1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những khó khăn của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành ngôn ngữ anh trongviệc học kỹ năng nói tại trường đại học lao động – xã hộ

20 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 336,94 KB

Nội dung

Khái niệm về kĩ năng nóiTrong số bốn kỹ năng nghe, nói, đọc viết, kỹ năng nói đóng vai trò quan trọng bởi vì đó là bước xác định được người học có nắm bắt được ngôn ngữ hay không nắm bắ

Trang 1

Những khó khăn của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Ngôn Ngữ Anh trongviệc học kỹ năng nói tại Trường Đại học Lao động – Xã hội

2 Kỹ năng nói

2.1 Kỹ năng ngôn ngữ

Để học bất cứ một ngôn ngữ nào ta cũng phải bắt đầu bằng bốn kỹ năng cơ bản nhất là: nghe, nói, đọc, viết Khi lần đầu học tiếng, một đứa trẻ học thực hành tiếng thông qua việc nghe, Sau đó đứa trẻ đó sử dụng ngôn ngữ để bằng cách kết hợp việc luyện nói và nghe Rồi, khi đến trường học tập, lũ trẻ học kĩ năng đọc và viết Hai kĩ năng đầu tiên, kĩ năng nói và kĩ năng nghe được gọi là kĩ năng bằng lời nói- oral skills (do đều liên quan tới các cơ quan về âm và phát âm) do cách mà hai kĩ năng này được hình thành Hai kĩ năng sau, kĩ năng đọc và viết, được gọi là kĩ năng biết đọc biết viết-literacy skills bởi vì hai kĩ năng đó có mối liên hệ với việc viết bằng tay Bốn kĩ năng trên được thể hiện trong bảng dưới đây: (trích từ quyển “Sổ tay phương pháp dạy học cho giáo viên tiếng Anh ở Việt Nam” của Forseth, R., Forseth, C., Tạ, T.H & Nguyễn, V.D)

Kỹ năng ngôn ngữKĩ năng tiếp nhậnKĩ năng sản sinhKĩ năng bằng lời nói Kĩ năng nghe Kĩ năng nói

Kĩ năng biết đọc biếtviết

Bảng 1: Bốn kĩ năng ngôn ngữ (Forseth, R., Forseth, C., Tạ, T.H & Nguyễn, V.D)

Khi người học phát triển cách sử dụng ngôn ngữ, các kĩ năng khác nhau hầu như sẽ được kết hợp với nhau Trong cuộc hội thoại, khi một người nói và người còn lại nghe, sau khi nghe và hiểu, người nghe phản ứng bằng cách nói lại Trong trường học, khi sinh viên đang nghe, họ có thể cũng đang viết ghi chú hoặc đang đọc bài đọc hiểu nào đó Là một giáo viên, bạn sẽ đọc giáo án và rồi truyền tài y tưởng tới sinh viên của bạn Như vậy tất cả các kĩ năng có liên quan đến nhau và được dùng kết hợp hài hòa với nhau.

Trang 2

Như vậy, bốn kỹ năng nghe- nói- đọc- viết rất quan trọng trong việc nắm bắt một ngôn ngữ Các kỹ năng này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau để tạo hiệu quả cao nhất.

2.2 Kỹ năng nói

2.2.1 Khái niệm về kĩ năng nói

Trong số bốn kỹ năng ( nghe, nói, đọc viết), kỹ năng nói đóng vai trò quan trọng bởi vì đó là bước xác định được người học có nắm bắt được ngôn ngữ hay không nắm bắt được ngôn ngữ Pattison (1992) khẳng định rằng, khi một người biết hoặc học một ngôn ngữ, điều đó có nghĩa là họ có thể nói được thứ ngôn ngữ đó Nói đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp giữa người với người

Theo Byrne (1976), “nói là quá quá trình tác động qua lại giữa người nói và người nghe bao gồm kĩ năng sản sinh của việc nói và kĩ năng tiếp nhận của việc hiểu” Cả người nói và người nghe đều tích cực thực hiện chức năng sau: người nói mã hóa tin nhắn được truyền tài trong một ngôn ngữ thích hợp, trong khi người nghe phải giải mã tin nhắn đó Tin nhắn trong lời nói thông thường luôn luôn chứa đựng lượng lớn thong tin mà người nghe cần Cùng lúc đó, đặc điểm ngôn điệu của người nói giúp người nghe nhận biết các trọng âm và ngữ điệu mà đi kèm với các lời nói và hình thành lên nghĩa của lời nói Chaney (1988) cũng khẳng định rằng “nói là quá trình xây dựng và chia sẻ nghĩa của lời nói thông qua việc sử dụng các kí hiệu bằng lời nói hoặc không bằng lời nói trong các hoàn cảnh khác nhau” Bên cạnh đó, Scott (1978) nhấn mạnh “nói là ví dụ tiêu biểu của một hoạt động bao gồm hai hoặc nhiều người mà trong đó những người tham gia đều là người nói và người nghe có những phản ứng với điều họ nghe và phản hồi lại” Thêm vào đó, Brown (1983) cũng cho rằng” nói là quá trình tương tác của việc xây dựng nghĩa của lời nói mà bao gồm sản xuất, tiếp nhận và xử ly thông tin” Khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp, người nói nên chọn lựa ngôn từ thích hợp để diễn tả những điều mà họ muốn nói về, để nói lại bằng các từ khác hoặc nhấn mạnh những từ để làm rõ nghĩa Như vậy các nhà khoa học khác nhau có những quan niệm khác nhau về việc nói nhưng họ đều tán thành một đặc điểm quan trọng của nói, đó là quá trình tác động qua lại giữa người nói và người nghe.

Trang 3

Kĩ năng để nói được một ngôn ngữ thứ hai được coi như là một nhiệm vụ phức tạp Sự phức tạp đó trước hết được thể hiện qua bảng quá trình học để giao tiếp của Rivers and Temperley:

Bảng 2: Quá trình học để giao tiếp (Rivers and Temperley)

Theo họ, việc tìm ra kĩ năng và sử dụng kĩ năng là quá trình diễn ra liên tục nối tiếp nhau.

Việc nắm bắt được kĩ năng nói một ngôn ngữ phức tạp cũng bởi vì nói được dùng cho nhiều mục đích khác nhau và mỗi mục đích yêu cầu những kĩ năng khác

Trang 4

nhau Trong hội thoại thông thường, ví dụ, mục đích của người nói có thể là để tạo mối quan hệ xã giao với người khác hoặc để dành thời gian trò chuyện với ai đó Hay nói một cách khác, mục đích có thể để tìm ra hoặc thể hiện quan điểm hoặc để làm sáng tỏ thông tin Trong các trường hợp khác, người nói mong muốn đưa ra chỉ dần, thuyết phục người khác hoặc để làm việc nào đó Họ muốn miêu tả nhiều thứ, phàn nàn về thái độ của người khác, đưa ra yêu cầu… Mỗi mục đich khác nhau của việc nói này ám chỉ kiến thức về những qui tắc mà giải thích cho việc làm thế nào mà ngôn ngữ nói phản ảnh được văn cảnh hoặc tình huống mà lời nói xảy ra, sự tham gia của những người liên quan, vai trò hoặc mối quan hệ của họ, hình thức diễn tả lời nói… Bên cạnh đó, kĩ năng nói được xem như là “một dãy các loại hoạt động với đường hướng giao tiếp là không hạn chế, với điều kiện rằng các hoạt đọng đó có thể giúp người học nắm bắt được mục đich giao tiếp, đưa người học vào hoàn cảnh giao tiếp và yêu cầu sử dụng quá trình giao tiếp như là chia sẻ thông tin, tìm hiểu nghĩa và sự tương tác lẫn nhau” (Richard and Rodgers, 1986)

Nunan (1989) đưa ra các đặc điểm của việc sử dụng kỹ năng nói một cách thành công như sau:

- Phát âm một cách dễ hiểu

- Sử dụng tốt trọng âm, nhịp điệu và ngữ điệu - Sự trôi chảy

- Kĩ năng giải quyết vấn đề tốt

- Có kĩ năng trong việc lần lượt nói ngắn và nói dài - Có kĩ năng trong việc quản lí mọi sự tác động qua lại - Có kĩ năng trong việc xác lập nghĩa phù hợp

- Kĩ năng nghe hiểu hội thoại

- Có kĩ năng trong việc nắm bắt mục đich cuộc hội thoại - Sử dụng hình thức hội thoại thích họp trong từng hoàn cảnh

Trang 5

Như vậy, kỹ năng nói là một trong những hình thức giao tiếp cơ bản của con người và một trong những kĩ năng quan trọng mà người học nên nắm vững để đạt được các mục đích giao tiếp.

2.2 2 Đặc điểm của kĩ năng nói

Kỹ năng nói có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, hình thức và ý nghĩa của kỹ năng nói phụ thuộc vào bối cảnh nơi nó xảy ra, bao gồm cả những người tham gia, kinh nghiệm mà họ tích lũy được, môi trường vật lý, và mục đích nói Nó thường mang tính tự phát, không giới hạn và luôn phát triển Tuy nhiên, lời nói không phải lúc nào cũng không đoán được Ta có thể nhận ra và định hình các chức năng ngôn ngữ (hoặc cấu trúc) mà thường lặp lại trong các cuộc hội thoại.

Thứ hai, kỹ năng nói nói yêu cầu người học không chỉ biết làm thế nào để tạo ra các điểm nhấn của ngôn ngữ như ngữ pháp, phát âm, từ vựng ( năng lực ngôn ngữ) mà còn đòi hỏi họ hiểu được khi nào, tại sao, và trong những cách để tạo ra ngôn ngữ ( năng lực ngôn ngữ xã hội học)

Thứ ba, lời nói có kỹ năng, cấu trúc riêng của nó, và quy ước khác với ngôn ngữ viết Một người diễn giả giỏi biết tổng hợp các mảng của kiến thức và kỹ năng để thành công trong một tình huống hội thoại cụ thể Cuối cùng, Bygate (1987) xem xét nói như là một kỹ năng đánh giá tối thiểu trong nhiều cách Lý do là hầu như tất cả mọi người có thể nói chuyện, và do đó, coi như có quá nhiều kỹ năng nói Ông cũng khẳng định rằng kỹ năng nói xứng đáng được mọi người quan tâm nhiều như các kỹ năng đọc viết Các học viên thường cần có khả năng nói chuyện một cách tự tin để thực hiện nhiều giao dịch cơ bản nhất của họ Bygate cũng đánh giá cao kỹ năng nói bằng cách chỉ ra rằng nói là môi trường mà thông qua đó nhiều ngôn ngữ được học tập.

Tóm lại, không thể phủ nhận rằng nói là chìa khóa để giao tiếp Bằng cách lưu tâm đến những hành động của một người nói tốt, những bài tập nói có thể thực hiện trên lớp và những yêu cầu cụ thể mà học sinh cho biết, giáo viên có thể giúp học sinh cải thiện khả năng nói và khả năng ngôn ngữ nói chung.

Trang 6

2.2.3 Vai trò của kĩ năng nói trong việc dạy và học tiếng Anh

Kỹ năng nói (cùng với với viết) là một trong hai kỹ năng sản sinh (productive

skills) Dạy kỹ năng nói gần giống như việc dạy các kiến thức ngôn ngữ như từ vựng

hoặc cấu trúc câu Vì vậy, người học phải được cung cấp ngữ liệu, sau đó luyện tập các ngữ liệu và cuối cùng phải sử dụng được ngữ liệu để diễn đạt được ý tưởng của mình theo nội dung chủ đề nhất định một cách tự do Nói cách khác, việc cung cấp ngữ liệu là cần thiết, làm tiền đề cho việc luyện tập Nhưng quan trọng nhất là cuối cùng người học phải vận dụng được ngữ liệu đó để nói Khi dạy kỹ năng nói, có hai yếu tố cần lưu : độ trôi chảy (fluency) và độ chính xác (accuracy) Độ trôi chảy là lời nói liên tục, liền mạch trong việc thể hiện ý nghĩ bằng lời nói Ý phải lôgíc, không bị ngắt quãng, lời nói có độ dài liên tục, không bị ngập ngừng từng đoạn hay từng câu Người nói phải tự sắp xếp ý để nói ra (không dựa vào cần gợi ý) Độ chính xác là lời nói sử dụng đúng về từ vựng, đúng về ngữ pháp và phát âm Tuy nhiên, chúng ta cần phải tập trung nhiều hơn vào độ lưu loát (fluency-focused) bởi chúng ta dạy kỹ năng nói theo đường hướng/ quan điểm giao tiếp Một nhiệm vụ tập trung vào tính chính xác (accuracy-focused) không phải là một phần chính của giờ dạy theo đường hướng giao toeeps mà nó chỉ hỗ trợ hoạt động tập trung độ trôi chảy (fluency-focused) Hơn nữa, trong mỗi giai đoạn của giờ dạy nói, chúng ta đánh giá mức độ chính xác hay trôi chảy khác nhau Ví dụ, khi thực hành nói có kiểm soát (controlled practice) cần độ chính xác nhiều hơn, nhưng sang giai đoạn thực hành tự do (free practice) thì độ trôi chảy được đặt lên hàng đầu, miễn là lời nói có thể hiểu được (comprehensible).

Chúng ta đều biết rằng ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp hiệu quả nhất mà thông qua đó con người có thể truyền tải được suy nghĩ, ý kiến và mong muốn của bản thân Đồng thời cũng giúp ta làm rõ những ý định mà bản thân muốn diễn đạt Nếu không có ngôn ngữ, loài người sẽ chẳng có được những tiến bộ vượt bậc như ngày nay Ngôn ngữ là thước đo phân biệt giữa con người và con vật

Người học ngôn ngữ cho rằng khả năng nói một ngôn ngữ chính là thước đo của việc bạn có nắm bắt được ngôn ngữ đó hay không Nói một cách khác, kĩ năng nói đóng vai trò cực kì quan trọng trong quá trinh dạy và học ngôn ngữ Nếu người học không nắm bắt mọi cơ hội để nói ngôn ngữ, họ sẽ nhanh chóng mất đi niềm đam mê

Trang 7

học vì vậy học ngôn ngữ là việc học cách nói ngôn ngữ là vì lẽ đó Không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta chúng ta nói nhiều hơn viết Nói so với viết theo như Wilkin (1979; trích từ Nabiar 1985),là hình thức ngôn ngữ quan trọng và viết xếp thứ hai và cũng bắt nguồn từ việc nói Khi nói về vai trò của kĩ năng nói, Bygate (1987: 7) cho rằng “ Đó là phương tiện để gắn kết phân loại xã hội, là phương tiện cho sự tiến bộ và là phương tiện kinh doanh Trong quá trình dạy và học ngôn ngữ, nói là phương tiện hữu ích mà thông qua đó giúp chúng ta học ngôn ngữ đó Khả năng giao tiếp một ngoại ngữ rõ ràng góp phần tạo nên thành công cho người học khi còn là sinh viên và cho cuộc sống về sau này (Kayi, 2006)

Nunan (1991: 279) cho rằng cuộc hội thoại có thành công hay không là nhờ vào khả năng thực hiện cuộc hội thoại ấy bằng ngôn ngữ đích Nếu như một sinh viên không biết cách nói và có cơ hội được nói trong giờ học nói, em đó sẽ mất di hứng thú của việc học, Hơn thế nữa, nếu giáo viên không biết cách tổ chức những hoạt động tích cực và phù hợp, việc thực hành nói một ngôn ngữ sẽ càng trở nên nhàm chán Cùng quan điểm trên, Richard, A (1991: 165) cho rằng kĩ năng nói giúp sinh viên có thể giao tiếp và đó chính là mục đích của việc dạy ngôn ngữ Cũng theo Nunan,1991:39, “nắm bắt được nghệ thuật nói là khía cạnh quan trọng nhất của việc học một ngoại ngữ.”Có thể hiểu rằng nói là một kĩ năng quan trọng trong 4 kĩ năng cơ bản Bởi vậy, sau khi hiểu được tầm quan trọng của kĩ năng nói trong quá trình dạy và học ngôn ngữ, điều đó rất cần thiết răng giáo viên dạy ngôn ngữ đó nên chú trọng đến việc dạy kĩ năng nói Để thực hiện được những giao tiếp cơ bản nhất người học cần phải học cách nói một cách tự tin.

Theo như Byrne (1991: 45), trong khi nghe và đọc được xem là những kĩ năng mang tiếp nhận thì nói và viết là những kĩ năng sản sinh; nói không chỉ giúp sinh viên giao tiếp tốt, trao đổi thông tin, văn hóa với nhau mà còn thúc đẩy sự kết hợp của tất cả 4 kĩ năng nghe noi doc viết trong quá trình sử dụng ngôn ngữ Tương tự vây, Brown, G and Yule, G (1992: 256) cũng chỉ ra rằng kĩ năng nói đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển tải ý định và làm cho nó trở nên rõ nghĩa.

Từ những quan điểm trên, chúng tôi rút ra kết luận kĩ năng nói là một trong những kĩ năng cần thiết nhất trong chương trình dạy ngôn ngữ Điều đó phù hợp với

Trang 8

quy luật phát triển của con người bởi theo lẽ tự nhiên, con người ta học nói trước khi có thể đọc và viết Điều này giải thích tại sao kĩ năng nói nên được giảng dạy trong những giờ học ngôn ngữ

2 Thực trạng của việc học nói.

2.1 Động cơ học tiếng Anh của sinh viên.

Theo tác giả Penny Ur (1996), động cơ học tập nói chung và động cơ học tiếng Anh nói riêng là một yếu tố mà có nó người học sẽ nỗ lực và chủ động trong quá trình học nhằm đạt mục tiêu là sự tiến bộ, là kết quả học tập tốt (trang 274) Nắm bắt được động cơ học tập của sinh viên sẽ giúp thầy cô có nội dung giảng dạy phù hợp với đối tượng của mình Tìm hiều về động cơ học tập của sinh viên, nhóm nghiên cứu đã đưa ra câu hỏi điều tra như sau:

Câu 1: Bạn học tiếng Anh vì lý do gì?

Thích học tiếng Anh

Một môn học bắt buộc trong chương trình đại học.Phục vụ cho mục đích công việc

Mở mang hiểu biết về các quốc gia trên thế giới và nhu cầu giải

trí khác.

Qua số phiếu thăm dò, chúng tôi thu được kết qủa như sau

Trang 9

Biểu đồ 5: Nguyên nhân khiến sinh viên học tiếng Anh

Hầu hết các em học tiếng Anh vì đây là một môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo, chiếm đến 96% Đa số các em có mục đích học chưa thực sự tích cực, chưa chủ động trong việc học tiếng Điều này đồng nghĩa với việc kết quả học tập là động cơ lớn trong quá trình học tập của các em Mặc dù động cơ học tập này chưa thực sự tích cực nhưng cũng dễ lý giải Dù là bộ môn không chuyên đối với hầu hết các sinh viên của trường, nó chiếm một thời lượng khá lớn ( lên đến 120 tiết cho TACB) Cho nên kết quả học tập ảnh hưởng trực tiếp đến việc xếp loại học tập và xét học bổng cho sinh viên.

62% sinh viên học tiếng Anh với mục đích mở mang hiểu biết về các quốc gia trên thế giới và các nhu cầu giải trí kháêng Sức lôi cuốn, hấp dẫn của nền văn hoá cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó khiến người học muốn tìm hiểu và muốn hội nhập vào nền văn hoá đó Điều này phù hợp với xu thế giới trẻ hiện nay khi mà tiếng Anh dần trở thành công cụ, phương tiện hữu ích để các bạn trẻ hội nhập được với những trào lưu trên toàn cầu Cùng với sự phát triển của công nghệ, thông tin,tiếng Anh giúp sinh viên có thể giao lưu kết bạn trên toàn thế giới để có cái nhìn đa chiều về các nền văn hoá khác nhau dựa vào các trang mạng xã hội.

Trang 10

Ngoài ra, chỉ có đến 41% các em khi được hỏi cho rằng mục đích của các em là để phục vụ cho công việc sau này Bảng điểm đẹp để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tốt nghiệp với bằng loại Khá trở lên để dễ xin việc làm là mục đích khiến sinh viên học tiếng Anh Ngoài ra, đó là nhu cầu sử dụng ngoại ngữ như một chìa khoá song hành với chuyên môn vững vàng để mở cánh cửa thành công của cuộc sống tương lai Hiện nay vì tính chất nhiều công việc đòi hỏi tiếng Anh, việc thành thạo môn học sẽ giúp các em có nhiều lợi thế hơn không những trong việc thuyết phục nhà tuyển dụng mà còn giúp cho các em có cơ hội thăng tiến trong công việc sau này

Nhìn chung, biểu đồ trên đã cho ta một con số khá khả quan về động cơ học tập tích cực của sinh viên Rõ ràng giới trẻ nói chung và sinh viên trường ta nói riêng đã có mục đích học tập rõ ràng, phần nào thể hiện được tính chủ động trong vấn đề học tập Tuy nhiên đó cũng chưa phải là con số ấn tượng khi mà chỉ có 41% các em ý thức được vai trò của tiếng Anh cho công việc trong tương lai và hầu hết có động cơ học tập xuất phát từ nhân tô khách quan (vì tiếng Anh là môn học bắt buộc).Chúng ta cần có những biện pháp để giúp sinh viên có nhận thức đúng đắn hơn về việc học

2.2 Nhận thức của sinh viên về việc học kĩ năng nói tiếng Anh.

Dữ liệu thu được từ phiếu thăm dò cho thấy, 28% (13% cho tiếng Anh la rất quan trọng và 15% nhận thấy nó quan trọng) sinh viên đánh giá cao tầm quan trọng của việc học kĩ năng nói Nhóm nghiên cứu cho rằng đây là nhóm sinh viên đến từ thành thị nên từ các bậc học phổ thông các em đã có điều kiện tiếp xúc và làm quen với kĩ năng nói Hoặc là nhóm các em có nhu cầu sử dụng kĩ năng nói như một phương tiện để giúp các em hội nhập với trào lưu trên thế giới như đã phân tích ở phần trên 30% số các em được hỏi đánh giá kĩ năng nói khá quan trọng Nhóm sinh viên này hiểu được vai trò của kĩ năng nói nhưng các em bị hạn chế sự nhận thức vì cho rằng tiếng Anh không phải môn chuyên ngành 36 % đánh giá kĩ năng nói ở mức độ bình thường Nhóm này là số sinh viên xuất phát từ vùng nông thôn,không được tiếp cận với tiếng Anh từ sớm đặc biệt là kĩ năng nói Chính vì lẽ đó, các em trong quá trình làm nhóm, cặp thực sự gặp trở ngại dẫn đến tình trạng chán nản trong giờ học nói Chỉ có 6% cho rằng kĩ năng nói không quan trọng Nhận thức này xuất phát từ việc kĩ năng nói không còn nằm trong phần đánh giá kết quả học tập cuối kì Vì thế,

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w