1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề thi hsg lớp 6 cấu trúc mới

10 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề thi học sinh giỏi lớp 6 cấu trúc mới
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Đề thi
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 38,3 KB

Nội dung

Lớn từ dạo đó ta điChân mây góc biển mấy khi quay vềMẹ ngồi lặng cuối bờ đêĐếm năm tháng đếm ngày về của taMai vàng mấy lượt trổ hoa Hàng hiên hanh nắng sương sa mấy lầnĐồng xa rồi lại đ

Trang 1

ĐỀ 1

I PHẦN ĐỌC HIỂU (12,0 điểm): Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi:

Mẹ ru khúc hát ngày xưa Qua bao nắng sớm chiều mưa vẫn còn

Chân trần mẹ lội đầu non Che giông giữ tiếng cười giòn cho ai…

Vì ai chân mẹ dẫm gai

Vì ai tất tả vì ai dãi dầu

Vì ai áo mẹ phai màu

Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?

Lớn từ dạo đó ta đi

Chân mây góc biển mấy khi quay về

Mẹ ngồi lặng cuối bờ đê Đếm năm tháng đếm ngày về của ta Mai vàng mấy lượt trổ hoa Hàng hiên hanh nắng sương sa mấy lần

Đồng xa rồi lại đồng gần Thương con mẹ lội đồng gần đồng xa

“Ầu ơ…” tiếng vọng xé tim Lời ru xưa bỗng về tìm cơn mơ

Đâu rồi cái tuổi ngây thơ

Mẹ ta nay đã mịt mờ chân mây

Chiều đông giăng kín heo may Tìm đâu cho thấy tháng ngày ầu ơ…

(Ca dao và mẹ - Đỗ Trung Quân)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

Câu 2 (1.0 điểm) Những hình ảnh quen thuộc nào về mẹ được nhắc đến trong bài thơ?

Câu 3: (1,0 điểm) Nghĩa của từ “dãi dầu” trong bài thơ được hiểu như thế nào?

Câu 4 (1,0 điểm): Vì sao mở đầu và kết thúc bài thơ, tác giả đều nhắc tới lời ru của mẹ?

Câu 5: (1.0 điểm) Dòng hồi tưởng về mẹ đã được nhà thơ tái hiện trong những khoảng thời gian

nào? Trong đó, hình ảnh nào gây ấn tượng cho em sâu sắc nhất? vì sao?

Câu 6 (1,5 điểm): Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bật trong những dòng thơ

sau:

Vì ai chân mẹ dẫm gai

Vì ai tất tả vì ai dãi dầu

Vì ai áo mẹ phai màu

Vì ai thao thức bạc đầu vì ai?

Câu 7 (1,5 điểm): Qua bài thơ, tác giả gửi đến người đọc bức thông điệp gì?

Câu 8 (4.0 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 câu)

nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa lời ru của mẹ

II TẠO LẬP VĂN BẢN (8,0 điểm)

Câu 1 (8,0 điểm): Phát huy truyền thống “Lá lành đùm lá rách” “thương người như thể

thương thân”của dân tộc Hằng năm nhà trường tổ chức phong trào ủng hộ tết vì người nghèo và

đi thăm các gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình các bà mẹ Việt Nam anh hùng

Em hãy kể lại trải nghiệm đáng nhớ đó

HƯỚNG DẪN CHẤM

Trang 2

2 Những hình ảnh quen thuộc về mẹ: chân trần, tiếng cười, lời ru, khúc hát, áo mẹ phai

màu,

1.0

4 Vì lời ru chứa đựng cả cuộc đời mẹ và tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho

con; lời ru là âm thanh ngọt ngào, thân thuộc nhất trong cuộc đời của một con người…

Đoạn thơ đã thể hiện được tình cảm yêu thương, gắn bó tha thiết, sâu sắc của nhà thơ

với quê hương yêu dấu

1.0

5

Dòng hồi tưởng về mẹ đã được nhà thơ tái hiện trong những khoảng thời gian: thời thơ

ấu, lúc con đã trưởng thành và khi mẹ đã đi xa

Học sinh tự chọn hình ảnh mà mình cho là hay nhất

Gợi ý: Mẹ ngồi lặng cuối bờ đê

Đầu năm tháng đếm ngày về của ta

Câu thơ khắc họa hình ảnh người mẹ chờ đợi đứa con trở về Mẹ đếm tháng đếm ngày

để được gặp con, điều đó chứng tỏ tình yêu mẹ dành cho con là vô cùng lớn lao Con

chính là lửa ấm quanh đời mẹ, là trái xanh mẹ để dành Chỉ có mẹ mới là người luôn

ngóng trông con trở về dù bất cứ điều gì

1.0

6 Biện pháp tu từ điệp ngữ:

Nghệ thuật điệp điệp từ vì ai,điệp cấu trúc câu: Vì ai chân mẹ dẫm gai−Vì ai áo mẹ

phai màu

+ Liệt kê và ẩn dụ: những nhọc nhằn vất vả của mẹ chân dẫm gai, áo phai màu, bạc

đầu

- Tác dụng của các biện pháp tu từ:

+ Tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt

+ Khắc sâu những nỗi vất vả của mẹ

+ Thể hiện nỗi xót xa, day dứt của nhà thơ khi hồi tưởng về mẹ

Làm bộc lộ rõ cảm xúc thương yêu, lo lắng của tác giả đối với người mẹ

1,5

7 Thông điệp:

Chúng ta phải biết ơn và ghi nhớ công ơn của mẹ,

Chúng ta ai cũng có một người mẹ cả.Mẹ là người đã vất vả,nuôi chúng ta lên

người.Mẹ là người sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời để đổi lấy hạnh phúc cho người con

của mình.Dù có đi đâu ,thất bại hay thành công thì mẹ vẫn luôn sát cánh cạnh chúng

ta Hạnh phúc của con là niềm vui lớn nhất của mẹ.Vì thế,chúng ta phải biết yêu

thương,giúp đỡ cho người mẹ của mình.Hãy cố gắng chăm chỉ học tập và rèn luyện

để có thể giúp mẹ nhiều hơn

1,5

8 Hình thức: - Trình bày thành một đoạn văn (từ 7-10 câu)

Nội dung:

1 Mở đoạn:

- Nhắc tới tuổi ấu thơ để gợi nhớ về lời ru

- Nêu cảm nghĩ chung nhất về lời ru

Tuổi thơ, chắc hẳn ai đó cũng từng ít nhất một lần được đắm mình trong lời ru ngọt

ngào trước khi chìm vào giấc ngủ

Mỗi người chúng ta đều được sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong những đùm bọc

yêu thương và đặc biệt là bên những tiếng ru của mẹ

2 Thân đoạn:

a Cảm nghĩ về giai điệu của lời hát ru đối với trẻ thơ

- Ngọt ngào, sâu lắng, ngân từ sâu thẳm trái tim của người mẹ,

- Những câu hát ru nhẹ nhàng, êm ái, trữ tình không chỉ giúp con ngủ say giấc mà còn

0,5 0,5 2,0

0,5

Trang 3

là sợi dây gắn kết tình mẫu tử thiêng liêng .

b Cảm nghĩ về ý nghĩa lời hát ru và tình cảm của người hát ru

Lời hát ru cũng chính là tấm lòng yêu thương,

- Gửi gắm bao ước mơ, hi vọng về tương lai của con trẻ, là tình yêu và sự chăm sóc

của mẹ dành cho con

3 Kết bài:

- Bày tỏ tình cảm đối với người hát ru (nỗi nhớ, lòng biết ơn)

- Khẳng định giá trị và sức sống của lời hát ru

Mọi thứ đều có thể bị lãng quên, nhưng lời ru của mẹ vẫn sẽ đi sâu vào tâm trí của đứa

trẻ cho đến khi khôn lớn, trưởng thành, bởi đó chính là bài học và hành trang nâng

bước ta trên đường đời

1 Yêu cầu chung:

- Văn ntự sự kể về một trải nghiệm

- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và kiến thức cuộc sống

để làm bài, trong đó có kết hợp với phát biểu cảm xúc, miêu tả kể về trải nghiệm đó

- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…

1.0

2.Yêu cầu cụ thể:

* Mở bài:

Giới thiệu về trải nghiệm đáng nhớ đó

*Thân bài:

- Thời gian, địa điểm đến thăm các gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn và gia

đình bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Diễn biến sự việc: Kể theo trình tự chuyễn thăm.

- Đoàn đi thăm thành phần gồm những ai? Tâm trạng mọi người như thế nào?

- Hành trình đến thăm các gia đình ra sao? Miêu tả khung cảnh gia đình chuẩn bị tết

như thế nào? Gia đình đón tiếp đoàn đến thăm?

Cảm xúc của mọi người ra sao? các gia đình có hoàn cảnh như thế nào?

Đoàn đã động viên và trao quà gì?

Trước tấm lòng và tình cảm của đoàn đi thăm, cảm xúc của gia đình các bạn học sinh

có hoàn cảnh khó khăn như thế nào?

- Cảm xúc khi chia tay từng gia đình.

*Kết bài:

Cảm xúc của em về một ngày trải nghiệm đi thăm gia đình các bạn học sinh có hoàn

cảnh khó khăn và bà mẹ Việt Nam anh hùng như thế nào?

Em rút ra bài học gì cho bản thân

7 0,5

6

0,5

ĐỀ BÀI

Phần I Đọc hiểu (12,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời Quê hương là dòng sữa mẹ Thơm thơm giọt xuống bên nôi Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

(Bài học đầu cho con, Đỗ Trung Quân, Hoa cỏ cần gặp, Nxb Văn học, 1991)

Câu 1.(1,0 điểm) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ ?

Câu 2.(1,0 điểm) Xác định các danh từ có trong hai câu thơ:

Trang 4

Quê hương mỗi người đều có Vừa khi mở mắt chào đời

Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của từ láy trong câu:

Quê hương là dòng sữa mẹ

Thơm thơm giọt xuống bên nôi

Câu 4.(1,0 điểm) Giải thích nghĩa của từ “quê hương”?

Câu 5:(1,0 điểm) Theo em tại sao tác giả lại viết:

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu 6: (1,5 điểm ) Chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu thơ sau:

Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi

Câu 7: (1,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 8 (4,0 điểm).Từ nội dung của đoạn thơ trên em hãy chỉ ra chúng ta cần làm gì để đóng góp

cho quê hương đất nước bằng đoạn văn 7-10 câu.

Phần II Phần Viết (8,0 điểm)

Phong trào Đền ơn đáp nghĩa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để ghi nhớ công ơn của

những người đã hy sinh và có công với đất nước Những năm gần đây trường em đã làm rất tốt phong trào này Mỗi tuần trong tháng nhà trường đều cử một nhóm học sinh thay phiên nhau đến chăm sóc thân nhân gia đình liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng neo đơn sinh sống ở địa phương Đến lượt em cũng được tham gia Em hãy kể lại trải nghiệm đáng nhớ đó

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ MINH HOẠ VĂN 6

1 -Thơ 6 chữ -Phương thức biểu cảm

0,5 0,5

3 -Từ láy: thơm thơm Tác dụng: tạo âm điệu hài hoà cho câu thơ, góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ trong việc miêu tả hương vị quê hương thơm thơm, ngọt ngào tinh tuý như dòng sữa mẹ

0,5 0.5

4 Hs Có thể nêu 1 trong các cách hiểu sau:

-Là nơi sinh ra, lớn lên của mỗi người, là nơi chôn rau cắt rốn -Là cội nguồn, là nơi gắn liền với những kỉ niệm vui buôn của tuổi thơ

-Là nơi quê cha, đất mẹ, nơi đi xa luôn nhớ về

1

5 Vì quê hương với mỗi người là thiêng liêng Nếu ta không nhớ quê hương cũng đồng nghĩa là không nhớ về cội nguồn về quá khứ, những kí ức đẹp đẽ của đời người thì con người đó không thể trưởng thành về nhân cách làm người

1,0

6 -So sánh: Quê hương chỉ một- như là chỉ một mẹ

-Tác dụng: làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ Nhấn mạnh vai trò thiêng liêng quan trọng của quê hương đối với mỗi người là duy nhất như mỗi con người chỉ một mẹ mà thôi

0,5 1,0

7 - Nội dung chính : Vai trò của quê hương đối với mỗi

người và tình cảm gắn bó yêu mến quê hương của nhà thơ

1,5

8 -Tự hào về truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời 4,0

Trang 5

-Chăm chỉ học tập , tu dưỡng đạo đức , rèn luyện sức khỏe

- Lao động để xây dựng quê hương, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương đất nước

-Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh vẻ đẹp của quê hương

PHẦN II- VIẾT

a) Mở bài: Giới thiệu trải nghiệm mà em muốn kể lại

b) Thân bài:

- Kể khái quát về trải nghiệm:

 Trải nghiệm đó xảy ra vào lúc nào? Có bất ngờ không?

 Có những ai đã cùng em trải qua trải nghiệm đó?

 Thời tiết của ngày hôm đó như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến trải nghiệm của em không?

- Kể lại chi tiết diễn biến trải nghiệm:

 Em đã làm gì đầu tiên (cùng với ai) để đánh dấu bắt đầu hoạt động trải nghiệm đó?

 Trong quá trình trải nghiệm, em đã làm những gì? Suy nghĩ và cảm xúc của em ra sao?

 Điều gì khiến em ấn tượng nhất trong quá trình trải nghiệm? Khiến em nhớ mãi về trải nghiệm này?

 Kết thúc trải nghiệm, em đã có cảm xúc gì? Em đã nhận được điều gì sau khi kết thúc hành trình đó?

c) Kết bài:

 Ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em

 Những cảm xúc của em mỗi khi nhớ về trải nghiệm đó

ĐỀ MINH HỌA HSG NGỮ VĂN 6

Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Một con sói đi kiếm ăn cả ngày trong rừng và chưa kiếm được chút gì bỏ vào bụng Mãi đến gần tối mới thấy một đàn cừu xuất hiện ở phía cửa rừng Cuối đàn, một chú cừu non đi tụt lại phía sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ Sói ta mừng quá, vội vàng lao tới áp sát chú cừu non Thoáng thấy cặp mắt của sói đỏ khè như hai hòn lửa, cừu non hoảng hồn Nhưng cừu đã kịp thời nén được sợ hãi, ung dung bước tới sói dữ, lễ phép nói:

- Thưa bác, anh chăn cừu sai tôi đến nộp mạng cho bác để tỏ lòng biết ơn bác cả ngày hôm nay không quấy nhiễu đàn cừu chúng tôi Anh dặn tôi phải hát một bài thật hay để bác nghe cho vui tai trước khi ăn thịt tôi cho ngon miệng.

Sói ta không ngờ mình được trọng đãi như vậy, lấy làm thích chí vầ cảm động lắm liền cho phép cừu non trổ tài ca hát Cừu non dáng sức be lên thật to, tiếng kêu be be lên bổng xuống trầm, mỗi lúc một vang xa Anh chăn cừu nghe được lập tức vác gậy chạy lại, nện cho chó sói ta lúc ấy đang vểnh tai nghe hát, một trận nên thân.

Cừu non thoát nạn nhờ nhanh trí và can đảm, còn chó sói no đòn, bỏ chạy, vừa chạy vừa than thân:

Ai đời chó sói mà nghe ca hát! Mồi kề bên miệng lại để mắc mưu cừu non, đau thật là đau! (Theo Võ Phi Hồng, NXB Giáo dục, 1995)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: ( 1 điêm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?

Câu 2: ( 1 điêm) Đâu là thành phần trạng ngữ trong câu: Cuối đàn, một chú cừu non đi tụt lại

phía sau, vừa đi vừa nhởn nhơ gặm cỏ

Câu 3: ( 1 điêm) Vì sao cừu non thoát chết?

Câu 4: ( 1 điêm) Trạng ngữ “Mãi đến gần tối” Trong câu: “Mãi đến gần tối mới thấy một đàn

cừu xuất hiện ở phía cửa rừng.” nêu lên:

Câu 5: ( 1 điêm) Nhận xét về nhân vật chó sói trong văn bản?

Trang 6

Câu 6: ( 1 điêm) Qua thái độ, cử chỉ, lời nói của cừu non cho thấy cừu non là con vật như thế

nào?

Câu 7 ( 2,5 điêm) Nếu được đặt nhan đề cho văn bản trên em sẽ đặt tên là gì?(Ghi tên văn bản

ngắn gọn bằng một từ hoặc cụm từ)

Câu 8 ( 2,5 điêm) Văn bản trên gửi đến em những thông điệp gì?(Ghi ra hai thông điệp ngắn

gọn khoảng từ 2-3 dòng

II VIẾT (8.0 điểm)

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em với người thân từ đó giúp em thay đổi bản thân

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI

I Đọc hiểu

Câu 1: ( 1 điêm) Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

Câu 2: ( 1 điêm) Thành phần trạng ngữ trong câu: Cuối đàn

Câu 3: ( 1 điêm) Cừu non thoát chết vì Cừu non nhanh trí và can đảm.

Câu 4: ( 1 điêm) Là con vật tự mãn, chủ quan, thất bại

Câu 5: ( 1,5 điêm) Không lo lắng, tự tin, từ tốn

Câu 6: ( 1,5 điêm) Qua thái độ, cử chỉ, lời nói của cừu non cho thấy cừu non là con vật : Mưu trí Câu 7: ( 2,5 điêm) - Nhan đề có thể là một chi tiết tiêu biểu, một nhân vật, tình huống, một ý

nghĩa nổi bật nhất của tác phẩm

- Trình bày ngắn gọn bằng đoạn văn ngắn khoảng 4-5 dòng

Câu 8: ( 2,5 điêm) HS nêu được cụ thể hai thông điệp có ý nghĩa đối với bản thân và phù hợp

với câu chuyện

- Trình bày ngắn gọn 1 đoạn văn khoảng từ 5-7 dòng

II Viết

- Kĩ năng: Đảm bảo đủ bố cục chặt chẽ 3 phần, biết cách kể trải nghiệm đáng nhớ Đó có

thể là trải nghiệm vui hoặc trải nghiệm buồn

- Nội dung

1 Mở bài:

- Dẫn dắt đến câu chuyện em muốn kể

Mẫu: Tuổi học trò mỗi người ai cũng trải qua rất nhiều kỉ niệm Và thường, những kỉ niệm đáng nhớ nhất sẽ luôn là những kỉ niệm đẹp Nhưng riêng đối với em, thì kỉ niệm mà mãi không thể nào quên được là một lần bị chê

2 Thân bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc?

Lúc đó, em là học sinh lớp 3 trường tiểu học Lê Hồng Phong Từ lớp 1 đến lớp 3 em luôn đạt danh hiệu học sinh xuất sắc, nằm trong top đầu các học sinh giỏi của trường, được thầy cô yêu thương, bạn bè ngưỡng mộ

Một lần, cô giáo dặn dò cả lớp chuẩn bị một bài thuyết trình trước lớp về cây ăn quả yêu thích

Tự cho rằng mình rất giỏi, nên em không hề chuẩn bị từ trước, thoải mái đi chơi

- Kể chi tiết sự việc:

- Hôm đó, cô giáo gọi lần lượt từng bạn lên thuyết trình bài làm đã chuẩn bị ở nhà Đến lượt mình, em tự tin bước lên bục, nhưng ngay khi bắt đầu em đã bắt đầu gặp khó khăn

- Vì chưa chuẩn bị trước nên em nói chậm, lắp bắp, miêu tả không theo thứ tự nào Càng ngày em càng mất dần sự tự tin của mình, cứ cúi gằm xuống đất rồi nói nhỏ dần

- Em có cảm xúc như thế nào khi câu chuyện diễn ra? Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

- Tiếng xì xào của các bạn ở dưới lớp khiến em càng thêm xấu hổ, im lặng đứng tại chỗ

- Cuối cùng, cô giáo để em về chỗ cho bạn khác lên trình bày Cuối tiết, cô giáo nêu lên những nhận xét chung về buổi học, cô đặc biệt nhấn mạnh những bạn chưa chuẩn bị, làm bài cẩn thận

- Khi cô giáo nói, em cảm giác mặt mình đỏ bừng vì xấu hổ, khi mọi người nhìn về phía em mà bàn tán

Trang 7

- Kết quả sự việc: Từ hôm đó, em sâu sắc nhận ra được lỗi lầm của mình, từ bỏ được tính tự đại

và ham chơi của bản thân

3 Kết bài:

- Từ lần đó, em đã thay đổi bản thân rất nhiều, và tất nhiên là theo chiều hướng tốt hơn Tất cả là nhờ lời phê bình thẳng thắn của cô giáo ngày hôm đó Nhờ cô mà em nhận ra được lỗi lầm của mình và khắc phục Vì thế mà tuy đây không phải là một kỉ niệm đẹp nhưng em vẫn nhớ mãi nó

- Bài viết diễn đạt trong sáng, trôi chảy, sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

- Bài viết có sự sáng tạo, có cách kể chuyện hấp dẫn, sâu sắc…

- Điểm 7-7,5 : Biết xây dựng câu chuyện gắn với trải đáng nhớ một cách tự nhiên, hợp lí; xây

dựng được tình huống truyện hấp dẫn; biết sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, khi cần thiết Ngôn ngữ trong sáng, diễn đạt rõ ràng, bố cục chặt chẽ, chữ viết sạch đẹp.

- Điểm 5,5-6,5: Biết xây dựng câu chuyện gắn với trải nghiệm đáng nhớ một cách tự nhiên, hợp

lí; xây dựng được tình huống truyện hấp dẫn; biết sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, khi cần thiết Ngôn ngữ trong sáng, nhưng còn một số chỗ diễn đạt chưa rõ ràng hay chữ viết còn sai lỗi chính tả.

- Điểm 4-5 : Biết xây dựng câu chuyện gắn với trải nghiệm nhưng còn chưa được tự nhiên; xây

dựng được tình huống truyện; chưa biết sử dụng hợp lí các yếu tố miêu tả, trong khi kể Ngôn ngữ kể chuyện còn gượng ép, một số chỗ diễn đạt chưa rõ ràng, chữ viết còn sai lỗi chính tả.

- Điểm 1-3: Chưa biết cách xây dựng câu chuyện gắn với trải nghiệm hoặc câu chuyện không

mang tính giáo dục cao; chưa biết sử dụng hợp lí các yếu tố miêu tả, trong khi kể Ngôn ngữ kể chuyện còn gượng ép, diễn đạt lộn xộn, chữ viết còn sai nhiều lỗi chính tả

- Điểm 0: Bài làm sai yêu cầu, không đúng thể văn tự sự, lạc sang thể loại khác.

ĐỀ 4

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NGỮ VĂN 6 PHẦN I ĐỌC- HIỂU (12,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

- Ơ! mai Du ơi, suốt lúa nhiều có đau tay không? […]

Ơ! mai Liêu ơi, suốt lúa chưa nhiều, không đau tay đâu Phải suốt cho mau chớ Suốt lâu mai mốt thằng Pháp tới rẫy nó lấy hết hột lúa, không có mà ăn, bụng đói đi vào rừng […]

- Làng Kông-hoa mình không theo Pháp, nó kêu đi xâu, không đi, nó kêu đi thuế, không đi Nó đánh, mình bỏ chạy trong núi […]

Buổi sáng nay, Liêu mang gùi ra rẫy, đến nước suối Thi-om thì gặp anh Núp […]

Bây giờ, anh đi đâu?

- Anh đi An-khê Liêu mở tròn hai con mắt lớn:

- Đi An-khê làm chi? Anh không sợ thằng Pháp à? Tháng trước lũ làng Ba-lang không chịu đi xâu, nó tới bỏ bom chết ba mươi người Ngày bữa kia, nó bắn làng Đê-tùng trong nhà rông chết mười bảy người Nó ghét người Ba-na mình lắm, anh đi coi nó làm chi? Núp lấy ngón chân tẩy một cái rêu trên hòn đá:

- Nó làm chết người Ba-na mình nhiều quá, Liêu ạ Anh đi coi thử đánh có được không Thôi, ông trời lên cao rồi, anh đi cho kịp.[…] Anh Núp không có cha từ năm lên hai tuổi, chỉ còn mẹ già, em nhỏ, thế mà giỏi quá Một mình chặt miết cũng ngả được cây to, đẩy được hòn đá,cho lửa

ăn cái rừng, tỉa lúa, tỉa bắp xuống, làm ăn no đủ nhất làng

Trang 8

Lũ già làng như bok Pa, bok Sung thương anh Núp, tối ngồi ở nhà rông, gõ ống điếu xuống cối gạo, khen:

- Núp con người tốt,biết làm ăn, thanh niên trong làng làm rẫy không ai bằng Núp Lũ làng có ai đau, Núp trước tiên đi vô rừng hái cái lá tốt về cho uống mau lành; lũ làng có ai chết, Núp trước tiên đi vô núi tìm cái cây to về làm hòm Con người có cái tay giỏi, đan cái gùi cũng được, đan cái rổ cũng được Già làng nói biết nghe lời, tốt lắm!

(Trích, Đất nước đứng lên - Nguyên Ngọc)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

Câu 2: Vì sao cô gái mai Du lại cố gắng suốt lúa thật nhiều?

Câu 3 Việc Núp không sợ chết và quyết định đi An - Khê để xem có đánh được giặc Pháp không chứng tỏ điều gì?

Câu 4: Giải nghĩa từ già làng?

Câu 5 Vì sao già làng như bok Pa, bok Sung lại thương và khen Núp?

Câu 6 Qua những điều em biết ở văn bản trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Núp? Câu 7 Thông qua nhân vật Núp, em có thêm những kinh nghiệm gì trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố?

Câu 8: Từ nội dung văn bản, em hãy viét đoạn văn 150 chữ nêu suy nghĩ của em về tình yêu nước

PHẦN II VIẾT (8,0 điểm)

Viết một bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em ấn tượng sâu sắc

ĐÁP ÁN

Câu 1: Miêu tả

Câu 2: Vì nếu chậm thì thực dân Pháp tới nó sẽ cướp hết lúa

Câu 3: Núp lúc là một người gan dạ, có tính toán, có tầm nhìn vì anh biết muốn đánh được kẻ thù thì phải hiểu rõ ràng cặn kẽ

Câu 4: Nghĩa của từ “Già làng” là người cao tuổi được dân làng cử ra để điều khiển công việc chung trong buôn làng ở vùng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Câu 5: Vì Núp mồ côi cha nhưng khỏe mạnh, chăm chỉ

Vì Núp làm rẫy rất giỏi

Vì Núp rất tốt bụng với mọi người, già làng nói thì biết nghe lời

Câu 6: - HS nêu được những đặc điểm chính có trong văn bản về nhân vật Núp và nêu được suy nghĩ của bản thân

+ Mặc dù sinh ra trong một hoàn cảnh không may mắn nhưng Núp luôn chăm chỉ và cố gắng + Anh còn có một trái tim yêu nước chảy bỏng Anh đã có suy nghĩ khác biệt với mọi người là cố gắng tìm hiểu kẻ thù để đánh đuổi kẻ thù

+ Anh còn rất tốt bụng trong

Trang 9

- HS nêu được suy nghĩ của mình về nhân vật: cảm phục, yêu mến, kính trọng về con người luôn biết vượt khó, giàu ý chí, nghị lực và tình yêu đất nước

Câu 7: Thông qua nhân vật Núp đã cho em thêm những kinh nghiệm trong cuộc sống khi gặp những khó khăn, biến cố

HS nêu tự do nhưng phải hợp lí, ví dụ:

+ Luôn luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống ở tất cả mọi lĩnh vực

+ Sống hết mình và sống thật tốt thì chắc chắn sẽ được nhiều người yêu mến

+ Luôn chăm chỉ lao động và chúng ta sẽ thành công trong cuộc sống

+ Khi đất nước có xâm lăng, hãy luôn hướng về tổ quốc để giành lại tự do

Hướng dẫn chấm:

- Đưa ra được 3 ý trở lên hợp lí: 1 điểm

- Đưa ra được 2 ý hợp lí: 0.5 điểm

- Đưa ra được 1 ý hợp lí: 0.25 điểm

Câu 8: Từ nội dung văn bản, em hãy viét đoạn văn 150 chữ nêu suy nghĩ của em về tình yêu nước

PHẦN II: PHẦN VIẾT

Viết một bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em ấn tượng sâu sắc

a Đảm bảo cấu trúc bài tự sự

Mở bài nêu được nêu tên một hoạt động xã hội giàu ý nghĩa mà

em đã tham gia; thân bài kể lại được chi tiết về một hoạt động xã hội theo một trình tự thống nhất; kết bài nêu được ý nghĩa hoặc bài học thu được sau khi tham gia hoạt động xã hội

0,5

b Xác định đúng sự việc cần kể: một hoạt động xã hội em đã tham gia

Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội để lại cho em ấn tượng sâu sắc

0,25

c Triển khai nội dung bài văn tự sự Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn kể lại một hoạt động xã hội mà em tham gia

* Mở bài: Giới thiệu về một hoạt động xã hội để lại trong em ấn tượng sâu sắc

* Thân bài:

Lần lượt kể lại hoạt động theo trình tự nhất định:

- Nêu mục đích của hoạt động, lí do em tham gia hoạt động đó

- Kể về hình thức tổ chức hoạt động (thành phần tham gia, thời

2,5

Trang 10

gian, địa điểm,…).

- Kể về quá trình tiến hành hoạt động (bắt đầu, hoạt động chính, kết thúc)

-Nêu kết quả, ý nghĩa của hoạt động (về vật chất và về tinh thần) Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại

* Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia hoặc hoạt động xã hội

d Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

e Sáng tạo Thể hiện nhìn nhận, cảm xúc tích cực về hoạt động xã hội được

kể, có cách diễn đạt mới mẻ

0,5

*Đánh giá toàn bài viết:

Mức điểm Mức độ đánh giá

4,0 - Đảm bảo đầy đủ yêu cầu về kiến thức, kĩ năng; lời văn trong sáng; có cảm

xúc, thuyết phục

3,75 - 2,75 - Đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng nhưng còn mắc một vài lỗi diễn đạt 2,5 - 1,5 - Đảm bảo yêu cầu cơ bản nhưng chưa rõ ràng

1,25 - 0,25 - Bài kể còn sơ sài, chưa rõ sự việc, trình tự chuyến tham gia hoạt động

0,0 - Bài viết lạc đề, chưa đảm bảo các yêu cầu trên

Ngày đăng: 01/04/2024, 18:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w