1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận sơn trà thành phố đà nẵng

129 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng
Tác giả Phan Mỵ Trâm
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Quang Sơn, TS. Bùi Thị Thanh Diệu
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 14,99 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu 2.2: Tình hình giáo dục mầm non quận Sơn Trà 32 2.3: Kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Giảng viên hướng dẫn:

1 PGS TS LÊ QUANG SƠN

2 TS BÙI THỊ THANH DIỆU

Đà Nẵng – 2023

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2

6 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON 4

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 4

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 4

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 5

1.2 Các khái niệm chính của đề tài 6

1.2.1 Quản lý 6

1.2.2 Quản lý giáo dục 6

1.2.3 Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 7

1.2.4 Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 8

1.3 Lý luận về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non 9

1.3.1 Vai trò của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 9

1.3.2 Mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 9

1.3.3 Nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 9

1.3.4 Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 20

1.3.5 Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 22

1.3.6 Các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 23

1.4 Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non 23

1.4.1 Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 23

1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 24

Trang 7

1.4.3 Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận

thức cho trẻ mẫu giáo 24

1.4.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 25

1.4.5 Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 25

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non 26

1.5.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương 26

1.5.2 Sự kết hợp giữa gia đình trẻ, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non 26

1.5.3 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường 26

1.5.4 Năng lực quản lý của hiệu trưởng 27

1.5.5 Năng lực của giáo viên 27

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 29

2.1 Tổ chức khảo sát 29

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 29

2.1.2 Đối tượng khảo sát 29

2.1.3 Nội dung khảo sát 29

2.1.4 Phương pháp khảo sát 30

2.1.5 Xử lý kết quả khảo sát 30

2.2 Khái quát về đặc điểm kinh tế, văn hóa – xã hội và giáo dục đào tạo của quận Sơn Trà 30

2.2.1 Điều kiện tự nhiên 30

2.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 31

2.2.3 Tình hình giáo dục và đào tạo 32

2.3 Thực trạng hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non Quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng 33

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 33

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 34

2.3.3 Thực trạng nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 35

2.3.4 Thực trạng phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 37

Trang 8

2.3.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu

giáo 39

2.3.6 Thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 40

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non Quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng 42

2.4.1 Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 42

2.4.2 Thực trạng quản lý nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 43

2.4.3 Thực trạng quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 44

2.4.4 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 46

2.4.5 Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 48

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non 50

2.6 Đánh giá chung 51

2.6.1 Mặt mạnh 51

2.6.2 Mặt yếu 52

2.6.3 Nguyên nhân 52

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 53

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN SƠN TRÀ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 54

3.1 Các nguyên tắc chung đề xuất biện pháp 54

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 54

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 54

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 55

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 55

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non Quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng 55

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 55

3.2.2 Chỉ đạo đa dạng hóa các phương pháp và hình thức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 58

3.2.3 Tăng cường bồi dưỡng giáo viên về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 67

Trang 9

3.2.4 Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động phát triển nhận thức

cho trẻ mẫu giáo 69

3.2.5 Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo 71

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 72

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 73

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 73

3.4.2 Nội dung và cách khảo nghiệm 73

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 73

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CBQL Cán bộ quản lý

GD&ĐT Giáo dục và đào tạo

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.2: Tình hình giáo dục mầm non quận Sơn Trà 322.3:

Kết quả khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên

về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường

mầm non quận Sơn Trà

33

2.4: Kết quả khảo sát về thực hiện mục tiêu hoạt động phát triển

nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non quận Sơn Trà 342.5: Kết quả khảo sát về thực hiện nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non quận Sơn Trà 35

2.6:

Kết quả khảo sát về thực hiện phương pháp tổ chức hoạt động

phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non quận

Sơn Trà

37

2.7:

Kết quả khảo sát về thực hiện hình thức tổ chức hoạt động phát

triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non quận Sơn

Trà

38

2.8:

Kết quả khảo sát về thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động phát

triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non quận Sơn

Trà

39

2.9: Kết quả khảo sát về các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non quận Sơn Trà 40

2.10:

Kết quả khảo sát về quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động phát

triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non quận Sơn

Trà

42

2.11: Kết quả khảo sát về quản lý nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non quận Sơn Trà 43

2.12:

Kết quả khảo sát về quản lý phương pháp, hình thức tổ chức

hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm

non quận Sơn Trà

44

2.13:

Kết quả khảo sát về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá phát

triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non quận Sơn

Trà

46

2.14:

Kết quả khảo sát về quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát

triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường mầm non quận Sơn

Trà

48

Trang 12

Số hiệu

2.15:

Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản

lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo các trường

mầm non quận Sơn Trà

503.1: Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp đã đề xuất 733.2: Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 75

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách “của mỗi con người Do đó, giáo dục mầm non, bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân đóng có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng và hình thành nên nhân cách của mỗi con người tương lai Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp các em phát triển về mọi mặt như thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp Một,… và phát triển những năng lực, phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết Trong đó, phát triển nhận thức cho trẻ ở giai đoạn này là vô cùng quan trọng, đặc biệt với trẻ mẫu giáo, đây là thời điểm bước ngoặt, là sự kiện quan trọng khiến các nhà giáo dục cần quan tâm, một mặt để giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lý trong suốt thời kỳ mẫu giáo; mặt khác, là sự chuẩn bị tích cực cho trẻ đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường phổ thông, để trẻ bước vào lớp 1 với sự tự tin, thích nghi nhanh chóng với môi trường giáo dục mới Do đó, việc chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm

lý đến học tập ở trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của giai đoạn giáo dục mầm non nói chung và trẻ ở mẫu giáo nói riêng Trẻ bước vào trường học ngoài mặt tâm lý, vốn tri thức nhất định về thế giới xung quanh, phải có các chuẩn mực hành

vi đạo đức, kỹ năng cần thiết giúp trẻ nhanh chóng gia nhập vào tập thể lớp, tìm được

vị trí của mình trong tập thể, có ý thức trách nhiệm trong các hoạt động Do đó, công tác quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là hết sức quan trọng với các nhà quản lý các trường cũng như các cấp quản lý giáo dục mầm non của Việt Nam

Tại các trường mầm non trên địa bàn quận Sơn Trà, hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo đã được Hiệu trưởng và các giáo viên chú ý Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động này tại các trường mầm non quận Sơn Trà chưa đi vào thực chất, chưa phát huy tính năng động, sáng tạo của giáo viên, chưa gắn kết được vai trò của các lực lượng giáo dục trong việc tổ chức quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, chưa chú trọng đến việc chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động, phương pháp, nội dung hoạt động phát triển nhận thức” cho trẻ mẫu giáo một cách hệ thống,…

Xuất phát từ lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý

hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non trên địa bàn quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sĩ Quản

lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động phát triển “nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng, đề

Trang 15

xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo ở các trường mầm non

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu

Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động phát triển nhận “thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: 08/08 trường mầm non công lập trên địa bàn quận Sơn Trà

- Giới hạn về đối tượng khảo sát

Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên dạy trẻ mẫu giáo của 08/08 trường mầm non trên địa bàn quận Sơn Trà và phụ huynh học sinh

3.3 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động giáo dục kỹ năng nhận biết và thể hiện cảm xúc cho trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng các phương pháp như phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa trong nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nhận thức, quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non nhằm viết cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn và thử nghiệm

4.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

4.3 Phương pháp thống kê toán học

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về quản

lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non

Trang 16

trường mầm non quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng có cơ sở để điều chỉnh quá trình giáo dục kịp thời

Các biện pháp phát triển nhận “thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng được đề xuất là một tài liệu tham khảo có giá trị cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non Đồng thời, các trường mầm non có thể vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ

6 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn có cấu trúc gồm 03 chương đó là:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng.”

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC CHO TRẺ MẪU GIÁO TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Hoạt động nhận thức là một hoạt động quan trọng của con người, là khởi “nguồn của mọi sự hiểu biết Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành động đúng và ngược lại, nghĩa là nhận thức định hướng cho mọi hành động của con người Trong độ tuổi mầm non, nhận thức thế giới xung quanh bằng các giác quan, thông qua các hoạt động, giao tiếp với người lớn, với bạn trong cuộc sống hàng ngày và trong các hoạt động giáo dục dưới sự hướng dẫn của người lớn như làm quen với toán, âm nhạc, văn học, tạo hình, vận động Do là một thành phần không thể thiếu được trong tâm lý người và có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý người nên vấn đề nhận thức được rất nhiều nhà tâm

lý, giáo dục trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Một số nghiên cứu điển hình như sau:

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Kurt W Fischer and Daniel Bullock (1984) cho rằng các nhà lãnh đạo nhà trường cần trả lời được câu hỏi: Bản chất kiến thức của trẻ em là gì? Làm thế nào để kiến thức của trẻ thay đổi theo sự phát triển? Hành vi học tập của trẻ được tổ chức như thế nào? Những quá trình nào tạo ra hoặc làm nền tảng cho sự thay đổi hành vi về sự phát triển nhận thức ở trẻ em mầm non trước tuổi đi học [26]

Bartsch, K, và Wellman, H, M (1995) đã sử dụng các mẫu trò chuyện của trẻ trong thực tế để chứng minh sự phát triển hiểu biết trí tuệ của trẻ [25] Wellman là một trong những nhà điều tra thuyết trí tuệ trong khi Batsch là học trò của ông.”

Ahmad Zmily, Christina B Class, Yaser Mowafi, and Dirar Abu-Sayme “(2013) cho rằng: Giáo dục trẻ em trong những năm đầu đời rất quan trọng đối với sự tiến bộ

về mặt xã hội, thể chất, trí tuệ, sự sáng tạo và cảm xúc Nhà quản lý cần quan tâm đến việc tìm kiếm những giải pháp để tăng hiệu quả học tập cho trẻ mầm non Các tác giả

đề xuất một cách tiếp cận mới cho môi trường học tập tương tác nhằm phát triển nhận thức cho trẻ trong giáo dục mầm non Đề xuất của các tác giả tập trung vào việc tạo ra một môi trường tương tác, vui nhộn, mang tính giáo dục cho phép trẻ em vừa học vừa chơi [24]

Nan Zeng, Mohammad Ayyub, Haichun Sun, Xu Wen, Ping Xiang and Zan Gao (2017) đã tổng hợp các tài liệu liên quan đến bằng chứng ngẫu nhiên về tác động của các chương trình hoạt động thể chất khác nhau đối với kỹ năng vận động và phát triển nhận thức ở trẻ mầm non phát triển điển hình Trong số năm nghiên cứu điều tra ảnh hưởng của hoạt động thể chất đối với sự phát triển nhận thức, bốn (80%) cho thấy

Trang 18

những thay đổi đáng kể và tích cực trong việc học ngôn ngữ, thành tích học tập, sự chú

ý và trí nhớ làm việc [27]

Pam Murphy (2018) cho rằng các hoạt động thu hút trẻ em vào giải quyết vấn

đề, sắp xếp, phân loại, hiểu và sử dụng thông tin thúc đẩy sự phát triển nhận thức Câu

đố phù hợp với lứa tuổi, trò chơi phù hợp, trò chơi phân loại và chơi theo khối có sức thu hút trẻ mẫu giáo tham gia vào hoạt động đòi hỏi chúng phải hoạt động trí óc để vượt qua” [28]

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Tại Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu về hoạt “động nhận thức, cụ thể là hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non như Nguyễn Công Khanh (2009) [17]; Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa (2011) [22]… Tư tưởng chính của các tác giả là trình bày bộ môn Tâm lý học trẻ

em tuổi mầm non như một khoa học mà đối tượng là sự phát triển tâm lý chứ không phải chỉ là bản thân những đặc điểm tâm lý này Khi trình bày mỗi giai đoạn lứa tuổi, mỗi mặt của sự phát triển tâm lý, các tác giả dành vị trí trung tâm cho những vấn đề có

sự liên quan đến quá trình phát triển, các tiền đề xuất phát của sự phát triển, các cấu tạo tâm lý mới nảy sinh trong quá trình phát triển, các điều kiện cơ bản của sự phát triển và các kết quả cuối cùng của từng giai đoạn phát triển Những tài liệu mang tính chất mô tả liên quan đến đặc điểm lứa tuổi trẻ em chỉ được sử dụng ở chừng mực cần thiết để giúp cho người đọc hiểu rõ thêm quá trình phát triển

Phạm Minh Hạc (2002) [14], Nguyễn Quang Uẩn (2005) [23], Trần Trọng Thủy (2001) [21] đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tri giác và tư duy và đã kết luận tri giác không những chịu ảnh hưởng của các tác nhân kích thích mà còn bị chi phối bởi các nhân tố bên trong chủ thể như thái độ, nhu cầu, hứng thú, động cơ…

Phạm Hoàng Gia (1978), Nguyễn Công Khanh (2009) cho rằng cốt lõi của tư duy là trí thông minh, quá trình lĩnh hội các khái niệm cũng chính là quá trình phát triển tư duy và là cơ sở để tạo nên trí thông minh Với trẻ mẫu giáo sự thể hiện trong các thao tác với đồ vật và trong chính các hoạt động của trẻ là” biểu hiện sự thông minh của chúng [12], [17]

Trương Thị Thùy Anh (2017) lại có một hướng nghiên cứu độc đáo, tập “trung vào vai trò của đồng dao trong sự phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo Đồng dao không chỉ mở rộng nhận thức về thế giới xung quanh mà còn đóng vai trò trong việc giúp trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng phát triển ngôn ngữ, thể chất, thẩm mĩ, tình cảm xã hội [1]

Hoàng Nam Hải (2019) cho rằng sự phát triển tâm lý của con người phải trải qua nhiều giai đoạn Những giai đoạn này được liên kết chặt chẽ với sự phát triển của các hoạt động của con người Khi trẻ chuyển từ tuổi này sang tuổi khác, luôn có những cấu trúc tâm lý mới chưa bao giờ xuất hiện trong giai đoạn trước Những cấu trúc mới này làm thay đổi nhận thức của trẻ trong quá trình phát triển, gây ra những khó khăn

Trang 19

trong các hoạt động nhận thức, đặc biệt là trong việc học toán Bài báo cung cấp một

số biện pháp hỗ trợ nhận thức cho học sinh khi bắt đầu cấp tiểu học dạy toán [15]

Một số tác giả nghiên cứu những vấn đề về hứng thú nhận thức, tính tích cực nhận thức của trẻ điển hình như tác giả Hoàng Thị Phương (2012) [20], Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Thị Linh (2014) [2], Lường Thị Định (2019) [11] Tác giả Lường Thị Định đã trình bày kết quả khảo sát về tình trạng phát triển sự quan tâm nhận thức trong hoạt động học tập cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên mầm non tại huyện Thuận Châu, Sơn Tỉnh La, giúp giáo viên mầm non khám phá những hạn chế và lợi thế của việc tổ chức các hoạt động học tập để phát triển và duy trì sự quan tâm cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp hiệu quả để cải thiện lợi ích nhận thức đang phát triển cho trẻ” 5-6 tuổi trẻ mẫu giáo trong huyện

Tóm lại, các nghiên cứu trên đều đưa ra các phương pháp, biệm pháp cụ “thể, phù hợp nhằm phát triển nhận thức cho trẻ dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ em Việt Nam và các nhà nghiên cứu đều khẳng định phát triển nhận thức là nền tảng quan trọng quyết định đến mọi mặt phát triển toàn diện sau này của trẻ Do đó, trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trên, tác giả đã nghiên cứu, đề xuất các biện pháp quản

lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non quận Sơn Trà là rất cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phát triển nhận thức và chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ sẵn sàng bước vào lớp một theo Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Ban hành kèm theo Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.”

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Quản lý

Có nhiều quan niệm quản lý khác nhau Cụ thể như:

H Koontz cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo những phối hợp nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của tổ chức” [13]

Theo Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Hoạt động quản lý là hoạt động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [9]

Với mỗi cách nhìn nhận khác nhau, các tác giả có những cách diễn đạt khác nhau về quản lý nhưng đều thể hiện một nội dung cơ bản

Trong phạm vi luận văn này, quản lý là quá trình nhà quản lý sử dụng “phương pháp quản lý một cách khéo léo để quản lý các khía cạnh như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra, đánh giá và các điều kiện hỗ trợ để thực hiện và đạt được mục tiêu mà tổ chức đã đề ra

1.2.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục còn được hiểu một cách cụ thể là quản lý một hệ thống giáo dục, một trường học, một cơ sở giáo dục, có thể là một trung tâm hướng nghiệp dạy

Trang 20

nghề, một tập hợp các cơ sở giáo dục trên địa bàn dân cư Quản lý giáo dục được hiểu

là những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý quản lý đến tất cả mắt xích của hệ thống từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.”

Theo các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2006), “quản

lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ

và với từng học sinh” [16]

Theo Trần Kiểm (2012), “quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [19]

Theo các tác giả này, quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ “thể quản lý đến khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động giáo dục ở cấp vĩ mô và vi mô (nhà trường) trong hệ thống giáo dục quốc dân, đạt tới kết quả mong đợi một cách hiệu quả nhất

Như vậy, quản lý giáo dục là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong lĩnh vực giáo dục, hay quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài

Quản lý giáo dục ở nhà trường là quản lý hoạt động của người dạy, người học

và quản lý các tổ chức sư phạm ở các cơ sở khác nhau trong việc thực hiện các kế hoạch, chương trình giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) nhằm đạt được các mục tiêu GD&ĐT đặt ra.”

1.2.3 Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu

“thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức,

sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ [20]

Trong tâm lý học, nhận thức được coi là một quá trình xử lý thông tin của các chức năng tâm lý của một cá nhân

Phát triển nhận thức là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn việc xử lý thông tin của các chức năng tâm lý của một cá nhân

Trang 21

Phát triển nhận thức cho trẻ là một quá trình tác động sư phạm có mục đích, có định hướng, có kế hoạch của nhà giáo dục đến trẻ nhằm hình thành cho trẻ một số biểu tượng đơn giản về thế giới xung quanh và phương thức hoạt động nhận thức sơ đẳng góp phần phát triển những năng lực và nhu cầu hoạt động nhận thức ở trẻ em [20]

Hoạt động phát triển nhận thức là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục tác động lên trẻ, nhằm mục đích đạt được mục tiêu giáo dục,

đó là hình thành được nhận thức cho trẻ, tạo nền tảng giúp trẻ hình thành có thể lĩnh hội được tri thức, tạo tiền đề để cho các bước phát triển tiếp theo và phát triển toàn diện nhân cách.”

Như vậy, hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là quá trình tập “trung vào việc dạy cho trẻ mẫu giáo cách xử lý thông tin, hình thành các khái niệm, tập có quan điểm riêng và tăng cường khả năng ngôn ngữ Mục tiêu chính của sự phát triển nhận thức là tăng cường khả năng phát triển của não, qua đó giúp trẻ hiểu và ứng xử được trong thế giới xung quanh

Phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là tập trung giáo dục trẻ mẫu giáo qua 3 lĩnh vực chủ đạo, bao gồm: Khám phá khoa học, Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về Toán và Khám phá xã hội [11]

Phát triển nhận thức cho trẻ nên được thực hiện theo từng lộ trình cụ thể Đây là một hoạt động cực kỳ quan trọng và cần thiết, bởi việc theo sát từng giai đoạn phát triển nhận thức cho trẻ ngay từ cấp học mầm non sẽ là nền tảng để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình phát triển nhận thức của trẻ mai sau

Bên cạnh, tăng cường thể chất và định hướng cảm xúc tích cực cho các bé, việc hình thành và phát triển khả năng nhận thức cũng là cách để trẻ hoàn thiện bản thân, trang bị những kĩ năng cần thiết để phát hiện và giải quyết vấn” đề

1.2.4 Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là quá trình nhà “quản

lý (Hiệu trưởng) sử dụng phương pháp quản lý một cách khéo léo vào việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá việc phân công và phối hợp các lực lượng

để thực hiện việc dạy cho trẻ mẫu giáo cách xử lý thông tin, hình thành các khái niệm, tập có quan điểm riêng và tăng cường khả năng ngôn ngữ, qua đó giúp trẻ hiểu và ứng

xử được trong thế giới xung quanh [11]

Hiệu trưởng trên cơ sở nắm vững các chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc tổ chức các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo để đi đúng hướng, mềm hóa nội dung, đa dạng hóa về hình thức, thực hiện từng bước việc quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ tại các trường mầm non.”

Trang 22

1.3 Lý luận về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

1.3.1 Vai trò của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là một trong những hoạt “động rất quan trọng trong việc giúp trẻ mẫu giáo hoàn thiện hơn kiến thức, kỹ năng của mình Cụ thể, hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo có các vai trò sau [11]:

- Giúp trẻ hình thành các kỹ năng phát triển của bản thân như kỹ năng quan sát,

kỹ năng nhận diện vấn đề, kỹ năng phán đoán, kỹ năng so sánh và phân loại

- Hình thành sự hiểu biết và nhận thức của trẻ về những vấn đề, sự vật, sự việc

ở môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh

- Giúp trẻ phát triển toàn diện về các kỹ năng của bản thân

- Giúp trẻ hứng thú trong các hoạt động nhận thức

- Giúp trẻ phát triển tính sáng tạo, tạo cho trẻ cách học, cách suy nghĩ, tư duy.”

1.3.2 Mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Theo Chương trình giáo dục mầm non năm 2021, mục tiêu hoạt động phát “triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo gồm:

- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh;

- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định;

- Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau;

- Có khả năng diễn đạt sự hiểu biết bằng các cách khác nhau (bằng hành động, hình ảnh, lời nói ) với ngôn ngữ nói là chủ yếu;

- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật, hiện tượng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán

1.3.3 Nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Trẻ mẫu giáo có đặc trưng là trực quan sinh động, bước đầu hình thành các quá trình nhận thức lý tính Do đó, hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo cần dựa trên sự phát triển các đặc trưng tâm lý lứa tuổi mẫu giáo, từ đó có những tác động giáo dục làm chín muồi và phát triển, tạo nên những tiền đề cho bước phát triển kế tiếp

Theo Chương trình giáo dục mầm non 2021, hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo gồm 3 nội dung chính đó là khám phá khoa học; làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán; và khám phá xã hội.”

1.3.3.1 Khám phá khoa học

“Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm hiểu, khám phá thế giới vật chất Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình khám phá thế giới tự nhiên, tích cực tham gia hoạt động thăm dò, tìm hiểu thế giới tự nhiên Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức khoa học cho

Trang 23

trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật, hiện tượng xung quanh

và thảo luận, chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc Các quá trình khám phá khoa học thích hợp với trẻ nhỏ cần được trau dồi khi trẻ thăm dò, khám phá thế giới là quan sát, so sánh, phân loại, đo lường, thử nghiệm, dự đoán, suy luận.Giáo viên cần chủ động, linh hoạt tạo cơ hội cho trẻ thực hành các kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, thảo luận.cho thích hợp với tình huống của hoạt động cụ thể Vì khám phá khoa học giúp trẻ có cơ hội tìm hiểu và khám phá những điều mới lạ về thế giới xung quanh trẻ, trẻ có cơ hội tìm hiểu những điều kì diệu đang diễn ra hàng ngày mà trẻ đã được tiếp xúc, trải nghiệm nhưng chưa hiểu về những điều đó Vì thế giáo viên cần:

- Cho trẻ khám phá và nhận ra những nét đặc trưng của vật sống, đồ vật và những sự vật, hiện tượng quan sát được bằng cách sử dụng tất cả các giác quan một cách thích hợp

- Cho trẻ xem xét những nét giống và khác nhau của các sự vật, hiện tượng

- Cho trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật và hiện tượng xung quanh

- Dành thời gian cho trẻ tự khám phá, trải nghiệm và chia se, bày tỏ ý kiến của mình

- Khích lệ trẻ suy nghĩ về những gì chúng đang nhìn thấy, đang làm và phát triển những suy nghĩ, ý tưởng của mình và quan tâm đến môi trường xung quanh

- Sử dụng câu hỏi gợi mở để giúp trẻ phát triển suy nghĩ của mình

- Cho phép trẻ được hoạt động và làm những công việc phục vụ cho bản thân trẻ vì những công việc đó có thể sẽ là những bài học và trải nghiệm tốt cho trẻ về khoa học

- Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khám phá khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau

- Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ thể hiện sự hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình,… như:

+ Thể hiện vai chơi trong trò chơi đống vai theo chủ đề gia đình, trường học, bệnh viện,… mô phỏng vận động/di chuyển/dáng điệu của các con vật.”

“+ Hát các bài hát về cây, con vật, mưa, bầu trời, mặt trăng, mặt trời, trái đất,… + Vẽ, xé, nặn, dán các con vật, cây, mưa, bầu trời, mặt trăng, mặt trời, trái đất,…

* Môi trường cho trẻ hoạt động hám phá khoa học nên có:

- Kính phóng đại (Kính núp) , cân, nam châm, gương

- Các con vật nuôi: chim, thỏ

- Bể cá

- Cây, các hạt giống và bình gieo hạt

- Các bộ sưu tập của trẻ: Lá, hoa, côn trùng

Trang 24

- Vỏ trai, sò

- Tranh ảnh về các con vật, cây, lá, hoa, quả

- Thước, dây để đo

- Sách về các hoạt động khoa học dành cho trẻ nhỏ

- Bảng theo dõi thời tiết hàng ngày

- Bàn chơi nước: Chai trong suốt, dụng cụ chứa nước, đong nước, các vật nổi hoặc chìm trong nước

Trẻ nhỏ học chu yếu qua chơi, qua tự mày mò, khám phá GV nên bày phòng, nhóm sao cho kích thích trẻ hoạt động và dành phần lớn thời gian cho trẻ tự học qua chơi Ví dụ: Các hộp/ lọ không đựng gì để cạnh một hộp đựng vài loại hạt khác nhau

sẽ khuyến khích trẻ chọn, phân loại các hạt và dùng cân để cân

Như vậy cho trẻ khám phá khoa học là tạo điều kiện cho trẻ sống hoà đồng trong xã hội Tích luỹ cho trẻ những kiến thức, những kinh nghiệm sống đa dạng và phong phú trong xã hội hiện nay Hình thành ở trẻ những tình cảm xã hội đúng mực, những suy nghĩ, thái độ và cách ứng xử đúng đắn với mọi người xung quanh, đặc biệt

là với những người thân của trẻ Khả năng nhận thức của trẻ được phát triển trong giải quyết vấn đề suy luận và hình thành kiến thức về các sự vật hiện tượng xung quanh.”Qua khám phá trẻ được: “Học bằng chơi, chơi mà học” và đây chính là con đường chủ yếu giúp trẻ nhận biết được các sự vật hiện tượng đang diễn ra xung quanh

“Khám phá khoa học bao gồm các nội dung sau:

(1) Các bộ phận của cơ thể con người

Để giúp trẻ khám phá chức năng của các giác quan và 1 số bộ phâm cơ thể con người (miệng, chân, tay, ngón tay, ngón chân, da) và biết được cơ thể trẻ luôn thay đổi

và phát triển (lớn lên, cao hơn, nặng hơn), có thể tổ chức các hoạt động sau đây cho trẻ (chủ yếu ở chủ đề bản thân và củng cố ở các chủ đề gia đình, trường mầm non, thực vật, động vật)

+ Quan sát các giác quan và một số bộ phận trên cơ thể qua soi gương, củng cố bằng tranh ảnh

+ Kể về bạn, về mình, thảo luận tìm hiểu về các bộ phận cơ thể và chức năng của chúng

+ Nghe kể chuyện và kề lai truyện về chức năng của các bộ phận cơ thể như:”

“Cái mồm” “Cậu bé mũi dài”

+ Tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm qua các trò chơi Ví dụ: trò chuyện vời trẻ:

“Cháu vừa nghe tiếng gì” “nhờ cái gì mà cháu nghe được” điều gì xảy ra nếu bây giờ cháu bịt tai lại để giúp trẻ khám phá chức năng của các giác quan và một số bộ phận của cơ thể

+ Làm đồ chơi (trẻ và cô cùng làm), cắt, dán tranh nhận biết về các chức năng của các giác quan, làm biểu đồ so sánh chiều cao, cân nặng của các bạn trong lớp

Trang 25

+ Tổ chức các trò chơi như: “tay trái, tay phải”, “tôi buồn tôi vui” “giúp tôi tìm bạn” và hát các bài hát nói về các bộ phận cơ thể như : “cái mũi” ; chơi bác sĩ khám bệnh (nghe tim phổi, khám răng khám miệng ); chơi đóng vai người bán hàng với nhưng “gian hàng giày dép mũ áo ”

“+ Cho trẻ được trải nghiệm bằng các giác quan

+ Trẻ được diễn đạt, thảo luận về những điều đã được trải ngiệm

+ Tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu và đặt câu hỏi

+ Sử dụng đúng lúc đúng chỗ các bài hát, bài thơ, câu chuyện, trò chơi, câu đố nói về các giác quan và các bộ phận của cở thể và vệ sinh giữ gìn cơ thể sạch sẽ

Mở rộng vốn từ cho trẻ và dạy trẻ cách diễn đạt suy nghĩ của mình về các giác quan, các bộ phận của cơ thể, các đồ dùng cá nhân liên quan

+ Tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kỹ năng so sánh, phân loại về độ cao- thấp khác nhau của các bạn trong lớp; dài- ngắn của tay chân

+ Phát triển các vận động với các bộ phận của cơ thể (đi, chạy, nhảy, bò ) rèn

sự nhanh nhạy của các giác quan

(2) Đồ vật

Để giúp trẻ khám phá đặc điểm, công dụng và cách sử dụng đồ dùng, đồ chơi

và phương tiện giao thông; mối liên hệ giữa đặc điểm cấu tạo và cách sử dụng của đồ dùng, đồ chơi quen thuộc; đặc điểm của một số chắt liệu (gỗ nhựa, kim loại, vải ) có thể tổ chức các hoạt động sau đây cho trẻ:

- Trải nghiệm, tiếp xúc với đồ vật, chất liệu bằng các giác quan và đưa ra nhận xét đơn giản hoặc trả lời các câu hỏi của cô

- Thử nghiệm; dự đoán, quan sát, ghi chép và đưa ra nhận xét Ví dụ: Nhuộm màu cho vài loại vải, trước và sau khi phơi

- Chơi đóng vai: Cửa hàng mua bán, siêu thị để nhận biết một số đồ dùng và chất liệu của chúng

- Tham quan nơi xản suất 1 số sản phẩm: gốm xứ, đồ gỗ, gạch

- Giải quyết tình huổng: cô nêu câu hỏi, đặt vấn đề cho trẻ giải quyết

- Thực hành nhận biết, phân nhóm các đồ vật và phương tiện giao thông qua các câu chuyện, bài thơ câu đố và hoạt động tạo hình

Các hoạt động trên có thể được thực hiện ở moi lúc, moi nơi hoạc trong các hoạt động học triển khai các chủ đề: bản thân, gia đình, trường mầm non, và được củng cố, mở rộng qua các chủ đề khác trong suốt năm học

- Có thể cho trẻ vẽ, làm mô hình hoặc thảo luận về những điều đã khám phá được.”

(3) Động vật và thực vật

“Đối với khám phá động vật: Để khơi dậy trẻ tính tò mò tự nhiên và tạo cơ hội cho trẻ khám phá về đặc điểm nổi bật và ích lợi của con vật quen thuộc, một vài mối liên hệ đơn giản giữa con vật với môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ chúng,

Trang 26

đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh, nhận xét và phán đoán của trẻ, hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ đúng đắn đối với con vật, gv có thể tổ chức các hoạt động sau đây cho trẻ:

- Quan sát, gọi tên, so sánh, nhận xét và thảo luận sự giống nhau và khác nhau

rõ nét (về tiềng kêu, cấu tạo bên ngoài ) giữa hai con vật

Một số con vật nuôi trong gia đình

- Phân loại các con vật theo một hai dấu hiệu chung

- Quan sát phán đoán một số mối liên hệ đơn giản giữ đặc điểm cấu tạo với môi trường sống, vận động và cách kiếm ăn của các con vật quen thuộc với trẻ

- Cho các con vật nuôi ăn uống và quan sát, thảo luận

Các hoạt động trên đây có thể tiến hành trong chủ đề thế giới động vật ở hoạt động có chủ đích, ở mọi lúc mọi nơi, nhưng cũng có thể tận dụng những tình huống thuận lơi lợi trong tất cả các chủ đề khác để tiến hành Chẳng hạn, cô có thể cho trẻ quan sát, gọi tên, so sánh và nhận xét về các con vật khi tiến hành các chủ đề khác, khi ra hoạt động ngoài trời, khi di dạo chơi, tham quam hoặc trong hoạt động ở các góc

Đối với khám khá thực vật: Để khơi dậy ở trẻ tính tò mò tự nhiên và tạo cơ hội cho trẻ khám phá về những đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây, một vài mối liên hệ giữa cây và môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ chúng, đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh, nhận xét và phỏng đoán của trẻ hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ đúng đắn đối với cây cỏ, hoa lá, gv có thể tổ chức các hoạt động sau đây cho trẻ:

+ Quan sát, gọi tên, so sánh, nhận xét và thảo luận về sự giống nhau (đều có dễ, thân, lá ) và khác nhau (về màu sắc kích thước hình dạng, cấu tạo của thân lá, hoa, quả ) rõ nét của hai loại cây:”

+ Chơi đoán cây qua lá

“+ Thu nhặt lá, hoa, quả, hạt và chơi tạo nhóm theo dấu hiệu rõ nét về màu sắc, kích thước, hình dạng cho trước

+ Quan sát theo dõi sự lớn lên của cây: nảy mầm, ra lá và lớn lên Dùng hình biểu đồ ghi lại sự phát triển của cây

+ Thử nghiệm: gieo hạt đậu vào chậu để gần cửa sổ Khuyến khích trẻ theo dõi

sự nảy mầm và lớn lên của cây trong những điều kiện khác nhau, phán đoán và suy luận các điều kiện sống của cây Cô vẽ sơ đồ hiển thị tốc độ lớn nhanh của cây rồi hướng dẫn trẻ cách cầm thước để đo cây

Trang 27

Các hoạt động trên đây có thể tiến hành chủ đề thế giới thực vật ở hoạt động học hoặc ở mọi nơi mọi lúc, nhưng cũng có thể tận dụng những tình huống thuận lợi ở mọi lúc mọi nơi trong tất cả các hoạt động khác để tiến hành Chẳng hạn, trong khi tiến hành các chủ đề khác, có thể cho trẻ quan sát, gọi tên, so sánh, nhận xét, thảo luận

sự giống nhau và khác nhau rõ nét của hai loại cây, sự lớn lên của cây hoặc khi trẻ ra hoạt động ngoài trời hoặc đi dạo chơi, tham quan cho trẻ thu nhặt lá, hoa, quả, hạt và chơi tạo nhóm

(4) Một số hiện tượng tự nhiên

Để tạo cơ hội cho trẻ khám phá các hiện tượng thời tiết (nóng mưa, nắng, lạnh

và ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt của con người) sự khác nhau giữa ngày và đêm, cô cần tận dụng các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể diễn ra hàng ngày để tổ chức cho trẻ các hoạt động như:

+ Quan sát, thảo luận, nhận xét các hiện tượng thời tiết: nóng mưa nắng lạnh hàng ngày Ghi lại nhật ký thời tiết vào bảng theo dõi thời tiết hoặc vẽ lại hiện tượng thời tiết quan được

+ Quan sát nhận xét thảo luận các hiện tương thời tiết: nắng, mưa, nóng, lạnh theo mùa có ở địa phương

+ Quan sát tháo luận dự đoán về ảnh hưởng của thời tiết với sinh hoạt của con người

+ Quan sát bầu trời, so sánh và nhận xét sự khác nhau giữa ngày và đêm

+ Để tạo cơ hội hội cho trẻ khám phá các nguồn nước và ánh sáng trong sinh hoạt hàng ngày, đặc điểm và ích lợi của nước, ánh sáng, nguyên nhân gây ô nhiễm của nguồn nước sự cần thiết của nước, ánh sáng, không khí với đời sống con người, cây cối và con vật, cô cần tận dụng các điều kiện hoàn cảnh cụ thể diễn ra hàng ngày

và tổ chức cho trẻ hoạt động như:

+ Quan sát các nguồn nước, as ở nơi trẻ sống

+ Trò chuyện kể về các nguồn nước trẻ biết

+ Chơi với cát, nước để trẻ cảm nhận một vài đặc điểm, tính chất của cát nước + Làm một số thực nghiệm nước trong suất, nước bay hơi, cát, không khí với đời sống con người, cây, con vật

+ Thảo luận về nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

+ Sưu tầm tranh ảnh về các nguồn nước và làm sách tranh về các nguồn nước, ích lợi của nước đối với con người, cây, con vật

1.3.3.2 Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán

Để hình thành các biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ mẫu giáo lớn, GV cần:

Tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm dưới nhiều hình thức khác nhau; Tạo và duy trì hứng thú, sự say mê của trẻ; phát triển thái độ tích cực của trẻ đối với việc học toán;

Trang 28

Lập kế hoạch hàng ngày, tạo nhiều cơ hội trải nghiệm về toán cho trẻ qua chơi,

vẽ, tô màu, xây dựng, chơi với nước, cát, chơi đóng vai,…”

Phát triển tư duy, suy diễn của trẻ bằng cách đưa ra các câu hỏi mở, khuyến khích trẻ tìm cách giải quyết như “Đã làm gì?”, “Làm như thế nào?”,…

Tạo môi trường trong và ngoài lớp phong phú, hấp dẫn để kích thích sự tò mò, ham khám phá cho trẻ

“Khi hướng dẫn, GV cần dành thời gian cho trẻ thực hiện nhiệm vụ

Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán bao gồm các nội dung:

(1) Tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm

+ Đếm và nhận biết số lượng

Thuộc số đếm: Trước khi trẻ có thể đếm đúng trên các đối tượng cụ thể, trẻ phải thuộc lòng được tên các số theo thứ tự Trẻ 5 tuổi có thể thuộc lòng số đếm tới hàng chục GV và phụ huynh cần tận dụng mọi cơ hội để khuyến khích trẻ thuộc lòng các số đếm từ 1 đến 10 hoặc hơn nữa tùy thuộc vào khả năng của trẻ

Đếm đúng trên đồ vật: Đếm không lặp lại (không lặp lại tên 1 số nào đó, không đếm lại các đối tượng đã đếm), không bỏ sót (phải lần lượt gọi tên số theo thứ tự và không bỏ sót đối tượng)

Khi giới thiệu một số lượng mới bao giờ cũng phải dựa trên số lượng mà trẻ đã biết ít hơn số lượng mới 1 đơn vị

Đối với trẻ mẫu giáo, hướng dẫn đếm số mới có thể bằng 2 cách sau:

Cách 1: Thêm 1 đơn vị vào đã đã biết theo trình tự

Trẻ đếm số lượng đã biết

Thêm 1 vào nhóm đó Cho trẻ đếm số lượng mới tạo thành

Nhận xét cách tạo số mới: thêm 1

Có thể cho trẻ so sánh số lượng mới với số lượng đã biết

Cách 2: So sánh nhóm có số lượng là số mới với nhóm có số lượng là số kê trước đã biết theo trình tự:

So sánh 2 nhóm bằng cách xếp tương ứng 1-1: xếp tất cả các đối tượng của 1 nhóm thành dãy (thường là nhóm có số lượng là số mới) rồi xếp tương ứng mỗi đối tượng của nhóm kia (nhóm có số lượng trẻ đã biết)

Nhận xét sự khác nhau về số lượng của 2 nhóm: Đếm nhóm có số lượng đã biết, sau đó đếm nhóm số lượng là số mới

Tạo số mới: Thêm 1 đối tượng vào nhóm có số lượng ít hơn để tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm Trẻ đếm lại và nhận xét 2 nhóm có cùng số lượng (là số mới)

Trang 29

“Đếm các đối tượng không xếp thành hàng, thành dãy (Nếu các vật có thể di chuyển được thì để riêng đối tượng đã đếm, nếu các vật không thể di chuyển được, vừa đếm vừa đánh dấu các đối tượng đã đếm, tránh đếm lại vật đã đếm rồi)

Đếm bằng các giác quan: đếm tiếng động (nghe), đếm bằng tay sờ mà không nhìn, đếm chỉ nhìn mà không sờ tay vào từng đối tượng, vừa tạo ra đối tượng vừa đếm (vẽ),…

Ở bất kì chủ đề nào, với các đối tượng có thể đếm được, hãy cho trẻ đếm chúng như đếm các ngón tay của mình; đếm số hột hạt vừa xâu được; đếm số kẹo vừa được chia; đếm quả trên bàn; đếm số các bạn trong nhóm, tổ; đếm các tiếng động, tiếng gõ,…

+ Nhận biết các số trong phạm vi 10

Sau khi đếm được số lượng của 1 nhóm đối tượng nào đó, cần cho trẻ biết con

số biểu thị số lượng của nhóm đó Có thể dùng các thẻ số hoặc các con số được cắt theo nét để trẻ nhìn, sờ và cảm nhận về đường nét của mỗi con số Mỗi con số cần được gắn với số lượng của các nhóm đối tượng cụ thể Các bước tiến hành gồm:

Đếm số lượng của 1 nhóm

Đếm số lượng của nhóm khác có cùng số lượng

Giới thiệu con số biểu thị số lượng đó

Sắp xếp lại vị trí của các đối tượng của 1 trong 2 nhóm trên

Cho trẻ đếm và kiểm tra xem nhóm đó có đúng với số lượng ban đầu không Cho trẻ tìm thẻ số tương ứng đặt vào nhóm đối tượng đó

So sánh 2 số (giống nhau)

+ Luyện tập nhận biết các số

Nhận biết các con số trên các bao bì, bảng biểu, tạp chí, sách báo,…

Tạo sự liên kết giữa nhóm số lượng với chữ số: chọn ssoo đúng với nhóm đồ vật hoặc lấy đồ vật có số lượng là số cho trước

Xếp các số bằng hột hạt, tô màu, in các số,…

Việc nhận biết các con số đối với trẻ mẫu giáo có thể kết hợp trong hoạt động đếm và nhận biết số lượng Các hoạt động này được tiến hành trong hoạt động học, tùy theo các chủ đề Cũng có thể thực hiện trong các hoạt động hàng ngày như tìm các con

số ở khắp nơi trong lớp, ở nhà, ở trường, trong tạp chí, sách,…

+ Gộp/tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm

Trang 30

“Gộp các nhóm đối tượng và đếm: Khi trẻ đã nhận biết được số lượng của nhóm, hãy cho trẻ gộp các nhóm Cho trẻ thao tác trên các nhóm đối tượng cụ thể Nhóm mới được gộp từ 2 nhóm có số lượng không vượt quá số lượng trẻ đã biết

Tách 1 nhóm thành 2 nhóm bằng cách: trước tiên cho trẻ đếm trên đối tượng của nhóm cho trước, sau đó cho trẻ tách đối tượng ra khỏi nhóm

(2) Xếp tương ứng

Đối với trẻ 5 tuổi, không chỉ đơn thuần xếp tương ứng giữa 1 đối tượng của nhóm này với 1 đối tượng bất kì của nhóm kia mà cần tăng cường cho trẻ hoạt động tạo thành cặp (thành đôi) 2 đối tượng có liên quan đến nhau ở mức độ khó hơn Ví dụ: các cặp có liên quan đến quần áo để tạo thành một bộ, nến – diêm để có thể thắp sáng, khóa – chìa khóa để có thể khóa hoặc mở cửa ra vào,… Các hoạt động này được tổ chức tích hợp trong các chủ đề như chủ đề trường mầm non, thế giới động vật, các hoạt động tìm cặp con vật,…

(3) So sánh, sắp xếp theo quy tắc

Sắp xếp các đối tượng theo trình tự nhất định về kích thước của từ 3 đối tượng trở lên có liên quan đến việc so sánh kích thước 2 đối tượng Khi so sánh về kích thước, cần lựa chọn các đối tượng phải rõ ràng các chiều so sánh: chiều cao, chiều rộng hay chiều dài Đối với trẻ mẫu giáo, việc sắp xếp này cần chọn các đối tượng có

sự khác biệt không rõ nét giữa chúng đểtrẻ được luyện kĩ năng so sánh Khi so sánh, cho trẻ đặt các đối tượng (đồ vật) cạnh nhau, đặt kế nhau, đặt chồng lên nhau, đặt lồng vào nhau, đặt trên cùng một mặt phẳng,… hoặc ước lượng bằng mắt rồi kiểm tra lại bằng các kỹ năng so sánh và dùng các từ so sánh để diễn đạt các mối quan hệ này: dài nhất, ngắn nhất hay dài hơn, ngắn hơn so với một đối tượng nào đó trong dãy vừa sắp xếp

Ngoài ra, trẻ có thể thực hành sắp xếp 3 nhóm đối tượng theo sự tăng hay giảm dần về số lượng của các nhóm và sử dụng các từ: nhiều nhất, ít hơn, ít nhất,…

Phân loại: Tạo thành nhóm các đối tượng theo đặc điểm hay dấu hiệu nào đó như màu sắc, hình dạng, kích thước và một số đặc điểm khác Các hoạt động từ dễ đến khó có thể được sắp xếp như:”

“+ Chọn riêng các đối tượng theo 1-2 dấu hiệu cho trước

+ Tự phân chia thành các nhóm và gọi ra dấu hiệu chung của nhóm

+ Nhận ra dấu hiệu chung của một nhóm nào đó cho trước

+ Tìm ra một đối tượng không thuộc nhóm

Xếp theo quy tắc: sắp xếp các đối tượng theo quy luật nhất định, với các hoạt động:

+ Xếp theo một quy tắc cho trước

+ Tìm quy tắc sắp xếp của các vật dụng hàng ngày (trên các đĩa ăn, khung tranh ảnh, quần áo, khăn,…)

+ Tự xếp theo quy tắc riêng và nói ra quy tắc đó

Trang 31

+ Nhận ra quy tắc sắp xếp sẵn của các đối tượng và tiếp tục theo quy tắc đó (4) Đo lường

Nội dung phần đo lường của trẻ ở độ tuổi mẫu giáo gồm đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau; đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo nào đó; đo thể tích, dung tích các vật bằng một đơn vị đo nào đó; so sánh và diễn đạt kết quả đo

+ Đo độ dài: Hướng dẫn các thao tác đo độ dài bằng một dụng cụ có độ dài được coi là đơn vị đo nhằm cho trẻ thấy có thể biểu diễn kích thước của đối tượng như

về chiều cao, chiều dài, chiều rộng qua số đo từng chiều của đối tượng Hướng dẫn trẻ cách đo, cần làm tuần tự, rõ ràng từng thao tác và gồm các bước

+ Đo thể tích, dung tích: Hướng dẫn trẻ đo thể tích, dung tích của một vật (nước, cát, hạt,…) bằng một vật đo nào đó (cốc, thìa,…) Yêu cầu trẻ múc đầy dụng cụ

đo rồi đỏ vào chai (ống bơ) Yêu cầu trẻ đếm số thìa (cốc) mà trẻ đã múc

Nội dung của các hoạt động này có thể được tiến hành trong hoạt động học và thông qua các trò chơi trong các khu vực hoạt động như khám phá khoa học, tạo hình,… Các nội dung dạy trẻ về đo lường như đo độ dài – ngắn, rộng – hẹp, cao – thấp, to – nhỏ,… của các đối tượng có thể tích hợp vào các chủ đề một cách hợp lý, nhẹ nhàng, không gò ép.”

(5) Hình dạng

“Giúp trẻ nhận biết khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, GV có thể thực hiện các hoạt động cho trẻ như:

- Nhận biết các khối theo mẫu thông qua đặc điểm của các khối

- Nhận biết các khối theo tên gọi

- Nhận biết các dạng khối này ở đồ vật có xung quanh trẻ như tên gọi, màu sắc,…

Ngoài ra, có thể cho trẻ quan sát, nhận biết các dấu hiệu nổi bật của các khối như khối cầu tròn xoe có thể lăn được; khối trụ có 2 hình tròn ở 2 đầu có thể lăn được; khối vuông có 6 mặt, các mặt đều là hình vuông, không lăn được

Để giúp trẻ phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ, giữa khối vuông và khối chữ nhật, GV cho trẻ được tự tạo ra các khối này (như nặn khối cầu và khối trụ, hoặc chọn hình để dán lên các mặt của khối vuông, khối chủ nhật) Khi đó, trẻ sẽ nhận thấy nặn khối cầu thì xoay tròn; khối trụ thì lăn dọc, rồi vỗ bẹt 2 đầu cho phẳng; còn muốn dán kín khối vuông thì phải chọn 6 hình vuông,…

(6) Nhận biết vị trí trong không gian và định hướng thời gian

- Định hướng trong không gian: Để giúp trẻ xác định vị trí của đồ vật, phía trên – phía dưới, phía trước – phía sau, phía trái – phía phải so với bản thân và so với bạn khác

- Định hướng thời gian: Để giúp trẻ nhận biết và gọi tên các ngày trong tuần, phân biệt hôm qua, hôm nay, ngày mai, GV chủ yếu dựa vào các hoạt động như trò

Trang 32

chuyện về sinh hoạt của trẻ hoặc qua các câu chuyện kể,… Cho trẻ xem và bóc lịch hàng ngày vào buổi sáng; phân công trẻ trực nhật theo các thứ trong tuần

Nội dung các hoạt động được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Khi hướng dẫn trẻ, GV phải dựa vào khả năng nhận thức của trẻ mà lựa chọn nội dung

và tích hợp các nội dung đó vào các chủ đề một cách thích hợp.”

1.3.3.3 Khám phá xã hội bao gồm các nội dung:

- Xem ảnh, vẽ tranh,… về bản thân, gia đình, người thân

- Kể, đọc thơ, truyện, giải các câu đố về gia đình, bạn bè

- Chơi các trò chơi, các tình huống để trẻ trải nghiệm, tìm hiểu về bản thân như cân, đo chiều cao của mình, của bạn; tìm hiểu về sở thích của mình; nhu cầu của gia đình

- Làm album ảnh, sách tranh về sự lớn lên của bé, về gia đình

- Xem ảnh, vẽ tranh,… về trường lớp mầm non, bạn bè

- Kể, đọc thơ, truyện, giải các câu đố về trường lớp mầm non

- Chơi các trò chơi, các tình huống để trẻ trải nghiệm, tìm hiểu về bản thân như cân, đo chiều của bạn; tìm hiểu về sở thích của bạn

- Làm album ảnh, sách tranh về sự lớn lên về trường mầm non, trường tiểu học,…

(3) Một số nghề phổ biến

Để trẻ biết trong xã hội có nhiều nghề khác nhau; nghề nào cùng có ích và mỗi người đều phải cố gắng tốt công việc của mình; cần tôn trọng sản phẩm lao động và những người lao động, GV có thể tổ chức các hoạt động sau:

- Trò chuyện, thảo luận về một số nghề phổ biến và nghề truyền thống của địa phương (nếu có): tên gọi, các công việc, dụng cụ lao động, sản phẩm của các nghề

- Xem tranh, ảnh, băng hình về các nghề, sản phẩm của các nghề

- Tham quan, quan sát các hoạt động của một số nghề.”

Trang 33

“- Đọc thơ, kể chuyện, câu đố về các nghề có liên quan

- Làm sách tranh về các nghề, kể chuyện về các nghề đó

(4) Danh lam thắng cảnh, các ngày lễ hội, sự kiện văn hóa

Để giúp trẻ tìm hiểu về quê hương, đất nước, GV có thể tổ chức các hoạt động như:

- Xem tranh, ảnh băng hình về các ngày lễ hội, các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử

- Tham quan một số di tích lịch sử của địa phương; tham dự một số lễ hội truyền thống của địa phương

- Trò chuyện về các ngày lễ hội, các danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử, anh hùng dân tộc

- Nghe kể chuyện lịch sử, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử (nếu có điều kiện)

- Làm sách tranh về bác Hồ, các lễ hội (Tết Nguyên đán, Trung thu, ngày hội làng,…), về cảnh đẹp của quê hương đất nước (phong cảnh, sản vật, trang phục dân tộc….)

Các hoạt động này có thể tổ chức trong các hoạt động học, trong hoạt động góc, hoạt động chơi hàng ngày hoặc thông qua tham quan và được tích hợp trong chủ đề”

“Quê hương, đất nước và bác Hồ”

- Nhóm phương pháp trải nghiệm

“+ Phương pháp thực hành thao tác với đồ vật, đồ chơi: Trẻ sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn của giáo viên, hành động đối với các đồ vật, đồ chơi (cầm, nắm, sờ, đóng mở, xếp chồng, xếp cạnh nhau, xâu vào nhau, ) để phát triển giác quan và rèn luyện thao tác tư duy [2]

+ Phương pháp dùng trò chơi: Sử dụng các loại trò chơi với các yếu tố chơi phù hợp để kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú hoạt động tích cực giải quyết nhiệm vụ nhận thức, nhiệm vụ giáo dục đặt ra

+ Phương pháp nêu tình huống có vấn đề: Đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề đặt ra

+ Phương pháp luyện tập: Trẻ thực hành lặp đi lặp lại các động tác, lời nói, cử chỉ, điệu bộ theo yêu cầu của giáo viên nhằm củng cố kiến thức và kỹ năng đã được thu nhận

- Nhóm phương pháp trực quan - minh họa (quan sát, làm mẫu, minh họa)

Nhóm phương pháp này cho trẻ quan sát, tiếp xúc, giao tiếp với các đối tượng, phương tiện (vật thật, đồ chơi, tranh ảnh); hành động mẫu; hình ảnh tự nhiên, mô hình,

Trang 34

sơ đồ và phương tiện nghe nhìn (phim vô tuyến, đài, máy ghi âm, điện thoại, vi tính) thông qua sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm tăng cường vốn hiểu biết, phát triển tư duy và ngôn ngữ của trẻ [2]

- Trò chơi

Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết

về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ

GV là người tổ chức, hướng dẫn, trợ giúp trẻ, là người tạo cơ hội, cơ may cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non Bởi vậy GV cần chủ động, sáng tạo trong việc lên kế hoạch tổ chức hoạt động chơi - học của trẻ, cần phải biến nhận thức của mình thành hành động cụ thể trong thực tiễn giáo dục trẻ hiện nay” [2]

- Nhóm phương pháp làm mẫu, đàm thoại

Sử dụng các phương tiện ngôn ngữ (đàm thoại, trò chuyện, kể chuyện, “giải thích) nhằm truyền đạt và giúp trẻ thu nhận thông tin, kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẻ ý tưởng, bộc lộ những cảm xúc, gợi nhớ những hình ảnh và sự kiện bằng lời nói GV cần

sử dụng lời nói, câu hỏi ngắn gọn, cụ thể, gần với kinh nghiệm sống của trẻ

- Nhóm phương pháp nêu gương

Nêu gương: Sử dụng các hình thức khen, chê phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ Biểu dương trẻ là chính, nhưng không lạm dụng

Đánh giá: Thể hiện thái độ đồng tình hoặc chưa đồng tình của người lớn, của bạn bè trước việc làm, hành vi, cử chỉ của trẻ Từ đó đưa ra nhận xét, tự nhận xét trong từng tình huống hoặc hoàn cảnh cụ thể Không sử dụng các hình phạt làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm - sinh lý của trẻ

Về hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, do trẻ mẫu giáo có tâm lý chỉ phát triển khi trẻ hoạt động Trẻ hoạt động càng tích cực, tâm

lý trẻ càng phát triển nên những trẻ ưa thích vận động là những trẻ thông minh Do đó, cần hướng trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động là nhiệm vụ của GV, đặc biệt trẻ mẫu giáo cần được tham gia vào các hoạt động nhận thức đa dạng để có cơ hội hoàn thiện các chức năng tâm lý, chuẩn bị cho việc học ở phổ thông sau này Các hình thức

tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo gồm [2]:

- Hoạt động trong lớp học

Hoạt động trong lớp học ở trẻ mẫu giáo là một loại hoạt động đặc biệt, chưa hẳn

là một giờ học như ở phổ thông nhưng cũng không là giờ chơi như ở lứa tuổi nhà trẻ

Nó vừa có hình thức tổ chức như một giờ học ở trường phổ thông nhưng những phương pháp, biện pháp tác động lên trẻ trong quá trình hoạt động lại kết hợp nhiều dạng hoạt động tự nhiên, thoải mái; không gò bó trẻ như thông qua trò chơi, qua lao động, qua các loại hình văn học, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc… Ở các loại hình này khi tổ chức trên giờ học là giáo viên tạo cơ hội cho trẻ trao đổi, trò chuyện, được phát biểu, nói lên ý kiến của mình, được tự tìm hiểu, tự làm, tự khám phá để nhận biết bằng nhiều giác quan khác nhau

Trang 35

- Hoạt động chơi ở các góc:

Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì giáo viên phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua” chơi mà học, bằng cách thông qua giờ “Hoạt động góc” Trong quá trình giáo “dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ, vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích

sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh ở trẻ bấy nhiêu

Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt chước, muốn làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do

đó trẻ giải tỏa nhu cầu đó dưới hình thức là hoạt động góc:

- Hoạt động ngoài trời

Hoạt động ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi mà trẻ hứng thú và quan tâm nhất Đây là hoạt động mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết

về thế giới xung quanh Trẻ khi tham gia các hoạt động ngoài trời được nhận thức về thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh mình Qua hoạt động ngoài trời, trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, tìm hiểu, quan sát thế giới xung quanh, khám phá những điều mới lạ từ thiên nhiên, giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động

Bên cạnh những trò chơi vận động như bóng đá, bóng rổ, nhảy dây,… Ngoài ra trẻ được tự do chơi các trò chơi ngoài trời như chơi cầu trượt, xích đu,… ngay tại chính ngôi trường của mình trong không khí trong lành và thân” yêu

1.3.5 Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Kiểm tra, đánh giá là một nội dung quan trọng của hoạt động phát triển “nhận thức cho trẻ mẫu giáo Kiểm tra để quản lý và muốn quản lý tốt thì phải kiểm tra Thông qua kiểm tra, cán bộ quản lý đánh giá được thành tựu cũng như hạn chế của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non để kịp thời điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức… hoạt động cho phù hợp và đúng hướng [11]

Kiểm tra, đánh giá bao gồm những nhiệm vụ chính sau đây:

Trang 36

- Xác định tiêu chí đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Phát hiện sai sót và kịp thời điều chỉnh kế hoạch hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo cho phù hợp;

- Kiểm tra việc phối hợp giữa các lực lượng tham gia hoạt động phát triển” nhận thức cho trẻ mẫu giáo

1.3.6 Các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Các điều kiện cần thiết hỗ trợ cho hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ “mẫu giáo gồm cơ sở vật chất, kinh phí, đội ngũ GV, ban giám hiệu và các yếu tố phục vụ khác Do đó, căn cứ vào kế hoạch quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo đã xây dựng, các trường nằm được các nhu cầu về điều kiện hỗ trợ trong quá trình

tổ chức hoạt động này Các điều kiện gồm:

- Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường;

- Cơ sở vật chất của trường đáp ứng yêu cầu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo (các phòng học, phòng chức năng, công trình phụ trợ…);

- Sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình;

- GV có sự hiểu biết về tâm lý trẻ;

- Số trẻ trong lớp học;

- Thời gian dành cho việc thực hiện giờ học toán, khám phá tự nhiên và xã hội trong chương trình giáo dục trẻ mẫu giáo;

- Kinh phí hoạt động cho giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Đồ dùng phương tiện, thiết bị giáo dục, tài liệu.”

1.4 Quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

1.4.1 Quản lý thực hiện mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Để quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường “mầm non, trước tiên, cần quản lý mục tiêu của hoạt động này Mỗi hoạt động phát triển cho trẻ đều có các mục tiêu khác nhau và tùy vào lứa tuổi của trẻ mầm non mà mục tiêu phát triển cũng khác nhau Do đó, đối với trẻ mẫu giáo, để quản lý tốt việc thực hiện mục tiêu của hoạt động phát triển nhận thức, hiệu trưởng các trường cần thực hiện các công việc sau:

- Xác định phương hướng, mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Ra các quyết định về hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường;

- Chuẩn bị đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

Trang 37

- Lập kế hoạch để thực hiện và đạt được mục tiêu hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Động viên, khuyến khích các lực lượng tham gia hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo hoàn thành nhiệm vụ, công việc.”

1.4.2 Quản lý nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Có 3 nội dung chủ yếu của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu “giáo Với mỗi nội dung khác nhau, cách thức triển khai, mục tiêu đạt được cũng sẽ khác nhau Việc giáo dục từng nội dụng hay lồng ghép các nội dung vào cùng một bài học, một chương trình, dự án sẽ phụ thuộc vào chương trình giáo dục của nhà trường, cách thức triển khai của GV cũng như sự đảm bảo của các điều kiện hỗ trợ Do đó, để quản

lý tốt nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, hiệu trưởng các trường cần:

- Xác định nội dung cụ thể của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Xác định nội dung ưu tiên để thực hiện trước, làm tiền đề cho việc triển khai các nội dung tiếp theo;

- Tổ chức thực hiện các nội dung của hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ;

- Tổ chức bồi dưỡng các nội dung hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo còn yếu cho CBQL, GV.”

1.4.3 Quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Hiệu quả của các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo cũng “phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng phương pháp, hình thức Với mỗi hoạt động và đối tượng tiếp nhận khác nhau, trong các bối cảnh khác nhau, việc sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cũng phải khác nhau để khuyến khích

sự tham gia của trẻ Để quản lý tốt các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, hiệu trưởng cần thực hiện một số công việc sau:

- Chỉ đạo GV lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo phù hợp với đặc điểm của trẻ;

- Dự giờ, thao giảng các lớp để biết được phương pháp, hình thức nào GV đang

sử dụng hiệu quả; phương pháp, hình thức nào còn yếu;

- Tổng kết, rút kinh nghiệm cho các GV để sử dụng các phương pháp, hình thức hiệu quả;

- Tổ chức bồi dưỡng cho GV về sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo còn yếu;

- Chỉ đạo đổi mới, đa dạng phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Khuyến khích các GV chủ động vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo mới.”

Trang 38

1.4.4 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, “Hiệu trưởng cần kiểm tra, đánh giá sự thực hiện nhiệm vụ của GV, trong thực hiện những công việc phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo như hoạt động: Khám phá khoa học, làm quen với một số khái niệm cơ bản về toán, khám phá xã hội để có những điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo đạt tới mục tiêu đề ra Hiệu trưởng trường mầm non cần tiến hành kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm hàng năm, từng học kỳ Hiệu trưởng cần nắm được mục tiêu, nội dung phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo, theo dõi các hoạt động qua báo cáo và qua kiểm tra thực tế để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn cũng như có hình thức khen thưởng, động viên Đặc biệt, hiệu trưởng cần chỉ đạo công tác tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động phát triển nhận thức theo từng giai đoạn (theo tháng, theo kì, theo năm) Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo thể hiện qua các công việc như:

- Phân công lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động;

- Xây dựng và quy định các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Theo dõi, giám sát hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Tổng kết, rút kinh nghiệm từng giai đoạn để kịp thời có những điều chỉnh trong công tác phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo;

- Chỉ đạo việc đôn đốc, động viên, khen thưởng, phê bình kịp thời, khách quan trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Hiệu trưởng có thể sử dụng các phương pháp đánh giá như: Quan sát, trò chuyện, phương pháp sử dụng test, phương pháp - nghiên cứu sản phẩm của trẻ, phương pháp sử dụng bảng hỏi (dành cho cha mẹ trẻ) ”

1.4.5 Quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Do có nhiều điều kiện cần thiết để hỗ trợ hoạt động phát triển nhận thức “cho trẻ mẫu giáo như nhân lực, tài lực, vật lực nên để quản lý tốt các điều kiện này, hiệu trưởng các trường cần:

- Xác định các bộ phận trong nhà trường mầm non tham gia hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn và

GV, nhân viên và các bộ phận khác trực tiếp tham gia hoạt động này;

- Xây dựng cơ chế phối hợp làm việc giữa các bộ phận giáo dục và quản lý trong hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ;

Trang 39

- Xác định nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận tham gia hoạt động phát triển nhận thức: bộ phận chỉ đạo (ban giám hiệu), bộ phận chỉ đạo trực tiếp (tổ trưởng chuyên môn và các bộ phận có liên quan), bộ phận tham gia giáo dục trực tiếp (GV trong nhà trường mầm non);

- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoạt động phát triển nhận thức và quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ trong nhà trường cho GV và CBQL trong nhà trường;

- Xác định kinh phí cần thiết để thực hiện các hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu;

- Chuẩn bị tốt các cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non;

- Động viên, khuyến khích các lực lượng trong và ngoài nhà trường phối hợp thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo trong trường” mầm non

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo tại các trường mầm non

1.5.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương

Chủ trương, chính sách của Nhà nước và địa phương có ý nghĩa tiền đề, là “cơ

sở pháp lý cho các trường mầm non thực hiện hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo

Khi Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT quan tâm đến sự nghiệp giáo dục mầm non nói chung và hoạt động phá triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo nói riêng sẽ thúc đẩy hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục mầm non nói chung và hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo nói riêng

Sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước cũng tạo điều kiện để các trường huy động đa dạng các nguồn lực để triển khai hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

1.5.2 Sự kết hợp giữa gia đình trẻ, các tổ chức xã hội với nhà trường trong việc triển khai hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ cần được thực hiện cả trong trường học

và tại các gia đình, trong xã hội nên vai trò của gia đình, các tổ chức xã hội đóng vai trò rất quan trọng Gia đình trẻ và các tổ chức xã hội tham gia vào các hoạt động thực hiện các nội dung giáo dục trẻ phù hợp với chương trình, tạo điều kiện cho trẻ được tự

do tìm tòi khám phá trong môi trường an toàn theo khả năng, sở thích của mình để trở thành đứa trẻ tò mò, sáng tạo; tự tin, luôn hạnh phục vì được mọi người quan tâm, yêu thương, gần gũi; coi trọng việc phát hiện, can thiệp sớm và giáo dục trẻ hòa nhập.”

1.5.3 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

Trong hệ thống giáo dục, mầm non là cấp học đầu tiên đặt nền móng cho “sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, định hướng việc hình thành nhân cách của trẻ và thúc đẩy quá trình học tập và phát triển ở các giai đoạn tiếp theo Nhận

Trang 40

thức được tầm quan trọng này, Đảng và Nhà nước đã không ngừng quan tâm đầu tư cơ

sở vật chất và chất lượng cho cấp học Tuy nhiên, công tác phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế; đặc biệt là các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động học tập của trẻ còn thiếu thốn và chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra

Để hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo có hiệu quả, các trường cần

có đủ phòng học, khu vui chơi, các phương tiện phục vụ hoạt động học tập của trẻ bởi hoạt động phát triển nhận thức phải được thực hiện cả trong và ngoài lớp học, các khu vui chơi và các hoạt động vui chơi, trải nghiệm.”

1.5.4 Năng lực quản lý của hiệu trưởng

Kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng có ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức “hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo Trong trường mầm non có nhiều hoạt động giáo dục khác nhau, mỗi hoạt động lại có tính chất, yêu cầu riêng đòi hỏi người CBQL phải biết sắp xếp hợp lý, tổ chức hiệu quả các hoạt động Muốn tổ chức, điều hành các hoạt động đó, không chỉ dựa vào trình đeoọ chuyên môn mà quan trọng hơn, CBQL phải biết huy động tất cả các nguồn lực, đặc biệt là vốn kinh nghiệm quản lý, tổ chức, điều hành

Năng lực quản lý của Hiệu trưởng trước hết thể hiện ở khả năng xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường Mỗi kế hoạch khi xây dựng cần tổ hợp các năng lực,

kỹ năng khác nhau Các kỹ năng này không phải tự nhiên mà có mà phải hình thành thông qua hành động và bằng hành động Hiệu quả của các kế hoạch khi triển khai, nó phụ thuộc vào năng lực của Hiệu trưởng Hiện nay, nhiều Hiệu trưởng năng lực quản

lý còn hạn chế như: Đa số hiệu trưởng gặp rất nhiều khó khăn trong quản lý tài chính nhà trường Một số Hiệu trưởng hạn chế về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn trong việc vận dụng công nghệ thông tin vào quản lý kết quả giáo dục, kế hoạch dạy học của GV

1.5.5 Năng lực của giáo viên

Năng lực sư phạm của GV mầm non quyết định chất lượng của hoạt động giáo dục mầm non Đối với cấp học mầm non, năng lực sư phạm của GV thể hiện rõ ở việc thực hiện hiệu quả hoạt động chăm sóc và tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ tại các trường Những GV có năng lực hạn chế, chưa có phương pháp dạy học, chưa sử dụng các phương pháp dạy học hiệu quả để phát triển” nhận thức cho trẻ mẫu giáo nên hiệu quả tổ chức hoạt động này chưa cao

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mẫu giáo là quá trình tập trung vào “việc dạy cho trẻ mẫu giáo cách xử lý thông tin, hình thành các khái niệm, tập hợp và tăng cường khả năng ngôn ngữ Mục tiêu chính của sự phát triển nhận thức là tăng cường

Ngày đăng: 02/04/2024, 13:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w