BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ HÀNG CẢNH HỒ

46 0 0
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ HÀNG CẢNH HỒ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường - Về khả năng đáp ứng của hệ thống xử lý khí thải Khí thải của dự án chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các khu bếp nấu và h

Trang 1

- -

BÁO CÁO ĐỀ XUẤT

CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ HÀNG CẢNH HỒ

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1

1.1 Tên chủ dự án đầu tư: 1

1.2 Tên dự án đầu tư: 1

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án 2

1.3.1 Công suất hoạt động của dự án: 2

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án: 2

1.3.3 Sản phẩm của dự án 3

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 3

1.4.1 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án 3

1.4.2 Nhu cầu điện 3

1.4.3 Nhu cầu nước 4

1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án 5

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 6

2.1 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 6

2.2 Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường 6

CHƯƠNG III HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ8 CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 11

4.1 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 11

4.2.1.1 Hệ thống thu gom thoát nước mưa 12

4.2.1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải 14

4.2.1.3 Công trình xử lý nước thải 18

4.2.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 27

4.2.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn 27

4.2.3.1 Chất thải rắn thông thường 27

4.2.3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 28

4.2.4 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn độ rung 29

4.2.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 29

4.2.5.1 Biện pháp phòng ngừa, ứng cứu sự cố đối với nước thải 30

4.2.5.2 Phòng ngừa ứng phó sự môi trường khác 30

CHƯƠNG V NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 36

5.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 36

5.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 36

Trang 4

5.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 36

5.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 36

5.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 37

5.3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 37

CHƯƠNG VI KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 38 6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 38

6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 38

6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 38

6.2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 38

6.2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 38

6.2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 39

6.2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của dự án 39

6.2 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 39

CHƯƠNG VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 40

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án 3

Bảng 1.2 Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất của dự án 3

Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng điện của dự án 4

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước của dự án 4

Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án 9

Bảng 3.2 Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt 9

Bảng 4.1 Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án 13

Bảng 4.2 Thông số kỹ thuật hệ thống thu gom, thoát nước thải 18

Bảng 4.3 Một số sự cố thường gặp với hệ thỗng xử lý nước thải và cách khắc phục 24

Bảng 4.4 Nhu cầu sử dụng hóa chất cho hệ thống xử lý nước thải 25

Bảng 4.5 Thông số các hạng mục xử lý nước thải sinh hoạt 25

Bảng 4.6 Danh sách thiết bị hệ thống xử lý chất thải 25

Bảng 4.7 Định mức tiêu hao điện năng của hệ thống xử lý nước thải 26

Bảng 4.8 Khối lượng thu gom rác thải sinh hoạt thực hiện trong 05 tháng gần nhất 29

Bảng 4.9 Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 31

Bảng 5.1 Bảng giới hạn thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải 36

DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Vị trí địa lý nhà hàng Cảnh Hồ 1

Hình 4.1 Sơ đồ thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn tại dự án 13

Hình 4.2 Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại dự án 14

Hình 4.3 Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước thải của dự án 15

Hình 4.4 Sơ đồ công trình bể tự hoại xử lý nước thải nhà vệ sinh 19

Hình 4.5 Sơ đồ công nghệ bể tách mỡ xử lý nước thải nhà bếp 21

Hình 4.6 Hệ thống xử lý nước thải của dự án 22

Hình 4.7 Các thiết bị, công trình thu gom, lưu trữ tạm thời chất thải tại dự án 28

Hình 4.8 Cây xanh trong khuôn viên dự án 29

Hình 4.9 Thiết bị PCCC tại dự án 31

Hình 4.10 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường của Dự án 33

Hình 4.11 Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự của dự án 34

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Chú giải

Trang 7

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1.1 Tên chủ dự án đầu tư:

- Công ty TNHH Thương mại Sao Linh

- Địa chỉ văn phòng: Số 173B, đường Trường Chinh, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án: Bà Nguyễn Khánh Hoa - Điện thoại: 024.5633928; Fax: 5633928;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0100303495 cấp lần đầu ngày 28 tháng 11 năm 1996, cấp thay đổi lần thứ 10 ngày 14 tháng 9 năm 2018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp

1.2 Tên dự án đầu tư: - Nhà hàng Cảnh Hồ

- Địa điểm thực hiện dự án: Số 173B, đường Trường Chinh, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Trang 8

+ 01 tòa nhà 03 tầng kết hợp nhà hàng ăn uống và văn phòng làm việc diện tích xây dựng 538m2, diện tích sàn 1.614 m2

+ Khu nhà căn tin phục vụ, vườn nướng: 567 m2

+ Đường giao thông nội bộ: 1.500 m2; + Sân, bãi đỗ xe: 3.200 m2;

+ Vườn cây cảnh, đường dạo: 4.900 m2

Tất cả các hạng mục công trình nêu trên đã được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2009 Tuy nhiên, một số hạng mục trong nhà hàng đã xuống cấp và ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên từ tháng 9/2022 đến nay, nhà hàng Cảnh Hồ dừng hoạt động để tiến hành sửa chữa, nâng cấp một số hạng mục trong khuôn viên nhà hàng gồm: Trát vữa lại toàn bộ tường; sơn mới; lắp thêm cửa kính, vách kính; lợp lại mái; lát lại nền cũ… Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải, Chủ dự án dự kiến xây dựng, cải tạo lại đường ống thu gom nước thải tách riêng với nước mưa, xây dựng mới 01 bể lắng 05 ngăn phục vụ hoạt động nhà hàng trong thời gian tới

Theo thống kê của Công ty TNHH thương mại Sao Linh từ thời điểm đầu tư nhà hàng năm 2009 đến nay và căn cứ hợp đồng số 01/HĐ-HC-SL về việc hợp tác, nâng cấp cải tạo xây dựng trung tâm thể thao, tổng mức đầu tư của dự án (bao gồm cả hoạt động cải tạo một số hạng mục như đã trình bày ở trên) là khoảng 30 tỷ đồng Vì vậy, dự án được phân loại thuộc nhóm C theo Khoản 2, Điều 10 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 được quốc hội thông qua ngày 13 tháng 06 năm 2019

Nhà hàng có phát sinh nước thải từ hoạt động sinh hoạt và chế biến thức ăn nếu không được xử lý sẽ vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường Vì vậy, chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường hiện hành, Nhà hàng thuộc đối tượng phải lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường theo quy định tại số thứ tự 2, phụ lục V nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Theo Khoản 4, Điều 41, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, giấy phép môi trường của Dự án thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện

Do nhà hàng có một số hoạt động sửa chữa, cải tạo và dự kiến tăng thêm lưu lượng nước thải so với giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 438/GP-UBND ngày 16/10/2019 (từ 37 m3/ngày.đêm lên 45 m3/ngày.đêm) nên căn cứ điểm d, khoản 4 và khoản 9, Điều 30, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, báo cáo xin cấp giấy phép môi trường sẽ thực hiện theo phụ lục số XI ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án

1.3.1 Công suất hoạt động của dự án:

600 khách hàng/ngày

1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án:

Hoạt động chính tại nhà hàng Cảnh Hồ là kinh doanh nhà hàng ăn uống theo hình thức set Menu và tổ chức tiệc cưới cho khách hàng Số lượng cán bộ nhân viên phục vụ nhà hàng khoảng 100 người, phục vụ tối đa 600 khách hàng/ngày

Trang 9

Bảng 1.1 Danh mục máy móc, thiết bị của dự án TT Tên thiết bị, máy móc Đơn vị Số lượng Tình trạng

mới (%)

Xuất xứ

8 Hệ thống điều hòa không khí Hệ thống 3 90 Nhập khẩu 9 Hệ thống chống sét, nối đất Bộ 03 90 Nhập khẩu

14 Hệ thống thoát nước mưa Hệ thống 1 90 Việt Nam 15 Hệ thống thông tin viễn thông Hệ thống 1 90 Việt Nam

18 Hệ thống thoát nước thải Hệ thống 1 90 Việt Nam

(Nguồn: Chủ dự án cung cấp)

1.3.3 Sản phẩm của dự án

Cung cấp dịch vụ ăn uống và tiệc cưới cho khách hàng

1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

1.4.1 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu hóa chất sử dụng của dự án

Các loại nhiên liệu, hóa chất được sử dụng trong hoạt động của dự án bao gồm dầu, gas, chất tẩy vệ sinh, thuốc diệt mối, men vi sinh, bình bột chữa cháy Nhu cầu sử dụng được thống kê trong bảng dưới đây:

Bảng 1.2 Nhu cầu nhiên liệu, hóa chất của dự án

(Nguồn: Chủ dự án cung cấp)

1.4.2 Nhu cầu điện

Điện được sử dụng cho chiếu sáng, hệ thống điều hòa, bơm nước, thang máy, quạt

Trang 10

quân Nhu cầu sử dụng điện trung bình của dự án dựa trên hóa đơn tiền điện một số tháng gần nhất là khoảng 762,67 kWh/tháng được thống kê cụ thể trong bảng sau:

Bảng 1.3 Nhu cầu sử dụng điện của dự án TT Tháng/năm Nhu cầu sử dụng (kWh)

(Nguồn: Hóa đơn tiền điện của dự án)

Nhu cầu sử dụng điện trong thời gian tới tại dự án dự kiến tăng so với thời kỳ tháng 01-06/2022 Dự kiến đạt khoảng 900kWh/tháng

1.4.3 Nhu cầu nước

Nước được sử dụng cấp cho hoạt động nấu ăn, vệ sinh của cán bộ nhân viên phục vụ, văn phòng và khách đến sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng được cấp bởi Cục hậu cần - Bộ tư lệnh Phòng Không - Không quân

Nhu cầu sử dụng nước trung bình tại dự án dựa trên hóa đơn tiền nước một số

tháng gần nhất là khoảng 581 m3/tháng được thống kê trong bảng dưới đây:

Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng nước của dự án TT Tháng/năm Nhu cầu sử dụng (m3)

(Nguồn: Hóa đơn tiền nước của dự án)

Nhu cầu sử dụng nước lớn nhất theo tính toán khi dự án hoạt động tối đa công suất:

Trang 11

Theo hóa đơn tiền nước từ tháng 01 đến tháng 12/2022, lượng nước sạch sử dụng lớn nhất tại dự án là 620 m3/tháng (trung bình 21 m3/ngày.đêm) Lưu lượng nước sử dụng tại dự án thay đổi vào lượng đơn đặt hàng cho dịch vụ ăn uống và tiệc cưới nên để đảm bảo đáp ứng nhu cầu xả nước thải lớn nhất tại dự án trong thời gian tới, chúng tôi tính toán lưu lượng nước sạch sử dụng lớn nhất tại nhà hàng Cảnh Hồ dựa trên công thức số (3-2) TCXDVN33:2006 về Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế Cụ thể như sau:

Qmax = Kmax.ngay x Qngay.tb = 32 x 1,4 = 44,8 m3/ngày.đêm (làm tròn lên 45 m3/ngày.đêm) Trong đó:

- Kmax.ngay là hệ số dùng nước không điều hòa ngày, Kmax = 1,2 – 1,4 Chọn Kmax.ngay = 1,4

- Qngày.tb là lưu lượng nước sử dụng trung bình tại nhà hàng Chọn lưu lượng nước trung bình sử dụng tháng 5/2022 khi lượng khách đến nhà hàng đông nhất để tính toán

1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án

Hiện tại, dự án vẫn đang trong giai đoạn cải tạo một số hạng mục, dự kiến hoàn thiện và đưa vào vận hành cuối tháng 2/2023;

Do dự án đi vào hoạt động từ năm 2009, các công trình thi công xây dựng đã lâu, nhân viên phụ trách quản lý hồ sơ nhiều lần thay đổi nên các hồ sơ, bản vẽ hoàn công của các công trình bảo vệ môi trường đã bị thất lạc tương đối nhiều Thời điểm giữa năm 2022, dự án có cải tạo lại một số hạng mục trong nhà hàng Vì vậy, chủ dự án xin đính kèm các sơ đồ, bản vẽ lập lại của các công trình bảo vệ môi trường và một số bản vẽ được đơn vị thi công cải tạo và dựng lại dựa trên thực tế hiện có tại nhà hàng để phục vụ công tác lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường (Các sơ đồ, bản vẽ đính kèm phụ lục báo cáo) Công ty TNHH thương mại Sao Linh xin cam kết các sơ đồ, bản vẽ đã lập lại đúng với hiện trạng của dự án và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền

Trang 12

CHƯƠNG II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

2.1 Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Hiện nay, Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18 tháng 02 năm 2020, Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội chưa được lập, thẩm định và phê duyệt

2.2 Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường

- Về khả năng đáp ứng của hệ thống xử lý khí thải

Khí thải của dự án chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các khu bếp nấu và hoạt động của công trình xử lý nước thải không chứa các chất độc hại như các loại hình dự án sản xuất khác Khu vực bếp nấu và các khu vực khác trong các khu nhà hàng và trung tâm tiệc cưới đều được thiết kế hệ thống quạt hút, hệ thống thông gió và điều hòa không khí đảm bảo thông thoáng không ảnh hưởng đến sức khỏe cán bộ nhân viên phục vụ cũng như khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại nhà hàng Hệ thống bể tự hoại được bố trí các ống thông khí lên mái các khu nhà hàng đảm bảo không phát sinh mùi khó chịu

=> Do đó hoạt động của dự án không gây gia tăng sức ép lên chất lượng môi trường không khí trong quá trình hoạt động

- Về khả năng đáp ứng của hệ thống thu gom thoát nước

+ Hệ thống thu gom nước mưa: Toàn bộ hệ thống thoát nước mưa của dự án đã

được hoàn thiện đảm bảo tách riêng nước mưa và nước thải trước xử lý Hệ thống được thi công đồng bộ bao gồm hệ thống máng thu, phễu thu nước mưa mái, các đường ống thoát nước mưa theo trục đứng, các ga thu nước mưa bề mặt và hệ thống đường ống thoát nước mưa được đặt ngầm dưới các tuyến đường giao thông nội bộ của dự án để thu gom toàn bộ lượng nước mưa trong khuôn viên dự án đấu nối với hệ thống thoát

nước chung của thành phố qua 01 điểm xả nước mưa trùng với điểm xả nước thải (Chi tiết kích thước đường ống thu gom, tiêu thoát nước mưa được trình bày tại chương 3 báo cáo)

+ Hệ thống thu gom nước thải: Hệ thống thu gom nước thải hiện tại của dự án đã được lắp đặt hoàn thiện, đồng bộ, đảm bảo thu gom triệt để toàn bộ nước thải phát sinh từ các hoạt động của dự án (nước thải nhà vệ sinh, phòng bếp) về các công trình xử lý nước thải Trong thời gian tới, nhà hàng dự kiến cải tạo hệ thống thu gom nước thải, bổ sung thêm các bơm và đường ống dẫn nước thải về hệ thống xử lý nước thải tập trung

của dự án (Chi tiết kích thước đường ống thu gom, tiêu thoát nước thải được trình bày tại chương 3 báo cáo)

+ Hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của dự án bao gồm 03 bể tự hoại, 03 bể tách

Trang 13

mỡ Chủ dự án dự kiến xây dựng bổ sung 01 hệ thống xử lý nước thải công suất 45 m3/ngày.đêm đảm bảo tiếp nhận và xử lý toàn bộ nước thải phát sinh từ dự án

+ Hiện tại, các bể tự hoại, bể tách mỡ hiện hữu vẫn đảm bảo xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động của dự án (hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải hiện hữu được đánh giá qua kết quả quan trắc định kỳ của dự án đính kèm theo phụ lục), kết quả phân tích cho thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích nước thải sinh hoạt đều đạt so với quy chuẩn cho phép, QCVN14:2008/BTNMT, cột B, K=1 Điều này cho thấy các biện pháp xử lý nước thải đang áp dụng tại dự án hoạt động hiệu quả không ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước chung

Tuy nhiên, các công trình xử lý hoạt động đã lâu năm, bên cạnh đó, thời gian tới sau khi hoàn thiện việc cải tạo, dự kiến lượng thực khách đến nhà hàng sẽ ổn định hơn, nhu cầu sử dụng nước và xả thải dự kiến cao hơn nên Công ty dự kiến xây dựng bổ sung hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra đạt Quy chuẩn hiện hành

- Hệ thống thu gom, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại (hệ thống hiện hữu)

+ Chất thải sinh hoạt được thu gom, lưu chứa trong các thùng chứa được bố trí tại từng tầng Hằng ngày được nhân viên nhà hàng thu gom tập kết tại khu vực tập kết rác được bố trí lại khu đất phía sau dự án Dự án đã ký hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý đảm bảo tiếp nhận, xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt phát sinh tại dự án

theo đúng quy định (Chi tiết số lượng, kích thước các công trình thu gom rác thải sinh hoạt, phương thức, tần suất thu gom được trình bày tại chương 3 báo cáo)

+ Toàn bộ các máy móc thiết bị của dự án trường hợp bị hỏng hóc đều thuê đơn vị bảo trì, bảo dưỡng Toàn bộ các chất thải có thành phần nguy hại từ hoạt động bảo trì bảo dưỡng đều được các đơn vị nhà thầu dọn dẹp, vận chuyển khỏi khu vực dự án vì vậy hoạt động của dự án không phát sinh chất thải nguy hại cần thu gom, lưu trữ

Trang 14

CHƯƠNG III

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 3.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật

3.1.1 Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Do việc thi công tại dự án chỉ là cải tạo, sửa chữa nhỏ, công nhân không ăn ở tại dự án nên không phát sinh nước thải của công nhân xây dựng tại dự án Nguồn phát sinh chất thải chủ yếu trong giai đoạn thi công xây dựng là bụi, tiếng ồn, độ rung từ hoạt động thi công Thành phần môi trường chịu ảnh hưởng trực tiếp trong giai đoạn thi công là môi trường không khí khu vực thi công và lân cận

3.1.2 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án

Trong bán kính 200m xung quanh khu vực dự án không có trụ sở cơ quan, trường học, di tích lịch sử, khảo cổ nào bị ảnh hưởng Dự án nằm trong khu vực đất của Quân chủng Phòng không - Không quân, tuy nhiên việc sử dụng diện tích đất trên đã được sự đồng ý của Quân chủng tại hợp đồng hợp tác nâng cấp cải tạo xây dựng trung tâm thể thao ngày 10/5/2009 Toàn bộ dự án đã được thi công, xây dựng xong từ năm 2009, hoạt động cải tạo chỉ là cải tạo, sửa chữa nhỏ không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh

3.2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

3.2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là hệ thống thoát nước chung của thành phố nằm trên đường Trường Chinh thuộc lưu vực sông Tô Lịch Toàn bộ hệ thống thoát nước đã được cống hóa, bê tông hóa không có sự phát triển của thực vật hay sự cư trú của các loài thủy sinh tại hệ thống thoát nước

3.2.2 Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải

Hệ thống thoát nước chung của khu vực này là nguồn tiếp nhận của rất nhiều cửa xả của khu dân cư, khu tập thể, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, văn phòng làm việc, các cơ sở y tế, nên hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước tại khu vực này khá cao, không đồng đều theo thời gian và không gian Nước tại sông Tô Lịch đang có dấu hiệu ô nhiễm nặng, đặc biệt là hàm lượng các chất hữu cơ, nitơ, phospho cao

Do nguồn nước thải của dự án không xả trực tiếp vào sông, suối, ao, hồ, kênh, mương nên công ty đề nghị không lấy mẫu nguồn tiếp nhận

3.3 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:

Do toàn bộ dự án đã được bê tông hóa, các công trình hạ tầng kỹ thuật, đường nội bộ đã hoàn thiện nên không lấy được mẫu đất khu vực thực hiện dự án

- Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án được thể hiện trong bảng dưới

Trang 15

+ K1: Tại cổng vào giáp đường Trường Chinh

+ K2: Tại phía sau các khu vực nhà hàng gần khu vực lưu chứa chất thải sinh hoạt

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về không khí xung quanh

Nhận xét: Theo các kết quả quan trắc, phân tích chất lượng không khí xung

quanh khu vực dự án cho thấy, chất lượng không khí còn tốt, đảm bảo theo QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- Kết quả phân tích chất lượng nước thải của dự án:

Dự án luôn chú trọng, duy trì hoạt động giám sát chất lượng nước thải sinh hoạt sau xử lý Định kỳ 03 tháng một lần, dự án cho tiến hành kiểm tra chất lượng nước thải sau xử lý trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

Kết quả quan trắc chất lượng nước thải tháng 6/2021 – 6/2022 được thể hiện

Trang 16

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nước thải sinh hoạt

+ Cột B: Quy định các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

+ K =1: Đối với nhà hàng ăn uống lớn hơn hoặc bằng 500 m2

Nhận xét: Theo các kết quả quan trắc, phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt

hàng năm, chất lượng nước thải sinh hoạt của dự án luôn đảm bảo chất lượng trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN 14:2008/BTNMT, cột B Kết quả cho thấy các công trình và biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt của dự án hoạt động hiệu quả và ổn định

Trang 17

4.1.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:

Do hoạt động thi công xây dựng, cải tạo không phát sinh nước thải do công nhân xây dựng không ăn, ở tại công trường nên không đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

4.1.2 Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại:

a Rác thải sinh hoạt

Rác thải sinh hoạt của công nhân (nếu có) được công nhân tự tiến hành thu gom, tập kết trong các thùng rác có bánh xe đặt tại khu vực chứa rác thải sinh hoạt đã có sẵn của dự án (là khu đất trống có diện tích khoảng 100 m2, nền được lát gạch block đỏ nằm

ở phía cuối khu đất thực hiện dự án) (Chi tiết xem trên sơ đồ đính kèm phụ lục báo cáo) Định kỳ được xe thu gom của Hợp tác xã Thành Công (đơn vị ký hợp đồng thu gom rác thải sinh hoạt với Chủ dự án) thu gom, vận chuyển xử lý theo quy định

b Chất thải xây dựng

Chất thải xây dựng có thể tái chế như sắt, thép vụn, được nhà thầu thi công thu gom, bán phế liệu

Chất thải rắn không thể tái chế như xi măng chết, gạch đá vỡ, hỏng được nhà thầu thi công thu gom, tập kết tại khu vực thi công Do đặc thù là dự án cải tạo, sửa chữa nên lượng chất thải rắn này phát sinh không nhiều nên sau khi kết thúc quá trình thi công, chủ dự án sẽ giám sát nhà thầu thi công sẽ tiến hành dọn dẹp, thuê đơn vị có chức năng vận chuyển, đổ thải đúng nơi quy định

c Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thi công, xây dựng rất ít do không có hoạt động tập kết, sửa chữa máy móc, thiết bị thi công tại công trình Các máy móc, thiết bị thi công sau khi hoàn thành nhiệm vụ trên công trường hoặc khi xảy ra sự cố hỏng hóc được vận chuyển về gara chuyên dụng để bảo trì, sửa chữa nên không phát sinh chất thải nguy hại trong giai đoạn thi công

4.1.3 Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:

Dự án có bố trí các vòi phun nước, giảm bụi phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng Tần suất phun nước là 02 lần/ngày tại các khu vực thi công có phát sinh bụi;

Trang 18

công để giảm thiểu tác động của bụi và khí thải trong quá trình thi công đến môi trường xung quanh;

- Các nguyên vật liệu xây dựng dễ phát tán bụi ra môi trường như cát được nhập theo từng chuyến về công trình, thi công đến đâu nhập đến đó, không tiến hành tập kết khối lượng lớn tại công trình để giảm lượng bụi phát sinh;

- Các máy móc, thiết bị thi công, xe tải vận chuyển phải được kiểm định, bảo dưỡng định kỳ, được cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường của Cục Đăng kiểm

- Bố trí lịch thi công phù hợp, không bố trí nhiều máy móc, thiết bị thi công cùng một lúc tại một vị trí để hạn chế bụi và khí thải phát sinh đồng thời

- Trong quá trình thi công xây dựng, đối với các công đoạn có phát sinh khí thải như công đoạn hàn, trộn vữa, công nhân được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ để tránh bụi ảnh hưởng đến sức khỏe

4.1.4 Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung:

- Ưu tiên sử dụng các máy móc, thiết bị thi công có độ ồn thấp, sử dụng theo đúng thiết kế, thường xuyên kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng

- Lắp đặt các tấm đệm cao su hoặc xốp cho các thiết bị thi công để giảm chấn động do thiết bị gây nên

- Trang bị các đầy đủ dụng cụ ốp tai chống ồn và bắt buộc công nhân phải sử dụng khi tiếp xúc những nơi có độ ồn lớn

- Có chế độ giải lao và chế độ chuyển ca hợp lý cho công nhân nhằm giảm tiếp xúc với tiếng ồn

4.2 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

4.2.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: 4.2.1.1 Hệ thống thu gom thoát nước mưa

Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa tại dự án được thể hiện tại hình sau:

Trang 19

Hình 4.1 Sơ đồ thu gom, xử lý nước mưa chảy tràn tại dự án

Dự án có hệ thống thoát nước mưa đảm bảo tốt cho việc thoát nước trên mái và bề mặt mỗi khu nhà hàng

- Nước mưa chảy tràn trên mái được thu gom vào các rãnh thu nước mưa bố trí xung quanh mái nhà, sau đó theo đường ống nhựa PVC D90-300 chảy thẳng từ tầng mái xuống tầng 1 rồi chảy tràn xuống sân vảo rãnh, cống thu nước mưa B200, D300 của dự án

- Nước mưa chảy tràn trên sân, đường tự chảy theo độ dốc đường gom vào rãnh thoát nước mưa B200 và các hố ga của cống thoát nước mưa D300 Sau đó, một phần nước mưa được xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực trên đường Trường Chinh, một phần theo đường ống thoát vào hồ cảnh quan tại dự án

Bảng 4.1 Tổng hợp hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án

1 Đường ống thu gom, thoát

Vật liệu: Nhựa PVC Kích thước: D90 Tổng chiều dài: 300 m

2 Cống thoát nước ngoài nhà 01 hệ thống

Kết cấu: Bê tông

Hệ thống thoát nước chung của thành phố trên đường

Trang 20

3 Hố ga thoát nước ngoài

Kết cấu: BTCT

Kích thước: 0,7m x 0,7m x 1 m

4 Điểm xả nước mưa

(trùng điểm xả nước thải) 01 điểm

Kết cấu: Bê tông đúc sẵn Kích thước: D400 Phương thức xả: Tự chảy

(Nguồn: Khảo sát thực tế, bản vẽ hoàn công hệ thống thu gom, thoát nước dự án)

Hình 4.2 Hình ảnh hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại dự án

(Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa đính kèm tại Phụ lục của Báo cáo)

4.2.1.2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải

Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành của dự án bao gồm nước thải từ các khu vệ sinh và nhà bếp Sơ đồ thu gom, thoát nước thải của dự án được thể hiện như hình dưới đây:

Trang 21

Hình 4.3 Sơ đồ mạng lưới thu gom, thoát nước thải của dự án

Nước thải nhà hàng ăn uống

Trang 22

4.2.1.2.1 Công trình thu gom nước thải

- Nước thải từ các khu nhà vệ sinh

Nước thải từ lavabo rửa tay, thoát sàn được dẫn theo đường ống PVC D60 đấu nối vào đường ống thoát nước thải sau bể tự hoại có kích thước D110

Nước thải từ bệ xí được thu gom theo đường ống PVC D110 về bể tự hoại được đặt ngầm gần khu vực mỗi nhà vệ sinh

Nước thải sau bể tự hoại tiếp tục dẫn theo đường ống D110 (dẫn trực tiếp hoặc đấu nối vào đường ống thoát nước thải sau xử lý tại bể tách mỡ của khu bếp tại khu nhà hàng ăn uống và trung tâm tiệc cưới 2) đến các hố ga lắng của dự án để tiếp tục xử lý trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải để xử lý

- Nước thải từ khu nhà bếp

Nước thải từ quá trình nấu ăn, rửa thực phẩm, bát đĩa, cốc chén phát sinh từ khu vực nhà bếp được thu trong đường ống PVC D90 đặt dưới chân chậu rửa (có bố trí song chắn rác đầu miệng đường ống chậu rửa) và một phần nước thải trên bề mặt nhà bếp chảy vào rãnh thoát nước nhà bếp (rãnh D100 inox có lưới chắn rác bằng inox đục lỗ) dẫn về bể tách mỡ đặt tại các khu bếp

+ Nước thải sau xử lý tại bể tách mỡ (kích thước 1,5x1,5x1m) tại khu nhà hàng ăn uống được dẫn 07 hố ga lắng cặn (03 hố kích thước 0,6x0,6x0,7m; 01 hố kích thước 0,6x0,6x0,9m; 01 hố kích thước 0,6x0,6x1m; 01 hố kích thước 0,8x0,8x1m; 01 hố kích thước 1x1x1m) rồi được bơm theo đường ống PVC D60 về hệ thống xử lý nước thải

+ Nước thải sau xử lý tại bể tách mỡ (kích thước 2x1x1m) tại khu trung tâm tiệc cưới 1 được theo đường ống PVC D200 dẫn ra hố ga thoát chung nước thải của dự án, sau đó bơm theo đường ống PVC D60 đặt lồng trong hệ thống đường cống D300 thoát nước mưa dẫn về hệ thống xử lý nước thải của dự án

+ Nước thải sau xử lý tại bể tách mỡ (kích thước 2x1x1 m) tại khu trung tâm tiệc cưới 2 được dẫn theo đường ống PVC D200 qua 02 hố ga (kích thước 0,4x0,4x0,4m) rồi dẫn về hệ thống xử lý nước thải của dự án theo cơ chế tự chảy

Nước thải sau xử lý từ hệ thống xử lý nước thải được dẫn theo đường cống D200 đấu nối vào hố ga thoát chung nước thải, nước mưa của dự án rồi dẫn theo đường cống D400 đấu nối vào hệ thống thoát nước chung của thành phố trên đường Trường Chinh qua 01 điểm xả nước thải trùng với điểm xả nước mưa

4.2.1.2.2 Công trình thoát nước thải

Toàn bộ nước thải của dự án sau khi xử lý sẽ chảy ra hệ thống thoát nước chung của thành phố trên đường Trường Chinh qua 01 cửa xả là đường cống bê tông đúc sẵn

Trang 23

- Toạ độ:

+ Tọa độ địa lý: 105049’51.7’’E; 20059’59,3’’N

+ Tọa độ VN 2000 (KTT 1050, MC 30): X = 2 323 153m; Y = 586 211m - Lưu lượng xả nước thải tối đa: 45 m3/ngày đêm

- Thông số kỹ thuật cửa xả: Bê tông đúc sẵn D400 - Phương thức xả thải: Tự chảy;

- Chế độ xả thải: Liên tục

+ Đánh giá sự đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của điểm xả nước thải

Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là hệ thống thoát nước chung của khu vực trên đường Trường Chinh, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Hệ thống thoát nước chung này tiếp nhận nhiều nguồn nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, các công ty, văn phòng… hoạt động trong khu vực Các loại nước thải này hầu hết đã qua xử lý sơ bộ trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

Theo số liệu của viện khoa học khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Lượng mưa ngày lớn nhất trong năm 2021 ở khu vực là 50 mm/giờ Diện tích cần thoát nước của dự án (không tính diện tích cây xanh, mặt nước) là 8.505 m2 Vậy lượng mưa ngày lớn nhất trên dự án là:

0,05 x 8.505 = 425,3 m3/giờ

Với lưu lượng nước thải lớn nhất tại dự án là 45 m3/ngày.đêm (2,8 m3/h) Tổng lưu lượng nước lớn nhất thoát vào tuyến cống là 425,3 + 2,8 = 428,1 m3/h Lựa chọn phương thức xả thải là tự chảy, ta tính toán đường kính cống thoát nước thải theo công

Q là lưu lượng nước lớn nhất (m3/h)

V là vận tốc nước trong khoảng từ 0,7-1,2 m/s đối với phương thức tự chảy (chọn v = 1 m/s)

D = ,

= 0,389 (m) = 389 mm

Dựa trên kết quả tính toán, việc lựa chọn đường ống thoát chung nước thải, nước mưa xung quanh dự án là các cống, rãnh D300, B200 và lựa chọn cống thoát nước đấu nối ra hệ thống thoát nước chung của khu vực là cống D400 là hợp lý, đảm bảo khả năng tiêu thoát nước của dự án ngay cả trong những giờ mưa lớn

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan