1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo đề án môn học kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng fuhocons

75 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động thường gặp nhiều khó khăn do phải tuân thủ nhiều quy định khác nhau được ban hành bởi các tổ chức thuộc các hệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

-BÁO CÁO ĐỀ ÁN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI : Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lươngtại công ty Cổ phần xây dựng FUHOCONS

Giảng viên hướng dẫn: T.S Phạm Thu HuyềnNhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

Nhóm Thực Hiện: Nhóm 3GVHD: T.S Phạm Thu Huyền

HÀ NỘI- 2023

Trang 3

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN

Trang 4

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN BÀI BÁO CÁO CỦA NHÓM 3

Tuần Người thực hiện Nội dung công việc Phương pháp thực lương và khoản phải trích theo lương tại

Trang 5

mọi người đã làm rồi

sau đó chỉnh sửa lại các lỗi chính tả Sau đó đi in bản cứng và

nộp lại cho giáo viên.

Trang 6

1.3 Đối tượng nghiên cứu 11

1.4 Câu hỏi nghiên cứu 11

1.5 Phạm vi nghiên cứu 11

1.6 Phương pháp nghiên cứu( gồm hai nhóm pp xử lý & phân tích thu thập tài liệu) 12 1.6.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu 12

1.6.2 Các phương pháp xử lí dữ liệu 12

1.7 Kết cấu báo cáo đề án môn học 12

PHẦN 2 NHƯNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 13

2.1 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp 13

2.1.1 Khái niêm lao động và tiền lương 13

2.1.2 Phân loại lao động và tiền lương 15

2.1.3 Các hình thức tính và trả lương trong các doanh nghiệp 17

2.1.4 Các khoản trích theo lương trong các DN 18

2.1.5 Các khoản phụ cấp, thưởng cho người lao động 20

2.2 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp 21

2.2.1 Kế toán tiền lương trong các Doanh nghiệp 21

Trang 7

2.2.3 Kế toán các khoản phụ cấp và trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp.

PHẦN 3 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG FUHUCONS 35

3.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS 35

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 35

3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị 37

3.1.2.1 Sơ đồ khối về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận 37 3.1.2.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy 37

3.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của DN 39

3.1.4 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp trong 3 năm gần đây 42

3.2.2.2 Các khoản thưởng tại công ty 52

3.2.3 Kế toán tiền lương tại công ty 53

3.2.3.1 Chứng từ sử dụng 54

3.2.3.2 Tài khoản sử dụng 59

3.2.3.3 Phương pháp kế toán và các phương pháp ghi sổ 59

3.2.4 Kế toán các khoản trích theo lương tại công ty 64

Trang 8

PHẦN 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY XÂY

DỰNG FUHUCONS 66

4.1 Đánh giá tiền lương và các khoản trích theo lương tại DN 66

4.1.1 Ưu điểm 66

4.1.2 Hạn chế 67

4.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại DN 67

4.2.1 Yêu cầu, nguyên tắc thực hiện 67

4.2.2 Giải pháp kiến nghị đề xuất 68

4.2.3 Điều kiện áp dụng các giải pháp 70

PHẦN 5 KẾT LUẬN 72

PHẦN 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chữ T của tài khoản 334- Phải trả người lao động 24

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ chữ T của TK 338- Phải trả phải nộp khác 26

Sơ đồ 2.3 Hạch toán theo sơ đồ chữ T của tài khoản 334 – Phải trả người lao động 27

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kí sổ cái 31

Sơ đồ 2.5 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung 33

Sơ đồ 3.1 Sơ máy tổ chức của công ty 37

Sơ đồ 3.2 Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 40

Sơ đồ 3.3 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương của công ty 49

Trang 10

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VND Đơn vị tiền tệ chính thức của Việt Nam

Trang 11

Đề án: Kế toán lương và các khoản trích theo lương trong Công ty cổ phần Xâydựng FUHUCONS

PHẦN 1 LỜI MỞ ĐẦU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Tiền lương và các khoản trích theo lương có tác động trực tiếp đến đời sống người của lao động Trong nền kinh tế thị trường tiền lương lại càng là vấn đề được xã hội quan tâm nhiều hơn nữa Tiền lương và các khoản trích theo lương còn được coi là một thước đo để phản ánh đời sống dân cư, sự phát triển kinh tế cũng như chính sách của nhà nước đối với người lao động.

Trong thực tế, thu nhập của người lao động được xác định dựa trên cơ sở số lượng và chất lượng công việc đã thực hiện theo cam kết với chủ doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp thì các khoản thanh toán liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương được coi như một khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh Việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho người lao động thường gặp nhiều khó khăn do phải tuân thủ nhiều quy định khác nhau được ban hành bởi các tổ chức thuộc các hệ thống quản lý khác nhau.

Việc xây dựng hệ thống kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương đối với người lao động phải công bằng thì nó mới thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả và nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty Đối với công tác kế toán của công ty thì việc xây dựng và áp dụng các hình thức thanh toán sao cho nó phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng đóng vai trò quan trọng

Trong quá trình tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS, nhóm nhân thấy còn một số hạn chế mà doanh nghiệp đang mắc phải Vì vậy để làm rõ thực trạng và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Đầu Tư Xây Dựng Vận Tải Thiên Phúc, nhóm lựa chọn đề tài

Trang 12

lương tại Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS” làm đề tài thực hiện đề án môn học.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng hạch toán công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty trong thời gian tới.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Phân tích thực trạng công tác kế toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS theo các khung pháp lý.

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết theo thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn về chế độ kế toán Doanh nghiệp liên quan đến tiền lương và các khoản trích theo lương.

- Đưa ra nhận xét và đánh giá và chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của công ty từ đó đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Kế toán lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS.

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cần tuân thủ theo nhưng quy định hiện hành nào?

- Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS hạch toán ra sao, đảm bảo đúng theo những quy định hiện hành hay chưa?

- Vậy các vấn đề về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cần phải hoàn thiện là gì?

Trang 13

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS tại 59 phố Hoàng Ngân , phường Nhân Chính , quận Thanh Xuân , thành phố Hà Nội , Việt Nam

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2021 đến năm 2022.

1.6 Phương pháp nghiên cứu( gồm hai nhóm pp xử lý & phân tích thu thập tài liệu)

1.6.1 Các phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Tìm kiếm các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu bằng cách viết tay hay photo các chứng từ được sử dụng trong kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

1.6.1 Các phương pháp xử lí dữ liệu

Trên cơ sở hệ thống các số liệu thu thập được, tiến hành sàng lọc xử lý số liệu từ đó đưa ra những phân tích, nhận xét riêng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại đơn vị.

1.7 Kết cấu báo cáo đề án môn học

Kết cấu báo cáo đề án môn học gồm 4 phần: Phần 1: Lời mở đầu

Phần 2: Những vấn đề cơ bản lí luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp

Phần 3: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng FUHUCONS

Phần 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần xây dựng FUHUCONS

Trang 14

PHẦN 2.NHƯNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁNTIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.8 Những vấn đề chung về tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp

1.8.1 Khái niêm lao động và tiền lương

Trong đời sống thực tiến của con người có rất nhiều quan điểm về lao động Có thể kể đến các quan điểm như theo của Mác-Lênin hay của các quan điểm hiện đại như:

Lao động có thể được thể hiện bằng hình thức lao động bằng tay chân hoặc lao động bằng trí óc Những người làm các công việc lao động tay chân là những người sử dụng sức mạnh cơ bắp kết hợp cùng với công cụ, phương tiện lao động để hoàn thành công việc Ngược lại, những người làm công việc trí óc là người sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn đã được đào tạo cùng công cụ, phương tiện, máy móc để tạo ra của

cải, sản phẩm, vật chất (Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp được)

Lao động chính là những hành động có ý thức, mục đích của con người để tác động làm ra của cải vật chất, giá trị tinh thần cho xã hội Lao động luôn được xem là vấn đề toàn cầu, ảnh hưởng quan trọng đên sự hưng thịnh của mỗi quốc gia.

Lao động là yếu tố quan trọng cùng ảnh hưởng tới các chi phí đầu tư khác cho sản xuất Chẳng hạn như chi phí vận hành, quản lý, chi phí cho trang thiết bị hiện đại thay thế cần thiết.

Nguồn lao động thường được đo bằng chính thực lực lượng hoặc nhóm lao động Quy mô của lực lượng lao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng người lao động, khả năng làm việc, chất lượng công việc đạt được.

Theo nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa ra ý kiến có thể hiểu rằng lao động là những hành động tạo ra giá trị, của cải, vật chất các giá trị này làm cho cuộc sống con người tốt hơn Thông qua lao động con người sẽ nhận lại được các giá trị khác và lao động là một hành động có ý thức của con người thông qua tác động đến các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người và xa hội

Theo Các Mác: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động Khi phân tích về nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, nơi mà các quan hệ thị trường thống trị mọi

Trang 15

quan hệ kinh tế, xã hội Các Mác có viết: “Tiền công không phải giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là một hình thức cái trang giá trị hay giá cả sức lao động”.

Theo quan niệm của các nhà kinh tế hiện đại: Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, quy luật cung – cầu

Theo quy định tại Điều 90 Bộ Luật Lao động 2019 của nước ta Lương hay tiền lương được quy định là tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thuận để thực hiện công việc bao gồm mứ lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

Như vậy,

Xét về góc độ kinh tế: tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với sản xuất, phản ánh số thù lao mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động dựa trên thời gian lao động thực tế, khối lượng, số lượng công việc đã hoàn thành cũng như chất lượng công việc đã làm.

Xét về góc độ mua bán sức lao động: tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động.

Xét về vai trò của tiền lương trong quản lý: tiền lương là một đòn bẩy kinh tế đặc biệt quan trọng có tác động tích cực hoặc tiêu cực tới năng suất lao động cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo nhóm nghiên cứu tổng hợp và đưa ra kết luận: Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ Do đó việc chi trả tiền lương hợp lý, phù hợp có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Trang 16

1.8.2 Phân loại lao động và tiền lương

Phân loại lao động

Việc phân loại lao động rất cần thiết đối với doanh nghiệp nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu quản lý doanh nghiệp, xác định cấu thành hợp lý giữa các loại lao động là biện pháp có ý nghĩa quan trọng quyết định năng suất lao động và hiệu suất công tác của mỗi loại lao động Phân loại lao động giúp cho doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tính và trả lương cho người lao động theo các tiêu chí cụ thể

Lực lượng lao động trong doanh nghiệp có thể được phân ra làm nhiều loại tùy theo mỗi đặc trưng của doanh nghiệp Gồm 3 hình thức phân loại chủ yếu sau:

Phân loại lao động theo thời gian lao động: Đây là phân loại lao động dựa trên

thời gian Số thời gian người lao động làm việc tại các doanh nghiệp Theo tiêu thức này chúng ta có 2 loại lao động chủ yếu:

- Lao động thường xuyên

- Lao động tạm thời mang tính chất thời vụ

Với phân loại này các doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát và tính toán được lương của người lao động khi họ nắm bắt được tổng số lao động của họ Từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng, huy động nhân sự khi cần thiết và điều chuyển nhận sự một cách hợp lý với các công việc Đồng thời doanh nghiệp có thể xác định được các khoản nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước một cách chính xác.

Phân loại lao động theo chức năng: Đây là phân loại dựa trên chức năng công

việc của người lao động có thể chia thành 3 chức năng chính là sản xuất, bán hàng và quản lý doanh nghiệp Với phân loai này ta sẽ có 3 phân loại chính là:

- Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến - Lao động thực hiện chức năng bán hàng

- Lao động thực hiện chức năng quản lý

Phân loại này giúp cho doanh nghiệp tập hợp được các chi phí kịp thời và xác định các khoản cần đưa vào chi phí của doanh nghiệp Tuyển chọn được người lao động phù hợp với chức năng của công việc.

Trang 17

Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất: Theo tiêu thức này

chúng ta có 2 loại lao động chủ yếu: - Lao động trực tiếp

- Lao động gián tiếp

Theo cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động trong doanh nghiệp nó tác động đến doangh nghiệp như thế nào Từ đó các nhà quản lý đưa ra các chính sách, bố trí lao động một cách phù hợp với yêu cầu công việc, tinh giảm và làm gọn nhẹ bộ máy một cách gián tiếp.

Một tiêu thức khác thường được sử dụng là phân loại lao động theo điều kiện lao động Phân loại theo điều kiện lao động là phân loại dựa trên các công việc người lao động thực hiện và môi trường làm việc của họ Điều kiện phân loại được quy định và hướng dẫn tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH

Phân loại tiền lương

Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quảnlý và sử dụng Thành phần quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm…) Có thể kể đến các phân loại lương hay sử dụng trong doanh nghiệp như:

+ Phân loại theo thời gian lao động: Lương tháng, lương tuần, lương ngày,

lương giờ: căn cứ vào thời gian làm việc thực tế để trả lương.

- Thường xuyên: Là toàn bộ tiền lương trả cho những lao động thường xuyên có tên

trong danh sách công ty.

- Lương thời vụ: Là tiền lương trả cho người lao động tạm thời mang tính thời vụ + Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất

- Lương trực tiếp: Là phần tiền lương trả cho lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm và thực hiện các lao vụ dịch vụ.

- Lương gián tiếp: Là phần lương trả cho các lao động gián tiếp sản xuất hay là bộ

Trang 18

1.8.3 Các hình thức tính và trả lương trong các doanh nghiệp

Theo Điều 54, Nghị định 145/2020//NĐ-CP có quy định các hình thức trả lương như sau: Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp ddoongfw lao động hình thức trả lương theo thời gian theo sản phẩm và trả lương khoán.

Các hình thức tính lương chủ yếu có thể kể đến như: Lương theo thời gian, lương khoán, tính lương theo sản phẩm.

+ Lương theo thời gian: tính theo tháng, ngày hoặc giờ Hình thức lương theo thời

gian phổ biến nhất là lương tháng Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý và nhân viên thuộc các ngành không có tính chất sản xuất.

- Ưu điểm: Phù hợp với công việc không định mức hoặc không nên định mức; Tính toán đơn giản, dễ hiểu, áp dụng cho những lao động ở bộ phận giá tiếp, nhũng nơi không có điều kiện xác định chính xác khối lượng hoàn thành

- Nhược điểm: Do chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất nên hình thức này chưa tính đến một cách đầy đủ chất lượng lao động, chưa phát huy hết khả năng sẵn có của người lao động, chưa khuyến khích người la động quan tâm đến kết quả lao động Mức lương tháng = Mức lương cơ bản x Hệ số lương + Hệ số phụ cấp

Lương được lĩnh trong tháng = x Số ngày làm việc thực tế trong tháng

+ Lương khoán :

Là hình thức trả lương căn cứ vào khối lượng và chất lượng công việc khoán mà người lao động thực hiện Lương khoán thực chất cũng là một trong những hình thức cụ thể của trả lương theo sản phẩm Hình thức này áp dụng cho những công việc không thể giao từng chi tiết, từng bộ phận hoặc nếu giao từng chi tiết từng bộ phận sẽ không hiệu quả mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc với những yêu cầu cụ thể về chất lượng cho người lao động thực hiện trong một thời gian nhất định.

Lương được lĩnh trong tháng = Khối lượng công việc hoàn thành x Đơn giá lương khoán theo công việc hoàn thành

Trang 19

+ Tính lương theo sản phẩm :

- Tính lương theo sản phẩm là hình thức tính lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành Hình thức tính lương theo sản phẩm là hình thức gắn chặt với năng suất lao động và hình thức tính lương theo sản phẩm này có tác dụng lớn khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động - Ưu điểm: Kích thích người lao động tăng năng suất làm việc, khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề trình độ lao động và phát huy, nâng cao khả năng làm việc - Nhược điểm: Dễ làm cho người lao động chạy theo số lượng mà bỏ qua chất lượng sản phẩm, vi phạm các quy định trong sản xuất, bỏ qua một số quy trình trong quá trình sản xuất

- Cách tính lương theo sản phẩm:

Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm × Đơn giá sản phẩm

+ Đơn giá sản phẩm: có thể biến động tùy theo loại sản phẩm, chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành, …

+ Số lượng sản phẩm hoàn thành: phụ thuộc vào yêu cầu chất lượng sản phẩm, căn cứ xác định sản phẩm hoàn thành và bán thành phẩm.

- Tiền lương phép:

Theo quy định hiện nay, người lao động trong năm tùy theo thời gian công tác sẽ được nghỉ một số ngày phép để tái tạo sức lao động Trong thời gian nghỉ phép, người lao động vẫn được hưởng lương như ngày lao động bình thường

Mức trích tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất được xác định theo công thức:

Trang 20

Hiện nay, các doanh nghiệp thường trả lương theo 2 hình thức chủ yếu: trả lương bằng tiền mặt và trả lương bằng chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng.

1.8.4 Các khoản trích theo lương trong các DN

Các khoản trích theo lương là khoản trích từ lương và chi phí mà cả người lao động và người sử dụng lao động phải cùng thực hiện để đảm bảo tính ổn định đời sống cho người lao động và duy trì những hoạt động trong doanh nghiệp Hiện nay theo quyết định số 595/NĐ-BHXH

Mục đích cẳ các khoản trích :

- BHXH: là khoản trích theo lương do người lao động (NLĐ) và chủ doanh nghiệp cùng đóng góp vào quỹ BHXH để chi trả cho người lao động trong những trường hợp người lao động không làm được việc gì vì những nguyên nhân như: nghỉ hưu, tử tuất, ốm đau, thai sản,…

- BHYT: Là hoạt động thu phí bảo hiểm và chi trả thanh toán các chi phí về khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm khi họ gặp rủi ro về sức khỏe thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHYT - KPCĐ: Là các khoản trích theo lương của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho các hoạt động công đòn được thành lập theo luật công đoàn thông qua việc hình thành và sử dụng một quỹ tài chính để đảm bảo ổn định chi tiêu cho hoạt động công đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn cấp trên.

- BHTN: Là khoản trích theo lương của người lao động và doanh nghiệp với mục đích hỗ trợ người lao động khi họ bị mất việc làm Đây là một chính sách mới của Nhà nước góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đứa họ trở lại làm việc.

Có thể khái quát các khoản trích theo lương hiện nay như sau

Mức trích lập các khoản trích theo lương:

Bảng 2.1 Mức trích lập các khoản phải trích theo lương từ ngày 01/7/2021 –

Trang 21

SXKD) (trừ lương)

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

Trang 22

Bảng 2.2 Mức trích lập các khoản phải trích theo lương từ ngày 01/10/2022 trở đi

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tổng hợp

1.8.5 Các khoản phụ cấp, thưởng cho người lao động

Bên cạnh các khoản tiền lương chính thức của người lao động trong doanh nghiệp còn có thêm các khoản phụ cấp, trợ cấp theo lương

Phụ cấp: Là khoản tiền mà người sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt,… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương.

Có thể hiểu theo một cách đơn giản phụ cấp lương là các khoản tiền dùng để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

Theo điểm b khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLDTBXH quy định về mức phụ cấp lương cụ thể phụ cấp lương sẽ theo thỏa thuận của hai bên với nhau Các loại phụ cấp được quy định tại Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Trợ cấp là một khoản thanh toán được thực hện cho những người cần giúp đỡ để trang trải các chi phí Có thể hiểu trợ cấp là khoản tiền người lao động được cấp khi

Trang 23

rơi vào tình trạng không tạm thời ngừng lao động trên cơ sở số tiền mà người lao động đã thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm trong thời gian lao động.

Các khoản trợ cấp có thể được coi là riêng biệt nếu chúng được trao cho các nhóm người, địa điểm hoặc các doangh nghiệp khác nhau

Dưới đây là một số tiêu chí để phân biệt phụ cấp và trợ cấp trong doanh nghiệp Có thể kể thêm các khoản phụ cấp như: Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, tăng ca, Phụ cấp dạy nghề, Phụ cấp công tác lưu động, Phụ cấp khu vực, thâm niên,…

Ngoài ra doanh nghiệp còn có thêm cả tiền thưởng cho người lao động và nó có tính chất thường xuyên có thể kể đến như thưởng tháng, thưởng cuối năm, thưởng tết hoặc các dịp lễ,…

Theo quy định mới nhất theo điều 104, Nghị định 45/2019/QH14, Bộ luật lao động năm 2019 đang áp dụng hiện nay thì: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

1.9 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong các doanh nghiệp.

2.2.1 Kế toán tiền lương trong các Doanh nghiệp

Kế toán tiền lương đóng vai trò quan trọng trong bộ máy của mỗi doanh nghiệp Kế toán tiền lương là người chịu trách nhiệm hạch toán tiền lương của người lao động dựa trên các chứng từ sử dụng, các tài khoản kế toán và các phương pháp kế toán mà doanh nghiệp xác định.

1.9.1.1 Chứng từ sử dụng

Trang 24

Chứng từ kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động kế toán của doanh nghiệp Nó là căn cứ ghi chép để hạch toán kế toán, kê khai và là bằng chứng xác thực phản ánh các nghiệp vụ kinh tế khi có phát sinh.

Các chứng từ phục vụ cho kế toán tiền lương bao gồm: - Bảng chấm công,

- Bảng thanh toán tiền lương, - Bảng thanh toán tiền thưởng,

- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, - Hợp đồng giao khoán,

- Bảng kê trích các khoản theo lương,

- Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, ….

1.9.1.2 Tài khoản sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản “ 334 – Phải trả người lao động “ để hạch toán tiền lương Tài khoản 334 được dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, BHXH và các khoản thanh toán khác cho người lao động trong công ty Tài khoản này giúp cho các doanh nghiệp tính toán và tổng hợp tiền lương đưa vào chi phí một cách hợp lí và theo dõi được khoản nghĩa vụ phải thực hiện với nhà nước là các khoản thuế phải nộp cho người lao động ủy thác cho doanh nghiệp như thuế thu nhập cá nhân mà người lao động chịu.

Kết cấu tài khoản 334:

Trang 25

TK 334 – Phải trả người lao động

SDĐK: tiền lương, tiền công, BHXH và các khoản khác còn phải trả người lao động

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động - Các khoản khấu trừ vào tiền lương của người lao động.

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.

SDCK: Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ, Số dư bên Nợ TK 334 rât cá biệt – nếu có phản ánh số tiền đã trả người lao động lớn hơn số tiền phải trả người lao động về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác.

SDCK: Các khoản tiển lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao đông.

1.9.1.3 Phương pháp kế toán

Kế toán tiền lương tại các doanh nghiệp được trình bày chi tiết trên sơ đồ hệ thống tài khoản 334- Phải trả người lao động

Trang 26

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chữ T của tài khoản 334- Phải trả người lao động

(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)

1.9.2 Kế toán các khoản trích theo lương trong các DN

1.9.2.1 Chứng từ sử dụng

Để quản lý lao động chính xác, đầy đủ, dễ hiểu và nắm bắt rõ ràng tình hình phân bổ, sử dụng lao động Doanh nghiệp sử dụng các chứng từ kế toán như:

- Bảng phân bổ tiền lương phải trả, - Bảng thanh toán tiền lương,

- Bảng kê trích nộp các khoản trích theo lương, - Bảng phân bổ các khoản trích theo lương, ….

Trang 27

1.9.2.2 TK sử dụng

Để hạch toán các khoản trích theo lương kế toán sử dụng các TK kế toán chủ yếu Tài

khoản 338 – phải trả, phải nộp khác.

Tài khoản 338 phản ánh các khoản phải trả, phải nộp cho cơ quan pháp luật, các tổ chức đoàn thể xã hội, cho cấp trên về BHXH, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc KPCĐ được để lại cho đơn vị chi chưa hết.

- BHXH phải trả cho CNV – KPCĐ chi tại đơn vị - Số BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã nộp cho cơ quan Nhà nước.

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN tính vào chi phí sản xuất kinh doanh - BHXH, BHYT, BHTN khấu trừ vào lương CNV – KPCĐ vượt chi được cấp bù – Số BHXH đã chi trả CNV khi được cơ quan BH thanh toán.

SDCK: Tài khoản 338 cũng có thể có số dư Nợ Số dư bên Nợ phản ánh số BHYT đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và KPCĐ vượt chi chưa được cấp bù.

SDCK: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc KPCĐ được để lại cho đơn vị chi chưa hết.

1.9.2.3 Phương pháp kế toán

Phương pháp kế toán của các khoản phải trả phải nộp khác trong doanh nghiệp được trình bày chi tiết trên sơ đồ chữ T của tài khoản 338 - Các khoản phải trả phải nộp khác

Trang 28

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ chữ T của TK 338- Phải trả phải nộp khác

(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)

1.9.3 Kế toán các khoản phụ cấp và trợ cấp cho người lao động trong doanh nghiệp.

1.9.3.1 Chứng từ sử dụng

Chứng từ sử dụng cho các khoản phụ cấp có thể kể đến như: - Bảng thanh toán lương,

Trang 29

1.9.3.2 Tài khoản sử dụng

Tài khoản sử dụng cho các khoản phụ cấp và trợ cấp là tài khoản 334 - Phải trả người lao động.

1.9.3.3 Phương pháp kế toán

Sơ đồ 2.3 Hạch toán theo sơ đồ chữ T của tài khoản 334 – Phải trả người lao động

(Nguồn: Theo thông tư 133/2016/TT-BTC)

Cụ thể hạch toán như sau:

Khi tính các khoản phụ cấp cho người lao động thì ghi: Nợ TK 622, 627, 641, 642

Có TK 334

Trang 30

Nợ TK 334, 3335 Có TK 111, 112

Với các khoản trợ cấp hạch toán như sau: Với trợ cấp thôi ciệc cho người lao động

Trong kỳ, khi tính trợ cấp thôi việc cho NLĐ, hạch toán

1.9.4 Các hình thức ghi sổ kế toán Theo thông tư 133/BTC/2016

Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Trang 31

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10… ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính Về nguyên tắc, Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Theo phụ lục 4 của Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính thì hình thức sổ kế toán bao gồm các hình thức sau:

Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán) trên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái Căn cứ để ghi vào sổ Nhật ký – Sổ cái là chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.

Các sổ hạch toán chi tiết: dùng phản ánh chi tiết, cụ thể từng đối tượng kế toán gồm sổ chi tiết như TK 334, TK 338, TK 111, TK 112…

Trang 32

Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốckế toán ghi vào Nhật ký - Sổ cái, sau đó ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết

Cuối tháng phải khoá sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký - Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết)

Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối tài khoản Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính

Ưu điểm:

- Số lượng sổ ít, đơn giản dễ ghi chép.

- Có thể theo dõi cân đối phát sinh các nghiệp vụ kinh tế một cách dễ dàng, nếu có sai sót thì dễ tìm ra ngay.

- Kế toán không cần trình độ nghiệp vụ cao vẫn có thể làm được.

- Vì vậy, nên hình thức NK-SC chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít tài khoản, chỉ có một kế toánvà trình độ kế toán không ca.

Nhược điểm:

- Ghi tất cả các tài khoản trên cùng một sổ NK – SC nên sổ dài dòng, khó theo dõi - Khó phân công công việc cho các kế toán khi tất cả các nghiệp vụcùng ghi trên một sổ Khó thực hiện đối với DN có quy mô vừa và lớn, cónhiều tài khoản phát sinh - Đối với hình thức Nhật ký - Sổ cái, kế toán sử dụng các loại chứng từ, bảng biểu và

Trang 33

Sơ đồ 2.4 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật kí sổ cái

1.9.4.2 Hình thức Nhật kí chung

Đặc trưng cơ bản

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ Ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký chung sau đó sử dụng các dữ liệu này ghi vào sổ cái các tài khoản kế toán như sổ cái TK 334, sổ cái TK 338,…

Trang 34

các sổ cái, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết và các sổ nhật ký đặc biệt.

Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm, các kế toán cộng số liệu trên sổ cái thực hiện lập bảng cân đối phát sinh Sau khi kiểm tra đối chiếu các số liệu trên được sử dụng lập các báo cáo tài chính.

Ưu điểm

- Mẫu sổ đơn giản, dễ thực hiện Thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán - Được dùng phổ biến Thuận tiện cho việc ứng dụng tin học và sử dụng máy vi tính trong công tác kế toán.

- Có thể tiến hành kiểm tra đối chiếu ở mọi thời điểm trên Sổ Nhật ký chung Cung cấp thông tin kịp thời.

Nhược điểm

- Lượng ghi chép nhiều nếu có nhiều nghiệp vụ kinh tế xảy ra

- Hình thức NKC phù hợp đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, áp dụng tin học và sử dụng máy tính, lượng nghiệp vụ kinh tế

phát sinh không quá nhiều.

Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:

- Sổ Nhật ký chung, - Sổ Nhật ký đặc biệt - Sổ Cái.

- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Các chứng từ, sổ sách, bảng biểu được kế toán sử dụng:

Trang 35

- Bảng cân đối tài khoản - Bảng tổng hợp chi tiết - Báo cáo tài chính

Sơ đồ 2.5 Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký chung

1.9.4.3 Hình thức Chứng từ ghi sổ

Đặc trưng cơ bản

- Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán

Trang 36

- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Ưu điểm:

- Giảm thiểu được việc ghi chép nhiều đối với doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ phát sinh.

- Dễ phân công công việc cho kế toán - Sổ sách dễ làm, dễ theo dõi kiểm tra.

- Hình thức kế toán CTGS phù hợp với các doanh nghiệp vừa và lớn, cónhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số lượng lao động nhiều, trình độ kế toánviên đồng đều.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

Trang 37

PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁCKHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

XÂY DỰNG FUHUCONS

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Tên pháp lý: Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS - Tên công ty viết tắt: FUHUCONS,JSC

- Tên quốc tế : FUHUCONS CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY

- Địa chỉ: Số 59, phố Hoàng Ngân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

- Website: fuhucons.vn - Email: info@fuhucons.vn - Số điện thoại: 024.62855959 - Mã số thuế: 0107743583

- Tên người đại diện pháp lý: Nguyễn Văn Thắng - Lĩnh vực hoạt động: Hoạt động xây dựng

- Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng (Năm mươi tỷ đồng) - Ngày thành lập: 02/03/2017

- Quản lý bởi: Chi cục Thuế Quận Thanh Xuân - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần ngoài NN

Công ty cổ phần Xây dựng FUHUCONS được thành lập vào năm 2017 Được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với mã số thuế: 0107743583

Ngày đăng: 29/03/2024, 22:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w