản lý vận hành xử lý nước thải Việt Nam Công ty Cổ phần Quản lý vận hành xử lý nước thải Việt Nam đã báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường về việc thay đổi Chủ đầu tư của Nhà máy XLNT Cầu Ngà tại Văn bản số 72/OMC-BC ngày 12/6/2023 về việc thay đổi tên chủ dự đầu tư “Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà, công suất 20.000 m 3 /ngày đêm” (đính kèm Phụ lục của Báo cáo)
❖ Đính chính tọa độ vị trí xả nước thải
Nhà máy XLNT Cầu Ngà đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2565/GP-BTNMT ngày 14 tháng 08 năm 2018, với lưu lượng xả nước thải lớn nhất là 20.000 m 3 /ngày đêm Trong đó, nguồn tiếp nhận nước thải là kênh T2, sau đó chảy ra sông Nhuệ; Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 45’, múi chiếu 6 o ): X = 570391, Y = 2329092
Vị trí điểm xả thải hiện tại và nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý của Nhà máy XLNT Cầu Ngà là không thay đổi so với thời điểm cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước Tuy nhiên, do sai sót trong quá trình xác định tọa độ vị trí điểm xả thải của đơn vị lập hồ sơ giấy phép xả thải; đơn vị tư vấn lập hồ sơ GPMT đã tiến hành đo đạc lại vị trí tọa độ điểm xả nước thải và đính chính lại tọa độ điểm xả nước thải Tọa độ vị trí xả nước thải sau đính chính lại (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục
❖ Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
Căn cứ khoản 6 Điều 16 của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường Tại thời điểm hoạt động chính thức, dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành
Dự án đã đi vào hoạt động chính chức năm 2018 và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2565/GP-BTNMT ngày 14/08/2018 với lưu lượng xả nước thải lớn nhất là: 20.000 m 3 /ngày đêm Căn cứ Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực; Tại thời điểm này Cơ sở không thuộc đối tượng phải có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)
Nhà máy XLNT Cầu Ngà công suất 20.000 m3/ngày đêm tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội được xây dựng hoàn toàn phù hợp với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường được định hướng tại các quyết định sau:
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội, phù hợp với các quy định, quy chuẩn xả thải của thành phố Hà Nội ban hành: Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;
- Phù hợp với Quyết định số 41/QĐ-UBND ngày 06/12/2017 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Phù hợp với Quyết định số 16/2013/QĐ-UBND ngày 03/6/2013 của UBND
Hà Nội về việc quy định quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội
Ngoài ra, các nội dung về sự phù hợp của Dự án cũng đã được đánh giá chi tiết trong nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2302/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 10 năm
2016, vì thế trong phần này Chủ cơ sở xin phép sẽ không thực hiện đánh giá lại.
Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường (nếu có)
2.2.1 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận
Nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý trực tiếp từ cơ sở là kênh T2, nước thải sau đó chảy ra sông Nhuệ Kênh T2 có vai trò là kênh tiêu thoát nước của khu vực, qua khảo sát cho thấy kênh có chiều rộng là 4m, độ sâu 0,5 m, đảm bảo khả năng tiêu thoát nước cho lưu lượng 0,231 m 3 /s (20.000 m 3 /ngày đêm) của Nhà máy XLNTTT Cầu Ngà
Theo số liệu trong báo cáo của dự án “Quy hoạch quản lý sử dụng tài nguyên nước và bảo vệ môi trường nước lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” được thực hiện bởi Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường, dòng chảy mùa kiệt ghi nhận được trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy tại trạm quan trắc Ba Thá là 2,5 m 3 /s giai đoạn từ 2015 -2017 Do đó, báo cáo sử dụng dữ liệu dòng chảy kiệt nhất trên sông Nhuệ là 2,5 m 3 /s
So sánh với lưu lượng xả thải 0,231 m 3 /s của Nhà máy XLNTTT Cầu Ngà, lưu lượng mùa kiệt trên sông Nhuệ lớn gấp 10,8 lần Do đó, việc xả nước thải sau xử lý của Nhà máy XLNTTT Cầu Ngà về cơ bản sẽ gây tác động không đáng kể đến chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận
2.2.2 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận
Sông Nhuệ xét trên toàn tuyến nói chung, lưu vực chảy qua địa phận thành phố
Hà Nội nói riêng có vai trò to lớn trong việc:
- Là nhánh sông phân lũ cho hệ thống sông Hồng trong mùa mưa;
- Là nguồn cung cấp nước tưới và tiêu nước cho các hoạt động nông nghiệp;
- Là nơi tiêu thoát nước thải cho thành phố Hà Nội
Căn cứ mục đích sử dụng nước của sông Nhuệ, chất lượng nước của sông cần đảm bảo tiêu chuẩn nước tưới theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT - cột B1 Trong khi đó, nước thải sau xử lý của Nhà máy XLNTTT Cầu Ngà đạt QCTĐHN 02:2014/BTNMT, cột B với Kq = 0,9; Kf = 0,9 Do đó, việc xả thải của Nhà máy cơ bản không làm gia tăng mức độ ô nhiễm của nguồn nước tiếp nhận, và hoàn toàn phù hợp với mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận
2.2.3 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến khả năng chịu tải của môi trường
Cơ sở không có sự thay đổi vị trí xả nước thải, nguồn tiếp nhận nước thải sau xử lý so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại Quyết định số 2302/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2016 Do đó, theo quy định, chủ cơ sở không thực hiện đánh giá lại nội dung về sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của môi trường tại chương 2 của báo cáo
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
3.1.1 Thu gom, thoát nước mưa
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy XLNT Cầu Ngà được xây dựng tách biệt hoàn toàn với hệ thống thu gom, thoát nước thải Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa như sau:
Khu đất phía Nam Ống dẫn uPVC và
BTCT D300 Mương kè đá Ống dẫn uPVC và BTCT D300
Mương hiện có trong khu đất
Nước mưa phát sinh tại Nhà máy
Hình 3.1: Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom, thoát nước mưa của Nhà máy XLNT Cầu
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa chảy tràn tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà được phân chia thành 2 lưu vực, cụ thể như sau:
- Lưu vực 01: Thu gom thoát nước mưa tại lưu vực phía Bắc của Nhà máy Lưu vực này sẽ thu gom nước mưa từ nhà bảo vệ, khu nhà điều hành, nhà ăn và nghỉ cho nhân viên, hệ thống bể xử lý nước thải của nhà máy phía Bắc, nhà đặt máy ép bùn, máy khổi khí và máy phát điện dự phòng, nhà kho xưởng cơ khí, khu vườn cỏ cây xanh và sân đường nội bộ phía Bắc của Nhà máy Hệ thống đường ống thu gom, thoát nước mưa tại lưu vực 01 sử dụng đường ống BTCT D300 thu gom nước mưa trước khi thoát ra mương kè đá phía Bắc, sau đó ra kênh tiêu T2 Riêng đối với khu vực vườn cỏ cây xanh sử dụng các tuyến ống uPVC D110 để thu gom nước mưa trước khi thoát vào đường ống BTCT D300
- Lưu vực 02: Thu gom thoát nước mưa tại lưu vực phía Nam của Nhà máy Lưu vực này sẽ thu gom nước mưa chảy tràn từ khu xử lý bùn bể phốt, bể nén bùn, nhà rửa xe tự động, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy phía Nam, khu vườn cỏ cây xanh và sân đường nội bộ phía Nam của Nhà máy Hệ thống đường ống thu gom thoát nước mưa tại lưu vực 02 sử dụng đường ống BTCT D300 thu gom nước mưa trước khi thoát ra mương hiện có trong khu đất, sau đó thoát ra mương kè đá phía Bắc và tiếp tục chảy ra kênh tiêu T2 Riêng đối với khu vực vườn cỏ cây xanh sử dụng các tuyến ống uPVC D110 để thu gom nước mưa trước khi thoát vào đường ống BTCT D300
Thống kê khối lượng hệ thống thu gom, thoát nước mưa của cơ sở được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khối lượng hệ thống thu gom thoát nước mưa của cơ sở
STT Vật liệu Đơn vị Khối lượng
4 Hố ga thu nước mặt đường (1m x 0,5 m x 1m) Hố 13
* Điểm xả thải nước mưa:
- Vị trí: Tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
- Tọa độ vị trí xả nước thải: (Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 00’, múi chiếu 6 o ):
- Phương thức xả thải: tự chảy
- Nguồn tiếp nhận nước mưa: Mương kè đá phía Bắc của Nhà máy, sau đó thoát ra kênh tiêu T2
Vị trí các điểm xả nước mưa tại Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà được thể hiện ở hình sau: Điểm xả 01 Điểm xả 02
Hình 3.2: Mặt bằng thoát nước mưa và vị trí điểm xả thải nước mưa của Nhà máy
3.1.2 Thu gom, thoát nước thải
3.1.2.1 Công trình thu gom nước thải
Hệ thống thu gom thoát nước thải của Nhà máy XLNT Cầu Ngà được xây dựng tách biệt hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa
Các nguồn phát sinh nước thải đưa về hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy bao gồm 08 nguồn thải, cụ thể như sau:
+ Nguồn 01: Nước thải từ các bệ xí, chậu tiểu trong WC;
+ Nguồn 02: Nước thải từ các bồn rửa, chậu rửa tay và thoát sàn;
+ Nguồn 03: Nước thải từ khu vực nhà ăn;
+ Nguồn 04: Nước thải từ các bồn rửa trong phòng thí nghiệm;
+ Nguồn 05: Nước thải từ quá trình vệ sinh, máy móc thiết bị, xe vận chuyển; + Nguồn 06: Nước thải từ quá trình ép bùn;
+ Nguồn 07: Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của xã Minh Khai;
+ Nguồn 08: Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của 02 xã Dương Liễu và xã Cát Quế
Tất cả các nguồn thải này được thu gom và xử lý tại Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy có công suất 20.000 m 3 /ngày đêm Sơ đồ minh họa toàn bộ hệ thống thu gom, dẫn về hệ thống XLNT tại nhà máy và thoát nước thải ra nguồn tiếp nhận được thể hiện trong Hình 3.3 dưới đây
Nước thải từ các bệ xí, tiểu WC
Nước thải khu vực bếp, nhà ăn
Nước thải từ các bồn, chậu rửa, thoát sàn
Nước thải từ bồn rửa tại phòng thí nghiệm Ống thu gom uPVC D110 Ống thu gom uPVC D90
Hệ thống xử lý nước thải công suất 20.000 m 3 /ngày đêm
Mương kè đá Ống thu gom uPVC D90 Ống thu gom uPVC D90
Bể chứa nước thải (Bể phốt) 4 m 3
Hố bơm nước thải đầu vào uPVC D60
Nước thải từ 02 xã Dương Liễu và xã Cát Quế
Nước thải từ xã Minh Khai
Nước thải từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị, xe vận chuyển
Nước thải phát sinh trong khuôn viên Nhà máy
Nước thải từ quá trình ép bùn
Hình 3.3: Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom, thoát nước thải của Nhà máy XLNT Cầu
20 a) Nguồn 01: Nước thải từ các bệ xí, tiểu trong WC
Nước thải từ tất cả các bệ xí, tiểu trong WC tại khu nhà điều hành và Nhà ăn được thu gom bằng đường ống uPVC D110 Sau đó nước thải từ tất cả các nguồn này được dẫn về bể chứa nước thải (bể phốt) có dung tích 4 m 3 Nước thải từ bể chứa nước này sẽ được đưa về hố bơm nước thải đầu vào của Nhà máy bằng máy bơm có công suất 5 m 3 /giờ thông qua đường ống uPVC D60 có tổng chiều dài 82 mét b) Nguồn 02: Nước thải từ Khu nhà ăn cho nhân viên
Khu vực bếp, nhà ăn: nước thải phát sinh tại khu vực này được thu gom theo đường ống uPVC D90 để dẫn về bể chứa nước thải có dung tích 4 m 3 Nước thải sau đó được đưa về hố bơm nước thải đầu vào của Nhà máy để xử lý các bước tiếp theo c) Nguồn 03: Nước thải từ các bồn rửa, chậu rửa và thoát sàn
Nguồn nước thải phát sinh này được thu gom theo đường ống uPVC D90 để dẫn về bể chứa nước thải có dung tích 4 m 3 Nước thải sau đó được đưa về hố bơm nước thải đầu vào của Nhà máy để xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường d) Nguồn 04: Nước thải từ bồn, chậu rửa tại phòng thí nghiệm
Tại phòng thí nghiệm sẽ không phát sinh nước thải trong quá trình phân tích các chỉ tiêu trong nước thải do đối với chỉ tiêu pH, DO, TSS sẽ sử dụng thiết bị đo nhanh, các chỉ tiêu COD, Amoni, TN, TP,…sử dụng các kít đo nhanh Sau khi đo đạc xong, các kít thử này sẽ được thu gom riêng theo hình thức chất thải nguy hại Nguồn nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm là nước rửa tay của nhân viên được thu gom theo đường ống uPVC D90 để dẫn về bể chứa nước thải có dung tích 4 m 3 Nước thải sau đó được đưa về hố bơm nước thải đầu vào của Nhà máy để xử lý các bước tiếp theo e) Nguồn 05: Nước thải từ quá trình vệ sinh máy móc thiết bị, xe vận chuyển
Một phần nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn tại Nhà máy sẽ được tái sử dụng cho mục đích vệ sinh máy móc thiết bị, xe vận chuyển chất thải Tất cả các nguồn nước sau khi tái sử dụng sẽ được thu gom đưa về hố bơm nước thải đầu vào của Nhà máy để xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường f) Nguồn 06: Nước thải từ quá trình ép bùn trong Nhà máy
Nước thải phát sinh từ quá trình ép bùn tại khu vực nhà đặt máy ép bùn và khu vực xử lý bùn bể phốt sẽ được thu gom vào bể chứa nước bùn bể phốt sau khi tách cặn có thể tích 67,5 m 3 , sau đó bơm dẫn về bể Selector của hệ thống XLNT để tiếp tục xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra môi trường g) Nguồn 07: Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của xã Minh Khai
Toàn bộ nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của xã Minh Khai sẽ được thu gom bằng hệ thống đường ống đã xây dựng hoàn chỉnh và dẫn về hố bơm nước thải đầu vào của Nhà máy Nước thải từ hố bơm sẽ qua hệ thống xử lý nước thải công
21 suất 20.000 m 3 / ngày đêm để xử lý nước thải đạt QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận h) Nguồn 08: Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của 02 xã Dương Liễu và xã Cát Quế
Toàn bộ nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của 02 xã Dương Liễu và xã Cát Quế sẽ được thu gom bằng hệ thống đường ống đã xây dựng hoàn chỉnh và dẫn về hố bơm nước thải đầu vào của Nhà máy Nước thải từ hố bơm sẽ qua hệ thống xử lý nước thải công suất 20.000 m 3 /ngày đêm để xử lý nước thải đạt QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận
Thống kê khối lượng hệ thống thu gom thoát nước thải tại Nhà máy được thể hiện chi tiết trong Bảng 3.2 dưới đây:
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp khối lượng hệ thống thu gom thoát nước thải của cơ sở
STT Vật liệu Đơn vị Khối lượng
1 Bơm công suất 5 m 3 /h (tại bể chứa nước thải có dung tích 4 m 3 trước khi bơm đến hố bơm nước thải đầu vào)
3 Bơm đang hoạt động có tổng công suất
20.000 m 3 /h và 2 Bơm dự phòng (tại hố bơm nước thải đầu vào)
Ghi chú: Hệ thống đường ống thu gom nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của 03 xã bao gồm: xã Minh Khai, xã Dương Liễu và xã Cát Quế không thuộc phạm vi thống kê khối lượng đường ống thu gom thoát nước thải của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
Hình 3.4: Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải từ các xã Minh Khai, Cát Quế, Dương
Liễu về Nhà máy XLNT Cầu Ngà
3.1.2.2 Công trình thoát nước thải
Nước thải sau bể khử trùng sẽ được dẫn ra mương quan trắc có kích thước LxBxH = 23mx1,2mx1m, sau đó thoát ra mương kè đá có kích thước LxBxH = 800m x 2m x 3,5m nằm ở phía Bắc của Nhà máy và chảy ra kênh tiêu T2
3.1.2.3 Điểm xả nước thải sau xử lý
- Vị trí: Tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
- Tọa độ vị trí xả nước thải: (Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 00’, múi chiếu 6 o ): X = 2329782, Y = 570414
- Phương thức xả thải: Tự chảy
- Lưu lượng xả thải lớn nhất: 20.000 m 3 /ngày đêm
- Nguồn tiếp nhận nước thải: Mương kè đá phía Bắc của Nhà máy sau đó thoát ra kênh tiêu T2, nước thải sau đó chảy ra sông Nhuệ
Sơ đồ vị trí điểm xả nước thải của Nhà máy XLNT Cầu Ngà Điểm xả nước thải sau xử lý
Hình 3.5: Sơ đồ minh họa vị trí xả nước thải sau xử lý của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
Hình 3.6: Vị trí xả nước thải sau xử lý của Nhà máy XLNT Cầu Ngà so với kênh tiêu
Vị trí điểm xả thải đã có biển báo theo quy định
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
3.2.1 Hệ thống xử lý mùi của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy XLNT Cầu Ngà không phát sinh khí thải ra môi trường xung quanh Tuy nhiên, trong quá trình vận hành hệ thống
XLNT có khả năng phát sinh mùi hôi tại một số hạng mục như trạm bơm nước thải, bể thu gom, bể C-Tech, khu vực ép bùn Để giảm thiểu và xử lý mùi hôi phát sinh từ hệ thống XLNT ra môi trường xung quanh, đảm bảo tuân thủ quy định cũng như bảo vệ môi trường và an toàn sức khỏe cho cộng đồng, Chủ cơ sở đã thực hiện:
• Xây kín các công trình xử lý như: Bể tiếp nhận nước thải và tách rác đầu vào, cụm bể C-Tech, bể nén bùn nhằm tránh phát tán mùi ra môi trường không khí xung quanh
• Xây dựng hoàn thiện và vận hành ổn định hệ thống xử lý mùi bao gồm 3 tháp xử lý mùi để bảo đảm xử lý triệt để mùi phát sinh tại các bể xử lý của hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường
Một số thông tin về hệ thống xử lý mùi phát sinh từ nhà máy XLNT Cầu Ngà như sau:
- Số tháp khử mùi: 03 tháp
- Phương pháp sử dụng: Phương pháp hấp thụ bằng dung dịch hấp thụ
- Công suất: tổng công suất là 13.600 m 3 /h, trong đó:
+ Tháp xử lý mùi số 1: công suất 3.600 m 3 /h (bao gồm: Quạt 1: có công suất 1.800 m 3 /h và Quạt 2: có công suất 1.800 m 3 /h)
+ Tháp xử lý mùi số 2: công suất 2.000 m 3 /h (bao gồm: Quạt 3: có công suất 1.000 m 3 /h và Quạt 4: có công suất 1.000 m 3 /h)
+ Tháp xử lý mùi số 3: công suất 8.000 m 3 /h (bao gồm: Quạt 5: có công suất 4.000 m 3 /h và Quạt 6: có công suất 4.000 m 3 /h)
- Phạm vi thu gom: Thu gom mùi phát sinh từ Bể gom nước thải đầu vào, Bể chứa bùn bể phốt, Bể DAF, Bể Selector, Bể nén bùn và Bể SBR cải tiến của hệ thống XLNT Thông tin chi tiết mạng lưới thu gom xử lý mùi phát sinh được thể hiện trong hình minh họa bên dưới
- Khí gây mùi phát sinh chủ yếu: H2S, NH3
Bể chứa bùn bể phốt
Khí thải sau xử lý
Khí thải sau xử lý
Khí thải sau xử lý
Hình 3.16: Sơ đồ minh họa mạng lưới thu gom mùi phát sinh từ hệ thống XLNT tại
Nhà máy XLNT Cầu Ngà
Sơ đồ công nghệ của hệ thống xử lý mùi phát sinh từ hệ thống XLNT tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà có tổng công suất 13.600 m 3 /h như sau:
Khí, mùi phát sinh từ hệ thống XLNT tại Nhà máy
Tháp hấp phụ Ống khói
Khí thải sau xử lý
Chất thải rắn, cáu cặn phát sinh Định kỳ đem xử lý theo hình thức CTNH
Hình 3.17: Sơ đồ minh họa quy trình công nghệ của hệ thống xử lý mùi phát sinh tại
Hình 3.18: Hình ảnh 03 tháp xử lý mùi của hệ thống xử lý mùi phát sinh tại Nhà máy a Thuyết minh quy trình công nghệ của hệ thống xử lý mùi phát sinh
Mùi phát sinh từ các công trình xử lý như: các Bể gom nước thải đầu vào, Bể chứa bùn bể phốt, Bể DAF, Bể Selector, Bể nén bùn và Bể SBR của hệ thống XLNT Mùi hôi này được thu gom tập trung bởi hệ thống đường ống đưa tới 06 quạt hút khí có tổng lưu lượng 13.600 m 3 /giờ Khí mùi sau quạt được đẩy vào tháp hấp thụ dạng đệm Tại đây, xảy ra quá trình hấp thụ do tác nhân mùi đi theo dòng khí từ dưới lên tiếp xúc và phản ứng với dung dịch hấp thụ đi theo chiều từ trên xuống Bổ sung đệm nhằm tăng hiệu quả xử lý mùi do sự gia tăng diện tích tiếp xúc giữa tác nhân mùi và dung dịch hấp thụ NaOH làm gia tăng thời gian phản ứng Khí sau xử lý tại tháp hấp thụ đã loại bỏ mùi gây ô nhiễm và là khí không mùi được phép xả thải ra ngoài môi trường Định kỳ thay thế vật liệu đệm và dung dịch hấp thụ c Danh mục thiết bị được lắp đặt tại hệ thống xử lý mùi tại Nhà máy
Danh mục thiết bị được lắp đặt tại hệ thống xử lý mùi phát sinh tại 03 tháp xử lý có tổng công suất 13.600 m 3 /giờ của Nhà máy đã được trình bày chi tiết trong phần
VI (hệ thống xử lý mùi phát sinh) tại Bảng 3.4 Mục 3.1.3.2 Chương 3 của Báo cáo
3.2.2 Các biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải khác tại Nhà máy
Ngoài hệ thống xử lý mùi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy, Chủ cơ sở đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác nhân gây bụi, mùi, khí thải khác trong quá trình hoạt động của Nhà máy như sau:
- Đường giao thông được xây dựng rộng, thoáng, đổ bê tông và trồng cây xanh dọc tuyến đường giao thông nội bộ và tại khu vực các bể xử lý nước thải để tạo cảnh quan và điều hòa vi khí hậu
- Thường xuyên quét dọn và tiến hành phun rửa sân đường nội bộ tại Nhà máy nhằm giảm lượng bụi phát sinh
- Rác thải sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường của Nhà máy được thu gom, tập kết tại Khu lưu chứa rác thải tạm thời phía Tây Bắc của Nhà máy; tần suất thu gom và được đem đi xử lý 1 ngày/lần nhằm hạn chế mùi hôi phát sinh Các thiết bị lưu chứa như thùng container, xe đẩy rác bằng tay và khu vực lưu chứa rác tạm thời được vệ sinh và phun chế phẩm khử mùi hàng ngày
- Các bể xử lý có nguy cơ phát sinh mùi đều được xây dựng kín như bể gom nước thải đầu vào, bể chứa bùn bể phốt và có đường ống dẫn mùi về hệ thống xử lý mùi của Nhà máy, từ đó hạn chế tối đa mùi phát sinh tới môi trường xung quanh
- Đối với máy phát điện: Để hạn chế tối đa lượng khí mùi phát sinh từ máy phát điện dự phòng, Chủ cơ sở đã sử dụng máy phát điện hiện đại và máy mới hoàn toàn Tại thân máy phát điện đã được lắp đặt hệ thống lọc các khí thải phát sinh trước khi thải ra ngoài môi trường Ngoài ra khi chạy máy phát điện, Chủ cơ sở sẽ lựa chọn nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện có thành phần lưu huỳnh (S) 0,05% để giảm thành phần khí SO2 phát sinh Tuy nhiên, máy phát điện của Nhà máy gần như sẽ không sử dụng đến do nguồn điện của khu vực huyện Hoài Đức khá ổn định và đồng thời tại Nhà máy có sử dụng thêm nguồn điện từ năng lượng mặt trời
Hình 3.19: Cây xanh được trồng xung quanh các bể SBR
Hình 3.20: Máy phát điện dự phòng tại Nhà máy
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn thông thường phát sinh tại Nhà máy bao gồm: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường Sơ đồ minh họa hệ thống thu gom các các chất thải rắn thông thường tại Nhà máy như sau:
Chất thải rắn thông thường
Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn công nghiệp thông thường
Chất thải rắn sinh hoạt khác
Cặn rác từ máy tách rác
Bùn thải sau khi ép
Khu tập kết rác thải tạm thời diện tích 20m 2
Nhà kho xưởng diện tích
Các thùng chứa container dung tích 10 – 15 m 3
Vận chyển trực tiếp đi xử lý
Hình 3.21: Phương án thu gom và xử lý chất thải rắn thông thường phát sinh tại Nhà máy a Chất thải rắn sinh hoạt
❖ Khối lượng và chủng loại:
Chất thải rắn sinh hoạt tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà chủ yếu phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cán bộ và công nhân trong khuôn viên Nhà máy và không chứa các thành phần nguy hại bao gồm: đồ ăn thừa từ khu vực nhà ăn, thức ăn bị thối hỏng, giấy, thùng carton, vỏ hộp bánh kẹo, vỏ chai chựa, lon nước ngọt, quần áo cũ thải bỏ…
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy khoảng 6.200 kg/năm Đối với tất cả chất thải rắn sinh hoạt này sẽ được phân loại, thu gom, lưu giữ và quản lý đảm bảo tuân thủ đúng theo Điều 75 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 về phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt được phân chia thành 03 loại: chất thải thực phẩm, chất thải tái chế và chất thải rắn sinh hoạt khác và được thu gom trong các thiết bị lưu chứa
- Khu vực nhà điều hành và khu phòng nghỉ và ăn cho nhân viên:
+ Chất thải thực phẩm: bao gồm các đồ ăn thừa từ khu vực nhà ăn, thức ăn bị thối hỏng, thực phẩm thải bỏ sẽ được thu gom vào các thùng nhựa chứa màu xanh có nắp đậy kín có dung tích 20 lít và 60 lít đặt tại khu vực nhà ăn và khu vực nhà điều hành
+ Chất thải tái chế: bao gồm giấy, vỏ thùng carton, vỏ chai nhựa, lon nước ngọt…được thu gom vào các thùng chứa dung tích 120 lít và đặt tại khu vực nhà kho xưởng có diện tích khoảng 63 m 2 nằm phía Đông Nam của Nhà máy
+ Chất thải rắn sinh hoạt khác: chất thải không phải chất thải thực phẩm và chất thải tái chế sẽ được thu gom vào các thùng chứa màu xanh có dung tích khoảng 20 lít
- Khu vực sân đường nội bộ trong Nhà máy: Đã bố trí 2 vị trí đặt thùng rác ngoài trời tại khu vực sân đường nội bộ trong khuôn viên Nhà máy Mỗi vị trí đã bố trí 02 thùng rác: 1 thùng chứa rác thải vô cơ và
1 thùng chứa rác thải hữu cơ nhằm thu gom triệt để rác thải phát sinh tại Nhà máy
Hàng ngày, công nhân phụ trách vệ sinh môi trường sẽ thu gom và vận chuyển chất thải sinh hoạt ra điểm tập kết rác thải ngoài trời có diện tích khoảng 20 m 2 gần khu vực bể gom nước thải đầu vào của Nhà máy
Thùng nhựa dung tích 60 lít Thùng rác đặt ngoài trời
Hình 3.22: Thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Nhà máy
❖ Khu lưu chứa rác thải tập trung tạm thời: Đã bố trí khu lưu chứa rác thải tạm thời là khu chứa ngoài trời, có diện tích khoảng 20 m 2 Chất thải sinh hoạt thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác sẽ được thu gom và vận chuyển tới khu vực lưu chứa rác thải tập trung tạm thời tại phía Tây Bắc của Nhà máy Tại khu lưu chứa rác thải có bố trí các xe đẩy rác bằng tay, chất liệu inox, dung tích 400 lít để lưu chứa các chất thải sinh hoạt trên
Công ty đã ký hợp đồng số 10.04.18/HĐKT/OMC-PA ngày 02 tháng 04 năm
2018 với Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ môi trường Phúc An để thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt; chi tiết hợp đồng được đính kèm tại phần phụ lục của báo cáo Tần suất thu gom xử lý: hàng ngày
Hình 3.23: Khu lưu chứa rác thải tạm thời tại Nhà máy
B Chất thải rắn công nghiệp thông thường
❖ Khối lượng và chủng loại:
Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động tại Nhà máy chủ yếu bao gồm xơ sợi trong nước thải, cặn rác thải phát sinh từ quá trình tách rác tại nhà tách rác xơ sợi, trạm bơm nước thải, bể gom nước thải đầu vào và bùn thải phát sinh từ quá trình ép bùn phát sinh từ bể SBR, bể DAF Tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại Nhà máy trung bình khoảng 2.806 tấn/năm, bao gồm:
+ Xơ sợi trong nước thải, cặn rác thải phát sinh từ quá trình tách rác tại nhà tách rác xơ sợi, trạm bơm nước thải, bể gom nước thải đầu vào: khối lượng chất thải phát sinh khoảng: 840 tấn/năm
+ Bùn thải phát sinh sau ép bùn từ phát sinh từ bể SBR, bể DAF: khối lượng chất thải phát sinh khoảng: 1.966 tấn/năm
Ghi chú: Bùn thải phát sinh từ quá trình XLNT tại Nhà máy đã được lấy mẫu và phân tích định kỳ 03 tháng/ lần; kết quả phân tích cho thấy bùn thải không chứa các thành phần nguy hại và được thu gom xử lý theo quy định đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường
❖ Thiết bị lưu chứa và khu vực lưu chứa:
- Đối với Xơ sợi trong nước thải, cặn rác thải phát sinh từ quá trình tách rác tại nhà tách rác xơ sợi, trạm bơm nước thải, bể gom nước thải đầu vào: Bố trí 1 thùng container dung tích 14 m 3 và các xe đẩy rác bằng tay vật liệu inox có dung tích 400 lít
- Đối với bùn thải từ bể SBR sau ép bùn ly tâm và bùn thải tại bể DAF sau khi ép bùn băng tải: Bố trí các thùng container dung tích 10 ÷ 14 m 3
Thiết bị lưu chứa rác từ máy tách rác Thiết bị lưu chứa rác lá cây, đất cát
Thùng container chứa rác từ máy tách rác Thùng container chứa bùn sau khi ép bùn
Hình 3.24: Các thiết bị lưu chứa chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh tại
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
❖ Chủng loại và khối lượng
Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy XLNT Cầu Ngà bao gồm: bóng đèn huỳnh quang; giẻ lau dính CTNH; bao bì cứng thải bằng nhựa; dầu động cơ, hộp số, bôi trơn tổng hợp thải; bao bì mềm thải; hộp mực in thải; pin, ắc quy thải; bao bì cứng bằng kim loại; bao bì cứng thải bằng vật liệu khác (thùng bao thủy tinh thải từ phòng thí nghiệm nhiễm thành phần nguy hại; hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm thải có thành phần nguy hại Toàn bộ chất thải nguy hại phát sinh trên sẽ được thu gom, phân loại và lưu chứa tạm thời tại kho chứa chất thải nguy hại của Nhà máy Khối lượng CTNH phát sinh từ quá trình hoạt động của Nhà máy trong năm 2022 là khoảng 700 kg/năm
Danh mục chất thải nguy hại và khối lượng CTNH đề xuất cấp phép của cơ sở được thể hiện chi tiết qua bảng sau:
Bảng 3.7: Danh sách chất thải nguy hại và khối lượng đề xuất cấp phép của cơ sở
STT Tên chất thải Mã CTNH
Khối lượng đề xuất cấp phép (kg/năm) Đơn vị thu gom và xử lý
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp & Môi trường Việt Nam
3 Bao bì cứng thải bằng nhựa 18 01 03 100
4 Dầu động cơ, hộp số, bôi trơn tổng hợp thải 17 02 03 250
STT Tên chất thải Mã CTNH
Khối lượng đề xuất cấp phép (kg/năm) Đơn vị thu gom và xử lý
7 Bao bì cứng bằng kim loại 18 01 02 50
Bao bì cứng thải bằng vật liệu khác (thùng bao thủy tinh thải từ phòng thí nghiệm nhiễm TPNH
Hóa chất và hỗn hợp hóa chất phòng thí nghiệm thải có TPNH
12 Cặn, bùn phát sinh từ hệ thống xử lý mùi 12 01 03 180
13 Các thiết bị, linh kiện điện tử thải 16 01 13 150
❖ Phương án thu gom, lưu giữ CTNH
Quá trình thu gom, phân loại, lưu giữ tạm thời tại Nhà máy và quá trình vận chuyển, xử lý các chất thải nguy hại tuân thủ theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường về quản lý chất thải nguy hại
CTNH từ các khu vực phát sinh
Bố trí các thùng phuy 200 lít, có nắp đậy kín, gắn dấu hiệu cảnh báo, mã CTNH
Kho chứa CTNH diện tích 31 m 3 tại khu vực Kho nhà xưởng của Nhà máy
Hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp & Môi trường Việt Nam đến thu gom và đem đi xử lý theo đúng quy định
Hình 3.25: Sơ đồ minh họa phương án thu gom, lưu giữ và xử lý CTNH tại Nhà máy
❖ Thiết bị lưu chứa và kho chứa CTNH
Công ty đã xây dựng kho chứa CTNH diện tích khoảng 31 m 2 (dài x rộng x cao 5,7m x 5,5m x 4,7m) tại khu vực nhà kho, xưởng phía Đông Nam của Nhà máy Kho chứa có tường bao xây gạch, trát vữa xi măng M75, nền đổ bê tông M100 dày 100 mm đảm bảo mặt sàn kín khít, không bị thẩm thấu và tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào Trong kho xây dựng gờ chắn chất lỏng chảy tràn cao khoảng 25cm và bố trí các tấm pallet gỗ để đặt các thiết bị lưu chứa CTNH
Tại kho bố trí 13 thùng phuy dung tích 200 lít, có nắp đậy kín bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, bay hơi hoặc phát tán ra môi trường Thiết bị lưu chứa có dán nhãn mã chất thải nguy hại, biển cảnh báo và đặt trên các tấm pallet gỗ đáp ứng các yêu cầu về an toàn, kỹ thuật theo quy định Trong kho trang bị bình phòng cháy chữa cháy đáp ứng đúng theo yêu cầu về phòng chống cháy nổ và vật liệu hấp thụ cát trong trường hợp gặp sự cố
Kho chứa CTNH diện tích 31 m 2 Các thùng phuy lưu chứa CTNH
Dán mã và biển cảnh báo theo quy định Bình cứu hỏa tại kho chứa CTNH Hình 3.26: Hình ảnh kho chứa CTNH và các thiết bị lưu chứa trong kho
Công ty đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Công nghiệp & Môi trường Việt Nam tại hợp đồng số 0806-2/2022/HĐXL/OMC-MTVN ngày 08 tháng 06 năm 2022 để thu gom, vận chuyển, lưu giữ và xử lý CTNH phát sinh trong toàn bộ Nhà máy theo đúng quy định của pháp luật
Tần suất vận chuyển: theo khối lượng thực tế phát sinh.
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)
Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung tại Nhà máy chủ yếu từ hoạt động từ máy thổi khí của hệ thống xử lý nước thải và hoạt động của máy phát điện dự phòng Để giảm thiểu tác động từ tiếng ồn, độ rung, chủ dự án đã áp dụng các biện pháp sau:
- Đối với tiếng ồn, độ rung phát sinh từ máy phát điện dự phòng:
+ Máy phát điện lắp đặt có công nghệ hiện đại, chủ cơ sở đã đầu tư 01 máy phát điện hãng Perkins với những tính năng vượt trội Cụ thể, trong quá trình vận hành máy hoạt động êm, giảm giật, hệ thống khung bệ dày, có khả năng chịu lực tốt Toàn bộ các góc máy có bố trí cao su kỹ thuật giảm co giật tối đa
+ Vỏ chống ồn đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về giảm thanh
+ Thực hiện vận hành tuân thủ đúng theo quy trình vận hành của máy phát điện theo hướng dẫn của nhà sản xuất
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ đảm bảo thiết bị vận hành tốt nhằm hạn chế khí thải phát sinh
+ Bố trí phòng đặt vị trí máy phát điện tại nhà khu nhà phụ trợ phía Đông Nam của Nhà máy và vị trí xa dân cư đảm bảo độ khuếch tán ra môi trường cao
- Đối với tiếng ồn, độ rung phát sinh từ máy thổi khí:
+ Máy thổi khí được lắp đặt tại phòng kín, có lắp cửa chống ồn và đặt tại khu vực nhà đặt máy thổi khí phía Đông Nam của Nhà máy, vị trí này xa khu dân cư và đảm bảo độ khuếch tán ra môi trường cao
+ Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng (tra dầu mỡ, linh kiện…), duy trì các thiết bị máy móc của máy thổi khí hoạt động ổn định
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường
3.6.1 Đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong quá trình hoạt động của cơ sở
Tính đến thời điểm hiện tại, trong quá trình vận hành nhà máy XLNT Cầu Ngà chưa xảy ra bất kỳ sự cố nào do nhân viên vận hành luôn theo dõi giám sát quá trình vận hành trạm 24/24h Tuy nhiên, trong quá trình vận hành hệ thống XLNT tại Trạm XLNT Cầu Ngà có thể phát sinh một số rủi ro, sự cố bao gồm: sự cố tại các hạng mục thiết bị trong hệ thống XLNT; sự cố quá tải nồng độ chất ô nhiễm, các chất độc hại trong nước thải đầu vào; sự cố về cháy nổ; sự cố do thiên tai (bão, lũ lụt)… Phương án phòng ngừa, ứng phó các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra tại Nhà máy được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.8: Các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra tại Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà và phương án phòng ngừa, ứng phó
STT Rủi ro, sự cố môi trường Khu vực/thiết bị Tình huống Nguyên nhân
Sự cố tại các hạng mục thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy XLNT tạm ngừng hoạt động
Máy móc thiết bị của hệ thống xử lý bị sự cố hư hỏng phải ngưng hoạt động
Hệ thống cấp điện của nhà máy bị sự cố
Sự cố quá tải nồng độ chất ô nhiễm, các chất độc hại trong nước thải đầu vào
Hệ thống xử lý nước thải
Nồng độ chất ô nhiễm vượt yêu cầu, hoặc xuất hiện các chất độc hại trong nước thải đầu vào
Chất lượng nước thải đầu vào bất thường (các thông số ô nhiễm vượt quá giới hạn tiếp nhận vào)
3 Sự cố về cháy, nổ Nhà máy xử lý nước thải Cháy nổ xảy ra tại Nhà máy xử lý nước thải
Máy móc thiết bị hoạt động quá công suất dẫn đến hoạt động quá tải gây chập cháy
Do nhân viên bất cẩn trong sử dụng ngọn lửa trần
4 Sự cố do thiên tai (bão, lũ lụt) Nhà máy xử lý nước thải
Bão, lũ gây ngập lụt, hư hỏng thiết bị trong nhà máy XLNT
Bão, lũ gây ra ngập lụt tại các lưu vực thu gom của nhà máy
Tác động của mưa bão, lũ lụt làm hư hỏng thiết bị, công trình của nhà máy XLNT
3.6.1.1 Sự cố từ hoạt động của Nhà máy trạm xử lý nước thải a) Sự cố tại các hạng mục thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải
Sự cố có thể xảy ra do các máy móc thiết bị của hệ thống như máy bơm nước, máy thổi khí… ngưng hoạt động (vì bị sự cố hoặc mất điện) Nguyên nhân khác là do sơ suất trong quá trình vận hành thiết bị của nhân viên vận hành phải tạm ngừng hoạt động để phục hồi lại
- Sự cố do bơm nước thải tại các trạm bơm nước thải bị hư hỏng, nếu không được phát hiện, sửa chữa kịp thời có thể dẫn đến nước thải không được bơm về nhà máy, nước thải tồn đọng có thể gây chảy tràn ra môi trường xung quanh
- Sự cố do thiết bị của hệ thống XLNT bị hư hỏng, trong trường hợp sự cố nghiêm trọng, nhà máy XLNT phải tạm dừng vận hành để sửa chữa, dẫn đến nước thải không được thu gom về xử lý, có nguy cơ phát tán và gây ô nhiễm b) Sự cố quá tải nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào
Khi chất lượng nước thải đầu vào diễn biến xấu bất thường (các thông số ô nhiễm vượt quá giới hạn tiếp nhận vào), tải lượng nước thải vượt quá ngưỡng; hoặc xuất hiện các chất độc hại trong nước thải gây ra nguy cơ rất lớn làm tổn hại cho hệ thống vi sinh trong bể sinh học, dẫn đến nước thải được xử lý chưa đạt quy chuẩn thải ra môi trường tiếp nhận (sông, ngòi, ao, hồ ) hoặc hệ thống thu gom, thoát nước chung của khu vực, gây ô nhiễm môi trường c) Sự cố cháy, nổ
Trong quá trình vận hành nhà máy, nếu thực hiện không đúng các quy trình an toàn về cháy nổ, thì có thể khả năng cháy nổ tại nhà máy, cụ thể như sau:
- Các thiết bị điện như máy bơm, tủ điện, máy nén khí, đèn chiếu sáng, sử dụng quá công suất dẫn đến hoạt động quá tải gây chập cháy
- Khả năng chập cháy do máy móc, thiết bị không được bảo trì bảo dưỡng đúng thời hạn, gây nên các hiện tượng chập điện, rò rỉ điện dẫn đến cháy lan
- Do sơ suất trong quá trình vận hành thiết bị của nhân viên vận hành có thể gây quá tải, chập cháy thiết bị
3.6.1.2 Sự cố do thiên tai
Mưa, bão với cường độ mạnh có thể gây hư hại các kiến trúc công trình của nhà máy XLNT như bung, tốc mái nhà điều hành, nhà máy thổi khí, khu vực bể xử lý nước thải Trường hợp sự cố nghiêm trọng, nhà máy XLNT phải tạm dừng vận hành trong thời gian dài để sửa chữa các hư hỏng
Mưa bão gây ra ngập lụt các lưu vực thu gom của nhà máy, khiến lượng lớn nước mưa tràn có thể vào tuyến thu gom nước thải Dẫn đến lưu lượng nước thải thu gom về
93 nhà máy tăng cao đột biến, có thể gây quá tải hệ thống XLNT, ảnh hưởng đến hiệu quả XLNT của nhà máy
3.6.2 Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường
3.6.2.1 Công trình, thiết bị ứng phó sự cố môi trường
Hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà được thiết kế chạy quá tải 1,25 lần Trong đó, cụm bể xử lý sinh học SBR cải tiến (gồm bể selector và bể SBR cải tiến) dung tích lớn được thiết kế gồm 04 modul đạt tổng thể tích 11.753,67 m 3 Bể có khả năng lưu trữ nước thải trong trường hợp hệ thống XLNT xảy ra sự cố và quay vòng xử lý lại nước thải, đảm bảo không xả nước thải được xử lý chưa đạt quy chuẩn ra môi trường tiếp nhận
Hồ điều hòa (thuộc quản lý của UBND xã Dương Liễu) đã được xây dựng bên ngoài khuôn viên 10.000 m 2 của Nhà máy với chức năng lưu chứa nước thải tạm thời của 02 xã Cát Quế và xã Dương Liễu trước khi đưa vào hệ thống tách xơ sợi của Nhà máy Hồ điều hòa có tổng diện tích khoảng 2.600 m 2 với chiều sâu tối đa chứa nước khoảng 3 mét Hồ điều hòa có khả năng lưu chứa nước thải từ 02 xã Cát Quế và xã Dương Liễu với tổng thể tích lưu chứa tối đa khoảng 7.800 m 3 trong trường hợp có sự cố
Ngoài ra, các bể xử lý tại Nhà máy được cấu tạo bằng BTCT, sử dụng chống thấm để chống lại sự xâm nhập của nước và khí, chống rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường Phần ngoài thành bể phần dưới đất quét 2 lớp bitum nóng
Trong trường hợp có một modul xử lý bị sự cố, các modul còn lại vẫn hoạt động bình thường Modul bị sự cố sẽ tạm dừng hoạt động và thực hiện kiểm tra, sửa chữa các sự cố gặp phải Khi dừng hoạt động để tiến hành sửa chữa modul bị sự cố thực hiện theo quy trình như sau:
+ Bước 1: Dừng bơm nước đầu vào, đóng van cửa phai vào bể SBR
+ Bước 2: Tắt máy thổi khí; tắt bơm bùn tuần hoàn, bơm bùn thải
+ Bước 3: Lắp đặt bơm tạm, rút cạn nước và bùn vi sinh sang bể còn lại
+ Bước 4: Tiến hành sửa chữa, khắc phục sự cố
+ Bước 5: Sau khi hoàn thành sửa chữa, sử dụng bơm dự phòng hút nước và bùn vi sinh trả lại cho bể sự cố
+ Bước 6: Vận hành chạy thử, kiểm tra hệ thống
+ Bước 7: Mở van cửa phai, tiếp nhận nước thải vào bể
Sau khi sự cố được khắc phục, hệ thống sẽ tăng công suất lên 125% để xử lý hết nước thải chưa qua xử lý Các máy móc, thiết bị đều có thiết bị dự phòng trong từng hạng mục xử lý, trường hợp máy móc thiết bị chính bị hỏng sẽ sử dụng ngay thiết bị dự phòng
Dự trữ sẵn các thiết bị dự phòng và phụ tùng thay thế nhằm có thể sửa chữa, thay thế nhanh chóng nhất khi có sự cố máy móc thiết bị xảy ra trong trường hợp cả thiết bị chính và thiết bị dự phòng bị hỏng Đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy: Nhà máy đã được trang bị hệ thống chữa cháy theo quy định bao gồm: Bình chữa cháy xách tay (CO2 5kg và bột 8kg), quần áo BHLĐ, nón BHLĐ, kính BHLĐ, mặt nạ phòng độc, nội quy và tiêu lệnh chữa cháy
3.6.2.2 Biện pháp ứng phó sự cố từ hệ thống xử lý nước thải a) Sự cố do hư hỏng máy móc thiết bị của hệ thống XLNT
- Mức độ ảnh hưởng: Giảm khả năng tiếp nhận nước thải, làm ảnh hưởng đến hoạt động XLNT của nhà máy
Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)
Ngoài các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã nêu tại các mục trên, Chủ cơ sở đã áp dụng một số biện pháp bảo vệ môi trường khác Cụ thể như sau:
- Trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên Nhà máy xử lý nước thải;
- Bố trí xe phun nước, rửa các tuyến đường nội bộ trong nhà máy; Tần suất phun nước rửa đường là 1 lần/ngày;
- Các phương tiện vận chuyển ra vào Nhà máy phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định hiện hành của pháp luật;
- Trong trường hợp rơi vãi chất thải (bùn thải, rác thải) trong quá trình vận chuyển trên các tuyến đường nội bộ của Nhà máy, cần nhanh chóng thu gom các chất thải này đúng nơi quy định, tránh tình trạng phát tán hoặc bị cuốn theo các phương tiện vận chuyển khác
- Đảm bảo các xe sau khi vận chuyển bùn thải đều được rửa xe sạch sẽ tại khu vực nhà rửa xe tự động, tránh phát sinh mùi gây ảnh hưởng đến các đối tượng xung quanh;
- Chủ cơ sở đã xây dựng Nhà máy XLNT Cầu Ngà công suất 20.000 m 3 /ngày đêm đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường tối thiểu 30 mét theo QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng Khoảng cách gần nhất của Nhà máy XLNT Cầu Ngà đến khu dân cư hiện tại là 100 mét.
Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
Dự án “Đầu tư nâng công suất xử lý của Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức từ 13.500 m 3 /ngày đêm lên 20.000 m 3 /ngày đêm” đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2302/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Tính đến thời điểm hiện tại, cơ sở đã có một số nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt ĐTM
112 nhưng không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường Thông tin chi tiết một số nội dung thay đổi tại cơ sở được thể hiện trong bảng dưới đây:
- Thay đổi tên chủ dự án đầu tư
- Vị trí lưu chứa CTNH kho lưu chứa, theo ĐTM bố trí tại khu máy ép bùn
- Hình thức thu gom nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm
- Lắp đặt bổ sung máy ép bùn băng tải để xử lý bùn phát sinh từ bể DAF tại khu vực xử lý bùn bể phốt
Bảng 3.11: Một số nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt ĐTM của cơ sở
STT Nội dung thay đổi Nội dung theo ĐTM Nội dung đã điều chỉnh
1 Thay đổi tên chủ dự án đầu tư
Chủ dự án đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền
Chủ dự án đầu tư mới là Công ty Cổ phần Quản lý vận hành xử lý nước thải Việt Nam
2 Vị trí kho lưu chứa chứa CTNH
Bố trí tại khu vực máy ép bùn
Xây dựng riêng 1 kho chứa CTNH có diện tích 31 m 2 tại khu vực kho nhà xưởng của
Phương án xử lý nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm
Thu gom và xử lý theo hình thức CTNH
- Các test kít đo nhanh các chỉ tiêu thí nghiệm như COD, Amoni, TN, TP được thu gom theo hình thức CTNH
- Nước thải rửa tay của nhân viên thí nghiệm được thu gom về bể chứa nước thải đầu vào của Nhà máy để xử lý
Lắp đặt bổ sung máy ép bùn băng tải
Không lắp đặt máy ép bùn băng tải Đã lắp đặt máy ép bùn băng tải để xử lý bùn phát sinh từ bể DAF
Thay đổi tên chủ dự án đầu tư:
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức đã được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư cho liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền và Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển môi trường SFC Việt Nam theo Quyết định số 7312/QĐ-UBND ngày 31/12/2014, Quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư số 8608/QĐ-UBND ngày 14/12/2017 và Quyết định số 5910/QĐ-UBND ngày 24/10/2019
Ngày 06/10/2016, Dự án “Đầu tư nâng công suất xử lý của Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức từ 13.500 m 3 /ngày đêm lên 20.000 m 3 /ngày” đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo ĐTM cho Chủ dự án là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền theo Quyết định số 2302/QĐ-BTNMT
Ngày 28/12/2022, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển môi trường SFC Việt Nam đã ủy quyền cho Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền thực
113 hiện các Căn cứ Văn bản ủy quyền số 2812/VBUQ/PĐ-SFC giữa (bên ủy quyền) và (bên được ủy quyền)
Căn cứ theo Hợp đồng chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê giữa Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền (bên chuyển nhượng) và Công ty
Cổ phần Quản lý vận hành xử lý nước thải Việt Nam (bên nhận chuyển nhượng), theo đó, Công ty Cổ phần Quản lý và vận hành xử lý nước thải Việt Nam nhận chuyển nhượng toàn bộ tài sản gắn liền với đất của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền thuộc Dự án Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà tại địa chỉ: xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nôi, Việt Nam
Căn cứ khoản 3 Điều 36 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 quy định:
“Trường hợp có thay đổi chủ dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và thông báo cho cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh” Do đó, ngày 12/06/2023 Công ty
Cổ phần Quản lý vận hành xử lý nước thải Việt Nam đã có Văn bản số 72/OMC-BC gửi đến Bộ Tài nguyên và Môi trường và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để thông báo vể sự thay đổi tên chủ dự án đầu tư “Nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà, công suất 20.000 m 3 /ngày đêm”
Trong nội dung Văn bản số 72/OMC-BC, Công ty Cổ phần Quản lý và vận hành xử lý nước thải Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án số 2302/QĐ-BTNMT ngày 06/10/2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 2565/GP-BTNMT ngày 14/08/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các quy định hiện hành khác của pháp luật
Thay đổi vị trí kho lưu chứa chứa CTNH: Theo nội dung báo cáo ĐTM, kho lưu chứa CTNH được “bố trí ngay tại khu máy ép bùn” Tuy nhiên, Chủ cơ sở đã xây dựng riêng một kho lưu chứa CTNH có diện tích 31 m 2 tại khu vực kho nhà xưởng tại phía Đông Nam của Nhà máy Đây là vị trí phù hợp nhất để lưu chứa tạm thời CTNH vì nằm cuối hướng gió và thuận tiện cho quá trình thu gom, vận chuyển CTNH của đơn vị chức năng Kho chứa CTNH được xây dựng kín, có cửa cuốn, dán biển tên kho chứa CTNH và diện tích đảm bảo lưu chứa được toàn bộ lượng CTNH phát sinh tại Nhà máy
Phương án xử lý nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm: Theo nội dung báo cáo ĐTM, nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm sẽ được thu gom và giao cho đơn vị có chức năng để xử lý (không đưa vào Trạm XLNT để xử lý) Tuy nhiên, hiện tại phòng thí nghiệm không phát sinh nước thải trong quá trình phân tích các chỉ tiêu trong nước thải do đối với chỉ tiêu pH, DO sẽ sử dụng thiết bị đo nhanh, các chỉ tiêu COD, Amoni, TN, TP,…sử dụng các kít đo nhanh Sau khi đo đạc xong, các kít thử này sẽ được thu gom riêng theo hình thức chất thải nguy hại Nguồn nước thải phát sinh từ phòng thí nghiệm là nước rửa tay của nhân viên được thu gom theo đường ống uPVC D90 để dẫn về bể chứa nước thải có dung tích 4 m 3 Nước thải sau đó được đưa về hố bơm nước thải đầu vào của Nhà máy để xử lý các bước tiếp theo Việc thay đổi một phần hình thức thu gom nước thải từ phòng thí nghiệm về Nhà máy XLNT Cầu Ngà sẽ không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sau xử lý, nước thải sau xử lý đảm bảo đạt Quy chuẩn thủ đô Hà Nội QCTĐHN 02:2014/BTNMT, cột B
Lắp đặt bổ sung máy ép bùn băng tải: Thực hiện theo ĐTM, Chủ đầu tư đã lắp đặt 2 máy ép bùn trục vít tại khu vực đặt bể tuyển nổi DAF để xử lý bùn cặn phát sinh Tuy nhiên qua quá trình vận hành thực tế, lượng cặn bùn phát sinh từ bể DAF chứa nhiều xơ sợi nên hoạt động của hai máy ép bùn trục vít chưa đem lại hiệu quả và bùn sau khi ép độ ẩm vẫn còn tương đối cao Do đó, để giảm chi phí xử lý bùn thải phát sinh, Chủ cơ sở đã đầu tư lắp đặt bổ sung 1 máy ép bùn băng tải Model: BFR – 2000, xuất xứ Taiwan để ép bùn thải phát sinh từ bể tuyển nối DAF; vị trí lắp đặt tại khu vực xử lý bùn bể phốt (thể hiện tại Hình 3.28) Thông số kỹ thuật của máy ép bùn băng tải đã được trình bày chi tiết tại Bảng 3.4 Chương 3 của Báo cáo Máy ép bùn băng tải lắp đặt tại Nhà máy đã hoạt động hiệu quả với độ ẩm sau khi ép đạt đến 85% Bùn sau khi ép sẽ được lưu chứa trong thùng container dung tích 14 m 3 và được Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ môi trường Phúc An đến vận chuyển và xử lý theo đúng quy định Nước thải phát sinh từ quá trình ép được lưu chứa tại bể chứa nước bùn bể phốt có thể tích 67,5 m 3 , sau đó bơm lên bể Selector để tiếp tục xử lý trước khi xả ra ngoài môi trường
Hình 3.28: Máy ép bùn băng tải đang hoạt động tại Nhà máy
Các thay đổi được trình bày tại Bảng 3.11 trên của Nhà máy so với quyết định phê duyệt ĐTM thuộc đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 37 Luật Bảo vệ Môi trường Do đó, Chủ cơ sở sẽ tự đánh giá tác động môi trường, xem xét, quyết định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với những thay đổi nêu trên Chủ cơ sở đã tích hợp nêu trong báo cáo này để được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường của cơ sở.
Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp (khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường quy định tại điểm c khoản 4 Điều 30 Nghị định này)
Cơ cở chưa được cấp giấy phép môi trường nên không có các nội dung thay đổi.
Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có)
Cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
4.1.1 Các nguồn phát sinh nước thải
Hiện tại, tổng số nguồn nước thải phát sinh đưa về hệ thống xử lý nước thải của
Nhà máy XLNT Cầu Ngà công suất 20.000 m 3 / ngày đêm bao gồm 08 nguồn, trong đó:
+ Nguồn 01: Nước thải từ các bệ xí, tiểu trong WC;
+ Nguồn 02: Nước thải từ các bồn rửa, chậu rửa tay và thoát sàn;
+ Nguồn 03: Nước thải từ khu vực nhà ăn, bếp ăn;
+ Nguồn 04: Nước thải từ các bồn rửa trong phòng thí nghiệm;
+ Nguồn 05: Nước thải từ quá trình vệ sinh, máy móc thiết bị, xe vận chuyển trong Nhà máy;
+ Nguồn 06: Nước thải từ quá trình ép bùn
+ Nguồn 07: Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của xã Minh Khai;
+ Nguồn 08: Nước thải làng nghề và nước thải sinh hoạt của 02 xã Dương Liễu và xã Cát Quế
4.1.2 Lưu lượng xả nước thải tối đa:
Lưu lượng xả nước thải tối đa đề nghị cấp phép: 20.000 m 3 /ngày đêm
Số lượng dòng nước thải đề nghị cấp phép: 01 dòng nước thải, nước thải sau xử lý tự chảy ra mương kè đá phía Bắc của Nhà máy sau đó thoát ra kênh tiêu T2 tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
Nước thải sau xử lý tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà đảm bảo đạt đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B với Kq = 0,9 và Kf = 0,9 trước khi xả ra nguồn tiếp nhận
Bảng 4.1: Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm có trong nước thải sau xử lý của Nhà máy
XLNT Cầu Ngà công suất 20.000 m 3 /ngày đêm
STT Thông số Đơn vị
QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B với Kq = 0,9 và Kf = 0,9
STT Thông số Đơn vị
QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B với Kq = 0,9 và Kf = 0,9
6 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 81
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 8,1
25 Tổng phốt pho (tính theo P) mg/l 4,86
28 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/l 0,081
29 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/l 0,81
STT Thông số Đơn vị
QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B với Kq = 0,9 và Kf = 0,9
32 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 0,1
33 Tổng hoạt độ phóng xạ Bq/l 1,0
4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải vào nguồn tiếp nhận nước thải
- Vị trí: Tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội
- Tọa độ vị trí xả nước thải: (Hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 00’, múi chiếu 6 o ): X = 2329782, Y = 570414
- Phương thức xả thải: Nước thải sau xử lý được xả thải theo chế độ tự chảy, xả mặt, ven bờ
- Lưu lượng xả thải lớn nhất: 20.000 m 3 /ngày đêm
- Chế độ xả thải: xả nước thải liên tục, 24 giờ/ngày đêm
- Nguồn tiếp nhận nước thải: Nước thải sau xử lý chảy ra mương kè đá phía Bắc của Nhà máy, sau đó thoát ra kênh tiêu T2 tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải
4.2.1 Nguồn phát sinh khí thải
Nguồn phát sinh khí thải đề nghị cấp phép trong quá trình hoạt động của Nhà máy bao gồm:
- Nguồn số 01: Từ tháp xử lý mùi số 01 của hệ thống xử lý mùi của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
- Nguồn số 02: Từ tháp xử lý mùi số 02 của hệ thống xử lý mùi của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
- Nguồn số 03: Từ tháp xử lý mùi số 03 của hệ thống xử lý mùi của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
- Nguồn số 04: Từ máy phát điện dự phòng của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
4.2.2 Lưu lượng xả khí thải tối đa
- Lưu lượng xả khí thải tối đa từ nguồn số 01: 3.600 m 3 /giờ
- Lưu lượng xả khí thải tối đa từ nguồn số 02: 2.000 m 3 /giờ
- Lưu lượng xả khí thải tối đa từ nguồn số 03: 8.000 m 3 /giờ
- Lưu lượng xả khí thải tối đa từ nguồn số 04: Không xác định
- 01 dòng khí thải sau khi được xử lý từ nguồn số 01 sẽ được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả duy nhất
- 01 dòng khí thải sau khi được xử lý từ nguồn số 02 sẽ được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả duy nhất
- 01 dòng khí thải sau khi được xử lý từ nguồn số 03 sẽ được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả duy nhất
- 01 dòng khí thải sau khi được xử lý từ nguồn số 04 sẽ được xả ra ngoài môi trường qua 01 điểm xả duy nhất
4.2.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải
Các chất ô nhiễm chính phát sinh trong quá trình hoạt động của hệ thống xử lý mùi và từ máy phát điện dự phòng khi vận hành của Nhà máy chủ yếu là các khí như:
CH4, H2S, NH3, Methyl mecaptan…Hiện tại đối với giới hạn các chất ô nhiễm chưa có quy chuẩn kỹ thuật so sánh về mùi
4.2.5 Vị trí, phương thức xả khí thải vào nguồn tiếp nhận
+ Vị trí điểm xả theo toạ độ (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 00’, múi chiếu 6 o ): X1 = 2329704, Y1 = 570431
+ Phương thức xả: Dùng quạt hút để đẩy khí ra qua ống thoát khí
+ Chế độ xả thải: Liên tục
+ Vị trí điểm xả theo toạ độ (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 00’, múi chiếu 6 o ): X2= 2329703; Y2= 570428
+ Phương thức xả: Dùng quạt hút để đẩy khí ra qua ống thoát khí
+ Chế độ xả thải: Liên tục
+ Vị trí điểm xả theo toạ độ (theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105 o 00’, múi chiếu 6 o ): X3 = 2329702; Y3 = 570425
+ Phương thức xả: Dùng quạt hút để đẩy khí ra qua ống thoát khí
+ Chế độ xả thải: Liên tục
+ Vị trí điểm xả khí thải của nguồn không thường xuyên của máy phát điện dự phòng: (Tọa độ vị trí xả khí thải theo VN2000, kinh tuyến trục 105 0 00’, múi chiếu 6 0 ):
+ Phương thức xả thải: xả gián đoạn trong khi sử dụng máy phát điện dự phòng.
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (nếu có)
4.3.1 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung
- Nguồn số 01: Từ các máy thổi khí, máy bơm được lắp đặt tại Khu nhà phụ trợ (đặt máy thổi khí) của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
- Nguồn số 02: (không thường xuyên): Từ máy phát điện dự phòng đặt tại khu nhà phụ trợ (đặt máy phát điện dự phòng) của Nhà máy XLNT Cầu Ngà
4.3.2 Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung
- Tọa độ nguồn số 01: X1= 2329710; Y1= 570467 (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 105 o 00’ múi chiếu 6 o )
- Tọa độ nguồn số 02 (không thường xuyên): X2= 2329704; Y2= 570469 (Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến 105 o 00’ múi chiếu 6 o )
4.3.3 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung
Giá trị giới hạn của tiếng ồn, độ rung tại Nhà máy đảm bảo tuân thủ đúng theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung; áp dụng đối với khu vực thông thường, cụ thể như sau: a Tiếng ồn
1 70 55 Khu vực thông thường b Độ rung
Thời gian áp dụng trong ngày và mức gia tốc rung cho phép (dB)
Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có)
Cơ sở không thuộc đối tượng đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có)
Cơ sở không thuộc đối tượng nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải
Trong quá trình hoạt động, Chủ cơ sở đã thực hiện đầy đủ chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động theo đúng nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt tại Quyết định số 2302/QĐ-BTNMT ngày 06 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Trong đó, Chủ đầu tư đã tiến hành quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý với tần suất 1 tháng/lần Thông tin chi tiết về chương trình quan trắc và kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý như sau:
Chủ cơ sở đã phối hợp với Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng (trong năm 2021) và Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (năm 2022 và năm
2023) tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà công suất 20.000 m 3 /ngày đêm Thông tin cụ thể như sau:
- Vị trí: tại mương quan trắc (nước thải đã xử lý sau bể khử trùng)
- Thông số giám sát: Nhiệt độ, Độ màu, pH, BOD5, COD, TSS, Asen, Thủy ngân, Chì, Cadimi, Cr (VI), Cr (III), Đồng, Kẽm, Niken, Mn, Fe, Tổng Xianua, Tổng phenol, Tổng dầu mỡ khoáng, Sunfua, Amoni (NH4 +), Tổng Nitơ, Tổng Photpho, Clorua, Coliform, NO3 -_N, Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt,
PO4 3-_P, Clo dư, Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ, Tổng hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ
+ QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B với Kq = 0,9 và Kf = 0,9: Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội
+ QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B với K=1: Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt
Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải định kỳ từ Tháng 1 năm 2021 đến Tháng 3 năm 2023 được thể hiện chi tiết trong Bảng 5.2 đến Bảng 5.6 dưới đây
Nhận xét: Qua kết quả tổng hợp quan trắc chất lượng nước thải định kỳ từ tháng
1 năm 2021 đến tháng 3 năm 2023 cho thấy: Các thông số ô nhiễm trong nước thải đều nằm trong giới hạn cho phép quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội - QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B với Kq = 0,9 và Kf = 0,9 và Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B với K=1 Điều này chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà công suất 20.000 m 3 /ngày đêm đang hoạt động hiệu quả
❖ Quan trắc bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải
Ngoài quan trắc nước thải sau xử lý để kiểm soát chất lượng nước thải trước khi thải ra ngoài môi trường, Chủ cơ sở đã tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải với tần suất 03 tháng/lần; nhằm phân định bùn thải và có phương án lưu chứa và xử lý theo đúng quy định
Chủ cơ sở đã phối hợp với Công ty Cổ phần Liên minh Môi trường và Xây dựng (trong năm 2021) và Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường (năm 2022 và năm
2023) tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng bùn thải sau bể nén bùn tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà công suất 20.000 m 3 /ngày đêm Thông tin cụ thể như sau:
- Vị trí: bùn thải sau bể nén bùn
- Thông số giám sát: pH, Ag, Ba, As, Ni, Cu, Cd, Hg, Pb, Se, Zn, Co, Cr 6+ , CN-, Tổng dầu, Benzen, Phenol
- Quy chuẩn so sánh: QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước
Tổng hợp kết quả quan trắc bùn thải định kỳ từ Quý I năm 2021 đến Quý I năm
2023 được thể hiện chi tiết trong Bảng 5.7 và Bảng 5.8 dưới đây
Nhận xét: Qua kết quả tổng hợp quan trắc chất lượng bùn thải định kỳ từ Qúy I năm 2021 đến Qúy I năm 2023 cho thấy: tất cả các thông số quan trắc trong bùn thải phát sinh tại Nhà máy đều nằm dưới ngưỡng nguy hại được quy định tại QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước Do đó, bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải tại Nhà máy được thu gom, lưu chứa và chuyển giao cho đơn vị có chứa năng xử lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường Trong quá trình hoạt động của Nhà máy, Chủ cơ sở vẫn sẽ tiếp tục thực hiện quan trắc định kỳ đối với bùn thải phát sinh để giám sát chất lượng bùn thải Trong trường hợp kết quả quan trắc bùn thải có thông số vượt ngưỡng nguy hại, bùn thải sẽ được thu gom, lưu chứa, vận chuyển và xử lý như đối với chất thải nguy hại
❖ Quan trắc nước thải qua hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục
Tổng hợp số liệu quan trắc nước thải sau xử lý được trích xuất qua hệ thống quan trắc tự động liên tục và được truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 5.1: Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải được trích xuất qua hệ thống quan trắc tự động liên tục từ tháng 1/2021 đến tháng 2/2023
Nitrat (mg/l) Giới hạn cho phép
Nitrat (mg/l) Giới hạn cho phép
Nhận xét: Qua tổng hợp kết quả trích xuất số liệu quan trắc nước thải sau xử lý của hệ thống quan trắc tự động liên tục tại Nhà máy cho thấy: tất cả các chỉ tiêu quan trắc đều thấp hơn so với quy chuẩn cho phép quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội - QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B với
Kq = 0,9 và Kf = 0,9 và Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B với K=1 Điều này chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải tại Nhà máy XLNT Cầu Ngà công suất 20.000 m 3 /ngày đêm đang hoạt động hiệu quả.
Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải
Cơ sở không thuộc đối tượng quan trắc định kỳ bụi, khí thải.
Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo (chỉ áp dụng đối với cơ sở không phải thực hiện quan trắc chất thải theo quy định)
Cơ sở đã thực hiện quan trắc chất thải định kỳ theo quy định kể từ khi hoạt động đến nay Do vậy, Cơ sở không thực hiện quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo
TỔNG HỢP KẾT QUẢ QUAN TRẮC NƯỚC THẢI ĐỊNH KỲ Bảng 5.2: Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải định kỳ từ tháng 1/2021 đến tháng 6/2021
TT Thông số Đơn vị Tháng
TT Thông số Đơn vị Tháng
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 0,6 0,7 0,8 0,9 0,7 1,1 8,1
29 Dầu mỡ động thực vật mg/l 0,9 0,6 0,5 0,5 0,6 0,9 20
30 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l
33 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ mg/l
KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,081
34 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ mg/l
KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,81
- Quy chuẩn cho phép: Đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội - QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B với Kq = 0,9 và Kf = 0,9 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B, K=1,0
Bảng 5.3: Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải định kỳ từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2021
TT Thông số Đơn vị Tháng
TT Thông số Đơn vị Tháng
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 0,7 1,2 0,9 0,6 0,4 0,6 8,1
29 Dầu mỡ động thực vật mg/l 0,9 1,1 1,1 0,8 0,5 0,7 20
30 Tổng các chất hoạt động bề mặt mg/l
33 Tổng hóa chất bảo vệ mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,081
TT Thông số Đơn vị Tháng
Quy chuẩn cho phép thực vật clo hữu cơ
34 Tổng hóa chất bảo vệ thực vật photpho hữu cơ mg/l KPH KPH KPH KPH KPH KPH 0,81
- Quy chuẩn cho phép: Đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội - QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B với Kq = 0,9 và Kf = 0,9 và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN 14:2008/BTNMT, Cột B, K=1,0
Bảng 5.4: Tổng hợp kết quả quan trắc nước thải định kỳ từ tháng 1/2022 đến tháng 06/2022
TT Thông số Đơn vị Tháng
TT Thông số Đơn vị Tháng
28 Dầu mỡ động thực vật mg/l