1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Cơ sở: “Công trình chung cư cao tầng kết hợp văn phòng – dịch vụ Thanh Xuân Tower”

55 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đề Xuất Cấp Giấy Phép Môi Trường Của Cơ Sở: “Công Trình Chung Cư Cao Tầng Kết Hợp Văn Phòng – Dịch Vụ Thanh Xuân Tower”
Trường học Công Ty Cổ Phần Kinh Doanh Và Xây Dựng Quang Minh
Thể loại báo cáo
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường UBND Ủy ban nhân dân NĐ-CP Nghị định – Chính phủ WHO Tổ chức y tế thế giới ĐTM Đánh giá tác động môi trường BTC

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 6

1 Tên chủ cơ sở: 6

Công ty Cổ phần Kinh doanh và Xây dựng Quang Minh 6

2 Tên cơ sở: 6

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 8

3.1 Công suất của cơ sở 8

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 9

3.3 Sản phẩm của cơ sở 10

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 10

4.1 Nhu cầu sử dụng điện 10

4.2 Nhu cầu sử dụng nước 11

5 Đối với cơ sở có sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất phải nêu rõ: Điều kiện kho, bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất phế liệu 13

6 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 13

Không có 13

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 14

1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 14

2 Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 14

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 17

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 17

1.1 Thu gom, thoát nước rửa và nước mưa: 17

1.2 Thu gom, thoát nước thải 18

1.3 Xử lý sơ bộ nước thải 20

c hệ thống xử lý nước thải tập trung 22

2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 33

2.1 Biện pháp thông gió 33

2.2 Biện pháp khống chế ô nhiễm từ các hoạt động giao thông 33

2.3 Biện pháp giảm thiểu tác động từ hệ thống máy phát điện dự phòng 33

2.4 Biện pháp xử lý mùi từ hệ thống xử lý nước thải 34

2.5 Biện pháp giảm thiểu tác động do mùi từ kho chứa rác thải 34

3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường: 34

3.1 Chất thải rắn sinh hoạt 34

3.2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường 35

4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 36

4.1 Nguồn phát sinh: 36

4.2 Biện pháp lưu giữ, xử lý: 36

5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 37

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 38

7 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động

Trang 4

xả nước thải vào công trình thủy lợi (nếu có) 42

8 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có) 42

9 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng chưa đến mức phải thực hiện đánh giá tác động môi trường 42 Chương IV: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 43

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 43

1.1 Nguồn phát sinh nước thải 43

1.2 Lưu lượng xả thải 43

1.3 Dòng nước thải 43

1.4 Chất lượng nước thải 43

1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 44

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải – Không có 44

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 45

4 Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại – Không có: 45

5 Nội dung đề nghị cấp phép của cơ sở đầu tư có nhập khẩu phế hiệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất – Không có: 46

6 Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải: 46

7 Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường: 46

Chương V: KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 47

1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 47

2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với khí thải 49

CHƯƠNG VI: CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 50

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: 50

2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 50

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 50

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 50

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 51

CHƯƠNG VII: KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 52

1 Vi phạm hành chính 52

2 Khắc phục hậu quả 52

CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 53

1 Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường 53 2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan 53

2.1 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 53

2.2 Các cam kết khác 53

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường UBND Ủy ban nhân dân

NĐ-CP Nghị định – Chính phủ WHO Tổ chức y tế thế giới ĐTM Đánh giá tác động môi trường BTCT Bê tông cốt thép

QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

PCCC Phòng cháy chữa cháy CTTT Chất thải thông thường CTNH Chất thải nguy hại HTXL Hệ thống xử lý

NTSH Nước thải sinh hoạt NTSX Nước thải sản xuất

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Các điểm mốc ranh giới của cơ sở 6

Bảng 2 Quy mô của cơ sở 8

Bảng 3 Tổng hợp quy mô xây dựng cơ sở Error! Bookmark not defined. Bảng 4 Số lượng điện thực tế tiêu thụ của tòa nhà từ tháng 01/2022 – 9/2023 10

Bảng 5 Lưu lượng nước sử dụng của tòa nhà từ tháng 01/2022 – 9/2023 11

Bảng 6 Nhu cầu sử dụng nước trung bình của cơ sở khi hoạt động trong một ngày 12

Bảng 7 Kích thước các bể của hệ thống xử lý nước thải tập trung 23

Bảng 8 Danh mục thiết bị của hệ thống xử lý nước thải 25

Bảng 9 Nội dung và thời gian bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải 32

Bảng 10 Danh mục các chất thải nguy hại 37

Bảng 11 Các sự cố thông thường và biện pháp khắc phục 38

Bảng 12 Thống kê các phương tiện, thiết bị PCCC 40

Bảng 13 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải Error! Bookmark not defined. Bảng14: Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn 45

Bảng15: Giá trị giới hạn đối với độ rung 45

Bảng16 Thời gian và đặc điểm thời tiết khi thực hiện giám sát định kỳ 47

Bảng17 Kết quả quan trắc nước thải 9 tháng đầu năm 2023 48

Bảng18 Dự trù kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 51

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1 Vị trí cơ sở 7

Hình 2 Sơ đồ hoạt động chính gây tác động tới môi trường của cơ sở 10

Hình 3 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa 17

Hình 4 Sơ đồ mạng lưới thu gom nước thải bể bơi của Tòa nhà 19

Hình 5 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại Error! Bookmark not defined. Hình 7 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải 23

Hình 6 Hình ảnh hệ thống đường ống và các thiết bị điều khiển của hệ thống xử lý nước thải 29

Hình 8 Thiết bị và khu lưu giữ chất thải sinh hoạt 36

Trang 7

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1 Tên chủ cơ sở:

Công ty Cổ phần Kinh doanh và Xây dựng Quang Minh

- Địa chỉ văn phòng: số 35 – Lê Văn Thiêm, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

- Người đại diện: Bà Trần Minh Hằng Chức vụ: Tổng giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0106842574 đăng kí lần đầu ngày 8/5/2015, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 2/5/2019 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp

+ Các hướng tiếp giáp của khu đất cơ sở như sau:

Phía Tây Bắc giáp phố Ngụy Như Kon Tum

Phía Đông Bắc giáp phố Lê Văn Thiêm

Phía Tây Nam giáp khu dân cư phường Thanh Xuân Trung

Phía Đông Nam giáp một số trụ sở cơ quan như Viện nghiên cứu Sành sứ thủy tinh, Nhà máy chế tạo thiết bị điện, Làng trẻ em Hòa Bình…

Bảng 1 Các điểm mốc ranh giới của cơ sở

Trang 8

+ Giấy chứng nhận đầu tư số 01121000908 chứng nhận lần đầu ngày 1/12/2010, chứng nhận điều chỉnh lần thứ nhất ngày 29/12/2011 do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp

+ Giấy phép xây dựng số 144/GPXD do Sở Xây dựng cấp ngày 02/12/2011

+ Giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường số 1650/GXN-UBND do

Ủy ban Nhân dân quận Thanh Xuân cấp ngày 24/11/2009 của Cơ sở “Nhà ở kết hợp dịch vụ” tại số 35C phố Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân

+ Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 426/GP-UBND do UBND thành phố

Hà Nội cấp ngày 29/12/2020;

+ Văn bản số 5123/STNMT-CCBVMT V/v hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ môi trường khi thay đổi chủ cơ sở và thay đổi một số hạng mục cơ sở: Công trình chung cư cao tầng kết hợp văn phòng – dịch vụ Thanh Xuân Tower tại số 35 Lê Văn Thiêm, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân

- Quy mô của cơ sở:

Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Cơ sở thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng có tổng mức đầu tư là 698.429 triệu đồng Theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Luật đầu tư công thì Cơ sở thuộc nhóm B (tổng mức đầu tư từ

45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng) không thuộc Nhóm I quy định tại Điều 28 Luật bảo vệ môi trường

+ Căn cứ theo theo số thự tự 2, mục I, phụ lục IV Nghị định 08/2022/NĐ-CP, cơ sở

Khu vực cơ sở

Trang 9

thuộc nhóm II

+ Căn cứ khoản 2 điều 39 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng

11 năm 2020, cơ sở thuộc đối tượng phải có Giấy phép môi trường

+ Căn cứ theo khoản 4, Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020, cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Uỷ ban nhân

dân quận Thanh Xuân

=> Báo cáo được thực hiện theo phụ lục XII - mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường của cơ sở đang hoạt động có tiêu chí về môi trường tương đương với dự

án nhóm III (Kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ)

Cơ sở đi vào hoạt động từ năm 2015 Tại thời điểm xin cấp giấy phép môi trương

cơ sở lấp đầy được 60%

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1 Công suất của cơ sở

Công trình chung cư cao tầng kết hợp văn phòng – dịch vụ Thanh Xuân Tower có địa điểm nằm tại số 35 Lê Văn Thiêm với vị trí tiếp giáp ngã tư phố Lê Văn Thiêm giao với phố Ngụy Như Kon Tum, có cấu trúc xây dựng gồm 25 tầng bao gồm văn phòng, nhà hàng tiệc cưới, nhà trẻ và căn hộ cho thuê với quy mô 361 căn

Cơ sở có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ trên diện tích 6.822 m2 đất, trong đó diện tích xây dựng 3.420 m2, gồm công trình chính với 2 tầng hầm với tổng diện tích sàn tầng hầm khoảng 10.900 m2 để xe, khối để 5 tầng (gồm tầng 1 và tầng 2 là không gian dịch vụ thường mại, tầng 3, 4, 5 là văn phòng cho thuê), từ tầng 6 đến tầng 28 (23 tầng) chia thành 2 đơn nguyên, mỗi đơn nguyên có 161 căn hộ với 7 căn hộ trên 1 sàn Các chức năng chính của công trình như sau:

- Tầng 1: Sử dụng làm sảnh vào các khu văn phòng, nhà ở, một phần diện tích sinh hoạt cộng đồng Diện tích còn lại sử dụng cho khu dịch vụ phục vụ tòa nhà

- Tầng 2: Sử dụng làm khu dịch vụ, siêu thị phục vụ cho sinh hoạt của khối nhà ở và dân cư khu vực lân cận

- Tầng 3 ÷ 5: Sử dụng làm văn phòng làm việc và cho thuê

- Tầng 6 ÷ 28: Sử dụng làm căn hộ ở Tổng số căn hộ: 322 căn, trong đó có 3 loại căn chính:

+ Căn hộ A: diện tích 124 m2, 3 phòng ngủ, số lượng 138 căn

+ Căn hộ B: diện tích 94 m2, 2 phòng ngủ, số lượng 138 căn

+ Căn hộ C: diện tích 154 m2, 3 phòng ngủ, số lượng 46 căn

Được quy hoạch và xây dựng cụ thể như sau:

Bảng 2 Quy mô của cơ sở

Trang 10

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Quy mô

3 Diện tích sân đường và đường nội bộ m2 3.338

*) Các hạng mục công trình phụ trợ:

- Hệ thống điều hòa không khí và thông gió

- Hệ thống thông gió cơ khí

+ Hệ thống hút gió nhà vệ sinh

+ Hệ thống hút bếp thương mại, khu căn hộ

+ Hệ thống cấp gió tươi

+ Hệ thống thông gió tầng hầm

+ Hệ thống điều áp thang

+ Hệ thống kỹ thuật và hệ thống phòng kỹ thuật M&E

+ Hệ thống quản lý khói

+ Lọc gió

- Hạng mục điện

- Hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải

- Hệ thống PCCC

- Hệ thống thang máy

- Đường giao thông, sân bãi

- Cây xanh

*) Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

- Hệ thống thu gom, thoát nước thải

- Hệ thống bể tự hoại xử lý sơ bộ chất thải khu nhà cao tầng

- 02 mỗi hệ thống xử lý nước thải có công suất 250 m3/ngày.đêm

- Hệ thống đường ống thu gom thoát nước mưa, rãnh thoát nước mưa ngoài nhà

- Kho chứa rác thải sinh hoạt

- Kho chứa chất thải nguy hại

- Hệ thống thông gió cơ khí (hút gió nhà vệ sinh, hút bếp, thông gió tầng hầm, quản lý khói, lọc gió…)

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

Ban quản trị tòa nhà quản lý các hoạt động mua bán, cho thuê căn hộ, quản lý an

Trang 11

ninh tòa nhà, chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục sự cố và thực hiện các biện pháp bảo

vệ môi trường

Các hoạt động chính gây tác động đến môi trường của cơ sở như sau:

Hình 2 Sơ đồ hoạt động chính gây tác động tới môi trường của cơ sở

4.1 Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn cấp điện: Nguồn cấp điện cho toàn bộ cơ sở được lấy từ mạng điện trung thế 22kV của khu vực nhà cung cấp công ty Cổ Phần điện lực Hà Nội

Trạm biến áp: Gồm 04 máy biến áp công suất 1250kVA

Máy phát điện dự phòng: Gồm 02 máy phát điện công suất 1000kVA/máy

Điện sử dụng cho các mục đích sau:

+ Đèn chiếu sáng bình thường bên ngoài và chiếu sáng cầu thang, bảo vệ, sự cố và thoát hiểm

+ Các thiết bị cơ điện mỗi tầng

+ Điện cho máy móc văn phòng

+ Cung cấp điện cho hệ thống bơm chữa cháy, bơm cấp nước sinh hoạt

+ Cung cấp điện phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cư dân

Nhu cầu sử dụng điện: Căn cứ vào hóa đơn tiền điện của tòa nhà (từ tháng 01 năm

2022 đến tháng 9 năm 2023) lượng điện sử dụng trung bình một tháng tại tòa nhà khoảng 270.830 kWh/tháng

Bảng 3 Số lượng điện thực tế tiêu thụ của tòa nhà từ tháng 01/2022 – 9/2023

TT Hóa đơn

điện Lượng điện cấp (kWh/tháng)

Số ngày sử dụng tính trên hóa đơn

Lượng điện cấp trung bình ngày (kWh/ngày)

Hoạt động sinh hoạt của các hộ dân cư

Hoạt động kinh doanh, thương mại, dịch

- Sự cố cháy nổ, ngập úng, mất điện

Trang 12

TT Hóa đơn

điện

Lượng điện cấp (kWh/tháng)

Số ngày sử dụng tính trên hóa đơn

Lượng điện cấp trung bình ngày (kWh/ngày)

(Nguồn: Hóa đơn tiền điện của chung cư Thanh Xuân Tower)

4.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn cung cấp nước: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Nước sạch (VIWACO) cấp Lượng nước sử dụng của toàn nhà trong năm 2022 (theo hóa đơn tiền nước) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4 Lưu lượng nước sử dụng của tòa nhà từ tháng 01/2022 – 9/2023

TT Hóa đơn

nước

Lượng nước cấp (m 3 /tháng)

Số ngày sử dụng/tháng

Lượng nước cấp trung bình ngày (m 3 /ngày)

Trang 13

TT Hóa đơn

nước

Lượng nước cấp (m 3 /tháng)

Số ngày sử dụng/tháng

Lượng nước cấp trung bình ngày (m 3 /ngày)

(Nguồn: Hóa đơn tiền nước của Công ty Quang Minh)

Lượng nước sử dụng thực tế của cơ sở dao động từ 129,5 đến 226,3m3/ngày đêm Tuy nhiên hiện nay thì cơ sở hoạt động được khoảng 60% công suất của tòa nhà Nếu hoạt động hết công suất thì dự kiến lượng nước cấp sẽ được tính toán như sau:

Bảng 5 Nhu cầu sử dụng nước theo tính toán

TT Thành phần sử dụng Quy mô ĐVT Tiêu chuẩn dung nước Lượng nước

(m 3 )

1 Khối dịch vụ, thương mại

- Nhu cầu sử dụng nước PCCC:

Căn cứ theo QCVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch Xây dựng, lựa chọn lưu lượng nước cấp cho một đám cháy đạt 15l/s, số lượng đám cháy đồng thời xảy ra là 4 thì lưu lượng nước chữa cháy tại Cơ sở đạt:

QPCCC = 6.822 x 15 x 4 = 409.320 lít/h = 409m3/h

Lượng nước sử dụng cho sinh hoạt của tòa nhà theo tính toán trung bình là 334,6

m3/ngày đêm

Lượng nước sử dụng lớn nhất (K=1,2) là 468,44 m3/ngày.đêm

Cơ sở đã xây dựng 02 hệ thống xử lý nước thải mỗi hệ thống có công suất xử lý là

250 m3/ngày.đêm

Cơ sở xin cấp phép xả nước thải với lưu lượng lớn nhất là 500 m3/h

Ghi chú: Lượng nước tiêu thụ của tòa nhà có thể thay đổi theo từng tháng, tùy vào lượng tiêu thụ của tòa nhà

Trang 14

* Nước sử dụng nước tại bể bơi

Tại tòa nhà có sử dụng 1 bể bơi với tổng dung tích khoảng 180m3 (7,4x17,2x1,4m), định kỳ 1 năm 1 lần cơ sở sẽ tiến hành xảy đáy toàn bộ nước tại bể bơi ra ngoài Như vậy, nhu cầu xả nước thải tại bể bơi là QBB = 180m3/lần xả/ năm

Bảng 1.1 Danh mục hóa chất sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải

Cơ sở không sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

6 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

Không có

Trang 15

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU

TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Công trình chung cư cao tầng kết hợp văn phòng – dịch vụ Thanh Xuân Tower, Khu đất cơ sở nằm trên khu đất bằng phẳng có diện tích 6822 m2, ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội – vị trí đắc địa và thuận lợi cho giao thông, tiện ích

và dịch vụ công cộng đầy đủ

Vì vậy, việc thực hiện cơ sở tại vị trí này là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của Công

ty cũng như chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Thành Phố Hà Nội Khi Tòa nhà đi vào hoạt động sẽ góp phần vào việc cung cấp không gian sống tiện nghi, hiện đại và đồng

bộ về cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích sinh hoạt, giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân

2 Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

a Đối với nước thải sinh hoạt

Tổng lượng nước thải tối đa của cơ sở có thể phát sinh khoảng 353 m3/ngày đêm Chủ cơ sở đã thiết kế và xây dựng hai hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là 250 m3/ngày đêm (tổng là 500 m3/ngày đêm) Nước thải sau xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trường QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thải ra ngoài nguồn tiếp nhận

Hoạt động xả thải của Tòa nhà có gây một số tác động đến khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống thoát nước chung của khu vực như sau:

Làm tăng lưu lượng và tốc độ dòng chảy tại khu vực tiếp nhận nước thải là cống thoát nước chung của thành phố trên Phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Tăng khả năng bồi lắng tại hệ thống thoát nước chung khu vực, ảnh hưởng một phần tới khả năng thoát nước khu vực

Nguồn tiếp nhận nước thải của Tòa nhà là hệ thống thoát nước chung của khu vực trên Phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Hệ thống thoát nước chung này tiếp nhận nhiều nguồn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, các công

ty, văn phòng… hoạt động trong khu vực Các loại nước thải này hầu hết đã qua xử lý sơ

bộ trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

Nhận thức được sự ảnh hưởng, tác động của quá trình xả thải trực tiếp nước thải nên Tòa nhà đã xây dựng và đưa vào vận hành 02 hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 250m3/ngày đêm tại mỗi điểm để xử lý nước thải được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt, Cột B Vì vậy, khả năng tiếp nhận của hệ thống vẫn đảm bảo để nước thải không gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận

Như vậy, việc thoát nước thải của chung cư Thanh Xuân Tower đã qua xử lý hoàn toàn phù hợp với hệ thống thoát nước bên ngoài của thành phố

Trang 16

- Vị trí, tọa độ điểm xả (Theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105o00’, múi chiếu 3o) như sau:

+ Điểm xả số 1 (phố Ngụy Như Kon Tum): X1 = 2 3 23232 – Y1 = 583304

+ Điểm xả số 2 (phố Lê Văn Thiêm): X2 = 2 3 23217 – Y2 = 583 395

* Đánh giá khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận:

x Lưu lượng xả nước thải:

- Lưu lượng xả nước thải (tại mỗi điểm) của cơ sở là Q1-xả max = Q2-xả max = 250

- A: Diện tích được tính hoặc diện tích mái nhà (m2)

- C: Hệ số thoát nước mưa (giả sử các giá trị tối đa cho mái nhà là 0,9 còn các điểm lưu không là 0,75)

- I: Cường độ mưa tính cho khu vực (l/s.m2), lựa chọn 0,0575l/s.m 2 là giá trị lớn nhất đo được trong 10 năm qua cho thành phố Hà Nội

* Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống thoát nước bên ngoài trong trường hợp mùa khô:

- Để tính toán thủy lực của cống D800 ta sử dụng công thức Manning:

→ Lưu lượng nước thải chảy vào mỗi cống = Q1-xả = Q2-xả = 2,89 l/s

=> Khả năng tải lượng của cống D800, độ dốc 1,25% là 321 l/s Do đó, kết luận cống đủ khả năng thoát nước trong mùa khô

* Tính toán khả năng tiếp nhận nước thải của hệ thống thoát nước bên ngoài trong trường hợp mùa mưa

Trang 17

- Để tính toán thủy lực của cống D800 ta sử dụng công thức Manning:

Nước thải và nước mưa của cơ sở được thoát vào hệ thống thoát nước chung của thành phố Hệ thống thoát nước chung của khu vực là nguồn tiếp nhận của rất nhiều cửa

xả trên tuyến phố như: các hộ gia đình, văn phòng, công ty nên hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước là rất cao và không đồng đều theo thời gian và không gian Đây là nguyên nhân chính khiến cho nguồn tiếp nhận bị ô nhiễm có màu đen và mùi hôi Vì vậy, để giảm thiểu

ô nhiễm, cần có biện pháp giảm thiểu tại nguồn thải Do đó, chủ cơ sở đã thực hiện các biện pháp xử lý nước thải đạt QCVN trước khi thải ra ngoài môi trường, giảm thiểu tác động xấu nhất xảy ra

b Đối với chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom bằng ống thu gom rác tại các tầng sau đó rác tập trung về kho rác Rác thải sinh hoạt sẽ được lưu trữ tại tầng hầm của tòa nhà Chủ cơ

sở kí hợp đồng thu gom xử lý rác thải với công ty có chức năng đưa đi xử lý 1 lần/ngày

c Đối với chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại được thu gom và lưu trữ riêng tại kho lưu trữ, sau đó được đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý

➢ Chung cư cao tầng kết hợp văn phòng – dịch vụ Thanh Xuân Tower hoàn toàn phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường

Trang 18

CHƯƠNG III KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO

VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải

1.1 Thu gom, thoát nước rửa và nước mưa:

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa: hệ thống thoát nước mái được xê lô thoát nước

mưa, thu vào ống dẫn riêng được thiết kế đảm bảo tiêu thoát nhanh, không bị đọng nước, gồm các ống đứng ống uPVC D200 thoát nước chính xuyên suốt các tầng, được đặt trong hộp kỹ thuật như trong bản vẽ kiến trúc dẫn xuống cống thoát nước mưa thoát ra hệ thống thoát nước của thành phố

Sơ đồ thu gom thoát nước mưa của cơ sở như sau:

Hình 3 Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa

Nước mưa nền xung quanh tòa nhà được chảy tràn tự nhiên vào rãnh thoát nước mưa có đường kính D200 độ dốc 0,5% chảy dọc hai bên tòa nhà hoặc hệ thống rãnh D300, độ dốc 0,3% ở trước hoặc sau tòa nhà Hệ thống rãnh có nắp đậy, bố trí tổng cộng 13 hố ga xung quanh tòa nhà để lắng cặn ở họng thoát nước chính Toàn

bộ các cống thu nước này đều được đậy kín bằng các tấm đan thép chạy hai bên Tòa nhà

Hệ thống rãnh thoát nước mưa đảm bảo yêu cầu theo quy định để đạt hiệu quả tiêu thoát nước mưa

Toàn bộ nước mưa của tòa nhà được thoát vào hệ thống thoát nước thải của Thành phố tại 02 điểm xả (tại điểm xả nước thải của tháp A và tháp B)

Tọa độ điểm xả nước mưa: Theo hệ tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục 105o00’, múi chiếu 3o:

X1: 2323225; Y1: 583307

Nước mưa mái Nước mưa ban công

Hệ thống thu gom nước mưa của Tòa nhà

Hố ga lắng

Hệ thống thoát nước chung khu vực

Nước mưa chảy tràn, Nước thoát sàn

Trang 19

X2: 2323276; Y2: 583349

Đặc trưng của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hiện trạng quản lý chất thải rắn, tình trạng vệ sinh, hệ thống thu gom nước thải,… Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của tòa nhà hàng ngày được nhân viên vệ sinh thu gom tập trung và được xử lý đúng theo quy định nên có thể khẳng định mọi hoạt động bình thường thì sự ô nhiễm do nước mưa sẽ không xảy ra

1.2 Thu gom, thoát nước thải

a) Mạng lưới thu gom nước thải phát sinh từ Tòa nhà

Nước thải của tòa nhà được thu gom riêng biệt với nước mưa; Nước thải từ khu căn hộ, khu khu sinh hoạt cộng đồng được chia thành những loại sau:

+ Nước thải từ các chậu rửa, bồn tắm và phễu thu nước sàn được thu vào các ống đứng dẫn nước thải rửa dẫn ra hố ga thu nước tập trung sau bể tự hoại rồi chảy vào hệ thống thoát nước thải ngoài nhà \

+ Nước thải từ các chậu xí, âu tiểu được gom vào ống đứng thoát nước xí dẫn vào bể tự hoại

+ Nước thải từ các chậu rửa bếp, máy giặt, thoát nước ngưng điều hoà được thu gom vào ống đứng thoát nước rửa rồi dẫn ra hệ thống thoát nước bên ngoài

+ Nước thải từ các máy giặt được thu gom vào ống đứng thoát nước mưa rồi dẫn ra hệ thống thoát nước bên ngoài

Cơ sở có 2 hệ thống xử lý nước thải riêng biệt (cho 2 tòa tháp) với cùng thiết kế và thông số với cùng công suất 250m3/ngày đêm Toàn bộ nước thải sinh hoạt theo vị trí được chia theo các đường ống dẫn sau đó về 1 trong 2 hệ thống để xử lý.

Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt Quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT – Cột B sẽ được bơm cưỡng bức về hố ga cuối cùng trước khi thoát ra hệ thống thoát nước thải của thành phố Vị trí nơi xả nước thải:

*) Điểm xả số 1 vào hệ thống thu gom nước thải tại phố Ngụy Như Kon Tum; + Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN2000):

X1: 2 323 232; Y1: 583 304;

*) Điểm xả số 2 vào hệ thống thu gom nước thải tại phố Lê Văn Thiêm;

+ Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN2000):

X2: 2 323 217; Y2: 583 395;

b) Thu gom nước thải bể bơi của tòa nhà

Trang 20

Hình 4 Sơ đồ mạng lưới thu gom nước thải bể bơi của Tòa nhà

- Nước bể bơi được xử lý bằng phương pháp lọc tuần hoàn (toàn bộ nước bể bơi được bổ sung hóa chất, đảm bảo cân bằng pH) Nước bể bơi định kỳ 1 năm/lần hoặc khi nào gặp sự cố sẽ được xả đáy toàn bộ theo đường ống Ø 250 , sau đó chảy theo hệ thống thoát nước riêng dành cho bể bơi, đậy ghi gang B = 200 và rãnh thoát nước xây gạch, đậy tấm đan bê tông có kích thước B = 200 của tòa nhà và xả ra vị trí điểm xả sau đó vào hệ thống thoát nước chung của thành phố

Hình 1 Hệ thống xử lý tuần hoàn nước bể bơi

Nước từ bể bơi được dẫn qua đường ống thoát nước riêng về hố ga của tòa nhà, sau

đó từ hố ga thoát chung theo đường thoát nước mưa của tòa nhà nằm trên đường Ngụy Như Kon Tum qua đường ống cống Lượng nước xả kiệt bể bơi là 180m3/ngày đêm (1 năm/lần xả) các thông số trong nước xả đáy bể bơi không vượt quá giá trị tối đa cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội - QCTĐHN 02:2014/BTNMT tại cột B

Nước thải bể bơi

Hệ thống đường ống dẫn riêng để

xả đáy bể bơi của tòa nhà

Hố ga lắng

Hệ thống thoát nước chung của khu vực

Trang 21

Vị trí nơi xả nước thải bể bơi: X: 2323217; Y: 583395

1.3 Xử lý sơ bộ nước thải

a) Xử lý sơ bộ nước thải bằng bể tách dầu mỡ

- Cơ sở có 2 bể tách dầu mỡ để xử lý sơ bộ nước thải từ nhà bếp trước khi đưa vào

hệ thống xử lý chung

- Kích thước mỗi bể tách dầu mỡ là 3,3m x 3,5m x 3,7m, thể tích 42,7 m3

- Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ

Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ khá đơn giản Khối lượng riêng của dầu

mỡ sẽ nhỏ hơn nước, vì thế dầu mỡ sẽ nổi lên trên Cách làm ở đây chính là làm thế nào cho nước thải qua một bên và dầu mỡ, tạp chất được lọc qua một bên để đem đi xử lý

Bể tách dầu mỡ chia thành 3 ngăn

– Ngăn thứ 3: Ngăn thu mỡ thừa

Đây là ngăn trung chuyển Nước từ ngăn này được đấu nối ra đường ống thoát nước chung với nguồn nước thải thông thường khác

Trang 22

Hình 2 Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ

b) Xử lý sơ bộ nước thải bằng bể tự hoại ba ngăn

Thuyết minh nguyên lý

Cặn lắng ở trong bể (chủ yếu là các Hydrocacbon, chất đạm, chất béo,…) dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí (chủ yếu là CH4, CO2, H2S, NH3…), một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan Nước thải sau khi qua ngăn 01 tiếp tục qua các ngăn còn lại

Hình 3 Sơ đồ xử lý nước thải bằng bể tự hoại ba ngăn

Ngăn 1:

- Điều hoà

- Lắng

- Phân huỷ sinh học

Ngăn 2:

- Lắng

- Phân huỷ sinh học

Trang 23

Khi nước chảy vào bể, nước được làm sạch bởi hai quá trình là lắng cặn và lên men + Lắng cặn: Quá trình lắng cặn trong bể có thể xem là quá trình lắng tĩnh, dưới tác dụng của trọng lực các hạt cặn lắng dần xuống đáy và nước đi ra là nước trong

+ Lên men: Các cặn lắng rơi xuống đáy bể, các chất hữu cơ bị phân hủy bởi vi sinh vật yếm khí, cặn lên men, mất mùi và giảm thể tích Bùn cặn lên men định kỳ được chuyển

đi bằng xe hút bể phốt chuyên dụng

Bể tự hoại ba ngăn xử lý được các chỉ tiêu như BOD5, TSS, tổng Nitơ, tổng phốtpho, tổng Coliform, sunfua, nitrat, Hiệu quả xử lý làm sạch của bể tự hoại đạt 60 – 65% chất hữu cơ, cặn lơ lửng và các vi sinh vật

Bể tự hoại ba ngăn xử lý được các chỉ tiêu như BOD5, TSS, tổng Nitơ, tổng phốtpho, tổng Coliform, sunfua, nitrat, Hiệu quả xử lý làm sạch của bể tự hoại đạt 60 – 65% chất hữu cơ, cặn lơ lửng và các vi sinh vật

*) Tính toán lượng bùn của bể tự hoại

- Thể tích phần lắng: Wi= (a*N*T)/1000 = (200*1288*1)/1000 = 257,6(m3)

- Thể tích phần chứa bùn: Wb= (b*N*t)/1000 = (0,08*1288*365)/1000 = 37,6(m3)

+ Trong các công thức trên:

a: Tiêu chuẩn thải nước (200 l/người.ngày.đêm);

b: Tiêu chuẩn cặn lắng lại trong bể tự hoại của một người trong một ngày đêm; giá trị của b phụ thuộc vào chu kỳ hút cặn khỏi bể; nếu thời gian giữa hai lần hút cặn dưới một năm thì b lấy bằng 0,1 l/ng.ngày.đêm, nếu trên 1 năm thì lấy b bằng 0,08 l/ng.ngày.đêm; N: Số người sử dụng (1288);

T: Thời gian lưu nước, (chọn T là 1 ngày)

t: Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại (chọn t =365 ngày)

+ Khối lượng bùn tích lũy trong 1 năm là 78(m3)

- Bùn thải từ quá trình nạo vét hệ thống thu gom nước mưa, nước thải khoảng 1200 kg/năm

c hệ thống xử lý nước thải tập trung

Trang 24

Hình 5 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải Nguyên lý hoạt động của hệ thống

Nước thải sinh hoạt từ bồn rửa tay chân, được qua thiết bị chắn rác thô để loại bỏ tất cả các loại rác thô có trong nước thải có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý, sau đó được đưa về hệ thống xử lý nước thải Vì vậy cần thiết phải bố trí thiết bị tách rác thô nhằm loại bỏ rác thô có kích thước lớn có trong nước thải Nước thải từ khu nhà bếp được qua thiết bị tách rác và thiết bị tách dầu mỡ trước khi

đi vào hệ thống xử lý Nước thải từ khu vệ sinh qua bể phốt và được đưa về hệ thống xử

Bảng 6 Kích thước các bể của hệ thống xử lý nước thải tập trung

Trang 25

TT Các bể Số lượng Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Thể tích

Nguồn: Bản vẽ hoàn công hệ thống XLNT của tòa nhà

BỂ TÁCH DẦU MỠ: Nước thải được đưa từ hệ thống thoát nước nhà bếp đưa qua

bể tách dầu mỡ Bể tách dầu mỡ hoạt động theo nguyên tắc, tách bằng trọng lực, thời gian lưu nước tại bể tách dầu mỡ khoảng 0.5 – 1h Dầu mỡ sau thời gian lưu trong bể các thành phần dầu mỡ nổi lên bề mặt bể được vớt bằng tấm gạt mỡ nổi về bên của bể Lượng dầu

mỡ nổi ước tính khoảng 5 lít/ngày.đêm

BỂ PHỐT: điều hòa lưu lượng nước thải, lưu trữ và phân hủy cặn Bùn cặn và các

loại rác được lưu giữ trong bể và phân hủy dần Nước trong được tách ra và đưa về hố bơm Ngăn bơm có chức năng bơm nước thải về bể điều hòa chung Ngoài ra, bể tự hoại còn tiếp nhận bùn bơm từ bể lắng

BỂ ĐIỀU HÒA: Do tính chất của nước thải dao động theo thời gian trong ngày,

phụ thuộc nhiều vào các yếu tố Vì vậy, bể điều hòa là công trình đơn vị không thể thiếu trong bất kỳ một trạm xử lý nước thải nào, đặc biệt là đối với nước thải tòa nhà Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, tạo chế độ làm việc ổn định và liên tục cho các công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khí nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể Nước thải sau bể điều hòa được bơm qua bể anoxic

để xử lý

BỂ SINH HỌC ANOXIC: Trong nước thải sinh hoạt có chứa nhiều hợp chất Nitơ

và Photpho, những hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải Bể Anoxic sử

dụng hệ vi sinh vật thiếu khí Để tạo ra môi trường thiếu khí sử dụng máy khuấy để đảo

trộn hỗn hợp nước, bùn với không khí Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh

vật kỵ khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí Quá trình Yếm khí sẽ làm giảm được đáng kể Hydrocacbon (BOD, COD giảm khoảng 50-60% so với nước thải ban đầu, photpho tổng

Trang 26

giảm 60-70%, H2S giảm không đáng kể 30%, Nitơ tổng giảm rất ít và hầu như chuyển hóa thành NH4+

BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ OXIC: Quá trình xử lý sinh học Oxic bản chất là quá

trình sử dụng chủng vi sinh vật hiếu khí sử dụng các chất hữu cơ trong nước thải để tổng hợp tế vào và sinh sản Ngoài ra vi sinh vật còn sử dụng oxy để xảy ra quá trình nitrat hóa

xử lý Nitơ Hiệu suất quá trình có thể lên đến > 90% BOD5

Để quá trình diễn ra trong Oxic diễn ra với hiệu quả cao nhất cần đáp ứng những yêu cầu sau:

pH trong nước thải duy trì trong khoảng 6.5-7.5

Hàm lượng bùn hoạt tính duy trì trong bể 2000 -5000 mg/l (tối ưu ở 3500 mg/l) Nếu thiếu cần được bổ sung bằng cách hồi lưu bùn tại bể lắng thứ cấp bằng bơm bùn

Cung cấp đầy đủ lượng oxy cho hệ vi sinh vật bằng thiết bị sục khí dạng đĩa Không khí được cấp từ máy thổi khí qua đường ống vào bể Oxic Quá trình liên tục để duy trì sự sống cho vi sinh vật Trong trường hợp nước thải đầu vào không được bơm vào thì phải có chế độ nuôi duy trì sự sống cho vi sinh vật bằng cách cung cấp dinh dưỡng đường, vi lượng…

Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng bùn hoạt tính trong thiết bị

Nước thải sau bể Oxic được chảy sang bể lắng thứ cấp

BỂ LẮNG: Tất cả cặn và xác sinh vật từ bể xử lý sinh học sẽ được lắng tại bể lắng

Trong bể này bùn, cặn tự chảy vào hố thu và được bơm định kỳ về bể chứa bùn Bùn cặn được bơm về ngăn thứ nhất của bể phốt bằng bơm bùn Bố trí 3 bơm bùn đặt trong bể Mỗi bơm chạy 10 phút trong 5 giờ, các bơm chạy luân phiên Nhằm tăng hiệu quả lắng bùn, bể được bố trí thêm tấm lắng lamen Theo dây chuyền công nghệ thì lượng bùn hình thành từ

hệ thống xử lý nước thải khoảng 31,5 kg bùn khô/ngày.đêm

BỂ KHỬ TRÙNG: Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa

khoảng 105 – 106 vi khuẩn trong 100ml, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loài vi khuẩn có khả năng gây bệnh Nên phần nước trong tại bể lắng sẽ được tràn qua màng thu nước sang

bể chứa, tại đây được khử trùng bằng Javel trong bể khử trùng Thời gian lưu nước tối thiểu trong bể khử trùng là 0,5h Bể kết hợp là ngăn bơm nước thải ra hệ thông thoát nước thành phố

Bảng 7 Danh mục thiết bị của hệ thống xử lý nước thải

TT Ký hiệu mã, nhãn mác, đặc tính KT Xuất xứ Đơn vị Số lượng

Hãng sx: Grundfos

Model: PN-SN B- 96122808-10000031

Lưu lượng (Q): 45m3/h

Trang 27

TT Ký hiệu mã, nhãn mác, đặc tính KT Xuất xứ Đơn vị Số lượng

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN