1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãnh đạo với quản lý tại Tổng Công ty Cổ phần dệt may Phong Phú

21 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Về Mối Quan Hệ Giữa Lãnh Đạo Với Quản Lý Tại Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Phong Phú
Tác giả Nguyễn Tiến Hoàn
Người hướng dẫn Vũ Nhật Tân
Trường học Trường Cao Đẳng Công Thương TP. HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 653,13 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP HCMKHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN

NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO ĐỀ TÀI: Nghiên cứu về mối quan hệgiữa lãnh đạo với quản lý tại Tổng Công

ty Cổ phần dệt may Phong Phú

Giảng viên hướng dẫn: VŨ NHẬT TÂN

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TIẾN HOÀN NGUYÊN

TP Hồ Chí Minh, 2021

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 2

Họ và tên sinh viên: Điểm quá trình nghiên cứu/kiến tập2,0 1 - Ý thức nghiên cứu & chấp hành 0,5 2 - Kết cấu và nội dung đề tài 0,5 7 Mô tả đầy đủ tình hình thực tế của đơn vị nghiên cứu/kiến tập, phân biệt rõ sự khác biệt

Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2

(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)

LỜI CẢM ƠN

Trước hết em xin cảm ơn các thầy cô và giảng viên của khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong

Trang 3

suốt quá trình học Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy chuyên ngành Đặc biệt, em vô cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát sao đầy tinh thần trách nhiệm cùng lòng thương mến của thầy cô … trong suốt quá trình em học Cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn đến toàn bộ quý thầy cô của khoa Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, nhận thấy mình đã cố gắng hết sức nhưng vì kiến thức vẫn còn hẹp hòi nên vẫn còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô bổ sung để bài luận được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

MỞ ĐẦU

Những nhà nghiên cứu lý thuyết về “lãnh đạo học” và “quản lý học” không ngừng nỗ lực để đi tìm mối liên kết giữa hai khái niệm tách biệt: lãnh đạo và quản lý Tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãnh đạo với quản lý tại Công ty Dệt Phong Phú” nhằm tìm hiểu những sự tương đồng hình thành nên mối liên kết giữa quản lý và lãnh đạo Thêm vào đó, đây cũng là một đề tài thuộc môn học “Nghệ thuật lãnh đạo” mà bản thân thấy thích thú, mong muốn tìm hiểu, có thể thu thập được thông tin, số liệu có ý tưởng sáng tạo và ý kiến đóng góp trong việc giải quyết vấn để trình bày thành bài tiểu luận qua phương pháp tìm kiếm các thông tin từ các nguồn khác nhau trên mạng Internet.

- Mục tiêu nghiên cứu: Hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa cấp lãnh đạo và các cấp quản lí.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

+ Đối tượng nghiên cứu: Cấp lãnh đạo và cấp quản lí + Phạm vi nghiên cứu: Công ty dệt Phong Phú

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VỚI

QUẢN LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẤN DỆT MAY PHONG PHÚ 5

I KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ 5

1 Khái niệm lãnh đạo: 5

2 Khái niệm quản lý 6

II PHÂN BIỆT LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ 7

Trang 4

1 Quản lý là người thực thi ý tưởng mà lãnh đạo đưa ra: 7

2 Quản lý dựa vào kiểm soát trong khi lãnh đạo củng cố niềm tin: 8

3 Quản lý thường hỏi “như thế nào & bao giờ” còn lãnh đạo hỏi “cái gì & tại sao” 8

III MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VỚI QUẢN LÝ 9

IV TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VỚI QUẢN LÝ 10

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẤN DỆT MAY PHONG PHÚ 11

I GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHONG PHÚ 11

1 Thông tin chung về Tổng Công ty Cổ phần dệt may Phong Phú 11

2 Lịch sử hình thành và phát triển 11

3 Cơ cấu, tổ chức bộ máy của Tổng Công ty Cổ phần dệt may Phong Phú 14

4 Tình hình hoạt động kinh doanh của nghiên cứu, kiến tập 15

II CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LÃNH ĐẠO XÍ NGHIỆP DO TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHONG PHÚ NÊU RA 15

III CÔNG VIỆC CỦA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ TRONG TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHONG PHÚ 18

1 Công việc của người lãnh đạo 18

2 Công việc của quản lý 20

CHƯƠNG 3 Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ MỐI LIÊN KẾT GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY PHONG PHÚ 22

KẾT LUẬN 23

PHỤ LỤC xx

TÀI LIỆU THAM KHẢO 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Google [2] Internet

[3] Trần Thị Vân Hoa (2012) Các kỹ năng quản trị dành cho lãnh đạo doanh nghiệp;

Trang 5

[4] Jim Collins (2017), Từ tốt đến vĩ đại; [5] Howard Gardner (1995), "Leading minds”; [6] John P Kotter (1990), What Leaders Really Do?;

[7] Ken Blanchard (1961), Management of Organizational Behavior.

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VỚI QUẢN LÝ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẤN DỆT MAY PHONG PHÚ.

I KHÁI NIỆM LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ1 Khái niệm lãnh đạo

- Định nghĩa: Lãnh đạo là quá trình gây cảm hứng cho người khác làm

việc chăm chỉ và hiệu quả.

- Các hoạt động lãnh đạo cơ bản là:

+ Chỉ đạo: Cung cấp các chỉ dẫn và giám thị việc hoàn thành nhiệm vụ của

nhân viên ở mức độ cao nhất

+ Gợi ý: Hướng dẫn, giải thích các quyết định, vạch ra hướng tác nghiệp và

giám sát nhân viên thực hiện.

+ Hỗ trợ - động viên: Tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các cố gắng

của nhân viên nhằm hoàn thành nhiệm vụ và chia sẻ trách nhiệm với họ trong việc

lựa chọn quyết định, tạo cho nhân viên cơ hội để thoả mãn cao nhất trong công

+ Đôn đốc: Thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc + Làm gương trong mọi sự thay đổi

+ Uỷ quyền: Trao trách nhiệm, quyền quyết định và giải quyết vấn đề cho nhân viên trên các nội dung sau:

Tầm nhìn: Bất kỳ một nhà lãnh đạo giỏi nào cũng có cảm giác tốt về mục

tiêu và có khả năng đưa ra mục tiêu đó.

Chủ trương: Chủ trương là cái liên kết mọi người với nhà lãnh đạo, là cái

mà trong một nhà lãnh đạo hiệu quả thì luôn đi cùng với tầm nhìn.

Sự tin cậy: Mọi người sẽ không đi theo nhà lãnh đạo trừ khi anh ta cho họ

cho thấy sự nhất quán và kiên định.

Sự bình dị: Những nhà lãnh đạo thành công nhất là những người xem bản

Trang 6

thân như là người hỗ trợ cho nhân viên của mình chứ không phải là buộc nhân

viên làm việc cho mình.

Bình tĩnh: Lãnh đạo tốt không làm rối tung mọi vấn đề như thể thế giới sắp

sập đến nơi khi có một vấn đề rắc rối nào đó xảy ra Họ sẽ đưa ra những câu kiểu

như “Chúng ta có thể giải quyết việc này”.

2 Khái niệm quản lý

- Định nghĩa: Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tổ chức nhân sự nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ

(theo Henry Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để quản lý là nhân lực, tài chính,

công nghệ và thiên nhiên - Nhiệm vụ cơ bản của quản lý

+ Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong

tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau ) và lên các kế

hoạch hành động.

+ Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện

kế hoạch.

+ Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ và phân công từng cá nhân

cho từng công việc thích hợp.

+ Lãnh đạo/Động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức) Kiểm soát, giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).

Trang 7

II PHÂN BIỆT LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ

- Warren Bennis – bậc thầy về kỹ năng lãnh đạo của giới kinh doanh đã từng chia sẻ về những điểm khác biệt giữa lãnh đạo và quản lý trong cuốn “On Becoming a Leader” – “Để trở thành lãnh đạo”, cụ thể:

+ Lãnh đạo đổi mới, quản lý điều hành + Lãnh đạo bản bản gốc, quản lý bản sao + Lãnh đạo phát triển, quản lý duy trì.

+ Lãnh đạo tập trung phát triển con người, quản lý tập trung vào hệ thống & cấu trúc.

+ Lãnh đạo tạo sự tin tưởng, quản lý dựa vào sự kiểm soát.

+ Lãnh đạo khảo sát thực tế, quản lý chấp nhận thực tế + Lãnh đạo có tầm nhìn bao quát, quản lý có tầm nhìn hạn

+ Lãnh đạo khởi nguồn, quản lý thực hiện theo.

+ Lãnh đạo thách thức hiện trạng, quản lý chấp nhận hiện trạng.

+ Lãnh đạo là người của chính họ, quản lý là một chiến sĩ giỏi.

+ Lãnh đạo làm việc đúng, quản lý làm đúng việc.

Trong đó, 3 điểm khác biệt cơ bản được Warren Bennis chia sẻ chi tiết như sau:

1 Quản lý là người thực thi ý tưởng mà lãnh đạo đưara:

- Lãnh đạo thường nghĩ ra ý tưởng mới và đưa vào kế hoạch để triển khai trong giai đoạn kế tiếp Người lãnh đạo phải có tầm nhìn, luôn phát triển chiến thuật, chiến lược mới Lãnh đạo cũng cần có hiểu biết về những xu hướng, kỹ năng và nghiên cứu mới nhất

- Quản lý là người vận hành, duy trì những gì đã được thiết lập, giúp nó hoạt động trơn tru và đúng kế hoạch đề ra Họ phải thường xuyên để mắt đến nhân viên, duy trì sự kiểm soát, đảm bảo cho các hoạt động của doanh nghiệp hay tổ

Trang 8

- Bạn không thể trở thành nhà lãnh đạo nếu như không có ai thực thi ý tưởng của bạn Nhà lãnh đạo thường có nhiệm vụ củng cố niềm tin, để mọi người hào hứng với ý tưởng của mình Khi nhân viên hào hứng đón nhận ý tưởng đồng nghĩa với việc nhà lãnh đạo đã tạo được niềm tin cho họ Đây là điều cần thiết khi hoạt động kinh doanh đang thay đổi một cách chóng mặt

- Nhà quản lý duy trì việc kiểm soát nhân viên, giúp họ phát huy hết khả năng để tạo ra sản phẩm, dịch vụ hoặc tăng doanh thu cho doanh nghiệp Để có được kết quả như mong muốn, nhà quản lý cần am hiểu về khả năng, đam mê và mong muốn của mỗi nhân viên.

3 Quản lý thường hỏi “như thế nào & bao giờ” còn lãnhđạo hỏi “cái gì & tại sao”

- Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn hay sai lầm, nhà lãnh đạo thường sẽ hỏi “Chúng ta học được điều gì sau sai lầm này?” và “Làm cách nào để sử dụng những sai lầm này để thực hiện tốt hơn những mục tiêu sau này?”

- Người quản lý thường không nghĩ nhiều về những khó khăn hay sai lầm Họ thường hỏi nhân viên “Như thế nào” và “Bao giờ” để chắc chắn kế hoạch sẽ được thực hiện một cách phù hợp.

Trang 9

III MỐI QUAN HỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VỚI QUẢNLÝ

- Một tập thể muốn phát triển nhanh chóng, bền vững cần phải có cả quản lý và lãnh đạo Quản lý là pháp trị còn lãnh đạo là nhân trị Quản lý tác động đến một đội nhóm để đạt được mục tiêu đã đề ra, khi đó họ chính là nhà lãnh đạo - Ngược lại, khi nhà lãnh đạo trực tiếp lập kế hoạch, giám sát nhân viên thì họ chính là một nhà quản lý Cả lãnh đạo và quản lý đều phải tác động đến cá nhân, nhóm để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Nếu tập thể có lãnh đạo giỏi và quản lý kém có được không? Ngược lại, quản lý giỏi nhưng lãnh đạo không có năng lực thì sao? Câu trả lời là không Doanh nghiệp cần có sự kết hợp hài hòa, cân bằng giữa tài lãnh đạo và quản lý để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh

nhiều điểm khác biệt Điểm khác biệt rõ nhất giữa quản lý và lãnh đạo đó chính là quản lý chịu trách nhiệm và dẫn dắt nhân viên hoàn thành công việc Lãnh đạo định hướng về quan điểm, tiến trình, cách thức và hành động Tuy nhiên, lãnh đạo và quản lý cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau đối với sự phát triển của một doanh nghiệp.

IV TẦM QUAN TRỌNG CỦA MỐI QUAN HỆ GIỮALÃNH ĐẠO VỚI QUẢN LÝ

Tuy một mà hai

- Ở xưởng gỗ kia có một người quản lý rất giỏi với lâu năm kinh nghiệm Hôm nay, trước khi chặt khu rừng mới, ông đã kiểm tra chi tiết về độ sắc của lưỡi rùa, số lượng nhân công, kế hoạch làm việc để đảm bảo rằng công việc diễn ra trơn tru nhất Thật vậy, chỉ trong nửa buổi, dưới sự điều hành của người quản lý, một nửa cánh rừng đã được đốn hạ Tầm trưa, lãnh đạo đi đến kiểm tra công việc Ông leo lên chiếc cây cao nhất, phóng tầm mắt ra xa và hô lớn: “Chúng ta chặt nhầm khu rừng rồi!”

- Câu truyện trên cũng phần nào giải thích được sự khác nhau giữa nhà lãnh đạo và người quản lý Lãnh đạo là người định hướng, đưa ra ý tưởng và mục tiêu cho công việc Quản lý người đề ra phương pháp đảm bảo ý tưởng đó được thực hiện một cách trơn tru nhất với tài nguyên giới hạn (kinh phí, thời gian, nhân sự, ).

Tuy hai mà một

Trang 10

- Nếu câu truyện đơn giản dừng ở đây thì có lẽ không ai sẽ bị nhầm lẫn giữa hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý Nhưng trong câu truyện, chính nhà lãnh đạo cũng đã đi kiểm tra việc chặt cây– một công việc của nhà quản lý.

- Một nhà lãnh đạo giỏi thì cần có kĩ năng quản lý Đầu tiên, mọi ý tưởng sẽ là viển vông nếu họ không nắm chắc được nguồn lực, tài nguyên của công ty trước khi đề ra kế hoạch Nếu bạn tuyên bố sẽ kiếm được một triệu đô một tháng thì mọi người sẽ cười bạn vì khoác lác Nhưng nếu Bill Gates cũng tuyên bố sẽ kiếm một triệu đô một tháng thì mọi người sẽ cười ông vì đặt ngưỡng quá thấp Điểm khác biệt chính là nguồn tài nguyên khổng lồ cho phép Bill Gates kiếm được nhiều hơn một triệu đô, còn bạn thì mình chưa biết Thứ hai, mọi ý tưởng cần được hướng dẫn và giám sát một cách chi tiết để đảm bảo hoàn thành đúng ý tưởng ban đầu Ai có thể hiểu rõ về ý tưởng của mình hơn chính người nghĩ ra nó Việc truyền thông tin luôn tiềm ẩn vô số rủi ro, sạn (noise) có thể gây nhiễu thông tin tiếp nhận Nếu nhà lãnh đạo không liên tục giám sát và chỉnh sửa thì bức tranh doanh nghiệp có lẽ sẽ rất khác với những ý tưởng ban đầu.

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUANHỆ GIỮA LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ TẠI TỔNGCÔNG TY CỔ PHẤN DỆT MAY PHONG PHÚ

I GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT

- Tổng Công ty CP Phong Phú trải qua hơn 54 năm hình thành và phát triển Suốt chặng đường dài ấy, Phong Phú không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Tổng công ty vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và là doanh nghiệp hoàn thiện chuỗi sản xuất khép kín hàng đầu Tập đoàn Dệt May Việt Nam.

- Tiền thân của Tổng Công ty CP Phong Phú là Khu Kỹ nghệ Sicovina - Phong Phú trực thuộc Công ty kỹ nghệ

Trang 11

Bông vải Việt Nam Nhà máy đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngày 14/10/1964 và chính thức đi vào hoạt động năm 1966, do chính quyền Sài Gòn cũ trực tiếp quản lý.

- Tại thời điểm đó, Sicovina - Phong Phú là một nhà máy có quy mô nhỏ gồm 3 xưởng sản xuất (Sợi - Dệt - Nhuộm), với tổng số CB.CNV hơn 1.050 người Sản phẩm chủ yếu là sợi và một số mặt hàng vải như Satin, Batist, Crèstone, Khaki, vải xiêm, vải ú đen… cung cấp phần lớn cho quân đội và một ít bán về các vùng nông thôn.

- Nhà máy ban đầu với 40.000m2 cơ xưởng trên một thửa đất rộng 17 mẫu tại làng Tăng Nhơn Phú thuộc quận Thủ Đức bên cạnh Xa Lộ - nay là Phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, TP Hồ Chí Minh.

- Sau giải phóng (ngày 30/04/1975), nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Dệt Phong Phú Nhà nước giao cho CB.CNV nhà máy tiếp quản và duy trì sản xuất Trong những năm 1980, sản phẩm của nhà máy chủ yếu là vải bảo hộ lao động và calicot giao cho Liên Xô theo kế hoạch của Nhà nước Sau đó, nhà máy sản xuất vải jeans, sợi polyester và sợi Peco Suốt chặng đường từ năm 1976 - 1985, Nhà máy Dệt Phong Phú là một trong những đơn vị liên tục hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao, bình quân mỗi năm vượt mức kế hoạch từ 10 -15%.

- Từ năm 1986 đến năm 2002, thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, CB.CNV Phong Phú đã chung sức, chung lòng đưa công ty từng bước phát triển đi lên vững chắc, luôn là đơn vị dẫn đầu ngành dệt may Việt Nam Sản phẩm trong giai đoạn này ngoài vải, sợi, Phong Phú còn phát triển mặt hàng khăn bông, vải katé sọc, vải jeans, liên doanh với Tập đoàn Coats của Vương quốc Anh sản xuất chỉ may.

- Từ năm 2003 đến nay, Phong Phú đã có những bước phát triển vượt bậc về mọi mặt - doanh thu, tốc độ tăng trưởng, lợi nhuận, nộp ngân sách, chăm lo đời sống vật chất tinh thần CB.CNV… Dệt may là lĩnh vực cốt lõi, Phong Phú liên kết với các đơn vị trong và ngoài ngành dệt may trên khắp cả nước phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao

- Đầu năm 2006, được sự chấp thuận của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Bộ Công Nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Phong Phú đã mạnh dạn xây dựng đề án chuyển đổi cơ cấu tổ chức thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con Căn cứ yêu cầu phát triển, quy mô và tình hình thực tế hoạt động của Phong Phú, Thủ

Ngày đăng: 29/03/2024, 12:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w