MA TRẬNTTChương/Chủ đềNội dung/Đơn vị kiến thứcSố câu hỏi theo mức độ nhận thức - Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm1đ... Đặc điểm cơ bản củ
Trang 1Ngày soạn: 12/11/2023
Ngày kiểm tra:
Tiết 13:
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I Mục tiêu
1 Kiến thức
- Kiểm tra kiến thức, kĩ năng các bài đã học ở các mức độ nhận thức
- Đánh giá sự nhận thức của HS trong quá trình học tập.
- Giáo viên ra đề phù hợp, học sinh làm bài nghiêm túc.
2 Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng độc lập suy nghĩ cho HS
- Rèn luyện kĩ năng làm việc với Atlat, biểu đồ, bảng số liệu.
3 Thái độ
- Làm bài kiểm tra nghiêm túc, tự lực
4 Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tổng hợp, khái quát vấn đề
- Năng lực tư duy
- Năng lực giao tiếp
II Phương pháp
- Giảng giải, động não.
III Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
Trang 21 Chuẩn bị của giáo viên
- Đề phô tô
2 Chuẩn bị của học sinh
- Átlát địa lí Việt Nam.
- Máy tính, thước kẻ, êke.
- Giấy nháp trống.
IV Tổ chức các hoạt động học tập
1 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
3 Bài mới:
- GV nêu quy định của tiết kiểm tra.
- GV phát đề kiểm tra và tính giờ làm bài.
- HS làm bài nghiêm túc, không sử dụng tài liệu.
- GV coi thi nghiêm túc.
MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I ĐỊA LÍ 8
1 MA TRẬN
TT Chương/ Chủ đề Nội dung/Đơn vị kiến thức
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận
biết
Thông hiểu
Vận dụng Vận dụng cao
1 Vị trí địa lí và
phạm vi lãnh thổ
Việt Nam
- Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm
2TN
1đ
Trang 3( 3 tiết = 1,5
điểm)
địa lí tự nhiên Việt Nam
2 Địa hình Việt
Nam và khoáng
sản Việt Nam
(9 tiết = 3,5
điểm)
- Đặc điểm chung của địa hình
- Các khu vực địa hình Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình
- Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam Các loại khoáng sản chủ yếu
6TN 1,5đ
1TL*(b) 0,5đ
1TL 1,5đ
TNKQ 1 câu TL 1câu TL
2 BẢN ĐẶC TẢ
TT Chương/ Chủ đề Nội dung/Đơn vị kiến thức Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nhận
biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Phân môn Địa lí
Trang 4Vị trí địa lí và
phạm vi lãnh thổ
Việt Nam
( 3 tiết = 1,5 điểm)
- Đặc điểm vị trí địa
lí và phạm vi lãnh thổ
- Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
Nhận biết
- Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí
Thông hiểu
- Phân tích được ảnh hưởng của
vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
2TN 0,5đ
1TL(a) 1đ
2 Địa hình Việt Nam
và khoáng sản Việt
Nam
(9 tiết = 3,5 điểm)
- Đặc điểm chung của địa hình
- Các khu vực địa hình Đặc điểm cơ bản của từng khu vực địa hình
- Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phân hoá tự nhiên và khai thác kinh tế
- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam Các loại khoáng sản chủ yếu
Nhận biết
– Trình bày được một trong những đặc điểm chủ yếu của địa hình Việt Nam: Đất nước đồi núi, đa phần đồi núi thấp; Hướng địa hình; Địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa; Chịu tác động của con người
– Trình bày được đặc điểm của các khu vực địa hình: địa hình đồi núi; địa hình đồng bằng; địa hình bờ biển và thềm lục địa
Thông hiểu
– Trình bày được đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam
– Phân tích được đặc điểm phân
bố các loại khoáng sản chủ yếu
và vấn đề sử dụng hợp lí tài
6TN 1,5đ
1TL*(b) 0,5đ
Trang 5nguyên khoáng sản.
Vận dụng
– Tìm được ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối với sự phân hoá lãnh thổ tự nhiên và khai thác kinh tế
1TL 1,5đ
Trang 6SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPTNT THCS&THPT
HUYỆN SI MA CAI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I Năm học : 2023 – 2024 Môn học: Địa lí 8 Thời gian: 45 phút
( Đề gồm 10 câu, 2 trang.
Không tính thời gian phát đề)
A TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Lựa chọn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1 (0,25 điểm): Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta (23023’B) thuộc tỉnh:
A Điện Biên B Hà Giang
C Khánh Hòa D Cà Mau
Câu 2 (0,25 điểm): Nơi hẹp nhất gần 50km của phần đất liền thuộc tỉnh nào?
Câu 3 (0,25 điểm): Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam trang 4, cho biết dãy núi nào ở nước ta không chạy theo hướng tây bắc - đông nam
A Hoàng Liên Sơn B Trường Sơn Bắc
Câu 4 (0,25 điểm): Dạng địa hình chủ yếu trong cấu trúc địa hình của phần đất liền nước ta là
Câu 5 (0,25 điểm): Đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta là
A đồng bằng châu thổ sông Hồng
B đồng bằng duyên hải miền Trung
C đồng bằng giữa núi vùng Tây Bắc
D đồng bằng châu thổ sông Cửu Long
Câu 6 (0,25 điểm): Ý nào sau đây là đặc điểm của đồng bằng sông Hồng?
A Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước
B Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao
C Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng
D Được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ
Câu 7 (0,25 điểm): Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển
A Bắc Bộ và Trung Bộ B Trung Bộ và Nam Bộ
ĐỀ SỐ 001
Trang 7Câu 8 (0,25 điểm): Đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc là
A vùng đồi núi thấp nổi bật là các cánh cung lớn
B vùng núi cao và những cao nguyên đá vôi kéo dài theo hướng TB-ĐN
C vùng núi thấp có hai sườn không đối xứng, sườn phía đông hẹp và dốc
D vùng đồi núi và các cao nguyên badan xếp tầng rộng lớn
B TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 9 (1,5 điểm):
a Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với sự hình thành đặc điểm khí hậu
và sinh vật Việt Nam
b Trình bày đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Câu 10 (1,5 điểm):
Em hãy lấy một ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hoá địa hình đối
với sự phân hóa tự nhiên theo đai cao?
Hết
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Trang 8SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPTNT THCS&THPT
HUYỆN SI MA CAI
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2023-2024 Môn: Địa lí 8
(HDC gồm 01 trang)
A.
Trắc
nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm
2,0
B Tự
luận
3,0
9 a Ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với sự hình thành đặc
điểm khí hậu và sinh vật Việt Nam
- Khí hậu: nóng ẩm, 1 năm có 2 mùa, thường có bão
- Sinh vật: hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển, thành
phần loài sinh vật trên cạn và dưới nước phong phú và đa dạng
0,5 0,5
b Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
- Khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng, có hơn 60 loại
khoáng sản khác nhau, phần lớn có trữ lượng vừa và nhỏ Phân
bố chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên
0,5
10 - Dãy Hoàng Liên Sơn có sự phân hoá địa hình theo đai cao:
+ Đai nhiệt đới gió mùa có hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và
rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên nhóm đất feralit
+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có hệ sinh thái rừng lá
rộng cận nhiệt, nhóm đất điển hình là đất feralit (có hàm lượng
mùn lớn hơn)
+ Đai ôn đới gió mùa trên núi (đỉnh Phan-xi-Păng) phát triển
thực vật ôn đới Đất ở vùng núi cao chủ yếu là mùn thô
0,5 0,5 0,5
ĐỀ SỐ 001
Trang 9SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPTNT THCS&THPT HUYỆN
SI MA CAI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
Năm học: 2023-2024 Môn: Địa lí 8 Thời gian: 45 phút
( Đề gồm 10 câu, 2 trang Không
tính thời gian phát đề)
A TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Lựa chọn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
Câu 1(0,25 điểm): Điểm cực Đông phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh
A Điện Biên B Hà Giang
Câu 2 (0,25 điểm): Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào?
A Quảng Bình B Thừa Thiên Huế
Câu 3 (0,25 điểm): Dựa vào Atlat Việt nam trang 4, cho biết dãy núi cao nhất Việt Nam?
Câu 4 (0,25 điểm): Hướng nghiêng chủ yếu của địa hình nước ta là
A Tây bắc-đông nam và vòng cung
B Tây bắc-đông nam và tây-đông
C Vòng cung và tây-đông
D Tây-đông và bắc- nam
Câu 5 (0,25 điểm): Các cao nguyên badan phân bố ở khu vực
A Đông Bắc B Tây Bắc
C Bắc Trung Bộ D Tây Nguyên
Câu 6 (0,25 điểm): Ý nào sau đây là đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long?
A Cao trung bình 2-3m, vào mùa lũ có nhiều ô trũng rộng lớn bị ngập nước
B Là những cánh đồng nhỏ trù phú nằm giữa vùng núi cao
C Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng
D Được chia thành nhiều đồng bằng nhỏ
Câu 7 (0,25 điểm): Vị trí của vùng núi Trường Sơn Bắc
A từ dãy con voi đến ven biển Quảng Ninh
B nằm giữa sông Hồng và sông Cả
C phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
D từ dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ
Câu 8 (0,25 điểm): Đặc điểm của vùng núi Đông Bắc là
A vùng đồi núi thấp nổi bật là các cánh cung lớn
B vùng núi cao và những cao nguyên đá vôi kéo dài theo hướng TB-ĐN
Trang 10C vùng núi thấp có hai sườn không đối xứng, sườn phía đông hẹp và dốc.
D vùng đồi núi và các cao nguyên badan xếp tầng rộng lớn
II TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 9 (1,5 điểm):
a Phân tích ảnh hưởng phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành đặc điểm địa
lí tự nhiên Việt Nam
b Trình bày đặc điểm phân bố của A-pa-tít, than đá ở nước ta?
Câu 10 (1,5 điểm):
Em hãy lấy một ví dụ chứng minh ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đồng bằng đối với khai thác kinh tế?
Hết
( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Trang 11SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPTNT THCS&THPT
HUYỆN SI MA CAI
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học: 2023-2024 Môn: Địa lí 8
(HDC gồm 01 trang)
A Trắc
nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm
2,0
B Tự
luận
3,0
9 a Ảnh hưởng phạm vi lãnh thổ đối với sự hình thành
đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam
- Thiên nhiên phân hóa đa dạng:
+ Khí hậu phân hóa theo chiều B- N, Đ – T
+ Sinh vật và đất ở nước ta phong phú, đa dạng
0,5 0,5
b Đặc điểm phân bố một số tài nguyên của nước ta:
- A – pa- tít: tổng trữ lượng khoảng 2 tỷ tấn, phân bố tập
trung ở Lào Cai
- Than đá: tổng trữ lượng 7 tỷ tấn, phân bố tập trung chủ
yếu ở Quảng Ninh
0,25 0,25
10 * Khai thác kinh tế ở khu vực đồng bằng sông Hồng:
+ Thế mạnh
- Địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi
dào, dân cư đông đúc thuận lợi phát triển kinh tế
- Trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc và
gia cầm
- Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chủ yếu của cả nước
- Thuận lợi cho xây dựng hạ tầng và cư trú, nhiều trung tâm
kinh tế lớn
+ Hạn chế
- Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức
- Môi trường một số nơi bị suy thoái
0,25 0,25
0,25 0,25
0,25 0,25
ĐỀ SỐ 002
Trang 12Duyệt của tổ chuyên môn
Lê Thị Kim Nhung
Duyệt lãnh đạo nhà trường
Trần Hồng Quân
Giáo viên ra đề
Sùng Thị Cống