1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn tổ chức kế toán

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Kế Toán
Tác giả Đinh Kiều Loan
Trường học Trường Đại Học Lao Động – Xã Hội
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của anh chị về tổ chức kế toán tăng, giảmtài sản cố định trong doanh nghiệp- Khái niệm tài sản cố định TSCĐ: TSCĐ là tất cả những tài sản của doanh n

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

Trang 2

Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tổ chức kế toán tăng, giảmtài sản cố định trong doanh nghiệp

- Khái niệm tài sản cố định (TSCĐ): TSCĐ là tất cả những tài sản của doanh nghiệp có giá trị lớn , có thời gian sử dụng , luân chuyển , thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kỳ kinh doanh ( nếu chu kỳ kinh doanh lớn hơn hoặc bằng 1 năm )

a) Tổ chức chứng từ kế toán tăng, giảm TSCĐ

(1) Trường hợp TSCĐ tăng do mua ngoài, do xây dựng cơ bản bàn giao:

- Quyết định đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt

- Biên bản đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu được cấp có thẩm quyền phê duyệt - Hợp đồng kinh tế ký với người thắng thầu - Biên bản nghiệm thu

- Biên bản giao nhận TSCĐ

- Hóa đơn giá trị gia tăng - Các chứng từ thanh toán (Giấy báo Nợ, Phiếu chi, biên lai thu tiền) - Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế.

 Biên bản giao nhận TSCĐ: Biên bản này nhằm xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau

khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp, biếu tặng, viện trợ, nhận vốn góp, thuê ngoài,…đưa vào sử dụng tại doanh nghiệp hoặc tài sản của doanh nghiệp bàn giao cho đơn vị khác theo yêu cầu của cấp trên, theo hợp đồng góp vốn,…

Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và ghi Sổ (Thẻ) TSCĐ và cácsổ kế toán khác có liên quan Biên bản giao nhận TSCĐ lập cho từng đối tượng TSCĐBiên bản giao nhận TSCĐ được lập thành hai (02) bản, mỗi bên (giao, nhận) giữmột (01) bản Sau đó chuyển cho Phòng kế toán để ghi sổ và lưu trữ

(2) Trường hợp giảm TSCĐ do thanh lý (nhượng bán):

- Quyết định thanh lý (nhượng bán) TSCĐ được cấp có thẩm quyền ra quyết định Biên bản đấu giá để lựa chọn người trả giá cao nhất và được cấp có thẩm quyền quyết định Hợp đồng kinh tế ký với người thắng thầu,gồm có những loại chứng từ như sau:

Trang 3

o Biên bản thanh lý (nhượng bán) TSCĐ o Biên bản giao nhận TSCĐ

o Hóa đơn bán hàng o Các chứng từ thanh toán

o Biên bản thanh lý hợp đồng kinh tế.

- Biên bản thanh lý (nhượng bán) TSCĐ: Khi có quyết định thanh lý (nhượng bán)

TSCĐ, doanh nghiệp thành lập ban thanh lý (nhượng bán) TSCĐ

- Ban thanh lý (nhượng bán) TSCĐ lập Biên bản thanh lý (nhượng bán) TSCĐ, làm căn cứ để ghi giảm TSCĐ trên sổ kế toán Ngoài ra còn có các chứng từ phải lập khác

kèm theo như hóa đơn bán hàng phản ánh các khoản thu hồi từ thanh lý (nhượng

bán),

Các chứng từ phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý (nhượng bán).

(3) Trường hợp TSCĐ giảm do góp vốn: Hợp đồng góp vốn (ghi rõ hình thức góp vốn),

Biên bản định giá TSCĐ (do Hội đồng định giá xác định), Biên bản bàn giao TSCĐ

(4) Trường hợp TSCĐ giảm do mất: Hội đông kiểm kê lập Biên bản kiểm kê TSCĐ

nhằm xác nhận số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, thừa, thiếu so trên thực tế so với sổ kế toán.

b) Quy trình luân chuyển chứng từ tăng giảm TSCĐ

(1) Trường hợp quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ

- Bước 1: Thủ trưởng đơn vị ra quyết định liên quan tăng TSCĐ

- Bước 2: Các bộ phận liên quan (bộ phận sử dụng TSCĐ, phòng kỹ thuật, phòng kế toán, ) phối hợp cùng bên bán mua TSCĐ

- Bước 3: Hội đồng giao nhận thức hiện bàn giao TSCĐ cho bộ phận sử dụng

Trang 4

- Bước 4: Kế toán TSCĐ hoàn thiện hồ sơ TSCĐ, ghi các sổ kế toán có liên quan tới TSCĐ

- Bước 5: Chuyển toàn bộ chứng từ có liên quan cho bộ phận lưu trữ bảo quản, lưu trữ theo quy định

(2) Trường hợp quy trình luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ

- Bước 1: Thủ trưởng đơn vị ra quyết định liên quan giảm TSCĐ ( quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ,…)

- Bước 2: Các bộ phận liên quan (bộ phận sử dụng TSCĐ; hội đồng thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ) cùng bên mua phối hợp việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ

- Bước 3: Kế toán TSCĐ hoàn thiện hồ sơ TSCĐ, ghi các sổ kế toán có liên quan tới TSCĐ

- Bước 4: Chuyển toàn bộ chứng từ có liên quan cho bộ phận lưu trữ bảo quản, lưu trữ theo quy định

c) Tổ chức tài khoản kế toán

- Tài khoản TSCĐ hữu hình (TK 211) - Tài khoản TSCĐ vô hình (TK 213)

- Tài khoản TSCĐ thuê tài chính (TK212)

- Tài khoản Hao mòn TSCĐ (TK214) và một số tài khoản liên quan khác

d) Tổ chức sổ kế toán TSCĐ Sổ kế toán chi tiết TSCĐ thường bao gồm các sổ sau:

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh

- Tên quốc tế: Binh Minh Plastics Joint Stock Company

- Tên viết tắt: BM PLASCO

Năm 1977, Công ty ống nhựa hóa học Việt Nam (Kepivi) và Công ty Nhựa Kiều Tinh được sáp nhập, lấy tên là Nhà máy Công tư Hợp doanh Nhựa Bình Minh trực thuộc Tổng Công ty Công nghệ phẩm, Bộ Công nghiệp nhẹ Năm 1994, công ty đổi tên thành Công ty Nhựa Bình Minh Ngày 02/01/2004, sau khi cổ phần hóa, Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh chính thức hoạt động Ngày 11/7/2006, cổ phiếu của Công ty

Trang 5

chính thức giao dịch trên Thị trường chứng khoán Việt Nam với mã chứng khoán BMP.

- Ngành nghề kinh doanh:

Các sản phẩm chính của công ty hiện đang cung cấp các sản phẩm nhựa phục vụ cho xây dựng công nghiệp và dân dụng, bao gồm:

3290Sản xuất khác chưa được phân vào đâu

-Chi tiết: Sản xuất các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su Sản xuất máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất

4290 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác

-Chi tiết: Thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng 4659 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

-Chi tiết: Kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất

4669 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

-Chi tiết: Kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất

7110 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

-Chi tiết: Kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất

7120 Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

-Chi tiết: Dịch vụ giám định, phân tích, kiểm nghiệm ngành hóa chất 7410 Hoạt động thiết kế chuyên dụng

-Chi tiết: Thiết kế, chế tạo khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc

b) Cơ sở các chỉ tiêu tài sản cố định trên báo cáo tài chính

- Số liệu tài sản cố định trên bảng cân đối kế toán được lấy từ số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ của sổ cái TK 211, 213, 214

- Số liệu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ lấy trên sổ cái TK 211: số phát sinh tăng, giảm trong năm

- Số liệu trên thuyết minh báo cáo tài chính lấy trên sổ cái TK 211, 213, 214: số phát sinh tăng, giảm trong năm, số dư đầu kỳ, cuối kỳ

 Giá trị còn lại = nguyên giá – Hao mòn lũy kế

c) Nguyên tắc kế toán và khấu hao tài sản cố định

Trang 6

Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo giá gốc Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại

Khấu hao được trích theo phương pháp đường thẳng, thời gian khấu hao được ước tính như sau:

- Nhà cửa, vật kiến trúc: 05-10 năm - Máy móc, thiết bị: 05-08 năm - Phương tiện vận tải: 06-08 năm - Thiết bị văn phòng: 03-05 năm - Quyền sử dụng đất: 41-50 năm

d) Nhận xét, đánh giá

Hoạt động chính của Công ty là sản xuất kinh doanh các sản phẩm dân dụng và công nghiệp từ chất dẻo và cao su; thiết kế, chế tạo, kinh doanh khuôn mẫu ngành nhựa, ngành đúc; sản xuất, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư, thiết bị vệ sinh cho ngành xây dựng, trang trí nội thất; tư vấn và thi công các công trình cấp thoát nước, sân bãi, kho tàng; dịch vụ giám định, phân tích, kiểm nghiệm ngành hóa chất; Kinh doanh, xuất nhập khẩu nguyên liệu, hóa chất, vật tư, máy móc thiết bị ngành nhựa, cơ khí, xây dựng, cấp thoát nước, thiết bị thí nghiệm.

Ban Tổng Giám đốc Công ty đảm bảo rằng các sổ kế toán được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của Công ty, với mức độ trung thực, hợp lý tại bất cứ thời điểm nào và đảm bảo rằng Báo cáo tài chính tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước Đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tài sản của Công ty và thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn, phát hiện các hành vi gian lận và các vi phạm khác.

Công ty áp dụng Chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Công ty đã áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các văn bản hướng dẫn Chuẩn mực do Nhà nước đã ban hành Các báo cáo tài chính được lập và trình bày theo đúng mọi quy định của từng chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực và Chế độ kế toán hiện hành đang áp dụng.

Trong năm 2020 công ty có biến động về tài sản cố định vô hình, tài sản cố định vô hình của công ty là phần mềm máy tính đã hết khấu hao nhưng vẫn đang sử dụng Tài sản cố định hữu hình có biến động một số máy móc dù đã thời gian khấu hao nhưng cũng vẫn còn sửa dụng bên cạnh đó vẫn còn những trang thiết bị cùng với một số TSCĐ hữu hình còn biến động tăng, giảm và đều được trình bày đầy đủ trên báo cáo tài chính

Trang 7

Câu 3: Ví dụ tăng, giảm tài sản cố định

Tại công ty TNHH May Mặc DONY, chuyên sản xuất đồng phục cho các công ty, xí nghiệp, đội nhómghi sổ theo hình thức nhật ký chung, không mở nhật ký đặc biệt, tính thuế GTGT khấu trừ, khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng có tài liệu về tình hình tăng, giảm tài sản cố định tháng 6 năm 2021 như sau:

NV1: Ngày 10 tháng 6 mua một máy may công nghiệp ( Hãng KM/ Nhật Bản) để phục vụ cho sản xuất trang phục thể thao, giá chưa thuế 10.000.000 đồng, thuế GTGT 10% hóa đơn số 0100132, đã thanh toán theo GBN726, tỷ lệ khấu 20%/năm Tài sản được đưa vào sử dụng theo biên bản bàn giao số 22 ngày 10 tháng 3 năm 2021 Kế toán lập thẻ tài sản cố định số 20 Thời gian sử dụng 5 năm.

NV2: Ngày 20 tháng 6 thanh lý máy cắt vải ( Hãng Jiki/ Nhật Bản) do bị hỏng lưỡi cắt, nguyên giá là 15.000.000 đồng, đã khấu hao hết, biên bản thanh lý số 7 Giá trị thu hồi từ thanh lý chưa thuế là 5.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, thu bằng tiền gửi ngân hàng GBC1097, Hóa đơn số 0101298 Biết tài sản này được đưa vào sử dụng từ ngày 06/03/2016 theo biên bản bàn giao số 17, tỷ lệ khấu hao 20%/năm.

Số dư đầu kỳ của TK 211: 500.000.000 đồng, TK 214: 380.000.000 đồng

Bảng trích khấu hao trong tháng 6 là: 100.000.000 đồng, trong đó khấu hao ở bộ phân phân xưởng là 70.000.000 đồng, bộ phận maketing là 20.000.000 đồng, bộ phận quản

Trang 8

Ghi giảm TSCĐ chứng từ số BBTL 07 ngày 20/06/2021

Lý do giảm: thanh lý tài sản hết khấu hao.

Trang 9

Mua máy may công nghiệp đã thanh toán bằng tiền gửi

Trang 10

Mua máy may công nghiệp đã thanh toán bằng tiền gửi

Trang 11

Người lập sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị

DANH MỤC THAM KHẢO

[1] Bộ tài chính (2016), thông tư 200/2016/TT-BTC [2] Bộ Tài chính (2013), thông tư 45/2013/TT-BTC

[5] Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh năm 2020, Báo cáo tài chính

[6] PGS.TS.Nghiêm Văn Lợi (2019), Giáo trình tổ chức kế toán, Trường Đại học Lao động –Xã Hội

Trang 12

PHỤ LỤC

Trích Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w