Đề cương ôn tập giữa kì i 23 24( gửi hs) (1)

6 0 0
Đề cương ôn tập giữa kì i 23 24( gửi hs) (1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I SỬ 11- NH 2023-2024 Phần 1: Trắc nghiệm Bài 1: Một số vấn đề chung về cuộc cách mạng tư sản Câu 1: Tiền đề về kinh tế của các cuộc cách mạng tư sản là A sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa B chính sách cai trị của nhà nước phong kiến C mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt D trào lưu Triết học Ánh sáng Câu 2: Giai cấp tư sản và đồng minh (quý tộc mới ở Anh, chủ nô ở Bắc Mĩ,…) giàu có về kinh tế nhưng A lệ thuộc vào giai cấp quý tộc phong kiến B không có địa vị xã hội tương xứng C không có quyền lực chính trị tương xứng D bị phong kiến áp bức bóc lột nặng nề Câu 3: Các cuộc cách mạng tư sản giành thắng lợi đã A giành chính quyền về tay nông dân B lật đổ nền quân chủ chuyên chế C khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế D đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền Câu 4: Cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) đã đạt được kết quả nào sau đây? A Lật đổ sự thống trị của thực dân của Anh, giành độc lập dân tộc B Bảo vệ độc lập dân tộc trước sự nhòm ngó của thực dân phương Tây C Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến D Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ Câu 5: Một trong những đại diện tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp (TK XVIII) là A Ph.Vôn-te B A.Xmit C Ph.Ăng-ghen D C.Xanh-xi-mông Câu 6 Đâu là nhiệm vụ cơ bản của cách cuộc cách mạng tư sản ở thế kỉ XVI- XVIII ? A Dân tộc và dân chủ B Dân tộc và nhân dân C Độc lập và tự do D Dân chủ và độc lập Câu 7 Lực lượng lãnh đạo cuộc Cách mạng tư sản là? A Giai cấp tư sản B Giai cấp công nhân C Giai cấp địa chủ D Giai cấp nông dân Câu 8 Mục tiêu chung của cách cuộc cách mạng tư sản ở thế kỉ XVI- XVIII là gì? A Lật đổ chế đổ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó B Lật đổ xã hội nguyên thủy, cổ đại cùng tàn tích của nó C Tạo điều kiện cho sự phát triển của chế độ phong kiến D Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội Câu 9 Lực lượng nào sau đây là lãnh đạo của cuộc cách mạng tư sản Anh? A Tư sản và chủ nô B Tư sản và quý tộc mới C Quần chúng nhân dân D Tư sản và vô sản Câu 10 Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có điểm gì chung? A Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển B Tư sản và chủ nô lãnh đạo C Nhằm mục đích xóa bỏ chế độ nô lệ D Diễn ra dưới hình thức nội chiến Câu 11 Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII) được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì lí do nào sau đây? A Giai cấp tư sản lãnh đạo liên minh với quý tộc lãnh đạo quần chúng nhân dân B Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế và nhân dân được làm chủ đất nước C Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân và thực hiện các quyền bình đẳng D Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ dân tộc và dân chủ của cuộc cách mạng tư sản Câu 12 Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có tính chất là A một cuộc cách mạng tư sản B một cuộc cách mạng lớn C một cuộc cách mạng tư sản kiểu mới D một cuộc cách mạng vô sản Câu 13 Quần chúng nhân dân - lực lượng đông đảo trong các cuộc cách mạng tư sản thường A bị giai cấp tư sản lợi dụng, không được hưởng quyền lợi B giữ vai trò lãnh đạo cách mạng, thúc đẩy cách mạng đi lên C giữ vai trò chính trong việc lật đổ giai cấp tư sản D có vai trò quan trọng thúc đẩy cách mạng đi đến thành công Câu 14 Điểm giống nhau của cuộc cách mạng tư sản Anh và 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ là A hình thức B tính chất C lãnh đạo D mục tiêu Câu 15 Các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại có sự giống nhau về A tiền đề cách mạng B lãnh đạo cách mạng C động lực cách mạng D điều kiện lịch sử Bài 2: Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản Câu 1 Quốc gia nào sau đây khởi đầu cuộc Cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII? A Pháp B Đức C I-ta-li-a D Anh Câu 2: Cuộc cách mạng nào sau đây đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản Anh, Pháp, Đức cuối thế kỉ XIX? A Cách mạng công nghiệp B Cách mạng dân chủ tư sản C Cách mạng tư sản D Cách mạng vô sản Câu 3: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn A chủ nghĩa đế quốc B suy thoái khủng hoảng C phát triển tự do D tự do cạnh tranh Câu 4: Cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc do giai cấp nào lãnh đạo? A Phong kiến B Tư sản C Công nhân D Nông dân Câu 5: Nửa đầu thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước Mĩ La-tinh đã đưa đến sự thành lập của A các nhà nước dân chủ Cộng hòa B các quốc gia tư sản độc lập C các nhà nước phong kiến chuyên chế D nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên Câu 6: Hình thức tiêu biểu của tổ chức độc quyền ở Mĩ là A các-ten B xanh-đi-ca C tơ-rớt D đai-bát-xư Câu 7 Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á? A Nhật Bản tiến hành cải cách, canh tân đất nước B Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời C Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công D Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công Câu 8 Một trong những tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là A thu hẹp được khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội B giải quyết một cách triệt để mọi mâu thuẫn trong xã hội C hạn chế và tiến tới xóa bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội D có khả năng tự điều chỉnh để tồn tại và phát triển Câu 9 Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém B Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới C Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu D Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế Câu 10 Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ để chỉ chủ nghĩa tư bản sau khi A hoàn thành xâm lược các nước thuộc địa B hoàn thành các cuộc cách mạng tư sản C chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc D xuất hiện các tổ chức độc quyền Câu 11 Từ đầu thế kỉ XIX, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công các nước tư bản phương Tây đã tăng cường A hợp tác và mở rộng đầu tư B thu hút vốn đầu tư bên ngoài C xâm lược và mở rộng thuộc địa D đổi mới hình thức kinh doanh Câu 3 Một trong những nhiệm vụ của các cuộc CMTS từ giữa thế kỉ XVI đến đầu TK XX) là A xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế B đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền C xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội D xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân Câu 12 Kết quả chung của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là A.lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa B.lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa C.lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến D.lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc Câu 21 Đâu không phải là mục tiêu của các cuộc cách mạng tư sản? A.Lật đổ chế độ phong kiến, thực dân cùng tàn tích của nó B.Tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa C.Thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản D.Mở ra thời đại mới: thời đại thắng lợi của chủ nghĩa xã hội Câu 22 Hình thức của cuộc cách mạng tư sản Anh là A chiến tranh giành độc lập B nội chiến cách mạng C chiến tranh xâm lược D đấu tranh chính trị, hòa bình Câu 23 Nội dung nào phản ánh không đúng về nhiệm vụ dân chủ trong các cuộc CMTS? A.Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế B.Xác lập nền dân chủ tư sản C.Đem lại quyền tự do chính trị, kinh tế cho người dân D.Thống nhất thị trường, tạo thành quốc gia dân tộc Câu 24 Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu? A Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ B Phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh C Cuộc vận động thống nhất nước Đức và I-ta-li-a D Cải cách nông nô ở Nga và cuộc nội chiến ở Mỹ Câu 25 Sau các cuộc cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập ở đâu? A Châu Âu và Bắc Mĩ B Tây Âu và Châu Á C Bắc Mĩ và Nam Á D Châu Á và Châu Phi Câu 26 Một trong những đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại là A.xuất hiện các tổ chức độc quyền B.xuất hiện các độc quyền nhà nước C.tiến hành cách mạng công nghiệp D.sản xuất theo dây chuyền Bài 3: Sự hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết Câu 1 Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã A lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng B lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản C dẫn đến sự ra đời của Liên bang Xô viết D mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại Câu 2 Sự kiện nào đã hoàn thành quá trình thành lập nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết? A Bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua (1-1924) B Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai (10-1917) C Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang (12-1922) D Hiệp ước Liên bang Xô viết được thông qua (12-1922) Câu 3 Nội dung nào sau đây phản ánh đúng sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) năm 1922? A Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết B Phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới lúc bấy giờ C Đáp ứng được nhiệm vụ cấp bách trong đấu tranh chống ngoại xâm D Chưa phù hợp với nguyện vọng các dân tộc trên đất nước Xô viết Câu 4 Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới? A Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga B Cách mạng tháng Mười Nga (1917) C Cách mạng Nga năm 1905 - 1907 D Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp Câu 5 Quốc gia nào sau đây là nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới? A Bồ Đào Nha B Pháp C Liên Xô D Mĩ Câu 6 Một trong những nước cộng hoà đầu tiên gia nhập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết vào năm 1922 là A Nga B Nhật Bản C Campuchia D Lào Câu 7 Liên Xô là tên gọi tắt của B Phong trào liên kết các nước cộng hòa Xô A Liên minh các đảng phái chính trị ở nước Nga viết C Liên hiệp các nước xã hội chủ nghĩa Xô viết D Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết Câu 8 Nội dung lịch sử nào dưới đây tác động đến quá trình lựa chọn con đường cứu nước mới của Nguyễn Ái Quốc? A Cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới thắng lợi B Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở nước Đức C Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng D Cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ thế giới thắng lợi Câu 9 Sau Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết là A đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng bộ máy nhà nước mới B hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế C khôi phục và phát triển kinh tế, chống lại thù trong giặc ngoài D tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội Câu 10 Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa sự ra đời Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết? A Thể hiện sức mạnh đoàn kết, giúp đỡ nhau giữa các dân tộc Xô viết B Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết C Tăng cường vị thế của Nhà nước Liên Xô trên trường quốc tế D Đánh dấu chủ nghĩa xã hội được mở rộng về không gian, vùng địa lý Câu 11 Một trong những tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên Xô là A sự bình đẳng, quyền tự quyết B sự nhất trí, quyền dân tộc C sự hợp tác, quyền độc lập D sự cộng tác, quyền dân chủ Câu 12 Trong những năm 1918 - 1921, nhân dân Nga Xô viết đã tiến hành A chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo B xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội C cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài D tiến hành Chiến tranh Vệ quốc chống lại phát xít Đức Câu 13 Mục tiêu của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là A chống lại sự tấn công của 14 nước đế quốc B thực hiện hiệu quả Chính sách Kinh tế mới C hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển D chống lại cuộc tấn công của phát xít Đức Câu 14 Dòng chữ trên Quốc huy của Liên Xô là A “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” B “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” C “Thống nhất trong đa dạng” D “Giai cấp vô sản thế giới đoàn kết lại” Câu 15 Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với Liên Xô? A Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết B Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa C Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế D Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội Phần 2 TỰ LUẬN Câu 1 Lập bảng tóm tắt những nét chính về mục tiêu, nhiệm vụ, giai cấp lãnh đạo, động lực cách mạng, kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản Câu 2 Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu kết quả, ý nghĩa của cuộc cách 7 mạng đó Câu 3 Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sự phát triển và mở rộng của Chủ nghĩa tư bản diễn ra như thế nào? Câu 4 Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô Viết là gì? Nhiệm vụ đó được thực hiện như thế nào? Câu 5 Phân tích ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết năm 1922? 8

Ngày đăng: 16/03/2024, 16:32

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan