1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ĐỀ TÀI NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

17 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiệp Vụ Thanh Toán Quốc Tế
Tác giả Nguyễn Thị Kim Tươi, Nguyễn Thị Thanh Vy, Nguyễn Thị Ngọc Minh
Người hướng dẫn Trần Thùy Duyên
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2018
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 457,55 KB

Nội dung

Trình bày các phương thức thanh toán quốc tế Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến - Phương thức chuyển tiền Remittance - Phương thức nhờ thu Collection of payment - Phương thức g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA KINH TẾ -

MÔN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI:

NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

- Lớp: DLC15KT201

- Nhóm 6:

+ Nguyễn Thị Kim Tươi

+ Nguyễn Thị Thanh Vy

+ Nguyễn Thị Ngọc Minh

- GVHD: Trần Thùy Duyên

Bình Dương 03/2018

Trang 2

NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ

1 Trình bày các phương thức thanh toán quốc tế

Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến

- Phương thức chuyển tiền (Remittance)

- Phương thức nhờ thu (Collection of payment)

- Phương thức ghi sổ (Open account)

- Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit)

1.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)

Đầu tiên, phương thức chuyển tiền (Remitttance) là phương thức mà trong đó một khách hàng của ngân hàng (người yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định, với hình thức chuyển tiền trả sau, người xuất khẩu sẽ đứng vào vị trí bất lợi trong trường hợp hàng hóa đã chuyển đi mà vì lý do nào

đó người nhập khẩu chậm lập lệnh chuyển tiền gửi cho ngân hàng dẫn đến người xuất khẩu chậm nhận được tiền thanh toán

Và ngược lại, với phương thức chuyển tiền trả trước, rủi ro sẽ chuyển sang cho nhà nhập khẩu ở chỗ người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán cho người xuất khẩu rồi nhưng chưa nhận được hàng vì nhà xuất khẩu chậm trể giao hàng

1.2 Phương thức nhờ thu (Collection of payment)

Để khắc phục những yếu điểm của phương thức chuyển tiền trả sau, phương thức nhờ thu điển hình là phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhà xuất khẩu

Ví dụ, nhà xuất khẩu A sau khi giao hàng cho nhà nhập khẩu B đã ủy thác cho ngân hàng của mình thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu B không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nếu nhà nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu B nhận hàng hóa, tuy nhiên từ ví dụ trên cho chúng ta thấy rằng, thông qua bộ chứng từ ngân hàng mới chỉ khống chế được hàng hóa chứ chưa hẳn chắc chắn khống chế được việc trả tiền đối với người nhập khẩu Trong tình huống giá hàng hóa tại thời điểm hiện tại giảm dẫn đến người nhập khẩu không tha thiết với việc nhận hàng và, do đó, việc khống chế bộ chứng từ hàng hóa trở

Trang 3

nên vô nghĩa đối với họ Khi đó rất có thể họ sẽ “cố tình” kéo dài thời gian thanh toán để gây

áp lực đối với người xuất khẩu

1.3 Phương thức ghi sổ (Open account)

Nếu dùng phương thức ghi sổ, về cơ bản cũng không khác nhiều so với phương thức chuyển tiền, chỉ khác là nhà xuất khẩu B sẽ mở một tài khoản ghi nợ nhà nhập khẩu A rồi tới định kỳ tại một thời điểm nhất định trong quý hoặc năm, nhà nhập khẩu A sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu B

Các phương thức nói trên đều cho thấy ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thực hiện việc chuyển tiền chứ không bị ràng buộc gì cả, và nhà xuất khẩu cũng như nhà nhập khẩu chỉ nên dùng phương thức này trong trường hợp hai bên mua bán có quan hệ mua bán lâu đời, và tín nhiệm lẫn nhau hay giá trị hợp đồng không cao vì việc giao hàng của nhà xuất khẩu và việc trả tiền của nhà nhập khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thiện chí của mỗi bên Trong các phương thức thanh toán đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng vai trò trung gian thanh toán của ngân hàng không hề có cam kết gì về việc chắc chắn thu được cho người xuất khẩu, từ những nhược điểm đó, cuối cùng người ta cũng đã đúc rút và tìm ra một phương thức hữu hiệu nhất, an toàn nhất cho cả hai bên Đó là phương thức thanh toán tín dụng chứng

từ (Documentary Credit)

1.4 Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of credit)

Tên gọi & ký hiệu của Tín dụng thư

- Letter of credit: LOC, LC, L/C

- Documentary credit: DC, D/C

- Documentary letter of credit

- Credit (được định nghĩa trong UCP 600)

Tín dụng thư (hay còn gọi là thư tín dụng) là một văn bản pháp lý được phát hành bởi một tổ chức tài chính (thông thường là ngân hàng), nhằm cung cấp một sự bảo đảm trả tiền cho một người thụ hưởng trên cơ sở người thụ hưởng phải đáp ứng các điều khoản trong tín dụng thư

Điều này có nghĩa là: Khi một người thụ hưởng hoặc một ngân hàng xuất trình (đại diện của người thụ hưởng) thỏa mãn ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận trong khoảng thời gian có hiệu lực của LC (nếu có) những điều kiện sau đây:

Trang 4

 Các chứng từ cần thiết thỏa mãn điều khoản và điều kiện của LC Chẳng hạn như: vận đơn (bản gốc và nhiều bản sao), hóa đơn lãnh sự, hối phiếu, hợp đồng bảo hiểm v.v

 Các thông lệ trong UCP và hoạt động ngân hàng quốc tế

 Các thông lệ của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận (nếu có)

 Nói một cách ngắn gọn, một L/C là:

 Một loại chứng từ thanh toán

 Do bên mua (hoặc bên nhập khẩu) yêu cầu mở

 Liên lạc thông qua các kênh ngân hàng

 Được trả bởi ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận thông qua ngân hàng thông báo (advising bank tại nước người thụ hưởng) trong một khoảng thời gian xác định nếu

đã xuất trình các loại chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản

Các tổ chức tài chính không phải là ngân hàng cũng có thể phát hành LC

LC cũng có thể là nguồn thanh toán cho một giao dịch, nghĩa là một nhà xuất khẩu sẽ được trả tiền bằng cách mua lại LC LC được sử dụng chủ yếu trong giao dịch thương mại quốc tế có giá trị lớn LC cũng được dùng trong quá trình phát triển điền sản để bảo đảm rằng những cơ sở hạ tầng công cộng đã được phê duyệt (như đường xá, vỉa hè, ke chắn sóng v.v)

sẽ được xây dựng

 Các bên liên quan luôn luôn tồn tại trong LC:

- Người thụ hưởng (Beneficiary): người nhận tiền

- Ngân hàng phát hành(opening/issue bank): Ngân hàng mà người nộp đơn xin mở LC

- Ngân hàng thông báo (advising bank): Ngân hàng mà người thụ hưởng là khách hàng Tuy nhiên, người nộp đơn xin mở LC không phải là một bên trong LC

Hầu hết các LC được sử dụng hiện nay là L/C không hủy ngang Trong quá trình tiến hành giao dịch, LC kết hợp những chức năng thông thường của séc và ký quỹ trực tiếp

 Quy trình thanh toán phương thức tín dụng chứng từ:

Những nghiệp vụ cơ bản trong thanh toán tín dụng chứng từ được thể hiện sơ đồ sau đây:

Trang 5

Giải thích quy trình:

(0) Ký kết hợp đồng mua bán

(1) Nhà nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy tờ cần thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho người xuất khẩu hưởng lợi (2) Ngân hàng phát hành L/C theo đúng yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C và chuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu

(3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc tới cho nhà xuất khẩu để người này đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh khi cần

(4) Nhà xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh L/C (nếu có)

(5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và các văn bản tu chỉnh (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định

(6) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyển tới ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán)

(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:

- Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán và gửi trả bộ chứng

từ cho người xuất khẩu

(0)

(4)

(10) (9)

(1) (3) - LC

(5) (8)

(2) - LC (6)

(7)

Ngân hàng đại lý

Ngân hàng phát hành

Trang 6

- Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu (đối với L/C trả chậm)

(8) Người xuất khẩu nhận được tiền

(9) Ngân hàng phát hành thư tín dụng trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và phát lệnh đòi tiền nhà nhập khẩu

(10) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ:

Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanh toán, ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng

Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì nhà nhập khẩu có quyền từ chối

thanh toán

Các loại tín dụng thư:

- Thư tín dụng có thể huỷ ngang (revocable L/C): loại này đã bị bỏ theo UCP 600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy ngang

- Thư tín dụng không thể huỷ ngang (irrevocable L/C)

- Thư tín dụng xác nhận (Confirmed L/C)

- Thư tín dụng tuần hoàn (revolving L/C)

- Thư tín dụng giáp lưng (back to back L/C)

 Mở L/C:

Mở một L/C hoàn toàn không dễ dàng, ngân hàng thường căn cứ vào những đặc điểm sau:

- Đặc điểm của hàng hóa xuất nhập khẩu

- Khả năng tài chính và uy tín của người mở L/C

- Tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của người mở L/C

- Tùy theo quy định của ngân hàng và pháp luật của nước sở tại

Chi phí của một L/C mà người nhập khẩu phải trả thường là một khoản phí cố định cộng thêm phần trăm (và có thể có hoa hồng)

Chi phí L/C của nhà nhập khẩu thường tăng trong một số trường hợp phổ biến sau:

- Yêu cầu ngân hàng của mình (Ngân Hàng Mở/phát hành): phát hành thư bảo lãnh, thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc theo L/C

- Đối với người xuất khẩu, họ sẽ phải trả nhiều loại chi phí Chi phí L/C của nhà xuất khẩu thường tăng trong một số trường hợp phổ biến sau:

- L/C không thể trả ngay

Trang 7

- Nghiệp vụ tín dụng thư có nhiều hơn 2 ngân hàng tham gia

- Người xuất khẩu yêu cầu xác nhận tín dụng thư

- Chứng từ không thống nhất, hoặc cần thiết phải bổ sung hay sửa đổi

2 Các phương thức thanh toán trong nước qua ngân hàng:

Theo nghị định 64/CP của chính phủ và quyết định 226/2002/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN thì có 5 hình thức thanh toán được áp dụng trong thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ là: Hình thức thanh toán bằng séc

+ Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - Lệnh chi

+ Hình thức thanh toán uỷ nhiệm thu - Nhờ thu

+ Hình thức thanh toán thư tín dụng

+ Hình thức thanh toán thẻ Ngân hàng

Mỗi hình thức có nội dung kinh tế và cách thức thanh toán khác nhau

2.1 Ủy nhiệm chi – Lệnh chi

Uỷ nhiệm chi là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu in sẵn của Ngân hàng yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản tiền gửi) trích tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng

 Điều kiện áp dụng:

Uỷ nhiệm chi được dùng để thanh toán các khoản tiền hàng, dịch vụ hoặc chuyển tiền trong cùng hệ thống hay khác hệ thống Ngân hàng

Trong hình thức thanh toán ủy nhiệm chi, người trả tiền chủ động khởi xướng việc thanh toán bằng cách lập 4 liên ủy nhiệm chi nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để trích tài khoản tiền gửi của mình chuyển trả cho bên phụ hưởng Trên ủy nhiệm chi, bên trả tiền phải ghi đầy

đủ, chính xác các yếu tố khớp đúng với nội dung giữ các liên ủy nhiệm chi và ký tên đóng dấu lên tất cả các liên ủy nhiệm chi (phần chữ kí chủ tài khoản và kế toán trưởng)

Khi nhận được ủy nhiệm chi, trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phục vụ người trả tiền phải hoàn tất lệnh chi hoặc từ chối thực hiện nếu tài khoản của khách hàng không đủ tiền hoặc lệnh chi lập không hợp lệ

 Quy trình thanh toán:

Trang 8

 Uỷ nhiệm chi thanh toán cùng Ngân hàng:

Chú thích:

1 - Người mua gửi lệnh chi cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

2 - Người bán giao hàng cho người mua

3 - Ngân hàng gửi báo nợ cho người mua

4 - Ngân hàng gửi báo có cho người bán

 Trường hợp hai chủ thể thanh toán mở TK ở hai Ngân hàng khác nhau, ủy nhiệm chi (UNC) trở thành phương tiện chuyển tiền

Chú thích:

1a - Người bán giao hàng cho người mua

1b - Người trả tiền lập 4 liên UNC nộp vào Ngân hàng phục vụ mình để trích TK của mình trả tiền cho người thụ hưởng

(4) (3) (1)

(2)

Người chi trả (Người mua)

Người thụ hưởng (Người bán)

Ngân hàng

(1b )

(2b)

(1a )

Người trả tiền (Người mua)

NH phục vụ người thụ hưởng

Người thụ hưởng (người bán)

NH phục vụ người trả tiền

Trang 9

2ab - Ngân hàng kiểm tra thủ tục lập UNC, số dư TKTG của người mua, nếu đủ điều kiện thanh toán thì tiến hành trích TKTG của người trả tiền, báo Nợ cho họ và chuyển tiền sang Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng

3 - Khi nhận được chứng từ thanh toán do Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển đến, Ngân hàng phục vụ ngườu thụ hưởng dùng các liên UNC để ghi Có TK người bán và báo Có cho người bán

Trường hợp bên thụ hưởng không có TKTG thì Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng ghi Có

TK chuyển tiền phải trả và báo cho bên thụ hưởng đến nhận tiền

2.2 Ủy nhiệm thu – Nhờ Thu

Uỷ nhiệm thu là giấy ủy nhiệm đòi tiền do người thụ hưởng lập và gửi vào Ngân hàng phục

vụ mình để nhờ thu hộ số tiền theo lượng hàng hóa đã giao, dịch vụ đã cung ứng cho người mua

 Điều kiện áp dụng và nội dung thanh toán:

Uỷ nhiệm thu được áp dụng thanh toán tiền hàng, dịch vụ giữa các chủ thể mở TK trong cùng một chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng cùng hệ thống hay khác hệ thống Các chủ thể thanh toán phải thoả thuận thống nhất dùng hình thức thanh toán ủy nhiệm thu với những điều kiện thanh toán cụ thể đã ghi trong hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng, đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng phục vụ chủ thể thanh toán biết để làm căn cứ thực hiện các ủy nhiệm thu

Sau khi đã giao hàng hoặc hoàn tất dịch vụ cung ứng, bên thụ hưởng lập 4 liên ủy nhiệm thu kèm theo hóa đơn giao hàng, cung ứng dịch vụ nộp vào Ngân hàng phục vụ mình hay nộp trực tiếp vào Ngân hàng phục vụ bên trả tiền để yêu cầu thu hộ tiền Bên thụ hưởng phải ghi đầy đủ các yếu tố quy định và ký tên, đóng dấu đơn vị lên tất cả các liên ủy nhiệm thu Để thu nhanh tiền hàng, dịch vụ, bên thụ hưởng có thể ghi rõ trên UNT yêu cầu Ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển tiền bằng điện hay Fax và bên thụ hưởng chịu phí tổn

Khi nhận được giấy UNT, trong vòng một ngày làm việc, Ngân hàng phụ vụ bên trả tiền phải trích tài khoản của bên trả tiền để trả ngay cho bên thụ hưởng để hoàn tất việc thanh toán

 Quy trình thanh toán uỷ nhiệm thu:

Uỷ nhiệm thu thanh toán cùng Ngân hàng

Trang 10

Chú thích:

1 - Người bán giao hàng cho người mua

2 - Người bán lập uỷ nhiệm thu gửi Ngân hàng

3 - Ngân hàng gửi báo nợ cho người mua

4 - Ngân hàng gửi báo có cho người bán

Uỷ nhiệm thu thanh toán khác Ngân hàng

Chú thích:

1a- Người bán giao hàng cho người mua theo hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng

1b- Sau khi giao hàng, cung ứng dịch vụ người thụ hưởng lập 4 liên ủy nhiệm thu kèm chứng

từ giao hàng nộp vào Ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền

(Bên thụ hưởng có thể nộp trực tiếp ủy nhiệm thu vào Ngân hàng phục vụ bên trả tiền để đòi tiền)

(1)

Người chi trả (người mua) Người thụ hưởng (người bán)

Ngân hàng

(5)

(4)

(3)

(2)

(1b)

(1a) Người thụ hưởng

(người bán)

NH phục vụ người trả tiền

Người trả tiền (người mua)

NH phục vụ người thụ hưởng

Trang 11

2- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sau khi nhận được bộ chứng từ do người thụ hưởng gửi đến sẽ tiền hành ký tên đóng dấu ghi vào sổ theo dõi ủy nhiệm thu và gửi bộ chứng từ này cho Ngân hàng phục vụ người trả tiền

3- Ngân hàng phục vụ người trả tiền sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ kiểm tra các yếu tố cần thiết là làm thủ tục trích TKTG của bên trả tiền và báo Nợ cho họ

4- Ngân hàng phục vụ người trả tiền chuyển tiền đến Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán cho người thụ hưởng

5- Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng ghi Có vào TK của người thụ hưởng và báo Có cho

họ

Hình thức thanh toán UNT có thể xảy ra tình trạng chậm trả Đó là trường hợp khi UNT

về đến Ngân hàng phục vụ người trả tiền nhưng TK của người trả tiền không có hoặc không

đủ số dư để thanh toán Khi đó Ngân hàng phục vụ chủ thể trả tiền sẽ lưu UNT vào hồ sơ giấy UNT quá hạn chưa thanh toán để theo dõi thanh toán Khi TKTG của bên trả tiền có đủ tiền

để thanh toán thì ghi ngày thanh toán lên trên UNT để thực hiện thanh toán và tiến hành tính phạt chậm trả đối với người trả tiền

2.3 Thẻ ngân hàng (thẻ thanh toán)

Thẻ thanh toán là một công cụ thanh toán do Ngân hàng phát hành và bán cho khách hàng sử dụng để trả tiền hàng, dịch vụ, các khoản thanh toán khác và rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay các máy trả tiền mặt tự động( ATM)

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại vì nó gắn với kỹ thuật tin học ứng dụng trong Ngân hàng Thẻ thanh toán có nhiều loại, nhưng có một số loại thẻ được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

 Thẻ ghi nợ:

Người sử dụng thẻ này không phải lưu ký tiền vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ Căn cứ để thanh toán thẻ là số dư TKTG của chủ sở hữu thẻ tại Ngân hàng và hạn mức thanh toán tối đa do Ngân hàng phát hành thẻ quy định

Số tiền phạt chậm trả = Số tiền ghi trên UNT x Số ngày chậm trả x Tỷ lệ phạt

Ngày đăng: 30/03/2024, 19:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w