1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của dự án đầu tư “Sửa chữa, cải tạo, mở rộng Nhà khách Thanh Xuân Hà Nội”

53 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư “Sửa chữa, cải tạo, mở rộng Nhà khách Thanh Xuân - Hà Nội”
Thể loại Báo cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 1,6 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I (8)
    • I.1. Tên chủ dự án đầu tư (8)
    • I.2. Tên dự án đầu tư (8)
    • I.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư (9)
      • I.3.1. Công suất của dự án đầu tư (9)
      • I.3.2. Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư (10)
      • I.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư (10)
    • I.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn (10)
      • I.4.1. Giai đoạn thi công xây dựng (10)
      • I.4.2. Giai đoạn vận hành (14)
    • I.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có) (16)
  • CHƯƠNG II (17)
    • II.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (17)
    • II.2. Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường (17)
  • CHƯƠNG III (18)
    • III.1. Dữ liệu về môi trường và tài nguyên sinh vật (18)
      • III.1.1. Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án (18)
      • III.1.2. Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có) (18)
    • III.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án (18)
    • III.3. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án (18)
  • CHƯƠNG IV (21)
    • IV.1. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án (21)
      • IV.1.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải (21)
      • IV.1.2. Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại (23)
      • IV.1.3. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (26)
      • IV.1.4. Về công trình, biện pháp giảm tiếng ồn, độ rung (27)
      • IV.1.5. Các biện pháp bảo vệ môi trường khác (28)
    • IV.2. Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành (29)
      • IV.2.1. Về công trình, biện pháp xử lý nước thải (29)
      • IV.2.2. Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải (38)
      • IV.2.3. Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn (39)
      • IV.2.4. Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (41)
      • IV.2.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành (41)
    • IV.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường (42)
      • IV.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư (42)
    • IV. 3.2. . Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị (42)
      • IV.3.3. Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường (43)
      • IV.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo (44)
  • CHƯƠNG VI (47)
    • V.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải (48)
    • V.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải (48)
    • V.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung (48)
  • CHƯƠNG VII (48)
    • VI.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 48 1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm (50)
      • VI.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải lý chất thải (50)
    • VI.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật (51)
      • VI.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ (51)
      • VI.2.2. Chương trình quan trắc môi trường tự động, liên tục chất thải (51)
  • CHƯƠNG VIII (50)

Nội dung

 Phương án vận chuyển chất thải xây dựng + Phế thải từ quá trình xây dựng: Theo hệ số tiêu hao vật tư được quy định tại tài liệu “Định mức vật tư trong xây dựng cơ bản ban hành kèm theo

Tên chủ dự án đầu tư

- Tên chủ dự án đầu tư: Nhà khách Thanh Xuân Hà Nội

- Địa chỉ văn phòng: Số 21, đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Tô Xuân Hùng - Chức vụ: Giám đốc

- Giấy chứng nhận đăng ký đủ điều kiện kinh doanh số 112/AU-NN do Sở Thương Mại UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 31/10/1997

Tên dự án đầu tư

- Tên dự án đầu tư: Sửa chữa, cải tạo, mở rộng Nhà khách Thanh Xuân - Hà Nội

- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Số 21, đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Ranh giới khu đất như sau:

+ Phía Đông Bắc giáp đường Nguyễn Tuân

+ Phía Tây Bắc giáp Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La

+ Phía Tây Nam giáp Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

+ Phía Đông Nam giáp đường Nguyễn Trãi

Hình 1.1 Vị trí dự án

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng có tổng vốn đầu tư 32.652.200.000 đồng, nằm trong khoảng nhỏ hơn 45 tỷ đồng Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 do Quốc Hội ban hành dự án thuộc Nhóm C.

Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư

I.3.1 Công suất của dự án đầu tư

- Loại hình dự án: Công trình dân dụng

- Quy mô đầu tư: Xây mới nhà 05 tầng và xây dựng bể nước PCCC, trạm biến áp đảm bảo theo quy định

+ Diện tích xây dựng khoảng Sxd = 572m 2

+ Diện tích sàn khoảng Ssàn = 2.860m 2

Bảng 1.1 Thống kê diện tích, công năng các tầng

STT Tầng Công năng Diện tích

- 01 khu giới thiệu và bán sản phẩm nông sản Sơn La

- 01 khu vực phục vụ giải khát, café

- 01 khu vực phục vụ ăn uống

- Khu vệ sinh chung (vệ sinh nam, vệ sinh nữ); cầu thanh máy + cầu thang bộ; sảnh lễ tân và không gian giao thông công cộng

- 01 khu vực phục vụ giải khát, café

- 01 khu vực chuẩn bị các phòng ăn

- 01 phòng ăn vip + 01 phòng ăn lớn + 01 phòng hội trường

- Khu vệ sinh chung (vệ sinh nam, vệ sinh nữ); cầu thanh máy + cầu thang bộ; sảnh lễ tân và không gian giao thông công cộng

- Bố trí phòng ngủ với tổng cộng 51 phòng ngủ

- Cầu thang máy, cầu thang bộ, không gian công cộng 1.716

+ Kiến trúc: Chiều cao nền cao độ ±0.000 so với mặt hè là +0,450m Chiều cao

8 các tầng là 3,9m Tường bao che xây gạch, trát tường, trần bằng vữa xi măng Trần trong phòng, trần sàn được thiết kế bằng thạch cao xương chìm trang trí Nền tầng 1, tầng 2 và nền hành lang tầng 3, 4, 5 được lát gạch Ceramic; nền trong phòng tầng 3, 4,

5 được lát bằng gỗ công nghiệp; mặt bậc, cổ bậc tam cấp, bậc thang được ốp đá granit Cửa đi trong phòng bằng gỗ công nghiệp; cửa đi, cửa sổ mặt ngoài bằng kính khuôn nhôm, kết hợp vách kính cường lực Lan can cầu thàng, hành lang bằng inox kết hợp gỗ công nghiệp Toàn bộ tường trong, ngoài nhà và trần được bả bằng bột bả lăn sơn màu trang trí

+ Kết cấu: Móng, cột, dầm, sàn, cầu thang, lanh tô bê tông cốt thép thi công đổ toàn khối tại chỗ Cốt thép sử dụng nhóm CI + CII; móng bó xây gạch; đế móng đệm bằng bê tông đá, D0 Sê nô mái láng vữa xi măng về hướng thu nước; toàn bộ sê nô được quyét Filinkote chống thấm

I.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình vận hành khi dự án đi vào hoạt động như sau:

Hình 1.2 Quy trình vận hành của dự án

Khách hàng tùy theo nhu cầu sử dụng của mình sẽ thực hiện các giao dịch khác nhau Đối với khách hàng có nhu cầu thuê phòng thì sẽ làm thủ tục nhận phòng theo quy định Đối với khách hàng có nhu cầu sử dụng các dịch vụ (giải khát, café, mua sản phẩm nông sản, …) sau khi sử dụng dịch vụ sẽ ra về

I.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư

Toà 05 tầng với diện tích xây dựng khoảng Sxd = 572m 2 ; diện tích sàn khoảng

Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn

I.4.1 Giai đoạn thi công xây dựng

I.4.1.1 Máy móc, nguyên, vật liệu

(cá nhân, tổ chức) Sử dụng dịch vụ Ở lại/Ra về

Nước thải, CTR, CTNH, tiếng ồn, mùi, khí thải

- Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công xây dựng của dự án được thể hiện tại bảng sau:

Bảng 1.2 Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công xây dựng

STT Máy móc, thiết bị Số lượng Xuất xứ Tình trạng

1 Máy đầm dùi 1,5KW 3 Việt Nam 90%

4 Cần cẩu bánh xích 25T 1 Trung Quốc 90%

7 Máy cắt uốn sắt 5KW 4 Việt Nam 90%

8 Búa căn khí nén 4 Trung Quốc 90%

9 Máy nén khí diezen 360m 3 /h 2 Trung Quốc 90%

10 Cần cẩu bánh hơi 16T 1 Việt Nam 90%

11 Xe tải tự đổ 7T 3 Việt Nam 90%

12 Ô tô tưới nước 5m 3 1 Hàn Quốc 90%

13 Xe lu bánh lốp 3 Trung Quốc 90%

14 Xe ủi đất 3 Trung Quốc 90%

15 Xe gạt đất 3 Trung Quốc 90%

16 Máy xúc bánh xích 1,6m 3 1 Trung Quốc 90%

17 Máy xúc bánh lốp 2 Trung Quốc 90%

18 Máy san gạt đất 2 Trung Quốc 90%

19 Máy thảm bê tông nhựa 2 Việt Nam 90%

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)

- Nguyên vật liệu dự kiến sử dụng cho quá trình thi công xây dựng dự án ước tính như sau:

Bảng 1.3 Dự kiến nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình thi công

TT Nguyên, vật liệu Đơn vị Khối lượng Quy đổi

3 Sắt, thép các loại Kg 165.000 165

TT Nguyên, vật liệu Đơn vị Khối lượng Quy đổi

7 Sơn lót chống thấm Kg 1.500 1,5

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)

- Để đảm bảo vật tư cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng yêu cầu chất lượng, tiến độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu xây dựng từ các nguồn cung cấp là các công ty liên doanh, các cơ sở dự án sản xuất sẵn có tại khu vực Hà Nội và các vùng lân cận như sau:

+ Cát xây dựng: cát vàng, cát đen do các nhà thầu cung cấp đến chân công trình + Gạch xây, gạch lát ốp do cơ sở sản xuất có thương hiệu cung cấp

+ Xi măng: sử dụng xi măng của các dự án xi măng trong khu vực Bắc Bộ

 Phương án vận chuyển chất thải xây dựng

+ Phế thải từ quá trình xây dựng:

Theo hệ số tiêu hao vật tư được quy định tại tài liệu “Định mức vật tư trong xây dựng cơ bản ban hành kèm theo văn bản số 1784/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng”, ước tính hệ số phát thải bằng 2% tổng nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công Vậy lượng phế thải xây dựng phát sinh là:

+ Bên cạnh đó, tại dự án còn có hoạt động đào móng công trình hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải Tổng khối lượng đất đào, đắp của dự án được tổng hợp tại bảng dưới đây:

Bảng 1.4 Tổng hợp khối lượng đất đào, đắp của dự án

STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng

1 Đất đào của công trình hạ tầng m 3 134

2 Hệ thống xử lý nước thải m 3 96

2 Hệ thống xử lý nước thải m 3 9,6

STT Hạng mục Đơn vị Khối lượng

Tổng lượng đất còn lại (I – II) m 3 207

Tổng lượng đất còn lại (I – II) tấn 289,8

(Nguồn: Dự toán kinh phí thực hiện dự án)

+ Khối lượng phá dỡ công trình hiện trạng: Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại dự án từ hoạt động tháo dỡ ước tính 10,2 tấn

 Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại dự án từ hoạt động tháo dỡ và xây dựng (phế thải từ quá trình xây dựng và đất đá từ quá trình đào, đắp) bằng 102,2 tấn + 289,9 tấn + 10,2 tấn = 402,3 tấn

Chất thải rắn xây dựng sẽ được chủ đầu tư ký kết hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định Dự kiến đổ thải tại Khu tiếp nhận 6,5ha - Nút giao Pháp Vân - Cầu Giẽ, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu:

Nhiên liệu sử dụng cho quá trình thi công xây dựng chủ yếu là dầu DO Với số lượng máy móc như đã nêu tại bảng 1.2, mỗi máy móc dùng 1 ca/ngày, áp dụng định mức sử dụng nhiên liệu đối với từng loại máy móc thiết bị theo Quyết định 1134/QĐ- BXD ngày 8/10/2015 của Bộ Xây dựng thì lượng dầu DO sử dụng 1 ngày tính toán được khoảng 318 lít

I.4.1.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn nước cấp sử dụng trong giai đoạn thi công xây dựng được lấy từ hệ thống cấp nước của khu vực

 Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của công nhân

Tiêu chuẩn cấp nước được lấy theo định mức tại Quy chuẩn QCXDVN 01:2008/BXD - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam – Quy hoạch xây dựng Nước cấp phục vụ lao động tại dự án được tính toán theo công thức:

Qsh = (q x N)/1000 (m 3 /ngày đêm) Trong đó: q: Tiêu chuẩn dùng nước là 45 lít/người/ngày.đêm (QCXDVN 01:2008/BXD – mục 5.3.1)

N: Số người tính toán, 30 người

Tổng lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng là:

Qsh= (30người x 45 lít/người/ngày)/1000 = 1,35 m 3 /ngày

 Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động rửa xe

Dự án sử dụng xe có trọng tải 15T để vận chuyển nguyên vật liệu, đổ thải, thời gian thi công dự kiến là 18 tháng tương ứng 540 ngày Với khối lượng nguyên vật liệu, phế thải xây dựng của dự án thì cần 01 xe vận chuyển nguyên vật liệu/ngày và 01 xe đổ thải/ngày

Lượng nước rửa cho mỗi xe khoảng 0,3 m 3 /xe (Căn cứ theo TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế) Vậy nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động rửa xe là: (01 + 01) xe × 0,3 m 3 /xe = 0,6 m 3 /ngày

 Nước cấp cho vệ sinh dụng cụ

Theo tính toán, mỗi ngày công nhân vệ sinh dụng cụ lao động 2 lần/ngày với thời gian vệ sinh là 30 phút/lần, sử dụng vòi tưới có đường kính ống từ 20-25 mm Căn cứ Bảng 2, mục 3.5 của TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế đưa ra định mức lưu lượng nước tính toán trong một giây để vệ sinh dụng cụ bằng vòi tưới có đường kính ống từ 20-25 mm là 0,5 lít/giây Như vậy, lượng nước sử dụng vệ sinh dụng cụ lao động trong 30 phút tại dự án là:

QVSDC = 30 phút x 60 giây x 0,5 lít/giây x 2 = 1200 lít = 1,8 m 3 /ngày

 Nước sử dụng cho bảo dưỡng bê tông (không thường xuyên): khoảng 1m 3 /ngày.đêm

 Nước sử dụng cho dập bụi trong quá trình phá dỡ công trình (diễn ra trong 01 ngày): khoảng 2m 3 /ngày đêm

Như vậy lượng nước phục vụ cho giai đoạn thi công xây dựng khoảng:

QSND XD= QSH + QRS + QVSDC + QBDBT = 1,35 + 0,6 + 1,8 + 1 + 2 = 6,75 m 3 /ngày

I.4.1.3 Nhu cầu sử dụng điện cho quá trình thi công xây dựng Điện trong giai đoạn thi công xây dựng phục vụ cho nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị thi công, chiếu sáng tại công trường Lượng điện tiêu thụ trong giai đoạn thi công dự kiến khoảng 200kw/ngày

I.4.2.1 Máy móc, nguyên, vật liệu

- Toàn bộ máy móc, thiết bị sẽ lắp đặt cho dự án đảm bảo chất lượng mới 100% Chủ Dự án cam kết các thiết bị máy móc được sử dụng không thuộc danh mục cấm sử dụng ở Việt Nam Một số máy móc chính phục vụ hoạt động của dự án như sau:

Bảng 1.5 Danh mục máy móc, thiết bị lắp đặt tại dự án giai đoạn vận hành

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Xuất xứ

1 Hệ thống quạt thông gió và quạt hút Hệ 1 Việt Nam

2 Bơm thoát nước tầng hầm Cái 2 Trung Quốc

3 Thang máy Cái 2 Trung Quốc

4 Thang hàng Cái 1 Trung Quốc

5 Hệ thống nước cấp Hệ 01 Trung Quốc

6 Hệ thống PCCC Hệ 01 Trung Quốc

7 Hệ thống thiết bị điều hòa thông gió Hệ 1 Trung Quốc

8 Hệ thống thiết bị quạt hút khí Hệ 1 Trung Quốc

9 Thiết bị dân dụng các loại Hệ 1 Việt Nam

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)

- Do đặc thù của dự án là hoạt động của nhà khách nên chủ yếu sử dụng một số nhu yếu phẩm như khan mặt, sữa tắm, dầu gội, … khối lượng được ước tính như sau:

Bảng 1.6 Nguyên, vật liệu chính sử dụng trong giai đoạn vận hành của dự án STT Nguyên vật liệu Đơn vị Khối lượng Xuất xứ

1 Khăn tắm Cái/tháng 812 Việt Nam

2 Sữa tắm Chai/năm 812 Việt Nam

3 Dầu gội Chai/năm 406 Việt Nam

4 Nước giặt Lít/năm 151 Việt Nam

5 Chất tẩy rửa Lít/tháng 50-80 Việt Nam

(Nguồn: Thuyết minh dự án đầu tư)

Số liệu tại bảng mang tính chất dự kiến, tùy từng thời điểm, cũng như số lượng khách mà nhu cầu có thể tăng hoặc giảm

I.4.2.2 Nhu cầu sử dụng nước

Nước sử dụng cho dự án khi đi vào vận hành được cấp từ Công ty Cổ phần Viwaco Nhu cầu sử dụng nước cho dự án khi đi vào vận hành dự kiến như sau:

Bảng 1.7 Nhu cầu sử dụng nước của dự án

STT Đối tượng sử dụng Đơn vị

Số lượng Định mức Đơn vị

1 Nhân viên người 26 45 lít/ngày 1,17

STT Đối tượng sử dụng Đơn vị

Số lượng Định mức Đơn vị

2 người/phòng) người 102 200 lít/ngày 20,4

Lưu lượng sử dụng nước sinh hoạt lớn nhất (K = 1,2) 28,629

I.4.2.3 Nhu cầu sử dụng điện khi dự án đi vào vận hành

- Nguồn cung cấp điện: Dự kiến sử dụng đường điện trung hiện có, kết nối từ đường dây 22kV hiện có trước khi hạ cấp xuống đường dây 0,4kV

Bảng 1.8 Nhu cầu sử dụng điện giai đoạn vận hành

STT Hạng mục Nhu cầu sử dụng (KVA)

Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có)

- Thời gian thực hiện dự án: Năm 2022 - 2026, trong đó:

+ Thời gian thi công: năm 2023 - 2025;

+ Thực hiện quyết toán vốn đầu tư: 2025 - 2026

- Tổng vốn đầu tư của dự án là: 36.652.200.000 đồng

Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Dự án phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;

Khu đất thực hiện dự án đã được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vào sổ CT 02170 ngày 30/03/2016.

Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Đối với mước thải phát sinh trong quá trình vận hành cơ sở được thu gom, xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B, K = 1 - áp dụng với khách sạn, nhà nghỉ từ 50 phòng) với lưu lượng xả thải lớn nhất là 30 m 3 /ngày.đêm Vì vậy, lưu lượng và chất lượng nước thải của cơ sở tác động đến khả năng tiêu thoát nước thải của nguồn tiếp nhận là không đáng kể Đối với chất thải thông thường và chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sẽ được chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định Cơ sở cam kết không thải trực tiếp ra môi trường

Dữ liệu về môi trường và tài nguyên sinh vật

III.1.1 Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Việc thực hiện dự án đầu tư sẽ tác động trực tiếp đến các thành phần môi trường tại khu vực thực hiện dự án và môi trường xung quanh dự án, cụ thể là môi trường không khí

III.1.2 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án (nếu có)

- Hiện trạng tài nguyên sinh vật:

Theo kết quả khảo sát thực tế tại khu vực thực hiện dự án nhận thấy:

+ Thực vật: Xung quanh khu vực thực hiện dự án không có đồi núi chủ yếu là khu dân cư, chủ yếu là cây trồng của người dân (sấu, lộc vừng ), ngoài ra còn một số loại cỏ, cây dại

- Động vật: Hệ động vật chủ yếu sâu bọ, côn trùng, ngoài ra còn một số loài chim sinh sống

 Đánh giá về tính nhạy cảm và khả năng chịu tải của môi trường

Qua các đợt khảo sát thực địa tại khu vực triển khai dự án cho thấy xung quanh dự án là khu dân cư, hệ sinh thái tương đối nghèo nàn, không có các loài động thực vật quý hiếm, các loài có nguy cơ tuyệt chủng Như vậy, có thể nói tính nhạy cảm về sự thay đổi các thành phần môi trường tại khu vực không cao Tuy nhiên, sự thay đổi mang tính tức thời tại thời điểm nào đó vẫn ít nhiều gây ra những tác động đến môi trường khu vực Do vậy, vấn đề kiểm soát ô nhiễm môi trường vẫn cần được quan tâm trong giai đoạn triển khai xây dựng các hạng mục và trong suốt giai đoạn vận hành dự án.

Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là hệ thống thoát nước thải chung của khu vực Hiện trạng hệ thống cống thoát nước thải đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh là hệ thống cống thoát nước thải bằng bê tông cốt thép.

Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án

dự án Để đánh giá hiện trạng thành phần môi trường khu vực dự án, Nhà khách Thanh Xuân Hà Nội đã phối hợp với đơn vị đơn vị tư vấn Công ty TNHH Xây dựng & Công nghệ môi trường Thăng Long, đơn vị quan trắc và phân tích môi trường - Công ty cổ

17 phần Xây dựng và Kỹ thuật Môi trường Hà Nội tiến hành khảo sát, đo đạc và lấy mẫu phân tích chất lượng không khí xung quanh khu vực dự án

Bảng 3.1 Vị trí lấy mẫu

TT Ký hiệu Vị trí lấy mẫu Tọa độ

1 KX01 Mẫu không khí khu vực cổng ra vào dự án 2322543 583635

2 KX02 Mẫu không khí khu vực thực hiện dự án 2322539 583629

- Kết quả phân tích môi trường:

Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh các đợt quan trắc

TT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích

05:2013 /BTNMT (TB 1 giờ) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

KX01 KX02 KX01 KX02 KX01 KX02

5 Tốc độ gió m/s HETC/SOP-

TT Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích

05:2013 /BTNMT (TB 1 giờ) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3

KX01 KX02 KX01 KX02 KX01 KX02

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình trong một giờ)

- (1) : QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

- (2) : QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- KPH: Không phát hiện Kết quả phân tích mẫu nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp MDL là giới hạn phát hiện của phương pháp

Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh tại bảng 3.2, các thông số phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình trong một giờ) và QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

IV.1.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải

Nước thải từ quá trình thi công: nước thải sinh hoạt của công nhân; nước rửa xe, rửa dụng cụ, bảo dưỡng bê tông

Nước thải trong quá trình thi công bao gồm: nước rửa xe, nước vệ sinh dụng cụ, nước bảo dưỡng bê tông Căn cứ theo mục b khoản 5 điều 11 Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội Quyết định ban hành quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội thì nước thải thi công được tính bằng 80% lượng nước sử dụng Lưu lượng nước thải thi công được tính toán trong bảng sau:

Bảng 4.1 Lưu lượng nước thải thi công

TT Nguồn gốc Nhu cầu sử dụng nước

Nhu cầu xả thải (m 3 /ngày đêm)

1 Rửa xe ra vào công trường 0,6 0,48

Theo kinh nghiệm nghiên cứu của Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường - Đại học Xây dựng Hà Nội thì lưu lượng và nồng độ ô nhiễm trong nước thải từ các thiêt bị máy móc với đặc trưng nước thải từ công trường xây dựng là chứa hàm lượng chất rắn tổng số cao, được trình bày tại bảng sau:

Bảng 4.2 Hàm lượng các thành phần ô nhiễm điển hình trong nước thải thi công

Loại nước thải Nồng độ các chất gây ô nhiễm

COD (mg/l) Dầu (mg/l) SS (mg/l)

Từ bảo dưỡng bê tông 20-30 - 50-80

Từ vệ sinh máy móc 50-80 1-2 120-200

(Nguồn: Viện khoa học và kỹ thuật môi trường – Đại học xây dựng Hà Nội)

Nước thải xây dựng phát sinh không lớn và có thể lắng đọng ngay trên các rãnh thoát nước Ngoài ra, nước thải thi công sẽ được xử lý bằng hố ga để lắng cặn, vải lọc

20 dầu để loại bỏ dầu mỡ khoáng có trong nước thải nên không gây tác động đáng kể

 Nước thải sinh hoạt của công nhân

Theo tính toán tại chương 1, thì lượng nước cấp cho sinh hoạt của công nhân thi công tại công trường 1.35 m 3 /ngày Căn cứ theo mục a khoản 5 điều 11 Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội Quyết định ban hành quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội thì lượng nước thải sinh hoạt tính bằng 100% lượng nước sử dụng do đó, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn này 1,35 m 3 /ngày

Nước thải sinh hoạt mang theo một lượng lớn các chất hữu cơ, các loại vi khuẩn (E.Coli, virut, trứng giun sán,…) Ngoài ra, trong nước thải còn có chứa các chất dinh dưỡng khác như NH4 +, PO4 3-, là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận nước thải

Công trình, biện pháp xử lý nước thải:

 Đối với nước thải sinh hoạt:

- Công nhân làm việc trong giai đoạn này sử dụng 02 nhà vệ sinh di động cung cấp từ nhà thầu xây dựng Nước thải phát sinh được thu gom về tại bể chứa kèm theo nhà vệ sinh di động Chủ dự án sẽ thuê đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý phân bùn từ nhà vệ sinh di động với tần suất 01 tuần/lần Định kỳ 3-5 tháng/lần bổ sung chế phẩm E.M để tăng cường hiệu quả xử lý

- Vị trí cụ thể của nhà vệ sinh lưu động trên công trường sẽ được lựa chọn phù hợp trong giai đoạn thi công xây dựng do phụ thuộc nhiều vào hình thức tổ chức thi công của nhà thầu Việc lựa chọn vị trí sẽ theo nguyên tắc sau:

+ Cách xa nguồn nước sử dụng và công trình vệ sinh được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm cũng như các quy định vệ sinh của Bộ Y tế và Bộ Xây dựng (TCVN 7957-2008)

+ Không gây ảnh hưởng đến các hộ gia đình, cơ quan, xung quanh khu đất

+ Không gây mất thẩm mỹ, mất mỹ quan đô thị Không đặt các cụm nhà vệ sinh lưu động ngoài đường, phố, gây mất mỹ quan chung

 Đối với nước thải thi công:

+ Xây dựng 01 trạm rửa xe tại cổng công trường công trình xây dựng Không tiến hành rửa xe trên vỉa hè hoặc lòng đường

+ Nước thải thi công: Toàn bộ nước thải từ trạm rửa xe được xử lý bằng bể lắng nước thải thi công thể tích 1 m 3 (kích thước dài x rộng x sâu = 1 x 1 x 1 m) và lọc dầu

21 mỡ bằng lưới vải chuyên dụng đặt tại miệng bể trước khi xả ra hệ thống thoát nước Định kỳ khoảng 2 - 3 ngày sẽ thay thế loại vải này Vải nhiễm dầu mỡ này được xử lý như chất thải nguy hại Nước thải thi công của dự án sau xử lý phải đạt QCTĐHN 02:2014/BTNMT cột B - Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội sẽ thoát vào hệ thống thoát nước của khu vực Định kỳ 1 tuần/lần thực hiện nạo vét bùn cặn, khơi thông hệ thống rãnh thu

+ Sau khi kết thúc quá trình thi công xây dựng, nhà thầu thi công sẽ trám lấp, hoàn trả mặt bằng dự án

 Biện pháp giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn

- Nước mưa chảy tràn được thu gom vào rãnh thoát nước Rãnh thoát nước được bố trí bao quanh công trình với chiều rộng 50cm, chiều sâu 50cm Trên rãnh thoát nước có bố trí các hố ga kích thước 1 x 1 x 1m để lắng cặn lơ lửng

- Rãnh thoát nước và hố ga thu nước mưa thường xuyên được nạo vét, thu dọn để tránh bị ứ đọng lại gây mất vệ sinh, ngập, lụt cục bộ Tần suất 03 tháng/lần

- Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt, không đổ rác vào hệ thống thoát nước tại khu vực dự án

- Không tập trung các loại nguyên nhiên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát thải

- Thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn (1tuần/lần)

- Bùn từ các hố ga lắng cặn trên hệ thống thoát nước mưa và nước thải được thu gom và thuê đơn vị có chức năng mang đi đổ thải theo quy định tần suất 1 tháng/lần

- Các tuyến thoát nước mưa, nước thải thi công được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát nước của khu vực

IV.1.2 Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại

 Thành phần và khối lượng phát sinh

- Chất thải rắn xây dựng: Chất thải thông thường: các mẫu sắt, gạch vụn, Hiện nay chưa có các nghiên cứu thống nhất về hệ số phát sinh chất thải rắn xây dựng trong thi công xây dựng cơ bản làm căn cứ tính toán Nhằm đưa ra kết quả dự báo khối lượng chất thải rắn xây dựng, báo cáo này sử dụng hệ số phát thải bằng 2% tổng nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công (theo hệ số tiêu hao vật tư được quy định tại tài liệu “Định mức vật tư trong xây dựng cơ bản ban hành kèm theo văn bản số 178/BXD-

VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng”), ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh là

2% × 5.101 = 102,02 tấn Thời gian thi công là 18 tháng (khoảng 540 ngày) nên lượng phát sinh trung bình là 0,19 tấn/ngày

+ Bên cạnh đó, tại dự án còn có hoạt động đào móng công trình hạ tầng và hệ thống xử lý nước thải Tổng khối lượng đất thải từ quá trình đào, đắp của dự án ước tính khoảng 289,8 tấn

+ Khối lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại dự án từ hoạt động tháo dỡ ước tính 10,2 tấn

Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

IV.2.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải a Quy mô, công suất, quy trình vận hành, hoá chất, chất xúc tác của từng công trình xử lý nước thải

- Nguồn phát sinh nước thải khi dự án đi vào hoạt động bao gồm:

+ Nước thải sinh hoạt của khách hàng, nhân viên làm việc tại dự án

+ Nước thải từ nhà bếp

- Theo tính toán tại chương 1 thì nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt lớn nhất là 28,63 m 3 /ngày đêm Căn cứ theo mục a khoản 5 điều 11 Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội Quyết định ban hành quy định về quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành

28 phố Hà Nội thì 100% lượng nước sử dụng sẽ được thải ra môi trường Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt lớn nhất là 28,62 m 3 /ngày đêm Nước thải sinh hoạt: có thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy và các vi sinh vật gây bệnh nếu chưa qua xử lý mà xả ra hệ thống thoát nước chung sẽ gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người dân xung quanh

- Để xử lý nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án, Chủ đầu tư dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 30m 3 /ngày đêm với công nghệ sau:

+ Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải:

Hình 4.1 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 30m 3 /ngày đêm

+ Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý:

 Giai đoạn 1: Xử lý sơ bộ a Bể tự hoại

Trong bể tự hoại xảy ra quá trình phân hủy các chất hữu cơ hòa tan và các chất dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật yếm khí Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật yếm khí sẽ hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành các hợp chất ở dạng khí Bọt khí sinh ra bám vào các hạt bùn cặn và lớp đệm lắng sinh học Các hạt bùn cặn này nổi lên trên làm xáo trộn, gây ra dòng tuần hoàn cục bộ trong lớp cặn lơ lửng

Quá trình phân hủy chất hữu cơ của hệ vi sinh vật Yếm khí rất phức tạp, tuy nhiên chúng ta cũng có thể đơn giản hóa quá trình phân hủy yếm khí bằng các phương trình hóa như sau:

(COHNS) + Vi khuẩn yếm khí → CO2 + H2S + CH4 + các chất khác + năng lượng (COHNS) + Vi khuẩn yếm khí + năng lượng → C5H7O2N (Tế bào vi khuẩn mới) [C5H7O2N là công thức hóa học thông dụng để đại diện cho tế bào vi khuẩn]

Hỗn hợp khí sinh ra thường được gọi là khí sinh học hay biogas, có thành phần như sau:

Methane (CH4): 55 – 65%; Carbon dioxide (CO2): 35 – 45% Nitrogen (N2): 0 – 3%; Hydrogen (H2): 0 – 1% và Hydrogen Sulphide (H2S): 0-1%

Methane có nhiệt trị cao (gần 9000 Kcal/m 3 ) Do đó, nhiệt trị của khí Biogas khoảng 4500 – 6000 Kcal/m 3 (Tùy thuộc vào % lượng khí Methane) Nên trong quá trình yếm khí ở các công trình lớn người ta có thể tận thu khí Biogas làm chất đốt

Quá trình phân hủy yếm khí được chia thành 3 giai đoạn chính:

- Phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử

Ba giai đoạn của quá trình lên men Yếm khí

Hình 4.2 Các giai đoạn xử lý yếm khí b Bể tách dầu mỡ

Nước thải nhà bếp được dẫn bằng đường ống riêng đi qua rọ chắn rác để loại bỏ tạp chất, thức ăn thừa có kích thước lớn Mỡ trong dòng thải thường là các loại như: dầu ăn, vụn mỡ trong thức ăn, nước rửa dụng cụ nhà bếp Hệ thống bể tách mỡ được bố trí 02 ngăn dưới dạng tuyển nổi nhằm loại bỏ mỡ trong dòng thải Lượng mỡ trong dòng thải sẽ được giữ lại toàn bộ tại bể tách mỡ Lượng mỡ tồn đọng trong bể sẽ được vớt bỏ (định kỳ 5 - 7 ngày) c Song chắn rác Để làm giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các chất thải có kích thước lớn trong nguồn nước đầu vào cho các công đoạn xử lý sau Có những loại rác mà không những các công đoạn sau không xử lý được mà nó còn gây tác động bất lợi đến các giai đoạn xử lý này

Ví dụ: Rác rau củ quả, thức ăn thừa, túi nilon… d Bể điều hoà

Tại bể điều hoà nước thải được điều hòa lưu lượng cũng như nồng độ giúp cho qua trình xử lý ở công đoạn tiếp theo đạt hiệu quả cao và ổn định Bể được lắp đặt hệ thống sục khí để nước thải được xáo trộn đồng đều tránh lắng cặn hoặc phát sinh mùi khó chịu trước khi sang bể thiếu khí

 Giai đoạn 2: Xử lý sinh học a Bể xử lý sinh học thiếu khí

Trong nước thải, có chứa các hợp chất Nito và photpho, những hợp chất này cần phải được loại bỏ ra khỏi nước thải

Tại bể thiếu khí, trong điều kiện thiếu khí hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển xử

31 lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril

Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau:

Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosomonas và Nitrobacter Trong môi trường thiếu Oxi, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat Denitrificans sẽ tách oxi của Nitrat (NO3 -) và Nitrit (NO2 -) theo chuỗi chuyển hóa

Khí Nito phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài Như vậy là Nito đã được xử lý

Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí

Cũng tại đây hóa chất dinh dưỡng (như Methanol) cũng sẽ được châm vào để bổ sung dưỡng chất cho quá trình khử nitơ

NO3 - + CH3OH => CO2 + N2 + H2O + OH -

Bể thiếu khí được trang bị các máy khuấy chìm nhằm đảo trộn đều bùn và nước thải Nhằm tăng hiệu quả của quá trình khử nitrat b Bể hiếu khí

Tại bể hiếu khí nhờ quá trình cấp khí cưỡng bức nhằm đảm bảo nồng độ oxy trong bể khoảng 2 mg/l – 4 mg/l để cung cấp dưỡng khí cần thiết cho vi sinh vật hiếu khí phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ Tại đây nhờ quá trình phân hủy các chất hữu cơ dưới tác dụng của vi sinh vật hiếu khí xử lý toàn bộ các chất hữu cơ Hiệu suất xử lý đạt 80% - 90% tổng lượng BOD có trong nước thải

Quá trình xử lý này gồm 2 quá trình xử lý:

Dùng vi sinh vật hiếu khí kết hợp với oxy để chuyển hoá các hợp chất hữu cơ tan có trong nước thành tế bào vi sinh vật mới (sinh tổng hợp tế bào) Quá trình được mô tả chỉ tiết bằng phương trình sau:

(Theo wastewater treatment - Biological and chemical processes - Second edition - 68 pages)

Dùng oxy trong không khí để oxy hoá các hợp chất hữu cơ tan có trong nguồn

Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

IV.3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư

- 01 hệ thống XLNT công suất 30m 3 /ngày đêm

3.2 Kế hoạch xây lắp các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, thiết bị

Bảng 4.8 Kế hoạch xây lắp và kinh phí thưc hiện công trình bảo vệ môi trường

TT Nội dung Đơn vị Số tiền Thời gian hoàn thiện

1 Thuê nhà vệ sinh di động đồng 27.000.000 06/2023

2 Trang bị đồ bảo hộ lao động đồng 20.000.000 06/2023

3 Thùng chứa CTR, CTNH đồng 5.000.000 06/2023

4 Thuê đơn vị thu gom, xử lý CTR,

II Giai đoạn vận hành

1 Hệ thống XLNT công suất 30m 3 /ngày đêm đồng 1.500.000.000 12/2025

2 Thùng chứa CTR, CTNH đồng 10.000.000 12/2025

TT Nội dung Đơn vị Số tiền Thời gian hoàn thiện

3 Thuê đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý

IV.3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường

IV.3.3.1 Giai đoạn thi công xây dựng

Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng thi công xây dựng với các nhà thầu, sẽ có điều khoản đảm bảo rằng Nhà thầu sẽ thực thi các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng đã đề ra trong báo cáo xin cấp phép môi trường của dự án

Chủ đầu tư sẽ có nhân viên chuyên trách theo dõi và giám sát trực tiếp trong suốt quá trình thi công xây dựng đảm bảo rằng những biện pháp giảm thiểu và các yêu cầu giám sát được nêu trong kế hoạch QLMT sẽ được thực hiện trên thực tế

IV.3.3.2 Giai đoạn vận hành

Tổ chức bộ máy quản lý vận hành các công trình bảo vệ môi trường dự kiến theo sơ đồ sau:

Hình 4.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT

Chức năng của các bộ phận như sau:

- Tổ vận hành trạm xử lý nước thải: Trực tiếp vận hành và giám sát quy trình hoạt động của Trạm xử lý nước thải dưới sự hướng dẫn của cán bộ môi trường của bộ phận (nhân sự từ 1-2 người)

- Tổ vệ sinh môi trường: thực hiện các nhiệm vụ vệ sinh quét dọn, thu gom

Tổ vận hành trạm xử lý nước thải

Tổ kỹ thuật; giám sát, bảo vệ tòa nhà

Tổ thu gom rác thải Cán bộ chuyên trách môi trường

CTR, đảm bảo cảnh quan sạch đẹp trong toàn dự án (nhân sự từ 5÷7 người)

Ngoài ra trong phòng môi trường sẽ có cán bộ kiêm nhiệm về công tác phòng cháy chữa cháy, vận hành các hệ thống báo cháy tự động, kiểm tra hiện trạng sử dụng các công cụ chống cháy.…

IV.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

Mức độ chi tiết của các đánh giá của Dự án tuân thủ theo trình tự sau:

- Xác định và định lượng nguồn gây tác động theo từng giai đoạn gây tác động của Dự án

- Xác định quy mô không gian và thời gian của các đối tượng bị tác động

- Đánh giá tác động dựa trên quy mô nguồn gây tác động, quy mô không gian, thời gian và tính nhạy cảm của các đối tượng chịu tác động

Mức độ chi tiết của các đánh giá được thể hiện qua việc nhận dạng, dự báo các tác động (các tác động tới hoạt động giao thông, tệ nạn xã hội, mâu thuẫn giữa công nhân với người dân địa phương, các sự cố cháy nổ, sự cố thi công, …) gây ra trong các giai đoạn của Dự án đối với môi trường tiếp nhận đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

Mức độ chi tiết còn được thể hiện trong các phương pháp dự báo nguồn thải tính toán lượng thải dựa trên các số liệu về quy mô xây dựng Dự án (khối lượng thi công xây dựng; số lượng máy móc, lượng nhiên liệu,, …)

Mức độ chi tiết của báo cáo được thể hiện ở các nhận định khoa học khách quan trên cơ sở tính toán logic và tuân thủ các quy định về lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường Các số liệu, phương pháp, tài liệu tham khảo được lựa chọn phù hợp với Dự án và có độ tin cậy cao và được nhiều chuyên gia lựa chọn, các số liệu của báo cáo đều có chỉ dẫn nguồn gốc rõ ràng

Báo cáo còn chỉ ra được nhiều dẫn chứng minh họa cho thấy công tác lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được làm cẩn thận và nghiêm túc Các nội dung đánh giá trong Báo cáo có chọn lọc phù hợp với Dự án cũng như tính khả thi cao của các nội dung nêu trên

 Đánh giá về độ tin cậy của phương pháp sử dụng

Mục tiêu của Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường là xác định các ảnh hưởng tiềm tàng về môi trường, xã hội và sức khỏe bởi sự hoạt động của dự án gây ra, nhằm đưa ra những quyết định khoa học và hợp lý để có biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi tới môi trường

43 Độ chi tiết và mức độ tin cậy của phương pháp được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 4.9 Đánh giá độ tin cậy của các phương pháp sử dụng

STT Phương pháp thực hiện Mức độ tin cậy Nguyên nhân

1 Phương pháp thống kê Cao Dựa vào số liệu thống kê chính thức của địa phương

2 Phương pháp khảo sát và lấy mẫu hiện trường Cao

Thiết bị lấy mẫu, phân tích mới, hiện đại

Dựa vào phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn hiện hành

Phương pháp đánh giá nhanh theo quy định của

Tổ chức Y tế Thế Giới

Dựa vào hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập nên chưa thực sự phù hợp với điều kiện Việt Nam

4 Phương pháp tổng hợp, so sánh Cao Kết quả phân tích có độ tin cậy cao

Nhìn chung, các phương pháp trên đã sử dụng để đánh giá tác động đến môi trường của Dự án Những phương pháp này đã được giới thiệu trong các nghiên cứu, hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường Vì vậy, mức độ tin cậy là khá cao Cụ thể: a Chất lượng dữ liệu, tài liệu xây dựng

- Các số liệu phân tích chất lượng không khí: TSP, SO2, CO, NO2, tiếng ồn tại khu vực triển khai Dự án được tiến hành theo các TCVN, QCVN hiện hành, các thiết bị phân tích hiện đại và do đội ngũ những các bộ chuyên trách thực hiện nên kết quả đảm bảo độ tin cậy;

- Kết quả đo đạc và phân tích chất lượng không khí xung quanh được so sánh với QCVN hiện hành, các thiết bị phân tích có độ chính xác cao, hiện đại, đảm bảo độ tin cậy;

- Các số liệu về khối lượng thi công các hạng mục công trình của Dự án do Chủ đầu tư Dự án cung cấp theo đúng yêu cầu của Dự án đã được phê duyệt ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư b Phương pháp thông kê – xử lý số liệu

Phương pháp này nhằm thu thập và xử lý các số liệu thu thập được từ các tài liệu (Báo cáo nghiên cứu khả thi; Báo cáo kinh tế - xã hội, …) và các số liệu khảo sát,

44 quan trắc môi trường tại hiện trường để bước đầu đưa ra các đánh giá sơ bộ các ảnh hưởng của Dự án đến môi trường Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống, có độ tin cậy cao vì người đánh giá phải có quá trình đi khảo sát thực tế địa bàn và nghiên cứu các tài liệu liên quan, từ đó mới đưa ra được các đánh giá đầu tiên, giúp cho quá trình đánh giá các tác động về sau

Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải

- Nguồn phát sinh nước thải:

+ Nước thải sinh hoạt của khách hàng, nhân viên làm việc tại dự án

+ Nước thải từ nhà bếp

- Lưu lượng xả nước thải tối đa: 30m 3 /ngày đêm

- Dòng nước thải: 01 dòng nước thải sau xử lý của trạm xử lý nước thải tập trung công suất 30m 3 /ngày đêm

- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải:

+ Thông số giám sát: pH, BOD5, TSS, Tổng chất rắn hòa tan, Sunfua, Amoni, Nitrat, Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Photphat, Tổng coliforms

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B, K = 1 - áp dụng với khách sạn, nhà nghỉ từ 50 phòng)

- Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải:

+ Tọa độ vị trí điểm xả nước thải sinh hoạt vào nguồn nước:

X = 2.322.552 Y = 583.643 + Phương thức xả thải: Tự chảy

+ Nguồn tiếp nhận: Hệ thống thoát nước chung của khu vực đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải

- Khí thải từ trạm xử lý nước thải

- Máy phát điện dự phòng (nếu có máy phát điện dự phòng)

Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung

+ Nguồn 01: Tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của máy phát điện dự phòng

+ Nguồn 02: Tiếng ồn, độ rung từ các thiết bị được lắp đặt tại hệ thống xử lý nước thải

- Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung:

Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 48 1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Căn cứ theo khoản 5, điều 21 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở như sau:

VI.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Thời gian chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải trên dự kiến trong vòng 3 tháng, cụ thể:

Bảng 6.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm của cơ sở

VI.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải lý chất thải

- Vị trí đo đạc, lấy mẫu chất thải:

Bảng 6.2 Vị trí đo đạc, lấy mẫu chất thải

Toạ độ vị trí (theo

Thông số giám sát Tiêu chuẩn so sánh

Nước thải sau xử lý trước khi xả ra môi trường

2.322.552 583.643 pH, BOD5, TSS, Tổng chất rắn hòa tan, Sunfua, Amoni, Nitrat, Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Photphat, Tổng coliforms

- Đơn vị dự kiến phối hợp kế hoạch quan trắc môi trường:

Công trình xử lý Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc Công suất đạt

Hệ thống xử lý nước thải công suất 30m 3 /ngày đêm 09/2025 12/2025 Công suất 30 m 3 /ngày đêm

+ Tên đơn vị: Công ty TNHH Tư vấn kỹ thuật, Thiết bị và Công nghệ môi trường Nguyễn Gia

+ Trụ sở chính: Căn 02, lô 47D, KĐT mới Lê Trọng Tấn, phường Phú La, quận

Quyết định số 979/QĐ-BTNMT ngày 19/05/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với mã số Vimcerts 251.

KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

VI.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư

Căn cứ theo khoản 5, điều 21 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của cơ sở như sau:

VI.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm

Thời gian chạy thử nghiệm các công trình xử lý chất thải trên dự kiến trong vòng 3 tháng, cụ thể:

Bảng 6.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm của cơ sở

VI.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải lý chất thải

- Vị trí đo đạc, lấy mẫu chất thải:

Bảng 6.2 Vị trí đo đạc, lấy mẫu chất thải

Toạ độ vị trí (theo

Thông số giám sát Tiêu chuẩn so sánh

Nước thải sau xử lý trước khi xả ra môi trường

2.322.552 583.643 pH, BOD5, TSS, Tổng chất rắn hòa tan, Sunfua, Amoni, Nitrat, Dầu mỡ động thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Photphat, Tổng coliforms

- Đơn vị dự kiến phối hợp kế hoạch quan trắc môi trường:

Công trình xử lý Thời gian bắt đầu

Thời gian kết thúc Công suất đạt

Hệ thống xử lý nước thải công suất 30m 3 /ngày đêm 09/2025 12/2025 Công suất 30 m 3 /ngày đêm

+ Tên đơn vị: Công ty TNHH Tư vấn kỹ thuật, Thiết bị và Công nghệ môi trường Nguyễn Gia

+ Trụ sở chính: Căn 02, lô 47D, KĐT mới Lê Trọng Tấn, phường Phú La, quận

Quyết định số 979/QĐ-BTNMT ngày 19/05/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với mã số Vimcerts 251

VI.2 Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật

VI.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ

Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 111 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ là cơ sở không thuộc loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với lưu lượng xả nước thải lớn ra môi trường

Dự án Sửa chữa, cải tạo, mở rộng Nhà khách Thanh Xuân - Hà Nội phát sinh nước thải lưu lượng tối đa 30 m 3 /ngày đêm < 500 m 3 /ngày đêm (mức lưu lượng xả nước thải lớn của cơ sở không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được quy định tại tại điểm b khoản 1 Điều 97 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT)

Do vậy, Dự án Sửa chữa, cải tạo, mở rộng Nhà khách Thanh Xuân - Hà Nội không thuộc đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ

VI.2.2 Chương trình quan trắc môi trường tự động, liên tục chất thải

Căn cứ vào Phụ lục II kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT, Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường  Không thuộc đối tượng phải quan trắc chất thải tự động, liên tục

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Trong quá trình thực hiện, Chủ cơ sở cam kết các vấn đề sau:

- Cam kết rằng những thông tin, số liệu nêu trên là đúng sự thực; nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

- Chủ dự án xin cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan, cụ thể:

+ Về chất thải rắn: Thực hiện thu gom hết chất thải sinh hoạt, chất thải trong giai đoạn xây dựng và chất thải phát sinh trong quá trình vận hành dự án theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; đảm bảo theo quyết định số 16/2013/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố Hà Nội

+ Chất thải nguy hại: Thu gom và xử lý theo quy định tại Điều 35 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; ký hợp đồng, chuyển giao chất thải nguy hại với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định Thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo quy định tại Điều 71 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

+ Về nước thải: Cam kết vận hành hệ thống xử lý nước thải công suất 30m 3 /ngày đêm đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Cột B, K = 1 - áp dụng với khách sạn, nhà nghỉ từ 50 phòng) trước khi xả ra môi trường

- Chủ dự án cam kết áp dụng các Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về môi trường hiện hành bao gồm:

+ QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

+ QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

+ QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

+ QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN