Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư “Xây mới Trạm Y tế phường Kim Giang, quận Thanh Xuân”

72 0 0
Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án đầu tư “Xây mới Trạm Y tế phường Kim Giang, quận Thanh Xuân”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án và Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động,

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8

1 Chủ đầu tư dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Quận Thanh Xuân 8

2 Tên dự án đầu tư: “Xây mới Trạm Y tế phường Kim Giang, quận Thanh Xuân” 8

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư: 10

3.1 Công suất của dự án đầu tư: 10

3.2 Quy trình hoạt động của dự án 11

Hình 1.7 Sơ đồ quy trình khám chữa bệnh tại dự án 12

4.1 Nhu cầu lao động, nguyên, nhiên vật liệu trong giai đoạn thi công 13

4.1.1 Nhu cầu lao động 13

4.1.2 Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị 13

4.1.3 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu 13

4.1.4 Nhu cầu sử dụng nước 14

4.1.5 Nhu cầu xả nước thải giai đoạn thi công xây dựng 15

4.1.6.Nhu cầu sử dụng điện 15

4.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án cho giai đoạn vận hành: 15

4.2.1 Nhu cầu lao động 15

4.2.2 Danh mục máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành của dự án 16

4.2.3 Nhu cầu sử dụng hoá chất 16

4.2.4 Nhu cầu sử dụng nước trong quá trình hoạt động của dự án: 17

4.2.5 Nhu cầu xả nước thải giai đoạn vận hành 18

4.2.6 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện cho quá trình hoạt động của dự án: 18

5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư: 19

Trang 3

5.1 Phương án tổ chức thi công 19

5.2 Tiến độ thực hiện dự án: 20

Chương II 21

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, 21

KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 21

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 21

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 21

Chương III 23

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 23

1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật: 23

1.1 Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án 23

1.2 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án 23

1.3 Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực thực hiện dự án 23

1.4 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án: 27 2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 29

Chương IV: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ 30

1 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án: 30

1.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: 30

1.2 Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại: 31

1.2.2 Chất thải nguy hại 33

1.3 Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 34

1.4 Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 39

1.5 Các biện pháp bảo vệ môi trường khác 40

2 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 40

Trang 4

2.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải: 40

2.1.3.1 Biện pháp thu gom và thoát nước mưa 42

2.1.3.2 Biện pháp thu gom, thoát nước thải 43

2.1.3.3 Hệ thống xử lý nước thải công suất 5m3/ngày đêm 44

2.2 Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: 51

2.3 Về công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn: 53

2.3.1 Chất thải rắn thông thường 53

2.3.2 Chất thải nguy hại 54

2.4 Về công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, bảo đảm quy chuẩn kỹ

thuật về môi trường: 57

2.5 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành: 57

2.6 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với nguồn nước công trình thủy lợi khi có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi 61

3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 61

3.1 Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án và Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục 61

3.2 Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 62

3.3 Tổ chức, bộ máy quản lý vận hành các công trình bảo vệ môi trường 62

3.3.1 Giai đoạn thi công 62

3.3.2 Giai đoạn vận hành 62

4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo: 62

Chương V 65

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 65

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 65

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: 65

3 Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 66

Trang 5

CHƯƠNG VI KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 67

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án: 67

1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm: 67

1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: 67

2 Chương trình quan trắc chất thải 68

2.1 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ: 68

2.2 Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: 68

2.3 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ dự án 68

3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm 68

CHƯƠNG VII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 70

PHỤ LỤC 71

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

6 CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 7

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Vị trí dự án 9

Hình 3 1 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa 42

Hình 3 2 Hệ thống thu gom, thoát nước thải 43

Hình 3 3 Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải bể bể tự hoại ba ngăn 45

Hình 3 4 Quá trình phân huỷ yếm khí 46

Hình 3 5 Máy khuấy chìm 47

Hình 3 6 Hệ thống phân phối khí và máy thối khí cạn bể hiếu khí 48

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 1 Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng 13

Bảng 1 2 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của dự án 13

Bảng 1 3 Nhu cầu sử dụng nước trong hoạt động thi công 14

Bảng 1 4 Bảng nhu cầu xả nước thải giai đoạn thi công 15

Bảng 1 5 Danh mục máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành 16

Bảng 1 6 Nhu cầu sử dụng hoá chất trong quá trình hoạt động của dự án 16

Bảng 3 1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (đơn vị oC) 24

Bảng 3 2 Lượng mưa trung bình tháng (đơn vị mm) 24

Bảng 3 3 Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ) 25

Bảng 3 4 Đặc trưng gió trung bình tại Hà Nội 25

Bảng 3 5 Thông tin chương trình quan trắc hiện trạng môi trường khu vực triển khai dự án 27

Bảng 3 6 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh khu vực thực hiện dự án 28

Bảng 3 7 Các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng 34

Bảng 3 8 Tác hại của SO2 đối với con người và động vật 36

Bảng 3 9 Mức gây độc của CO ở những nồng độ khác nhau 36

Bảng 3 10 Danh mục máy móc thiết bị hệ thống xử lý nước thải 50

Bảng 3 11 Các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng 51

Bảng 4 1 Thành phần và khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng 33

Bảng 4 2 Thành phần CTNH trong giai đoạn vận hành của dự án 54

Bảng 4 3 Danh mục các công trình bảo vệ môi trường 61

Bảng 4 4 Kinh phí vận hành các công trình BVMT 62

Bảng 4 5 Đánh giá độ tin cậy của phương pháp sử dụng 63

Bảng 5 1 Bảng giá trị giới hạn của các thông số ô nhiễm nước thải 65

Bảng 5 2 Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải 67

Bảng 5 3 Kinh phí giám sát mẫu nước thải trong giai đoạn vận hành 69

Trang 9

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1 Chủ đầu tư dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Quận Thanh Xuân

- Tên chủ dự án đầu tư: Ban quản lý dự án dầu tư xây dựng Quận Thanh Xuân - Địa chỉ văn phòng: Số 01 ngõ 8 đường Hoàng Đạo Thúy, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

- Người đại diện: Ông Đinh Văn Hải - Chức vụ: Giám đốc - Điện thoại: 0243.5544838

Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng Quận Thanh Xuân được thành lập theo Quyết định số 7052/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc chấp thuận thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã

2 Tên dự án đầu tư: “Xây mới Trạm Y tế phường Kim Giang, quận Thanh Xuân”

- Địa điểm thực hiện dự án: Số 103 H1 Ngõ 64 Đường Kim Giang, Đại Kim, Thanh Xuân, Hà Nội

- Dự án được xây dựng khu đất hiện tại đang là trụ trở trạm y tế phường Kim Giang, khu đất có diện tích 161,7 m2

Vị trí tiếp giáp của khu đất thực hiện dự án như sau: + Phía Đông Bắc giáp Công an phường Kim Giang + Phía Tây Bắc giáp khu dân cư

+ Phía Nam giáp ngân hàng Viettinbank + Phía Tây Nam giáp khu dân cư

Trang 10

Hình 1 1 Vị trí dự án

- Dự án có địa chỉ tại Số 103 H1 Ngõ 64 Đường Kim Giang, Đại Kim, Thanh Xuân, Hà Nội, các đối tượng xung quanh dự án như sau:

+ Dự án nằm trong khu dân cư phường Kim Giang tiếp giáp với dự án là khu dân cư phường Kim Giang

+ Cách dự án khoảng 170m về phía Tây Bắc là trường mầm non Sao Sáng + Cách dự án khoảng 170m về phía Tây là trường tiểu học Kim Giang + Cách dự án khoảng 250m về phía Tây là trường THCS Kim Giang + Cách dự án khoảng 220 m về phía Đông Nam là Chùa Lủ

+ Cách dự án khoảng 250 m về phía Đông Nam là Đền Kim Giang - Loại hình dự án: dự án y tế

- Văn bản pháp lý về việc phê duyệt dự án:

+ Nghị quyết số 29/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của quận Thanh Xuân

- Tổng mức đầu tư của dự án 7.831.786.000 đồng (căn cứ theo Nghị quyết số

29/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của quận Thanh Xuân)

- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án thuộc lĩnh vực y tế có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng, căn cứ theo

Vị trí dự án

Trang 11

khoản 4, điều 10, Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019, dự án thuộc Nhóm C

- Căn cứ theo mục 2 phụ lục V, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ thì dự án thuộc Danh mục các dự án đầu tư nhóm III

- Căn cứ khoản 4, điều 41 của Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Dự án thuộc đối tượng lập Giấy phép môi trường trình UBND quận Thanh Xuân phê duyệt

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục XI phụ lục ban hành kèm theo nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ (Phụ lục XI- Mẫu báo cáo đề xuất cấp, cấp lại giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư nhóm III)

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư: 3.1 Công suất của dự án đầu tư:

Trạm Y tế phường Kim Giang được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 1999 và đưa vào sử dụng năm 2000 với quy mô 02 tầng trên diện tích khu đất là 161,7m2; diện tích xây dựng 93m2, tổng diện tích sàn 203m2, mật độ xây dựng 57,5% Được bố trí các phòng chức năng như sau:

+ Tầng 1 bố trí các phòng: Phòng khám bệnh, phòng Tiêm và cấp cứu, phòng KHHGĐ và phụ khoa, phòng khám phụ khoa, khu vệ sinh và các hạng mục phụ trợ

+ Tầng 2 bố trí các phòng: Phòng Tiệt trùng, phòng khám Y dược cổ truyền, phòng Hội trường và truyền thống, khu vệ sinh và các hạng mục phụ trợ

Khi triển khai dự án, chủ đầu tư sẽ phá dỡ toàn bộ các hạng mục công trình hiện trạng của Trạm y tế để xây dựng trạm y tế mới Quy mô Trạm y tế sau khi xây mới như sau:

Trang 12

- Xây mới Trạm y tế với quy mô 4 tầng + 1 tum trên diện tích khu đất khoảng 97,1 m2 để bố trí các phòng làm việc, các phòng chức năng đáp ứng yêu cầu sử dụng và đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định

+ Tầng 1 bố trí không gian đa năng, phòng cấp cứu, phòng khám tổng quát, phòng khám y dược cổ truyền, phòng trực, cầu thang, nhà để xe và khu vệ sinh

+ Tầng 2 bố trí phòng tiêm, phòng lưu bệnh nhân, phòng tiệt trùng, hành lang, cầu thang và khu vệ sinh

+ Tầng 3+4 bố trí phòng họp, phòng hành chính, phòng kho, phòng bếp, phòng giao ban, hành lang và khu vệ sinh

- Xây mới các hạng mục công trình phụ trợ (cổng, tường rào, nền sân, hệ thống cấp thoát nước, bồn cây, nhà để xe)

3.2 Quy trình hoạt động của dự án

Tại Trạm y tế chỉ có hoạt động thăm khám tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc, tiêm chủng, hỗ trợ sinh sản, đảm bảo yêu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn, thực hiện tốt các chức năng y tế tuyến cơ sở theo quy định Tại trạm y tế không có giường nội trú, không có phòng xét nghiệm, không có phòng chụp X-Quang

Trang 13

Hình 1.7 Sơ đồ quy trình khám chữa bệnh tại dự án

Bệnh nhân có nhu cầu khám bệnh, tư vấn sức khỏe, sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình sẽ được nhân viên Trạm y tế tiếp đón và bác sỹ thăm khám kê đơn thuốc, thực hiện thủ thuật kế hoạch hóa gia đình hoặc sinh đẻ tùy theo tính trạng bệnh của người dân Đối với trường hợp nhẹ sẽ được kê đơn cấp phát thuốc ra về, đối với trường hợp nặng sẽ được chuyển viện để tiếp tục điều trị

Đối với bệnh nhân cấp cứu sẽ được đưa vào phòng cấp cứu để bác sỹ thăm khám sơ cấp cứu ban đầu, trường hợp nhẹ sẽ được đưa sang phòng thủ thuật, tư vấn và kê đơn thuốc ra về, trường hợp nặng sẽ được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để tiếp tục điều trị

Trong quá trình hoạt động của Trạm y tế sẽ phát sinh các chất thải như nước thải sinh hoạt của cán bộ nhân viên, bệnh nhân Nước thải y tế từ quá trình rửa dụng cụ tại các phòng thủ thuật sinh đẻ Chất thải rắn sinh hoạt, nguy hại, thông thường

3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư:

- Trạm y tế hoạt động với khoảng 15 cán bộ nhân viên gồm Trạm trưởng, bác sỹ, y tá, bảo vệ, nhân viên kỹ thuật, nhân viên văn phòng

- Số lượng người khám chữa bệnh lớn nhất khoảng 70 bệnh nhân/ngày

4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

Trang 14

4.1 Nhu cầu lao động, nguyên, nhiên vật liệu trong giai đoạn thi công

4.1.1 Nhu cầu lao động

- Số lượng công nhân dự kiến sử dụng trong hoạt động xây dựng cao điểm khoảng 10 người

- Thời gian làm việc: 01 ca/ngày, 8 giờ/ca

4.1.2 Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị

Danh mục máy móc sử dụng trong thi công dự án như sau:

Bảng 1 1 Danh mục máy móc, thiết bị sử dụng

xuất

Tình trạng thiết bị

(Nguồn: Thuyết minh đầu tư dự án)

4.1.3 Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu

- Nhu cầu nguyên vật liệu dùng cho thi công xây dựng Dự án cụ thể như sau: Bảng 1 2 Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của dự án

I Nguyên vật liệu cải tạo

- Tổng nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công xây dựng khoảng 573,9 tấn, các nguyên vật liệu được vận chuyển bằng ô tô tự đổ 3,5 tấn Thời gian thi công dự kiến là 05 tháng, tương đương với 150 ngày Số lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu quá

Trang 15

trình thi công xây dựng là: 2 lượt xe/ngày

- Tổng khối lượng máy móc thiết bị lắp đặt phục vụ hoạt động của Trạm y tế là khoảng 3 tấn, máy móc thiết bị được vận chuyển bằng ô tô tự đổ 3,5 tấn Số lượng xe vận chuyển máy móc thiết bị là: 1 lượt xe/ngày

- Khối lượng đất đào móng công trình: diện tích xây dựng công trình là 97,1 m2 chiều sâu đào móng khoảng 1m Khối lượng đất đào móng là 97,1 m3 tương đương

với 135,94 tấn

4.1.4 Nhu cầu sử dụng nước

Nguồn nước cấp cho dự án được lấy từ đường ống cấp nước của thành phố do Công ty Cổ phần Viwaco cung cấp

Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn thi công chủ yếu là nước dùng cho sinh hoạt của công nhân, nước trộn vữa, rửa dụng cụ thi công Tại công trường không tổ chức nấu ăn cho công nhân, công nhân sẽ tự túc ăn uống bên ngoài

Trong giai đoạn thi công xây dựng, hoạt động móng chỉ diện ra trong diện tích nhỏ trong khuôn viên dự án Xe vận chuyển chỉ cần đỗ trên sân hiện trạng của dự án không cần xuống dưới móng đào nên không bám bùn đất do đó không cần rửa xe

Nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng cụ thể như

1 Công nhân Người 10 25

Trang 16

Trong đó:

- QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng; - TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong-Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCXDVN 33-2006 - Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế

- Thông tư 12/2021/TT-BXD – Thông tư ban hành định mức xây dựng

4.1.5 Nhu cầu xả nước thải giai đoạn thi công xây dựng

Nước thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng gồm có nước thải sinh hoạt của công nhân và rửa dụng cụ lao động nước trộn vữa đi vào sản phẩm nên không thải ra

4.1.6.Nhu cầu sử dụng điện

Nguồn điện cấp cho dự án được lấy cùng hệ thống lưới điện của khu vực do Công ty điện lực Thanh Xuân cung cấp

Nguồn điện cung cấp cho các hoạt động của dự án sẽ được lấy từ tủ điện hạ thế hiện trạng của khu vực cấp đến Mục đích sử dụng: cấp điện cho các thiết bị chiếu sáng, các thiết bị thi công sử dụng điện: máy cắt, máy hàn,…

4.2 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án cho giai đoạn vận hành:

4.2.1 Nhu cầu lao động

Trong quá trình vận hành của dự án dự kiến có 15 cán bộ ý bác sỹ, y tá, bảo vệ làm việc tại dự án

Thời gian làm việc: 24 giờ/ngày

Trang 17

4.2.2 Danh mục máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành của dự án

Danh mục các máy móc, thiết bị sử dụng trong quá trình vận hành của dự án

được thống kê chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1 5 Danh mục máy móc, thiết bị trong quá trình vận hành

(Nguồn: Thuyết minh đầu tư dự án)

4.2.3 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hoá chất

Ước tính lượng nguyên liệu, hoá chất chính sử dụng trong quá trình hoạt động

của dự án được thống kê trong bảng sau:

Bảng 1 6 Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, hoá chất trong quá trình hoạt động của

Trang 18

10 Men vi sinh yếm khí Kg 36

(Nguồn: Thuyết minh đầu tư dự án)

4.2.4 Nhu cầu sử dụng nước trong quá trình hoạt động của dự án:

Nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn hoạt động chủ yếu là nước sinh hoạt của cán bộ bác sỹ, bệnh nhân, nước rửa dụng cụ khu vực khám bệnh, thủ thuật, phòng đẻ, phòng tiêm Tại dự án không có nhà bếp, cán bộ nhân viên, bác sỹ và bệnh nhân sẽ tự túc ăn uống bên ngoài Tại dự án không có khu vực giặt là, toàn bộ sẽ được thuê đơn vị bên ngoài để giặt Nhu cầu sử dụng nước tại dự án khi đi vào hoạt động như sau:

Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt:

* Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ nhân viên, bác sỹ tại Trạm y tế

Dự kiến giai đoạn này có khoảng 15 bác sĩ, y tá, cán bộ nhân viên làm việc tại Trạm y tế Lấy định mức nhu cầu sử dụng nước của cán bộ bác sỹ, nhân viên là 25 lít/người/ngày (căn cứ theo TCVN 33:2006) Như vậy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của cán bộ bác sỹ, nhân viên Trạm y tế là:

QSHBS = 25 x 15 = 0,375 m3/ngày.đêm

* Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của bệnh nhân đến khám chữa bệnh

Dự kiến giai đoạn ổn định có khoảng 70 lượt bệnh đến khám tại Trạm y tế Lấy định mức nhu cầu sử dụng nước của bệnh nhân là 15 lít/người/ngày (căn cứ theo TCVN 4513:1988) Như vậy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại Trạm y tế là: QBN = 15 x 70 = 1,05 m3/ngày.đêm

➔ Tổng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại Trạm y tế là 1,45 m3/ngày.đêm ➔ Lấy hệ số dùng nước không điều hòa ngày (Kngày.max = 1,1 – Căn cứ mục 3.3 TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước lớn sinh hoạt lớn nhất của Trạm y tế là: 1,6 m3/ngày.đêm

Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động khám chữa bệnh

Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động khám chữa bệnh chủ yếu là từ quá trình vệ sinh dụng cu y tế từ phòng thủ thuật, phòng cấp cứu Khu vực này có 02 chậu rửa sử dụng vòi rửa của mỗi chậu đường kính là 20 – 25mm Lấy định mức lưu lượng nước 0,3 lít/s căn cứ theo TCVN 4513:1988 Dự kiến thời gian vệ sinh dụng cụ tại Trạm y tế là khoảng 5 phút/ngày Vậy nhu cầu sử dụng nước cho khám bệnh và vệ sinh dụng cụ là:

QYT = 2 x 5 x 0,3 x 60 = 0,18 m3/ngày.đêm

Trang 19

- Lấy hệ số dùng nước không điều hòa ngày (Kngày.max = 1,1 – Căn cứ mục 3.3 TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) thì nhu cầu sử dụng nước y tế lớn nhất của Trạm y tế khoảng 0,198 m3/ngày.đêm

Nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây rửa đường

Diện tích cây xanh sân đường của trạm y tế là 66,3 m2, lấy định mức sử dụng nước 0,4 lít/m2 theo QCVN 01:2021/BXD Vậy nhu cầu sử dụng nước cho tưới cây rửa đường là 0,026 m3/ngày.đêm

Nhu cầu sử dụng nước PCCC

Giả sử tính toán nhu cầu cấp nước cho cứu hỏa (tính cho 2 đám cháy) trong vòng 1 giờ, nhu cầu sử dụng nước chữa cháy là 15 lít/s/đám cháy căn cứ theo QCVN 06:2020/BXD thì nhu cầu sử dụng nước chữa cháy là 108 m3/ngày.đêm

4.2.5 Nhu cầu xả nước thải giai đoạn vận hành * Nhu cầu xả nước thải sinh hoạt

Theo tính toán ở trên, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt lớn nhất tại dự án là khoảng 1,6 m3/ngày.đêm Căn cứ vào Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về Quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội, lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 100% lượng nước cấp Vậy nhu cầu xả nước thải sinh hoạt tại dự án lớn nhất là:

QSH = 100% × 1,6 m3/ngày = 1,6 m3/ngày.đêm

* Nhu cầu xả nước thải y tế

Theo tính toán ở trên, nhu cầu sử dụng nước y tế lớn nhất tại dự án là khoảng 0,198 m3/ngày.đêm Căn cứ vào Quyết định số 41/2017/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về Quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn thành phố Hà Nội, lượng nước thải rửa tay chân được tính bằng 80% lượng nước cấp Vậy nước thải y tế lớn nhất tại dự án là:

QRT = 0,198 x 80% = 0,158 m3/ngày.đêm

➔ Tổng lưu lượng nước thải phát sinh lớn nhất tại dự án trong giai đoạn vận hành là 1,6 + 0,158 ≈ 2 m3/ngày.đêm

4.2.6 Nhu cầu và nguồn cung cấp điện cho quá trình hoạt động của dự án:

- Nguồn điện cung cấp cho hoạt động của dự án sẽ được lấy từ tủ điện hạ thế hiện trạng của khu vực cấp đến

Trang 20

- Cấp điện cho công trình bao gồm các thiết bị điện như chiếu sáng, ổ cắm điện, quạt, hệ thống điện cho điều hòa không khí, thông gió và các thiết bị chuyên ngành sử dụng điện khác,…

- Tủ hạ thế của trạm biến áp hiện trạng khu vực cấp đến tủ điện tổng công trình, cáp điện được luồn trong ống nhựa cứng HDPE đi ngầm đất để cấp điện

5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư:

5.1 Phương án tổ chức thi công

❖ Phương án thi công

Phương án thi công được thực hiện như sau:

Bước 1: Dọn dẹp mặt bằng, phá dỡ các công trình hiện trạng

Bước 2: Bố trí các khu vực tập kết nguyên vật liệu, xây dựng cầu rửa xe, nhà nghỉ công nhân, khu vực lưu giữ rác

Bước 3: Thi công móng công trình

Bước 4: Thi công các hạng mục công trình

Bước 5: Hoàn thiện: San lấp cầu rửa xe, hoàn trả mặt bằng hiện trạng, vệ sinh công trường

- Phá dỡ toàn bộ khối nhà hiện trạng trước khi triển khai thi công dự án Chất

thải rắn phát sinh trong quá trình phá dỡ ước tính khoảng 100 tấn lầy số liệu trong thuyết minh dự án và được vận chuyển đi trong ngày Thời gian phá dỡ dự kiến trong vòng 7 ngày

- Bố trí mặt bằng thi công, xây dựng cầu rửa xe tại công ra vào công trường, bố trí khu vực nghỉ ngơi công nhân, khu vực tập kết nguyên vật liệu, chất thải Thời gian dự kiến trong vòng 2 ngày

❖ Phương án tập kết nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu được tập kết theo phương án thi công đến đâu tập kết nguyên vật liệu đến đó Nguyên vật liệu được tập kết tại sân phía trước gần cổng ra vào dự án có diện tích khoảng 20 m2

❖ Phương án tập kết xử lý chất thải

Chất thải phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng được thu gom và tập kết tại sân gần cổng ra vào dự án

+ Đối với chất thải sinh hoạt được lưu giữ trong 01 thùng chứa rác dung tích 120 lít

Trang 21

+ Đối với chất thải rắn xây dựng được thu gom tập kết tại khu vực có diện tích khoảng 10 m2 để đơn vị có chức năng đến vận chuyển đi xử lý Dự kiến bãi đổ chất thải là khu vực tiếp nhận chất thải 6,5 ha Pháp Vân

+ Đối với chất thải nguy hại sẽ được lưu giữ trong các thùng rác dung tích 120 lít tại khu vực riêng có diện tích khoảng 3 m2

❖ Hạng mục tô trát:

- Tô trát cho tất cả các bề mặt bên trong và bên ngoài (tường xây gạch, vách BTCT, cột và sàn) tạo thẩm mỹ chung cho bộ công trình

- Tô trát cho tất cả các bề mặt cần tạo phẳng trước khi hoàn thiện các lớp vật liệu hoàn thiện khác như bậc gỗ và các vật liệu hoàn thiện khác có yêu cầu đặc biệt

❖ Hạng mục ốp lát:

- Vật liệu ốp lát được sử dụng tại các vị trí tam cấp, bậc thềm sảnh đón ngoài nhà; bo viền trang trí các khu vực sàn sảnh; ốp trang trí mặt tiền các công trình; sử dụng trang trí cho khu vực bên trong công trình, ốp lát các khu vệ sinh trong các khu vực của công trình cao cấp; sử dụng trang trí cho sân vườn cảnh quan, ốp lát các vị trí tiểu cảnh Đá được cắt tùy theo kích cỡ ở từng vị trí thiết kế Mặt đá được tạo nhám trước khi ốp lát nhằm chống trơn trượt

❖ Hạng mục sơn:

- Ngoài các vật liệu hoàn thiện bên ngoài như: ốp đá, ốp gạch, trần thạch cao, kính khung nhôm, gỗ… Phần hoàn thiện bề mặt còn lại là sơn nước

- Trước khi sơn nước, tường phải được làm sạch tạo phẳng Sơn nước màu theo chỉ định tại các vị trí sau: nội thất các phòng, cầu thang thoát hiểm, vách, tường Ngoại thất ngoài nhà dùng loại sơn chống bám bụi

- Đối với sơn kim loại: bề mặt kim loại, các vị trí mối hàn phải được làm sạch, mài nhẵn, đánh bóng trước khi sơn Sau đó sơn chống gỉ & sơn hoàn thiện theo chỉ định trong bản vẽ

5.2 Tiến độ thực hiện dự án:

Tiến độ thực hiện dự án như sau:

+ Tháng 10 - tháng 11/2023: Hoàn thiện các thủ tục hành chính + Tháng 11/2023 – Tháng 3/2024: Thi công xây dựng

- Tháng 4/2024: Hoàn thành đưa vào sử dụng

Trang 22

Chương II

SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Việc đầu tư xây dựng Trạm y tế phù hợp với Quy hoạch phát triển hệ thống y tế Thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 tại Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐND ngày 4 tháng 5 năm 2020 và Quyết định số 2813/QĐ-UBND ngày 21 tháng 6 năm 2012 về Quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

- Phù hợp quy hoạch chung xây dựng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011;

- Phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội Tp Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011

2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường

Quá trình hoạt động của Trạm y tế sẽ phát sinh nước thải sinh hoạt và nước thải y tế, nước thải phát sinh được xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 2 m3/ngày.đêm trước khi chảy ra nguồn tiếp nhận là hệ thống thoát nước chung trên Ngõ 64 Đường Kim Giang với 1 cửa xả duy nhất, lưu lượng xả lớn nhất là 2 m3/ngày đêm

Qua khảo sát, hệ thống thoát nước chung tiếp nhận nước thải của Dự án là cống hộp kích thước 500x500mm Nước thải sau xử lý của dự án đảm bảo đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế trước khi xả ra nguồn tiếp nhân Do đó, lưu lượng nước thải của dự án tác động đến khả năng tiêu thoát nước thải của nguồn tiếp nhận là không đáng kể Nước thải của dự án được xử lý đảm bảo quy chuẩn trước khi xả ra nguồn tiếp nhận do vậy không có khả năng gây tắc nghẽn dòng chảy cũng như không gây ảnh hưởng đến chế độ thủy văn dòng chảy của hệ thống thoát nước chung của khu vực và không làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm có trong nguồn tiếp nhận, không ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận

Trang 23

Vào mùa khô, cống thoát nước chỉ tiếp nhận nước thải của dự án với lưu lượng không lớn nên tác động không đáng kể đến khả năng tiêu thoát nước của nguồn tiếp nhận Vào mùa mưa, ngoài nước thải phát sinh tại dự án còn có một lượng lớn nước mưa xả ra hệ thống thoát nước chung Theo như thông tin của chủ dự án, khi trời mưa lớn và kéo dài khu vực dự án có hiện tượng ngập úng nhẹ tuy nhiên nước thoát nhanh sau khi trời tạnh mưa

Trang 24

Chương III

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật:

1.1 Các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án

Các thành phần môi trường có khả năng chịu tách động trực tiếp bởi dự án bao gồm các hộ dân tiếp giáp xung quanh dự án Trong quá trình xây dựng dự án sẽ phát sinh chất thải như chất thải thi công, các tác động khác như tiếng ồn, độ rung sẽ ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh

1.2 Các đối tượng nhạy cảm về môi trường gần nhất có thể bị tác động của dự án

Xung quanh dự án không có cac đối tượng nhạy cảm về môi trường như các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, công trình tôn giáo

1.3 Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực thực hiện dự án

Khu vực thực hiện dự án có địa chỉ tại phường Kim Giang, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội nên sẽ mang đặc điểm tự nhiên của khu vực châu thổ sông Hồng

a Điều kiện khí hậu

- Hà Nội thuộc vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và xa biển, có chế độ khí hậu Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều Hàng năm chia ra hai mùa rõ rệt giống như phần lớn các vùng ở miền Bắc:

- Mùa lạnh khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, lạnh nhất vào tháng 2 với những đợt gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 12oC, có ngày xuống đến 5 - 7oC

- Mùa nóng, mưa: Thường bắt đầu từ tháng 3 - 10, nóng nhất là tháng 7, với nhiệt độ trung bình từ 28,9 - 29,5oC, có ngày tới 38 - 40oC Đây cũng là mùa mưa nhiều, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa hàng năm

❖ Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và khuếch tán các chất ô nhiễm trong không khí gần mặt đất và nguồn nước Nhiệt độ không khí càng cao thì phạm vi tác động của các yếu tố gây ô nhiễm môi trường càng lớn, có nghĩa là tốc độ lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong môi trường càng nhanh

Nhiệt độ không khí khu vực xây dựng dự án có đặc điểm như sau: Một đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh

- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm Mùa này hướng gió chủ yếu là hướng Đông Nam, nhiệt độ trung bình 270C nhiệt độ cực đại tuyệt đối 41,60C, mùa mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 9 với tổng lưu lượng mưa trung bình 1104mm chiếm 67% tổng lượng mưa trung bình cả năm (1.661mm)

Trang 25

- Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau Mùa này hướng gió chủ yếu là hướng Đông Bắc, thời tiết lạnh và khô, nhiệt độ trung bình 180C nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối 3,10C, 3 tháng khô hạn nhất là tháng 12, tháng1 và 2 có tổng lượng mưa trung bình 60mm chiếm 3,6% lượng mưa trung bình cả năm

Những ngày lạnh giá nếu kèm theo sương mù thì khả năng pha loãng và phát tán các chất ô nhiễm dạng khí sẽ gặp khó khăn, khi đó bụi và các chất ô nhiễm sẽ trôi lơ lửng ở khu vực dự án, không thoát lên cao và bay xa được

Số liệu thống kê nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trong bảng sau:

Bảng 3 1 Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (đơn vị oC)

Mưa có tác dụng làm pha loãng chất ô nhiễm từ nồng độ cao xuống nồng độ thấp hơn nhưng đây cũng là yếu tố làm phân tán các chất ô nhiễm trong nước với phạm vi rộng hơn vì nó có thể làm hòa tan và rửa trôi nhiều chất ô nhiễm vào nước Và do tác động của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm

Theo số liệu thống kê năm từ năm 2017 - 2022 thì lượng mưa trung bình hàng năm của Hà Nội dao động từ 1115 – 1942 mm Tháng có lượng mưa thấp nhất là các tháng 1, 2, 3 và 12

Bảng thống kê lượng mưa trung bình trên địa bàn trong bảng dưới đây:

Bảng 3 2 Lượng mưa trung bình tháng (đơn vị mm)

Trang 26

Nằm về phía Bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao Chế độ nắng liên quan trực tiếp đến chế độ bức xạ và tình trạng mây che phủ Theo số liệu thống kê từ năm 2017 – 2022 tổng số giờ nắng đo được tại trám Láng dao động từ 1180 – 1633,5 giờ Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 và tháng 3, đây là thời gian có tổng bức xạ thấp nhất trong năm Tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 5, 6, 7

Bảng 3 3 Số giờ nắng các tháng trong năm (giờ)

Tại khu dự án, mùa đông có hướng gió chủ đạo là hướng Đông và hướng Đông Bắc, mùa hè có hướng gió chủ đạo là Đông Nam Những yếu tố ảnh hưởng đến hướng gió là áp suất và đặc điểm địa hình của khu vực Tốc độ gió trung bình theo các hướng trong trung bình nhiều năm (2017 - 2022) được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3 4 Đặc trưng gió trung bình tại Hà Nội

Trang 27

6 Tây Nam 6 1,9 7%

(Nguồn: Trung tâm Tư liệu KTTV – Trung tâm KTTV Quốc gia)

Gió là yếu tố khí tượng có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước Tốc độ gió càng lớn thì chất ô nhiễm trong không khí lan tỏa càng xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm được pha loãng tốt hơn Ngược lại, tốc độ gió càng nhỏ thì chất ô nhiễm bao trùm xuống mặt đất ngay cạnh chân các điểm nguồn thải, làm cho chất ô nhiễm trong không khí đạt giá trị cực đại

❖ Các hiện tượng thời tiết bất thường

- Giông và sấm sét: Là hiện tượng thời tiết phát triển trong các đám mây đối lưu nhiệt phát triển theo chiều thẳng đứng gây tiếng nổ kèm theo sự phóng điện, gió giật và mưa rào Trong các trận dông lớn, có lượng mưa trên 100 mm/trận không hiếm Dông mạnh kèm mưa lớn thường gây xói mòn, trượt lở đất và gây tổn thương đáng kể đến kinh tế và đời sống người dân Mùa dông sét được xác định là từ tháng IV - VIII hàng năm Trung bình thường có 80 - 90 ngày giông/năm, xảy ra chủ yếu vào mùa hè Tháng nhiều giông nhất là tháng 7, 8 Trong khu vực thường có giông, bão xuất hiện vào tháng khoảng 6 - 9 hàng năm, cấp gió mạnh thường từ cấp 8 - 10 Ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của một số loại hình đặc biệt ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, đồng thời ảnh hưởng đến đời sống người dân khu vực

- Động đất: Trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm gần đây có xuất hiện hiện tượng động đất, tuy nhiên với biên độ rất nhỏ

- Mưa bão: Ngoài ra, trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng hay xảy ra mưa vào các mưa bão tháng 7, 8, 9 hàng năm, mưa lớn xuất hiện khiến xảy ra hiện tượng lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, rửa trôi và một số khu vực đồng ruộng cũng như một số tuyến đường bị ngập sâu gây ảnh hưởng hoa màu, giao thông khu vực Thường từ tháng 7 - 10, gây ra gió mạnh và mưa lớn Tốc độ gió trong bão đạt tới 30-35m/s Mưa bão thường kéo dài 2 - 4 ngày

Trang 28

+ Lốc: Là hiện tượng gió xoáy mạnh, giật đột ngột, thường xảy ra trong các cơn dông mạnh, kéo thành một dải hoặc một vệt hẹp Trên địa bàn thành phố Hà Nội những năm gần đây không có hiện tượng lốc xảy ra

+ Sương mù, sương muối: Sương mù thường xuất hiện vào các tháng đầu mùa Đông, trong một năm ở thành phố Hà Nội có khoảng 25 - 55 ngày có sương mù Sương muối rất ít khi xuất hiện, trung bình khoảng 2 - 3 năm mới có 1 ngày có sương muối và thường rơi vào tháng I hoặc tháng XI

+ Mưa đá: Trên địa bàn những năm gần đây không có hiện tượng động đất xảy

ra, rất hiếm khi xảy ra mưa đá, nếu có thì chỉ khi có mưa dông lớn xảy ra ❖ Tình trạng ngập lụt của khu vực

Khu vực dự án đã có hệ thống cống tiêu thoát nước đã xây dựng, về cơ bản hạ tầng sẽ đáp ứng được khả năng tiêu thoát nước với trận mưa cường độ lớn Các tuyến cống thoát nước thường xuyên được nạo vét, khơi thông định kì Nhìn chung, khả năng tiêu thoát nước khu vực Dự án được đảm bảo

1.4 Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án:

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực thực hiện dự án, Chủ dự án đã phối hợp với đơn vị tư vấn lập báo cáo đề nghị cấp giấy phép môi trường và đơn vị quan trắc tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường nền với các thành phần môi trường: đất và không khí xung quanh

Bảng 3 5 Thông tin chương trình quan trắc hiện trạng môi trường khu vực triển khai dự án

Bảng 2 1 Chi tiết vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh

Trang 29

Kết quả đo đạc, lấy mẫu phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện của dự án như sau:

Bảng 3 6 Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh khu vực thực hiện dự án

Ghi chú:

- QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình trong một giờ)

- (1): QCVN 26/2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - (2): QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung − (-): Không quy định

− KPH: Không phát hiện Kết quả phân tích mẫu nhỏ hơn giới hạn phát hiện của phương pháp MDL là giới hạn phát hiện của phương pháp

− KK: Mẫu không khí cổng dự án

Nhận xét: Qua kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh

trong 03 đợt khảo sát ở trên cho thấy toàn bộ các chỉ tiêu đo đạc về môi trường không khí xung quanh tại khu vực thực hiện dự án đều nằm trong giới hạn cho phép

Do đó, có thể nói khu vực thực hiện dự án có hiện trạng môi trường không khí xung quanh tương đối tốt

Trang 30

2 Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án

- Nguồn tiếp nhận nước thải và nước mưa của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành là hệ thống thoát nước chung của khu vực phía Tây dự án có kích thước là công hộp kích thước 500x500mm

- Qua khảo sát thực tế, hệ thống thoát nước có màu đen, không có mùi khó chịu và không suất hiện các loài sinh vật thuỷ sinh

- Khả năng tiêu thoát nước: Khi có mưa lớn tại khu vực trong thời gian qua không xảy ra hiện tượng ngập lụt Tại khu vực có rãnh thoát nước mưa và được nạo vét thường xuyên vì vậy không có hiện tượng ứ đọng rác làm cho khả năng tiêu thoát nước mưa tốt

- Qua khảo sát thực tế không có đơn vị nào khai thác sử dụng nguồn nước từ hệ thống thoát nước cho các hoạt động sinh hoạt cũng như sản xuất

- Nguồn tiếp nhận nước thải của Dự án là hệ thống thoát nước chung của khu vực, qua khảo sát xung quanh điểm xả dự kiến của dự án có nhiều điểm xả nước thải của các hộ dân, cơ sở kinh doanh dịch vụ như hàng ăn, café trên địa bàn phường Kim Giang

+ Cách điểm xả nước thải dự kiến của dự án khoảng 10m - 100 về phía thượng nguồn là điểm xả nước thải của cửa hàng dịch vụ ăn uống, trụ sở cơ quan ngân hàng Việt Tin Bank

+ Thành phần tính chất các nguồn thải này chỉ có nước thải sinh hoạt với các thông số ô nhiễm chính chủ yếu là Nito, photpho, BOD5, TSS, Coliform, Dầu mỡ động thự vật…

+ Chế độ xả thải liên tục

+ Do tính chất các nguồn xả xung quanh dự án là hộ gia đình, trụ sở cơ quan và cơ sở kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ nên lưu lượng xả thải thấp, khoảng từ 2 – 10 m3/ngày.đêm

Trang 31

Chương IV: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Dự án được triển khai sẽ gây ra các tác động nhất định đến môi trường Các tác động này xuất hiện từ khi bắt đầu xây dựng và trong suốt quá trình triển khai dự án Trong chương này, Báo cáo sẽ tập trung nhận dạng, phân tích và đánh giá các tác động môi trường Dự án theo 02 giai đoạn chính như sau:

- Giai đoạn triển khai thi công xây dựng - Giai đoạn vận hành dự án

Việc thực hiện dự án sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường bên trong và bên ngoài khu vực dự án ở các mức độ khác nhau Một số tác động ở mức không đáng kể, mang tính tạm thời, bên cạnh đó một số tác động khác mang tính chất thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của dự án Các tác động này có thể xảy ra trong giai đoạn xây dựng hoặc giai đoạn dự án đi vào hoạt động chính thức

Để giảm thiểu các tác động đến môi trường, dự án đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường như sau:

1 Đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng dự án:

1.1 Về công trình, biện pháp xử lý nước thải:

Nguồn phát sinh: theo thống kê tại chương I, trong quá trình thi công xây dựng dự án phát sinh nước thải từ 02 nguồn:

- Nước thải sinh hoạt từ các cán bộ, công nhân viên tại công trường - Nước thải thi công: rửa dụng cụ, thiết bị thi công

1.1.1 Đối với nước thải sinh hoạt:

- Theo tính toán tại chương I, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công lớn nhất là 0,3 m3/ngày đêm

- Các tác nhân có khả năng gây ô nhiễm môi trường do nước thải gây ra từ quá trình vận hành của Dự án chủ yếu do các thành phần như: các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ (BOD5, COD), dầu mỡ, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi khuẩn gây bệnh từ nước thải sinh hoạt Nếu không được xử lý trước khi xả thải vào môi trường theo đúng quy định, các thành phần ô nhiễm từ nước thải sẽ gây tác động đến con người, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và tác hại đến các hệ sinh thái Do vậy, chủ đầu tư cần có biện pháp xử lý như sau:

+ Chủ đầu tư sẽ bố trí 01 nhà vệ sinh di động 2 buồng để thu gom nước thải sinh hoạt của công nhân Nước thải sinh hoạt sẽ được lưu giữ trong thùng chứa chất

Trang 32

thải của nhà vệ sinh di động có thể tích 1m3 Khi nào đầy chủ đầu tư sẽ thuê đơn vị chức năng đến vận chuyển đi xử lý

- Ngoài ra chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của công nhân về giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường xung quanh khu vực Dự án

- Xây dựng nội quy, quy chế cho công nhân nghiêm cấm phóng uế bừa bãi gây mất vệ sinh công trường và khu vực lân cận

1.1.2 Đối với nước thải thi công:

- Theo tính toán tại chương I, nước thải thi công là 0,3 m3/ngày đêm

- Nước thải thi công chủ yếu là phát sinh từ quá trình rửa dụng cụ nhu xẻng, xô, thùng trộn vữa…thành phần chủ yếu là cặn rắn lơ lửng, cát…

- Toàn bộ nước thải rửa dụng cụ được rửa trong thùng 2 chứa bằng nhựa dung tích 150 lít/thùng để lưu giữ và tuần hoàn tái sử dụng cho quá trình trộn vữa nên không xả ra ngoài môi trường, bùn cặn được thu gom vận chuyển cùng chất thải thi công

- Ngoài ra chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau: + Tiết kiệm nước trong quá trình trộn vữa

+ Không bố trí để vật liệu đổ thải ở gần nguồn nước

+ Bùn thải, theo tần suất vận chuyển của CTR đổ thải của dự án khi đủ khối lượng sẽ tiến hành vận chuyển đi đổ thải theo quy định

1.1.3 Đối với nước mưa chảy tràn:

Diện tích dự án là 161,7 m2 nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng của dự án được theo độ dốc chảy ra hệ thống thoát nước trên Ngõ 64 Đường Kim Giang, nước mưa có thể cuốn trôi theo các chất bẩn là các chất vô cơ thông thường: bụi, đất cát, chất thải rắn,… Để giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn, chủ dự án thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế vận chuyển nguyên vật liệu vào những ngày có mưa, tránh hiện tượng rơi vãi nguyên vật liệu làm tắc hệ thống thoát nước khu vực

- Thường xuyên quét dọn, đảm bảo vệ sinh, hạn chế tối đa nguyên vật liệu rơi vãi

1.2 Về công trình, biện pháp lưu giữ rác thải sinh hoạt, chất thải xây dựng, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại:

1.2.1 Chất thải rắn thông thường a Nguồn phát sinh

Trong giai đoạn thi công xây dựng, nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm:

Trang 33

+ CTR sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc trên công trường; + CTR xây dựng

b Thành phần, khối lượng phát sinh, tác động của CTR

- CTR sinh hoạt: Với số lượng cán bộ, công nhân làm việc trên công trường là 10 người, lấy định mức phát sinh rác thải sinh hoạt là 0,8 kg/người/ngày (căn cứ theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019) thì khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại dự án là: 10 x 0,8 = 8 kg/ngày

Tuy nhiên, dự án ưu tiên sử dụng nguồn lao động địa phương, không có hoạt động nấu ăn tại công trường, công nhân không sinh hoạt tại dự án nên khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh thực tế nhỏ hơn rất nhiều

Thành phần CTR sinh hoạt bao gồm 60 - 70% chất hữu cơ, còn lại các chất rắn vô cơ bao gồm giấy, nilon, thuỷ tinh Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh không nhiều nhưng thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy, nếu không có biện pháp quản lý thu gom sẽ gây ô nhiễm mùi hôi thối, mất mỹ quan khu vực

- CTR xây dựng hay còn gọi là phế thải xây dựng bao gồm:

+ Chất thải xây dựng từ quá trình phá dỡ khối nhà 2 tầng hiện trạng ước tính khoảng 100 tấn

+ Bùn đất từ quá trình đào móng công trình với khối lượng tính toán tại chương I là 135,94 tấn

+ Các mẫu sắt, thép, gỗ, gạch vụn, Khối lượng chất thải rắn xây dựng tính toán bằng 2% tổng nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công (theo Quyết định 1329/QĐ-BXD ngày 19/12/2016 của Bộ Xây dựng công bố định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng”, lượng hao hụt nguyên vật liệu trong thi công xây dựng ”) thì khối

lượng phế thải phát sinh 573,9 tấn x 2% = 11,4 tấn

Chất thải rắn xây dựng thông thường phát sinh với khối lượng lớn nhưng ít độc hại Tuy nhiên, nếu quản lý không tốt sẽ là nguồn phát tán bụi vào môi trường rất lớn đặc biệt vào những ngày khô hanh, có gió Đây cũng là nguồn làm tăng ô nhiễm chất rắn lơ lửng cho nguồn nước mặt trong khu vực khi trời mưa lớn, gây tắc nghẽn dòng chảy, làm mất mỹ quan khu vực

c Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải rắn thông thường

- Chất thải rắn sinh hoạt:

Ưu tiên tuyển dụng công nhân lao động là người địa phương để hạn chế sinh hoạt trên công trường

Đối với CTR sinh hoạt: bố trí 01 thùng rác dung tích 120 lít tại trước cửa ra vào dự án để thu gom rác thải sinh hoạt

Trang 34

Thường xuyên nhắc nhở công nhân có ý thức gìn giữ vệ sinh chung và bảo vệ môi trường

Rác thải hằng ngày sẽ được xe rác của Công ty môi trường Đô thị đến thu gom vận chuyển đi xử lý theo quy định, tần suất thu gom: 01 ngày/lần

- Chất thải rắn xây dựng:

+ Chất thải từ quá trinh phá dỡ khối nhà hiện trạng được thu gom vận chuyển đi hằng ngày, khu vực tiếp nhận chất thải dự kiến là bãi tiếp nhận 6,5 ha Pháp Vân cách dự án khoảng 6,7 km

+ Đối với bùn đất từ quá trình đào móng công trình được tận dụng làm đất đắp không vận chuyển đi xử lý

Các phế liệu như đầu sắt, thép, bao bì, vỏ hộp được thu gom, tận dụng bán cho cơ sở thu gom phế liệu CTR xây dựng được còn lại được thu gom, thuê đơn vị có chức năng tại địa phương vận chuyển và đổ thải đúng quy định

Các chất thải rắn vô cơ là vật liệu xây dựng, đá, cát, sỏi, xi măng được thu gom vào khu vực tập kết riêng có diện tích khoảng 10 m2 tại khu vực gần cổng ra vào dự án và đựng trong các vỏ bao xi măng Chủ dự án đầu tư thực hiện ký hợp đồng với đơn vị có chức năng để tiến hành thu gom vận chuyển đến bãi chứa chất thải xây dựng theo quy định

1.2.2 Chất thải nguy hại

a Nguồn phát sinh

CTNH phát sinh từ quá trình thi công xây dựng bao gồm chủ yếu là hộp đựng sơn, giẻ lau dầu mỡ, đầu mẩu que hàn, bóng đèn huỳnh quang thải

b Thành phần, khối lượng phát sinh, tác động của CTNH

Thành phần, khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng dự

án được dự báo trong bảng sau:

Bảng 4 1 Thành phần và khối lượng CTNH phát sinh trong giai đoạn xây dựng

Trang 35

CTNH phát sinh trong quá trình thi công xây dựng là 9kg CTNH phát sinh với khối lượng không nhiều nhưng có đặc tính nguy hại cao, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người và chất lượng môi trường do đó cần thực hiện các biện pháp thu gom, quản lý phù hợp

c Công trình, biện pháp lưu giữ CTNH

Các loại CTNH trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ được thu gom và xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại:

+ Chủ dự án sẽ bố trí 01 khu vực lưu giữu chất thải nguy hại có diện tích khoảng 3 m2 tại gần cổng ra vào để lưu giữ chất thải nguy hại Khu vực lưu giữ chủ dự án sẽ bố trí 04 thùng chứa chất thải nguy hại dung tích 60 lít, có nắp đậy và được dán biển tên, mã chất thải nguy hại tương ứng để phân loại chất thải theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường

Chủ dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến vận chuyển chất thải đi xử lý theo đúng quy định khi lượng chất thải phát sinh lớn hoặc lưu giữ không quá 1 năm

1.3 Về công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải: a Nguồn phát sinh

Quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án có thể phát sinh bụi, khí

thải Đặc trưng các nguồn phát sinh được thống kê trong bảng sau:

Bảng 3 7 Các nguồn phát sinh bụi, khí thải trong quá trình thi công xây dựng

- Bụi, khí thải từ xe vận chuyển vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt, chất

Trang 36

- Mùi hôi phát sinh từ điểm tập kết chất thải rắn của công nhân, nơi tập trung chất thải sinh hoạt của công

b Tác động của bụi, khí thải

- Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu có sử dụng nhiên liệu là dầu DO, trong quá trình hoạt động sẽ phát sinh khí thải: Bụi, SO2, NOx, CO, VOCs, Tuy nhiên, hoạt động của các máy móc, thiết bị trong quá trình thi công không diễn ra đồng thời cùng một thời điểm, hoạt động vận chuyển diễn ra trên quãng đường dài nên thực tế khí thải phát sinh có nồng độ thấp và rất nhanh bị hoà loãng vào không khí xung quanh

- Khí thải từ công đoạn hàn kim loại: quá trình hàn sử dụng các que hàn kim loại có thể phát sinh ra khói hàn, CO, NOx Các khí thải này có hàm lượng không đáng kể và không cao so với ô nhiễm từ các nguồn khác và nhanh chóng phát tán ra môi trường xung quanh Tuy nhiên, các khí thải sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân hàn Do vậy, cần các giải pháp giảm thiểu từ nguồn tác động này đối với công nhân hàn trực tiếp

- Khí thải từ quá trình sơn: Quá trình sơn phủ bề mặt tạo ra hơi sơn và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCS: Volatile Organic Compounds) ví dụ như formaldehyde, benzene, xylene và các chất này có thể bốc hơi trong không khí

Nồng độ dung môi hữu cơ cao có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người, đặc biệt là các công nhân trực tiếp thực hiện Tuy nhiên, hoạt động này chỉ mang tính chất thời điểm (diễn ra trong thời gian ngắn) nhưng khi công nhân tiếp xúc lâu sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, đặc biệt là các công nhân trực tiếp thực hiện công đoạn sơn

Chủ đầu tư sẽ phối hợp với đơn vị thi công có các biện pháp nhắm giảm thiểu tác động đến môi trường

➢ Tác hại của bụi

Bụi trong không khí có tác hại chủ yếu đến hệ hô hấp rồi mắt, da, , sau đó tùy theo tính chất của bụi mà nó có tác động đến các cơ quan khác của cơ thể Bụi bám trên mặt da có thể gây viêm da, tấy đỏ, ngứa, rát xót Nếu vào phổi, bụi sẽ gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi, gây ra các bệnh về đường hô hấp Các hạt bụi kích thước lớn hơn 10 µm được giữ lại bởi các lông ở khoang mũi, sau đó thải ra ngoài Còn các hạt bụi nhỏ hơn tiếp tục đi sâu vào trong các cơ quan hô hấp và

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:53

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan