1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

136 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Trần Thị Nhã Thi
Người hướng dẫn ThS. Bùi Thị Kim Hoàng
Trường học Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 2,24 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU (16)
    • 1.1. Đặt vấn đề (16)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (18)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (18)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (18)
      • 1.2.3. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.3. Cấu trúc khóa luận (18)
  • CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN (19)
    • 2.1. Tổng quan về khởi nghiệp (20)
      • 2.1.1. Giới thiệu về khởi nghiệp (20)
      • 2.1.2. Vai trò của khởi nghiệp (21)
      • 2.1.3. Khái quát hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay (0)
      • 2.1.4. Hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp ở các tỉnh và thành phố (0)
      • 2.1.5. Một số hạn chế trong triển khai hỗ trợ khởi nghiệp (0)
    • 2.2. Tổng quan về nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu trong nước về khởi nghiệp (29)
      • 2.2.1. Những cứu trên thế giới (29)
      • 2.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam (30)
    • 2.3. Tổng quan về trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh (32)
      • 2.3.1. Giới thiệu (32)
      • 2.3.2. Tổ chức nhà Trường (34)
      • 2.3.3. Đào tạo (36)
      • 2.3.4. Hoạt động hợp tác (37)
      • 2.3.5. Nghiên cứu khoa học (38)
  • CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (19)
    • 3.1. Nội dung nghiên cứu (41)
      • 3.1.1. Cơ sở lí luận (41)
      • 3.1.2. Các lý thuyết nghiên cứu (42)
      • 3.1.3. Mô hình nghiên cứu (44)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (58)
      • 3.2.1. Quy trình nghiên cứu (58)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (61)
      • 3.2.3. Phương pháp thống kê mô tả (63)
      • 3.2.4. Kiểm định Cronbach’s Alpha (63)
      • 3.2.5. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (64)
      • 3.2.6. Kiểm định hệ số tương quan Pearson (65)
      • 3.2.7. Phân tích hồi quy tuyến tính (65)
      • 3.2.8. Kiểm định sự khác biệt (66)
      • 3.2.9. Thang đo các yếu tổ ảnh hưởng đến chấp nhận sử dụng DGM của khách hàng tại TP.HCM (67)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (19)
    • 4.1. Tình hình khởi nghiệp của sinh viên trường ĐHNL TP.HCM (71)
      • 4.1.1. Đặc điểm đối tượng khảo sát (71)
      • 4.1.2. Mô tả thực trạng về ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL (74)
    • 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’Alpha (80)
      • 4.2.1. Thang đo về Thái độ đối với hành vi (80)
      • 4.2.2. Thang đo Quy chuẩn chủ quan (81)
      • 4.2.3. Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi (81)
      • 4.2.4. Thang đo Giáo dục khởi nghiệp (82)
      • 4.2.5. Thang đo về Đặc điểm tính cách (83)
      • 4.2.6. Thang đo về Nguồn vốn (83)
      • 4.2.7. Thang đo Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ (0)
      • 4.2.8. Thang đo Ý định khởi nghiệp (84)
      • 4.2.9. Kết luận độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha (85)
    • 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA (85)
      • 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập (85)
      • 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc (89)
      • 4.3.3. Kết luận (90)
    • 4.4. Phân tích tương quan Pearson (91)
    • 4.5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội (93)
      • 4.5.1. Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội (93)
      • 4.5.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội (93)
      • 4.5.3. Nhận xét kết quả hồi quy tuyến tính (97)
    • 4.6. Kiểm định sự khác biệt (100)
      • 4.6.1. Kiểm định sự khác biệt về giới tính (100)
      • 4.6.2. Kiểm định sự khác biệt về số năm sinh viên học Đại Học (100)
      • 4.6.3. Kiểm định sự khác biệt về Làm thêm (101)
      • 4.6.4. Kiểm định sự khác biệt về Khoa sinh viên học Đại học (101)
    • 4.7. Để xuất một số giải pháp giúp sinh viên ĐHNL TP.HCM nâng cao ý định khởi nghiệp (102)
      • 4.7.1. Đề xuất giải pháp (102)
      • 4.7.2. Hạn chế (106)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (19)
    • 5.1. Kết luận (108)
    • 5.2. Đề nghị (108)
      • 5.2.1. Đối với Chính phủ (108)
      • 5.2.2. Đối với Nhà trường (109)
      • 5.2.3. Đối với Sinh viên (110)

Nội dung

TỔNG QUAN

Tổng quan về khởi nghiệp

2.1.1 Giới thiệu về khởi nghiệp: Định nghĩa khởi nghiệp còn gọi là start - up, là việc cá nhân chấp nhận mọi rủi ro để tạo lập doanh nghiệp mới hoặc mở cửa hàng kinh doanh vì mục đích lợi nhuận và làm giàu Hisrich và Drovensek (2002) cho rằng khởi nghiệp là quá trình tạo ra một cái gì đó mới mẻ, có giá trị bằng cách dành thời gian và nỗ lực cần thiết để đạt được sự độc lập về tiền tệ, trong đó có những rủi ro về tài chính, tâm linh và xã hội kèm theo Theo (Joyce Koe Hwee Nga & Gomathi Shamuganathan, 2010), khởi nghiệp là sự theo đuổi các cơ hội làm giàu về mặt kinh tế thông qua các sáng kiến hay các ý tưởng mới của cá nhân trong môi trường hoạt động không chắc chắn với các nguồn lực hữu hình giới hạn Trong nghiên cứu này, khởi nghiệp sẽ được hiểu là sự tạo dựng một công việc kinh doanh mới hay thành lập một doanh nghiệp mới thông qua những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, nhận diện và tận dụng được các cơ hội để đạt được sự hài lòng trong việc kinh doanh của chính mình Quan điểm này dễ hiểu và có sự tương đồng với các quan điểm về khởi nghiệp trước đó

Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới Khởi nghiệp được kỳ vọng sẽ tạo sự tăng trưởng kinh tế, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao và đa dạng của xã hội, tạo ra nhiều việc làm cho cộng đồng và xã hội (Thanh Tuyền, 2018) Năm 2016, chính phủ Việt Nam xác định là “năm quốc gia khởi nghiệp”

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong giai đoạn

2016 - 2019, mỗi năm Việt Nam có trên 126.000 DN thành lập mới, tăng gấp 1,6 lần so

6 với giai đoạn 2011- 2015 Việt Nam hiện có khoảng trên 3.000 DN khởi nghiệp Theo đánh giá của Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia, Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng các DN khởi nghiệp, top 20 nền kinh tế có tinh thần khởi nghiệp dẫn đầu Thống kê của Tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có trên 3.000 DN khởi nghiệp sáng tạo, khoảng gần 50 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước, có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam (Vũ Thị Vân & Vũ Hải Thúy, 2021)

Hình 2.1 Đầu tư khởi nghiệp của Việt Nam 2016 – 2021

Kể từ đó, trước làn sóng khởi nghiệp, sáng tạo diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và ban hành các văn bản liên quan nhằm hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng đã ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, để định hướng, đề ra mục tiêu và giải pháp cơ bản về hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hoạt động khởi nghiệp

2.1.2 Vai trò của khởi nghiệp Đối với cá nhân

Có rất nhiều lý do để ngăn cản một người khởi nghiệp như: kinh doanh là mạo hiểm, nợ nần chồng chất, bị mất ngủ, phải hi sinh đời sống xã hội và nhiều cái tương tự Tuy nhiên, vẫn có người bất chấp rủi ro để tạo dựng sự nghiệp của mình

Trên Entreprneur, Mike Templeman – CEO Foxtail Marketing (2017) đã nêu ra rất nhiều lý do nên bắt đầu kinh doanh ngay bây giờ như:

Thoải mái về thời gian: tuy mới bắt đầu thì những người khởi nghiệp phải đánh đổi thời gian nhưng nếu đi đúng hướng thì sau đó họ sẽ bắt đầu làm chủ được thời gian biểu của mình và tận hưởng sự tự do của một doanh nhân

Tự hào về bản thân và công việc: khi tự mình gây dựng sự nghiệp, có tầm nhìn và đã biến nó thành hiện thực, điều này đáng để tự hào hơn là hoàn thành nhiệm vụ sếp giao Đảm bảo tương lai cho con cái: nếu làm những ngành nghề như bác sĩ, giáo viên sẽ không dễ dàng để truyền nghề lại cho người thân mình Nhưng nếu có công ty riêng thì con cái hoàn toàn có thể thừa kế nó

Sự an toàn nghề nghiệp: Nếu làm việc cho người khác, những nỗi lo như cắt lương, sa thải luôn là điều đang lo lắng nhưng nếu có doanh nghiệp riêng thì điều này đã không còn là nỗi lo

Quan hệ rộng: Doanh nhân là những người của xã hội Họ thích gặp gỡ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của nhau Vì thế, mà khi trở thành doanh nhân, mạng lưới bạn bè và người quen tức khắc mở rộng vì doanh nhân nhiều khi rất cần dựa vào nhau để cùng tồn tại và chia sẻ thách thức trong nghề

Làm việc tốt: Ai cũng có thể làm việc tốt, nhưng một doanh nhân sẽ làm được điều đó dễ dàng hơn Doanh nhân nắm giữ lợi nhuận công ty và nếu muốn thì có thể phân bổ lợi ích của mình cho những người khác Doanh nhân có thể tài trợ cho một quỹ từ thiện, một tổ chức phi lợi nhuận hay đóng góp cho cộng đồng trên danh nghĩa cá nhân Đây là một trong những điều tuyệt vời nhất để trở thành một doanh nhân Được công nhận: Mỗi năm, có đến cả ngàn giải thưởng được trao cho các doanh nhân trong mọi lĩnh vực, từ cấp địa phương, khu vực tới cấp quốc gia Dù đây không phải lý do duy nhất để khởi nghiệp, nhưng không thể phủ nhận cảm giác tuyệt vời khi nhận được giải thưởng này Đối với xã hội

Khởi nghiệp doanh nhân bằng cách tạo lập nên một doanh nghiệp mới là động lực để phát triển kinh tế bởi một nền kinh tế phát triển là kinh tế đáp ứng được về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp Các nghiên cứu trên thế giới của Malecki

(1997), Reynolds (1994), Andretsch (2004) (trích dẫn trong Carree and Thurik, 2003) chỉ ra rằng mối liên hệ chặt chẽ giữa việc khởi nghiệp mới thành lập không những đóng góp vào GDP của nền kinh tế mà còn tạo ra việc làm để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp

Tại các nước Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho tăng trưởng kinh tế Kết quả cho thấy các trường đại học ở Mỹ như Học viện Công nghệ MIT hằng năm có khoảng 150 doanh nghiệp mới thành lập và hiện nay MIT có tổng số 5000 doanh nghiệp được thành lập, tuyển dụng, 1,1 triệu nhân viên và mang về doanh thu trung bình hiện nay đến 230 tỷ USD (Wang & Wong, 2004)

Mối quan tâm về nghiên cứu trong kinh doanh và giáo dục kinh doanh đã được phát triển trong vài năm qua (Ha tten và Ruhland, 1995; Green et al., 1996; Outcalt, 2000; Alstete, 2002; Morrison, 2000; Rohaizat và Fauziah, 2002; Klapper, 2004; Franket al., 2005; Gurol và Atsan, 2006) Một yếu tố góp phần vào việc này là tầm quan trọng của tinh thần kinh doanh trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Trong thực tế, trong vài năm qua, thất nghiệp sau Đại học đã trở thành một vấn đề lớn Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp hiện tại quá phụ thuộc vào chính phủ và khu vực tư nhân để làm việc Để giải quyết những vấn đề trên, sự xem xét lại hệ thống giáo dục Đại học của chúng ta là cần thiết để tìm ra những trở ngại cản trở sự phát triển của tinh thần kinh doanh Ở Việt Nam, Chính phủ đang không ngừng nổ lực để thúc đẩy nền kinh tế thông qua khuyến khích khởi nghiệp Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng được xã hội công nhận khi đóng góp đang kể vào nền kinh tế với GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP cả nước, hằng năm thu hút hơn 90% lao động mới làm việc (Ngô Quỳnh An, 2011) Nhận thúc được vấn đề quan trọng của khởi nghiệp, hiện nay Chính phủ Việt Nam có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích, hỗ trợ cũng như định hướng cho sinh viên Việt Nam có thể khởi nghiệp thuận lợi hơn (Phạm Thị Hải Yến,

2.1.3 Khái quát hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay

• Hệ thống chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở Việt Nam:

Khởi nghiệp là một chủ trương và định hướng được Chính phủ hết sức quan tâm và dành nhiều sự ưu tiên trong giai đoạn hiện nay, điều đó thể hiện ở hệ thống chính

9 sách hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay hết sức đa dạng, từ trung ương tới các địa phương, cụ thể là:

Tổng quan về nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu trong nước về khởi nghiệp

lý để DN khởi nghiệp có được lối đi tốt hơn

- Hạn chế về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển Các dự án khởi nghiệp thường không có đủ điều kiện để trang trải các chi phí cho máy móc, thiết bị và phát triển ý tưởng, sản phẩm

- Hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển Các dự án khởi nghiệp với nhân sự chủ chốt đều chủ yếu là chuyên ngành kỹ thuật, công nghệ, thiếu kiến thức về kinh doanh, kinh tế và các kỹ năng điều hành, quản lý

DN, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm

- Hạn chế về khả năng đáp ứng các thủ tục hành chính liên quan tới việc gia nhập thị trường (đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép kinh doanh…), bảo hộ sở hữu trí tuệ (đăng ký bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ), thương mại hóa sản phẩm (đăng ký tiêu chuẩn, đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật), tài chính (tiêu chuẩn kế toán, hóa đơn, kê khai thuế, ưu đãi thuế…)(Vũ Thị Vân & Vũ Hải Thúy, 2021)

2.2 Tổng quan về nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu trong nước về khởi nghiệp

2.2.1 Những cứu trên thế giới:

(Ambad & Damit, 2016) thực hiện nghiên cứu về các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Malaysia thông qua khảo sát 351 sinh viên đại học đến từ Trường Đại học cộng đồng Malaysia Kết quả nghiên cứu cho thấy có ba nhân tố có sự ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là thái độ cá nhân (ảnh hưởng mạnh nhất), quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi

Nghiên cứu của (Richard Denanyoh, Kwabena Adjei, & Gabriel Effah Nyemekye,

2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên đại học ở Ghana cho thấy rằng giáo dục khởi nghiệp, hỗ trợ từ gia đình, hỗ trợ cơ cấu đều có tác

15 động mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Nghiên cứu này còn hạn chế về kích thước mẫu tương đối nhỏ, do đó không cho phép kiểm tra mối quan hệ giữa các biến

Kết quả nghiên cứu (Mat, Maat, & Mohd, 2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành kỹ thuật Nghiên cứu tiến hành khảo sát

554 sinh viên ngành kỹ thuật tại trường Đại học Kuala Lumpur, Malaysia Kết quả cho thấy có 04 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, bao gồm: Nhận thức kiểm soát hành vi, nhu cầu thành đạt, chuẩn chủ quan, hỗ trợ khởi nghiệp Một số hạn chế được trình bày trong nghiên cứu này bao gồm chọn mẫu và loại nghiên cứu Vì kích thước mẫu là chỉ giới hạn trong một tổ chức học thuật, do đó, sự hiểu biết về khái niệm kinh doanh đang được đo lường với chỉ tôn trọng sự hiểu biết của sinh viên công nghệ kỹ thuật Ngoài ra, nghiên cứu này nên xem xét cách tiếp cận định tính để hỗ trợ các kết quả thống kê

Nghiên cứu các yếu tố tác động đến ý định kinh doanh xã hội (Hockerts, 2017)

Kế thừa lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB (Ajzen,1991) tác giả đã xác định các yếu tố tác động đến ý định và hành vi kinh doanh bao gồm: Sự đồng cảm, Chuẩn mực chủ quan, Hỗ trợ xã hội, Kinh nghiệm đều liên quan tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Cùng với nghiên cứu của (Sabah, 2016) được thực hiện thông qua khảo sát 528 sinh viên năm ba và năm tư ngành Quản trị kinh doanh (232 nam và 296 nữ) đến từ ba thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ: Istanbul, Ankara và İzmir Kết quả nghiên cứu thể hiện các yếu tố trong mô hình đều có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, gồm thái độ đối với hành vi, nhận thức kiểm soát hành vi và quy chuẩn chủ quan

2.2.2 Nghiên cứu tại Việt Nam:

(Phan Anh Tú & Trần Quốc Huy, 2017) đã thực hiện nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ Kết quả của nghiên cứu cho thấy đặc điểm tính cách, thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ, giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn và thái độ, quy chuẩn chủ quan đều có tác động đến ý định khởi nghiệp Do thời gian thực hiện nghiên cứu tương đối ngắn nên số lượng cỡ mẫu chưa thật sự lớn, do vậy tính đại diện cho tổng thể còn hạn chế

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại Học Tiền Giang (Võ Văn Hiền & Lê Hoàng Vân Trang, 2021) Nghiên cứu dựa trên lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991) kết hợp với các nghiên cứu liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu đề xuất gồm bảy nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có năm nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên, sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng giảm dần là: đặc điểm tính cách, giáo dục khởi nghiệp, kinh nghiệm, nhận thức kiểm soát hành vi và quy chuẩn chủ quan Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát trên đối tượng là sinh viên năm cuối mà bỏ qua các đối tượng sinh viên năm nhất hay năm hai, năm ba Các nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng khảo sát thêm trên các đối tượng sinh viên này để có sự so sánh, đánh giá khách quan hơn về ý định khởi nghiệp

(Đỗ Thị Hoa Liên, 2016) Kết quả nghiên cứu cho thấy cả bốn yếu tố: tính cách cá nhân, giáo dục và đào tạo, kinh nghiệm và nguồn vốn đều ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Hạn chế của nghiên cứu là bỏ qua sự tác động của một số yếu tố khác như thái độ hoặc nhận thức của sinh viên về khởi nghiệp kinh doanh và bỏ qua các sinh viên các ngành khác

(Phan Anh Tú & Nguyễn Thanh Sơn, 2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ Dữ liệu được thu thập từ 180 sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp chưa từng khởi sự kinh doanh đang sinh sống trên địa bàn thành phố Cần Thơ Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy nhị phân Logistic, tác giả tìm thấy sáu nhân tố tác động đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ, lần lượt là: Động lực trở thành doanh nhân, Nền tảng gia đình, Chính sách chính phủ và địa phương, Tố chất doanh nhân, Khả năng tài chính, Đặc điểm cá nhân Do hạn chế về thời gian và tài chính nên nghiên cứu chỉ nghiên cứu được ở 6/9 quận huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cỡ mẫu 180 quan sát nên khả năng suy rộng tổng thể là hạn chế và nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu vào đối tượng là sinh viên kinh tế đã tốt nghiệp cho nên có thể chưa bao quát được mọi đối tượng nghiên cứu

(Nguyễn Xuân Hiệp, Trần Hà Thanh, & Nguyễn Thị Yến Nhi, 2019) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối

17 ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 430 sinh viên năm cuối, khối ngành kinh tế của 10 trường Đại học tại TP.HCM có tỷ lệ sinh viên khởi nghiệp cao sau khi tốt nghiệp và được kiểm định bằng phân tích hồi quy tuyến tính bội Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường Đại học tại TP.HCM (được sắp xếp theo trình tự mức độ quan trọng từ cao xuống thấp) bao gồm: Giáo dục kinh doanh, Chuẩn chủ quan, Môi trường khởi nghiệp, Đặc điểm tính cách và Nhận thức tính khả thi

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

3.1.1 Cơ sở lí luận a) Khái niệm khởi nghiệp kinh doanh:

Theo quy định trong bản dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét tại kỳ hội thứ 2 Quốc Hội khóa 14, nhiều khái niệm chưa từng xuất hiện trong luật bắt đầu được “luật hóa” Tại khoản 9 điều 3 Dự thảo nêu: Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình, khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh

Khởi nghiệp kinh doanh (KNKD) là một việc cá nhân tận dụng cơ hội kinh doanh mới (Nguyễn Thu Thủy, 2015) hoặc là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo, luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tạo ra giá trị mới trong doanh nghiệp hiện tại (Barbara Bird, 1988)

Có nhiều trường phái nghiên cứu khác nhau về KNKD nhưng luận án kế thừa cách thức tiếp cận theo lý thuyết về hành vi hợp lý và các mô hình dự định Theo đó, KNKD là một quá trình, một cá nhân trước khi có hành vi KNKD cần phải có tiềm năng khởi nghiệp kinh doanh, tiềm năng KNKD sẽ dẫn tới dự định KNKD và tiếp đó một người có dự định KNKD sẽ tiến hành xúc tiến các hoạt động KNKD Muốn thúc đẩy KNKD cần có tác động từ giai đoạn tiềm năng b) Khái niệm về ý định khởi nghiệp:

Theo Krueger (2003), ý định là trạng thái nhận thức ngay trước khi thực hiện một hành vi Ý định đại diện cho mức độ cam kết về hành vi sẽ thực hiện trong tương

57 lai (Krueger,1993) Có nhiều định nghĩa khác nhau của các tác giả về ý định khởi nghiệp, tuy nhiên chúng đều thống nhất về mặt nội hàm Theo Kruger (1993), ý định khởi nghiệp là cam kết khởi sự bằng việc tạo lập doanh nghiệp mới Còn Shapero và Sokol (1982) cho rằng những người có ý định khởi nghiệp là những cá nhân sẵn sàng tiên phong trong việc nắm bắt các cơ hội kinh doanh hấp dẫn mà họ nhận biết được Hành động khởi nghiệp sẽ diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ, ý định về hành động đó Ý định khởi nghiệp có thể được định nghĩa là sự liên quan ý định của một cá nhân để bắt đầu một doanh nghiệp (Souitaris &cs, 2007), là một quá trình định hướng việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện một kế hoạch tạo lập doanh nghiệp (Gupta & Bhawe, 2007) Ý định khởi nghiệp của một cá nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ của môi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình (Andreas Kuckertz & Marcus Wagner, 2009) Ý định khởi nghiệp của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và được định hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo (Schwarz & cs, 2009) Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa ý định khởi nghiệp của sinh viên (Ngô Thị Thanh Tiên & Cao Quốc Việt,

Tóm lại, có thể nhận định rằng ý định khởi nghiệp có khả năng dự báo tương đối chuẩn xác các hành vi khởi nghiệp kinh doanh trong tương lai

3.1.2 Các lý thuyết nghiên cứu

- Lý thuyết hành vi dự định (Theory of Planned Behavior – TPB)

Thuyết hành vi dự định (TPB) (Icek Ajen, 1991), được phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA; Ajzen & Fishbein, 1975), giả định rằng một hành vi có thể được dự báo hoặc giải thích bởi các xu hướng hành vi để thực hiện hành vi đó TPB được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội để dự đoán hành vi con người Theo TPB, 3 yếu tố có ảnh hưởng đến ý định thực hiện hành vi

Hình 3.1 Lý Thuyết Hành Vi Dự Định TPB

Mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB)

“Thái độ đối với hành vi” là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá nhân đối với việc thực hiện một hành vi Thái độ thường được hình thành bởi niềm tin của cá nhân về hậu quả của việc tham gia thực hiện một hành vi cũng như kết quả của hành vi đó

“Chuẩn mực chủ quan” là áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi Chuẩn mực chủ quan đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (người thân, đồng nghiệp, bạn bè…) đối với một cá nhân trong việc tuân thủ một số các chuẩn mực cũng như động cơ của cá nhân trong việc tuân thủ các chuẩn mực đó để đáp ứng mong đợi của những người xung quanh

“Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể, điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi Yếu tố kiểm soát hành vi được nhìn nhận bao gồm hai thành phần: yếu tố bên trong (đề cập đến sự tự tin của cá nhân để thực hiện hành vi) và yếu tố ben ngoài (đề cập đến nguồn lực như tài chính, thời gian, môi trường…) Ajzen (1991) đề nghị rằng nhân tố kiểm soát hành vi tác động trực tiếp đến xu hướng thực hiện hành vi, và nếu đương sự chính xác trong cảm nhận về mức độ kiểm soát của mình, thì kiểm soát hành vi còn dự báo cả hành vi

Mô hình của Ajzen (1991) được sử dụng khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu liên quan đến ý định khởi nghiệp của cá nhân Trong nghiên cứu này, các yếu tố trong mô hình của Ajzen (1991) cũng được sử dụng để xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

3.1.3 Mô hình nghiên cứu a) Một số mô hình nghiên cứu tham khảo

- Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM

(Nguyễn Xuân Hiệp et al., 2019) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM dựa trên lý thuyết hành vi dự định (TBP) – Ajzen (1991), Thuyết hành động hợp lý (TRA) của Ajzen và Fishbein (1975), Mô hình sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982), Mô hình cấu trúc ý định kinh doanh của (Christian Lu ¨thje

Nghiên cứu đã đưa kết quả bao gồm 04 yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM, trong đó mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng được sắp xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp bao gồm: Giáo dục kinh doanh; Chuẩn chủ quan; Môi trường khởi nghiệp; Đặc điểm tính cách và Nhận thức tính khả thi

Hình 3.2 Mô Hình Nghiên Cứu các Yếu Tố Ảnh Hưởng đến Ý Định Khởi Nghiệp Kinh Doanh của Sinh Viên Khối Ngành Kinh Tế các Trường Đại Học tại

Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả

Nguồn: Nguyễn Xuân Hiện và Cộng sự (2019)

Từ kết quả này, để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế các trường đại học tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay, các nhà hoạch định chính sách và các trường đại học cần tập trung vào các hàm ý chính sách và quản trị sau đây: Một là, nâng cao vai trò và chất lượng giáo dục kinh doanh trong các trường đại học Hai là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền tinh thần doanh nhân và ý định khởi nghiệp cho sinh viên Ba là, hoàn thiện môi trường khởi nghiệp Bốn là, phát huy nỗ lực và bản lĩnh khởi nghiệp của sinh viên Năm là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn khởi nghiệp

- Mô hình nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học kỹ thuật công nghệ Cần Thơ

Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ (Phan Anh Tú & Trần Quốc Huy, 2017) Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của 166 sinh viên trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ Mở rộng lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) kết hợp với đặc điểm nhân khẩu học, tính cách, và giáo dục khởi nghiệp kinh doanh, kết quả nghiên cứu nhân

61 tố khám phá (EFA) và hồi quy bằng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) cho thấy có 7 nhóm nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi khởi nghiệp của sinh viên bao gồm đặc điểm tính cách, thái độ cá nhân, nhận thức và thái độ, giáo dục khởi nghiệp, nhận thức điều khiển hành vi, quy chuẩn và thái độ, quy chuẩn chủ quan Kết quả nghiên cứu một mặt cung cấp thêm dữ liệu thực chứng, mặt khác là đưa ra khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu và các chuyên gia giáo dục

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tình hình khởi nghiệp của sinh viên trường ĐHNL TP.HCM

4.1.1 Đặc điểm đối tượng khảo sát Đối tượng khảo sát trong bài nghiên cứu là tất cả các sinh viên ĐHNL TP.HCM Mẫu của nghiên cứu là 250 quan sát Để thực hiện mô tả ý định khởi nghiệp của sinh viên, đề tài chọn mẫu theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, gửi khảo sát online và thu hồi lại 350 quan sát, tỷ lệ hồi đáp là 100%, sau khi sàn lọc và kiểm tra tính hợp lệ, kết quả là có 320 quan sát được sàng lọc và tổng hợp dùng trong chạy SPSS để làm dữ liệu nghiên cứu

(Tham khảo kết quả trình bày tại mục lục 2)

Chú thích các khái niệm:

• Frequency: Thể hiện tần số của từng nhóm

• Percent: Tỷ lệ phần trăm của từng nhóm

• Valid Percent: Tỷ lệ phần trăm hợp lệ của từng nhóm

• Cumulative Percent: Phần trăm cộng dồn

Kết quả thống kê mô tả của người được phỏng vấn như sau: a) Về giới tính

Kết quả thống kê mẫu khảo sát (Hình 4.1) cho thấy những sinh viên tham gia khảo sát có cả nam (50,3%) tương ứng với 161 nam và nữ (49.7%) tương ứng với 159 nữ trong tổng số 320 sinh viên được phỏng vấn Số lượng nam nữ chênh lệch nhau không nhiều, cho thấy sự khách quan và cân bằng về giới tính trong nhóm sinh viên được phỏng vấn Và điều này phù hợp với thực tế vì nhu cầu khởi nghiệp giữa nam và nữ điều như nhau

Hình 4.1 Kết Quả Nghiên Cứu về Giới Tính

Nguồn: Kết quả điều tra b) Về số năm Sinh viên đã học đại học

Hình 4.2 Kết Quả Nghiên Cứu về Số Năm Sinh Viên Đã Học Đại Học

Nguồn: Kết quả điều tra Trong 320 mẫu quan sát, được chia thành 5 câu trả lời về số năm học Đại học của sinh viên như sau: Năm 1, năm 2, năm 3, năm 4 và còn lại là những sinh viên từ năm 5 trở lên hay gọi là sinh viên năm khác Theo bảng khảo sát, sinh viên năm 4 chiếm tỷ lệ trong khảo sát cao nhất, chiếm 46.6% với 149 người, chiếm tỷ lệ thứ 2 là sinh viên năm

3, chiếm 33.1% với 106 người, chiếm tỷ lệ thứ 3 là sinh viên năm 2, chiếm 14.0% với

45 người khảo sát, còn số sinh viên chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là sinh viên năm khác (năm 5 trở lên) chiếm 6.3% với 20 người khảo sát c) Về Khoa sinh viên đã học

SỐ NĂM SINH VIÊN ĐÃ HỌC

Hình 4.3 Kết Quả Nghiên Cứu về Khoa Sinh Viên Đã Học

Nguồn: Kết quả điều tra Theo thống kê về Khoa sinh viên đã học với 320 sinh viên tham gia khảo sát với nhiều câu trả lời khác nhau, ta thu được kết quả như sau: đa số sinh viên Khoa Kinh Tế chiếm tỉ lệ cao nhất với 40.3% tương ứng với 129 sinh viên, Thứ 2 là khoa Cơ khí công nghệ có mức tỷ lệ phần trăm 30% với 96 sinh viên, tiếp theo là sinh viên khoa Nông học với 12.5% tương ứng với 40 sinh viên, kế tiếp là sinh viên khoa Công nghệ thông tin với 10.3% tương ứng với 33 sinh viên, Khoa Ngoại ngữ có thống kê thấp nhất với 6.9% tương ứng với 22 sinh viên d) Về làm thêm

Hình 4.4 Kết Quả Nghiên Cứu về Làm Thêm

Nguồn: Kết quả điều tra Việc làm thêm của sinh viên cũng ảnh hưởng rất lớn đến ý định khởi nghiệp hay không, trong khảo sát cho thấy số lượng sinh viên làm thêm khá cao chiếm 76.6% tương

KHOA SINH VIÊN ĐÃ HỌC

Khoa Cơ Khí Công Nghệ Khoa Công Nghệ Thông TIn Khoa Kinh Tế

Nông Học Khoa Ngoại Ngữ

89 ứng với 245 sinh viên so với 24,4% tương ứng với 75 sinh viên chưa làm thêm Điều nay cho thấy, đa số sinh viên đều có nhu cầu và dành nhiều thời gian làm thêm Như vậy, điều này phù hợp với ý định khởi nghiệp của sinh viên

4.1.2 Mô tả thực trạng về ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL Đánh giá điểm trung bình của các nhân tố giúp tác giả có những đánh giá khái quát về nhận định của các đáp viên với các câu hỏi khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 mức độ trong nghiên cứu này

Phần này trình bày kết quả khảo sát 320 phiếu khảo sát thông qua điền form google biểu mẫu Kết quả thống kê mô tả gồm trị trung bình thể hiện mức độ đồng thuận đối với các câu hỏi khảo sát và phương sai thể hiện quan điểm khác nhau của người tham gia khảo sát Các giá trị trong thang đo được xây dựng thành năm khoảng được trình bày trong Bảng 4.1 bên dưới:

Bảng 4.1 Các Giá Trị Trong Thang Đo

Khoảng giá trị 1 →1,5 1,5 → 2,5 2,5 → 3,5 3,5 → 4,5 4,5 → 5 Ý nghĩa Rất thấp Thấp Trung bình Cao Rất cao

Nguồn: Nguyễn Minh Tuấn (2010) Các câu hỏi khảo sát gồm các yếu tố: thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, đặc điểm tính cách, giáo dục khởi nghiệp, nguồn vốn, chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ, ý định khởi nghiệp của sinh viên (Trình bày kết quả tại mục lục 3)

Bảng 4.2 Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Thái Độ đối với Hành Vi

TD Thái độ đối với hành vi 3,69 0,83

TD1 Tôi có khả năng trở thành chủ doanh nghiệp 3,57 1,005

TD2 Trở thành chủ doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với tôi 3,75 1,002

TD3 Nếu có cơ hội và nguồn lực, tôi sẽ thành lập doanh nghiệp riêng của mình

TD4 Việc trở thành chủ doanh nghiệp đối với tôi có lợi hơn bất lợi

TD5 Trở thành doanh nhân/chủ doanh nghiệp luôn là đam mê và định hướng nghề nghiệp của tôi

Nguồn: Kết quả điều tra Bảng trình bày kết quả khảo sát ở thái độ đối với hành vi và cho ta thấy các sinh viên gần như có đánh giá tích cực đối với thái độ khởi nghiệp, điểm đánh giá của sinh viên ĐHNL tại TP.HCM về nhân tố Thái độ đối với hành vi ở mức cao, đạt điểm trung bình là 3,69 Mức độ đánh giá cao nhất “Nếu có cơ hội và nguồn lực, tôi sẽ thành lập doanh nghiệp riêng của mình” với trung bình là 3,82 Thấp nhất với khả năng trở thành chủ doanh nghiệp với trung bình 3,57 nhưng đây cũng là sự đánh giá khá hài lòng từ sinh viên Như vậy, Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp của sinh viên tham gia khảo sát là khá cao

Bảng 4.3 Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Quy Chuẩn Chủ Quan

QC Quy chuẩn chủ quan 3,66 0,801

QC1 Gia đình của tôi luôn ủng hộ khởi nghiệp 3,68 1,004

QC2 Bạn bè/người thân quen của tôi luôn ủng hộ khởi nghiệp 3,66 0,934

QC3 Tôi biết nhiều doanh nghiệp thành công 3,59 0,975

QC4 Tôi ngưỡng mộ những doanh nghiệp thành công 3,76 1,078

QC5 Tôi thường nghiên cứu những doanh nghiệp thành công 3,65 1,010

Nguồn: Kết quả điều tra Mức độ đánh giá quy chuẩn chủ quan, các yếu tố kỳ vọng của những người xung quanh (người thân, đồng nghiệp, bạn bè…) đối với cá nhân sinh viên trong việc tuân thủ một số các chuẩn mực được đánh giá ở mức độ gần như không có sự chênh lệch nhiều, đạt trung bình 3,66 Trong đó, biến “Tôi ngưỡng mộ những doanh nghiệp thành công” được đánh giá ở mức cao nhất đạt trung bình 3,76 và chỉ tiêu “Tôi biết nhiều doanh nghiệp thành công” được đánh giá ở mức thấp nhất với trung bình 3,59 Qua đó chủ ra

91 rằng, hiện nay sinh viên đang nổ lực tìm kiếm nguồn thông tin từ các doanh nghiệp và có thái độ tích cực đối với những thông tin đó

Bảng 4.4 Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Nhận Thức Kiểm Soát Hành Vi

NT Nhận thức kiểm soát hành vi 3,26 0,876

NT1 Tôi dễ dàng khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh 3,19 1,173

NT2 Tôi biết cụ thể những việc làm để tiến hành khởi nghiệp kinh doanh

NT3 Tôi có thể kiểm soát được quá trình hoạt động của một doanh nghiệp mới

NT4 Nếu tôi cố gắng, tôi sẽ thành công trong việc kinh doanh 3,42 0,881

Nguồn: Kết quả điều tra Các kết quả cho ta thấy sinh viên cảm nhận Nhận thức kiểm soát hành vi gần như không khác biệt, ở mức trung bình, đạt điểm trung bình 3,26 Cao nhất là “Nếu tôi cố gắng, tôi sẽ thành công trong việc kinh doanh” với điểm trung bình là 3,42 và chỉ tiêu

“Tôi dễ dàng khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh” được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là 3,19 Từ đó cho thấy, sinh viên chủ động trong viêc tìm hiểu những việc làm cụ thể để tiến hành khởi nghiệp Đây là bước quan trọng để các sinh viên chú trọng hơn trong việc kiểm soát quá trình hoạt động của ý tưởng khởi nghiệp, cũng như quá trình hoạt động của doanh nghiệp mới

Bảng 4.5 Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Giáo Dục Khởi Nghiệp

GD Giáo dục khởi nghiệp 3,72 0,797

GD1 Tại trường đại học, tôi được cung cấp những kiến thức cần thiết về khởi nghiệp kinh doanh

GD2 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích phát triển những ý tưởng kinh doanh sáng tạo

GD3 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích tham gia cuộc thi “Sinh viên khởi nghiệp”

GD4 Tại trường đại học, tôi được khuyến khích tham gia các lớp tập huấn “Khởi nghiệp kinh doanh”

GD5 Tôi thường tự học để có kiến thức khởi nghiệp kinh doanh

Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả phân tích yếu tố giáo dục khởi nghiệp đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM được đánh giá khá cao, gần như bằng nhau và phương sai cũng không có khác biệt, đạt điểm trung bình 3,72 Cao nhất với điểm trung bình 3,78 là chỉ tiêu “Tại trường đại học, tôi được khuyến khích phát triển những ý tưởng kinh doanh sáng tạo” “Tôi thường tự học để có kiến thức khởi nghiệp kinh doanh” là chỉ tiêu được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình là 3,65

Bảng 4.6 Thống Kê Mô Tả Trung Bình về Đặc Điểm Tính Cách

TC Đặc điểm tính cách 3,84 0,669

TC1 Tôi là người dám đối mặt với trở ngại 3,93 0,866

TC2 Tôi là người dám vượt qua mọi trở ngại 3,92 1,050

TC3 Tôi là người rất giỏi trong việc xác định các cơ hội 3,72 0,912

TC4 Tôi là người dám chấp nhận rủi ro 3,79 0,874

TC5 Tôi là người có tính sáng tạo 3,78 0,836

TC6 Tôi là người thích tự lập 3,95 0,912

Nguồn: Kết quả điều tra

Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’Alpha

Việc kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha sẽ giúp chúng ta loại bỏ được các biến quan sát không phù hợp với việc nghiên cứu đề tài đồng thời nó hạn chế các biến không đóng góp hữu ích cho đề tài khiến người nghiên cứu khó xác định được độ biến thiên và nhận dạng lỗ trong các biến Chúng được coi là biến rác và sẽ bị loại bỏ trong các bước phân tích tiếp theo Nếu độ tin cậy càng cao sẽ càng thể hiện mức độ liên quan giữa các biến quan sát với nhân tố mẹ với nhau, lúc đó chúng ta mới có thể tin tưởng sử dụng các biến quan sát đó thành 1 thang đo nhằm đo lường biến phụ thuộc

Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,7 - 0,8 Nếu có hệ số Cronbach’s Alpha ≥ 0,6 thì thang đo này là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally & Bernstein, 1994)

Các thang đo Thái độ đối với hành vi, Quy chuẩn chủ quan, Nhận thức kiểm soát hành vi, Giáo dục khởi nghiệp, Đặc điểm tính cách, Nguồn vốn, Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ, Ý định khởi nghiệp

4.2.1 Thang đo về Thái độ đối với hành vi

Bảng 4.10 Thang Đo về Thái Độ đối với Hành Vi

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thái độ đối với hành vi (TD) Cronbach’s Alpha=0,883

Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,883 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

Do đó, thang đo Thái độ đối với hành vi (TD) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.2 Thang đo Quy chuẩn chủ quan

Bảng 4.11 Thang Đo Quy Chuẩn Chủ Quan

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Quy chuẩn chủ quan (QC) Cronbach’s Alpha=0,859

Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,859 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

Do đó, thang đo Quy chuẩn chủ quan (QC) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.3 Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi

Bảng 4.12 Thang Đo Nhận Thức Kiểm Soát Hành Vi

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Nhận thức kiểm soát hành vi (NT) Cronbach’s Alpha=0,879

Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,879 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

Do đó, thang đo về Nhận thức kiểm soát hành vi (NT) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.4 Thang đo Giáo dục khởi nghiệp

Bảng 4.13 Thang Đo Giáo Dục Khởi Nghiệp

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Giáo dục khởi nghiệp (GD) Cronbach’s Alpha=0,886

Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,886 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

Do đó, thang đo về Giáo dục khởi nghiệp (GD) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.5 Thang đo về Đặc điểm tính cách

Bảng 4.14 Thang Đo về Đặc Điểm Tính Cách

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Đặc điểm tính cách (TC) Cronbach’s Alpha=0,830

Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,830≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

Do đó, thang đo về Đặc điểm tính cách đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA Tuy nhiên, biến TC2 có hệ số tương quan biến tổng =0,298 ≤ 0.3 nên không đạt yêu cầu về độ tin cậy và không được đưa vào để phân tính nhân tố khám phá EFA

4.2.6 Thang đo về Nguồn vốn

Bảng 4.15 Thang Đo về Nguồn Vốn

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Nguồn vốn (NV) Cronbach’s Alpha=0,867

Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,867 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

Do đó, thang đo về Nguồn vốn (NV) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.7 Thang đo Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ

Bảng 4.16 Thang Đo Chính Sách Hỗ Trợ từ Chính Phủ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ (CP) Cronbach’s Alpha=0,867

Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,867 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

Do đó, thang đo về Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ (CP) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.8 Thang đo Ý định khởi nghiệp

Bảng 4.17 Thang Đo Ý Định Khởi Nghiệp

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến Ý định khởi nghiệp (YD) Cronbach’s Alpha=0,919

Nguồn: Kết quả điều tra Kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan tổng biến phù hợp (≥ 0,3) Hệ số Cronbach’s Alpha = 0,919 ≥ 0,6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy

Do đó, thang đo về Ý định khởi nghiệp (YD) đạt yêu cầu và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA

4.2.9 Kết luận độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Như vậy, sau kiểm định Cronbach’s Alpha, có 1 biến bị loại khỏi phân tích (đó là biến TC2) và các biến còn lại được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA (Tham khảo các kết quả chi tiết của từng Thang đo tại (Phụ lục 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha) Bảng thống kê kết quả tổng hợp lần kiểm định cuối cùng của từng nhóm biến như sau:

Bảng 4.18 Kết Luận Độ Tin Cậy Thang Đo Bằng Hệ Số Tin Cậy Cronbach’s Alpha

Biến quan sát ban đầu

Biến quan sát còn lại

Biến quan sát bị loại

1 Thái độ đối với hành vi 5 5 0,883 0

3 Nhận thức kiểm soát hành vi 4 4 0,879 0

7 Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ 3 3 0,867 0

Nguồn: Kết quả điều tra

Phân tích nhân tố khám phá EFA

4.3.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập

Việc thực hiện bước kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha trong phần trước đã giúp chúng ta khẳng định độ tin cậy của các thang đo (37 biến độc lập) này hoàn toàn phù hợp với đề tài nghiên cứu Tuy nhiên việc phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ được thực hiện theo từng thang đo một Kết quả này chưa chắc chắn rằng các thang đo ấy không có liên quan tới nhau Chẳng hạn như, biến quan sát của thang đo này có mối quan hệ với biến quan sát của thang đo khác dẫn tới thang đo không đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt do bị lỗi vì các biến có sự tương qua với nhau Để tránh việc này có thể xảy ra với nghiên cứu này, đề tài tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) Việc phân tích nhân tố EFA sẽ giúp rút gọn dữ liệu từ nhiều biến quan sát thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các tác giả, 1998)

Phân tích EFA được thực hiện theo quy trình sau:

Thứ nhất, những thang đo đạt được hệ số tin cậy tốt trong phân tích Cronbach’s alpha sẽ tiếp tục đưa vào phân tích EFA nhằm chọn ra các chỉ báo có trọng số hội tụ trên

1 nhân tố Các thang đo của biến độc lập sẽ được đưa vào phân tích EFA để kiểm tra tính độc lập và hội tụ của các biến quan sát sau đó sẽ chạy EFA với biến phụ thuộc

Thứ hai, phân tích toàn bộ các chỉ báo được lựa chọn ở bước thứ nhất Cuối cùng, để khi đọc kết quả phân tích được thuận tiện nên việc sắp xếp theo thứ tự giảm dần, trong số các nhân tố dưới 0,5 cũng sẽ bị loại bỏ trên bảng báo cáo Có nhiều bảng ở Ouput, tuy nhiên, chúng ta chỉ cần quan tâm kết quả ở 3 bảng: KMO and Barlett’s

Test, Total Variance Explained (Tổng phương sai trích) và Rotated Component Matrix (Bảng ma trận xoay)

Bảng đầu tiên là KMO and Barlett’s Test 0,5 ≤ KMO = 0,914 ≤ 1, phân tích nhân tố được chấp nhận với tập dữ liệu nghiên cứu

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) có mức ý nghĩa Sig = 0,000 <

0,05, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố

Các kết quả khi phân tích EFA được thể hiện như sau:

Bảng 4.19 Phân Tích Nhân Tố được Chấp Nhận ở Biến Độc Lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,914

Bartlett's Test of Sphericity Sig 0,000

Nguồn: Kết quả điều tra Dựa trên kết quả của bảng Tổng phương sai trích ta có thể thấy có 8 nhân tố trích được tại eigenvalue là 1,341 là 8 nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất Ngoài ra bảng trên cho thấy tổng phương sai trích (Total Variance Explained) = 69,921% > 50%, điều này có nghĩa mô hình EFA là phù hợp Coi biến thiên là 100% thì trị số này thể hiện các nhân tố được trích cô đọng 69,921% và bị thất thoát 30,078% Để đánh giá hệ số tải nhân tố (Factor Loading) biểu thị mức độ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố như thế nào thì cần phải xem xét kích thước mẫu Đối với khoá luận này kích thước mẫu là 320 nên sẽ lấy giá trị tiêu chuẩn của hệ số tải Factor Loading là 0,5

- Hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,3 (nhỏ nhất là 0,624), vì thế kết luận được rằng các biến quan sát có tương quan với nhau và có ý nghĩa thống kê rất tốt

Bảng 4.20 Tổng Phương Sai Trích

Thành phần Hệ số Eigenvalues % Phương sai Tổng phương sai trích (%)

Nguồn: Kết quả điều tra

Ma trận xoay nhân tố EFA cho thấy kết quả thể hiện tốt hai giá trị quan trọng là giá trị hội tụ và giá trị phân biệt Các biến quan sát cùng hội tụ về một nhân tố như ban đầu điều này cho thấy kết quả thoả mãn giá trị hội tụ Ngoài ra, các biến quan sát thuộc về từng nhân tố và có sự phân biệt rõ ràng với nhân tố khác tức là giá trị phân biệt đã được đảm bảo Ở nhóm nhân tố thứ 1 biến quan sát đóng góp nhiều nhất cho việc thể hiện tính chất của nhân tố là biến TD2 (Trở thành chủ doanh nghiệp có sức hấp dẫn đối với tôi) và mức độ giảm dần được thể hiện ở ma trận xoay nhân tố Tương tự ở nhân tố thứ 2

103 biến quan sát GD4 (Tại trường đại học, tôi được khuyến khích tham gia các lớp tập huấn

“Khởi nghiệp kinh doanh”) có đóng góp cao nhất, nhân tố thứ 3 là biến NV4 (Địa phương tôi có các chính sách hỗ trợ vốn cho sinh viên khởi nghiệp), nhân tố thứ 4 là TC5 (Tôi là người có tính sáng tạo), nhân tố thứ 5 là QC1 (Gia đình của tôi luôn ủng hộ khởi nghiệp), nhân tố thứ 6 là NT2 (Tôi biết cụ thể những việc làm để tiến hành khởi nghiệp kinh doanh) và nhân tố thứ 7 là CP1 (Địa phương tôi có các chính sách hỗ trợ vốn cho sinh viên khởi nghiệp)

Tóm lại, sau lần thực hiện phân tích nhân tố EFA các kết quả hầu hết đáp ứng tốt các tiêu chí của EFA, có tất cả các biến đáp ứng yêu cầu và không tiến hành loại biến quan sát nào Do đó chúng ta sẽ giữ lại 32 biến độc lập và thực hiện cho bước chạy Tương quan Pearson và Hồi quy đa biến về sau

Bảng 4.21 Phân Tích EFA cho Biến Phụ Độc Lập

Khái niệm Biến quan sát Nhân tố

Thái độ đối với hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi

Chính sách hỗ trợ từ

Nguồn: Kết quả điều tra (Tham khảo thêm tại Phụ lục 5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập)

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc

Bảng 4.22 Kết Quả Phân Tích EFA cho Biến Phụ Thuộc

Biến quan sát Thành phần

Nguồn: Kết quả điều tra

Bảng 4.23 Phân Tích Nhân Tố được Chấp Nhận ở Biến Phụ Thuộc

Nguồn: Kết quả điều tra

Hệ số KMO (Kaiser - Meyer - Olkin) = 0,890 thoả mãn điều kiện 1 > KMO > 0,5, cho thấy nhân tố thích hợp với dữ liệu khoá luận đang nghiên cứu

Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) có mức ý nghĩa Sig = 0,000 < 0,05, chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố

Kết quả phân tích nhân tố cho tổng phương sai trích (Total Variance Explained)

Hệ số tải của tất cả các biến đều lớn hơn 0,5 nên đạt yêu cầu Bên cạnh đó biến quan sát đóng góp nhiều nhất cho việc thể hiện tính chất của nhân tố là biến YD2 (Vì các yếu tố trên, Tôi dự định một ngày nào đó sẽ thành lập công ty hoặc doanh nghiệp của riêng mình) và mức độ giảm dần được thể hiện ở ma trận chưa xoay nhân tố Đối với biến phụ thuộc chúng ta chỉ có thể sử dụng ma trận chưa xoay để đánh giá hệ số tải nhân tố Điều đó xảy ra là vì SPSS chỉ thực hiện xoay nhân tố khi có từ 2 nhân tố trở lên được trích (Tham khảo thêm tại Phụ lục 6: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến phụ thuộc)

Bảng 4.24 Kết Quả Phân Tích EFA

Biến quan sát ban đầu

Biến quan sát còn lại

Biến quan sát bị loại

1 Thái độ nhận thức hành vi TD 5 5 0

2 Quy chuẩn chủ quan QC 5 5 0

3 Nhận thức kiểm soát hành vi NT 4 4 0

4 Giáo dục khởi nghiệp GD 5 5 0

5 Đặc điểm tính cách TC 5 5 0

7 Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ CP 3 3 0

Nguồn: Kết quả điều tra Qua phân tích EFA ta rút gọn còn các biến quan sát của tổ hợp thang đo là Thái độ đối với hành vi (TD) (5 biến quan sát), Quy chuẩn chủ quan (5 biến quan sát), Nhận thức kiểm soát hành vi (4 biến quan sát), Giáo dục khởi nghiệp (5 biến quan sát), Đặc điểm tính cách (5 biến quan sát), Nguồn vốn (5 biến quan sát), Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ (3 biến quan sát) và Ý định khởi nghiệp (YD) 5 biến quan sát thành 8 yếu tố

Từ các nhân tố ở trên, chúng ta tiến hành tạo biến đại diện theo bảng nhân tố Việc tạo biến đại diện sẽ giúp chúng ta có được các nhân tố phục vụ cho bước chạy tương quan Pearson và Hồi quy đa biến về sau.

Phân tích tương quan Pearson

Mô hình có 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tương quan Pearson và hồi qui tuyến tính Trước hết, trung bình của các nhân tố được tính bằng hàm MEAN của các biến đo lường đối với từng biến độc lập như sau:

• Yếu tố “Thái độ đối với hành vi” (TD) gồm: TD1, TD2, TD3, TD4 và TD5; TD=MEAN(TD1,TD2,TD3,TD4,TD5)

• Yếu tố “Quy chuẩn chủ quan” (QC) gồm: QC1, QC2, QC3, QC4, và QC5; QC=MEAN(QC1,QC2,QC3,QC4,QC5)

• Yếu tố “Nhận thức kiểm soát hành vi” (NT) gồm: NT1, NT2, NT3 và NT4; MEAN=(NT1,NT2,NT3,NT4)

• Yếu tố “Giáo dục khởi nghiệp” (GD) gồm: GD1, GD2, GD3, GD4 và GD5; MEAN=(GD1,GD2,GD3,GD4,GD5)

• Yếu tố “Đặc điểm tính cách” (TC) gồm: TC1, TC3, TC4, TC5 và TC6; MEAN(TC1,TC3,TC4,TC5,TC6)

• Yếu tố “Nguồn vốn” (NV) gồm: NV1, NV2, NV3, NV4 và NV5; MEAN=(NV1,NV2,NV3,NV4,NV5)

• Yếu tố “Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ” (CP) gồm: CP1, CP2 và CP3; MEAN=(CP1,CP2,CP3)

• Và một yếu tố phục thuộc “Ý định khởi nghiệp” (YD) gồm: YD1, YD2, YD3, YD4 và YD5; MEAN(YD1,YD2,YD3,YD4,YD5)

Qua bảng 4.25 – Ta có thể thấy các biến độc lập TD, QC, NT, GD, TC, NV, CP có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập này với biến YD (giá trị sig là 0,000 < 0,05) và có mức ý nghĩa là 1% Trong trường hợp phân tích tương quan pearson chỉ có ý nghĩa xem xét sự tương quan của các biến độc lập lên biến phụ thuộc, không thực hiện loại biến để chạy lại lần 2

Phân tích này ta cũng cần xem xét thêm các trường hợp các biến độc lập có tương quan với nhau không Ta thấy biến TD – GD (0,350** - 0,000); TC – TD (0,395** - 0,000); NV – TD (0,366** - 0,000); TD – CP (0,372** - 0,000); QC – NV (0,394**- 0,000); NT – NV (0,360** - 0,000); GD – TC (0,390**- 0,000); GD – NV (0,372**– 0,000); TC – NV (0,379 – 0,000); các biến này đang có giá trị sig là 0,000 < 0,05 nhưng giá trị pearson tất cả đều < 0,4 (thường gặp nhất) nên ta nói các biến này có tương quan nhưng hệ số nhỏ sẽ không ảnh hưởng nhiều khi chạy phân tích hồi qui tuyến tính

Bảng 4.25 Kết Quả Phân Tích Tương Quan Pearson

YD TD QC NT GD TC NV CP

Nguồn: Kết quả điều tra (Tham khảo thêm tại Phụ lục 7: Kết quả phân tích tương quan Pearson)

Phân tích hồi quy tuyến tính bội

4.5.1 Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội

YD= B0 + B1TD + B2QC + B3NV + B4TC + B5GD+B6NT+B7CP

Bi (i =1…5): hệ số hồi quy

Biến độc lập: TD, QC, NT, GD, TC, NV, CP

4.5.2 Phân tích hồi quy tuyến tính bội

Kết quả mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Hình 4.5 Mô Hình các Nhân Tố Ảnh Hưởng đến Ý Định Khởi Nghiệp của Sinh Viên Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM

Nguồn: Kết quả điều tra Phân tích hồi quy tuyến tính bội sử dụng phương pháp Enter để kiểm định sự phù hợp của giữa biến độc lập đối với biến phụ thuộc Sau khi kiểm định, ta có kết quả như sau:

Bảng 4.26 Phân Tích Hồi Quy Tuyến Tính Bội

Nguồn: Kết quả điều tra Các giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6, H7 đều được kiểm định với kết quả đạt như kỳ vọng mong muốn bằng mô hình hồi quy với giá trị R2 hiệu chỉnh bằng 0.539 cho thấy biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng 53,9% sự thay đổi của biến phụ

110 thuộc, còn lại 46,1%% là do các biến ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên Ngoài ra con số đang tiến đến một nên nó phản ảnh mô hình này là rất tốt và có giá trị

Hệ số Durbin - Watson = 1,885, nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên không có hiện tượng tự tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra

Bảng 4.27 Kiểm Định Sự Phù Hợp của Mô Hình Hồi Quy

Hằng số Tổng bình phương df Trung bình bình phương

Nguồn: Kết quả điều tra Sig kiểm định F bằng 0,00 < 0,05, như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được

Sig kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05, do đó các biến độc lập này đều có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc, không biến nào bị loại khỏi mô hình

Bảng 4.28 Kết Quả Hồi Quy Tuyến Tính

Hệ số Beta chưa chuẩn hóa

Hệ số Beta chuẩn hóa t Sig Thống kê đa cộng biến

Nguồn: Kết quả điều tra

Hệ số VIF của các biến độc lập đều nhỏ hơn 2 do vậy không có đa cộng tuyến xảy ra

Các hệ số hồi quy đều lớn hơn 0 Như vậy, tất cả các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều tác động cùng chiều tới biến phụ thuộc Dựa vào độ lớn của hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, thứ tự mức độ tác động từ mạnh nhất tới yếu nhất của các biến độc lập tới biến phụ thuộc YD là: TD(0,191) > QC (0,174) > NV(0,163) > TC (0,161) > GD (0,139) >NT(0,117) >CP(0,105)

➢ Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

YD= 0,191*TD + 0,174*QC + 0,163*NV + 0,161*TC + 0,139*GD+0,117*NT+0,105*CP Ý định khởi nghiệp cúa sinh viên ĐHNL TP.HCM= 0.191 * Thái độ đối với hành vi

+ 0,117 * Nhận thức kiểm soát hành vi

+ 0,105 * Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ

Xét mức ý nghĩa 5%, các yếu tố “thái độ đối với hành vi”, “quy chuẩn chủ quan”,

“nguồn vốn”, “đặc điểm tính cách”, “giáo dục khởi nghiệp”, “nhận thức kiểm soát hành vi”, “chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ” có mối quan hệ cùng chiều với “ý định khởi nghiệp” Nhìn lại kiểm định đa cộng tuyến, nhận thấy chỉ số VIF < 2 (cao nhấtt là 1,663), do đó hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, không có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy; xét một cách tổng quát là đạt yêu cầu Dựa vào hệ số beta chuẩn hóa, chúng ta thấy “thái độ đối với hành vi” có tác động mạnh nhất đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM

Bảng 4.29 Kiểm Định các Giả Thuyết của Mô Hình Nghiên Cứu

Giả thuyết Nội dung Hệ số Beta chuẩn hóa Kết quả

H1 Thái độ đối với hành vi (+) 0,191 Chấp nhận

H2 Quy chuẩn chủ quan (+) 0,174 Chấp nhận

H3 Nhận thức kiểm soát hành vi (+) 0,117 Chấp nhận

H4 Giáo dục khởi nghiệp (+) 0,139 Chấp nhận

H5 Đặc điểm tính cách (+) 0,161 Chấp nhận

H7 Chính sách hỗ trợ từ Chính Phủ

Nguồn: Kết quả điều tra (Tham khảo thêm tại Phụ lục 8: Kết quả phân tích hồi quy đa biến)

Hình 4.6 Tần Số Phần Dư Chuẩn Hoá Histogram

Nguồn: Kết quả điều tra Giá trị trung bình Mean = 2,50E-15 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0,989 gần bằng

1, như vậy có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn Do đó, có thể kết luận rằng: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm

4.5.3 Nhận xét kết quả hồi quy tuyến tính

Từ mô hình nghiên cứu ban đầu, có 8 khái niệm được đưa vào mô hình nghiên cứu, đó “Thái độ đối với hành vi”, “Quy chuẩn chủ quan”, “Nhận thức kiểm soát hành vi”, “Giáo dục khởi nghiệp”, “Đặc điểm tính cách”, “Nguồn vốn”, “Chính sách hỗ trợ

113 từ Chính Phủ” và “Ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM” Tất cả 8 khái niệm trên được cụ thể hóa bằng 38 biến quan sát Qua các bước kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha loại một biến TC2, phân tích nhân tố khám phá EFA thì các còn lại đạt yêu cầu biến đạt yêu cầu

Phân tích hồi qui cho ta thấy được trọng số của từng nhân tố tác động đến “Ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM”, cụ thể như sau:

- Thái độ đối với hành vi là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM Khi sinh viên có thái độ hài lòng, cảm thấy thú vị khi khởi nghiệp, nhằm thực hiện mục đích đánh giá mức độ tích cực hoặc tiêu cực của sinh viên, cũng như niềm tin đối với thái độ khởi nghiệp Thái độ đối với hành vi có hệ số Beta 0,191, có nghĩa là trong trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng thái độ đối với hành vi của sinh viên lên 1 đơn vị thì hành vi ý định khởi nghiệp tăng 0,191 đơn vị

- Quy chuẩn chủ quan là yếu tố chiếm ưu thế thứ 2 ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM Ngoài các giá trị đến từ kỳ vọng của những người xung quanh (người thân, đồng nghiệp, bạn bè…), tìm hiểu sự ủng hộ, chấp nhận của họ đối với ý định khởi nghiệp làm cho sinh viên có động lực, tự tin trước sự ủng hộ của người thân, từ đó càng thúc đẩy ý định khởi nghiệp của sinh viên Quy chuẩn chủ quan còn giải quyết những áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi Sinh viên tìm kiếm được thông tin về những doanh nghiệp thành công phù hợp với ý tưởng khởi nghiệp của mình nhất, tìm hiểu so sánh được chiến lược kinh doanh giữa các công ty, doanh nghiệp hay thị trường Quy chuẩn chủ quan có hệ số Beta = 0,174, có nghĩa là trong trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi quy chuẩn chủ quan của sinh viên tăng lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM tăng 0,174 đơn vị

- Yếu tố tiếp theo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến ý định khởi nghiệp là yếu tố nguồn vốn Sinh viên khi bắt đầu khởi nghiệp thường gặp khó khăn khi đối mặt với vấn đề huy động vốn Ý định khởi nghiệp của sinh viên sẽ được tăng cao từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, từ sự vay mượn, từ sự tiết kiệm của cá nhân hoặc các nguồn hỗ trợ khác Ở thời đại 4.0 như hiện nay, việc huy động vốn không còn quá khó khăn vì khởi nghiệp hiện nay không còn là vấn đề xa lạ nên sự cảm nhận và sự đánh giá của sinh viên về nguồn vốn cũng sẽ được nâng cao, nếu đáp ứng được những yêu cầu này thì việc phát triển ý tưởng khởi nghiệp không còn quá khó khăn Vì thế yếu tố nguồn sẽ tác động rất nhiều

114 đến ý định khởi nghiệp và làm nền tảng để các sinh viên hoàn thiện hơn về ý tưởng khởi nghiệp mình đưa ra Nguồn vốn có hệ số Beta = 0,163, có nghĩa là trong trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng nguồn vốn tăng lên 1 đơn vị thì ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL tăng 0,163 đơn vị

Kiểm định sự khác biệt

Chúng ta sử dụng phép kiểm định để so sánh và xem có hay không sự khác biệt về ý định khởi nghiệp của sinh viên ĐHNL TP.HCM

4.6.1 Kiểm định sự khác biệt về giới tính

Xét sự khác biệt giới tính, đối tượng, chúng ta phân 2 thành nhóm nên sử dụng t- test Đối với giới tính, trước hết sử dụng phép kiểm định F, có sig =0,757>0,05, nên giả thuyết H0 – phương sai hai mẫu đồng nhất được chấp nhận Lúc này ta đọc kết quả dòng thứ nhất có sig =0,121 nên không chấp nhận giả thuyết giữa nam và nữ khác nhau Điều này có nghĩa là nhân tố giới tính không ảnh hưởng đến ý dịnh khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Mức độ ý định khởi nghiệp bình quân của nam giới so với nữ giới không có sự khác biệt Điều này giải thích được đối với ý định khởi nghiệp của sinh viên đều bằng nhau, thể hiện tính quyết đoán của sinh viên nam, nữ rất mạnh mẽ cho dù bị chi phối bởi các ngành nghề khác nhau Vì vậy, trong nghiên cứu này chưa tìm ra sự khác biệt giữa nam và nữ

4.6.2 Kiểm định sự khác biệt về số năm sinh viên học Đại Học

Từ bảng số liệu cho thấy: Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig.=0,233 (lớn hơn 0,05) do đó, giả thuyết H0 – phương sai các nhóm giới tính đồng nhất, được chấp nhận; tập dữ liệu phù hợp để thực hiện kiểm định ANOVA

Kết quả kiểm định ANOVA với Sig.=0,241 (lớn hơn 0,05) cho thấy: giả thuyết không có sự khác biệt về ý định khởi nghiệp về số năm sinh viên học đại học, được chấp nhận Điều này có nghĩa là nhân tố về số năm sinh viên học đại học không ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Mức độ quyết định mua bình quân của các nhóm về số năm sinh viên học đại học không có sự khác biệt Điều này giải thích được mặc dù số năm sinh viên học Đại Học là khác nhau nhưng ý định khởi nghiệp vẫn không có sự khác biệt

4.6.3 Kiểm định sự khác biệt về Làm thêm

Xét sự khác biệt làm thêm, đối tượng, chúng ta phân 2 thành nhóm nên sử dụng t-test Đối với làm thêm, trước hết sử dụng phép kiểm định F, có sig =0,199>0,05, nên giả thuyết H0 – phương sai hai mẫu đồng nhất được chấp nhận Lúc này ta đọc kết quả dòng thứ nhất có sig =0,037 nên chấp nhận giả thuyết giữa có làm thêm và chưa làm thêm khác nhau Điều này có nghĩa là nhân tố làm thêm ảnh hưởng đến ý dịnh khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Mức độ ý định khởi nghiệp bình quân của chưa làm thêm so với có làm thêm có sự khác biệt

Kết quả giải thích được do đặc thù của công việc làm thêm không chỉ giúp sinh viên có chi phí trang trải cho cuộc sống mà còn có thể tiếp cận với những trải nghiệm thực tế, những bài học kinh nghiệm rút ra được trong qua trình làm việc Điều này cho thấy các sinh viên có kinh nghiệm làm thêm sẽ có trình độ cao hơn, tư duy và độ nhạy bén tốt hơn sinh viên chưa làm thêm Đa số sinh viên chưa làm thêm chỉ tập trung vào lý thuyết hàn lâm của chương trình đào tạo Vì vậy nhận thức trong đối tượng sinh viên này còn rất yếu Do đó, nghiên cứu này đã chỉ ra sự khác biệt theo Làm thêm của sinh viên ĐHNL TP.HCM

4.6.4 Kiểm định sự khác biệt về Khoa sinh viên học Đại học

Từ bảng số liệu cho thấy: Kết quả kiểm định Levene cho giá trị Sig.=0,263 (lớn hơn 0,05) do đó, giả thuyết H0 – phương sai các nhóm đồng nhất, được chấp nhận; tập dữ liệu phù hợp để thực hiện kiểm định ANOVA

Kết quả kiểm định ANOVA với Sig.=0,285 (lớn hơn 0,05) cho thấy: giả thuyết không có sự khác biệt về ý định khởi nghiệp về khoa sinh viên học đại học, được chấp nhận Điều này có nghĩa là nhân tố về khoa sinh viên học đại học không ảnh hưởng

117 đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Nông Lâm TP.HCM Mức độ quyết định khởi nghiệp của các nhóm về khoa sinh viên học đại học không có sự khác biệt Điều này cũng đồng nghĩa không có sự khác biệt giữa sinh viên giữa các khoa tại trường ĐHNL TP.HCM

(Tham khảo thêm tại Phụ lục 9: Kết quả kiểm định sự khác biệt)

Ngày đăng: 02/04/2024, 08:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w