các yêu cầu:+ Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn: Tránh thiếu thức ăn gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đàn vật nuôi, thừa thức ăn gây tổn thất về mặt kinh tế và phá
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở
- Tên chủ Cơ sở: ông Huỳnh Văn Hùng (gọi tắt là Chủ Cơ sở)
- Địa chỉ: Ấp Ngãi Nhất, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
Tên cơ sở
- Tên cơ sở: CƠ SỞ CHĂN NUÔI HEO ÚT HÙNG (gọi tắt là Cơ sở)
- Địa điểm hoạt động của cơ sở: Tọa lạc tại thửa đất số 1258, tờ bản đồ số 4 thuộc Ấp Ngãi Nhất, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh Tứ cận tiếp giáp như sau:
+ Hướng Đông tiếp giáp đất dân (đất trồng cây ăn trái).
+ Hướng Tây tiếp giáp đường nhựa nông thôn.
+ Hướng Nam tiếp giáp đất dân (đất trồng cây ăn trái).
+ Hướng Bắc tiếp giáp nhà dân. Địa điểm hoạt động của Cơ sở được thể hiện trong sơ đồ sau:
Hình 1 Vị trí hoạt động của Cơ sở
- Quy mô của cơ sở:
+ Quy mô: Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng hoạt động với quy mô 55,2 đơn vị vật nuôi, trong đó: 50 con heo nái sinh sản (tương đương 20 đơn vị vật nuôi) và 220 con heo thịt (tương đương 35,2 đơn vị vật nuôi) (đơn vị vật nuôi được xác định theo hướng dẫn tại Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ: Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi)
+ Căn cứ mục 16 phụ lục II, mục 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và quy mô hoạt động của Cơ sở, thì Cơ sở thuộc Dự án nhóm III.
+ Căn cứ Khoản 1 Điều 39 và Khoản 4 Điều 41 Luật BVMT năm 2020,
Cơ sở thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cấp huyện - UBND huyệnCầu Kè, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cầu Kè xem xét phê duyệt(cấu trúc và nội dung Báo cáo được xây dựng theo Phụ lục XII kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ).
Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1 Công suất hoạt động của cơ sở
- Cơ sở được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích đất là 2.340m 2 , bao gồm các khu vực:
+ Khu vực dãy chuồng nuôi heo thịt (dãy 01): có tổng diện tích khoảng
+ Khu vực dãy chuồng nuôi heo thịt (dãy 02): có tổng diện tích khoảng
+ Khu vực dãy chuồng nuôi nái:
Dãy 1, chuồng nuôi heo nái chửa: có tổng diện tích khoảng 136 m 2 (rộng x dài = 8,5m x 16m)
Dãy 2, chuồng nuôi heo nái chửa: có tổng diện tích khoảng 136 m 2 (rộng x dài = 8,5m x 16m)
+ Khu vực dãy chuồng heo con cai sữa 1: có tổng diện tích khoảng 36 m 2 (rộng x dài = 6m x 6m)
+ Khu vực dãy chuồng heo con cai sữa 2: có tổng diện tích khoảng 36 m 2 (rộng x dài = 6m x 6m)
+ Hầm biogas: tổng diện tích bố trí 03 hầm biogas khoảng 27 m 2
+ Ao lọc sinh học: diện tích khoảng 90 m 2 (rộng x dài = 45m x 2m)
+ Khu chứa bùn thải: tổng diện tích khoảng 53 m
+ Kho chứa: tổng diện tích khoảng 24 m 2
+ Khu vực trạm cân và nhà vệ sinh phục vụ công nhân: 20 m 2
+ Sân, đường nội bộ: tổng diện tích khoảng 1.458 m 2
- Công suất hoạt động: Công suất tối đa 50 con heo nái sinh sản và 220 con heo thịt (tương đương 55,2 đơn vị vật nuôi)
- Nhân viên làm việc tại Cơ sở: 03 người
3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở (quy trình hoạt động) a) Quy trình nuôi heo thịt
Hình 2 Quy trình chăn nuôi heo thịt
Chuẩn bị con giống: Từ khu vực nuôi heo nái sinh sản của cơ sở Cơ sở không thu mua con giống từ các đơn vị khác.
Chuẩn bị chuồng nuôi: Đảm bảo sạch sẽ và không phát sinh mùi hôi ra môi trường xung quanh chuồng nuôi
Chăm sóc khẩu phần ăn: Ở công đoạn này, cung cấp thức ăn cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Cho heo ăn đúng với tiêu chuẩn và khẩu phần ăn: Tránh thiếu thức ăn gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của đàn vật nuôi, thừa thức ăn gây tổn thất về mặt kinh tế và phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường.
+ Cho heo ăn từng đợt, bố trí máng ăn trong từng ngăn nhằm đảm bảo thức ăn không bị rơi vãi, kiểm soát được lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày.
+ Tập cho heo ăn có phản xạ có điều kiện về giờ giấc cho ăn, nhằm nâng cao khả năng tiêu hóa.
+ Không thay đổi khẩu phần ăn một cách đột ngột.
+ Tiêu chuẩn ăn phải thay đổi theo từng tuần, từng giai đoạn phát triển của đàn vật nuôi.
+ Nước uống cho heo uống phải đám ứng đủ nhu cầu theo từng giai đoạn phát triển của đàn vật nuôi.
Vệ sinh thú y: Chuồng trại được xây dựng kiên cố, mái lợp tole, nền trán ximăng, đảm bảo khu vực chăn nuôi được thông thoáng, nền chuồng luôn khô ráo, có độ dốc thoát nước tốt, tránh trơn trợt hoặc gồ ghề, hạn chế chất thải tồn đọng trong khu vực nuôi.
+ Chế độ vệ sinh: Chuồng trại được vệ sinh định kỳ 02 lần/ngày
Kiểm dịch và xuất chuồng: Khi heo đạt trọng lượng từ 80 đến 100 kg/con sẽ được xuất chuồng Trước khi xuất chuồng, heo sẽ được kiểm tra dịch bệnh lại trước khi được cung cấp ra thị trường.
Vệ sinh chuồng nuôi: Trại chăn nuôi sẽ được tiến hành phun thuốc khử trùng định kỳ theo đúng quy định, cụ thể bên trong chuồng nuôi 1 tuần/1 lần, bên ngoài chuồng 2 tuần/1 lần, bên cạnh đó, việc phát quang cây bụi, vệ sinh hệ thống mương dẫn, cống rãnh sẽ được định kỳ 1 tháng/1 lần. b) Quy trình nuôi heo nái sinh sản
- Chăm sóc và nuôi dưỡng heo nái hậu bị: Nái hậu bị là giai đoạn từ khi được nhập về Cơ sở khi mới tách sữa và nuôi cho tới khi phối giống lần đầu tiên Nuôi nái hậu bị đóng vai trò quan trọng trong quy trình nuôi heo nái sinh sản, giai đoạn tiến hành chọn lọc dần chỉ giữ những con đạt tiêu chuẩn làm nái và tiếp tục nuôi đến khi sinh sản
- Kỹ thuật phối giống cho heo nái: Phối giống là bước yêu cầu kỹ thuật cao trong quy trình nuôi heo nái sinh sản Quá trình phối giống phải đáp ứng điều kiện đúng thời điểm và đúng kỹ thuật.
- Nuôi heo nái chửa và chuẩn bị đỡ đẻ: Quá trình nuôi nái chửa quyết định khả năng thụ thai, mức độ khỏe mạnh của heo con sau khi sinh Quy trình nuôi heo nái sinh sản giai đoạn chửa phải đặc biệt chú ý tới khâu cho ăn và chăm sóc, đặc biệt là khâu chăm sóc và phòng bệnh cho heo nái.
Vào giai đoạn cuối thời kỳ chửa, cần nắm được các dấu hiệu nhận biết heo sắp đẻ, chuẩn bị sẵn chuồng đẻ, các dụng cụ đỡ đẻ để sẵn sàng tiến hành đỡ đẻ cho heo nái.
- Kỹ thuật đỡ đẻ cho heo nái: Đỡ đẻ chủ yếu là hỗ trợ heo nái sinh đẻ thuận lợi hơn, đồng thời tiến hành các thao tác tiêu chuẩn hóa heo con mới sinh để tiện cho việc chăm sóc, chăn nuôi về sau Heo con cần được cắt dây rốn, bấm răng nanh, cắt đuôi, vệ sinh, sát trùng,…theo đúng kỹ thuật.
- Chăm sóc heo nái nuôi con: Cần chăm sóc heo nái tốt sao cho nái có đủ sữa nuôi heo con Đồng thời nuôi và phòng bệnh cho heo con hiệu quả nhất.
- Heo con sau khi tách sữa (01 tháng tuổi), được cung cấp ra thị trường. Ngoài ra, trong trường hợp số lượng heo con không tiêu thụ hết sẽ được chuyển sang khu vực chuồng nuôi heo thịt.
3.3 Sản phẩm của cơ sở
- Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng hoạt động với loại hình chăn nuôi heo và sản phẩm chính là heo thịt thương phẩm.
- Cơ sở tự chủ về nguồn con giống (heo con) từ nuôi heo nái sinh sản.Heo con được cung cấp ra thị trường với số lượng rất thấp.
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1 Thức ăn và thuốc thú y
- Thức ăn: Tùy theo giai đoạn phát triển của đàn vật nuôi, khối lượng thức ăn được tiêu thụ khác nhau Khối lượng thức ăn chăn nuôi tiêu thụ cao nhất vào khoảng 15 tấn/tháng
- Thuốc thú y: Số lượng và chủng loại vaccine tiêm ngừa cho đàn heo của
Cơ sở là loại được phép lưu hành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cụ thể các loại thuốc và vacccine sử dụng cho Cơ sở như sau:
+ Vaccine FMd: Phòng chống bệnh lỡ mồm long móng
+ Vaccine SfV: phòng chống dịch tả heo
+ Vaccine truyền nhiễm – hô hấp
+ Vaccine ngừa bệnh heo tai xanh
- Nguồn cung cấp điện: Điện lưới quốc gia
- Nhu cầu sử dụng: Tối đa khoảng 1.500 kWh/tháng
- Nguồn cung cấp nước: Trong khuôn viên Cơ sở có bố trí 02 giếng khoan khai thác nước dưới đất.
- Lượng nước tiêu thụ: Tổng lưu lượng nước cung cấp phục vụ cho hoạt động của cơ sở là 7,24 m 3 /ngày.
+ Phục vụ nhu cầu sinh hoạt: Tổng lưu lượng nước cung cấp phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân viên là 0,24 m 3 /ngày
+ Phục vụ chăn nuôi: Tổng lưu lượng nước cung cấp phục vụ cho hoạt động chăn nuôi tại cơ sở là 7 m 3 /ngày, trong đó bao gồm:
Cung cấp nước uống cho heo thịt: Tối đa 1,75 m 3 /ngày
Cung cấp nước uống cho heo nái và heo con cai sữa: 1,25 m 3 /ngày
Vệ sinh chuồng nuôi: Tối đa khoảng 4 m 3 /ngày
Căn cứ Quyết định số 612/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh vùng hạn chế khai thác dưới đất trên địa bàn tỉnh Trà Vinh theo Quyết định số 2367/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh, Nghị định số 02/2023/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, hoạt động khai thác nước dưới đất tạ Cơ sở Không thuộc đối tượng đăng ký khai thác, sử dụng nước đưới đất.
Trong quá trình chăn nuôi, Cơ sở có sử dụng một số loại hóa chất khử trùng, cụ thể như sau:
+ Hóa chất khử trùng: 04 lít/tuần
+ Vôi khử trùng: 100 kg/tháng
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
Do hiện trạng tại khu vực thực hiện Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng chưa có quy hoạch phân vùng môi trường, nên Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường chưa có đủ cơ sở để so sánh, đối chiếu sự phù hợp của cơ sở với phân vùng môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
2.1 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường nước mặt
Hoạt động chăn nuôi tại Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng phát sinh nước thải với lưu lượng tối đa là 7,24 m 3 /ngày.
Nước thải phát sinh được thu gom, xử lý tại công trình xử lý nước thải, đảm bảo đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận là sông Ngãi Nhất.
Thực hiện quy định tại Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Điều 82 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ sở thực hiện đánh giá khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải là sông Ngãi Nhất, cụ thể như sau:
- Xác định đoạn sông cần đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải: Sông Ngãi Nhất thuộc địa phận huyện Cầu Kè có tổng chiều dài 9,7 km, được xác định thành 01 đoạn sông trong quá trình đánh giá khả năng chịu tải.
- Xác định mục đích sử dụng nước của sông Ngãi Nhất: Tại thời điểm lập báo cáo, nước mặt sông Ngãi Nhất dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi, sản xuất nông nghiệp và không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Xác định thông số đánh giá: Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, khoản 2 Điều 7 của Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN 08:2023/BTNMT và QCVN 62-MT:2016/BTNMT, khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của mỗi đoạn sông được đánh giá đối với từng thông số sau: TSS, COD, BOD5, tổng Ni-tơ.
- Xác định phương pháp đánh giá: Hiện trạng đoạn sông Ngãi Nhất là nguồn tiếp nhận nước thải của các nguồn thải như: Nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của các hộ dân trong khu vực, nước thải chăn nuôi của Cơ sở, ngoài ra không có các nguồn thải lớn từ hoạt động sản công nghiệp.
Do đó, theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017, phương pháp đánh giá được lựa chọn là phương pháp đánh giá gián tiếp Đây là phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước sông, lưu lượng và kết quả phân tích của các nguồn nước thải xả vào đoạn sông và quá trình gia nhập dòng chảy, biến đổi của các chất gây ô nhiễm.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 82 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, công thức tính toán theo phương pháp đánh giá gián tiếp cụ thể như sau:
L tn = (L tđ - L nn - L tt ) x F s + NP tđ Trong đó:
+ Ltn: Khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
+ Ltđ: Tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông cần đánh giá, đơn vị tính là kg/ngày.
+ Fs: Hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,7 đến 0,9 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 xem xét, quyết định xem xét, quyết định Lựa chọn giá trị tính là 0,7.
+ Lnn: Tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông cần đánh giá, đơn vị tính là kg/ngày;
+ Ltt: Tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải, đơn vị tính là kg/ngày;
+ NPtd: Tải lượng cực đại của thông số ô nhiễm mất đi do các quá trình biến đổi xảy ra trong đoạn sông, đơn vị tính là kg/ngày Giá trị NPtd phụ thuộc vào từng chất ô nhiễm và có thể chọn giá trị bằng 0 đối với chất ô nhiễm có phản ứng làm giảm chất ô nhiễm này.
Như vậy, công thức xác định khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải là sông Ngãi Nhất bằng phương pháp đánh giá gián tiếp như sau: L tn = (L tđ - L nn - L tt ) x 0,7 a) Xác định tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt (L tđ )
Công thức xác định: L tđ = C qc x Q S x 86,4 Trong đó:
- Cqc: Giá trị giới hạn của thông số chất lượng nước mặt theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt ứng với mục đích sử dụng nước của đoạn sông, đơn vị tính là mg/l Áp dụng, QCVN 08:2023/BTNMT (mức B, bảng 2).
- QS: Lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá, đơn vị tính là m 3 /s. Lưu lượng dòng chảy của đoạn sông được tham khảo lưu lượng của đoạn sông có quy mô tương đương là Kênh Rùm Sóc, là 45,21 m 3 /s (nguồn: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Trại chăn nuôi heo thịt theo mô hình trại lạnh, 2023)
- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m 3 /s thành đơn vị tính là kg/ngày).
Bảng 1 Bảng tính tải lượng tối đa của thông số chất lượng nước mặt (L tđ )
TT Thông số C qc mg/l Q s m 3 /s Hệ số thứ nguyên L tđ
Nguồn: Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường tổng hợp, năm 2023 b) Xác định tải lượng của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước (L nn )
Công thức xác định: L nn = C nn x Q S x 86,4 Trong đó:
- QS: Lưu lượng dòng chảy của đoạn sông đánh giá, đơn vị tính là m 3 /s. Lưu lượng dòng chảy tối thiểu của sông Ngãi Nhất là 45,21 m 3 /s.
- Giá trị 86,4 là hệ số chuyển đổi thứ nguyên (được chuyển đổi từ đơn vị tính là mg/l, m 3 /s thành đơn vị tính là kg/ngày).
- Cnn: Kết quả phân tích thông số chất lượng nước mặt, đơn vị tính là mg/l;
Bảng 2 Bảng tính tải lượng trung bình của thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước (L nn )
TT Thông số C nn mg/l
Ghi chú: Giá trị Cnn – Kết quả thử nghiệm số 23538/KQTN-TTKT ngày 30/11/2023 của Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường c) Xác định tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải (L tt )
Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguồn thải vào đoạn sông gồm 03 nguồn chính: nguồn thải điểm, nguồn thải diện và nguồn thải tự nhiên Tải lượng các thông số ô nhiễm từ 03 nguồn này được ký hiệu tương ứng là Lt, Ld và Ln.
Công thức xác định tổng tải lượng thông số ô nhiễm có trong nguồn nước thải: L tt = L t + L d + L n Trong đó:
- Lt: Nguồn thải điểm, đơn vị tính là mg/L.
- Ld: Nguồn thải diện, đơn vị tính là mg/L.
- Ln: Nguồn thải tự nhiên, đơn vị tính là mg/L.
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải
1.1 Thu gom, thoát nước mưa
- Nước mưa chảy tràn từ phần mái công trình được chảy tràn và tự thấm vào khu vực đất cây xanh trong khuôn viên Cơ cở.
- Thực hiện các biện pháp kiểm soát nước mưa chảy tràn:
+ Công trình xử lý chất thải chăn nuôi (hầm biogas, hố thu gom nước thải): Đều được xây kín, đảm bảo nước mưa không tiếp xúc với chất thải.
+ Chuồng nuôi: Đảm bảo nước mưa không chảy tràn vào khu vực chăn nuôi, không cuốn trôi chất thải chăn nuôi ra môi trường.
+ Các thiết bị thu gom và khu vực lưu chứa CTR: Được bố trí trong khu vực có mái che, đảm bảo không tiếp xúc với nước mưa.
+ Thực hiện vệ sinh định kỳ khu vực sân, đường nội bộ, đảm bảo nước mưa không bị ô nhiễm do mặt bằng rửa trôi.
1.2 Thu gom, thoát nước thải a) Công trình thu gom và thoát nước thải
- Công trình thu gom và thoát nước thải tại khu vực chuồng nuôi được xây dựng thành 03 mạng lưới của 03 dãy chuồng hoàn toàn độc lập, thu gom nước thải về 03 hầm biogas xử lý.
- Công trình thu gom và thoát nước thải tại Cơ sở được thể hiện trong sơ đồ sau:
Hình 3 Sơ đồ thu gom và thoát nước thải chăn nuôi
- Nước thải phát sinh trong chuồng nuôi được thu gom vào hố ga nước thải bằng đường ống PVC D140 (ống đặt âm nưới nền công trình, độ dốc của đường ống đảm bảo cho quá trình tự chảy của nước thải).
- Hố thu gom nước thải: Tại đây nước thải được tách một phần chất thải rắn (chủ yếu là phân), sau đó được dẫn về khu vực hầm biogas xử lý chất thải. Kích thước mỗi hố thu gom: dài x rộng x sâu = 1,2m x 1,2m x 1,5m.
- Nước thải sau xử lý bằng hầm biogas được dẫn ra ao sinh học bằng đường ống PVC D140.
- Nước thải sau xử lý tại ao sinh học được xả thải ra môi trường bằng đường ống BTCT D300. b) Điểm xả nước thải sau xử lý
- Nước thải sau xử lý được thoát ra tuyến kênh dẫn nước trong khu vực và cuối cùng xả thải ra nguồn tiếp nhận là sông Ngãi Nhất.
- Vị trí xả nước thải ra nguồn tiếp nhận là sông Ngãi Nhất (tọa độ VN
Nước thải chăn nuôi (nước thải và phân)
Tuyến cống thu gom nước thải
Hố thu gom (hố nước thải đầu vào)
Nguồn tiếp nhận Sông Ngãi Nhất Đạt QCVN
62-MT:2016/BTNMT (cột B, hệ số K q = 0,9 và K f = 1,3)
2000, kinh tuyến trục 105 30, múi chiếu 3 ), cụ thể như sau:
- Phương thức xả thải: Tự chảy
1.3 Xử lý nước thải a) Công trình xử lý nước thải sinh hoạt
- Tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh: Tối đa khoảng 0,24 m 3 /ngày.
- Công trình xử lý: 02 hầm tự hoại, với thể tích mỗi hầm khoảng 2,25 m 3 , trong đó:
+ Hầm tự hoại 1: Được bố trí tại khu vực sinh hoạt gia đình
+ Hầm tự hoại 2: Được bố trí tại khu vực tiếp giáp với trạm cân, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của khách hàng, khi có nhu cầu.
Phần lớn nước thải sinh hoạt của công nhân viên được tập trung, xử lý tại khu vực hầm tự hoại 1; Riêng tại hầm tự hoại 2 chỉ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt của khách hàng trong quá trình cân heo xuất chuồng.
- Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của bể tự hoại được thể hiện trong sơ đồ sau:
Hình 4 Sơ đồ quy trình vận hành của bể tự hoại
* Thuyết minh nguyên lý hoạt động:
- Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng gồm: lắng và phân
Hệ thống cống thoát nước khu công nghiệp Ngăn lắng
Ao sinh họcNguồn tiếp nhận huỷ cặn lắng Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 6 - 8 tháng, dưới ảnh hưởng của các sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ sẽ bị phân huỷ từ từ Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 60 - 65% cặn lơ lửng SS và 20 - 40% BOD. Quy trình hoạt động của bể cụ thể như sau:
+ Ngăn chứa phõn: Cú thể tớch tối thiểu chiếm ẵ tổng thể tớch của hầm tự hoại, đây là ngăn tiếp nhận trực tiếp dòng thải Thành phần, đặc tính của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều chất hữa cơ, cặn lơ lửng hòa tan và không tan trong nước, chứa nhiều hàm lượng Nitơ và photpho tồn tại dưới các dạng hợp chất muối Do đó, tại đây dưới tác động của trọng lực phần cặn có tỷ trọng lớn được lắng xuống đáy bể được giữ lại; các thành phần ô nhiễm sẽ được xử lý bằng các loại vi sinh vật yếm khí tồn tại dưới đáy bể, chúng phân hủy các hợp chất hữu cơ, các thành phần muối amoni thành các khí tự do, tách ra khỏi nước, làm giảm hàm lượng ô nhiễm từ 40% - 45% Phần váng nổi tích lũy trên bề mặt cũng sẽ được tính toán và hút định kỳ cùng với lượng cặn đã phân hủy trong bể.
+ Ngăn lắng: Thể tớch của ngăn lắng chiếm ẳ tổng thể tớch của hầm tự hoại Dòng nước thải sau khi được xử lý kỵ khí tại ngăn chứa được dẫn vào ngăn lắng nhằm loại bỏ tiếp tục lượng chất rắn lơ lững còn lại trong dòng thải và sinh ra từ quá trình phân hủy của vi sinh vật.
+ Ngăn lọc: Thể tớch chiếm ẳ tổng thể tớch của hầm tự hoại Tại đõy, toàn bộ sinh khối cũng như cặn lơ lửng còn lại trong nước thải được loại bỏ bằng vật liệu lọc.
Nước thải sinh hoạt sau xử lý bằng hầm tự hoại được xả ra ao lọc sinh học và cuối cùng xả thải ra nguồn tiếp nhận là sông Ngãi Nhất
Hình 1: Cấu tạo bể tự hoại b) Công trình xử lý nước thải chăn nuôi
- Tổng lưu lượng nước thải chăn nuôi phát sinh: Tối đa khoảng 7,0 m 3 /ngày.
- Nước thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi được xử lý bằng hầm biogas kết hợp ao sinh học, đảm bảo nước thải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận, các công trình xử lý nước thải đã được xây dựng tại Cơ sở cụ thể như sau:
+ Hầm biogas: 03 hầm biogas, thể tích mỗi hầm khoảng 15 m 3
+ Ao sinh học: Thể tích chứa khoảng 180 m 3 (rộng x dài x sâu = 2m x 45m x 2m)
- Quy chuẩn áp dụng đối với nước thải sau xử lý: QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (cột B, hệ số Kq = 0,9 và Kf = 1,3).
- Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi tại Cơ sở được thể hiện chi tiết trong sơ đồ sau:
Hình 5 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chăn nuôi
- Mô tả công nghệ xử lý: Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm ủ biogas là quá trình xử lý sinh học trong điều kiện yếm khí Sau đó là quá trình lắng trọng lực để loại bỏ cặn lơ lửng trong nước thải đầu ra của hầm ủ biogas.
- Mô tả cơ chế xử lý trong hầm ủ bogas: Bên trong hầm ủ biogas xảy ra quá trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ rất phức tạp liên hệ đến hàng trăm phản ứng và sản phẩm trung gian Tuy nhiên người ta thường đơn giản hóa chúng bằng phương trình phản ứng sau đây:
Chất hữu cơ CH + CO + H + NH + H S (lên men yếm khí)
Nguồn tiếp nhận Sông Ngãi Nhất Đạt QCVN
62-MT:2016/BTNMT (cột B, hệ số K q = 0,9 và K f = 1,3)
Nước thải chăn nuôi (nước thải và phân)
Phản ứng lên men yếm khí trong hầm ủ biogas chia thành 3 giai đoạn chính:
+ Phân hủy các chất hữu cơ cao phân tử;
Quá trình phân hủy bên trong hầm ủ sẽ phát sinh ra khí CO2, CH4 và các khí khác sẽ được thu tại nắp hầm ủ và được tận dụng trong hoạt động của Cơ sở.
- Phần cặn được lưu giữ lại trong hầm và phần nước được thoát ra bằng cửa xả của hầm ủ Phần nước thoát ra ngoài còn chứa nhiều cặn nên được dẫn qua ao sinh học để tiếp tục xử lý phần cặn còn sót lại trong dòng nước thải.
Hình 6 Ba giai đoạn lên men yếm khí trong hầm ủ biogas
Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải
2.1 Kiểm soát ô nhiễm từ mùi hôi, khí thải chăn nuôi (chuồng nuôi, hầm biogas và ao xử lý nước thải)
- Khu vực chuồng nuôi được xây dựng khép kín, nhằm đảm bảo hoạt động chăn nuôi không bị tác động bởi các yếu tố môi trường, hạn chế phát tán mùi ra khu vực xung quanh.
- Kho chứa thức ăn đảm bảo khô ráo, thoáng mát, thường xuyên có biện pháp diệt chuột, mối mọt, gián và các loại côn trùng gây hại khác Không dự trữ thức ăn trong kho quá thời hạn sử dụng.
- Các công trình thu gom nước thải chăn nuôi: Đường ống có cao trình phù hợp, đảm bảo cho chất thải tự chảy về hệ thống thu gom, xử lý nước thải; Đường ống được xây dựng âm dưới nền công trình, hố ga nước thải có nắp đậy kín, nhằm hạn chế phát tán mùi hôi ra môi trường.
- Vệ sinh chuồng trại với tần suất thực hiện 02 lần/ngày, không để tồn đọng chất thải trên nền chuồng
- Sử dụng vôi để khử khuẩn cho chuồng trại, đồng thời vôi còn làm tăng độ hòa tan trong nước của khí H2S.
- Sử dụng thuốc sát trùng, phun xịt khu vực chuồng nuôi, với tần suất 01 lần/tuần.
- Khí gas thu được từ hầm biogas được sử dụng làm khí đốt, phục vụ cho nhu cầu nấu ăn tại khu vực sinh hoạt của chủ cơ sở.
- Các ao xử lý sinh học được trồng các loại thực vật thủy sinh, nhằm hấp thụ các chất ô nhiễm còn sót lại trong nước thải sau quá trình xử lý và hạn chế phát sinh mùi hôi;
- Định kỳ thực hiện bơm bùn thải về khu vực chứa bùn, nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải của các công trình XLNT, hạn chế phát sinh mùi hôi từ nguồn này.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực chuồng trại, nhằm tạo dãy phân cách, hạn chế và giảm thiểu phát tán khí thải, mùi hôi ra môi trường xung quanh.
2.2 Kiểm soát ô nhiễm từ khí thải phương tiện giao thông
- Thực hiện vệ sinh sân, đường nội bộ, định kỳ 01 lần/ngày, nhằm hạn chế phát tán bụi từ mặt đường.
- Không nổ máy trong lúc bốc dỡ thức ăn; điều phối xe hợp lý, nhằm tránh tập trung quá nhiều xe hoạt động cùng thời điểm.
- Tăng cường mật độ cây xanh trong khuôn viên cơ sở, nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu và hạn chế phát tán bụi, khí thải ra khu vực xung quanh.
- Các phương tiện vận chuyển thức ăn: Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ, chuyên chở đúng tải trọng và ưu tiên sử dụng nhiên liệu thân thiện môi trường.
2.3 Kiểm soát ô nhiễm từ máy phát điện dự phòng
- Máy phát điện được bố trí tại phòng máy phát điện, với diện tích khoảng 2 m 2
- Thực hiện đầy đủ chế độ bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời các hư hỏng (nếu có).
- Ưu tiên sử dụng nguồn điện từ lưới điện khu vực, qua đó giảm thiểu thời gian hoạt động của máy phát điện, cũng như giảm phát sinh khí thải từ nguồn này.
- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của máy phát điện.
Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường
3.1 Công trình lưu trữ và xử lý chất thải rắn a) Chất thải rắn sinh hoạt
- Bố trí 02 thùng chứa CTRSH tại khu vực nhà ăn của Chủ sơ sở, nhằm thu gom triệt để lượng CTRSH phát sinh.
- Thực hiện tốt công tác phân loại rác tại nguồn, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp, cụ thể như sau:
+ Rác thải nhựa: Định kỳ cung cấp cho các cơ sở thu mua phế liệu.
+ Chất thải thực phẩm: Xử lý bằng phương pháp chôn lấp trong khu vực đất cây xanh thuộc phạm vi Cơ sở Hố chôn lấp với kích thước dài x rộng x sâu là 1m x 1m x1,2m.
- Khi trên địa bàn có đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH: Thực hiện ký kế hợp đồng thu gom và xử lý CTRSH theo đúng quy định. b) Chất thải chăn nuôi b.1) Bao bì thải
- Các loại bao bì chứa thuốc thú y và bao bì chứa thức ăn: Được xếp gọn, lưu chứa tạm thời tại khu vực kho chứa thức ăn Bán cho các cơ sở thu mua phế liệu, tần suất 01 lần/tháng. b.2) Chất thải chăn nuôi và bùn thải
- Chất thải chăn nuôi (phân gia súc): Được thu gom và xử lý tại công trình xử lý chất thải chăn nuôi (hầm biogas + ao sinh học);
- Bùn thải phát sinh từ hầm biogas: Bùn thải hình thành một lớp dày trong hầm ủ biogas, làm giảm hiệu suất phân hủy chất thải của hầm, do đó được cơ sở dùng bơm hút lớp bùn này đưa sang Khu vực chứa bùn, tần suất thực hiện
02 năm/lần (tương đương 04 lứa nuôi)
Khu vực chứa bùn được bố trí tại khu đất trồng cây ăn trái, tiếp giáp với ao sinh học, với tổng diện tích khoảng 53 m 2 , cụ thể như sau:
+ Khu vực 1, với tổng diện tích khoảng 25 m 2 , khả năng lưu chứa khoảng
+ Khu vực 2, với tổng diện tích khoảng 28 m 2 , khả năng lưu chứa khoảng
+ Khu vực chứa bùn được vây kín bằng lưới chắn bùn, cao trung bình khoảng 1 – 1,2m, tại đây phần nước được thoát ra khu vực ao sinh học và phần bùn được giữ lại; bùn tiếp tục được làm khô nhờ ánh nắng mặt trời làm bốc hơi nước trong bùn Cuối cùng, một phần bùn thải được bán cho các cá nhân, cơ sở có nhu cầu; một phần được sử dụng bón cho cây trồng trong khuôn viên Cơ sở.
+ Định kỳ rải vôi khu vực chứa bùn, nhằm hạn chế phát sinh mùi hôi từ nguồn này b.3) Xác gia súc chết do hao hụt (không do dịch bệnh)
Bố trí hố chôn lấp tại khu vực đất vườn, thuộc phạm vi Cơ sở, đảm bảo khoảng cách an toàn với các đối tượng xung quanh Các thông số kỹ thuật cơ bản của hố chôn lấp cụ thể như sau:
- Kích thước hố chôn: Chiều dài và độ sâu của hố dao động trong khoảng1,2 – 1,5m; chiều rộng đáy hố dao động trong khoảng 0,6 – 1,8m.
Hình 7 Sơ đồ hố chôn
+ Bước 1 Khi việc đào hố hoàn tất, cho phân rác, chất độn chuồng xuống đáy hố.
+ Bước 2 Xếp xác động vật cần tiêu huỷ xuống đáy hố
+ Bước 3 Rải một lớp phân rác lên trên đống xác, thực hiện rắc một lớp vôi bột (0,8-1 kg/m 2 ) lớp trên cùng đống xác;
+ Bước 4 Lấp đất cho bằng miệng hố và nén chặt
+ Bước 5 Tiếp tục đắp thêm đất ở trên miệng hố theo hình chóp cụt với chiều cao khoảng 0,6-1m và rộng ra xung quanh miệng hố 0,3-0,4m để tránh nước mưa chảy vào hố chôn.
+ Bước 6 Phía ngoài khu vực hố chôn, cách khoảng 1m, tạo một rãnh nước với kích thước: rộng 20 - 30cm và sâu 20 - 25 cm, có tác dụng dẫn nước mưa ra thoát ra ngoài, tránh ứ đọng nước quanh hố chôn.
+ Bước 7 Trên bề mặt hố chôn, rắc vôi bột với lượng 0,8kg/m 2 , nhằm diệt mầm bệnh phát tán trong quá trình thao tác
+ Bước 8 Sau khi hoàn tất việc chôn, cử người quản lý hố chôn trong 1-2 ngày đầu, hạn chế sự qua lại của người hay vật nuôi quanh khu vực chôn lấp.
- Kiểm tra sau khi chôn lấp: Khu vực chôn lấp phải được kiểm tra 1 lần/tuần trong vòng 1 tháng đầu sau khi chôn lấp Nếu phát hiện thấy hiện tượng lún, sụp, bốc mùi hôi, … cần có biện pháp xử lý như: Thực hiện lấp đất, phun thuốc sát trùng, …
3.2 Chủng loại, khối lượng chất thải rắn thông thường
- Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh khoảng 1 kg/ngày, với thành phần chủ yếu là thức ăn thừa và bao bì chứa thức ăn
- Bao bì chứa thức ăn: Phát sinh trung bình khoảng 60 kg/tháng, loại bao bì 02 lớp: bằng sợi tổng hợp, bao nhựa dẻo, có ít bụi cám còn thừa trong bao.
- Bao bì thuốc thú y (không dính thành phần nguy hại): Phát sinh trung bình khoảng 10 kg/lứa nuôi.
- Phân gia súc: Khối lượng CTR chăn nuôi ước tính phát sinh trong khoảng 324 – 1.080 kg/ngày (Định mức khối lượng CTR phát sinh 1,2 – 4 kg/ngày/con).
- Bùn thải phát sinh từ hoạt động của hầm biogas và ao lọc sinh học khoảng 15 kg/ngày;
- Heo chết không do bệnh (hao hụt trong quá trình nuôi) và nhau thai chiếm tỷ lệ dưới 3,5% so với tổng đàn vật nuôi: Heo chết không do dịch bệnh thường trong độ tuổi dưới 2 tháng tuổi với trọng lượng khoảng 10 – 20kg/con(chọn trung bình 15kg) Như vậy, heo chết do hao hụt trong quá trình nuôi ước tính khoảng 08 con/lứa (tương đương khoảng 120 kg).
Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại
4.1 Công trình lưu trữ và xử lý chất thải nguy hại a) Nhóm CTNH phát sinh thường xuyên
- Thiết bị lưu chứa: Bố trí thùng lưu chứa CTNH, loại thùng 60 lít, có nắp đậy.
- Khu vực lưu chứa: Tại góc riêng biệt, trong khu vực phòng máy phát điện dự phòng
- Biện pháp xử lý: Ký kết hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng vận chuyển, xử lý CTNH theo đúng quy định khi khối lượng đủ lớn.
- Thực hiện báo cáo tình hình phát sinh, quản lý và xử lý CTNH vào nội dung báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm. b) Vật nuôi chết do dịch bệnh
Căn cứ vào Phục lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, quá trình xử lý vật nuôi chết nếu xảy ra dịch bệnh tại Cơ sở như sau:
- Vị trí hố chôn: Trong khu vực vườn cây thuộc phạm vi của Cơ sở, đảm bảo khoảng cách từ hố chôn lấp đến các dãy chuồng nuôi, giếng khoan > 30 m.
- Kích cỡ: Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng vật nuôi cần chôn Kích cỡ hố chôn 01 tấn động vật với kích thước cơ bản như: sâu 1,5 - 2m x rộng 1,5 - 2m x dài 1,5 - 2m.
- Các bước chôn lấp: Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi/m 2 , cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt; Yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1 m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.
+ Hố chôn có biển cảnh báo người ra vào khu vực.
+ Thực hiện thông báo và phối hợp với Ủy ban nhân dân xã trong công tác quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn.
+ Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại Ủy ban nhân dân xã.
4.2 Chủng loại, tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh
- Các loại chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình chăn nuôi tại Cơ sở được thống kê trong bảng sau:
Bảng 8 Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại
Mã chất thải Tên chất thải
Trạng thái tồn tại thông thường
Chất thải lây nhiễm (bao gồm cả chất thải sắc nhọn, vỏ chai thuốc thú y, kim tiêm) Rắn/lỏng NH 10
16 01 06 Bóng đèn huỳnh quang thải Rắn NH 1
- Ngoài ra, trong trường hợp phát sinh heo chết do dịch bệnh, chất thải nguy hại phát sinh từ nguồn này với khối lượng lớn.
Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung
5.1 Các công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung a) Biện pháp giảm thiểu đối với tiếng ồn do phương tiện vận chuyển và máy phát điện dự phòng
- Tất cả các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo yêu cầu kiểm định của
Cục đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường.
- Bố trí thời gian hoạt động xuất/nhập hàng hợp lý: Từ 07h đến 11h và từ 13h đến 17h.
- Kiểm tra, bảo trì và sửa chữa định kỳ các phương tiện vận chuyển, nhằm đảm bảo luôn trong tình trạng hoạt động tốt, qua đó đảm bảo được các vấn đề về an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
- Không nổ máy trong lúc bốc dỡ thức ăn; điều phối xe hợp lý, nhằm tránh tập trung quá nhiều xe hoạt động cùng thời điểm; …
- Máy phát điện được bố trí tại phòng máy phát điện; Thực hiện đầy đủ chế độ bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời các hư hỏng, … nhằm giảm thiểu phát sinh tiếng ồn từ nguồn này. b) Biện pháp giảm thiểu đối với tiếng ồn do vật nuôi
- Quá trình cho heo ăn, heo uống được thực hiện đảm bảo đúng thời gian trong ngày, nhằm hạn chế đáng kể tiếng kêu phát sinh.
- Khu vực chuồng trại được xây dựng khép kín, nhằm hạn chế lan truyền tiếng ồn ra khu vực xung quanh.
- Tăng cường mật độ cây xanh trong khuôn viên cơ sở, nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu và hạn chế lan truyền tiếng ồn ra khu vực xung quanh.
5.2 Quy chuẩn áp dụng đối với tiếng ồn, độ rung
- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (áp dụng đối với khu vực thông thường từ 06 giờ đến 21 giờ)
- QCVN 27:2010/ BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung (áp dụng đối với khu vực thông thường từ 06 giờ đến 21 giờ).
Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các công trình xử lý chất thải như: hầm biogas, hố thu gom nước thải, bờ bao ao sinh học, … nhằm phát hiện và xử lý kịp thời khi có hư hỏng, tránh phát sinh nước thải chưa qua xử lý thải ra môi trường.
- Định kỳ kiểm tra mạng lưới đường cống thu gom, thoát nước thải, Khẩn trương sửa chữa các vị trí hư hỏng trên mạng lưới đường cống thu gom,thoát nước thải (nếu có), đảm bảo chức năng thu gom, tiêu thoát nước thải của toàn mạng lưới.
- Trường hợp khí biogas dư sẽ được đốt bỏ Phương pháp đốt: Đốt trực tiếp bằng ngọn lửa trần Khí sinh học là nhiên liệu sạch và an toàn cho môi trường nên quá trình đốt bỏ không gây ô nhiễm môi trường.
Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác
* Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh trên đàn vật nuôi: Căn cứ theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 và một số văn bản hướng dẫn của Cục Thú Y, Chủ cơ sở sẽ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch như sau:
- Nguồn nước và thức ăn:
+ Nguồn thức ăn đảm bảo không chứa các hóa chất, kháng sinh nằm trong danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông ban hành;
+ Kho chứa thức ăn phải được xây dựng thông thoáng, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, định kỳ sát trùng theo quy định
+ Nguồn nước cấp cho heo phải đảm bảo tiêu chuẩn hiện hành.
- Yêu cầu về sát trùng: Chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, khu vực kho chứa thức ăn, dụng cụ chăn nuôi,… phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo sát trùng triệt để trước khi đưa vào sử dụng theo quy định của ngành thú y;
- Phát hiện, cách ly và điều trị bệnh sớm:
+ Tiến hành theo dõi, khám bệnh và chẩn đoán đàn heo, nhằm phát hiện kịp thời những con có dấu hiệu bị bệnh, để có kế hoạch điều trị kịp thời;
+ Khi heo bệnh cần được đưa sang chuồng cách ly, có biện pháp tiêu độc, tẩy uế chuồng heo bệnh;
+ Sau khi phát hiện và chẩn đoán, cần nhanh chóng điều trị bằng thuốc hữu hiệu ngay từ đầu.
* Biện pháp ứng phó khi phát sinh dịch bệnh: Khi phát hiện dịch bệnh, tùy theo từng giai đoạn phát triển, quy mô và loại dịch bệnh mắc phải, thực hiện các biện pháp ứng phó theo đúng quy định tại Thông tư số 07/2016/TT- BNNPTNT ngày 31/5/2016, cụ thể như:
- Khi phát hiện heo có biểu hiện lạ và chết trong khu vực chăn nuôi, tiến hành cách ly đối với đàn heo;
- Thông báo đến các cơ quan chức năng, cơ quan thú y gần nhất, công ty cung cấp giống để kịp thời đề ra các biện pháp tiếp theo;
- Không di chuyển heo có biểu hiện bệnh ra khỏi cơ sở;
- Tiến hành khử trùng khu vực heo bị mắc bệnh hoặc chết, thực hiện tiêm phòng lại cho đàn heo còn lại chưa bị ảnh hưởng;
- Khi heo bị chết hàng loạt, cần phối hợp với các đơn vị thú y, các ngành chức năng để xử lý theo đúng quy định;
- Sau khi khống chế dịch bệnh hoàn toàn, tiến hành giám sát, vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi, để trống chuồng nuôi ít nhất 21 ngày mới tiến hành chăn nuôi lại.
* Quy trình chôn lấp hợp vệ sinh vật nuôi bị dịch bệnh: Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 (chi tiết nêu tại mục 4.1)
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải
- Nguồn phát sinh nước thải: Nước thải chăn nuôi và nước thải sinh hoạt sau xử lý
- Lưu lượng xả nước thải tối đa: 8 m 3 /ngày
- Dòng nước thải: 01 dòng nước thải sau xử lý được xả ra môi trường tiếp nhận nước thải
- Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải: Số lượng các chất ô nhiễm và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sau xử lý đạt giá trị giới hạn cho phép quy định tại QCVN 62- MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (cột B với hệ số Kq = 0,9 và Kf =1,3), cụ thể như sau:
Bảng 9 Giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
TT Thông số Đơn vị Giá trị C
* Ghi chú: Giá trị tối đa cho được tính theo công thức: C max = C x K q x K f của QCVN 62-MT:2016/BTNMT, trong đó:
+ C: Giá trị của thông số ô nhiễm (cột B)
+ K q : Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải (K q = 0,9)
+ K f : Hệ số lưu lượng nguồn thải (K q = 1,3)
+ Không áp dụng hệ số K cho chỉ tiêu pH, Coliforms
- Vị trí xả nước thải ra nguồn tiếp nhận (tọa độ VN 2000, kinh tuyến trục
105 0 30, múi chiếu 3 o ), cụ thể như sau:
- Phương thức xả thải: Tự chảy, xả mặt
- Nguồn tiếp nhận: sông Ngãi Nhất
Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: Không
Chương VI KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Nhằm đánh giá hiện trạng môi trường khu vực Cơ sở chăn nuôi heo ÚtHùng, Chủ cơ sở phối hợp với đơn vị tư vấn thực hiện quan trắc môi trường không khí, nước thải và nước mặt nguồn tiếp nhận nước thải, kết quả như sau:
Kết quả quan trắc môi trường không khí
- Vị trí quan trắc: 01 mẫu không khí khu vực chăn nuôi
- Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí được trình bày trong bảng sau:
Bảng 10.Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực cơ sở
TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN
2 Bụi lơ lửng (TSP) àg/Nm 3 46 300
- QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (giá trị trung bình 1 giờ)
- Giá trị (*) áp dụng QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (đối với khu vực thông thường từ 6 giờ đến 21 giờ).
* Nhận xét: Theo bảng kết quả thử nghiệm trên cho thấy, tất cả các thông số đều có giá trị thấp và nằm trong giới hạn quy chuẩn cho phép tại QCVN 05:2023/BTNMT, QCVN 26:2016/BTNMT
Như vậy, tại thời điểm lập Báo cáo, môi trường không khí khu vực cơ sở có chất lượng tốt, chưa phát sinh ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi.
Kết quả quan trắc nước thải
- Vị trí quan trắc: 01 mẫu nước thải sau xử lý
- Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý được trình bày trong bảng sau:
Bảng 11.Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý
TT Thông số Đơn vị Kết quả
(cột B với hệ số K q = 0,9 và
3 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/L 107,9 351
4 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD 5 ) mg/L 18,8 117
* Ghi chú: Giá trị tối đa cho được tính theo công thức: C max = C x K q x K f của QCVN 62-MT:2016/BTNMT, trong đó:
+ C: Giá trị của thông số ô nhiễm (cột B)
+ K q : Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải (K q = 0,9)
+ K f : Hệ số lưu lượng nguồn thải (K q = 1,3)
+ Không áp dụng hệ số K cho chỉ tiêu pH, Coliforms
* Nhận xét: Mẫu nước thải sau xử lý có chất lượng khá tốt, đa số các thông số quan trắc có giá trị thấp và đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (cột B với hệ số Kq = 0,9 và Kf
=1,3) Riêng thông số Coliform vượt giới hạn cho phép.
Nhằm đảm bảo nước thải sau xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT (cột
B với hệ số Kq = 0,9 và Kf =1,3), thực hiện bổ sung công đoạn xử lý nước thải sau ao sinh học bằng hóa chất khử trùng Chlorine.
Kết quả quan trắc nước mặt
- Vị trí quan trắc: 01 mẫu nước mặt sông Ngãi Nhất
- Kết quả phân tích chất lượng nước mặt (nguồn tiếp nhận nước thải) được trình bày trong bảng sau:
Bảng 12.Kết quả phân tích chất lượng nước mặt (nguồn tiếp nhận nước thải)
TT Thông số Đơn vị Kết quả QCVN
2 Tổng cặn lơ lửng (TSS) mg/L 29,4 ≤ 100 (*)
3 Nhu cầu oxy hóa học (COD) mg/L 15,4 ≤ 15 (*)
4 Nhu cầu oxy sinh hóa
- Giá trị giới hạn áp dụng theo QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
- (*) áp dụng theo QCVN 08:2023/BTNMT (Mức B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (dùng cho mục đích sản xuất công nghiệp, nông nghiệp sau khi áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp).
* Nhận xét: Theo kết quả thử nghiệm cho thấy, nước mặt sông Ngãi
Nhất có chất lượng tương đối tốt, đa số các thông số quan trắc có giá trị đạt QCVN 08:2023/BTNMT (mức B, bảng 2 - Chất lượng nước trung bình)
Riêng thông số COD và Coliform vượt giới hạn cho phép (không đạt mức trung bình).
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ
Kế hoạch vận hành thử nghiệm
Các công trình xử lý chất thải đã được xây dựng tại Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng bao gồm:
- Hầm tự hoại xử lý nước thải sinh hoạt: Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 31 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Cơ sở không thực hiện vận hành thử nghiệm công trình này.
- Công trình xử lý nước thải chăn nuôi: Căn cứ theo Khoản 5 điều 21 của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ Cơ sở thực hiện vận hành thử nghiệm công trình này.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 31 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng cụ thể như sau:
Bảng 13.Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành
STT Công trình xử lý chất thải Thời gian bắt đầu Thời gian kết thúc
Lưu lượng xả thải tối đa Ghi chú
Công trình xử lý nước thải chăn nuôi
(hầm biogas và ao sinh học)
Thực hiện trong điều kiện cơ sở đang hoạt động chăn nuôi
Bảng 14.Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải
STT Ngày lấy mẫu Vị trí lấy mẫu Thông số thử nghiệm Loại mẫu
- Nước thải tại hố thu gom
- Nước thải sau xử lý tại miệng cống xả thải pH, BOD 5 , COD TSS, tổng nitơ và tổng coliform mẫu đơn
2 12/3/2024 - Nước thải sau xử lý tại miệng cống xả thải
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch: Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường Trà Vinh.
Trung tâm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường tại Giấy chứng nhận số 53/GCN-BTNMT ngày 07/12/2022, mã số VIMCERTS 165.
Công tác quan trắc đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư số10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường.
Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật
- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 97 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng không thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục.
- Căn cứ Công văn số 964/KSONMT-CN&NH ngày 11/4/2023 của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường về việc hướng dẫn thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải; Phụ lục II và XXVIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng không thuộc đối tượng phải thực hiện quan trắc nước thải định kỳ
- Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ theo đề xuất của chủ cơ sở: Chủ cơ sở đề xuất chương trình quan trắc chất lượng nước thải sau xử lý, cụ thể như sau:
- Vị trí quan trắc: Nước thải sau xử lý tại miệng cống xả thải (ký hiệu: NT)
- Tần suất quan trắc: 06 tháng/lần
- Thông số giám sát: pH, BOD5, COD, TSS, tổng nitơ và tổng coliform
Quy chuẩn kỹ thuật áp dụng: QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (cột B với hệ số Kq = 0,9 và Kf =1,3)
Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
Căn cứ theo chương trình quan trắc môi trường tại Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng, kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm được dự toán trong bảng sau:
Bảng 15.Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm
STT Tên công việc ĐVT Khối lượng Đơn giá theo quy định Thành tiền
STT Tên công việc ĐVT Khối lượng Đơn giá theo quy định Thành tiền
Chương VIII KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ
Tính đến thời điểm lập báo cáo, Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng không có đợt thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường Do vậy, Cơ sở chăn nuôi heo Út Hùng không tiến hành báo cáo tại nội dung này.
Chương IX CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ
- Chủ cơ sở cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu, được nêu trong các tài liệu nêu trên Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
- Chủ cơ sở cam kết thực hiện đầy đủ các chương trình quản lý môi trường, chương trình giám sát môi trường, công tác bảo vệ môi trường như đã nêu trong báo cáo (gồm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà cơ sở áp dụng), tuân thủ các quy định chung về bảo vệ môi trường có liên quan cơ sở bao gồm:
+ Đối với nước mưa chảy tràn: Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát chất lượng nước mưa chảy tràn, đảm bảo không bị ô nhiễm do mặt bằng rửa trôi.
+ Đối với nước thải chăn nuôi (bao gồm phân gia súc): Được xử lý tại công trình xử lý nước thải chăn nuôi (hầm biogas, ao sinh học) Đảm bảo nước thải được xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi (cột B với hệ số Kq = 0,9 và Kf =1,3) trước khi xả thải ra môi trường.
+ Đối với chất thải rắn (chất thải sinh hoạt và chất thải nguy hại): Thực hiện đầy đủ các biện pháp quản lý chất thải, đảm bảo công tác quản lý và xử lý chất thải rắn đúng theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
+ Đối với các nguồn phát sinh khí thải, tiếng ồn và độ rung: Thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung. Đảm bảo môi trường không khí đạt:
QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.
QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (áp dụng đối với khu vực thông thường từ 06 giờ đến 21 giờ).
+ Phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố môi trường: Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đã nêu Cam kết không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường xung quanh.
+ Phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố dịch bệnh: Thực hiện đầy đủ,nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa và ứng phó khi phát sinh dịch bệnh theo đúng quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 và một số văn bản hướng dẫn của Cục Thú Y.
+ Đối với chương trình quan trắc môi trường theo quy định và đề xuất: Thực hiện đầy đủ chương trình quan trắc môi trường theo quy định và đề xuất; có chế độ báo cáo về cơ quan quản lý theo đúng quy định.