Y THUC CONG DAN doc

2 105 0
Y THUC CONG DAN doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

rật tự. kĩ cương của xã hội được duy trì là nhờ vào pháp luật, nhưng cũng có những hành vi không được chế tài bằng pháp luật mà nó được quy định bằng những thiết chế ngầm để định hướng cho những hành vi đối xử trong cộng đồng, có thể cho đó là những hàng rào pháp luật dựa trên ý thức tự giác của công dân. T Sau đây là những ví dụ về những hành vi của công dân trong xã hội: Chắc trong chúng ta vẫn còn nhớ tai họa kép( động đất, sóng thần và sự cố về nhà máy điện hạt nhân ) xãy ra ở Fukushima – báo Lao Động Online ngày 18/03/2011 đăng bài viết với nhan đề “ Thư Nhật Bản : Cạn nước mắt khóc Fukushima” có đoạn viết “…Nhìn thấy cậu bé lạnh run lập cập, tôi cởi áo khoác cảnh sát trùm lên người cậu rồi đưa khẩu phần ăn của tôi cho cậu bé.Cậu bé nhận túi lương khô của tôi, khom người cảm ơn. Tôi nghĩ chắc nó sẽ ngấu nghiến ăn ngay.Nhưng cậu bé ôm bao lương khô để vào thùng thực phẩm đang phân phát rồi quay lại xếp hàng.Trước ánh mắt sững sờ của tôi, cậu bé trả lời: “ Bởi vì còn có nhiều người khác đói hơn con.Bỏ vào đó để các cô chú phát chung cho công bằng chú ạ!”.Nhật Bản chịu sức mạnh tàn phá khủng khiếp của động đất ( 9,5 độ richter) nhưng thiệt hại về sinh mạng lại ít hơn rất nhiều so với động đất ở Ha-Hi-Ti.Sau động đất, Nhật Bản không hề có vấn nạn cướp bóc như ở các quốc gia khác cùng chịu thảm trạng tương tự, ngay cả tài sản của người bị hại cũng được mọi công dân Nhật Bản trân trọng, giữ gìn , gởi cho chính phủ để hoàn trả lại cho khổ chủ. Trận bão khủng khiếp ( Ka-ti-na ) ở các làng chày của Mĩ ( Niu óc-lơn ), thế giới kinh ngạc về tình cảm máu chảy ruột mềm, thương yêu đùm bọc nhau qua cơn khốn cùng của cộng đồng người Việt ở đây. Xã hội ta có bao tấm gương đáng trân trọng khiến ta phải nghiêng mình nể phục: Những chiến sĩ xông pha vào vùng nước xoáy để cứu người bị đuối nước, khi về đến nhà thì người thân đã bị dòng lũ hung tợn cướp mất, có đứa bé 6,7 tuổi đã dũng cảm cứu sống em bé té xuống nước mà bản thân vĩnh viễn không còn về với gia đình… Ngay tại thành phố văn minh. phồn hoa lại có những hạn người vô tâm, phi nhân tính: vồ lấy những tờ giấy bạc của người bị kẻ cướp hại trước ánh mắt bất lực, kinh hãi của anh ta, thì tại một bản làng hẻo lánh của người Dao lại có bộ luật biết xấu hỗ bất thành văn nhưng lại được mọi người tuân thủ nghiêm ngặt, xem đó là danh giá tuyệt đối của gia đình, nên không có gì lạ khi ở đây không có khái niệm nhà cửa phải khóa, đồ vật quý phải cất giấu… Những ví dụ trên gợi cho ta những suy nghĩ gì? Theo tôi, sống và làm việc theo pháp luật thôi thì chưa đủ, có những vấn đề pháp luật chưa ràng buộc công dân phải tuân thủ như tinh thần hi sinh, xả thân cho cộng đồng; nếp sống tự giác vì mọi người như em bé Nhật Bản; không biết xấu hỗ vì những hành vi thiếu ý thức như vồ lấy những tờ giấy bạc của người bị hại…Vì thế ý thức tự giác của công dân là vô cùng quan trọng trong tất cả các diền mối của mọi quan hệ xã hội, phải xem đó là nếp sống văn minh thể hiện rõ nhất tính nhân văn, hội nhập trong tiến trình phát triển của nước ta…Mình vì mọi người và mọi người vì mình, thiết tưởng tư tưởng, lẻ sống này không hề lạc hậu trong thời buổi kinh tế thị trường này, phải có trái tim quảng đại, có lòng độ lượng, nhân ái trong thái độ giao tiếp với mọi người, tình yêu phải tỉ lệ thuận với giá trị tăng cao về GDP , văn minh tinh thần phài hòa hợp với tiến bộ của đời sống vật chất. Lê Anh Dũng leanhdungtp@yahoo.com . ngặt, xem đó là danh giá tuyệt đối của gia đình, nên không có gì lạ khi ở đ y không có khái niệm nhà cửa phải khóa, đồ vật quý phải cất giấu… Những ví dụ trên gợi cho ta những suy nghĩ gì? Theo. ( Niu óc-lơn ), thế giới kinh ngạc về tình cảm máu ch y ruột mềm, thương y u đùm bọc nhau qua cơn khốn cùng của cộng đồng người Việt ở đ y. Xã hội ta có bao tấm gương đáng trân trọng khiến ta. thân vĩnh viễn không còn về với gia đình… Ngay tại thành phố văn minh. phồn hoa lại có những hạn người vô tâm, phi nhân tính: vồ l y những tờ gi y bạc của người bị kẻ cướp hại trước ánh mắt bất

Ngày đăng: 27/06/2014, 04:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan