1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hệ thống khởi động và hệ thống cung cấp điện trên xe nissan 240sx

42 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 5,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (5)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (5)
    • 1.2. Mục tiêu của đề tài (5)
    • 1.4. Các phương pháp nghiên cứu (6)
    • 1.5 Giới thiệu tổng quan về xe Nissan 240sx (7)
  • CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG (7)
    • 2.1. Hệ thống khởi động trên xe Nissan 240sx (8)
      • 2.1.1. Nhiệm vụ hệ thống khởi động (8)
      • 2.1.2. Yêu cầu (8)
      • 2.1.3 Đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc hệ thống khởi động trên xe (8)
        • 2.1.3.2. Rơ le, cầu chì (11)
      • 2.1.4. sơ đồ mạch điện (13)
    • 2.2. Tổng quan hệ thống cung cấp điện trên xe Nissan 240sx (14)
  • CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN XE NISSAN 240SX (21)
    • 3.1. Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống khởi động và cung cấp điện trên động cơ xe Nissan 240sx (21)
      • 3.1.1. Những hư hỏng chung của hệ thống khởi động (21)
      • 3.1.2. Những hư hỏng chung của hệ thống cung cấp điện (23)
    • 3.2. Quy trình kiểm tra, sữa chữa hệ thống khởi động trên động cơ xe Nissan 240sx (25)
      • 3.2.1. Quy trình tháo hệ thống khởi động (25)
      • 3.2.2. Quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống khởi động (27)
      • 3.2.3. Quy trình lắp hệ thống khởi động (33)
    • 3.3. Quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống cung cấp điện trên động cơ xe (33)
      • 3.3.1. Quy trình tháo máy phát điện xoay chiều (33)
      • 3.3.2. Quy trình kiểm tra, sửa chữa máy phát điện xoay chiều (35)
      • 3.3.3. Quy trình lắp máy phát điện xoay chiều (38)
  • KẾT LUẬN (40)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (42)

Nội dung

Hệ thống khởi động và hệ thống cung cấp điện là một trong những hệ thống quan trọng của ô tô, nó không thể thiếu được ở bất cứ một động cơ nào trên ô tô, nếu không có nó thì động cơ khôn

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài

Việc nghiên cứu về quy trình bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện và hệ thống khởi động trên xe ô tô là một đề tài có tính cấp thiết vô cùng quan trọng Dưới đây là một số lý doHệ thống cung cấp điện và hệ thống khởi động trên xe ô tô trực tiếp liên quan đến an toàn giao thông Nghiên cứu và hiểu rõ về quy trình bảo dưỡng sẽ giúp giảm nguy cơ sự cố và tai nạn giao thông do hệ thống điện lỗi.Bảo dưỡng đúng đắn có thể giúp tối ưu hóa hiệu suất hệ thống điện và hệ thống khởi động, giúp tiết kiệm năng lượng và giảm tác động tiêu hao nhiên liệu Nghiên cứu này có thể đưa ra các hướng dẫn và quy trình bảo dưỡng định kỳ, giúp duy trì và kéo dài tuổi thọ của hệ thống, giảm nguy cơ hỏng hóc đột ngột và sự cố không mong muốn Bằng cách tối ưu hóa hệ thống, nghiên cứu này có thể cải thiện hiệu suất và độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và khởi động, giảm nguy cơ gặp sự cố khi sử dụng Nghiên cứu có thể đưa ra các phương pháp bảo dưỡng hiệu quả, giúp giảm chi phí bảo dưỡng và sửa chữa cho người sử dụng xe ô tô Kiến thức từ nghiên cứu có thể được áp dụng trong ngành công nghiệp ô tô, giúp các nhà sản xuất và nhà bảo dưỡng cải tiến quy trình làm việc và chất lượng sản phẩm.Tổng cộng, nghiên cứu về quy trình bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện và hệ thống khởi động trên xe ô tô không chỉ hỗ trợ an toàn và hiệu suất của xe ô tô mà còn có ảnh hưởng tích cực đến năng suất và chi phí bảo dưỡng.

Mục tiêu của đề tài

- Tìm hiểu đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động và hệ thống cung cấp điện trên xe Nissan Versa 2010.

- Xác định những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân hư hỏng với hệ thống khởi động và hệ thống cung cấp điện trên xe Nissan Versa 2010.

- Xây dựng quy trình kiểm tra - sửa chữa đối với hệ thống khởi động và cung cấp điện trên xe Nissan Versa 2010.

1.3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống khởi động và hệ thống cung cấp điện trên xe Nissan 240sx

- Khách thể nghiên cứu : Xe Nissan 240sx

Các phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu a Khái niệm

Nghiên cứu tài liệu là một phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học và làm đề tài Đây là quá trình tìm kiếm, đánh giá, và sử dụng các tài liệu, bao gồm sách, bài báo khoa học, bài viết, và các nguồn thông tin khác, để hiểu rõ về chủ đề. b Các bước thực hiện

- Bước 1: Thu thập tìm tòi các tài liệu viết về hệ thống khởi động và cung cấp điện trên ô tô.

- Bước 2: Sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic, chặt chẽ theo từng bước, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cơ sở và bản chất nhất định.

- Bước 3: Đọc, nghiên cứu và phân tích các tài liệu nói về hệ thống khởi động và cung cấp điện dựa trên các kiến thức đã được học trong trường và kiến thức từ thực tế: Phân tích kết cấu, nguyên lý làm việc một cách khoa học.

- Bước 4: Tổng hợp kết quả đã phân tích và nghiên cứu được, hệ thống hóa lại những kiến thức đã nắm được tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn a Khái niệm

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn, hay còn được gọi là phương pháp nghiên cứu áp dụng, là một phương pháp tiếp cận nghiên cứu mà tập trung vào việc áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế và giải quyết vấn đề cụ thể trong môi trường thực hành. b Các bước thực hiện

- Bước 1: Quan sát, tìm hiểu các thông số kết cấu của hệ thống khởi động và cung cấp điện

- Bước 2: Lập phương án kết nối kiểm tra chẩn đoán hư hỏng của hệ thống khởi động và cung cấp điện trên xe Nissan 240sx.

- Bước 3: Từ kết quả kiểm tra chẩn đoán lập phương án bảo dưỡng sửa chữa, khắc phục hư hỏng.

Giới thiệu tổng quan về xe Nissan 240sx

Nissan 240SX là một chiếc xe thể thao nhỏ gọn được Nissan giới thiệu tới thị trường Bắc Mỹ vào năm 1989 cho mẫu xe năm 1990 Hầu hết những chiếc 240SX đều được trang bị động cơ 2,4 lít thẳng hàng KA24E có cam đơn phía trên và KA24DE có cam kép phía trên Hai thế hệ riêng biệt của 240SX, S13 (1989–

1994) và S14 (1994-1998) đã được sản xuất, dựa trên nền tảng Nissan S.

Thông số kỹ thuật Nissan 240sx

Chiều dài cơ sở (mm) 2474

Công suất cực đại (Hp/rpm) 155/4000

Momen xoắn cực đại (Nm/rpm) 224/4000

Tốc độ tối đa (km/h) 197

Thời gian tăng tốc từ 0 đến 100 km/h (giây) 11,6

HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG

Hệ thống khởi động trên xe Nissan 240sx

Hình 2.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống khởi động trên xe Nissan 240sx

2.1.1 Nhiệm vụ hệ thống khởi động

- Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể nổ được.

- Moment truyền động phải đủ để khởi động động cơ.

- Phải bảo đảm khởi động lại được nhiều lần.

- Kết cấu đơn giản độ tin cậy cao

-Ít hỏng hóc bảo dưỡng nhiều

-Để khởi động động cơ đốt trong thì trục khuỷu phải được quay với một tốc độ nhất định (ở động cơ xăng là 50 - 100 vòng/ phút) trong một vài lần bắn cho đến khi động cơ chạy bằng công suất

2.1.3 Đặc điểm cấu tạo và nguyên lí làm việc hệ thống khởi động trên xe Nissan 240sx

Hệ thống khởi động của một ô tô bao gồm nhiều thành phần để đảm bảo việc khởi động động cơ một cách hiệu quả Dưới đây là mô tả tổng quan về cấu tạo của hệ thống khởi động ô tô:

+ Nguồn điện 1 chiều Ắc quy (accu) ô tô có nhiệm vụ lưu trữ nguồn điện từ máy phát điện và cung cấp ngược lại giúp xe khởi động.

+ Bộ phận điều khiển Relay (rơ-le) là một loại công tắc giúp tự động đóng ngắt mạch điện điều khiển, điều khiển hoạt động của mạch điện động lực Còn cầu chì có nhiệm vụ tự động đóng ngắt dòng điện khi có nguy hiểm

+ Cơ cấu khởi động chủ yếu trên ô tô hiện nay là khởi động bằng động cơ điện một chiều

Hình 2.2 Ắc quy trên xe Nissan 240SX

Hình 2.3 Cấu tạo bên trong của ắc quy

- Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các

- Hiện tượng chuyển đổi năng lượng hóa học thành năng lượng điện được gọi là phóng điện, và ngược lại hiện tượng chuyển đổi năng lượng điện thành hóa học được gọi là nạp điện.

Hình 2.4 Quá trình nạp, phóng điện của ắc quy a Trạng thái nạp đầy điện với cực dương là PbO 2 (dioxide chì )màu nâu còn ở cực âm là Pb màu xám b Quá trình phóng điện tạo ra quá trình điện hoá ở mỗi tế bào Chất dioxide màu nâu của bản cực dương và chất chì màu xám ở bản cực dương thành chì sunfat màu trắng bám trên các bản cực.Trong quá trình này axit sunfuric phấn hoá thành nước dẫn đến tỉ trọng giảm xuống

PbO 2 +2H 2 SO 4 +Pb=¿PbSO 4 +2H 2 O+PbSO 4 c Quá trình hết điện 2 bản cực chì đều phân hoá thành PbSO 4 tỉ trọng acid giảm xuống còn khoảng 1,12g/ cm 3 và nồng độ còn 17% d Quá trình nạp khi nạp điện vào bình thì quá trình điện hoá xảy ra theo hướng ngược lại Chì sunfat màu trắng bám trên các bản cực biến thành chất dioxide màu nâu của bản cực dương và chất chì màu xám ở bản cực dương

PbSO 4 +2H 2 O+PbSO 4 =¿PbO 2 +2H 2 SO 4 +Pb

Cấu tạo : Cấu tạo của rơ le 4 chân bao gồm hai phần chính là: cuộn hút và tiếp điểm Trong đó, cuộn hút có chức năng tạo ra một lực từ và hút tiếp điểm, khi được đưa vào dòng điện chạy qua Tiếp điểm là bộ phận cơ động, có khả năng đóng hoặc mở mạch tùy thuộc vào trạng thái của cuộn hút Các rơ le 4 chân thường có 4 chân để kết nối với mạch điều khiển và mạch tải, bao gồm cả chân nguồn và chân đất. Nguyên lí hoạt động

-Trong rơ le có một cuộn dây nhỏ được gọi là cuộn hút Khi cấp nguồn điện áp định mức chạy qua cuộn hút, cuộn hút sẽ tạo ra một trường từ tạo ra một lực hút lên một thanh quay được gắn trên một quả cầu.

-Một khi thanh quay được hút lên, nó sẽ đẩy hình trụ tiếp điểm lên và kết nối tiếp điểm trên và tiếp điểm dưới với nhau, tạo ra một mạch dẫn điện.

-Khi cấp nguồn điện ngừng chạy qua cuộn hút, lực từ sẽ biến mất, thanh quay sẽ điều chỉnh vị trí của hình trụ tiếp điểm, tạo ra khoảng cách giữa tiếp điểm trên và tiếp điểm dưới, và ngắt mạch dẫn điện.

-Điều này cho phép rơ le hoạt động như một công tắc điện tử, điều khiển mạch dẫn điện của thiết bị khác. cầu chì

Hình 2.6 Cầu chì xe Nissan 240 SX

Cấu tạo Cầu chì bao gồm hai đầu kết nối với mạch điện, được bọc bởi một lớp vỏ bảo vệ Bên trong vỏ bảo vệ, cầu chì bao gồm một sợi dây chì có đường kính nhỏ được nối hai đầu với những đầu nối kim loại Dây chì được bao phủ bởi một lớp bảo vệ bằng sáp hoặc cao su.

Nguyên lí hoạt đông :Cầu chì hoạt động dựa trên nguyên lý rằng dòng điện sẽ làm nóng dây chì, khi dòng điện qua cầu chì vượt quá giới hạn an toàn, dây chì sẽ nóng và uốn cong để tách ra khỏi mạch điện Khi điều này xảy ra, đường dẫn của dòng điện bị ngắt, giúp bảo vệ các linh kiện điện tử khác trong mạch khỏi sự hư hại do quá tải.

Hình 2.7 Loại bánh răng giảm tốc

Motor khởi động bao gồm các thành phần được chỉ rõ hình vẽ trên Đó là kiểu của bộ khởi động có sự kết hợp, tốc độ motor cao và sự điều chỉnh của bánh răng giảm tốc Toàn bộ motor nhỏ hơn và nhẹ hơn motor khởi động thông thường, nó vận hành ở tốc độ cao hơn Bánh răng giảm tốc chuyển mô men xoắn tới bánh răng chủ động ở 1/4 đến 1/3 tốc độ motor Bánh răng chủ động quay nhanh hơn bánh răng trên bộ khởi động thông thường và mô men xoắn lớn hơn rất nhiều (công suất khởi động)

Bánh răng giảm tốc được gắn trên một vài trục như bánh răng chủ động.

Và khác với bộ khởi động thông thường, công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ động (không qua cần dẫn động) tới ăn khớp với vòng răng bánh đà. Động cơ điện nhỏ gọn với tốc độ cao được sử dụng để quay hộp số giảm tốc, như vậy sẽ làm tăng mômen khởi động Công tắc từ chỉ để đẩy bánh răng bendix gây ra.

Hình 2.8 Sơ đồ làm việc của hệ thống khởi động

Nguồn điện luôn được cung cấp I đến công tắc đánh lửa đầu cuối 1 I qua dây nối 30A (chữ J, nằm trong hộp cầu chì và dây nối nóng chảy) Khi công tắc đánh lửa ở vị trí BẬT hoặc BẮT ĐẦU, nguồn điện được cấp qua cầu chì 10A [No 12, nằm ở khối cầu chì (J/B)] I Đầu cuối rơle khởi động 2 Ngoài ra, khi công tắc đánh lửa ở vị trí start, nguồn điện sẽ được cung cấp I từ thiết bị đầu cuối công tắc đánh lửa 4 I

Tổng quan hệ thống cung cấp điện trên xe Nissan 240sx

Hình 2.9 Hệ thống cung cấp điện trên xe Nissan 240sx

2.2.1 Nhiệm vụ hệ thống cung cấp điện

- Hệ thống có nhiệm vụ cung cấp điện năng cho hệ thống đánh lửa, các bộ phận tiêu thụ điện khác khi động cơ chưa hoạt động hay hoạt động có số vòng quay nhỏ, hoặc cùng với máy phát cung cấp điện năng cho phụ tải trong trường hợp tải vượt quá khả năng cung cấp của máy phát điện.

2.2.2 Yêu cầu hệ thống cung cấp điện

- Có cường độ điện phóng lớn, đủ cho máy khởi động điện (máy đề) hoạt động.

- Có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, dễ chăm sóc.

2.2.3 Đặc điểm hệ thống cung cấp điện trên xe Nissan 240sx

Hệ thống điện của ô tô bao gồm một loạt các thành phần thiết bị để cung cấp năng lượng và điều khiển các chức năng khác nhau Dưới đây là mô tả tổng quan về cấu tạo của hệ thống điện ô tô:

- Hệ thống gồm 2bộ phận chính:

+ máy phát điện (ic chỉnh lưu).

Hình 2.10 Máy phát điện xe Nissan 240sx

Máy phát kích từ kiểu điện từ loại có có vòng tiếp điện (có chổi than)

Máy phát điện loại này gồm có 3 phần chính là stator, rotor và bộ chỉnh lưu.

Hình 2.11 Cấu tạo máy phát điện xe Nissan 240sx

IC voltage regulator assembly :bộ điều chỉnh điện áp

Rear bearing :vòng bi phía sau

Bearing Retainer :chốt giữ vòng bi

Front bearing :vòng bi phía trước

Stator: gồm khối thép từ được lắp ghép bằng các lá thép ghép lại với nhau, phía trong có xẻ rãnh đều để xếp các cuộn dây phần ứng Cuộn dây stator có ba pha mắc theokiểu hình sao, hoặc theo kiểu hình tam giác

Hình 2.12 Các kiểu đấu dây

Hình 2.13 Rotor máy phát diện xoay chiều kích thích bằng điện từ có vòng tiếp điểm.

Rotor: Các đầu dây kích thích được hàn vào các vòng tiếp điện Khi có dòng điện một chiều đi qua cuộn dây kích thích thì cuộn dây và ống thép dẫn từ trở thành một nam châm điện mà hai đầu ống thép là hai từ cực khác dấu Dưới ảnh hưởng của các từ cực, các móng trở thành các cực của rotor, giống như cách tạocực của loại rotor hình móng với nam châm vĩnh cửu.

Bộ chỉnh lưu: là mạch điện cho phép chuyển đổi dòng điện xoay chiều (AC) thành dòng điện một chiều (DC) Chỉnh lưu giống như một cái van chỉ cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều nhất định.

Hình 2.15 Sơ đồ nguyên lí chung của bộ chỉnh lưu

IC Tiết chế: toàn bộ mạch điện

(IC) được đặt trong vỏ bọc kín và gắn trực tiếp vào máy phát điện Điện áp nạp bình ắc quy được điều chỉnh theo nhiệt độ Nhiệt độ máy phát điện cao thì điện áp định mứcmáy phát điện được điều chỉnh giảm.

Hình 2.17 Sơ đồ nguyên lý của máy phát điện

Máy phát điện cung cấp điện áp một chiều để vận hành hệ thống điện của xe và giữ cho ắc quy luôn được sạc.Điện áp đầu ra được điều khiển bởi bộ điều chỉnh IC Nguồn điện luôn được cung cấp tới cực 4 (S) của máy phát điện thông qua: I 100A dây nối nóng chảy (chữ A, nằm trong hộp cầu chì và dây nối nóng chảy), và\ Cầu chì I 10A (số 40, nằm trong hộp cầu chì và cầu chì).

Trạm B cung cấp điện để sạc ắc quy và vận hành hệ thống điện của xe Điện áp đầu ra được điều khiển bởi bộ điều chỉnh IC ở cực 4 (S) phát hiện điện áp đầu vào Mạch sạc được bảo vệ bằng dây nối 100A.

Máy phát điện được nối đất với khối động cơ Khi công tắc đánh lửa ở vị trí BẬT hoặc BẮT ĐẦU, nguồn điện được cung cấp qua cầu chì 10A [Không.

11, nằm trong khối cầu chì (J/B)] I đến cực đồng hồ kết hợp 12 cho đèn cảnh báo sạc Mặt đất được cung cấp cho cực 61 của đồng hồ kết hợp thông qua cực 3 (L) của máy phát điện Với sức mạnh và được nối đất, đèn cảnh báo sạc sẽ sáng Khi máy phát điện cung cấp đủ điện áp khi động cơ đang chạy, mặt đất sẽ mở ra và đèn cảnh báo sạc sẽ tắt.

Nếu đèn cảnh báo sạc sáng khi động cơ đang chạy thì có nghĩa là có lỗi.

XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TRA, SỬA CHỮA HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG VÀ HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN XE NISSAN 240SX

Những hư hỏng thường gặp trong hệ thống khởi động và cung cấp điện trên động cơ xe Nissan 240sx

và cung cấp điện trên động cơ xe Nissan 240sx

3.1.1.Những hư hỏng chung của hệ thống khởi động

1 Khi khởi động máy khởi động không làm việc.

- Không có dòng điện chạy vào máy

- Ắcquy yếu, điện áp không đủ do thiếu dung dịch axit hoặc điện cực mòn

- Các đầu dây nối bị oxi hoá hoặc bắt không chặt, dây dẫn bị đứt

- Khoá điện Rơle đóng mạch bị cháy hỏng, tiếp xúc không tốt, các cuộn dây bị đứt, chạm chập, cháy, tiếp điểm bị cháy ôxi hoá

- Không khởi động được động cơ.

2 Máy khởi động quay chậm.

- Do nguồn điện yếu,điện áp ắcqui yếu.

- Các đầu dây điểm tiếp xúc không tốt do làm việc lâu ngày

- Chổi than, lò xo, cổ góp bị mòn, hỏng bẩn

- Phần mica cách điện giữa các phiến góp nhô cao, cuộn kích từ hỏng cách điện, cuộn dây Rôtor bị chạm chập.

-Máy khởi động yếu, sẽ khởi động kém.

3 Trục máy khởi động quay nhưng không kéo được động cơ.

- Nối mát giữa máy khởi động và thân xe không tốt

- Bộ phận truyền động hỏng, khớp nối một chiều hỏng, bánh răng hỏng, càng gạt bị gẫy

- Hư hỏng bộ phận truyền động.

4 Bánh răng máy khởi động lao ra rồi lại thụt vào lặp đi lặp lại liên tục khi khởi động.

- Nguồn điện yếu do điện áp ắcquy thấp

- Điện áp cực 50 nhỏ, do khoá điện dây điện bị hỏng

- Rơle con chuột bị hỏng, cuộn giữ bị hỏng hoặc mát của cuộn giữ không tốt

- Không khởi động được động cơ.

- Làm sứt mẻ bánh răng khởi động.

5 Khi khởi động có tiếng kêu va đập giữa các bánh răng.

- Bánh răng truyền động hoặc vành răng bánh đà sứt mẻ.

- Khe hở giữa bánh răng máy khởi động với vòng chặn điều chỉnh không đúng.

- Điều chỉnh thời điểm đóng máy khởi động sai.

- Không khởi động được động cơ.

- Hư hỏng bánh răng khởi động.

6 Máy khởi động vẫn hoạt động khi

- Khóa điện hỏng, chạm chập dây dẫn điện

- Khi khởi ngắt khoá điện - Rơle khởi động hỏng

- Máy khởi động hỏng, lò xo hồi vị bị yếu gãy hoặc bị kẹt piston. động song thì vẫn không tắt được máy khởi động.

- Hư hỏng bộ phận truyền động.

3.1.2.Những hư hỏng chung của hệ thống cung cấp điện

3.1.2.1 Hư hỏng của máy phát điện

1 Động cơ không khởi động được.

- Dây đai máy phát hỏng

- Bộ điều chỉnh điện áp hỏng

- Kiểm tra ắc quy thay thế nếu cần.

-Điều chỉnh, thay đổi dây đai mới.-Kiểm tra, thay thế. động gây tiếng ồn - Dây đai máy phát bị hỏng hoặc bị mòn

- Máy phát bị trục trặc. căng hoặc thay dây đai mới.

-Sửa chữa hoặc thay thế.

3 Các bóng đèn hoặc cầu chì bị đứt thường xuyên.

- Máy phát hoặc bộ điều chỉnh điện áp bị mòn

- Kiểm tra, sửa chữa và thay thế khi cần thiết.

- Kiểm tra, sửa chữa, thay thế.

4 Đèn báo nạp nhấp nháy khi động cơ khởi động.

- Dây đai máy phát bị hỏng hoặc bị mòn.

- Bộ điều chỉnh điện áp hỏng

- Dây dẫn và các chỗ nối bị hỏng.

- Điều chỉnh lực căng hoặc thay thế nếu cần.

- Kiểm tra, sửa chữa, thay thế hoặc thay mới.

5 Thiết bị chỉ báo nạp điện không hoạt động.

- Dây đai máy phát bị hỏng hoặc bị mòn.

- Dây dẫn từ ắc quy đến máy phát bị chạm mát hoặc hở mạch.

- Mạch nối mát của cuộn dây kích từ bị hỏng.

-Bộ điều chỉnh điện áp hỏng.

- Dây dẫn thiết bị báo bị hỏng.

- Điều chỉnh lực căng hoặc thay thế nếu cần.

- Kiểm tra, sửa chữa, hoặc thay mới nếu cần.

Quy trình kiểm tra, sữa chữa hệ thống khởi động trên động cơ xe Nissan 240sx

3.2.1 Quy trình tháo hệ thống khởi động

1 Ngắt kết nối cực âm (1) và cực dương (2) của ắcquy.

Khẩu ,tay vặn,tay nối.

2 Tháo ông dẫn khí cửa vào

Khẩu ,tay vặn,tay nối.

-Tháo ống ra khỏi két nước.

-Nhả tab (A) theo hướng mũi tên.

-Nhấc lên khi tháo ống của bình chứa

Khẩu ,tay vặn,tay nối

Tuôc nơ vit hai cạnh.

4 Tháo đai ốc của chân “S”.

Tháo dây cáp chân “S” ra

5 Tháo đai ốc của chân “B”.

Tháo dây cáp chân “B” ra.

6 Tháo các bu Khẩu ,tay lông bắt máy khởi động với động cơ.

Nhấc máy khởi động ra vặn,tay nối

7 Tháo rơ le khởi động

Tháo 2 ốc bắt rơ le với motor khởi động.

3.2.2 Quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống khởi động

3.2.2.1 Kiểm tra công tắc từ

- Trước khi kiểm tra ngắt cáp âm của ắc quy

- Ngắt chân M của máy khởi động

- Kiểm tra thông mạch của chân S và vỏ máy

Hình 3.1 Kiểm tra công tắc từ máy khởi động

-Tiếp tục kiểm tra thông mạch của chân S và chân M

Hình 3.2 Sự thông mạch chân S và chân M

3.2.2.2 Kiểm tra bánh răng ly hợp

Hình 3.2 Kiểm tra bánh răng ly hợp của máy khởi động

- Kiểm tra răng bánh răng nếu răng bị mòn hoặc hư hỏng

- Kiểm tra răng bánh răng giảm tốc (Nếu được trang bị) Thay hộp giảm tốc nếu răng bị mòn hoặc hư hỏng (Cũng kiểm tra tình trạng của răng bánh răng trục phần ứng.)

- Kiểm tra xem bánh răng có khóa theo một hướng và quay không thuận lợi theo hướng ngược lại Nếu nó bị khóa hoặc quay theo cả hai hướng, hoặc có lực cản bất thường Thay thế.

Hình 3.3 Kiểm tra chổi than khởi động

-Kiểm tra độ mòn của bàn chải (Độ dài giới hạn mặc định :2,5mm )vượt quá nhiều Thay thế.

3.2.2.4 Quy trình kiểm tra, sửa chữa các bộ phận

Hình vẽ minh họa Nội dung kiểm tra

- Bật khóa điện ở nấc start, dùng đồng hồ vôn kế đo điện áp ở hai cực

Nếu điện áp của ắcquy nhỏ hơn giá trị quy định thì tiến hành nạp ắcquy hoặc thay mới ắc quy

2 Kiểm tra, sửa chữa roto

- Kiểm tra sự thông mạch từ cổ góp đến lõi rotor

3 Kiểm tra sửa chữa cổ góp

- Kiểm tra độ méo cổ góp Độ méo lớn nhất cho phép là 0,05mm

- kiểm tra màu sắc của cổ góp nếu màu không đồng đều thay mới

- Kiểm tra thông mạch các cuộn dây Stato Không có sự thông mạch thì thay mới các cuộn dây

- Kiểm tra chạm mát stato Nếu có sự chạm mát thì cách điện lại hoặc thay mới nếu các cuộn dây quá cũ

5 Kiểm tra sửa chữa khớp một chiều

-Kiểm tra khớp một chiều: Quay khớp một chiều theo chiều và bánh răng truyền động. kim đồng hồ và ngược lại nếu đều quay trơn thì thay mới.

6 Kiểm tra, sửa chữa rơle khởi động.

-Kiểm tra cuộn hút Dùng đồng hồ đo chân

50 với chân S nếu không thông thay rơ le mới

-Kiểm tra cuộn giữ Dùng đồng hồ đo chân

50 với vỏ máy khởi động, nếu không thông thì thay rơ le mới.

3.2.3 Quy trình lắp hệ thống khởi động

Ngược lại so với quy trình tháo

Quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống cung cấp điện trên động cơ xe

3.3.1 Quy trình tháo máy phát điện xoay chiều

Bước kiểm tra Hình vẽ Dụng cụ

1 Nới lỏng đai ốc khóa puli căng đai

(A) sau đó điều chỉnh đai bằng cách xoay bu lông điều chỉnh (B).

Khẩu, tay vặn và tay nối.

-Tháo ống ra khỏi két nước.

-Nhả tab (A) theo hướng mũi tên.

-Nhấc lên khi tháo ống của bình chứa.

Khẩu ,ta y vặn,tay nối.

Tuôc nơ vit hai cạnh.

3 Ngắt kết nối đầu nối máy phát điện

5 Tháo các bu long khung máy phát điện

Nhấc máy phát điện ra khỏi khung

Khẩu, tay vặn, tay nối

3.3.2 Quy trình kiểm tra, sửa chữa máy phát điện xoay chiều

3.3.2.1 Kiểm tra máy phát điện xoay chiều trên xe

* Kiểm tra sơ bộ trước

- Trong lúc động cơ đang vận hành dẫn động máy phát quay, ta dùng tút nơ vít kẹp 2 miếng thép mỏng đặt tại vòng bi sau để xem vòng bi sau có bị từ hoá không.

- Nếu bị từ hoá chứng tỏ vòng bi sau vẫn tốt.

+ Bộ điều chỉnh điện áp hoạt động tốt.

+ Các chổi than, rô to tiếp điện tốt.

+ Phần cảm ứng rô to có sinh từ trường.

- Nếu vòng bi sau không được từ hoá tốt chứng tỏ một trong các vấn đề hỏng sau đây.

+ Bộ điều chỉnh điện áp không hoạt động

+ Hai chổi than tiếp điện bị mòn kẹt hay dơ.

+ Phần cảm ứng rô to bị hỏng.

* Kiểm tra mức sụt áp của hệ thống nạp điện

- Để cho hệ thống nạp điện hoạt động ổn định, cần lưu ý 2 yếu tố kỹ thuật sau đây.

+ Mối nối dây dương ắc quy vào cọc phát điện của máy phát phải hoàn toàn tốt + Máy phát điện phải tiếp mát tốt Nếu có điện trở lớn ở các nơi nối điện này có nghĩa là có sự sụt áp đáng kể thì ắc quy sẽ không được nạp điện đầy đủ.

* Kiểm tra dây đai dẫn động

- Kiểm tra bằng mắt thường xem dây đai có bị nứt sợi, quá mòn hay rách không

- Kiểm tra độ căng của dây đai bằng cách ấn một lực 10kg lên lưng đai rồi dùng đồng hồ để xác định độ trùng của dây đai

- Với dây đai mới 5-7 mm, dây đai cũ 7-8 mm

- Sau khi lắp dây đai vào động cơ phải xem dây đai đã lọt vào đúng các rãnh chưa.

- Dùng tay xác định chắc chắn rằng dây đai không bị trượt khỏi rãnh trên bánh đai trục khuỷu.

- Nghe và phân tích sự làm việc của máy phát xem máy phát làm việc có sự va đập khác thường nào không

- Kiểm tra các dây dẫn của hệ thống xem có bị cháy hay đổi màu không

- Nổ máy hâm nóng động cơ sau đó tắt máy.

3.3.2.2 Kiểm tra máy phát điện xoay chiều sau khi tháo rời

Hình vẽ minh họa Nội dung

- Cả 2 đầu của cuộn dây của rotor được nối với cổ góp

Dùng Ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa hai cổ góp

- Nếu không thông mạch phải thay rotor

- Dùng Ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa cổ góp và thân rôto

- Nếu có thông thì thay thế rotor

- Kiểm tra các vòng tiết diện

- Quan sát xem các vòng tiết diện có bị cào xước cháy không

- Nếu cào xước nhẹ có thể dùng giấy nhám mịn đánh lại

- Dùng thước cặp đo đường kính vòng tiếp điện

- Dùng Ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa các cuộn dây

- Nếu không có sự thông mạch phải thay Stato mới

- Dùng ôm kế kiểm tra sự thông mạch giữa cuộn dây Stato và thân máy phát. Nếu có sự thông mạch phải thay mới

- Đo chiều dài nhô ra của chổi than

- Dung thước đo chiều dài nhô ra của chổi than

- Khi thay chổi than ta nhả mối hàn thiếc tháo chổi than và lò xo ra Luồn dây của chổi than mới qua lõi trên giá đỡ của chổi than, đưa chổi than và giá lò xo mới vào thân giá đỡ Hàn thiếc chặt dây dẫn

3.3.3 Quy trình lắp máy phát điện xoay chiều

Ngược với quy trình tháo

Bảng 1.2 Thông số kỹ thuật của máy khởi động

Mục Thông số kỹ thuật

Chế độ không tải Điện áp 10V

Tốc độ Hơn 2700 vòng/phút

Bảng 2 Thông số kỹ thuật của hệ thống cung cấp điện

Mục Thông số kỹ thuật

Loại Cảm ứng điện áp ắc quy

Vòng quay tối thiểu khi không tải(mức 13,5 V) Dưới 950 vòng/phút

Dòng điện đầu ra( mức 13,5 V) Hơn 23A/1300 vòng/phút

Hơn 82A/5000 vòng/phút Điện áp đầu ra được điều chỉnh 14,1-14,7 V

Ngày đăng: 30/03/2024, 11:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w