- Nội dung 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế tốn ngun vật liệu tại Tổng Cơng ty Cổ phần May Việt Tiến.. Sản phẩm nghiên cứu: Bài báo cáo về kế t
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TRONG DN
Khái niệm, đặc điểm và vai trò của NVL trong doanh nghiệp sản xuất
“Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa; là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm” [1]
2.1.2 Đặc điểm nguyên vật liệu
− Nguyên vật liệu là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho
− Nguyên vật liệu là cơ sở cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm
− Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm
− Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, giá trị nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động và tổng chi phí sản xuất
2.1.3 Vai trò của nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu có vai trò là cơ sở vật chất hình thành nên sản phẩm, là một trong ba yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh Việc cung cấp nguyên vật liệu kịp thời, đầy đủ, đúng chất lượng, quy cách, chủng loại có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó còn quyết định chất lượng sản phẩm đầu ra Ngoài ra, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất Do đó, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, có lợi nhuận, doanh nghiệp cần theo dõi chặt chẽ, đồng thời có biện pháp tiết kiệm nguyên vật liệu ở các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng
Như vật, nguyên vật liệu là một trong những thành phần quan trọng nhất trong công tác xây dựng, lắp đặt các công trình, hệ thống điện Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn nguyên vật liệu một cách hợp lý.
Phân loại nguyên vật liệu
2.2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế
Theo cách này thì nguyên vật liệu được phân ra thành các loại như sau:
Nguyên liệu, vật liệu chính: (Bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài), đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm như sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản, bông trong các doanh nghiệp kéo sợi, vải trong các doanh nghiệp máy Đối với nửa thành phẩm thí dụ như sợi mua ngoài trong các nhà máy dệt cũng được coi là nguyên vật liệu chính
Vật liệu phụ: Là đối tượng lao động nhưng không phải là cơ sở vật chất chủ yếu để hình thành nên sản phẩm mới Vật liệu phụ chỉ có vai trò phụ trợ trong quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng chất lượng của sản phẩm, hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho yêu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý
Nhiên liệu: Là thứ dùng để tạo ra năng lượng cung cấp nhiệt lượng bao gồm các loại ở thể rắn, lỏng và khí dùng để phục vụ cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh như: xăng, dầu, than, hơi đốt, Nhiên liệu thực chất là vật liệu phụ được tách thành một nhóm riêng do vai trò quan trọng của nó và nhằm mục đích quản lý và hạch toán thuận tiện hơn
Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng, chi tiết dùng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải
Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: là các loại vật liệu thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng cơ bản, tái tạo tài sản cố định
Phế liệu thu hồi: là những loại phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất để sử dụng hoặc bán ra ngoài
2.2.2 Phân loại theo nơi sử dụng nguyên vật liệu
− Nguyên vật liệu dùng ở bộ phận sản xuất
− Nguyên vật liệu trực tiếp
− Nguyên vật liệu gián tiếp
− Vật liệu dùng ở bộ phận bán hàng
− Vật liệu dùng ở bộ phận quản lý doanh nghiệp
− Vật liệu dùng cho xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn tài sản cố định
− Nguyên vật liệu dùng cho các bộ phận khác: chi tiêu công đoàn, quỹ phúc lợi…
2.2.3 Phân loại theo cách khác:
− Nguyên vật liệu mua ngoài
− Nguyên vật liệu tự gia công chế biến
− Nguyên vật liệu nhận vốn góp liên doanh hoặc cổ phần
− Nguyên vật liệu vay, mượn tạm thời của đơn vị khác
− Phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Đánh giá nguyên vật liệu
Khi đánh giá NVL phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Theo Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho, nguyên vật liệu được tính theo nguyên tắc giá gốc Giá gốc hay còn gọi là trị giá vốn thực tế của NVL, đó là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp phát sinh để được hành hóa tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
Nguyên tắc thận trọng: Áp dụng trong điều 04 – Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính: “Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được”
Giá trị thuần có thể thực hiện là giá bán ước tính của NVL trong kỳ sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng
Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán đã ghi sổ theo giá giố và phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho Do đó, trên báo cáo tài chính trình bày thông qua 2 chỉ tiêu:
Trị giá vốn thực tế NVL
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (điều chỉnh giảm giá)
Giá trị thuần có thể thực hiện được
Chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm
Chi phí ước tính cần thiết cho tiêu thụ
Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá NVL phải đảm bảo tính nhất quán là kế toán đã lựa chọn phương pháp nào thì phải án dụng phương pháp đó trong suốt niên độ kế toán Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp đã chọn, những phải đảm bảo phương pháp thay thế cho phép trình bày thông tin kế toán một các trung thực, hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được sự thay đổi đó
2.3.2 Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho
Tính giá NVL nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc Công thức tính giá nhập kho:
Giá mua ghi trên hóa đơn
+ Các khoản thuế GTGT + Chi phí thu mua _ Các khoản giảm trừ
Chi phí mua: Bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt trong định mức Các khoản thuế tính vào giá: Thuế nhập khẩu, thuế GTGT (nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp)
2.3.3 Đánh giá nguyên vật liệu xuất kho
2.3.3.1 Phương pháp tính theo giá đích danh
Theo phương pháp này thì giá vốn NVL xuất kho được tính căn cứ vào lượng NVL xuất kho và đơn giá thực tế nhập kho của chính NVL đó
Trị giá NVL xuất kho = Số NVL xuất kho x Đơn giá thực tế từng lô hàng Điều kiện áp dụng: Phương pháp tính theo giá đích danh được áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được Ưu điểm: Nhập giá nào xuất theo giá đấy; Đảm bảo nguyên tắc phù hợp chi phí và doanh thu; Theo dõi chính xác lúc giá nhập và xuất của từng lô hàng, giúp hạch toán kế toán chính xác, kịp thời, làm cho chi phí hiện tại phù hợp với doanh thu hiện tại
Nhược điểm: Khó theo dõi nếu doanh nghiệp có nhiều loại mặt hàng, nhiều chủng loại NVL, nhập xuất thường xuyên và công việc kế toán chi tiết NVL sẽ phức tạp
2.3.3.2 Phương pháp bình quân gia quyền
Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp
Theo giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ: Đơn giá xuất kho bình quân = (Giá trị hàng nhập đầu kỳ+Giá trị hàng nhập trong kỳ)
(Số lượng hàng tồn đầu kỳ+Số lượng hàng nhập trong kỳ) Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết NVL không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của danh điểm vật tư
Nhược điểm: Dồn tính giá NVL xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác
Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập: Đơn giá xuất kho lần thứ i
= (Trị giá hàng đầu kỳ + trị giá hàng nhập trước lần xuất thứ i) (Số lượng hàng đầu kỳ + Số lượng hàng nhập trước lần xuất thứ i) Ưu điểm: Phương pháp này có giá NVL xuất kho chính xác phản ánh kịp thời sự biến động của giá cả, công việc tính toán được tiến hàng đều đặn
Nhược điểm: Công việc tính toán nhiều và phức tạp, chỉ thích hợp với những đơn vị sử dụng kế toán máy
2.3.3.3 Phương pháp nhập trước, xuất trước
Phương pháp nhập trước, xuất trước áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho Điều kiện áp dụng: Thích hợp khi các doanh nghiệp theo dõi đơn giá của từng lần nhập, số lượng các nghiệp vụ nhập, xuất không quá nhiều Ưu điểm: Cho phép kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời, phương pháp này cung cấp một số ước tính hợp lý về giá trị NVL cuối kỳ Trong thời kỳ lạm phát phương pháp này sẽ cho lợi nhuận cao do đó có lợi cho các cổ đông cổ phần khi báo cáo kết quả hoạt động trước các cổ đông làm cho giá cổ phiếu của công ty tăng lên
Nhược điểm: Các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành Doanh thu hiện hành có được là do các chi phí NVL nói riêng và hàng tồn kho nói chung vào kho từ trước Như vật chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ánh kịp thời với giá cả thị trường của NVL.
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Theo chế độ chứng từ kế toán quy định ban hành theo Thông tư 200/2014TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, các chứng từ kế toán về nguyện vật liệu gồm:
− Phiếu nhập kho (mẫu số 01-VT): Nhằm xác định số lượng vật tư nhập kho và là căn cứ ghi thẻ kho, thanh toán tiền hàng, xác định trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán
− Phiếu xuất kho (mẫu số 02-VT): Theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư xuất kho cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp, làm căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ và kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao
− Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu số 03-VT): Giúp cho nhà quản lý theo dõi sốlượng NVL di chuyển từ kho này đến kho khác trong nội bộ doanh nghiệp và đến các đơn vị nhận hàng ký gửi, hàng đại lý Đồng thời, là căn cứ để thủ kho ghi thẻ kho, kế toán ghi sổ kế toán
− Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (mẫu số 04-VT): Theo dõi tình hình xuất vật tư theo định mức của doanh nghiệp
− Biên bản kiểm nghiệm (mẫu số 05-VT): Xác định số lượng, quy cách, phẩm chất vật tư trước khi nhập kho, làm căn cứ để quy trách nhiệm trong thanh toán và bảo quản
− Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (mẫu 07-VT): Theo dõi số lượng vật tư còn lại cuối kỳ làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm và kiểm tra tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư.
− Biên bản kiểm kê vật tư (mẫu số 08-VT): Nhằm xác định số lượng, chất lượng, giá trị vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa có ở kho tại thời điểm kiểm kê, làm căn cứ xác định trách nhiệm trong việc bảo quản, xử lý vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa thừa thiếu và ghi sổ kế toán
− Chứng từ, hóa đợn thuế GTGT (mẫu số 01-GTGT)
Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của Nhà nước, trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chứng từ kế toán hướng dẫn và các chứng từ khác tùy thuộc tình hình đặc điểm của từng doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế, hình thức sở hữu khác nhau Đối với các chứng từ kế toán thống nhất, bắt buộc phải được lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu, nội dung và phương pháp
2.4.2 Sổ kế toán chi tiết
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC các doanh nghiệp không bắt buộc phải áp dụng mẫu sổ kế toán như trước mà được tự thiết kế, xây dựng riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của mình Nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ Để hạch toán chi tiết vật liệu, tùy thuộc vào phương pháp kế toán áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ thể chi tiết:
− Sổ (thẻ) kho (theo mẫu số 06-VT): Giúp theo dõi lần, số lượng nhập, xuất, tồn kho từng loại NVL trong kho
− Sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật liệu: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho cả về số lượng, giá trị từng loại NVL và làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho
− Sổ đối chiếu luân chuyển
2.4.3 Phương pháp kế toán chi tiết
2.4.3.1 Phương pháp ghi thẻ song song
Sơ đồ 2 1 Kế toán chi tiết theo phương pháp ghi thẻ song song Đặc điể m : Phương pháp ghi thẻ song song nghĩa là tiến hành theo dõi chi tiết
NVL song song cả ở kho và phòng kế toán theo từng vật liệu với cách ghi gần như nhau, chỉ khác ở chỗ thủ kho chỉ theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu theo chỉ tiêu số lượng, còn kế toán theo dõi cả chỉ tiêu giá trị trên sổ chi tiết vật liệu là các chứng từ nhập, xuất, tồn kho do thủ kho gửi đến sau khi kế toán đã kiểm tra lại, đối chiếu với thủ kho Ngoài ra để các số liệu đối chiếu kiểm tra với kế toán tổng hợp cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiết vào bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu cho từng nhóm vật liệu Ở kho: Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập xuất vật liệu, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép sổ thực nhập, thực xuất vào chứng từ và vào thẻ kho Cuối ngày thủ kho tính ra số tồn kho ghi luôn vào thẻ kho Định kỳ thủ kho gửi về phòng kế toán hoặc kế toán xuống tận kho nhận chứng từ Thủ kho thường xuyên đối chiếu số tồn kho với số vật liệu thực tế tồn kho, thường xuyên đối chiếu số dư vật liệu với định mức dự trữ vật liệu và cung cấp tình hình này cho bộ phận quản lý vật liệu được biết để có quyết định xử lý Ở phòng k ế toán: Phòng kế toán mở sổ (thẻ) chi tiết vật liệu có kết cấu giống như thẻ kho nhưng thêm các cột để theo dõi cả chỉ tiêu giá trị Khi nhận được chứng từ nhập xuất do thủ kho gửi lên, kế toán vật liệu phải kiểm tra chứng từ, ghi đơn giá và tính thành tiền trên các chứng từ nhập xuất kho vật liệu sau đó ghi vào sổ(thẻ) hoặc sổ chi tiết vật liệu liên quan.Cuối tháng kế toán vật liệu cộng sổ (thẻ) chi tiết để tính ra tổng số nhập xuất tồn kho của từng thứ vật liệu đối chiếu với sổ (thẻ) kho của thủ kho Ngoài ra để có số liệu đối chiếu với kế toán tổng hợp thì cần phải tổng hợp số liệu kế toán chi tiết từ các sổ chi tiết vào bảng tổng hợp nhập xuất tồn theo từng nhóm, từng loại vật tư Ưu điể m: Đơn giản, dễ làm và không đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao
Nhược điể m : Phương pháp này có sự ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán, việc kiểm tra đối chiếu chủ yếu tiến hàng vào cuối tháng nên việc lập báo cáo dễ bị chậm
2.4.3.2 Phương pháp sổđối chiếu luân chuyển
Sơ đồ 2 2 Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổđối chiếu luân chuyển Đặc điể m: Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển có nghĩa là ở kho ghi chép về mặt số lượng, ở phòng kế toán ghi chép cả về số lượng lẫn giá trị từng vật liệu Ở kho: Thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để ghi số lượng vào “Thẻ kho” Thẻ kho mở theo từng thứ, từng loại (danh điểm) nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo từng kho Ở phòng k ế toán: Kế toán chỉ mở “Sổ đối chiếu luân chuyển” để hạch toán số lượng và số tiền theo từng loại, từng thứ (danh điểm) nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa và theo từng kho Cuối kỳ (tháng), trên cơ sở phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng danh điểm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa và theo từng kho, kế toán lập “Bảng kê nhập vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa”, “Bảng kê xuất vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa” và dựa vào các bảng kê này để ghi vào “Sổ đối chiếu luân chuyển” Khi nhận được thẻ kho, kế toán tiến hành đối chiếu tổng số lượng nhập, xuất của từng thẻ kho với số liệu ở “Sổ đối chiếu luân chuyển”, đồng thời từ “Sổ đối chiếu luân chuyển”đối chiếu với số liệu sổ kế toán tổng hợp Ưu điể m: Giảm bớt số lần ghi trùng lặp và số lượng ghi chép vào sổ kế toán, tiện lợi trong việc đối chiếu kiểm tra sổ sách, cung cấp thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm vật liệu để kế toán xác định được trọng tâm quản lý đối với những danh điểm vật liệu có độ luân chuyển lớn
Nhược điể m: Việc ghi sổ vẫn bị trùng lặp giữa phòng kế toán và thủ kho về chỉ tiêu hiện vật, việc đối chiếu kiểm tra cũng tiến hành vào cuối tháng do đó hạn chế tác dụng kiểm tra
Sơ đồ 2 3 Kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ sốdư Đặc điể m : Phương pháp sổ số dư có nghĩa là ở kho theo dõi từng thứ NVL, phòng kế toán chỉ theo dõi từng nhóm NVL Ở kho: Thủ kho dùng “Thẻ kho” để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa về mặt số lượng Định kỳ, sau khi ghi thẻ kho, thủ kho phải tập hợp toàn bộ chứng từ nhập kho, xuất kho phát sinh theo từng danh điểm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Sau đó lập phiếu giao nhận chứng từ nhập, chứng từ xuất Ngoài ra thủ kho còn phải ghi số lượng nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa theo từng danh điểm vào “Sổ số dư” Ở phòng k ế toán: Định kỳ 3, 5 hoặc 10 ngày một lần, nhân viên kế toán phải xuống kho để hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho, thu nhận chứng từ, kèm theo “Phiếu giao nhận chứng từ” Khi nhận được chứng từ, kế toán kiểm tra và tính giá theo từng chứng từ (giá hạch toán), tổng cộng số tiền và ghi vào cột số tiền trên phiếu giao nhận chứng từ Đồng thời, ghi số tiền vừa tính được của từng nhóm nguyện liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa (nhập riêng, xuất riêng) vào “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn kho”.Tiếp đó, cộng số tiền nhập, xuất trong tháng và dựa vào số dư dầu tháng để tính ra số dư cuối tháng của từng nhóm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa Số dư trên “Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn kho” được dùng để đối chiếu với cột “số tiền” trên “Sổ số dư” (số liệu trên sổ số dư do kế toán tính bằng cách lấy số lượng nhận với giá hạch toán) Ưu điể m: Việc kiểm tra, đối chiếu được tiến hành theo định kỳ, tránh được sự ghi chép, trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép, nâng cao hiệu suất kế toán
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu
2.5.1 Sổ kế toán tổng hợp
Khái niệm: “Sổ kế toán tổng hợp là loại sổ được dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng thời kỳ kế toán, từng niên độ kế toán, quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó.” [2]
Phân loại: Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ nhật ký chung và sổ cái
− “Sổ nhật ký chung là loại sổ kế toán dùng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong các niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó.”
− Số liệu trên sổ nhật ký chung phản ánh tổng số phát sinh bên Nợ và bên Có của tất cả các tài khoản kế toán sử dụng ở doanh nghiệp
− Sổ nhật ký chung sẽ phản ánh đầy đủ các nội dung:
− Ngày tháng ghi sổ: ghi theo trình tự thời gian
− Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ: nghiệp vụ phát sinh trước vào sổ trước
− Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ kinh tế tài chính, phát sinh
− Số tiền nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
− “Sổ cái kế toán là một loại sổ dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của từng tài khoản kế toán trong mỗi kỳ kế toán của doanh nghiệp.”[2]
− Sổ cái phản ánh số liệu: tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán
− Sổ cái kế toán phản ánh những nội dung:
− Số hiệu, ngày tháng của chứng từ kế toán làm căn cứ ghi sổ
− Tóm tắt nội dung của nghiệp vụ phát sinh
− Số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào bên nợ hoặc bên có của tài khoản
2.5.2.1 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên
“Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình hiện có, biến động tăng giảm của nguyên vật liệu trên các tài khoản theo từng loại Theo phương pháp này, giá trị tồn kho của nguyên vật liệu có thể xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.” [1] Đặc điể m c ủ a phương pháp kê khai thườ ng xuyên:
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có, biến động tăng, giảm hàng tồn kho nói chung và nguyên vật liệu nói riêng một cách thường xuyên liên tục trên các tài khoản phản ánh từng loại hàng tồn kho
Phương pháp này được sử dụng phổ biến vì có độ chính xác cao và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cách kịp thời, cập nhật Tại bất kì thời điểm nào cũng có thể xác định được lượng nhập- xuất- tồn nguyên vật liệu Tuy nhiên phương pháp này không nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có giá trị đơn vị hàng tồn kho nhỏ, thường xuyên xuất dùng, xuất bán
− TK 152- nguyên liệu, nguyên vật liệu: theo dõi giá thực tế của toàn bộ NVL hiện có, tăng giảm qua kho doanh nghiệp
− TK 151- Hàng mua đi đường: dùng theo dõi giá trị NVL mà doanh nghiệp đã mua hay chấp nhận mua nhưng chưa về nhập kho
Ngoài ra, trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như 113, 112, 111, 331
Trình tự hạch toán: kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kế toán nh ậ p, xu ấ t NVL
❖ Phương pháp kế toán nh ậ p nguyên v ậ t li ệ u
− Khi mua nguyên vật liệu, nguyên vật liệu về có chứng từ kèm theo:
− Nguyên vật liệu về chưa có chứng từ kèm theo: vẫn làm thủ tục nhập kho nguyên vật liệu về hiện vật nhưng chưa ghi sổ kế toán ngay mà đợi đến cuối tháng nếu hóa đơn về thì ghi sổ giống trường hợp trên Nếu cuối tháng chứng từ vẫn chưa về thì ghi sổ theo tỷ giá tạm tính Sang tháng sau nếu chứng từ về, so sánh giá thực tế với giá tạm tính để ghi sổ
− Trường hợp hoá đơn về nhưng hàng chưa về, kế toán chưa ghi sổ ngay mà lưu hoá đơn vào tập hồ sơ riêng Nếu trong tháng hàng về nhập kho, kế toán ghi sổ giống trường hợp cả hàng và hoá đơn cùng về Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về, kế toán ghi sổ:
Có TK 111,112,331 Sang đầu tháng sau, khi hàng về nhập kho, kế toán ghi:
➢ Trường hợp hàng thừa hoặc thiếu so với hoá đơn:
+ Trường hợp hàng thừa so với hoá đơn:
Nếu nhập kho toàn bộ (kể cả hàng thừa)
Có TK 111, 112, 331 Khi xử lý giá trị hàng thừa
Có TK 152 + Trường hợp hàng thiếu so với hoá đơn:
Có TK 331,111,112 Khi xử lý giá trị hàng thiếu:
* Nguyên vật liệu do nhà nước cấp hoặc cấp trên cấp hoặc của các cá nhân, cổ đông góp, các bên góp vốn liên doanh hoặc được tổng thưởng
− Nhận lại vốn góp liên doanh trước đây bằng NVL
− Nhập kho nguyên vật liệu chế biến hoặc thuê ngoài chế biến
❖ Phương pháp kế toán xu ấ t nguyên v ậ t li ệ u
Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu để phân bổ nguyên vật liệu vào TK chi phí phù hợp
− Xuất nguyên vật liệu để gia công chế biến
− Xuất nguyên vật liệu để góp vốn liên doanh: khi góp vốn phải tính lại giá nguyên vật liệu
+ Số vốn góp liên doanh là nguyên vật liệu bằng giá trị nguyên vật liệu ghi trên sổ kế toá
Có TK 152 + Số vốn góp liên doanh là nguyên vật liệu lớn hơn giá trị nguyên vật liệu ghi trên sổ kế toán
Có TK 412 + Số vốn góp liên doanh là nguyên vật liệu nhỏ hơn giá trị nguyên vật liệu ghi trên sổ kế toán
− Bán nguyên vật liệu thừa, ứ đọng, chậm luân chuyển
Kết chuyển giá vốn của nguyên vật liệu đã tiêu thụ:
* Kiểm kê các nghiệp vụliên quan đến kiểm kê nguyên vật liệu
➢ Trường hợp kiểm nhận nguyên vật liệu:
Nhập toàn bộ hàng thì căn cứ vào chứng từ
− Căn cứ vào các quy định xử lý:
Có TK 152 + Nếu doanh nghiệp đồng ý mua tiếp số hàng thừa khi đơn vị bán phải viết hoá đơn bổ sung:
Có TK 331 + Nếu thừa không xác định được nguyên nhân thì ghi tăng thu nhập khác
Có TK 711, 632 + Kế toán căn cứ vào hoá đơn:
➢ Trường hợp kiểm nhận khi phát hiện thiếu
− Khi nhập kho, căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi:
− Khi xác nhận nguyên nhân, căn cứ vào các qui định xử lý, kế toán ghi theo từng trường hợp:
Nếu do đơn vị bàn giao thiếu và phải giao tiếp số hàng thiếu, khi đơn vị bán đã giao hàng, căn cứ vào các chứng từ
Có TK 1381 + Trường hợp kiểm kê kho NVL:
Trường hợp kiểm kê phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân
Căn cứ vào biên bản kiểm kê, kê toán ghi:
Có TK 3381 Khi có quyết định xử lý, kế toán ghi:
Có TK 711, 632 + Trường hợp kiểm kê phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân
Căn cứ vào biên bản kiểm kê
Có TK 152 Khi có quá trình xử lý
− Nếu hàng thiếu hụt trong định mức cho phép
− Nếu người chịu trách nhiệm phải bồi thường
Có TK 1381 Giá trị hàng thiếu hụt còn lại sau khi trừ đi phần đã được bồi thường được phản ánh giá vốn hàng bán
2.5.2.2 Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Khái ni ệ m: “Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại nguyên vật tư, hàng hóa, sản phẩm mà căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế cuối kỳ để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa, sản phẩm trên sổ kế toán tổng hợp.” [1] Đặc điể m c ủa phương pháp kiểm kê đị nh k ỳ :
Là phương pháp không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của các loại vật tư hàng hoá trên các tài khoản không phản ánh từng loại hàng tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị tồn kho đầu kì và cuối kì của chúng trên cơ sở kiểm kê cuối kì, xác định lượng tồn kho thực tế và lượng xuất dùng cho sản xuất kinh doanh và các mục đích khác Độ chính xác không cao, tiết kiệm được công việc ghi chép, thích hợp với các đơn vị kinh doanh chủng loại vật tư khác nhau, giá trị thấp, thường xuyên xuất dùng, xuất bán
Theo phương thức này, giá trị vật tư xuất dùng được tính theo công thức:
Giá xuất kho = Giá trị tồn đầu kỳ - Giá trị nhập trong kỳ - Giá trị tồn cuối kỳ
Các TK 151, 152 chỉ phản ánh kết chuyển giá trị nguyên vật liệu tồn đầu kỳ và cuối kỳ chứ không phản ánh biến động tăng, giảm nguyên vật liệu nên ở phương pháp này kế toán sử dụng TK 611
‐ TK 611: Mua hàng (tiểu khoản 6111- mua NVL): dùng theo dõi tình hình thu mua, tăng, giảm NVL theo giá thực tế, từ đó xác định giá trị vật tư xuất dùng
‐ TK 152- Nguyên liệu: giá trị thực tế tồn kho của NVL
‐ TK 151- Hàng mua đi đường: dùng để phản ánh giá trị số hàng mua nhưng đang đi đường hay gửi tại kho người bán
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như 133, 331, 111, 112 có nội dung và kết cấu như phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp k i ểm kê đị nh k ỳ
− Kết chuyển giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ
− Đối với nguyên vật liệu nhập trong kỳ:
− Do nhà nước cấp, cấp trên cấp, các cá nhân cổ đông góp vốn, được biếu tổng bằng nguyên vật liệu
Kiểm kê nguyên vật liệu phát hiện thừa
Có TK 3381 Tính giá lại nguyên vật liệu nếu tăng giá:
‐ Xác định nguyên vật liệu đã có hoá đơn nhưng cuối tháng chưa về kho
‐ Kiểm kê kho nguyên vật liệu, sau đó xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho theo giá mua thực tế lần cuối cùng
‐ Trong kỳ nếu được hưởng giảm giá khi mua nguyên vật liệu:
‐ Nếu trả lại nguyên vật liệu cho nhà cung cấp
Tính giá trị nguyên vật liệu xuất sử dụng trong kỳ:
Giá trị NVL xuất sử dụng trong kỳ= Giá trị NVL nhập trong kỳ + giá trị NVL tồn ĐK- giá trị NVL tồn CK- Giảm giá NVL khi mua- giá trị NVL mua trả lại người bán
Các hình thức ghi sổ kế toán nguyên vật liệu
Theo thông tư 200/2014/TT – BTC của Bộ Tài Chính thì có 5 hình thức ghi sổ kế toán:
− Hình thức Nhật ký – Sổ cái
− Hình thức Chứng từ ghi sổ
− Hình thức Nhật ký – Chứng từ
− Hình thức Nhật kí chung
− Hình thức kế toán trên máy vi tính
2.6.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ phát sinh, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh
Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký chung bao gồm các loại sổnhư sau:
− Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt
− Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sơ đồ 2 4 Ghi sổ kế toán theo hình thức ghi sổ Nhật ký chung
2.6.2 Hình thức kế toán Nhật Ký – Sổ cái Đặc trưng cơ bản: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã phản ánh trên chứng từ kế toán đều được ghi vào Sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Sổ Nhật ký – sổ cái theo trình tự thời gian Căn cứ vào Nhật ký – Sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp các chứng từ kế toán cùng loại
Sơ đồ 2 5 Hình thức ghi sổ kế toán Nhật Ký – Sổ cái
2.6.3 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức ghi sổ kế toán – Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ” Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
− Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ
− Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái
− Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở những chứng từ kế toán hoặc
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế
− Chứng từ ghi sổ được đánh giá số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ kế toán kèm theo, phải được kế toán trưởng duyệt trươc khi ghi sổ kế toán
Hình thức ghi sổ kế toán – Chứng từ ghi sổ bao gồm các loại sổ kế toán sau:
− Chứng từ ghi sổ; Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ;
− Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết
Sơ đồ 2 6 Hình thức ghi sổ kế toán – Chứng từ ghi sổ
2.6.4 Hình thức ghi sổ kế toán Nhật ký – Chứng từ Đặc trưng cơ bản:
− Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản kết hợp với việc phân tích các ngiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ
− Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các ngiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hóa các ngiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản)
− Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép
− Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quan hệ đối chứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế, tài chính và lập báo cáo tài chính (các hình thức ghi sổ kế toán)
Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ gồm các loại sổ kế toán sau:
− Sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết;
Sơ đồ 2 7 Hình thức ghi sổ Nhật Ký – Chứng từ
2.6.5 Hình thức ghi sổ kế toán trên máy tính Đặc trưng cơ bản: Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
Sơ đồ 2 8 Trình tự ghi sổ kế toán trên máy tính
Kế toán kiểm kê và đánh giá lại nguyên vật liệu
Kiểm kê vật liệu là một biện pháp nhằm bổ sung và kiểm tra hiện trạng vật liệu mà các phương pháp kế toán chưa phản ánh được Thông qua kiểm kê doanh nghiệp nắm được thực trạng của vật liệu về cả số lượng và chất lượng, ngăn ngừa hiện tượng mất mát và có biện pháp kịp thời xử lý những vấn đề tiêu cực nhằm quản lý tốt vật liệu Đánh giá lại vật liệu thường được thực hiện trong trường hợp đem vật liệu đi góp vốn liên doanh và trong trường hợp nhà nước quy định nhằm bảo toàn vốn kinh doanh khi có sự biến động lớn về giá cả
Tùy theo yêu cầu của doanh nghiệp, kiểm kê có thểđược thực hiện theo phạm vi toàn doanh nghiệp hay từng bộ phận, đơn vi, kiểm kê định kỳ hay kiểm kê bất thường
Khi kiểm kê, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng hoặc ban kiểm kê, Hội đồng một ban kiểm kê phải có thành phần đại diện lãnh đạo, những người chịu trách nhiệm vật chất về bảo vệ cật liệu, phòng kế toán và đại diện nhân viên của doanh nghiệp Khi kiểm kê phải thực hiện cân đo, đong, đếm cà phải lập biên bản kiểm kê (mẫu 08 – VT) xác định số chênh lệch giữa số liệu thực kiểm kê với số liệu ghi trên sổ kế toán, trình bày ý kiến xử lý chênh lệch
Sản phẩm chính là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp mà chất lượng của sản phẩm phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng của nguyên vật liệu Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu cũng là một trong những yếu tố để tính giá thành sản phẩm Gía thành thấp làm cho giá bán tối ưu từ đó sản phẩm của doanh nghiệp sẽ cạnh tranh tốt hơn trên thị trường Chính vì vậy có thể khẳng định rằng trong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại
Việc hiểu rõ về đặc điểm, vai trò của nguyên vật liệu là vô cùng cần thiết đối với kế toán nguyên vật liệu và doanh nghiệp Đồng thời việc hiểu rõ những cách phân loại nguyên vật liệu, sẽ giúp cho công ty có cách phân loại phù hợp với tình hình hoạt động, sản xuất của công ty Ngoài việc phân loại phù hợp với doanh nghiệp thì các phương pháp ghi sổ kế toán cũng rất quan trọng Một phương pháp ghi sổ phù hợp nó giúp công việc kế toán trở nên nhanh chóng và thuận tiện, việc kiểm tra đối chiếu dễ dàng, cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời, Do đó việc tìm hiểu cơ sở lí thuyết chung về kế toán nguyên vật liệu là vô cùng cần thiết
Trong suốt phần 2, nhóm em đã trình bày những cơ sở lí thuyết chung về công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty dựa trên những cơ sở lí thuyết này nhóm em tiến hành viết tiếp Phần 3: Kết quả nghiên cứu đạt được tại Tổng Công ty
Cổ phần May Việt Tiến.
TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN MAY VIỆT TIẾN
Sự hình thành của Tổng Công ty Cổ phần may Việt Tiến
− Tên đơn vị: Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến[3]
− Tên tiếng anh: VIETTIEN GARMENT CORPORATION
− Địa chỉ trụ sở chính: 7 Lê Minh Xuân, Phường 7, Quận tân Bình, Thành phố
− Trang web: Viettien.com.vn
− Email liên hệ: viettien@viettien.com.vn
− Hệ thống quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2015, giấy chứng nhận số 38111312004, được cấp bởi Intertek
− Chứng nhận SA 8000, giấy chứng nhận: SA 591551, được cấp bởi BSI WRAP, giấy chứng nhận 4118, được cấp bởi tổ chức WRAP
− Tiêu chuẩn thực hành tốt 5S
− Ngày tháng năm thành lập: 23/10/1976
− Số quyết định thành lập: 62/2004/QĐ-BCN
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tiền thân Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến là xí nghiệp May Việt Tiến được thành lập từ ngày 23/10/1976, là doanh nghiệp Nhà nước
Ngày 11/1/2007 Bộ Công Nghiệp có Quyết định số 05/2007/QĐ – BCN về việc thành lập Tổng công ty May Việt Tiến trên cơ sở tổ chức lại Công ty May
Việt Tiến thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam
Ngày 13/02/2007 Bộ Công Nghiệp ban hành Quyết định số 544/QĐ – BCN về việc cổ phần hóa Tổng công ty May Việt Tiến và ngày 30/08/2007 Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 0408/ QĐ – BCT phê duyệt phương án và chuyển Tổng công ty May Việt Tiến thành Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến
Ngày 01/01/2008 Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến chính thức đi vào hoạt động.
Các thành tựu tiêu biểu của công ty
− Năm 1992: Được chủ tịch nước trao giải Huân chương lao động hạng II
− Năm 1996: Được chủ tịch nước trao giải Huân chương lao động hạng I
− Năm 2000: Được chủ tịch nước trao giải tập thể anh hùng lao động
− Từ năm 2002 đến năm 2011: Được thủ tướng chính phủ trao giải Cờ thi đua chính phủ 10 năm liền
− Năm 2004: được chủ tịch nước trao giải Huân chương độc lập hạng III
− Giai đoạn từ năm 2008- 2018: Được bộ công thương trao giải thương hiệu quốc gia (5 Lần)
− Năm 2009: được bộ công thương trao giải Doanh nghiệp tiêu biểu Việt Nam lần I
− Năm 2011: Được chủ tịch nước trao giải Huân chương độc lập hạng II
− Năm 2016: Chứng nhận sản phảm công nghiệp và cồng nghiệp hỗ trợ tiêu biểu năm Ngoài ra, công ty lọt vào top 10 doanh nghiệp tín nhiệm nhất
− Năm 2017:Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao; Top 10 sản phẩm Vàng Việt Nam; Nhãn hiệu hàng đầu; Dịch vụ vàng Việt Nam
− Năm 2018: Chứng nhận top 10 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam; Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao 20 năm
− Năm 2019: Chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao.
Tầm nhìn, định hướng phát triển của công ty
Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến hướng tới mục tiêu trở thành công ty may tiêu biểu nhất trong ngành dệt may Việt Nam, thành lập và phát triển thương hiệu May Việt Tiến, mở rộng kênh bán hàng tại thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng một nền tảng tài chính lành mạnh
Bên cạnh đó, thương hiệu May Việt Tiến còn xác định nhiệm vụ chính là xây dựng doanh nghiệp vững mạnh về mọi mặt, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động và tích cực tham gia các hoạt động xã hội góp phần giúp ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên và tạo sự gần gũi với cộng đồng
Thương hiệu may của Tổng Công ty Việt Tiến đã có mặt trên thị trường và được người tiêu dùng tin tưởng Doanh nghiệp mở rộng thị trường, tạo dựng tên tuổi tại các thị trường Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu, khu vực Đông Nam Á, khu vực Đông Á và Tây Âu
Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh về công nghệ chính là mục tiêu chính trong chiến lược kinh doanh của thương hiệu này Việt Tiến sẽ luôn cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt hơn, hoàn thiện hơn và hoàn thiện nhất với công nghệ may hiện đại trên thế giới
Về mục tiêu chiến lược:
Thương hiệu Việt Tiến luôn quan tâm đến vấn đề nâng cấp và cải tiến hơn nữa trong công nghệ và thiết bị sản xuất Đổi mới công nghệ sẽ mang ý nghĩa then chốt trong mục tiêu chiến lược của thương hiệu này Nhờ có thiết bị mới và công nghệ mới, công ty có thể phát triển các sản phẩm thành công để thâm nhập vào các thị trường mới, tạo ra thu nhập ngoại hối và góp phần đổi mới cơ sở hạ tầng của công ty
Bên cạnh đó, nghiên cứu và phát triển thị trường trong nước là cơ sở nền tảng của chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài bằng chính thương hiệu của doanh nghiệp này Công ty luôn củng cố mối quan hệ với các khách hàng cũ và mở rộng các mối quan hệ giao dịch với các khách hàng mới trên các thị trường khác nhau Yếu tố tiếp theo trong mục tiêu chiến lược chính là hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý doanh nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo hướng tiếp cận với trình độ quốc tế Và đặc biệt, Việt Tiến luôn chú trọng nâng cao kỹ năng tiếp thị và đàm phán cho nhân viên để tăng tỷ lệ chốt đơn
Về định hướng phát triển:
− Xây dựng Tổng công ty năng động, sáng tạo, hiệu quả, có thương hiệu
− Xây dựng các giải pháp phát triển bền vững cho thị trường nội địa, giữ ổn định thị trường, phát triển kênh phân phối mới sang trọng và hiện đại
− Tìm biện pháp đẩy nhanh việc tăng tỷ trọng hàng FOB xuất khẩu, tập trung phát triển làm hàng theophương thức ODM
− Cơ quan điều hành tiếp tục phát triển mô hình sản xuất theo công nghệ Lean trong toàn hệ thống để nâng cao năng suất lao động, thu hẹp dần khoảng cách về năng suất lao động giữa các đơn vị
− Tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo cho đời sống người lao động, bảo vệ môi trường và tham gia phát triển cộng đồng.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 3 1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần may Việt Tiến
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý, chỉ đạo thực hiện các hoạt động kinh doanh của Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Tổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng Giám Đốc và người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng Quản trị do Luật pháp và Điều lệ Tổng công ty, các quy chế nội bộ của Tổng công ty và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Tổng công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
Tổng Giám đốc: Là người Đại diện của công ty trong việc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng Giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty
Phó Tổng giám đốc: Các Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty trong các lĩnh vực theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc, chịu tráhc nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công và ủy quyền
Các phòng chức năng: Các phòng chịu trách nhiệm thực hiện và tham mưu cho Tổng Giám đốc các công việc thuộc phạm vi chức năng của phòng đồng thời phối hợp với các đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện mục tiêu và chiến lược chung của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến.
Đặc điểm tổ chức SXKD tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến
3.1.6.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất
− Xuất khẩu các loại quần áo do công ty sản xuất Sản phẩm chủ yếu là áo sơ mi, quần tây, veston, quần jeans
− Nhập khẩu vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc dùng cho hoạt động sản xuất
Hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến chủ yếu tập trung vào các mặt hàng may mặc Trong đó, hoạt động chính là sản xuất kinh doanh hàng may mặc và gia công các loại quần áo may sẵn Đối với hoạt động sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước, Công ty Cổ phần May Việt Tiến không ngừng nỗ lực phát triển, nghiên cứu, tìm tòi để đáp ứng nhu cầu phong phú của khách hàng Hiện nay, sản phẩm của Việt Tiến khá đa dạng, phong phú bao gồm áo sơ mi, quần tây, veston, quần jeans Thương hiệu May Việt Tiến cũng đã dần trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước Đối với thị trường xuất khẩu, Công ty đã ổn định thị trường xuất khẩu, có thể kể đến một số thị trường chính như Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản cũng như các nước Asean khác
Mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh: Công ty Cổ phần May Việt Tiến hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nằm trong cơ cấu của tập đoàn dệt may Việt Nam, đang quản lý 28 đơn vị sản xuất kinh doanh gồm 8 đơn vị trực thuộc, 12 đơn vị thành viên, 2 đơn vị liên doanh nước ngoài, 2 đơn vị hợp tác kinh doanh, 4 công ty con
− Thị trường nội địa: Hệ thống phân phối lớm với hơn 1.300 của hàng giới thiệu và bán sản phẩm trên khắp các tỉnh, thành phối trên cả nước.
− Thị trường nước ngoài: Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản cũng như các nước Asean khác
3.1.6.2 Quy trình sản xuất sản phẩm chính tại công ty Cổ phần may Việt Tiến
Sơ đồ 3 2 Quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần may Việt Tiến
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Chuẩn bị nguyên liệu vải theo đúng số lượng, chủng loại và đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu
Kiểm tra hoạt động của các máy móc, trang thiết bị tại xưởng xem máy móc Nhà thiết kế sẽ nghiên cứu thị trường và sử dụng các phần mềm 3D hỗ trợ để tạo ra những bản thiết kế hợp “mốt”, có bản thiết kế chi tiết, rõ ràng để chuẩn bị cho quá trình đi vào sản xuất quần áo
Bước 2: Ra rập và Cắt vải
Ra rập là công đoạn quan trọng, tạo các sản phẩm chất lượng theo yêu cầu vóc dáng của từng người khác nhau từ kích thước các rập Công việc yêu cầu người đảm nhiệm nắm vững kiến thức chuyên môn, quy tắc thiết kế và yêu cầu kỹ thuật sản phẩm Cắt vải: Ở công đoạn này, người thợ sẽ vẽ các bộ phận áo lên vải sao cho tiết kiệm vải nhất có thể Sau đó sử dụng máy cắt công nghiệp để cắt vải theo từng bộ phận Khi đã tiến hành cắt xong, nhà sản xuất sẽ tiến hành đánh size áo và loại bỏ phần vải thừa để chuyển sang công đoạn tiếp theo
Sau khi cắt các bộ phận của áo, nhà sản xuất sẽ tiến hành in hoặc thêu họa tiết lên áo nếu như khách hàng yêu cầu Quá trình in và thêu diễn ra nhanh chóng nhờ sự trợ giúp từ máy công nghiệp và khuôn sẵn
Sau khi hình in đã hoàn thiện, phần vải sẽ được cho vào ép để tăng độ bền của hình in
Tại bước này, người thợ sẽ sử dụng vải đã cắt và in – thêu Logo để ráp lại tạo thành sản phẩm quần áo Để quy trình sản xuất được diễn ra đúng như kế hoạch đã đề ra, đòi hỏi người thợ phải tuân thủ nghiêm ngặt về mẫu mã như trong thiết kế.
Do số lượng quần áo sản xuất thường lớn nên việc này được chia thành từng nhóm riêng biệt Mỗi nhóm sẽ đảm nhiệm một vai trò riêng
Sau khi trải qua đủ các khâu sản xuất trên thì sẽ chuyển sang bộ phận cuối cùng để hoàn thành sản phẩm như đính khuy, cắt chỉ thừa, …
Trong quá trình may, áo có thể bị nhàu nát, nhăn nheo Lúc này người thợ có trách nhiệm là ủi áo cho phẳng phiu, đẹp đẽ
Bước 5: Kiểm tra chất lượng
Trước khi bắt đầu giao sản phẩm cho khách hàng thì bộ phận kiểm tra của công ty cần xem lại các sản phẩm quần áo đã được sản xuất ra có đảm bảo được các yêu cầu hết chưa, có lỗi gì phát sinh hay không…
Trước khi sản phẩm được bàn giao cho vận chuyển đến tay khách hàng, cần có bước kiểm tra toàn bộ sản phẩm quần áo sản xuất ra về số lượng, chất lượng có được thực hiện, hoàn thiện đúng với yêu cầu hay không
Bộ phận đóng gói sẽ tiến hành gấp quy trình đóng gói quần áo hoàn thiện, di chuyển bằng xe nâng hàng để đảm bảo di chuyển nhanh chóng, dễ dàng, hàng hóa quần áo không bị hư hỏng đồng thời tiết kiệm chi phí và nhân công thực hiện
Sau khi đã hoàn thành các bước của khâu sản xuất, thành phẩm sẽ được nhập kho chờ xuất bán.
Đặc điểm sản phẩm chính
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất kinh doanh hàng may mặc, được tiêu thụ cả thị trường trong nước và ngoài nước Đó là các sản phẩm sơ mi nam, nữ, jacket, …Sản phẩm mũi nhọn của công ty từ nhiều năm nay là mặt hàng áo sơ mi Có thể nói ở Việt nam, nhắc đến May Việt Tiến là nhắc đến áo sơ mi, đặc biệt là áo sơ mi nam với kiểu dáng, với dáng mẫu mã đẹp đi đôi với chất lượng cao Ảnh hưở ng c ủa đặc điể m s ả n ph ẩ m và ho ạt động đế n công tác k ế toán t ạ i công ty
C ổ ph ầ n may Vi ệ t Ti ế n: Đặc điểm sản phẩm và hoạt động kinh doanh ảnh hưởng nhiều đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần may Việt Tiến Khi sản phẩm với mẫu mã đẹp và chất lượng đáp ứng yêu cầu của khách hàng tốc độ tiêu thụ sản phẩm sẽ tốt, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, doanh thu tiêu thụ và lợi nhuận của công ty Hơn nữa, công tác kế toán của công ty ảnh hưởng chủ yếu bởi tình hình sản xuất sản phẩm và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Đồng thời tình hình kinh doanh của công ty cũng ảnh hưởng bởi công tác kế toán và quản lý của công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có ảnh hưởng mạnh đến công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng và công tác kế toán nói riêng tại công ty như: Thông tin kế toán ghi nhận phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo nguồn dư liệu giúp nhà lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn; Quản lý thông tin về quỹ tiền mặt và theo dõi thu chi tiền mặt trong đơn vị; Quản lý theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tiền gửi ngân hàng; Quản lý thông tin biến động nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, … trong kỳ; Theo dõi tình hình thu hồi công nợ và thanh toán cho khách hàng, biến động tăng giảm tài sản cố định, …; Thực hiện công tác tính toán và lập, nộp các tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN, báo cáo tài chính theo đúng quy định của pháp luật
Ngoài ra, quá trình tạo ra sản phẩm đòi hỏi người lao động thao tác trực tiếp chính vì vậy công ty có 1 số lượng nhân công lao động khá lớn để kiểm soát được số lượng lao động lớn như vậy công ty có hệ thống từ bảng chấm công, bảng lương, hệ thống tài khoản chi tiết quản lí, … Để quản lí hiệu quả tại công ty may Việt Tiến còn ứng dụng công nghệ thông tin như các phầm mềm kế toán Misa, Excel, Từ đó vấn đề xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán, tạo cơ sở để tinh giảm bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kế toán.
Kết quả hoạt động SXKD trong 3 năm gần đây
3.1.8.1 Công tác kinh doanh Đố i v ớ i hàng xu ấ t kh ẩ u
Trong giai đoạn 2019 – 2021, kinh tế thế giới, trong nước nói chung và tình hình kinh doanh của công ty nói riêng gặp rất nhiều khó khăn bởi ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, công tác xuất nhập khẩu hàng hóa giữa các nước cũng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là khoảng thời gian thực hiện giãn cách xã hội kéo dài
Cơ cấu thị trường xuất khẩu trong 3 năm giảm tương đối cao Tuy nhiên, Ban Kế Hoạch thị trường vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng để duy trì ổn định sản xuất, quy hoạch nguồn hàng sản xuất ổn định cho công ty Đố i v ớ i hàng N ội đị a :
Tổng Công ty tiếp tục tập trung vào sản xuất các thương hiệu truyền thống được người tiêu dùng tin dùng, nâng cấp cửa hàng và mở rộng kênh phân phối Đẩy mạnh công tác kiểm tra, công tác chống hàng gian, hàng giả, củng cố lại công tác truyền thông Tiếp tục đầu tư hệ thống các cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn trong cả nước
3.1.8.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
CP thuế TNDN Triệu đồng 85.785 28.952 12.943 -56.833 -66,25% -16.009 -55,29%
Thu nhập BQ người LĐ Đồng/người/tháng 9.600.000 9.500.000 9.200.000 -100.000 -1,04% -300.000 -3,16%
Bảng 3.1 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây
Năm 2019, doanh thu thu về là 9.035.558 triệu đồng, con số này giảm xuống còn 7.120.958 triệu đồng năm 2020 và còn 6.008.170 triệu đồng năm 2021 tương ứng tỉ lệ giảm lần lượt là 21,19% và 15,63% Trong thời kì của ảnh hưởng dịch Covid – 19, chi phí sản xuất tăng cao, sản xuất bị thu hẹp và doanh thu bán hàng thu về giảm dẫn đến lợi nhuận thu về của công ty cũng giảm đi
Chi phí năm 2020 so với năm 2019 cũng giảm 214.972 triệu đồng tương ứng giảm 26,62% do tình hình tiêu thu sản phẩm của công ty giảm Năm 2021 so với năm 2020, chi phí tiếp tục giảm 89.742 triệu đồng tương ứng tỉ lệ giảm 15,14% Nguyên nhân chủ yếu là do công ty chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh dẫn đến việc mua nguyên vật liệu từ nước ngoài cũng gặp khó khăn Chi phí có dấu hiệu giảm mạnh, song giá vốn hàng bán cũng giảm, điều này cho thể cho thấy tình hình sản xuất của công ty bị thu hẹp trong giai đoạn này
Lợi nhuận sau thuế giảm khá cao qua các năm 2019, 2020, 2021 nhưng công ty vẫn có lãi trong từng năm tài chính Cụ thể năm 2020 lợi nhuận sau thuế giảm 150.928 triệu đồng tương ứng tỉ lệ giảm 63,9% so với năm 2019 Đến năm 2021, lợi nhuận sau thuế tiếp tục giảm 63.519 triệu đồng tương ứng tỉ lệ giảm 42,09% so với năm 2020 Nguyên nhân của sự giảm sút này là do doanh thu thuần thu về của công ty giảm đáng kể
Nộp thuế TNDN từ năm 2019 đến năm 2021 có xu hướng giảm, cụ thể năm
2020 giảm 56.833 triệu đồng so với năm 2019, năm 2021 giảm 16.009 triệu đồng so với năm 2021 với tỉ lệ giảm lần lượt là 66,25% và 55,29% Nguyên nhân do lợi nhuận của công ty giảm trong giai đoạn này
Do đặc thù của ngành may là việc sản xuất sản phẩm đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên lực lượng lao động chủ yếu là những công nhân có trình độ tốt nghiệp THPT, sau khi được đào tạo tại trường đào tạo của công ty sẽ trở thành công nhân công ty Mặt khác, do tính chất công việc đòi hỏi sự cần mẫn, tỉ mỉ thường xuyên làm việc trong tư thế ngồi, dẫn đến lực lượng lao động chủ yếu là nữ Qua bảng trên ta thấy tổng lao động bình quân giảm dần qua 3 năm 2019, 2020, 2021, cụ thể năm 2020 giảm 1.051 và năm 2021 giảm 1.232 người Theo đó, năm 2020, thu nhập bình quân người lao động cũng giảm 1,04% so với năm 2019 và năm 2021 giảm 3,16% so với năm 2020 Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid – 19, công ty gặp rất nhiều khó khăn và cần cắt giảm nhân sự Tuy nhiên, công ty vẫn cố gắng đảm bảo việc làm cho người lao động, tiếp tục duy trì, thực hiện tốt các chính sách về tiền lương, tiền thưởng, thu nhập cho người lao động Về công tác Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm thất nghiệp, Tổng công ty vẫn thực hiện
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS) của công ty năm 2019 là 3,5% có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thu về công ty giữ lại được 3,5 đồng LNST, con số này giảm còn 2,1 đồng trong năm 2020 và 1,5 đồng trong năm 2021 Điều này cho thấy hiệu quả kiểm soát, quản lý và sử dụng chi phí trong năm 2021 giảm so với các năm trước liền kề
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của công ty năm 2019 là 7,2% tức 100 đồng vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được 7,2 đồng lợi nhuận sau thuế, con số này chỉ còn 3,6 đồng năm 2020 và 2,2 đồng năm
2021 tương ứng tỉ lệ giảm lần lượt là 50% và 38,89% Điều này có thể giải thích do ROS giảm đáng kể so với năm 2019 là nguyên nhân chính
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) của công ty năm 2019 là 24,4%, có nghĩa là cứ 100 đồng vốn doanh nghiệp đầu tư vào tài sản tạo ra được 24,4 đồng LNST, con số này giảm khá cao trong năm 2020 và 2021, cụ thể năm
2020 giảm 0,04 đồng, năm 2021 giảm 0,01 đồng tương ứng tỉ lệ giảm lần lượt là 50% và 41,8% ROS giảm là một trong những nguyên nhân chính làm ROE giảm
Tổng tài sản của công ty năm 2019 đến năm 2021 biến động cụ thể: Năm
2020 tổng tài sản giảm 17.575 triệu đồng so với năm 2019, tương ứng tỷ lệ giảm 0,36% Chỉ tiêu này năm 2021 so với năm 2020 giảm 814.624 triệu đồng tương ứng tỉ lệ giảm 16,76% Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế giảm do ảnh hưởng bởi thị trường tiêu thu quốc tế và nguồn nguyên vật liệu đầu vào tăng
Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2020 tăng 121.564 triệu đồng so với năm
2019 với tỉ lệ tăng 6,63% trong khi năm 2021, vốn chủ sở hữu giảm mạnh so với năm 2020 731.631 triệu đồng với tỉ lệ giảm 37,43%
Như vậy, qua bảng phân tích khát quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần may Việt Tiến có nhiều sự biến động và tình hình quy mô cơ cấu của công ty trong 3 năm gần đây Sự sụt giảm các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời là do ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố Tuy nhiên nguyên nhân chính là do ảnh hưởng bán hàng chưa hoạt động hiệu quả, … làm cho lợi nhuận giảm đi ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh Là một ngành có sự cạnh tranh cao, công ty cần có các giải pháp như tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào từ các nước, sử dụng nguồn lao động trong nước, … Đồng thời có những chính sách phù hợp để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm từ đó làm tăng lợi nhuận của công ty.
Những vấn đề chung về công tác kế toán của công ty
3.1.9.1 Các chính sách kế toán áp dụng
− Công ty thực hiện hạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo quy định về hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính ban hành theo thông tư 200/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính
− Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng
− Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các dòng tiền khác: Được quy đổi ra đồng tiền Việt nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngân hàng nhà nước tại thời điểm phát sinh
− Kỳ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 năm dương lịch
− Phương pháp tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
− Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá gốc
− Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên
− Phương pháp tính giá xuất kho: Nhập trước - xuất trước
− Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định: Theo nguyên tắc giá gốc
− Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng
− Hình thức ghi sổ kế toán: Theo hình thức nhật kí chung (không mở sổ nhật ký đặc biệt).
− Sử dụng phần mềm kế toán: Misa
3.1.9.2 Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng tại công ty Để hạch toán nguyên vật liệu, công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư 200 Tuy nhiên, nguyên vật liệu của công ty đa dạng, phong phú, do vậy với một số tài khoản kế toán công ty mở chi tiết thành các tiểu tài khoản
TK TÊN TÀI KHOẢN TK TÊN TÀI KHOẢN
111 Tiền mặt 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu
112 Tiền gửi Ngân hàng 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
131 Phải thu của khách hàng 511 Doanh thu bán hàng và CCDV
133 Thuế GTGT được khấu trừ 515 Doanh thu hoạt động tài chính
152 Nguyên liệu, vật liệu 521 Các khoản giảm trừ doanh thu
153 Công cụ, dụng cụ 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
154 Chi phí SX, KD dở dang 622 Chi phí nhân công trực tiếp
155 Thành phẩm 627 Chi phí sản xuất chung
211 Tài sản cố định hữu hình 632 Giá vốn hàng bán
214 Hao mòn tài sản cố định 635 Chi phí tài chính
229 Dự phòng tổn thất tài sản 641 Chi phí bán hàng
331 Phải trả cho người bán 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
333 Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước 711 Thu nhập khác
334 Phải trả người lao động 811 Chi phí khác
338 Phải trả, phải nộp khác 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
341 Vay và nợ thuê tài chính 911 Xác định kết quả kinh doanh
Bảng 3 2 Các tài khoản kế toán áp dụng [4]
3.1.9.3 Hệ thống sổ sách kế toán
STT Tên chứng từ Mẫu sổ
2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01a – LĐTL
3 Bảng thanh toán tiền lương 02a –LĐTL
4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03a – LĐTL
6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
7 Bảng thanh toán tiền thưởng làm thêm giờ 06a – LĐTL
8 Bảng thanh toán tiền thuê ngoài 07a – LĐTL
9 Bảng kê trịch nộp các khoản theo lương 10a –LĐTL
10 Bảng phân bổ tiền lương va bảo hiểm xã hội 11a – LĐTL
Bảng 3 3 Chứng từ kế toán tiền lương
STT Tên chứng từ Mẫu sổ
3 Phiếu báo vật tư còn lại cuối cùng 04 – VT
4 Bảng kê mua hàng hóa 06 – VT
5 Bảng phân công nguyên vật liệu 07 – VT
Bảng 3 4 Chứng từ kế toán hàng tồn kho
STT Tên chứng từ Mẫu sổ
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01 – TSCĐ
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02 – TSCĐ
3 Biên bản đánh giá TSCĐ 03 – TSCĐ
4 Biên bản kiêm kê TSCĐ 04 – TSCĐ
5 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 05 - TSCĐ
Bảng 3 5 Chứng từ tài sản cốđịnh
STT Tên chứng từ Mẫu sổ
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03 – TT
4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04 - TT
5 Giấy đề nghị thanh toán 05 – TT
6 Biên lai thu tiền 06 – TT
7 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VNĐ) 07 – TT
8 Bảng kê chi tiền 08 – TT
Bảng 3 6 Chứng từ tiền tệ
STT Tên chứng từ Mẫu sổ
1 Tờ khai thuế GTGT 01 – GTGT
2 Bảng kê hóa đơn bán ra 01 – 1/GTGT
3 Bảng kê hóa đơn mua vào 01 – 2/GTGT
4 Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính BC – 26/HĐ
5 Tờ khai quyết toán thuế TNDN 03/TNDN
3.1.9.4 Hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tháng : Hàng tháng kế toán thuế phải tập hợp chứng từ, nhập số liệu vào các bảng kê bán ra và bảng kê mua vào để lập Tờ khai thuế GTGT theo mẫu số 01/GTGT ban hành theo Thông tư số 26/2015/TT – BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài Chính và gửi lên Chi cục thuế
Báo cáo hàng quý: Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Báo cáo năm : Báo cáo tài chính: Hiện nay, công ty Cổ phần may Việt Tiến áp dụng Báo cáo tài chính theo thông tư 200/2014/TT – BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính, gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính
3.1.9.4 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 3 3 Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
- Tổ chức, điều hành công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với mô hình sản xuất tổng công ty
- Xây dựng kế hoạch tài chính của Tổng công ty trên cơ sở kế hoạch tài chính được giao và chịu mọi trách nhiệm Ban giám đốc về mọi hoạt động kế toán tài chính của công ty
- Tham mưu việc chấp hành bảo vệ tài sản, vật tư, tiền vốn toàn công ty
- Chỉ đạo thực hiện tốt các báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc, chỉ đạo thực hiện tốt các báo cáo tài chính Giúp Ban giám đốc trong việc tổng hợp, phân tích kết quả hoạt động kinh tế của toàn công ty, nhằm phát hiện kịp thời những sai sót để có kế hoạch, biện pháp sửa đổi, đảm bảo kết quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của công ty ngày một tăng
- Tiếp nhận các báo cáo tài chính của các đơn vị trực thuộc Trên cơ sở đó tổng hợp số liệu rồi chuyển lên cho phó phòng tổng hợp
- Quản lý việc chấp hành chế độ kế toán tại các đơn vị trực thuộc theo đúng quy định của công ty
- Theo dõi toàn bộ tình hình ở các đơn vị liên doanh, liên kết và các công ty con của Tổng công ty
- Kiểm tra, giám sát và hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán
- Xét duyệt công tác kế toán tổng hợp, báo cáo nhanh tình hình hoạt động kết quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty
- Tổng hợp báo cáo công ty mẹ, tiếp nhận các báo cáo từ các đơn vị trực thuộc, hợp nhất báo cáo các đơn vị thành viên va chuyển lên cho kế toán trưởng
- Giải quyết những phần việc trong trường hợp kế toán trưởng vắng mặt.
- Quản lý chặt chẽ và kiểm tra, theo dõi toàn bộ tình hình hoạt động các xí nghiệp phụ thuộc.
- Tổng hợp và phân tích chi phí xí nghiệp phụ thuộc theo yêu cầu
- Quản lý công tác mua nguyên vật liệu để sản xuất kinh doanh
- Thực hiện kiểm kê nguyên liệu và quản trị chi phí.
- Quản lý và điều hành hệ thống thông tin toàn tổng công ty và mạng máy tính
- Đảm bảo thông tin thông suốt, hạn chế mất mát và hư hỏng dữ liệu
Kế toán tiền mặt – Tiền gửi ngân hàng:
- Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu hiện có, tình hình biến động và giám sát chặt chẽ việc thu – chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Tổ kế toán công nợ phải trả:
- Quản lý và theo dõi về tình hình mua nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cả trong và ngoài nước
- Kế toán nước ngoài: phụ trách thanh toán quốc tế, công nợ quốc tế.Theo dõi công nợ mua, bán ngoại thương, đồng thời theo dõi hợp đồng kinh tế ngoại thương
- Kế toán công nợ trong nước: Theo dõi công nợ trong nước và liên hệ với ngân hàng Nhận chứng từ thanh toán của khách hàng trong nước, theo dõi thanh toán mỗi khi giao, nhận thành phẩm, nguyên vật liệu
Kế toán công nợ phải thu:
- Quản lý theo dõi về việc tiêu thu thành phẩm, tình hình nhập – xuất – tồn ở kho
- Chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra chặt chẽ các khoản công nợ phải thu khách hàng về đề xuất giải quyết các chế độ liên quan đến tiêu thu tại đại lý, xuất khẩu trực tiếp và gia công
Kế toán theo dõi kho:
- Theo dõi tình hình nguyên vật liệu, thành phẩm, tính giá vật liệu, thành phẩm và biến động giá nguyên vật liệu tồn kho, thành phẩm tồn kho
- Nhận báo cáo tình hình tiêu hao, hàng tồn kho nguyên vật liệu
Kế toán giá thành và tính chi phí:
- Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Theo dõi doanh thu từng thành phẩm, từng đơn hàng Tính doanh thu của công ty theo từng tháng, quý, năm
- Phân tích việc sử dụng các khoản chi phí tại Tổng công ty từ đó đề xuất cho lãnh đạo về việc phân bổ và sử dụng chi phí cho phù hợp
Kế toán TSCĐ và tạm ứng:
- Theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ, việc mua sắm, trích khấu hao, thanh lý điều chuyển nội bộ
- Theo dõi các khoản thanh toán tạm ứng
Kế toán thuế, lương và các khoản trích theo lương
- Theo dõi hạch toán tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và quyết toán BHXH với cơ quan thuế
- Tổng hợp, lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân
- Kiểm tra và theo dõi quyết toán của đơn vị hợp tác kinh doanh
- Quản lý công tác thu và chi tiền tại công ty Hằng ngày kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt.
- Thực hiện việc kiến nghị các biện pháp xử lý khi có chênh lệch xảy ra.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI TỔNG CÔNG
Đặc điểm và phân loại NVL tại Tông Công ty Cổ phần may Việt Tiến 70 1 Đặc điểm của nguyên vật liệu tại công ty
Để đáp ứng nhu cầu của con người thì sản phẩm may mặc, thời trang luôn thay đổi và cải tiến không ngừng theo thời gian chính vì vậy vai trò của NVL là vô cùng quan trọng trong việc sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường nói chung và của từng đối tác nói riêng
Trong quá trình sản xuất thì NVL là yếu tố quyết định kiểu dáng, mẫu mã và đặc biệt là độ bền, chất lượng sản phẩm Đối với công ty may Việt Tiến thì NVL chính là yếu tố quyết định sự sống còn Ưu điểm: Đa dạng về chủng loại và số lượng tùy thuộc vào loại sản phẩm sẽ có những loại nguyên vật liệu tưng ứng Một loại nguyên vật liệu có thể tham gia vào quá trình tạo ra nhiều loại sản phẩm ví dụ: vải kaki công ty sử dụng để may áo, quần,…Nguyên vật liệu thừa sau quá trình sản xuất có thể nhập kho để tái sản xuất do đặc tính của nguyên vật liệu ngành may mặc không đòi hỏi quá trình bảo quản quá khắt khe
Nhược điểm : 90% nguyên phụ liệu của công ty phải nhập khẩu ở thị trường trường và bị áp đặt mức giá Ngoài ra công ty còn phải đối mặt với nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu điển hình như thời điểm đại dịch vừa qua các nước bị phong tỏa dẫn đến chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy làm tổn thất không hề nhỏ đến công ty
3.2.1.2 Phân loại nguyên vật liệu tại công ty Để thuận tiện cho việc theo dõi, bảo quản vật liệu tại kho công ty May Việt Tiến phân chia NVL chia thành các loại căn cứ vào vai trò của chúng
Nhóm NVL Mã hóa Tên NVL Đơn vị tính
Bong Bông vải sợi Kilogram
CQB Cúc quần bò Cái
Chi01 Chỉ may Polyester Cuộn
Chi02 Chỉ tơ tằm Cuộn
KhoaQT Khóa dùng cho quần thường Cái
KhoaAK Khóa dùng cho áo khoác Cái
KhoaQC Khóa dùng cho quần
Bảng 3 8 Sổdanh điểm vật tư
Tổ chức quản lí nguyên vật liệu tại công ty
Việt Tiến là một trong những doanh nghiệp thực hiện thành công việc áp dụng hệ thống kiểm soát hàng tồn kho liên tục Áp dụng hệ thống này, mức tồn kho mỗi mặt hàng được theo dõi liên tục, bất kỳ một hoạt động xuất nhập khẩu nào cũng được công ty ghi chép và cập nhật cụ thể:
Kế toán NVL: Theo dõi, ghi chép hệ thống chứng từ, sổ sách về tình hình tăng, giảm NVL
Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch thu mua, xuất dùng, dự trữ Tiến hành lập phiếu Nhập - Xuất kho NVL
Cán bộ kho: Trực tiếp nhập, xuất, bảo quản NVL trong kho theo đúng quy định
Chính vì vậy công ty dễ dàng kiểm soát số lượng hàng tồn kho trong các khâu từ đó có hướng đi sao cho đúng đắn và phù hợp
Bên cạnh đó, công tác quản trị hàng tồn kho của Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến còn có tính thống nhất rất cao Mọi loại tồn kho (nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm) đều trải qua các khâu kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng , số lượng… Đồng thời lượng hàng tồn kho của Việt Tiến được tính toán rất cẩn thẩn dựa trên nhu cầu thực tế và dự báo nhu cầu tương lai của khách hàng
Quản lý NVL trong quá trình thu mua- nhập kho NVL
NVL nhập kho của công ty được nhập từ nhiều nguồn như: mua ngoài, phế liệu thu hồi,… Do có nhiều nguồn như vậy nên công ty tiến hành việc quản lí nhập kho cho từng nguồn cụ thể: Đối với NVL mua ngoài:
Sau khi Công ty kí hợp đồng mua bán NVL với người bán sẽ thông báo tới thủ kho về số lượng hang và thời gian nhận hang để chuẩn bị kho và thực hiện tiếp nhận Khi NVL về, cán bộ thống kê tiến hành giám định vật tu trước nhập kho nếu NVL đạt tiêu chuẩn thì căn cứ vào hóa đơn sẽ tiến hành nhập kho đúng và đủ số lượng, chủng loại Đối với phế liệu thu hồi
Sau quá trình sản xuất lượng phế liệu cụ thể là vải vụn, chỉ thừa,…sẽ được công ty tiến hành nhập kho để tái chế hoặc bán cho công ty khác Quy trình nhập kho cũng tương tự như mua ngoài Phiếu nhập kho lập thành 2 liên, một liên phân xưởng giữ và liên còn lại thủ kho giữ
Cuối mỗi tháng công ty tập hợp phiếu nhập kho để tiến hành lập bảng kê NVL nhập kho theo từng kho cụ thể theo từng mã sản phẩm để dễ dàng theo dõi
Quản lí NVL trong quá trình xuất dùng cho sản xuất Để đảm bảo cung ứng kịp thời cho quá trình sản xuất thì mỗi phân xưởng đều bố trí
1 kho riêng Mỗi kho NVL được kí hiệu theo mã đơn hàng Khi xuất kho, thủ kho sẽ xuất trực tiếp NVL theo định mức trong kế hoạch sản xuất sau đó kiểm tra chất lượng của số NVL đã xuất nếu đạt thì cán bộ kho sẽ ghi thẻ kho số lượng NVL thực xuất cả quy trình diễn ra đảm bảo hạn chế tối đa sai sót và thất thoát NVL
Cuối tháng thủ kho tính ra số lượng NVL tồn đồng thời kiểm kê trực tiếp NVL nhằm phát hiện thừa thiếu, hư hỏng để có biện pháp hợp lí Nếu đối chiếu sổ kế toán và sổ kiểm kê thực tế có chênh lệch thì kế toán sẽ lập biên bản để có biện pháp xử lí.
Đánh giá NVL tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến
3.2.3.1 Đối với nguyên vật liệu nhập kho
Trong nước: Vinatex là nhà cung ứng NVL sợi bông chủ yếu cho Việt Tiến
Giá trị NVL nhập kho = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ
Ví d ụ : Theo hóa đơn GTGT số 0002581 của Tập đoàn dệt may Vinatex, tại ngày 27/1/2022, mua nhập kho 14.000 kg Bông vải sợi với đơn giá 23.000 đồng/kg, giá chưa thuế GTGT 10%, Chi phí vận chuyển là 3.200.000 đồng
Trị giá thực tế NVL nhập kho được tính:
Giá NVL nhập kho = 14.000* 23.000 + 3.200.000 = 336.700.000 đồng Đơn giá nhập kho = 336.700.000/14.000 = 23.050đồng
Nước ngoài: Việt Tiến còn chủ yếu nhập khẩu NVL ở một số quốc gia như, Trung Quốc, Nhật Bản,… là những nơi có nguồn cung lớn chất lượng, giá cả ổn định
Giá thực tế NVL nhập kho = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí vận chuyển, bốc dỡ + Thuế nhập khẩu
3.2.3.2 Đối với nguyên vật liệu xuất kho
Công ty tính giá NVL xuất kho theo phương pháp FIFO (nhập trước- xuất trước)
Ví dụ: Tình hình nhập – xuất bông vải sợi trong tháng 1/2022 của công ty như sau: Tồn đầu kỳ : Bông vải sợi 9.000 kg, đơn giá 20.000 đồng/kg
− Ngày 05/1/2022 : Nhập 5.000 kg bông vải sợi, đơn giá 24.200 đồng/kg
− Ngày 10/1/2022: Xuất 10.000 kg bông vải sợi
− Ngày 15/1/2022: Nhập 15.000 kg bông vải sợi đơn giá 23.000 đồng
− Ngày 25/1/2022: Xuất 8.000 kg bông vải sợi Đơn giá xuất được tính như sau:
− Đơn giá xuất: 9.000 kg x 20.000 và 1.000 kg x 24.200
− Giá hàng xuất kho = 9.000 x 20.000 + 1.000 x 24.2000 = 204.200.000 đồng
− Đơn giá xuất: 4.000 kg x 24.200 và 4.000 kg x 23.000
− Giá hàng xuất kho = 4.000 x 24.200 + 4.000 x 23.000 = 188.800.000 đồng
Kế toán chi tiết NVL tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến
3.2.4.1 Chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng tại công ty
Những nghiệp vụ kinh tế phát sinh được công ty hạch toán tuân thủ đúng theo quy định của nhà nước Chứng từ kế toán là giấy tờ quan trọng, là căn cứ để lập các sổ kế toán, báo cáo của công ty giúp công ty giám sát chặt chẽ tình hình nhập, xuất, tồn của nguyên vật liệu cũng như quản lý hoạt động kinh doanh của công ty
Chứng từ kế toán nguyên vật liệu công ty Cổ phần may Việt Tiến tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành và công ty có tự thiết kế chứng từ phù hợp với nhu cầu thông tin của đơn vị Công ty đang sử dụng chứng từ kế toán để hạch toán nguyên vật liệu như sau:
− Phiếu đề nghị xuất vật tư
Tại ngày 02/01/2022, công ty mua 2000 mét vải kaki của công ty TNHH Minh Việt về nhập kho theo hóa đơn GTGT số 0000556 với tổng giá trị chưa thuế GTGT (thuế GTGT 10%) là 220.000.000 đồng (Hợp đồng mua bán số MV08/HĐ, hóa đơn GTGT số 0000556) tiền hàng chưa thanh toán
− Hợp đồng mua bán số MV08/HĐ (xem phụ lục 1.1)
− Hóa đơn GTGT số 0000556 (xem phụ lục 1.2)
− Phiếu nhập kho số 03 (xem phụ lục 1.3)
− Biên bản bàn giao số 03 (xem phụ lục 1.4)
Tại ngày 05/01/2022, mua 300 cuộn chỉ may Polyester và 200 cuộn chỉ bông của công ty TNHH Hải Nam, đơn giá chưa thuế GTGT lần lượt là 27.000 đồng và 25.000 đồng, chưa thanh toán tiền hàng Xuất trực tiếp 100 cuộn chỉ bông để sản xuất sản phẩm, số còn lại nhập kho (Hợp đồng mua bán số HN05/HĐ, hóa đơn GTGT số 0000565, mẫu số 01GTKT0/001, kí hiệu HN/22E)
− Hợp đồng mua bán HN05/HĐ (xem phụ lục 1.5)
− Hóa đơn GTGT số 0000565 (xem phụ lục 1.6)
− Phiếu nhập kho 04 (xem phụ lục 1.7)
− Biên bản bàn giao 04 (xem phụ lục 1.8)
Tại ngày 15/01/2022, xuất 1000 mét vải kaki và 100 cuộn chỉ bông cho phân xưởng để sản xuất sản phẩm
− Phiếu đề nghị xuất vật tư 02 (xem phụ lục 1.9)
− Phiếu xuất kho 06 (xem phụ lục 1.10)
− Biên bản bàn giao 07(xem phụ lục 1.11)
Tại ngày 18/01/2022, xuất kho 1500 mét Vải Polyester và 100 cuộn chỉ Polyester cho phân xưởng để sản xuất sản phẩm
− Phiếu đề nghị xuất vật tư 04 (xem phụ lục 1.12)
− Phiếu xuất kho 09 (xem phụ lục 1.13)
− Biên bản bàn giao 11 (xem phụ lục 1.14)
3.2.4.2 Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tại công ty
Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho NVL
Sơ đồ 3 4 Quy trình luân chuyển chứng từ nhập kho
Bước 1: Khi bộ phận sản xuất có nhu cầu mua nguyên vật liệu thì cần phải lập phiếu yêu cầu
Bước 2: Bộ phận sản xuất gửi phiếu yêu cầu đến bộ phận mua hàng được trưởng phòng xác nhận Bộ phận mua hàng căn cứ vào phiếu yêu cầu, hoàn thành làm các thủ tục mua vật liệu như lựa chọn vật tư và bản báo giá hợp lý để trưởng phòng xác nhận quyết định mua hàng
Bước 3: Sau khi quyết định mua hàng, phòng vật tư tiến hành lập hợp đồng mua hàng gửi đến giám đốc
Bước 4: Giám đốc nhận hợp đồng từ phòng vật tư rồi tiến hàng ký hợp đồng với nhà cung cấp
Bước 5: Căn cứ của hợp đồng mua hàng phòng vật tư thông báo với thủ kho về số lượng vật tư và thời gian nhận
Bước 6: Sau khi vật tư được giao cho thủ kho thì phòng vật tư tiến hành lập phiếu nhập kho chuyển cho người giao hàng ký xác nhận Đồng thời phiếu nhập kho cũng được chuyển cho thủ kho Thủ kho sau khi kiểm tra nhập đủ số lượng vật tư thì ký xác nhận vào phiếu nhập kho Căn cứ vào phiếu nhập kho thủ kho tiến hành lên thẻ kho
Bước 7: Căn cứ vào hóa đơn GTGT được nhà cung cấp giao cho nhân viên mua hàng của phòng vật tư ký xác nhận
Bước 8: Kế toán NVL căn cứ vào phiếu yêu cầu, hợp đồng, phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT để ghi sổ kế toán chi tiết NVL Sau đó kế toán nguyên vật chuyển toàn bộ chứng từ gồm: phiếu yêu cầu, hợp đồng mua hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT cho kế toán có liên quan
Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho NVL
Sơ đồ 3 5 Quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho
Bước 1: Khi bộ phận sản xuất có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu thì lập phiếu yêu cầu vật tư gửi lên phòng cung ứng vật tư
Bước 2: Phòng cung ứng vật tư xác nhận vào phiếu yêu cầu Căn cứ vào phiếu yêu cầu, nhân viên phòng cung ứng vật tư lập phiếu xuất kho, sau đó lập phiếu xuất kho và xác nhận
Bước 3: Phòng cung ứng vật tư chuyển phiếu xuất kho được kếtoán trưởng ký, kí xác nhận
Bước 4: Kế toán trưởng chuyển phiếu xuất kho sau khi kí xác nhận đến thủ tho Thủ kho sau khi xuất vật liệu đến bộ phận sản xuất sẽ ký xác nhận và ghi thẻ kho Bước 5: Thủ kho chuyển phiếu xuất kho đến kế toán NVL
Bước 6: Kế toán NVL tiến hàng ghi sổ kế toán NVL và sổ kế toán liên quan
3.2.4.3 Quy trình ghi sổ kế toán tại công ty
Công ty Cổ phần may Việt Tiến lựa chọn hạch toán kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song
Sơ đồ 3 6 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Tại kho : Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho để tiến hành ghi số lượng thực nhập, xuất kho của nguyên vật liệu vào các sổ (thẻ) kho theo từng nguyên vật liệu nhằm theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu
Trích các thẻ kho nguyên vật liệu
Thẻ kho chỉ bông ( xem phụ lục 2.1)
Thẻ kho Vải kaki ( xem phụ lục 2.3)
Thẻ kho Vải Polyester ( xem phụ lục 2.4)
Thẻ kho Bông vải sợi ( xem phụ lục 2.5)
Tại phòng kế toán : Kế toán nguyên vật liệu căn cứ vào hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, các biên bản bàn giao để ghi số lượng và giá trị vào sổ chi tiết nguyên vật liệu Đồng thời đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa sổ chi tiết nguyên vật liệu và thẻ kho
Trích các sổ chi tiết nguyên vật liệu
Sổ chi tiết chỉ bông (xem phụ lục 2.6)
Sổ chi tiết chỉ Polyester (xem phụ lục 2.7)
Sổ chi tiết Vải kaki (xem phụ lục 2.8)
Sổ chi tiết Vải Polyester (xem phụ lục 2.9)
Sổ chi tiết Bông vải sợi (xem phụ lục 2.10)
Cuối tháng , kế toán nguyên vật liệu thực hiện tính toán số cuối kỳ trên các sổ chi tiết nguyên vật liệu để lập bảng tổng hợp nhập – xuất – Tồn nguyên vật liệu và đối chiếu với sổ cái 152
Trích bảng tổng hợp Nhập –Xuất –Tồn nguyên vật liệu (xem phụ lục 2.11)
Kế toán tổng hợp NVL tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác kế toán của đơn vị, công ty đã lựa chọn hình thức ghi sổ kế toán là hình thức nhật ký chung
Sơ đồ 3 7 Quy trình ghi sổ kế toán NVL theo hình thức nhật kí chung
Sau khi căn cứ vào hợp đồng mua bán, hóa đơn GTGT, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi sổ kế toán chi tiết, kế toán tiếp tục tiến hành ghi sổ nhật ký chung Số liệu ghi trên sổ Nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ Cái tài khoản
Sổ nhật ký chung: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản
Trích sổ nhật ký chung ( xem phụ lục 2.12)
Sổ cái tài khoản 152: dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng và cả năm
Trích sổ cái tài khoản 152 ( xem phụ lục 2.13)
Tại Phần 3, nhóm em trình bày khái quát về Tổng Công ty Cổ Phần May Việt Tiến, quá trình hình thành và phát triển, thành tự nổi bật từ khi mới thành lập đến thời điểm hiện tại năm 2023 cũng như sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu và định hướng phát triển của công ty ở thời điểm hiện tại đến tương lai Đông thời tìm hiểu sâu về bộ máy của công ty và quy trình sản xuất sản phẩm thực tế tại công ty, đặc điểm của sản phẩm chính và sự ảnh hưởng của sản phẩm đến tổ chức công tác kế toán
Từ những cơ sở lý thuyết chung nhóm em đẽ nêu ở Phần 2, chúng em đã tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty về cách phân loại nguyên vật liệu, quy trình quản lý nguyên vật liệu tại kho và trong quá trình nhập - xuất Quy trình luân chuyển chứng từ, sổ sách kế toán công ty sử dụng, trên cơ sở đó giúp chúng em hiểu rõ hơn về công ty và hoạt động của bộ máy kế toán tại công ty nói chung và của kế toán nguyên vật liệu nói riêng
Từ tình hình hoạt động thực tế tại công ty mà chúng em tìm hiểu được tại
Phần 3 chúng em đã tìm ra được một sốưu điểm, nhược điểm còn tồn tại tại công ty và đưa ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến.
THẢO LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Đánh giá chung về công tác kế toán NVL tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến
Bộ máy kế toán: Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh và gọn nhẹ, phù hợp với tình hình thực tế của công ty và quy mô hoạt động loại hình sản xuất kinh doanh Đội ngũ nhân viên kế toán có trình độ, năng lực đồng đều, có tinh thần trách nhiệm cao Bộ máy kế toán được tổ chức theo mô hình tập trung đáp ứng yêu cầu theo dõi chi tiết, tổng hợp ở các công ty, tập trung được thông tin kinh tế phục vụ kịp thời cho lãnh đạo quản lý doanh nghiệp
Hệ thống tài khoản: Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hàng theo TT200/2014/TT – BTC Việc áp dụng hệ thống tài khoản của công ty là hoàn toàn phù hợp với quy mô của công ty Kế toán mở thêm một số tài khoản chi tiết cấp 2, cấp 3 để dễ trong việc theo dõi chi tiết từng hoạt động Trong công tác hạch toán NVL, công tác phân loại và theo dõi trên các tài khoản chi tiết của từng loại nguyên vật liệu giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi các chi phí phát sinh và giúp cho việc quản lý chi phí, định mức chi phí dễ dàng hơn
Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán: Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán về NVL của công ty được lập tương đối đầy đủ theo đúng quy định của Chế độ kế toán Việt nam và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Sổ kế toán tổng hợp NVL được tổ chức theo hình thức Nhật ký chung với những mẫu sổ đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, công tác hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song đơn giản, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu Như vậy, công ty có điều kiện để quản lý tốt nguyên vật liệu và hạch toán chặt chẽ đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra tại công ty
Hệ thống báo cáo kế toán: Hệ thống BCTC được lập đầy đủ, theo đúng mẫu quy định và đảm bảo thời hạn nộp Ngoài các sổ do Nhà nước quy định, công ty còn có các mẫu bảng tự thiết kế cho hoạt động của mình như: Báo cáo quản trị về công nợ, Báo cáo quản trị về tài chính, …Chấp hàng các chính sách, chế độ của nhà nước: Nhìn chung công ty đã chấp hàng đầy đủ các chính sách, chế độ kế toán tài
Với những ưu điểm trên, song công tác kế toán NVL của công ty cổ phần may Việt Tiến vẫn tồn tại một số nhược điểm cần phải hoàn thiện và khắc phục
Về công tác kiểm tra nguyên vật liệu tại thời điểm nhập kho:Công ty không có bộ phận nhận hàng độc lập, việc nhận hàng sẽ do bộ phận kho phụ trách
Do khối lượng hàng nhập khá thường xuyên nên tại thời điểm nhận hàng, thủ kho chỉ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với bên giao về quy cách, số lượng, việc kiểm tra kỹ càng, chi tiết chất lượng của NVL được tiến hành khi hàng đã nhập vào kho Do vậy mà khi xảy ra sai sót trong quá trình giao nhận như thừa thiếu số lượng, sai hỏng quy cách, chất lượng của NVL thì việc xử lí sẽ chậm hơn Thủ kho không lập Biên bản kiểm nghiệm vật tư, hàng hóa nên sẽ dễ xảy ra sai sót, gian lận
Vềcông tác đánh giá nguyên vật liệu:
Với việc công ty áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước, kế toán có thể tính giá NVL xuất kho kịp thời, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng Tuy nhiên, do tính chất ngành may mặc việc xuất nhập NVL diễn ra liên tục, thủ tục chứng từ tương đối nhiều Với số lần xuất NVL trong kì nhiều, khối lượng NVL mỗi lần xuất lớn, công ty chọn phương pháp nhập trước xuất trước sẽ tốn thời gian và công sức để tính giá xuất kho
Hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần may Việt Tiến chủ yếu tập trung vào các mặt hàng may mặc Trong đó, hoạt động chính là sản xuất kinh doanh hàng may majwjc và gia công các loại quần áo may sẵn, dẫn đến việc khó khăn khi theo dõi tình hình nhập xuất NVL, yêu cầu công ty phải theo dõi riêng cho từng đối tượng Trường hợp nhận gia công các loại quần áo may sẵn, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng Do đó không có sự luân chuyển sổ sách gây khó khăn cho việc quản lí NVL và kiêm tra đối chiếu sổ sách kế toán
Về công tác kế hoạch NVL:
Công ty xác định nhu cầu NVL trên cơ sở là dựa vào đơn hàng từ đối tác chính vì vậy việc xác định nhu cầu NVL chỉ mang tương đối, độ chính xác chưa cao Trong quá trình sản xuất có thể gặp tình trạng gián đoạn khi thiếu nguyên vật liệu 90% NVL dùng cho sản xuất tại công ty là nhập khẩu ở nước ngoài vì vậy các loại chi phí ví dụ như chi phí vận chuyển cao, ngoài chi phí còn bị áp đặt bởi thuế nhập khẩu và tác động của biến động thị trường, chênh lệch tỷ giá dẫn đến giá cả NVL nhập về không phải là giá tối ưu Ngoài ra công ty còn phải đối mặt với việc đứt gãy chuỗi cung ứng NVL do sự tác động của các yếu tố khách quan dẫn đến việc thiếu NVL trong quá trình sản xuất nếu quá trình đứt gãy không được khắc phục kịp thời
Về luân chuyển chứng từ kế toán:Việc ghi nhận và hạch toán nghiệp vụ nhập nhập kho NVL tại phòng kế toán chỉ căn cứ vào hóa đơn GTGT, hợp đồng mua bán và phiếu nhập kho do thủ kho chuyển đến mà không có biên bản kiểm nghiệm vật tư hoặc biên bản nhận hàng nên việc hạch toán NVL thực nhập có thể không chính xác Hơn nữa, việc luân chuyển chứng từ giữa các phòng bàn diễn ra thường xuyên, tuy nhiên các bộ phận phòng ban này không có biên bản giao nhận chứng từ nên rất dễ xảy ra tình trạng mất mát chứng từ Khi xảy ra mất mát không quy được trách nhiệm cho ai, dẫn đến trình trạng thiếu trách nhiệm, buông lỏng việc quản lý chứng từ.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán NVL tại Tổng Công ty Cổ phần
Hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm nghiệm nguyên vật liệu: Công ty nên thành lập bộ phận nhận hàng riêng, trong đó có đại diện của bộ phận kho (thủ kho), phòng kinh doanh Khi nhà cung cấp giao hàng về đến công ty, bộ phận nhận hàng căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc phiếu giao hàng, hợp đồng mua bán để tiến hành kiểm tra, đối chiếu quy cách, chủng loại, số lượng và chất lượng lô hàng thực tế giao nhận Sau đó, lập biên bản kiểm nghiệm vật tư có xác nhận, đầy đủ chữ ký của bộ phận nhận hàng của công ty và bên giao hàng Qua quá trình kiểm tra, đối chiếu nếu phát hiện hàng nhập không đjat yêu cầu thì cần lập tức liên hệ với phía nhà cung cấp và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và hướng xử lý thích hợp
Hoàn thiện luân chuyển chứng từ: Công ty nên lập sổ giao nhận chứng từ khi luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban Mỗi khi luân chuyển chứng từ thì các bên giao nhận chứng từ phải ký nhận vào sổ giao nhận chứng từ Nếu xảy ra tình trạng mất chứng từ cũng dễ quy trách nhiệm cho đúng người, đúng bộ phận để có biện pháp xử lý Việc làm này giúp quản lý chặt chẽ các chứng từ của công ty, hơn nữa cũng nâng cao tinh thần trách nhiệm cho cán bộ công nhân viên đối với việc
Hoàn thiện công tác đánh giá nguyên vật liệu:Công ty nên áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ để dễ dàng tính giá xuất kho Với số lần xuất nguyện vật liệu khá nhiều, chọn phương phương tính bình quân gia quyền cả kì dự trữ sẽ giúp tiết kiệm thời gian, dễ làm, giảm nhẹ việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu không phụ thuộc vào số lần nhập xuất của danh điểm vật tư
Hoàn thiện công tác kế hoạch NVL: Khi xác định nhu cầu NVL công ty cần kết hợp cả lượng đơn hàng và kết quả phân tích dự báo nghiên cứu thị trường của các cơ quan nghiên cứu từ đó xác định lượng NVL dự trữ sao cho hợp lí tối ưu, chi phí tránh trường hộp thiếu NVL hoặc dự trữ nhiều dẫn đến chi phí lưu kho lớn Trong quá trình thu mua cũng như tiếp nhận NVL cần kiểm tra chất lượng và số lượng đảm bảo NVL nhập về đủ tiêu chuân Đồng thời nên kết hợp công nghệ trong quá trình kiểm tra để đạt độchính xác cao hơn Tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ thu mua đồng thời có những khen thưởng và xử phạt cho những cá nhận, bộ phậm làm tốt và không tốt Ngoài ra, công ty cần tích cực nghiên cứu tìm ra nguồn NVL đảm bảo chất lượng với chi phí thấp
Trong chương 4, thông qua việc đánh giá ưu điểm, nhược điểm công tác kế toán nguyên vật liệu tại Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến, nhóm chúng em đã đưa ra những các giải pháp phù hợp giúp hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Giáo trình Kế toán tài chính phần 1&2, NXB Thống kê, 2020
[2] "MISA Melnvoice," 07 09 2022 [Online] Available: meinvoice.vn
[3] "Tổng Công ty Cổ phần Việt Tiến," [Online] Available: viettien.com.vn
[4] Thông tư 200/2014/TT-BTC, Bộ Tài Chính, 2014
Phụ lục 1 1 Hợp đồng mua bán số MV08/HĐ
Phụ lục 1 2 Hóa đơn GTGT số 0000556
Phụ lục 1 3 Phiếu nhập kho số 03
Phụ lục 1 4 Biên bản bàn giao số 03
Phụ lục 1 5 Hợp đồng mua bán HN05/HĐ
Phụ lục 1 6 Hóa đơn GTGT số 0000565
Phụ lục 1 7 Phiếu nhập kho 04
Phụ lục 1 8 Biên bản bàn giao 04
Phụ lục 1 9 Phiếu đề nghị xuất vật tư 02
Phụ lục 1 10 Phiếu xuất kho 06
Phụ lục 1 11 Biên bản bàn giao 07
Phụ lục 1 12 Phiếu đề nghị xuất vật tư 04
Phụ lục 1 13 Phiếu xuất kho 09
Phụ lục 1 14 Biên bản bàn giao 11
Phụ lục 2.1 Thẻ kho chỉ bông
Phụ lục 2.2 Thẻ kho chỉ Polyester
Phụ lục 2.3 Thẻ kho vải kaki
Phụ lục 2.4 Thẻ kho vải Polyester
Phụ lục 2.5 Thẻ kho bông vải sợi
Phụ lục 2.6 Sổ chi tiết chỉ bông
Phụ lục 2.7 Sổ chi tiết chỉ Polyester
Phụ lục 2.8 Sổ chi tiết vải kaki
Phụ lục 2.9 Sổ chi tiết vải Polyester
Phụ lục 2.10 Sổ chi tiết bông vải sợi
Phụ lục 2.11 Trích bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn nguyên vật liệu
Phụ lục số 2.12 Trích sổ nhật ký chung