1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

15 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 125,54 KB

Nội dung

tiểu luận cuối kỳ phương pháp luận nghiên cứu khoa học ,Hành vi sử dụng Chatbot của thế hệ Gen Z tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Hãy xây dựng đề cương nghiên cứu cho một đề tài nghiên cứu khoa học (không giới hạn về nội dung, chuyên ngành). Đề cương gồm những nội dung chính sau: Tên đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.

Trang 1

CÂU 1: Hãy chọn một trong ba công trình khoa học được gửi kèm và

thực hiện các nội dung:

1 Phân tích cấu trúc logic của công trình khoa học

2 Xác định một vấn đề (câu hỏi) nghiên cứu của công trình khoa học 3 Chỉ rõ một luận điểm được tác giả trình bày trong công trình khoa học và chỉ ra ít nhất 2 luận cứ (luận cứ lý thuyết và luận cứ thực tiễn) được tác giả sử dụng để chứng minh luận điểm

4 Chỉ ra một phương pháp lập luận (diễn dịch, quy nạp, loại suy) được tác giả sử dụng trong quá trình tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm Chỉ rõ nội dung tác giả đã áp dụng phương pháp đó

5 Chỉ ra một nội dung có giá trị gợi ý cho một hướng nghiên cứu mới liên quan tới một mặt yếu nào đó trong công trình khoa học:

- Chỉ rõ nội dung gợi ý này được rút ra từ luận điểm, luận cứ hay luận chứng.

- Từ vấn đề nghiên cứu đã phát hiện, hãy đề xuất một ý tưởng khoa

học

BÀI LÀM

Công trình khoa học: Hành vi sử dụng Chatbot của thế hệ Gen Z tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

1 Phân tích cấu trúc logic của công trình khoa học

Cấu trúc logic của một công trình khoa học là cách các phần của công trình được tổ chức và sắp xếp theo một trình tự logic nhất định.

Các phần của cấu trúc logic:

Phần 1 Giới thiệu:

Giới thiệu về đề tài: Nghiên cứu về hành vi sử dụng Chatbot của thế hệ Gen Z tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Mục tiêu của công trình: Nhằm xác định và đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chatbot trong ngân hàng của Gen Z tại thành phố Hồ Chí Minh, từ đó nêu bật tầm quan trọng của Chatbot và tăng khả năng ứng dụng của Chatbot trong Gen Z.

Phần 2 Cơ sở lý thuyết:

 Các khái niệm cơ bản:

 Chatbots là phần mềm có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ tự nhiên với con người và yêu cầu giao diện đồ họa phù hợp để nhập và

Trang 2

xuất dữ liệu, thường thay thế con người trong các sản phẩm dịch vụ khách hàng.

 Gen Z (viết tắt của Generation Z) là một thuật ngữ khá mới và phổ biến hiện nay Cụm từ này ám chỉ nhóm bạn trẻ tuổi mới lớn sinh từ năm 1995 đến 2012 Tuy nhiên, độ tuổi phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi là 1997 – 2012 Thế hệ Z thường xuyên kết nối và thích giao tiếp thông qua công nghệ hơn là tiếp xúc trực tiếp (Pol & Kl, 2019).

 Trình bày các lý thuyết nền tảng: Thuyết hành động hợp lý- Mô hình TRA, thuyết hành vi có kế hoạch- TPB Model( 1991), mô hình chấp nhận công nghệ TAM, mô hình thành công của hệ thống thông tin DeLone và McLean.

 Phân tích lý thuyết: Tác giả đã đưa ra kết quả về thuyết nghiên cứu trước đây của các lý thuyết nền tảng nói trên.

 Các giả thuyết đưa ra về hành vi sử dụng Chatbot của thế hệ Gen Z tại ngân hàng thương mại:

Giả thuyết H1: Thái độ của người dùng ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chatbot ngân hàng

Giả thuyết H2: Cảm nhận về tính dễ sử dụng tác động đến ý định của người dùng thông qua thái độ đối với việc sử dụng Chatbot ngân hàng Giả thuyết H3: Cảm nhận về tính dễ sử dụng tác động đến ý định của người dùng thông qua cảm nhận về tính hữu ích và thái độ đối với việc sử dụng Chatbot ngân hàng.

Giả thuyết H4: Nhận thức về tính hữu ích tác động đến ý định của người dùng thông qua thái độ đối với việc sử dụng Chatbot ngân hàng Giả thuyết H5: Nhận thức rủi ro về quyền riêng tư tác động đến ý định của người dùng qua thái độ đối với việc sử dụng Chatbot ngân hàng Giả thuyết H6: Chất lượng Chatbot tác động đến ý định của người dùng thông qua cảm nhận về tính dễ sử dụng và thái độ đối với việc sử dụng Chatbot ngân hàng

Giả thuyết H7: Chất lượng Chatbot tác động đến ý định của người dùng thông qua cảm nhận về tính hữu ích và thái độ đối với việc sử dụng Chatbot ngân hàng

Giả thuyết H8: Chất lượng Chatbot tác động đến ý định của người dùng qua trung gian là nhận thức về rủi ro quyền riêng tư và thái độ đối với việc sử dụng Chatbot ngân hàng

Các giả thuyết trên được kết luận và đưa ra sau quá trình phân tích của tác giả về Ý định và thái độ đối với ý định sử dụng Chatbot Kết luận,

Trang 3

các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chatbot bao gồm: ý định và thái độ đối với ý định sử dụng Chatbot, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận sự hữu ích, nhận thức rủi ro về quyền riêng tư, chất lượng Chatbot.

Phần 3 Mô hình nghiên cứu

Đưa ra kết luận tổng quan những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Chatbot trong ngân hàng thương mại Dựa trên mô hình, những yếu tố đó bao gồm: Chất lượng dịch vụ, chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống.

Phần 4 Phương pháp nghiên cứu:

 Dữ liệu nghiên cứu: Nhóm đối tượng Gen Z  Xử lý dữ liệu:

Bước 1: Dữ liệu được thu thập sẽ xử lý, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha.

Trang 4

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá( EFA) và nhân tố khẳng định (CFA).

Bước 3: Phân tích mô hình phương trình cấu trúc SEM.

 Thang đo của mô hình nghiên cứu: Thang đo Thái độ người dùng dựa vào nghiên cứu (3 câu hỏi khảo sát) của Abduh & cộng sự (2011) Thang đo Chất lượng hệ thống (3 câu hỏi khảo sát), Chất lượng thông tin (3 câu hỏi khảo sát) và Chất lượng dịch vụ dựa vào nghiên cứu (3 câu hỏi khảo sát) của Cho và cộng sự (2018).

Phần 5 Kết quả nghiên cứu:

 Kết quả được thống kê từ 264 câu trả lời, độ tuổi được khảo sát từ 18 đến 26 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh và có 259 mẫu hợp lệ  Kết quả của nghiên cứu được đánh giá độ tin cậy của thang đo

bằng Cronbach’s Alpha và phân tích các nhân tố: nhân tố khám phá(EFA), nhân tố khẳng định(CFA).

Đặc biệt, kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM đã đưa ra kết luận: Giữa 5 yếu tố theo Mô hình nghiên cứu đề xuất sau khi hiệu chỉnh): “Chất lượng Chatbot”, “Cảm nhận về tính hữu dụng”, “Nhận thức về tính dễ sử dụng”, “Nhận thức về rủi ro bảo mật” và “Thái độ của người dùng “ Yếu tố Thái độ của người dùng đối với ý định sử dụng Chatbot có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất đến ý định sử dụng Chatbot, các yếu tố còn lại ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng Chatbot thông qua thái độ của người sử dụng Chatbot

Phần 6 Hàm ý cho các hàm giải pháp quản trị

Đưa ra những kết luận chính về công trình nghiên cứu và đề xuất giải pháp cải thiện.

Phần 7: Tài liệu tham khảo: Các tài liệu tham khảo được liệt kê cuối

công trình phục vụ cho việc thực hiện công trình.

2 Xác định một vấn đề( câu hỏi) nghiên cứu của công trình khoa học

Câu hỏi: Những yếu tố nào tác động đến sự hài lòng của Gen Z

trong ngân hàng thương mại đối với việc sử dụng Chatbot?

Câu hỏi trên giúp tác giả có cái nhìn tổng quan và xác định được những yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của Gen Z tại các ngân hàng thương mại Việt Nam khi họ tương tác với Chatbot.

Trang 5

Câu hỏi: Làm thế nào để đem lại một trải nghiệm tốt nhất cho Gen

Z khi sử dụng Chatbot trong ngân hàng thương mại thông qua sự hài lòng, lòng tin tưởng và thái độ của Gen Z?

Câu hỏi này được đặt ra giúp tìm cách cải thiện trải nghiệm của Gen Z khi sử dụng Chatbot trong lĩnh vực ngân hàng thương mại tại Việt Nam

3 Luận điểm được tác giả trình bày trong công trình khoa học:

Luận điểm 1: Thái độ của người dùng ảnh hưởng đến ý định

sử dụng Chatbot của ngân hàng.

Luận cứ:

Luận cứ lý thuyết: Theo nghiên cứu của Ajzen’s, thái độ ảnh

hưởng tích cực đến ý định thực hiện hành vi của cá nhân Các cá nhân sẽ có ý định sử dụng hệ thống khi họ có thái độ tích cực và ngược lại, sẽ không chấp nhận hệ thống khi họ có thái độ sử dụng tiêu cực (DeVellis & Thorpe, 2021) Nghiên cứu của Richad & cộng sự (2019) cho thấy thái độ của cá nhân ảnh hưởng đến ý định sử

dụng Chatbot của họ.( 2.3 Ý định và thái độ đối với ý định sử dụng Chatbot)

Luận cứ thực tiễn: Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy, ý định

sử dụng Chatbot trong ngành ngân hàng của thế hệ Gen Z tại thành phố Hồ Chí Minh bị tác động trực tiếp và gián tiếp bởi 5 yếu tố (theo Mô hình nghiên cứu đề xuất sau khi hiệu chỉnh): “Chất lượng

Chatbot”, “Cảm nhận về tính hữu dụng”, “Nhận thức về tính dễ sử dụng”, “Nhận thức về rủi ro bảo mật” và “Thái độ của người dùng “ Yếu tố Thái độ của người dùng đối với ý định sử dụng Chatbot có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh nhất đến ý định sử dụng Chatbot, các yếu tố còn lại ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng Chatbot

thông qua thái độ của người sử dụng Chatbot.( 5.6 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM)

Luận điểm 2: Cảm nhận về tính dễ sử dụng tác động đến ý

định của người dùng thông qua cảm nhận về tính hữu ích và thái độ đối với việc sử dụng Chatbot ngân hàng.

Luận cứ:

Luận cứ lý thuyết: Cảm nhận dễ sử dụng là mức độ mà một

người tin rằng việc sử dụng công nghệ là dễ dàng và không tốn nhiều công sức (Blue, 1995) Nhận thức dễ sử dụng đã được

Trang 6

nghiên cứu và chứng minh là một yếu tố dự báo mạnh mẽ về ý định sử dụng công nghệ ngân hàng (Aldammagh & cộng sự, 2021) Ngoài ra, việc sử dụng Chatbot ngân hàng dễ dàng nhận thấy tác động đáng kể đến ý định hành vi (Richad & cộng sự, 2019) Cảm nhận về tính dễ sử dụng ảnh hưởng đến cảm nhận về tính hữu ích và liên quan gián tiếp đến việc lựa chọn Chatbot Càng dễ sử dụng, khách hàng mới càng dễ cảm nhận lợi ích của Chatbot với thái độ muốn tìm hiểu và sử dụng (Conner &

Armitage, 1998) (2.4 Cảm nhận dễ sử dụng)

Luận cứ thực tiễn: Yếu tố “Cảm nhận dễ sử dụng” tuy không

ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng nhưng cũng là yếu tố thiết yếu tác động gián tiếp đến ý định sử dụng Chatbot của người dùng thông qua các biến trung gian Theo kết quả khảo sát và phân tích bằng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, tính dễ sử dụng không ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của người dùng Chabot mà gián tiếp thông qua cảm nhận về tính hữu ích Điều này có nghĩa là người dùng Chatbot thấy ứng dụng dễ sử dụng và chỉ góp phần giúp họ khai thác hiệu quả hơn các lợi ích của nó và cảm thấy hài lòng với ứng dụng Trên thực tế, có nhiều ứng dụng sử dụng rất phức tạp nhưng vẫn được người dùng đánh giá cao vì

họ cảm thấy nó thực sự hữu ích (5.6 Kết quả phân tích mô hình cấu trúc SEM)

4 Chỉ ra một phương pháp lập luận được tác giả sử dụng trong quá trình tổ chức luận cứ để chứng minh luận điểm.Phương pháp lập luận: Phương pháp quy nạp

Nội dung tác giả áp dụng phương pháp:

“Rủi ro nhận thức (PER) là khả năng thể hiện tổn thất trong việc đạt được kết quả mong muốn trong hiệu suất dịch vụ điện tử

(Aldammagh & cộng sự, 2021) Nhận thức rủi ro về quyền riêng tư đề cập đến mối lo ngại của một cá nhân về khả năng mất quyền kiểm soát thông tin cá nhân, chẳng hạn như khi thông tin về một cá nhân được sử dụng mà người đó không hề hay biết

Hành vi sử dụng công nghệ luôn tiềm ẩn rủi ro, bao gồm rủi ro nhận thức liên quan đến sản phẩm, dịch vụ và nhận thức rủi ro liên quan đến giao dịch trực tuyến Với việc liên tục xảy ra các vụ đánh cắp thông tin cá nhân gây thiệt hại cho người dùng, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng, khách hàng ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo mật và quyền riêng tư của mình trên môi trường trực tuyến Vì vậy, việc nghiên cứu nhận thức về rủi ro thông tin cá nhân đối với thái độ của người sử dụng Chatbot trong lĩnh vực ngân hàng là vô

cùng cần thiết.”( 2.6 Nhận thức rủi ro về quyền riêng tư)

Trang 7

Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phương pháp quy nạp Mở đầu đoạn văn, tác giả đã đưa ra định nghĩa về rủi ro nhận thức và giải thích lý do tại sao yếu tố này cần được nghiên cứu Cùng với đó tác giả đưa ra lập luận, thuyết phục người đọc về sự quan trọng và cần thiết của việc tìm hiểu về mối quan tâm bảo mật và quyền riêng tư và ví dụ như việc liên tục xảy ra các vụ đánh cắp thông tin cá nhân gây thiệt hại cho người dùng Cuối cùng, ở cuối đoạn văn tác giả đã kết luận rằng việc nghiên cứu nhận thức về rủi ro thông tin cá nhân đối với thái độ của người sử dụng Chatbot trong lĩnh vực ngân hàng là vô cùng cần thiết.

5 Chỉ ra một nội dung có giá trị gợi ý cho một hướng nghiên cứu mới liên quan tới một mặt yếu nào đó trong công trìnhkhoa học:

Nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm tăng lòng tin và lòng trung thành của khách hàng bằng cách thiết kế giúp Chatbot có thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên, bao gồm ngôn ngữ nói, ngôn ngữ ký hiệu và chữ viết.

Nội dung trên được rút ra từ luận điểm:

“Chất lượng dịch vụ là nhận thức của khách hàng về giá trị của dịch vụ Chất lượng dịch vụ là yếu tố cần thiết trong việc đánh giá chất lượng tổng thể của Chatbot và sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ này trong lĩnh vực ngân hàng

Chất lượng Chatbot tương quan với mức độ hữu ích và dễ sử dụng mà khách hàng cảm nhận được (Aldammagh & cộng sự, 2021) Ngoài ra, qua một số khảo sát người dùng, việc đánh giá chất lượng Chatbots cũng ảnh hưởng đến tâm lý e ngại của người dùng về rủi ro thông tin cá nhân Từ những cơ sở trên có thể đánh giá chất lượng của Chatbot thông qua chất lượng hệ thống, chất lượng thông tin và chất lượng dịch vụ Ba yếu tố chất lượng này tác động đến cảm nhận về tính hữu ích, dễ sử dụng cũng như cảm nhận về rủi ro thông

tin của khách hàng.”( 2.7.2 Chất lượng phục vụ)

Từ vấn đề nghiên cứu đã phát hiện, đề xuất một ý tưởng khoa học

Ý tưởng khoa học: Nghiên cứu về ứng dụng kỹ thuật khoa học máy tính để phát triển mô hình Chatbot có thể hiểu được ngôn ngữ tự nhiên của người dùng

Mô hình sẽ được thiết kế dựa trên lượng giọng nói, ký hiệu bằng tay, chữ viết ban đầu đưa vào để nhận diện Đồng thời dựa vào những câu hỏi, yêu cầu của người dùng khi tương tác, Chatbot sẽ tự động

Trang 8

học thêm những cách nói, ký hiệu hay chữ viết mới Từ đó giúp Chatbot có thể cải thiện khả năng nhận diện giọng nói, chữ viết, ký hiệu và hiểu được ý nghĩ, mong muốn của người dùng Cùng với quá trình phát triển, cần xem xét đến tính bảo mật về thông tin dữ liệu người dùng Nghiên cứu sẽ đồng thời thiết lập các biện pháp bảo vệ và kiểm soát giữ liệu

Với đa dạng sự tương tác và tính bảo mật cao, điều này sẽ làm khách hàng hài lòng, tăng lòng tin đối với Chatbot Chất lượng dịch vụ làm hài lòng khách hàng chứng tỏ tích hữu ích của Chatbot sẽ được nâng cao từ đó giúp người dùng sẽ muốn quay trở lại và dùng Chatbot cho những lần về sau.

CÂU 2: Hãy xây dựng đề cương nghiên cứu cho một đề tài nghiên

cứu khoa học (không giới hạn về nội dung, chuyên ngành) Đề cương

gồm những nội dung chính sau: Tên đề tài; Mục tiêu nghiên cứu; Đốitượng, phạm vi nghiên cứu; Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu;

Phương pháp nghiên cứu; Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.

BÀI LÀM

Tên đề tài: Mức độ quan tâm của Gen Z đối với các vấn đề tâm lý

tại Việt Nam.

Mục tiêu nghiên cứu

Xác định mức độ quan tâm của Gen Z đến các vấn đề tâm lý Đặc biệt đối với các bệnh tâm lý phổ biến như: trầm cảm, tự kỷ, rối loạn lo âu, stress, và chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự quan tâm của Gen Z.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tới mức độ quan tâm của Gen Z đối với các vấn đề tâm lý ở Việt Nam:

 Từ gia đình: Áp lực sự kỳ vọng, những biến cố trong cuộc sống: gia đình không hạnh phúc, chịu sự bạo hành từ người thân trong gia đình, sự kỳ thị từ những định kiến cũ,

 Từ xã hội: Áp lực những “deadline” từ công việc hay học tập, bạo lực học đường, sự phân biệt đối xử ở trường học hoặc nơi làm việc, Đặc biệt đại dịch Covid-19 xuất hiện khiến Gen Z trở lên áp lực hơn bao giờ hết Sự thích nghi với việc học tập trực tuyến, làm việc từ xa, không giao tiếp xã hội trực tiếp, khiến những mối lo về tốt nghiệp, tìm kiếm việc làm ngày càng trở lên khó khăn

Trang 9

Đưa ra các giải pháp từ câu hỏi: Gen Z cần làm gì để tránh xảy ra rối loạn tâm lý?

Các giải pháp có thể đề xuất: Tập thể dục thường xuyên; kết nối, chia sẻ với người thân hoặc bạn bè; hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý ngay lập tức khi bạn cảm thấy không ổn.

Đối tượng

Gen Z hiện đang sinh sống và học tập, làm việc tại Việt Nam

Gen Z là thế hệ từ 1997 đến 2012, lớn lên trong thời đại kỹ thuật số và mạng xã hội phát triển Gen Z có sự khác biệt so với các thế hệ trước do sống trong thời đại chuyển đổi của công nghệ Là một thế hệ được đánh giá có tính cách độc lập và có thể đối mặt với nhiều thách thức về tâm lý xã hội.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sẽ được tiến hành trong vòng 5 tháng( từ 01/11/2023 đến 01/05/2023)

Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh, nơi có phần lớn sinh viên, các bạn trẻ học tập và làm việc.

Phạm vi nội dung: Nghiên cứu sẽ tập trung vào các vấn đề tâm lý phổ biến trong xã hội như stress, rối loạn lo lâu, trầm cảm,

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi chính: Gen Z có quan tâm đến các vấn đề tâm lý không và những yếu tố nào tác động đến sự quan tâm đó?

Câu hỏi phụ:

Gia đình hay xã hội có tác động đến tâm lý Gen Z nhiều hơn?

Giữa các độ tuổi khác nhau của Gen Z có mức độ quan tâm đến các vấn đề tâm lý như thế nào?

Giữa sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn thì mức độ quan tâm đối với các vấn đề tâm lý có khác nhau không?

Gen Z có thể tìm hiểu và tiếp xúc với tư vấn tâm lý bằng cách nào? Sự khác biệt giữa những nguồn thông tin và kênh tư vấn về tâm lý?

Giả thuyết nghiên cứu

 Ảnh hưởng của các sự kiện xã hội, mạng xã hội

Trang 10

Nhiều sự kiện lớn trong và ngoài nước đã xảy ra những năm gần đây, bao gồm cả đại dịch Covid-19 Đại dịch đã tạo ra làn sóng cách ly chưa từng có trong lịch sử nhân loại, tác động đến tất cả mọi người trong đó có Gen Z Sự kiện đã gây ra lo âu, căng thẳng bởi sự bùng nổ của nó tác động đến nền kinh tế Sự quan tâm đến cải thiện tâm lý càng được Gen Z chú hơn bao giờ hết.

Sẽ không hiếm gặp các bài bài thảo luận, bài viết, chia sẻ về các vấn đề tâm lý trên khắp các trang mạng xã hội Sự phát triển của truyền thông và mạng xã hội giúp Gen Z dễ dàng tiếp cận, bày tỏ ý kiến và mong muốn được hỗ trợ về vấn đề này.

Giả thuyết 1: Thế hệ Gen Z tại Việt Nam có mức độ quan tâm khá cao đối với các vấn đề tâm lý do sự tác động của các yếu tố: các sự kiện xã hội, sức khỏe tâm thần,sự nhạy cảm tâm lý xã hội và ảnh hưởng của mạng xã hội.

 Ảnh hưởng của các yếu tố độ tuổi, giới tính, giáo dục và vị trí địa lý

Dựa trên độ tuổi, những người có độ tuổi lớn hơn, trưởng thành thường quan tâm đến các vấn đề tâm lý hơn là các độ tuổi nhỏ hơn trong Gen Z Bởi họ đã có trải nghiệm tiếp xúc xã hội nhất định, mối quan tâm của họ nhiều hơn, bao gồm các vấn đề tâm lý.

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra sự khác nhau mức độ quan tâm giữa các giới tính khác nhau đối với các vấn đề tâm lý Một trong số đó đó là nghiên cứu “Gender Diffrences in Mental Health Awareness and Help-Seeking Behavior”( Sullivan, K., & Zakreski,B.,2015) đã chỉ ra rằng phụ thường nhạy cảm và quan tâm đến các vấn đề tâm lý hơn nam giới.

Giả thuyết 2: Mức độ quan tâm của Gen Z đối với các vấn đề tâm lý khác nhau dựa trên các yếu tố: độ tuổi, giới tính, giáo dục và vị trí địa lý.

 Ảnh hưởng của thế hệ khác nhau dẫn đến mức quan tâm đối với các vấn đề tâm lý khác nhau

Gen Z được sinh ra trong thời đại công nghệ số nên sự tiếp cận thông tin rất dễ dàng Việc sử dụng mạng xã hội và Internet ngay từ khi còn nhỏ khiến Gen Z có nền tảng sự hiểu biết về các vấn đề tâm lý đơn giản hơn rất nhiều.

Qua mạng các bài đăng, thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm khiến Gen Z sẽ có được sự nhạy bén và sẽ tìm hướng giải quyết cho những vấn đề này.

Giả thuyết 3: Gen Z thường cởi mở với các vấn đề tâm lý hơn so với

Ngày đăng: 29/03/2024, 10:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w