1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía bắc việt nam

245 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Hoài, PGS.TS. Lý Phương Duyên
Trường học Học viện Tài chính
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 245
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

Trong chiến lược cải cách về thuế đến năm 2030 đặt ra mục tiêu tổng quát: “Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả… trọng tâm của công tác quản lý t

Trang 1

- -

NGUYỄN MINH TUẤN

QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI

PHÍA BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

- -

NGUYỄN MINH TUẤN

QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI

PHÍA BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa từng công bố ở một công trình nghiên cứu khoa học nào

Tác giả luận án

Nguyễn Minh Tuấn

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Câu hỏi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ 8

1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1.1 Các công trình khoa học nước ngoài liên quan đến đề tài 8

1.1.2 Các công trình khoa học trong nước liên quan đến đề tài 16

1.2 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 23

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 23

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THUẾ 24

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ 24

2.1.1 Khái niệm về quản lý thuế 24

2.1.2 Nội dung Quản lý thuế 34

2.1.3 Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý thuế 47

2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế 58

Trang 5

2.2 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ

GIỚI, CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC DÀNH

CHO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC 64

2.2.1 Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế 64

2.2.2 Kinh nghiệm quản lý thuế ở một số địa phương trong nước 71

2.2.3 Bài học rút ra dành cho các tỉnh miền núi phía Bắc 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 79

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC 80

3.1 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 80

3.1.1 Khái quát điều kiện kinh tế, xã hội các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 80

3.1.2 Điều kiện về kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam 83

3.1.3 Tổ chức bộ máy của Cơ quan Thuế các tỉnh miền núi phía Bắc 87

3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 91

3.2.1 Công tác dự toán thu Ngân sách Nhà nước 91

3.2.2 Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 97

3.2.3 Công tác Kê khai và kế toán thuế 104

3.2.4 Công tác Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế 114

3.2.5 Công tác Thanh tra kiểm tra thuế 123

3.3 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 131

3.3.1 Những kết quả đạt được 131

3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 134

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 141

Trang 6

Chương 4: HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI

PHÍA BẮC VIỆT NAM 142

4.1 DỰ BÁO BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ; QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC 142

4.1.1 Dự báo bối cảnh Quốc tế 142

4.1.2 Dự báo bối cảnh trong nước 144

4.1.3 Quan điểm và mục tiêu phát triển của các tỉnh miền núi phía Bắc 146

4.2 PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM 148

4.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC GIAI ĐOẠN 2024-2030 150

4.3.1 Giải pháp đối với việc thực hiện các chức năng quản lý thuế 150

4.3.2 Các giải pháp khác 160

4.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 166

4.4.1 Kiến nghị với Quốc hội, Chính Phủ 166

4.4.2 Kiến nghị với Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế 167

4.3 KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 168

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 170

KẾT LUẬN 171

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ 173

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 174

PHỤ LỤC 182

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCTC : Báo cáo tài chính

CBT : Cán bộ thuế

CNTT : Công nghệ thông tin

CSDL : Cơ sở dữ liệu

DW : Data ware house - Kho dữ liệu ngành Thuế

GTGT : Giá trị gia tăng

TTR : Ứng dụng quản lý hỗ trợ thanh tra, kiểm tra thuế

UBND : Ủy ban Nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1 Công tác thu NSNN theo từng loại thuế tại Cục Thuế các

tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2017-2022 91

Bảng 3.2 Khảo sát về công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT 103

Bảng 3.3 Khảo sát về công tác Kê khai và Kế toán Thuế 113

Bảng 3.4 Khảo sát về công tác Quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế 122

Bảng 3.5 Khảo sát về công tác Thanh tra kiểm tra Thuế 128

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Trang

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu diện tích của các tỉnh miền núi phía Bắc 80

Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế và chi Cục Thuế các tỉnh

miền núi phía Bắc 89Hình 3.3 Tình hình thực hiện dự toán pháp lệnh được giao (TW và DP)

giai đoạn 2017-2022 tại Cục Thuế các tỉnh miền núi phía Bắc 95

Sơ đồ 3.4 Quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản của NNT trên Website 98Biểu đồ 3.5 Đánh giá công tác trả lời văn bản đề nghị vướng mắc giai

đoạn 2017-2022 ở các tỉnh miền núi phía Bắc 100Biểu 3.6 Đánh giá công tác tổ chức hội nghị đối thoại, tập huấn giai

đoạn 2017-2022 ở các tỉnh miền núi phía Bắc 101Biểu 3.7 Tỷ trọng các doanh nghiệp đang hoạt động tính đến

31/12/2022 của các tỉnh miền núi phía Bắc 105

Sơ đồ 3.8 Hệ thống dịch vụ Thuế điện tử tích hợp (ETAX) 106Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký khai thuế điện tử ở các tỉnh

miền núi phía Bắc giai đoạn 2017-2022 108Biểu đồ 3.10 Tỷ lệ HSKT đã nộp của các tỉnh miền núi phía Bắc giai

đoạn 2017-2022 109Biểu đồ 3.11 Tỷ lệ hoàn thuế điện tử của các tỉnh miền núi phía Bắc

giai đoạn 2017-2022 111Biểu đồ 3.12 Tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu nội địa giai đoạn 2017-2022

ở các tỉnh miền núi phía Bắc 115Biểu đồ 3.13 Tỷ trọng nợ thuế của các tỉnh miền núi phía Bắc đến

31/12/2022 116

Trang 10

Biểu đồ 3.14 Tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu nội địa các tỉnh miền núi

phía Bắc năm 2022 117Biểu đồ 3.15 Tỷ lệ nợ thuế trên 90 ngày và tỷ lệ tiền thuế chờ điều

chỉnh của các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2017-2022 120Biểu đồ 3.16 Tỷ lệ nợ thuế thu đƣợc bằng áp dụng biện pháp cƣỡng

chế của các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2017-2022 121

Sơ đồ 3.17 Phân hệ TPR phục vụ lập kế hoạch TTKT tại trụ sở NNT 124Biểu đồ 3.18 Tỷ lệ DN đã thanh tra, kiểm tra trên số DN đã hoạt động

giai đoạn 2017-2022 ở các tỉnh miền núi phía Bắc 125Biểu đồ 3.19 Tỷ lệ DN đã thanh tra, kiểm tra phát hiện có sai phạm

giai đoạn 2017-2022 ở các tỉnh miền núi phía Bắc 126Biểu đồ 3.20 Các chỉ tiêu liên quan đến truy thu, giảm lỗ, giảm khấu

trừ sau TTKT giai đoạn 2017-2022 ở các tỉnh miền núi phía Bắc 127Biểu đồ 3.21 Tỷ lệ số tiền xử lý vi phạm qua TTKT trên tổng thu nội

đia giai đoạn 2017-2022 ở các tỉnh miền núi phía Bắc 129Biểu đồ 3.22 Bình quân doanh nghiệp TTKT trên công chứcTTKT

giai đoạn 2017-2022 ở các tỉnh miền núi phía Bắc 129Biểu đồ 3.23 Bình quân số tiền truy thu, giảm lỗ, giảm khấu trừ sau

TTKT năm 2022 theo từng tỉnh 130

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thuế có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia, không chỉ là nguồn thu cho ngân sách nhà nước, mà còn là công cụ để tác động vào nền kinh tế - xã hội

Để thuế phát huy tốt nhất vai trò của mình thì không chỉ quan tâm đến chính sách thuế, mà cần quan tâm đến quản lý thuế Một chính sách thuế dù tốt bao nhiêu chăng nữa nhưng nếu quản lý thuế không tốt cũng sẽ không phát huy tối

đa tác dụng của thuế Nếu quản lý thuế có hiệu lực, hiệu quả thì sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra của chính sách thuế Trong bối cảnh nhiều hoạt động kinh doanh mới phát sinh, phạm vi hoạt động của người nộp thuế ngày càng đa dạng, ở nhiều địa bàn, nhiều quốc gia Tình hình gian lận thuế, trốn tránh thuế của người nộp thuế ngày càng tinh vi về hình thức, mức độ gian lận lớn, cho nên cần phải quan tâm đến việc đổi mới cách thức quản lý thuế để vừa thực hiện được nhiệm vụ tạo thu cho NSNN, vừa đảm bảo công bằng khi thực hiện nghĩa

vụ thuế của người nộp thuế Về mặt lý luận, những nội dung liên quan đến quản

lý thuế cũng cần được tiếp tục nghiên cứu, như cách thức quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số? làm thế nào để thực hiện quản lý thuế tốt đối với hoạt động xuyên biên giới? những nội dung nào cần quan tâm khi quản lý thuế gắn với đặc thù của các địa bàn? Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý thuế…Đây là những vấn

đề lý luận luôn được quan tâm

Ở Việt Nam, quản lý thuế là một lĩnh vực hết sức khó khăn và phức tạp Điều này xuất phát từ việc thuế liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội đồng thời, quản lý thuế lại chịu tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau và gắn với đó là các yếu tố kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn phức tạp Những năm qua, hệ thống thuế đã được cải cách, hiện đại hóa một cách toàn diện và đạt được những bước tiến quan trọng cả về thể chế chính sách, thủ tục hành chính, phương pháp quản lý, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin Tuy nhiên, khi các hoạt động kinh tế ngày càng mở rộng và đa dạng phong phú, số lượng NNT ngày càng tăng theo thời gian dẫn

Trang 12

đến hoạt động quản lý thuế cũng đòi hỏi những yêu cầu ngày càng cao tương xứng với mức độ phát triển của kinh tế - xã hội

Trong chiến lược cải cách về thuế đến năm 2030 đặt ra mục tiêu tổng

quát: “Xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, tinh gọn, hoạt động hiệu lực,

hiệu quả… trọng tâm của công tác quản lý thuế dựa trên nền tảng thuế điện tử

và ba trụ cột cơ bản: thể chế quản lý thuế đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập; nguồn nhân lực chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới, công nghệ thông tin hiện đại, tích hợp, đáp ứng yêu cầu của quản lý thuế trong bối cảnh nền kinh tế số.”

Các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội cũng như an ninh quốc phòng, tuy nhiên khu vực này vẫn còn là lõi nghèo của cả nước, liên kết vùng yếu, khoảng cách về trình độ phát triển với các khu vực khác lớn Mặc dù diện tích chiếm tới gần ¼ diện tích cả nước tuy nhiên số thu nội địa chỉ chiếm 2,5% số thu nội địa của các nước, trong khi công tác quản lý thuế vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng Mặt khác, toàn bộ các giao dịch của NNT từ đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế, hóa đơn… đều đã được điện tử hóa 100% trong khi trình độ phát triển, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin của khu vực cũng như trình độ của NNT và cả cán bộ thuế còn nhiều hạn chế

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng hoạt động quản lý thuế tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, cơ cấu thu nội địa thiếu bền vững, công tác tuyên truyền hỗ trợ thiếu hiệu quả, NNT nhận thức còn kém, hạn chế trong việc tiếp nhận kiến thức và CNTT, ý thức tuân thủ chưa cao Công chức Thuế vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất chưa đồng bộ Do đó đòi hỏi cần nghiên cứu và hoàn thiện để nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý thuế cũng như hoàn thành các mục tiêu cải cách thuế ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Công tác quản lý thuế với mục tiêu vừa đảm bảo mục tiêu thu ngân sách nhà nước đồng thời vừa tạo môi trường thuận lợi về thuế, giảm chi phí tuân thủ cho NNT ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều cấp, ngành, cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên

Trang 13

quan đến quản lý thuế ở Việt Nam nói chung và ở một số tỉnh thành nói riêng, Tuy nhiên chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về quản lý thuế đối với một khu vực có điều kiện về kinh tế, xã hội và hạ tầng còn lạc hậu, nhiều hạn chế nhƣ các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Chính vì lý do cấp thiết

và có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài

“Quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu

của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án nhằm mục đích kiếm tìm các giải pháp hoàn thiện quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm:

- Làm rõ hơn lý luận về quản lý thuế, tạo luận cứ khoa học cho việc đánh giá thực trạng quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

- Phản ánh, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, đặc biệt chỉ ra những hạn chế, làm rõ nguyên nhân, tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện

- Nêu các quan điểm, mục tiêu hoàn thiện và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

về quản lý thuế, chủ yếu tập trung vào quản lý thuế theo chức năng nhƣ dự toán thu NSNN, tuyên truyền hỗ trợ; kê khai và kế toán thuế; thanh tra và kiểm tra thuế; quản lý nợ và cƣỡng chế nợ thuế

Trang 14

trung du và miền núi phía Bắc, Các tỉnh miền núi phía bắc bao gồm 10 tỉnh: Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Hòa Bình)

- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: tình hình thực tế, số liệu thu thập giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2022, giải pháp đề xuất đến 2030

4 Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, những vấn đề lý luận nào của quản lý thuế chưa được làm rõ, cần phát triển, bổ sung? Nội dung của quản lý thuế trong bối cảnh hiện nay và các tiêu chí đánh giá kết quả quản lý thuế?

Thứ hai, thực trạng quản lý thuế tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam thời gian qua như thế nào? Các nhân tố nào ảnh hưởng đến kết quả quản lý thuế tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam? Các điều kiện về đặc điểm kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế tại các tỉnh miền núi phía Bắc như thế nào?

Thứ ba, cần làm gì để hoàn thiện quản lý thuế tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam đến 2030?

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Quản lý thuế là đối tượng nghiên cứu luôn vận động, thay đổi, có mối liên hệ biện chứng với các yếu tố kinh tế, xã hội khác Từ đó luận án đã phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng đến quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, từ đó rút ra các đánh giá khách quan, làm căn cứ đề xuất các giải pháp hoàn thiện Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng trong luận án, đặt đối tượng nghiên cứu là quản lý thuế trong giai đoạn cụ thể 2017-2022 với những đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước Tác giả dựa vào quan điểm lịch sử để phân tích, đánh giá thực tế quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam và nhận định sự phát triển trong tương lai

Trang 15

5.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

5.2.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:

- Các số liệu kinh tế nói chung như GDP của các tỉnh, tình hình kinh tế-

xã hội của các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam sử dụng từ các nguồn của Tổng cục thống kê, báo cáo hàng năm về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh miền núi phía Bắc

- Số liệu về thu NSNN, về số liệu quản lý thuế của các tỉnh miền núi phía bắc được lấy từ sơ sở dữ liệu của Tổng cục thuế và dự trên báo cáo tổng kết hàng năm kết quả hoạt động của các Cục thuế các tỉnh miền núi phía Bắc

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: để tìm hiểu thêm thực tế quản

lý thuế trên địa bàn các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, NCS đã thực hiện khảo sát

- Nội dung khảo sát: NCS xây dựng 2 bảng hỏi: cho cán bộ thuế và cho người nộp thuế Nội dung của bảng hỏi đối với người nộp thuế chủ yếu tập trung vào đánh giá về việc thực hiện chức năng quản lý thuế của cơ quan thuế tứ góc

độ người nộp thuế Nội dung của bảng hỏi đối với cán bộ thuế chủ yếu tập trung

về đánh giá thực hiện chức năng quản lý thuế từ góc độ cơ quan thuế, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ quản lý của cơ quan thuế

- Đối tượng khảo sát: đối với hai nhóm đối tượng là cán bộ thuế làm việc tại cơ quan thuế các tỉnh miền núi phía Bắc và người nộp thuế tại các tỉnh miền núi phía Bắc

- Thời gian thực hiện khảo sát từ tháng 8/2023 đến tháng 11/2023

- Phương pháp thực hiện khảo sát: NCS thiết kế bảng hỏi trên Google Form và gửi đến các người nộp thuế và cán bộ thuế tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam thông qua các mối quan hệ đồng nghiệp, bạn bè, người thân, người quen của NCS Đối với người nộp thuế, đối tượng trả lời chủ yếu là người đứng đầu doanh nghiệp, hay người làm công tác kế toán thuế tại doanh nghiệp

Trang 16

nên khá am hiểu về thực hiện nghĩa vụ thuế… Đối với cán bộ thuế: đối tượng trả lời làm việc trong các bộ phận chức năng của cơ quan thuế như tuyên truyền hồ trợ; kê khai và kế toán thuế; thanh tra và kiểm tra thuế; quản lý nợ và cưỡng chế

nợ thuế Những cán bộ thuế làm việc trong các bộ phận chức năng của cơ quan thuế cấp Cục, cấp Chi cục nên có những đánh giá khách quan, khoa học về các nội dung khảo sát

- Kết quả khảo sát: NCS nhận được 479 Phiếu trả lời của cán bộ thuế và

391 phiếu trả lời của người nộp thuế Sau khi kiểm tra thông tin các phiếu nhận được có 436 phiếu của cán bộ thuế và 335 Phiếu của người nộp thuế là hợp lệ Các phiếu hợp lệ sau đó được tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để xử

lý dữ liệu

5.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, xử lý số liệu

Luận án sử dụng chủ yếu phương pháp nghiên cứu tại bàn trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp: tác giả nghiên cứu tài liệu qua các nghiên cứu trong và ngoài nước để phân tích và tổng hợp các vấn đề

lý thuyết lý luận về quản lý thuế để tìm ra các khoảng trống trong các nghiên cứu

đã thực hiện để nghiên cứu thêm Qua việc phân tích, tổng hợp, các thông tin đơn lẻ sẽ được tổng hợp, hệ thống hóa và xâu chuỗi thành các nhóm vấn đề để xây dựng khung lý thuyết cho luận án, để tìm ra các yếu tố tác động đến công tác quản lý thuế của CQT, phân tích thực trạng quản lý thuế tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam từ đó có căn cứ đề xuất các nhóm giải pháp hợp lý

- Phương pháp thống kê, mô tả, so sánh, đối chiếu: phương pháp này sử dụng trong luận án thông qua việc thống kê, mô tả các số liệu, tình hình liên quan đến quản lý thuế, từ đó tính toán các chỉ số tương đối, tuyệt đối phản ánh kết quả quản lý thuế Trên cơ sở đó luận án mô tả quy mô và sự thay đổi của các

số liệu về quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, so sánh để thấy được chiều hướng của sự phát triển và đánh giá các nhân tố tác động đến sự thay đổi đó

Trang 17

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Điểm mới và đóng góp của nghiên cứu

a) Những đóng góp về mặt khoa học

Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế, bổ sung một số tiêu chí đánh giá kết quả quản lý thuế và luận án đã hoàn thiện khung lý thuyết về quản lý thuế ở cơ quan thuế địa phương Bên cạnh

đó, luận án cũng đã sưu tầm kinh nghiệm quản lý thuế đối ở một số quốc gia trên thế giới và của một số cơ quan thuế địa phương ở Việt Nam, từ đó rút ra kinh nghiệm có thể tham khảo cho công tác quản lý thuế tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

b) Những đóng góp về mặt thực tiễn

Luận án đánh giá một cách toàn diện thực trạng quản lý thuế tại các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam Luận án cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong quá trình quản lý và đồng thời luận án cũng phân tích và đề xuất phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý thuế tại các tỉnh miền núi phía

Bắc Việt Nam Đây là một đề tài khoa học có tính thực tiễn cao nhằm góp phần

đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa, điện tử hóa quản lý thuế, khắc phục những hạn chế yếu kém trong công tác quản lý thuế và đồng thời cũng nâng cao hiệu quả quản lý thuế Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thực trạng quản lý thuế tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nơi có điều kiện khó khăn về cơ sở hạ tầng CNTT cũng như trình độ còn hạn chế của NNT cũng như cán bộ thuế sẽ góp phần nhìn nhận được rõ ràng hơn các khó khăn, thách thức trong quá trình tổ chức thực hiện các nội dung quản lý thuế đặc biệt là trong điều kiện ngành Thuế Việt Nam

đã và đang tiếp tục đẩy mạnh việc điện tử hóa các thủ tục hành chính về thuế Từ

đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đồng thời góp phần kiện toàn hệ thống, hoàn thiện bộ máy quản lý thuế trong thời gian tới

Trang 18

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ

1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Trong thời gian vừa qua, các công trình nghiên cứu về thuế và quản lý thuế trên thế giới và Việt Nam khá đa dạng Trong xu thế phát triển của CNTT,

đề tài về quản lý thuế nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước và thế giới Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và kết quả công bố đã đạt được trên nhiều khía cạnh khác nhau về quản lý thuế Nhằm phục vụ hướng nghiên cứu của đề tài, tác giả tập trung tìm hiểu và tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây với các nguồn tài liệu là các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố bao gồm: Luận án Tiến sĩ, các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học trong và ngoài nước, các đề án, đề tài cấp học viện, cấp bộ cũng như các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về thuế tại Việt Nam

1.1.1 Các công trình khoa học nước ngoài liên quan đến đề tài

Trong thời gian vừa qua, có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến đề tài quản lý thuế tiêu biểu là các công trình sau:

- Adam Smith (1776) trong tác phẩm “The Wealth of Nation” [50] đã cho

rằng có 4 nguyên tắc nhằm xây dựng một hệ thống thuế tốt đó là nguyên tắc công bằng, chắc chắn, thuận tiện và hiệu quả Trong đó tính công bằng trong các khoản thuế phải tương thích với điều kiện của NNT, bao gồm khả năng nộp thuế phải tương thích với thu nhập của cá nhân và gia đình họ Sự chắc chắn là NNT phải được thông báo rõ ràng về lý do và cách thức đánh thuế, sự thuận tiện là việc làm sao để NNT có thể dễ dàng tuân thủ các nghĩa vụ về thuế Hiệu quả là việc quản lý thuế không được ảnh hưởng tiêu cực đến việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế.[1]

- Richard M.Bird (1992) với bài báo “Improving tax administration in

developing country” [84] Tác giả cho rằng quan điểm phổ biến về quản lý thuế

ở nhiều nước đang phát triển là tất cả NNT đều là đối tượng có thể trốn thuế và

Trang 19

gian lận tiềm ẩn, việc bắt NNT nộp thuế cơ bản là vấn đề xác định và kiểm soát

sự gian lận của NNT Tuy nhiên không có hệ thống thuế hiện đại nào hoạt động chỉ dựa trên sự sợ hãi của NNT mà ngược lại hiệu quả quản lý thuế thường cao hơn khi coi NNT là khách hàng thay vì là những đối tượng có tiềm năng trốn thuế Việc thiết lập môi trường trong đó NNT được khuyến khích tuân thủ pháp luật về thuế còn gặp rất nhiều khó khăn tại nhiều quốc gia đang phát triển, bên cạnh đó thu nhập của cán bộ thuế còn thấp, hiệu lực pháp luật về thuế còn kém dẫn đến việc không tuân thủ thuế, vi phạm pháp luật về thuế còn rất phổ biến Không có công thức chung trong việc áp dụng các kinh nghiệm về quản lý thuế, các nước đang phát triển trên cơ sở điều kiện và nền tảng quốc gia mình phải có một chiến lược riêng nhằm khuyến khích NNT tuân thủ pháp luật về thuế với chi phí thấp nhất

- Victor Van Kommer (2011) với tài liệu: “Handbook on Tax

administration” [88] Đây là một tài liệu hết sức tổng quan và chi tiết về quản lý

thuế Tác giả cung cấp một cái nhìn đầy đủ và có hệ thống về quản lý thuế hiện đại bao gồm rất nhiều nội dung như: Tổng quan về thuế, cơ cấu tổ chức, quản lý rủi ro, quy trình chính trong quản lý thuế, các quy trình hỗ trợ quản lý thuế, hợp tác quốc tế về quản lý thuế, lập kế hoạch và kiểm soát trong quản lý thuế, quản

lý thuế trong sự thay đổi hiện nay Ngoài ra tác giả cung cấp một hệ thống công

cụ để đánh giá hiệu quả quản lý thuế trên rất nhiều khía cạch và tiêu chí khác nhau nhằm giúp các CQT có thể tham khảo và lựa chọn các công cụ đánh giá để nâng cao hiệu quả quản lý thuế

- Hyung Chul Lee và cộng sự (2015) trong nghiên cứu hợp tác giữa

Worldbank và trường quản lý chính sách công KDI: “The benefits of electronic

tax administration in developing economies: A Korean Case Study and discussion of key Challenges” [63] Bài viết cung cấp thông tin với mục đích

hướng dẫn các CQT cũng như các nhà quản lý từ các nước đang phát triển thông qua quá trình hiện đại hóa và quản lý thuế điện tử, cải thiện dịch vụ và tuân thủ của NNT CQT Hàn Quốc từ năm 1990 đến nay đã chuyển sang hệ thống thuế điện tử và đã đạt được những cải tiến đáng kể trong việc tuân thủ thuế trong khi

Trang 20

giảm chi phí quản lý thuế Bài viết đã nhấn mạnh giải pháp quản lý thuế tích hợp CNTT và thông tin (ITMS) cho các cơ quan quản lý thuế tại các nước đang phát triển và tầm quan trọng của ITMS đối với việc tuân thủ thuế và thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế của NNT Bên cạnh đó, bài viết cũng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm đã được một số nước đang phát triển áp dụng rộng rãi Thứ nhất, cần có

sự hợp tác chặt chẽ giữa các CQT, cơ quan quản lý CNTT về trao đổi dữ liệu điện tử và các công ty tư nhân cung cấp dịch vụ này Thứ hai, các chính sách liên quan đến thuế điện tử mới phải được thiết kế một cách thận trọng nhằm giảm thiểu gánh nặng cho NNT, bao gồm cả việc trình độ còn hạn chế của NNT về CNTT, CQT cần tập trung vào việc giảm chi phí tuân thủ và cải thiện khả năng phục vụ NNT nhằm tạo dựng niềm tin cho NNT Thứ ba, CQT cần quan tâm đến việc kiến tạo các dịch vụ và hỗ trợ NNT về cơ sở hạ tầng CNTT đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, giúp cho các đơn vị này có thể tiếp cận miễn phí hoặc sử dụng với chi phí thấp nhất với các dịch vụ thuế điện tử Thứ ba, cần nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật xử lý, phân tích thông tin của CQT đặc biệt là các thông tin thu thập được từ ngân hàng, sàn thương mại điện tử, thông tin giao dịch tài sản, thông tin từ các cơ quan hành chính công khác cung cấp cho CQT, mặt khác việc phân tích rủi ro và kiểm tra thuế cần các công cụ mạnh và chính xác trong việc phân tích dữ liệu khai thuế, xác minh thông tin NNT

- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế của OECD (2016): “Technologies

for Better Tax Administration A Practical Guide for Revenue Bodies” [80] Bài

viết về công nghệ để quản lý thuế tốt hơn, hướng dẫn thực tế cho các CQT Sự ra đời của công nghệ Big Data kết hợp với trí tuệ nhân tạo phân tích dữ liệu mang lại những cải tiến đáng kể trong cải cách hệ thống thuế của các quốc gia Công nghệ Big Data cũng cung cấp cơ hội để xem xét chuyển nhiều hơn sang hệ thống thuế theo thời gian thực và khám phá các lựa chọn mới để quản lý thuế, chống gian lận, đối phó với nền kinh tế ẩn và đánh giá cách tài sản thực sự đang được

sử dụng Báo cáo này của OECD khám phá cách công nghệ có thể giúp các CQT giải quyết các vấn đề về tuân thủ và cung cấp dịch vụ chủ yếu bằng cách tập trung vào việc sử dụng công nghệ Big Data Khi làm như vậy, hệ thống sẽ cung

Trang 21

cấp một mô hình kỹ thuật số hoàn chỉnh để các cơ quan quản lý sử dụng trong việc lập kế hoạch chiến lược và hoạt động trong các lĩnh vực quản lý thuế để đánh giá hoạt động của NNT Tác giả khuyến khích các chính quyền áp dụng cách tiếp cận có hệ thống để xác định những công nghệ mới nổi nào có thể có tiềm năng tác động đến việc cung cấp các dịch vụ thuế trong tương lai Việc áp dụng thành công CNTT sẽ quyết định sự thành công trong tương lai của các CQT trong việc quản lý rủi ro tuân thủ và đáp ứng các kỳ vọng dịch vụ ngày càng tăng

- Zhiyong Yang (2016) trong bài viết: “Tax administration reform in

China: Achievements, Challenges, and Reform Priorities” [93] Bài viết đề cập

đến việc quản lý thuế của Trung Quốc đã được cải thiện một cách đáng kể trong hơn 20 năm từ 1990 đến 2016, tỷ lệ thuế/GDP của Trung Quốc tăng gấp đôi và chi phí tuân thủ của NNT đáng kể trong giai đoạn này Bài viết bao gồm 5 phần, phần I tóm tắt bối cảnh và tác động của cải cách quản lý thuế trong giai đoạn 1990-2016 Phần II trình bày các đặc điểm chính của quản lý thuế Trung Quốc hiện nay và quá trình phát triển từ năm 1990 Phần III đánh giá những thách thức

mà quản lý thuế Trung Quốc hiện đang đối mặt, phần IV gợi ý một số cải cách

để cơ quan quản lý thuế Trung Quốc xem xét xây dựng chiến lược hiện đại hóa quản lý thuế trong thời gian tới Phần cuối là các bài học kinh nghiệm của cải cách quản lý thuế tại Trung Quốc được tóm tắt một cách ngắn gọn Tác giả cũng đã chỉ ra trong giai đoạn tới CQT Trung Quốc cần thực hiện một chiến lược hiện đại hóa một cách toàn diện trong giai đoạn tiếp theo, và ưu tiên cải cách quản lý thuế theo một số hướng như sau Thứ nhất, mở rộng việc khai thác và truy cập thông tin đối với các bên thứ ba, tăng cường bảo mật thông tin NNT Thứ hai, thay đổi cơ cấu tổ chức của CQT theo hướng giảm quy mô trụ

sở, củng cố mạng lưới các CQT địa phương, sắp xếp tổ chức và có chính sách quản lý riêng với NNT có số nộp cao Thứ ba, quản lý rủi ro một cách toàn diện theo từng loại thuế, từng loại NNT Thứ tư, chuẩn hóa các quy trình quản

lý thuế, và tăng cường công tác giám sát tuân thủ quy trình quản lý thuế của CQT Thứ năm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý thuế, tạo lập cơ sở dữ

Trang 22

liệu quốc gia tập trung về thông tin NNT, giảm chi phí tuân thủ của NNT thông qua ứng dụng CNTT

- Irina V Gashenco (2017) trong bài báo: “The mechanism of

Optimization of the Tax administration system” [64] Bài báo đã phát triển cơ

chế tối ưu hóa hệ thống quản lý thuế với việc sử dụng hệ thống CNTT Tác giả

đã tính toán hệ số tương quan giữa chỉ số thời gian NNT dành cho kế toán thuế

và các chỉ số liên quan đến chính phủ điện tử trong thời gian từ năm 2005-2016 tại Mỹ, Nga, Trung Quốc, UEA, Singapore… Tác giả chỉ ra rằng tối ưu hóa hệ thống quản lý thuế góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và suy giảm quy mô kinh tế ngầm và đảm bảo nhiều nguồn thu hơn cho ngân sách nhà nước Ngoài ra bài báo cũng phân tích một số vấn đề mà các quốc gia trên thế giới có thể gặp phải trong quá trình tối ưu hóa hệ thống quản lý thuế với sự hỗ trợ của CNTT với kinh nghiệm của Nga

- JingYi Wang (2017) trong bài báo: “Tax administration in China is it

rule without law” [65] Tác giả đã chỉ ra rằng Trung Quốc phân chia nguồn lực

quản lý thuế theo đối tượng NNT, tập trung hơn vào đối tượng doanh nghiệp lớn Trung Quốc áp dụng mô hình lấy NNT làm trung tâm dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau của CQT và NNT Chính phủ Trung Quốc thông qua luật pháp và các biện pháp ràng buộc để cải thiện tính hợp pháp và công bằng của công tác quản

lý thuế Các chính sách phòng ngừa, quản lý rủi ro kết hợp với các biện pháp khuyến khích, đối xử tôn trọng và xử phạt nghiêm minh đối với NNT đã cho thấy dấu ấn pháp quyền trong quản lý thuế tại Trung Quốc

- Era Dabla-Norris và cộng sự (2017) trong IMF working paper: “Tax

administration and firm performance: New data and evidence for emerging market and developing economies” [58] Trong nghiên cứu của mình nhóm tác

giả đã ước tính tác động của gánh nặng tuân thủ thuế đối với các hoạt động của doanh nghiệp bằng cách xây dựng một bộ chỉ số mới về chất lượng quản lý thuế (TAQI) và nghiên cứu sự không đồng nhất của bộ chỉ số này với các doanh nghiệp có quy mô và lịch sử ra đời khác nhau Chỉ số này mang tính đa chiều và

Trang 23

có thể phản ánh được nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý thuế, và có thể xem xét được các tác động từ chính sách thuế đến việc tuân thủ thuế của các doanh nghiệp từ đó cho phép đánh giá được các chính sách này có cơ sở hay không trong việc tăng cường hiệu quả quản lý thuế Bài viết cũng chỉ ra rằng việc quản

lý thuế chặt chẽ hơn có thể tạo ra tác động tích cực hơn đến năng suất của các doanh nghiệp nhỏ và những doanh nghiệp mới thành lập Trong phạm vi bài viết, các tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và mới thành lập giảm chi phí tuân thủ thuế như tăng cường thông tin về NNT, tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch hơn đến từ CQT CQT đặt NNT vào vai trò trọng tâm là khách hàng, các dịch vụ cần được thiết kế hiệu quả hơn bằng cách xây dựng các biểu mẫu điền sẵn, dễ đọc hiểu và dễ thực hiện

- KPMG International (2018): “Tax Digitalization: Latin America leads the

change” [72] Bài viết này giải thích lý do tại sao các CQT Mỹ Latinh đã đi

trước các đồng nghiệp toàn cầu của họ trong việc tiếp nhận công nghệ và cách

họ đang sử dụng nó để chuyển sự tuân thủ sang lĩnh vực kỹ thuật số, thời gian thực Với công nghệ tự động hóa các hoạt động tuân thủ thường xuyên và mở ra quyền truy cập vào các cấp độ phong phú hơn, sâu hơn của dữ liệu giao dịch, CQT và các chức năng thuế sẽ phát triển và trở nên thành thạo hơn trong việc áp dụng các công cụ công nghệ, như phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, để tạo ra chiến lược hiểu biết sâu sắc và giá trị Khi các chức năng thuế của tương lai hình thành, đây là thời điểm thú vị cho các CQT và các chuyên gia thuế ở Mỹ Latinh

và trên toàn cầu Với khu vực đang nổi lên như một nơi thử nghiệm các giải pháp thuế số hóa, các CQT và các công ty trên thế giới đang theo dõi sự phát triển ở Mỹ Latinh để xem chúng có thể ảnh hưởng như thế nào đến tương lai ở quốc gia của họ

- Vongphachanh Vongpadith (2018), “Quản lý thu thuế ở Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào” [89], luận án tiến sĩ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về quản lý thuế và đánh giá một cách khoa học về những thành tích đạt được cũng như những hạn chế yếu kém và

Trang 24

nguyên nhân trong công tác quản lý thuế mà Lào đang phải đối mặt trong tiến trình hội nhập kinh tế Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại Lào trong thời gian tới

- Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) (2019), “Tax

administration 2019 - Comparative Information on OECD and other Advanced and Emerging Economies” [81[, Quản lý thuế 2019 - Thông tin so sánh về

OECD và các nền kinh tế phát triển và tiên tiến khác là ấn bản thứ 8 của loạt bài

về Quản lý thuế của OECD, báo cáo này cung cấp dữ liệu so sánh quốc tế về các khía cạnh của hệ thống thuế và việc quản lý chúng ở 58 nền kinh tế tiên tiến và mới nổi Báo cáo có ba phần, đầu tiên gồm bốn chương xem xét và bình luận về hiệu quả hoạt động và xu hướng quản lý thuế đến cuối năm tài chính 2017 Phần thứ hai trình bày mười bài báo của tác giả về quản lý thuế cung cấp quan điểm quốc gia về một loạt các vấn đề thời sự trong quản lý thuế, trong khi phần ba chứa tất cả các bảng dữ liệu làm cơ sở phân tích trong báo cáo này cũng như thông tin chi tiết về các cơ quan quản lý tham gia trong báo cáo này Đặc biệt trong chương 1 nói về sự thay đổi môi trường tuân thủ thuế, phần 1.4 của ấn phẩm có đề cập đến việc tuân thủ theo thiết kế, cội nguồn của tuân thủ thuế chính là quản lý được các thông tin của NNT Chương này cung cấp tổng quan

về cách các cơ quan quản lý thuế đang ứng phó với môi trường tuân thủ thuế đang thay đổi và tìm cách định hình nó để tăng cường tuân thủ, nâng cao hiệu quả của cơ quan quản lý thuế và giảm bớt gánh nặng Trong đó khám phá cách các cơ quan quản lý thuế đang sử dụng các công nghệ, công cụ và thông tin chi tiết mới để hỗ trợ tuân thủ tự nguyện, cải thiện quản lý rủi ro tuân thủ và di chuyển ngược dòng thuế, bao gồm thông qua việc phát triển các khối xây dựng

để tuân thủ theo phương pháp thiết kế Một số cơ quan quản lý thuế hiện đang áp dụng các phương pháp tiếp cận cho doanh nghiệp ngày càng kết hợp các yếu tố tuân thủ theo từng thiết kế kết hợp với việc sử dụng phân tích dữ liệu để giảm thiểu rủi ro Nâng cao hiệu quả quản lý tuân thủ và các biện pháp can thiệp Sự kết hợp của các yếu tố có thể đạt được kết quả tuân thủ theo từng thiết kế Hiện nay, một số cơ quan quản lý thuế hiện đang áp dụng các phương pháp tiếp cận

Trang 25

cho doanh nghiệp kết hợp các yếu tố tuân thủ theo từng thiết kế kết hợp với việc

sử dụng phân tích dữ liệu để giảm thiểu rủi ro Nâng cao hiệu quả quản lý tuân thủ và các biện pháp can thiệp

- Paying Taxes 2020 Pwc (2020): “The changing landscape of tax policy

and administration across 190 economies” [83] Nghiên cứu này là một phần

của nghiên cứu Doing Business của Ngân hàng Thế giới, nhằm mục đích xem xét những thách thức mà các chính phủ phải đối mặt khi họ triển khai công nghệ mới và lợi ích của các cách tiếp cận khác nhau để làm cho việc nộp thuế dễ dàng

và minh bạch hơn Trong ấn phẩm này, tác giả nhấn mạnh một số cách tiếp cận khác nhau được thực hiện và các kết quả liên quan Đối với tất cả các chính phủ, việc quản lý thuế là một ưu tiên Theo phản ánh của nghiên cứu điển hình của tác giả, trọng tâm của tác giả vẫn chủ yếu là các công ty trong nước cần có khả năng tuân thủ nghĩa vụ thuế hiện tại của họ một cách dễ dàng nhất có thể Kết quả của nghiên cứu này cho thấy điều quan trọng là chính phủ và CQT tiếp tục đầu tư vào việc hiện đại hóa hệ thống quản lý thuế của họ Tuy nhiên, tất cả các chính phủ sẽ cần hiểu ý nghĩa của bất kỳ sự đồng thuận mới nào xuất hiện liên quan đến việc đánh thuế kinh tế kỹ thuật số Bằng cách cung cấp một so sánh mạnh

mẽ về thuế của doanh nghiệp tại 190 nền kinh tế, đóng thuế giúp các chính phủ

và doanh nghiệp hiểu liệu hệ thống thuế của họ có theo kịp với sự thay đổi toàn cầu hay không và giúp họ học hỏi từ những gì người khác đang làm Những phát hiện của tác giả có thể làm tăng sự tin tưởng và hiểu biết giữa NNT và CQT về nơi các hệ thống đang hoạt động tốt và nơi có chỗ để cải thiện Đặc biệt, trong Chương 2, khai thuế từ giấy đến điện tử và đơn giản hóa tuân thủ thuế đã tập trung phân tích những khía cạnh về nộp hồ sơ điện tử và thanh toán điện tử là quy trình nộp HSKT và thanh toán qua Internet Việc thu thập dữ liệu mới thực hiện một số cải cách bao gồm sử dụng HSKT điền sẵn, hóa đơn điện tử và sự tồn tại của thuế toàn diện cổng thông tin trực tuyến quản trị HSKT được điền sẵn bởi thuế chính quyền giảm thời gian chuẩn bị cho NNT Trách nhiệm chính của NNT khi nộp thuế là kiểm tra các con số, thêm bất kỳ thiếu sót nào thông tin, và

ký và gửi tờ khai Các lợi ích của HSKT được điền sẵn được thể hiện rõ trong

Trang 26

những số liệu được phân tích Dữ liệu cũng cho thấy việc triển khai rộng rãi hơn các hóa đơn điện tử bắt buộc trên toàn cầu đối với thuế giá trị gia tăng Tất cả thuế chính quyền trong nhóm thu nhập cao của OECD, Miền Nam Châu Á, Châu Âu và Trung Á sử dụng trực tuyến cổng thông tin thuế Quản lý thuế ở châu Phi hạ Sahara, và Đông Á và Thái Bình Dương, tụt lại phía sau Cổng thông tin thuế trực tuyến dễ điều hướng ưu đãi người đóng thuế là nguồn thông tin trực tiếp Họ loại bỏ sự cần thiết phải có sẵn các đại diện chính phủ trực tiếp hoặc qua điện thoại để cung cấp thông tin Hầu hết các cổng thông tin thuế ở tất

cả các khu vực cung cấp cho người đóng thuế khả năng nộp đơn điện tử Tuy nhiên, máy tính thuế trực tuyến là được cung cấp rộng rãi hơn trong các nền kinh

tế trong OECD nhóm thu nhập cao

- Daniela Pirvu (2021) trong bài báo: “Tax administration in European

Union member states” [55] Bài báo đã trình bày các mô hình tổ chức và chức

năng khác nhau mà các quốc gia thành viên liên minh Châu Âu đang sử dụng và đánh giá hiệu quả quản lý thuế của các nước này dựa trên số liệu do OECD công

bố tại báo cáo Tax administration 2019 - Comparative Information on OECD

and other Advanced and Emerging Economies Ngoài ra tác giả cũng đề cập một

số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quản của quản lý thuế như: tăng mức độ tự chủ cho CQT, tăng cường triển khai CNTT trong mọi lĩnh vực hoạt động, nâng cao năng lực của cán bộ thuế, linh hoạt trong cơ cấu tổ chức của CQT nhằm tránh quan liêu hóa trong quá trình quản lý thuế

Tóm lại, các công trình nghiên cứu nước ngoài đã trình bày một cách khá toàn diện và có hệ thống về quản lý thuế Những công trình này đã chỉ rõ cơ sở

lý luận và thực tiễn cốt yếu về quản lý thuế Tuy vậy, chưa có công trình nào nghiên cứu về quản lý thuế tại Việt Nam nói chung và các tỉnh miền núi phía bắc nói riêng

1.1.2 Các công trình khoa học trong nước liên quan đến đề tài

Ở Việt Nam, thời gian qua cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến quản lý thuế dưới dạng các luận án, đề tài nghiên cứu khoa học và các bài báo khoa học Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu sau:

Trang 27

* Về luận án tiến sĩ

Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), “Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [18] Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh

tế quốc dân, Hà Nội: Đây là một công trình nghiên cứu về công tác quản lý thuế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Luận án phản ánh chi tiết các phạm trù liên quan đến công tác quản lý thuế nói chung Luận án cũng đã cho thấy được trong điều kiện hội nhập thì các tiêu chí để đánh giá một hệ thống thuế tốt là phải xem xét đến mối quan hệ giữa CQT với NNT, giữa CQT với công chức thuế, các tiêu chí về lập pháp cũng như các đặc điểm về công tác quản lý Luận án phản ánh một cách tổng quan thực trạng công tác quản lý thuế từ năm 1995 đến năm 2010 với nhiều đánh giá sâu sắc về định tính và định lượng Trên góc độ định tính tác giả sử dụng những số liệu thứ cấp thu thập từ nhiều nguồn để đánh giá thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập Trên góc độ định lượng tác giả sử dụng phương pháp khảo sát đối với hai đối tượng là doanh nghiệp và cán bộ thuế Tác giả đã rút ra được những kết luận quan trọng làm căn

cứ cho việc đề xuất các giải pháp.Tác giả đưa ra được 7 nhóm giải pháp nhăm hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Nguyễn Minh Ngọc (2011), “Giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin trong ngành thuế ở Việt Nam” [28], Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường đại

học Kinh tế Quốc dân Luận án đã đưa ra lý luận chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế và nghiên cứu thực trạng, phương hướng cũng như giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành thuế Việt Nam Luận án đã nêu ra các nguyên tắc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế, điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế Luận án nêu ra phương án đầu tư hệ thống ứng dụng CNTT ngành thuế, mô hình cũng như lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin, đánh giá dự kiến kết quả của phương án đã đưa ra, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành thuế

Trang 28

Vũ Văn Cương (2012), “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn” [15] luận án tiến sĩ,

Đại học luật Hà Nội Luận án làm rõ khái niệm, bản chất của hệ thống quản lý thuế và pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý thuế, luận án đưa ra kết luận khoa học về thực trạng áp dụng pháp luật quản lý thuế, kết luận về nguyên nhân của thực trạng

Luận án đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị truờng ở Việt Nam dụa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn Tuy nhiên, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu về chính sách pháp luật không đi sâu nghiên cứu về tố chức thực hiện pháp luật thuế trong quản lý thuế

Nguyễn Thành Trung (2017), “Cải cách quản lý thuế ở Việt Nam” [36],

Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính: Luận án nghiên cứu có tính hệ thống về những nội dung cơ bản quá trình cải cách quản lý thuế ở Việt Nam giai đoạn 1990-2016 và xem xét, đánh giá, đi sâu nghiên cứu các kết quả đạt được, phân tích các hạn chế, tồn tại, và nghiên cứu nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nhằm tìm kiếm các giải pháp cải cách quản lý thuế giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 Luận án thực hiện nghiên cứu trên cả hai góc độ định tính

và định lượng làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp gắn liền với đề tài nghiên cứu Trong phân tích định lượng tác giả đã đánh giá sự hài lòng và các nhân tố tác động đến sự hài lòng của NNT trong thực hiện thủ tục hành chính thuế Kết quả phân tích với độ tin cậy 95% đã cho thấy mức độ hài lòng của NNT chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố chính là sự đáp ứng thông tin kịp thời và đầy

đủ của cán bộ thuế, sự công bằng dân chủ trong giải quyết thủ tục hành chính thuế, sự tin cậy vào cách thức và kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuế của CQT, năng lực phục vụ của CQT Kết luận này là cơ sở quan trọng nhằm đưa ra những giải pháp giúp cải thiện sự hài lòng của NNT từ đó thúc đẩy NNT tự nguyện tuân thủ pháp luật thuế

Phạm Thị Mỹ Linh (2019), “Các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế

của doanh nghiệp Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp thành phố Hà Nội”[25],

Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân Luận án đã đề xuất mô hình

Trang 29

nghiên cứu mới, có phân biệt tuân thủ thuế bắt buộc và tuân thủ thuế tự nguyện

và đã kiểm định đồng thời được các giả thuyết nghiên cứu trong bối cảnh mới Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), tìm ra bằng chứng về tác động thuận chiều của nhân tố danh tiếng hay hình ảnh của doanh nghiệp đến tuân thủ thuế tự nguyện Bằng chứng về mối quan hệ giữa nhân tố đạo đức thuế- một nhân tố đã được chứng minh có tác động lớn đến hành vi tuân thủ thuế trong nhiều nghiên cứu trước đây - và nhân

tố tuân thủ thuế không được tìm thấy trong luận án này Bởi vậy, nghiên cứu này

có thể được xem là đã góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu giữa các nền văn hóa và tăng cường sự hiểu biết về tuân thủ thuế tại các nước đang phát triển Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được một mối liên hệ mới, được kiểm chứng trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam là nhân tố sở hữu có tác động tích cực đến tự tuân thủ thuế tự nguyện

Những đóng góp về mặt thực tiễn Kết quả của nghiên cứu này cho các nhà quản lý thấy rằng, nhân tố tuân thủ thuế tự nguyện là nhân tố có tác động mạnh hơn đến tuân thủ thuế bắt buộc Nhân tố khả năng bị kiểm tra và xử phạt vẫn là yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi tuân thủ thuế của NNT, đặc biệt là nhân tố khả năng bị kiểm tra Bởi vậy, CQT cần duy trì hoạt động kiểm tra công tác kê khai, nộp thuế và thanh toán tiền thuế của doanh nghiệp Nhân tố danh tiếng của doanh nghiệp có tác động đến tuân thủ thuế tự nguyện Bởi vậy, việc thực hiện các biện pháp nhằm biểu dương, khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ thuế tích cực, đóng góp nhiều thuế cho Nhà Nước, mời các doanh nghiệp này cùng tham gia vào các dự thảo cải cách thuế là cần thiết Nhân tố chuẩn mực

xã hội có tác động đến tuân thủ bắt buộc Để nâng cao nhận thức xã hội về tuân thủ thuế, việc tiếp tục tuyên truyền cho toàn dân hiểu được nghĩa vụ nộp thuế của các công dân, đưa vào chương trình đào tạo từ cấp trung học các môn học về đào tạo kỹ năng mềm trong đó có hướng đến cho người học ý thức tuân thủ pháp luật trong đó có tuân thủ thuế là cần thiết và cần được thực hiện mạnh hơn Điều này, trong dài hạn sẽ nâng cao dân trí, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong

đó có tuân thủ thuế của toàn xã hội

Trang 30

Bùi Thị Thu Thảo (2020), “Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của

doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” [32], Luận án tiến sỹ kinh

tế, Học viện Tài chính Luận án đã đóng góp những nội dung về mặt khoa học và thực tiễn Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Đồng thời, luận án xây dựng, phát triển thang đo về các nhân tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp Tác giả đã nghiên cứu thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, rút ra các nhận xét đánh giá, từ đó đề xuất các giải pháp liên quan đến quản lý thuế nhằm nâng cao mức tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Phạm Nữ Mai Anh (2020), “Quản lý thuế đối với hoạt động thương mại

điện tử ở Việt Nam”[1], Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính Luận án đã

phát triển và làm rõ thêm nhận thức về mục tiêu cần đạt được trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, nội dung trọng tâm cần thực hiện trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử Thông qua phân tích thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử từ năm 2012 đến năm

2018, luận án đã đưa ra những đánh giá khách quan về thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử thời gian qua trên cả hai khía cạnh kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân Trên cơ sở những luận giải khoa học và thực tiễn quản lý, luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử ở Việt Nam

Hà Minh Hải (2021), “Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư

nhân - nghiên cứu trên địa bàn thành phố Hà Nội” [19], luận án tiến sĩ, Trường

đại học kinh tế quốc dân Luận án dựa trên nghiên cứu của Richard M Walker, Rhys Andrews (2013), và nghiên cứu của Irene Belmonte-Martin & cộng sự (2021) từ đó đưa ra cơ sở lý thuyết về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp khu vực tư nhân (DNKVTN) Luận án đã tìm ra những hạn chế trong quản lý thuế đối với KVDNTN, từ đó xác định nguyên nhân hạn chế, đồng thời đề xuất hệ thống giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế này

Trang 31

Trần Ngọc Linh (2022), “Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” [26], luận án tiến sĩ, Viện hàn

lâm khoc học xã hội Việt Nam Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thuế nói chung và đặc biệt là quản lý thuế đối với nhóm doanh nghiệp đầu tư nuớc ngoài nói riêng Tác giả đã đánh giá hiệu quả quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI tại Thành phố Hồ Chí Minh theo Mô hình chuỗi logic chuơng trình

mở rộng (Expanded Program Logic Model Sequence- EPLMS) được phát triển bởi OECD (2008), từ phân tích các yếu tố đầu vào, quá trình xử lý chuyển đổi cũng như đánh giá kết quả đầu ra mang tính quản trị Từ đó, luận án chỉ ra những điểm mạnh, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác quản lý thuế

và đề xuất các khuyến nghị, giải pháp để khai thác nguồn thu và nâng cao tính tuân thủ thuế của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

* Các bài báo, đề tài nghiên cứu các cấp

Nguyễn Đình Chiến và các thành viên (2014), “Nâng cao hiệu quá quản

lý thuế ở Việt Nam” [3] Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính Tác

giả đã đưa ra quan niệm về hiệu quả quản lý thuế theo cả nghĩa rộng lẫn nghĩa hẹp, một thuật ngữ tuy không mới song đến nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm

Ngoài ra tác giả cũng đã trình bày các kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế theo nhiều chức năng tại các quốc gia trên thế giới, phân tích thực trạng quản lý thuế và hiệu quả quản lý thuế tại Việt Nam đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế được đề xuất theo hướng hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thuế các cấp của CQT

Nghiên cứu của Bùi Văn Nam & Lê Thị Chinh (2017): “Các giải pháp

nâng cao hiệu quả quản lý thuế của Việt Nam đến năm 2020” [27], đề tài nghiên

cứu khoa học cấp Bộ Tài chính Trong đề tài của mình, tác giá đã nêu lên thực trạng quản lý thuế tại VIệt Nam từ năm 2006 đến 2016 và trình bày một số kết quả đạt được theo từng chức năng quản lý thuế.Tác giả đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế tại Việt Nam Đề tài đã đề xuất một số giải

Trang 32

pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại Việt Nam trong thời gian tới, tiêu biểu trong đó là giải pháp hoàn thiện chỉ số đánh giá hiệu quả quản lý thuế

Minh Đức (2020), “Ngành Thuế ứng dụng thông tin trong quản lý thuế”

[16], Thời báo Tài chính số 132 năm 2020 Bài báo đã phân tích trong giai đoạn

2016 - 2020, ngành thuế đã phát triển hàng loạt các ứng dụng điện tử phục vụ tốt cho người nộp thuế, như cổng điện tử về kê khai thuế nộp thuế điện tử và hoàn thuế điện tử, áp dụng hóa đơn điện tử; đầu tư nâng cấp hệ thống trang web phục

vụ việc công khai chính sách, chế độ, thủ tục hành chính về thuế

Nguyễn Quang Tiến (2020), với bài báo “Cải cách, hiện đại hóa quản lý

thuế: Đồng hành cùng ngành tài chính” [35], Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 7

năm 2020, cho biết giai đoạn 2011-2020 ngành Thuế luôn chủ động, tích cực thực hiện cải cách, hiện đại hóa QLT theo các mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược tại Quyết định số 732/QĐ-TTg, đưa công nghệ vào xây dựng và phát triển hệ thống thu thuế và huy động thuế một cách hiệu quả, hạn chế việc thiếu sót và sai phạm trong quá trình thu thuế và huy động thuế, các thủ tục hành chính thuế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNT theo hướng đơn giản, rõ ràng, minh bạch, góp phần giảm chi phí, thời gian cho NNT trong thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế, được cộng đồng doanh nghiệp, người dân và xã hội đồng tình ủng hộ và đánh giá cao Cải cách của ngành Thuế Việt Nam đã giúp Việt Nam tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, từ đó nâng dần vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Tóm lại, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước có liên quan đến đề tài luận án Các nghiên cứu này có đề cập đến cả những lý luận

và thực tiễn về quản lý thuế cũng như các khía cạnh, góc độ khác nhau của các nội dung liên quan đến quản lý thuế, đồng thời cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quản lý thuế là một vấn đề phức tạp và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong các bối cảnh đặc biệt là trong quá trình đẩy mạnh chính phủ số

và hiện đại hóa CNTT và nội dung này cũng được các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách quan tâm

Trang 33

Tuy nhiên, các công trình này được thực hiện ở những giai đoạn khác nhau

và trong từng khía cạnh và bối cảnh cụ thể Tác giả cho rằng nghiên cứu về quản

lý thuế ở một không gian, địa bàn cụ thể, đặc biệt là địa bàn còn lạc hậu, kém phát triển là hết sức cần thiết để phục vụ nâng cao hiệu quả quản lý thuế tại Việt Nam

1.2 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU

Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập và giải quyết một số vấn đề

lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý thuế, đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thuế Tuy nhiên vẫn còn những khoảng trống nhất định cần tiếp tục nghiên cứu Cụ thể:

- Về lý luận: chưa đi sâu vào phân tích định tính và định lượng về quản lý thuế, đặc biệt là các tiêu chí đánh giá quản lý thuế Đã có một số nghiên cứu đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế tuy nhiên vẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ cũng như chưa làm rõ được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến kết quả quản lý thuế Đây là khoảng trống nghiên cứu mà tác giả sẽ khai thác trong luận án

- Về thực tiễn: Các nghiên cứu về quản lý thuế ở các nước có những đặc thù khác nhau, không tương đồng với Việt Nam Các nghiên cứu trong nước về quản lý thuế cũng có những đặc thù gắn với từng địa bàn, từng đối tượng khác nhau, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu xem xét thực tiễn quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam với các đặc thù của địa bàn này

Từ những khoảng trống nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, tác giả cho rằng vấn đề nghiên cứu về Quản lý thuế ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt

Nam là cần thiết và có ý nghĩa Do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý thuế ở các

tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam.” để thực hiện luận án tiến sĩ của mình

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nghiên cứu các công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan đến đề tài quản lý thuế, tóm lược kết quả nghiên cứu của các công trình này, tác giả đã tìm ra khoảng trống nghiên cứu, từ đó tìm ra được vấn đề cần nghiên cứu của luận án

Trang 34

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ KINH NGHIỆM

VỀ QUẢN LÝ THUẾ

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ

2.1.1 Khái niệm về quản lý thuế

Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có cơ sở vật chất, cũng như tài sản phục

vụ cho sự tồn tại và hoạt động Do đó, nhà nước phải dùng quyền lực chính trị của mình để tập trung nguồn lực của xã hội bằng cách huy động dưới mọi hình thức Trong đó, thuế là một hình thức đóng góp bắt buộc và gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước Trải qua một quá trình phát triển lâu dài như vậy nên khái niệm về Thuế cũng không ngừng được hoàn thiện và phát triển tuy nhiên đến nay vẫn chưa có sự thống nhất tuyệt đối về khái niệm thuế

Theo Adam Smith: “Thuế của quốc gia, phù hợp với khả năng và thực

lực của mình, có thể tham gia vào điều hành chính phủ, có nghĩa là phù hợp với những nguồn thu, chúng sẽ được sử dụng vào mục đích bảo vệ đất nước Khoản thuế, mà mỗi một người bắt buộc phải đóng góp, cần phải được xác định chính xác, chứ không thể tùy tiện, chuyên quyền và độc đoán…” [50]

Các Mác viết: “Thuế là cơ sở kinh tế của bộ máy nhà nước, là thủ đoạn

đơn giản để kho bạc thu được tiền hay tài sản của người dân để dùng vào việc chi tiêu của nhà nước…” [69]

Theo Lê Nin: “Thuế là cái mà nhà nước thu của dân nhưng không bù lại”

và “Thuế cấu thành nên nguồn thu của chính phủ và nó được lấy ra từ sản phẩm

của đất đai và lao động trong nước, xét cho cùng thì thuế được lấy ra từ tư bản hay thu nhập của người chịu thuế…” [87]

Theo giáo trình thuế - Học viện Tài chính: “Thuế là một khoản đóng góp

bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được phát luật quy định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng” [37]

Trang 35

Theo luật quản lý thuế số 38/2019/QH14:“Thuế là một khoản nộp ngân

sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế”

Các khái niệm và quan điểm về thuế đều cho thấy thuế là một khoản đóng góp bắt buộc bằng tiền hoặc tài sản của thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước, được xác định và có thời hạn theo quy định của pháp luật nhằm sử dụng cho mục đích công cộng Như vậy, có thể hiểu thuế là một khoản đóng góp bắt buộc

từ người nộp thuế cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, có tính không hoàn trả trực tiếp, pháp lý cao và được Nhà nước sử dụng cho mục đích công cộng

Quản lý thuế là một lĩnh vực quản lý chuyên ngành và là một nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế Do đó đế tiếp cận khái niệm quản lý thuế, trước hết, cần tiếp cận khái niệm quản lý

Theo Từ điển tiếng Việt, quản lý là “Tổ chức và điều khiển các hoạt động

theo những yêu cầu nhất định”,

Theo tác giả Giáo trình khoa học quản lý của Học viện Chính trị quốc gia

thì “Quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động của

những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn”

Theo quan điểm của một số tác giả của các nghiên cứu nước ngoài:

“Quản lý là tổ chức và lãnh đạo các nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả mong muốn” [84] [75]

“Quản lý là nghệ thuật đạt mục đích thông qua nỗ lực của những người khác, là việc đạt tới mục đích của tổ chức một cách có hiệu lực và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức.” [88]

“Các nhiệm vụ cơ bản của quản lý gồm: xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối họp và kiểm soát Nguồn lực sử dụng cho quản lý gồm nhân lực, vật lực, tài lực, công nghệ” [83]

Trang 36

Nhìn chung, khái niệm quản lý có những khía cạnh khác nhau nhưng có thể thấy rằng khái niệm quản lý là hoạt động của con người nhằm thực hiện những mục tiêu đã định thông qua hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo

Quản lý thuế cũng là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính công Quản lý tài chính công là quá trình Nhà nước hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ; sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp tác động đến các hoạt động của tài chính công, làm cho chúng vận động phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế-xã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận

Hiện nay, có nhiều khái niệm về quản lý thuế trên nhiều phương diện khác nhau như sau:

Tanzi&Pellechio (1995) cho rằng: “Quản lý thuế bao gồm nhiều nội dung

từ tuyên truyền hỗ trợ NNT; tổ chức đăng ký thuế, thu và xử lý HSKT, quản lý việc thu thuế, thanh kiểm tra thuế; cuỡng chế nợ thuế cũng như giải quyết khiếu nại, tranh chấp về thuế ” [88]

Ott (1998) khẳng định: “Quản lý thuế là việc quản lý các khoản thuế theo

quy định pháp luật ở mỗi quốc gia” [88]

Theo Luật quản lý thuế Trung Quốc: “Quản lý thuế là một chuỗi các hoạt

động bảo đảm mục tiêu thu NSNN bao gồm: Quản lý đăng ký thuế, quản lý sổ sách chứng từ, quản lý khai báo nộp thuế, truy thu thuế, kiểm tra thuế và đảm bảo trách nhiệm pháp luật về thuế” [93]

Theo bộ luật Code of Laws of the United States Of America: “Quản lý

thuế là việc quản lý, thực hiện, chỉ đạo và giám sát việc thi hành áp dụng luật thuế nội địa (IRC) và các đạo luật liên quan và các công ước thuế mà Mỹ là thành viên” [70]

Theo tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương (2011): “Quản lý thuế là quá trình

nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp tác động lên đối tượng của quản lý thuế làm cho chúng phù hợp với mục tiêu đặt ra” [18]

Tác giả Lê Xuân Trường và cộng sự (2016), trong giáo trình Quản lý thuế

của Học viện Tài chính: “Quản lý thuế là hoạt động tác động và điều hành của

Trang 37

nhà nước đối với hoạt động thực hiện nghĩa vụ thuế (kê khai, tính thuế, nộp thuế) của NNT” [37] Quan niệm về quản lý thuế này tập trung vào việc quản lý

thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT

Theo tác giả Nguyễn Thành Trung (2017): “Quản lý thuế là quá trình nhà

nước tổ chức thực thi chính sách thuế mà chủ yếu là thông qua quá trình tác động của CQT trên cơ sở các nội dung và phương pháp, kỹ thuật quản lý theo luật định lên các tổ chức và công dân là NNT nhằm đảm bảo và tăng cường sự tuân thủ nghĩa vụ thuế” [36]

Theo tác giả Trần Ngọc Linh (2022): “Quản lý thuế được hiểu là quá

trình nhà nước sử dụng hệ thống các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm đảm bảo sự tuân thủ của đối tượng quản lý thuế nhằm đạt mục tiêu đặt ra Quản

lý thuế liên quan đến đánh giá, thu thuế, quản lý các loại thuế, triển khai các luật thuế và chính sách do chính phủ ban hành” [26]

Từ các khái niệm quản lý thuế nêu trên có thể thấy nội hàm khái niệm quản lý thuế bao gồm:

(i) Chủ thể của quản lý thuế là Nhà nước bao gồm Quốc hội có vai trò xây dựng, thiết lập hệ thống pháp luật về thuế, Chính phủ có vai trò điều hành thu thuế và hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp việc cho Chính Phủ (Tổng Cục Thuế, Tổng cục Hải Quan) thay mặt cho nhà nước, được nhà nước trao quyền và trực tiếp thực hiện công tác quản lý thuế

(ii) Đối tượng của quản lý thuế là NNT, bao gồm tổ chức, hộ kinh doanh,

cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế

(iii) Hệ thống các cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân) thực hiện vai trò phán quyết và xử lý các hành vi cấu thành tội phạm trong tuân thủ pháp luật thuế của chủ thể quản lý thuế và NNT

(iv) Quản lý thuế được tổ chức thành hệ thống thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước gồm các cơ quan tham mưu xây dựng pháp luật thuế và các cơ quan tổ chức quản lý thuế

(v) Mục tiêu tổng quát của quản lý thuế là đảm bảo tính tuân thủ pháp luật thuế của chủ thể quản lý thuế và đối tượng nộp thuế trong điều kiện môi trường

Trang 38

luôn biến động Có thể nói, quản lý thuế hàm chứa nhiều mục tiêu tuỳ thuộc ý chí, quan điểm, yêu cầu quản lý thuế của nhà nước trong từng thời kỳ

Tóm lại từ những nhận định trên, tác giả xây dựng khái niệm quản lý

thuế như sau: “Quản lý thuế là quá trình tổ chức và điều hành chính sách thuế của nhà nước nhằm đảm bảo nguồn thu từ thuế vào NSNN cũng như quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý thuế theo quy định của pháp luật về thuế”

Có hai cách tiếp cận về quản lý thuế thường thấy, đó là:

Theo nghĩa rộng, quản lý thuế là tất cả các hoạt động quản lý nhà nước về thuế, bao gồm: hoạt động hoạch định, xây dựng, ban hành chính sách pháp luật

về thuế; tổ chức thực hiện chính sách pháp luật thuế thông qua việc điều hành và tác động đến các chủ thể trong nền kinh tế Theo đó, hoạt động quản lý thuế của Nhà nước gồm ba góc độ chính:

(i) Vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách, bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý

(ii) Xây dựng tổ chức bộ máy ngành thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thuế

(iii) Áp dụng các phương pháp quản lý thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT, bao gồm các hoạt động cơ bản như: tuyên truyền, hỗ trợ NNT; quản lý kê khai, nộp thuế; quản lý nợ thuế; thanh tra, kiểm tra thuế

Theo nghĩa hẹp, quản lý thuế là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của nhà nước Tức là quản lý hành chính về thuế của CQT các cấp từ trung ương đến địa phương với các hoạt động chính bao gồm tổ chức, điều hành, quản lý thu nộp thuế đối với các NNT là đối tượng nộp thuế được xác định trong luật quản lý thuế Với nghĩa hẹp, hoạt động quản lý thuế của nhà nước tập trung chủ yếu ở hai trong ba góc độ của quản lý thuế theo nghĩa rộng, đó là: xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo nguồn nhân lực ngành thuế và áp dụng các phương pháp quản lý tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT nhằm đảm bảo chính sách thuế được thực thi và tuân thủ một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời nhất

Trang 39

Trong nội dung nghiên cứu luận án, tác giả vận dụng quan điểm quản lý thuế theo nghĩa hẹp, tức là quản lý hành chính về thuế của CQT các cấp từ trung ương đến địa phương với các hoạt động chính bao gồm tổ chức, điều hành, quản

lý thu nộp thuế đối với các NNT là đối tượng nộp thuế được xác định trong luật quản lý thuế Nội dung nghiên cứu về quản lý thuế chủ yếu bao gồm các hoạt động của cơ quan quản lý thuế trong triển khai các nội dung quản lý nhằm thực thi có hiệu quả chính sách pháp luật về thuế

2.1.1.1 Đặc điểm, mục đích, yêu cầu và phương pháp quản lý thuế

* Đặc điểm của quản lý thuế

Quản lý thuế có những đặc điểm cơ bản sau:

- Quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế, tức là hoạt động quản lý của CQT cũng như việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các tổ chức, cá nhân đều phải dựa trên cơ sở các quy định của luật thuế với đặc trưng có tính bắt buộc cao và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước

- Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính với

sự kết hợp chặt chẽ của các phương pháp giáo dục - thuyết phục và phương pháp kinh tế Nội dung của phương pháp hành chính trong quản lý thuế là sự tác động

có tổ chức và điều chỉnh, là sự thiết lập mối quan hệ giữa con người, giữa CQT với các tổ chức, cá nhân trong xã hội; giữa CQT các cấp với nhau và với các cơ quan nhà nước khác, trong các quan hệ đó thì cơ quan nhà nước cấp dưới phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên theo thứ bậc hành chính, đối tượng bị quản lý (NNT) phải chấp hành mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thu vào NSNN Đồng thời, phương pháp hành chính trong quản lý thuế còn thể hiện trong quy trình, thủ tục thu, nộp thuế, đó là trình tự các bước công việc phải tiến hành và các giấy tờ, tài liệu cần thiết ghi nhận việc thực hiện nghĩa

vụ thuế của NNT

- Quản lý thuế thuộc lĩnh vực quản lý có tính kỹ thuật phức tạp, mang tính chuyên môn cao, hiệu quả quản lý thuế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Đặc điểm này của quản lý thuế đặt ra yêu cầu muốn nâng cao hiệu quả quản lý thuế cần có giải pháp đồng bộ, quan tâm phát triển nhiều mặt trong tổ chức hoạt

Trang 40

động quản lý thuế nhu chất luợng cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất thì Nhà nuớc mới có thể đạt đuợc mục tiêu nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả trong quản lý thuế

* Mục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế.

Tùy vào đặc điểm của từng nước mà quản lý thuế sẽ có các mục đích khác nhau Song nhìn chung quản lý thuế ở các nước thường nhằm vào các mục tiêu như sau:

Một là: tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN trên cơ sở

không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN ở hầu hết các nước trên thế giới Thuế tài trợ cho các hoạt động cơ bản của chính phủ Vì vậy, quản lý thuế phải hướng đến việc khai thác tối đa nguồn thu này Tuy nhiên, để tăng trưởng và ổn định số thu của NSNN trong tương lai, công tác quản lý thuế cũng cần chú ý duy trì và phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế Không nên thu thuế với thuế suất quá cao, thu thuế bằng mọi giá Xây dựng một chính sách thuế phải phối hợp với việc hoạch định các chính sách kinh

tế vĩ mô khác Các chính sách thuế của nhà nước, dù trực tiếp hay gián tiếp đều

có tác động đến thu nhập của các tổ chức kinh tế và cá nhân, tác động đến các hoạt động kinh tế - cơ sở tạo ra nguồn thu thuế trong tương lai

Hai là: tối thiểu hóa chi phí nâng cao hiệu quả quản lý thuế Chi phí cho

quản lý thuế trước hết là những chi phí của chính phủ liên quan đến quản lý thuế

Nó bao gồm chi phí trả lương cho đội ngũ cán bộ ngành thuế, chi phí in ấn tài liệu, ghi chép lưu giữ sổ sách hóa đơn chứng từ, chi cho cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, chi phí tư vấn cho ĐTNT, chi phí khác Ngoài ra chi phí cho quản lý thuế còn phải kể đến các chi phí tuân thủ của NNT Nếu Nhà nước chỉ quan tâm đến tối thiểu hóa chi phí cho bộ máy hành thu, đẩy gánh nặng chi phí cho ĐTNT thì không giải quyết tốt được mối quan hệ giữa CQT với NNT NNT trước những chi phí tuân thủ cao sẽ tìm cách tránh thuế, trốn thuế gây khó khăn cho CQT

Ba là: phát huy tối đa vai trò của thuế trong nền kinh tế.Vai trò của thuế

mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN,

là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, điều tiết thu nhập, giảm bớt chênh lệch giàu

Ngày đăng: 29/03/2024, 08:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w