PHƯƠNGPHÁPLÀM PHÓNG SỰ ĐIỀUTRA Tính chất của PSĐT thể hiện qua nội dung của tác phẩm, thông qua việc huy động những chi tiết, số liệu, giữ kiện làm sáng tỏ cái logic bên trong thể hiện bản chất sự thật mà tác giả muốn đề cập. PSĐT thường được sử dụng khi xã hội xuất hiện những mâu thuẫn chưa có câu trả lời, hoặc có nhiều cách trả lời không giống nhau về một vấn đề có tính thời sự. Khi đó PSĐT sẽ lý giải phân tích để đưa ra câu trả lời đúng nhất, đáng tin cậy nhất. Khởi đầu của bài PSĐT P/v phải biết mình tìm cái gì chứ không phải muốn chứng minh điều gì- Giả thuyết của P/v- cần thiết để bắt đầu công việc tìm kiếm- cần phải đối chiếu thường xuyên với các sự kiện. một cuộc điềutra nghiêm túc có thể dẫn tới một kết luận hoàn toàn chưa hề được nghĩ tới, nằm ngoài tất cả các giả thuyết ban đầu. Vd: Tác phẩm mở đầu bài PSĐT “Tệ nạn tàn phá rừng” Với phần mở đầu tác giả đã nêu lên đỉnh cao của sự kiện, sau đó đặt vấn đề, mục tiêu lớn của bài để thu hút người đọc. “Vườn quốc gia YôK Đôn huyện Buôn Đôn tỉnh Đăk Lăk là khu rừng đặc dụng lớn nhất của cả nước, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cảu khu vực Tây Nguyên và cả nước, Vườn quốc gia YôK Đôn có hệ sinh thái đa dạng với các loại động vật quý hiến như: Voi châu Á, đại bang, chim yểng… và các loại cây gỗ có gia trị cao như hương, liêm, cẩm, trắc…Nhưng thời gian gần đây, Vườn quốc gia YôK Đôn đã bị lâm tặc tàm phá nặng nề bởi lâm tặc. Nhiều cánh rừng nằm trong khu vực bảo tồn chỉ còn lại cái xác bởi việc khai thác gỗ và san bắt thú rừng đang diễn ra công khai suốt ngày đêm.” Trong bài PSĐT phần thân bài là thành phần chủ chốt của tác phẩm là bộ phận trung tâm thể hiện tư tưởng chủ đề của bài viết. Vì vậy những con số, sự kiện tình huống, con người có thật, được coi là nguyên liệu để xây dựng nên tác phẩm- cũng như gạch, đá, xi măng , cát, sắt, gỗ …để xây nên ngôi nhà. Nhưng đó mới chỉ là luận cứ, những luận cứ này phải được sắp xếp hợp lý tạo nên ngôi nhà đẹp và vững chắc, những luận cứ này đòi hỏi đáp ứng được các tiêu chuẩn như: điển hình, thời sự nóng bỏng và càng độc đáo càng dễ hấp dẫn. Có nhiều cách để viết PSĐT. Khi đề tài quen thuộc và không cần phải giải thích nhiều, cách hành văn của tin tức tường thuật được áp dụng, nhiều hay ít tùy từng đề tài và tư liệu để viết bài tươi mát và hấp dẫn. Một bài PSĐT đạt hiệu quả nếu được thể hiện một cách bình tĩnh, thận trọng và vô tư hơn là xúc động, dự trên sự thật khách quan hơn là quen biết. Khi thực hiện bài PSĐT thông điệp chính được coi là cốt lõi của bài viết, và được sắp xếp theo sơ đồ sau: Về mặt nội dung, sơ đồ này bao gồm 4 giai đoạn + (1) Vấn đề- (2) giả thuyết- (3) Kiển tra- (4) Kết luận. Hoặc (1) Tình hình- (2) nguyên nhân- (3) Giải pháp khả dĩ- (4) Giải pháp dự kiến Trong khi tiến hành thực hiện bài PSĐT cần trình với BBT, gặp và hỏi chuyên gia các vấn đề liên quan. Khi PV gặp trực tiếp những người có trách nhiệm liên quan tới bài điềutra cần gặp những người có trách nhiệm cao nhất tại đơn vị, cơ quan để nắm tình hình, nhất là khi cần có ý kiến chính thức của cơ quan, đơn vị đó Gặp người trực tiếp tai nghe, mắt thấy trong từng vụ việc cụ thể để ghi nhận thêm những thông tin khác. Lời kể của họ mới có những chi tiết sinh động mà chỉ họ mới biết VD: tác phẩm “Rừng khóc vì thú chơi hàng độc” tác giả đã tìm đến một nhà vườn buôn bán cây cảnh được nhập từ rừng về bởi các tay lâm tặc, khi đó phóng viên nhập vai người mua hàng và điềutra được các thú chơi của các đại gia “thích chơi những cây cảnh gốc lớn vì đó vừa là “mốt” chơi cây “khủng” vì chọn những cây to, cùng nhà cao để khẳng định đẳng cấp. khi được hỏi những cây cảnh được lấy ở đâu chủ vườn liền nói ngay: “Rừng Yôk Đôn thiếu gì sợ không có sức mà mang về”. Sau cây cảnh, thú rừng được liệt vào thú chơi mê hồn, thú rừng càng đẹp, càng hiếm và nằm trong “sách đỏ” thì càng độc và vô giá. Các loại như Đại bàng, khỉ đít đỏ, chim yểng…đang trở thành hàng độc, nhiều đại gia có thể bỏ ra hàng chục triệu đồng để săn thú khủng về nhà “ nhốt chơi”Thú chơi ngông và nhiều bữa nhậu xa xỉ của các đại gia làm thú rừng đang phải khóc ròng trên núi rừng Yôk Đôn. Cẩn thận ghi tên họ, địa danh, số liệu…khi nghe qua lời kể đối với những người liên quan. P/v nên lịch sự yêu cầu họ đối chiếu lại vì rất có thể người kể câu chuyện cho P/v quên hoặc nhớ lộn một vài chi tiết, dù chỉ là rất nhỏ. Chọn thời điểm để tác nghiệp và khi hóa trang phải luôn tính đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra để tìm lối thoát khi cần thiết. Có lần, một nữ P/v xâm nhập cộng đồng gái mại dâm để viết bài PSĐT. P/v đóng giả gái mại dâm với quần áo, cách trang điểm giống hệt một cô gái bán hoa, khoảng 9h tối đứng ở góc đường Nguyễn Thông- Ngô Thời Nhiệm, Quận 3- Tp. HCM là nơi thường xuyên tụ tập của “của chị em ta” thuộc dạng bình dân. Bất ngờ có 2 thanh niên dừng xe gắn máy cạnh nữ phóng viên mới cô “đi” và hỏi giá. Đã dự kiến trước cô gái mại dâm dỏm ra giá “ hai mươi động một dù”- trong khi giá cả tại khu vực này vào thời điểm ấy chỉ khoảng “năm đồng” (50.000). Nhờ vậy, khách chê giá cao, bỏ đi tìm cô khác. Chuẩn bị máy móc, phương tiện, y phục lực lượng hỗ trợ……. Nghệ thuật giao tiếp và lợi dụng các mối quan hệ : Nếu buổi nói chuyện cần ghi âm hoặc quay video nên xin phép và nói rõ lý do. Cố biến buổi phỏng vấn thành buổi nói chuyện tâm sự. Nên lợi dụng tất cả các mối quan hệ với đối tượng, các mối quan hệ đó có thể là cùng quê, có cùng thời gian cư ngụ tại một huyện, tỉnh, con đường…để khai thác thông tin được hiệu quả hơn. Phươngpháp nghiên cứu tại liệu, phân loại tài liệu, ghi nhận các nội dung được chưa trong tài liệu: Trong bất cứ vụ việc điềutra nào, về bất cứ vấn đề gì nên thu thập các chứng cứ càng nhiều, càng tốt các văn bản dùng làm chứng từ nếu không lấy được bản chính thì xin bản sao hoặc photocopy. Cần có xác nhận hầu tránh những trường hợp bản sao cố ý làm khác bản chính có lợi cho cá nhân hoặc đơn vị phát hành văn bản Những chứng từ thu thập được có thể không đưa vào bài phóng sự ĐT, nhưng phóng viên phải giữ làm bằng chứng khi cần đến, để bảo vệ tác giả hoặc đối chấp với cơ quan chức năng. Ảnh hoặc băng ghi hình phải đi theo bài PSĐT cần đặc tả minh họa cho nội dung bài. Đánh giá, kiểm chứng, lập mã số: Có khá nhiều cách để đánh giá, kiểm chứng thông tin có thể qua chính người cung cấp thông tin nếu phóng viên phát hiện chi tiết không chính xác khi đang nói chuyện, tốt nhất hãy hỏi lại ngay lập tức. Qua chính nguồn phát ra thông tin, qua những người được nêu tên trong thông tin hoặc những người có liên quan. Quá trình thực hiện PSĐT giống như quá trình nghiên cứu khoa học theo các giai đoạn như: + Đặt đúng câu hỏi, câu hỏi phải thật rõ rang về môt vấn đề có thực. + Điểm lại kiến thức của P/v về vấn đề ấy + Lập các giả thuyết để tiến hành điều tra, không loại trừ bất cứ giả thuyết nào, kể cả các giả thuyết trái ngược mâu thuẫn. + Kiểm tra thực tế, tại chỗ các giả thuyết (cố đến tận nơi, tìn gặp những người thật), đồng thời lần ngược về nguồn + Đi đến kết luận. Một bài điềutra đúng với tên gọi không thể khinh xuất bất cứ giai đoạn nào, nhất là giai đoạn 4, đó là kiểm tra thực tế. Vd: tác phẩm “Đột nhập lãnh địa lâm tặc” tác giả đã đi kiểm tra thực tế và ghi nhận lại hoạt động buôn bán, khai thác gỗ tại huyện xã Krông Ana, Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk sau đó phản ánh chân thật vào trong bài PSĐT. “Sông Sêrê Pốk mùa nước nổi, lòng sông rộng mênh mông, nhiều chỗ khúc khuỷu, nước sông chảy xiết có thể cuốn phăng bất cứ thứ gì. Ở hai bên sông lộ ra những vùng đất nham nhở, bên cạnh các tán cây lớn phủ trùm là nơi trú ngụ và vận chuyển gỗ lậu của bọn lâm tặc. Mặc cho nước lớn, mưa nguồn, lâm tặc vẫn ngang nhiên bơi lượn, thám thính trên các khúc song. Đêm về, dòng Sêrê Pốk trở nên náo nhiệt, các hoạt động vận chuyển, cưa xẻ gỗ cùng tiếng nói cười của lâm tặc làm cho không khí nơi đây nhộn nhịp hẳn lên. “Chợ đêm” tại các bến sông này diễn ra ngay từ chập tối cho tới sáng hôm sau không ngừng nghỉ, từng đoàn người cùng các phương tiện rầm rầm kéo từng khúc gỗ lên khỏi lòng sông, Mặc dù ban đêm chợ gỗ hoạt động rất rầm rộ nhưng đến mờ sáng thì bến sông chỉ còn lại xuồng máy, những mảnh gỗ bị “xẻ thịt” nằm ngổn ngang cùng nhiều vết trượt lộ ra trên mặt đất bởi những khúc gỗ bị kéo. Phải tinh mắt, chúng tôi mới phát hiện dưới lòng sông vẫn còn nhiều khúc gỗ chưa kịp vận chuyển được giấu lại.” Có người coi phần kết của bài PSĐT là quan trọng nhất vì đó là mục đích chủ yếu mà tác giả muốn đạt tới, phần kết nó có thể làm tăng tính tư tưởng của bài, để lại dư âm trong lòng người đọc, thường được viết ngắn gọn, hàm súc, xoáy vào những điểm sau. + đề xuất ý kiến nhằm trả lời câu hỏi mà hiện thực trong bài viết mà tác giả đã đặt ra (có thể đó chính là ý kiến của tác giả, hoặc mượn lời một nhân vật quan trọng liên quan tới nội dung bài, một chuyên gia có tên tuổi mà trong lãnh vực mà bài viết đề cập đến. . PHƯƠNG PHÁP LÀM PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA Tính chất của PS T thể hiện qua nội dung của tác phẩm, thông qua việc huy động những chi tiết, số liệu, giữ kiện làm sáng tỏ cái logic. đề- (2) giả thuyết- (3) Kiển tra- (4) Kết luận. Hoặc (1) Tình hình- (2) nguyên nhân- (3) Giải pháp khả dĩ- (4) Giải pháp dự kiến Trong khi tiến hành thực hiện bài PS T cần trình với BBT, gặp và. thác thông tin được hiệu quả hơn. Phương pháp nghiên cứu tại liệu, phân loại tài liệu, ghi nhận các nội dung được chưa trong tài liệu: Trong bất cứ vụ việc điều tra nào, về bất cứ vấn đề gì nên