1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Văn hóa ẩm thực trong sáng tác của di li (qua tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và nửa vòng trái đất uống một ly trà)

121 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa ẩm thực trong sáng tác của Di Li (qua Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và nửa vòng trái đất uống một ly trà)
Tác giả Phạm Thị Hằng
Người hướng dẫn TS. Nghiêm Thị Hồ Thu
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn hóa và Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,63 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (5)
  • 2. Lịch sử vấn đề (6)
  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 4. Mục đích nghiên cứu (13)
  • 5. Nhiệm vụ nghiên cứu (14)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn (15)
  • 8. Cấu trúc luận văn (16)
  • CHƯƠNG 1 VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ TÁC GIẢ DI LI (17)
    • 1.1. Khái quát chung về văn hóa ẩm thực (17)
      • 1.1.1. Văn hóa (17)
      • 1.1.2. Văn hóa ẩm thực (18)
    • 1.2. Văn hóa ẩm thực trong văn học Việt Nam (20)
      • 1.2.1. Văn hóa ẩm thực trong văn học dân gian Việt Nam (20)
      • 1.2.2. Văn hóa ẩm thực trong văn học trung đại Việt Nam (22)
      • 1.2.3. Văn hóa ẩm thực trong văn học hiện đại Việt Nam (25)
    • 1.3. Di Li- một nhà văn có dấu ấn đặc sắc (33)
      • 1.3.1. Sự xuất hiện của Di Li trên văn đàn (33)
      • 1.3.2. Di Li- một nhà văn có dấu ấn văn hóa đặc sắc (35)
    • 1.4. Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà - Mùi xứ sở về văn hóa ẩm thực (36)
  • CHƯƠNG 2 THIÊN ĐƯỜNG ẨM THỰC ĐA SẮC MÀU TRONG TÙY BÚT 37 2.1. Màu sắc ẩm thực trong tùy bút (41)
    • 2.1.1. Màu sắc ẩm thực Việt Nam và thế giới (41)
    • 2.1.2. Màu sắc ẩm thực truyền thống và hiện đại (49)
    • 2.2. Con người văn hóa trong tùy bút (54)
      • 2.2.1. Cái tôi trữ tình (54)
      • 2.2.2. Cộng đồng văn hóa ẩm thực (67)
    • 2.3. Giá trị giao lưu và tiếp biến trong tùy bút (75)
      • 2.3.1. Giao lưu và tiếp biến ẩm thực qua các thời kì (75)
      • 2.3.2. Giao lưu và tiếp biến ẩm thực qua các vùng miền (78)
  • CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA ẨM THỰC QUA TÔI ĐÃ ĂN CẢ CÁNH ĐỒNG HOA VÀ NỬA VÒNG TRÁI ĐẤT UỐNG MỘT LY TRÀ (82)
    • 3.1. Ngôn ngữ sinh động, tài hoa (82)
      • 3.1.1. Sự liên thông tri thức qua ngôn từ (83)
      • 3.1.2. Ngôn ngữ so sánh mới lạ, sinh động (87)
    • 3.2. Nghệ thuật miêu tả hấp dẫn thể hiện khả năng quan sát tinh tế (92)
      • 3.2.1. Miêu tả món ăn (92)
      • 3.2.2. Miêu tả cảnh quan, thiên nhiên (95)
      • 3.2.3. Miêu tả con người (98)
    • 3.3. Giọng điệu thể hiện cái tôi trữ tình đầy cá tính (101)
      • 3.3.1. Giọng điệu hiện đại, cá tính (102)
      • 3.3.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh (105)
      • 3.3.3. Giọng điệu hoài niệm, tâm tình (109)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (116)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC PHẠM THỊ HẰNGVĂN HÓA ẨM THỰC TRONG SÁNG TÁC CỦA DI LI QUA TÔI ĐÃ ĂN CẢ CÁNH ĐỒNG HOA VÀ NỬA VÒNG TRÁI ĐẤT UỐNG MỘT LY TRÀNgành: Văn học Việt NamMã số: 822

Lịch sử vấn đề

Di Li là cây bút trẻ bản lĩnh và cá tính khi dám mạnh dạn đi vào con đường sáng tác hấp dẫn nhưng cũng đầy chông gai với lối viết độc đáo Vì vậy, trong những năm gần đây có rất nhiều các bài in trên các tạp chí và internet viết về nữ nhà văn trẻ này đã gây được tiếng vang trên văn đàn Nhưng nhìn chung các bài viết mới dừng lại ở việc nhận xét về cuộc đời của Di Li và đánh giá một số tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết trinh thám - kinh dị mà chưa có cái nhìn chuyên sâu và tổng thể về thể loại tùy bút của nhà văn

2.1 Những bài viết về tác giả Di Li

Di Li là một nhà văn tài năng đã thổi một làn gió mới, với tốc độ và văn phong rất mới mẻ tạo nên dấu ấn mạnh mẽ trong nền văn học Việt Nam hiện đại Vì vậy, có khá nhiều nhà phê bình, nghiên cứu quan tâm đến cuộc đời, con người của nữ nhà văn trẻ này

Trong bài viết Ba nữ nhà văn đa tài của văn đàn Việt Nam của Mộc Miên trên Báo VnExpress (tháng 6 năm 2014), tác giả đã giới thiệu ba nữ nhà văn trẻ trung, xinh đẹp và năng động là: Phan Việt, Quỳnh Trang và Di Li Nhưng Di Li nổi bật lên là cây bút sung sức của văn học trẻ đương đại Với tính cách tự do, khám phá của chị, nữ nhà văn không chỉ là cây bút trinh thám có tiếng vang mà còn đóng góp tích cực với thể loại khác như truyện ngắn, ký sự, tản văn…

Vì sao mỗi thể loại nhà văn lại có những trải nghiệm phong phú? Huyền Nga đã lý giải qua bài viết Nhà văn Di Li: "Đi xa để biết trở về" trong Báo Sức khỏe và đời sống (tháng 4 năm 2010) minh chứng cho những chuyến đi trải nghiệm của nhà văn- đó là hành trình lặng lẽ khám phá để tiếp cận nhiều nền văn hóa trên thế giới- cả tương đồng lẫn khác biệt Những chuyến đi xa đó của nhà văn là nguồn cảm xúc vô tận trải dài trên mỗi trang viết

Nhận xét về con người của Di Li, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn có bài viết Nhà văn Di Li: Tài hoa, xinh đẹp và đa đoan (Báo vanvn.vn, tháng 6 năm

2021) Bài viết với tình yêu mến của nữ nhà thơ đã kể lại những kỉ niệm đáng nhớ cùng Di Li trong những chuyến đi khám phá những vùng đất mới Đọng lại trong kí ức của nhà thơ: Di Li là một cô gái trẻ trung, xinh đẹp, vô cùng chu đáo, tận tình nhưng cũng vô cùng đa đoan Cùng cảm nhận về con người Di Li,

Trần Ngọc Hà cũng có bài viết Nhà văn “hót” Di Li: Đa đoan, nhàn hạ trên báo Công An nhân dân, tháng 6, năm 2010

Viết về phong cách làm việc của Di Li, trên Báo Đại đoàn kết, Trang PS đã viết: Nhà văn Di Li: Chỉ hài lòng khi sống và làm việc điên cuồng (tháng 6 năm 2021) Bài báo đã khái quát phong cách sống và làm việc của nhà văn Di

Li dù ở bất cứ lĩnh vực nào, chị cũng luôn tập trung và trách nhiệm để hoàn thành xuất sắc công việc Nhưng chị cũng là người biết tận hưởng những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống mà nhiều người đã lỡ bỏ qua Đặc tả phong cách viết đặc biệt, với một lối đi riêng của Di Li, Nguyễn Phú có bài viết Nhà văn Di Li – Người đẹp trinh thám vào khu rừng chữ (Báo Công an Nhân dân, tháng 9 năm 2022) Mỗi tác phẩm của Di Li là tổng hòa của những yếu tố cảm xúc văn chương và khối lượng kiến thức dồi dào vừa đằm sâu, vừa chân thực

Như vậy, có thể thấy những bài ghi chép, phỏng vấn, trò chuyện với nhà văn Di Li trong các báo và tạp chí trên đều có nhận định chung về con người của nhà văn Di Li: Đó là cây bút sung sức của văn học trẻ Việt Nam đương đại Một nhà văn yêu tự do, yêu khám phá, với ngọn lửa đam mê văn chương chưa khi nào nguội lạnh để người đọc đủ hình dung về sự năng động, đa tài của nhà văn Một nữ nhà văn luôn có vẻ đẹp của sự trải nghiệm phong phú, óc quan sát tinh tế, phơi mở những tầng văn hóa khác biệt với cảm xúc đằm vị và đặc biệt Chị vẫn đang ngày đêm thám hiểm vào khu rừng ngôn ngữ để chinh phục những đỉnh cao Tuy nhiên, chưa có bài viết nào nghiên cứu sâu về phong cách riêng biệt của Di Li một cách cụ thể và chi tiết như một đối tượng nghiên cứu thực sự

Di Li cũng là tác giả của thể loại truyện trinh thám hiện đại được đông đảo độc giả yêu thích tại Việt Nam Nội dung của các truyện này hoàn toàn dựa vào lôgic và trí tưởng tượng của nhà văn Tuy chưa từng được học qua trường lớp đào tạo về chuyên ngành điều tra, hình sự nhưng nữ văn sĩ đã có nhiều sáng tạo trong cách viết, hấp dẫn và đầy mê hoặc

“Cô đơn trên Everest” cùng nhà văn Di Li (HM, Báo Thanh Niên, tháng

1 năm 2021) là bài viết phát hiện những nét đặc sắc trong tác phẩm Cô đơn trên

Everest của Di Li Đó là những trải nghiệm vô cùng độc đáo trong chuyến hành hương của nhà văn cùng các bạn đồng hành nữ giới đến các thánh địa Phật giáo lâu đời nhất Độc giả vô cùng yêu thích cuốn tiểu thuyết trinh thám này bởi phong cách hài hước xen lẫn bất ngờ, thú vị, thậm chí mang lại cảm giác hồi hộp đến nghẹn thở theo những bước chân dọc bờ sông Hằng của nhà văn

Bàn về thể loại truyện trinh thám- kinh dị, Hà Linh trên báo Vnexpress.net, ngày 13/02/2009 có bài viết đánh giá về tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ với nhan đề “Di

Li và tiểu thuyết trinh thám kinh dị đầu tiên” Bài báo đã đưa ra nhận định: “Cây bút nữ Di Li đã thực sự gây bất ngờ khi tung ra cuốn tiểu thuyết kết hợp cả chất trinh thám và kinh dị” Như vậy có thể thấy, Di Li là nhà văn đầu tiên tạo nên hình thức kết hợp giữa trinh thám và kinh dị Bài viết cũng cho độc giả thấy được lý do vì sao Di Li lại chọn sự kết hợp vô cùng độc đáo này Đó cũng xuất phát từ chính tính cách và sở thích của chị Chị luôn đam mê những chuyến phiêu lưu mạo hiểm, và khi không thể phiêu lưu ở ngoài đời, chị đã dấn thân vào trang sách rồi thổi hồn vào những câu chuyện với kết cấu chặt chẽ, mạch cảm xúc kín, khiến độc giả như bị mê hoặc, lạc lối theo Những câu chuyện đó không hề dễ đoán như các tác phẩm trinh thám thông thường của Việt Nam

Trong bài giới thiệu “Trại Hoa Đỏ”- tiểu thuyết trinh thám kinh dị Việt Nam đầu tiên trên Tve-4u (2/10/2013), ông Nguyễn Thụ, Phó Giám đốc NXB

Công an Nhân dân cho rằng: “Với tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ, nhà văn Di Li là người đầu tiên khai mở một thể loại tiểu thuyết kết hợp giữa trinh thám và kinh dị” Như vậy, có thể thấy với sự xuất hiện của Trại Hoa Đỏ, các bài viết đều có chung một nhận định: nền văn học Việt Nam có một món ăn lạ và hấp dẫn, thực sự gây bất ngờ với lối viết kết hợp cả trinh thám và kinh dị như vậy

Trong dòng thể loại trinh thám- kinh dị của Di Li, không thể không nhắc đến tiểu thuyết Câu lạc bộ số 7 Tiểu thuyết đã dẫn dắt người đọc đi qua nhiều chi tiết ly kỳ, rùng rợn vì vậy thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các nhà văn, nhà phê bình Lời giới thiệu mở đầu tiểu thuyết này được nhà văn Nguyễn Quang Thiều viết: “Di Li có một phẩm chất vô cùng quan trọng trong sáng tạo thể loại trinh thám, đó là sự kiên nhẫn hay khả năng mai phục” Lời giới thiệu của Nguyễn Quang Thiều cũng cùng quan điểm với đạo diễn Quốc Trọng trong lời giới thiệu ở trang bìa cuốn sách: “Câu chuyện khiến người đọc bị cuốn theo một cách mê mụ bởi các chi tiết và tình huống Chính sự đan cài khéo léo các tình tiết tưởng chừng vô nghĩa đã khiến độc giả luôn bị nhầm lẫn trong việc đoán định câu chuyện Căng thẳng Hồi hộp Trộn lẫn không khí đôi phần ma mị dường như vẫn là phong cách mang đậm chất Di Li trong Câu lạc bộ số 7”

Qua lời giới thiệu với góc nhìn sâu sắc và tinh tế của các nhà văn đã khẳng định

Di Li thực sự là một khuôn mặt hiếm hoi của thể loại trinh thám hiện đại

Mục đích nghiên cứu

- Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về tùy bút của Di Li, đề tài nhằm làm rõ những đặc điểm cơ bản trong tùy bút của nhà văn từ góc nhìn văn hóa ẩm thực qua Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà

- Đi sâu tìm hiểu phong cách của nhà văn Di Li qua cặp đôi tùy bút Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà

- Làm rõ những đặc điểm nổi bật trong tùy bút để thấy giá trị của tác phẩm

- Nhận diện sự tồn tại và tiếp nối các mạch nguồn văn hóa ẩm thực được biểu hiện trong Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà, từ đó thấy được giá trị văn hóa của tùy bút trong văn học hiện đại.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu các thông tin, công trình nghiên cứu về Di Li và tùy bút của Di

Li đặc biệt là tùy bút Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà để đưa ra những vấn đề mới cần nghiên cứu trong đề tài

- Chỉ ra những yếu tố văn hóa ẩm thực trong tùy bút Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà của Di Li

- Phân tích, thu thập các ngữ liệu để chỉ ra những đặc sắc về văn hóa ẩm thực trong tùy bút của Di Li qua tập Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà

- Phân tích, làm rõ giá trị văn văn hóa ẩm thực thể hiện trong tùy bút của

Di Li qua tập Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà

- Nghiên cứu, tìm hiểu những hình thức nghệ thuật thể hiện văn hóa ẩm thực trong Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà.

Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài “Văn hóa ẩm thực trong sáng tác của Di Li (Qua Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà”), chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp chúng tôi cắt nghĩa, phát hiện các giá trị văn hóa kết tinh trong tùy bút của Di Li Từ phân tích, tổng hợp nội dung trong tùy bút rút ra được những luận điểm chính của luận văn

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Phương pháp này giúp chúng tôi cắt nghĩa được các hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và mối quan hệ với nội dung để chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật của tùy bút, góp phần làm sáng tỏ giá trị văn hóa ẩm thực trong cách viết của Di Li

- Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Phương pháp này thiên về giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nét mới của tác phẩm, trên cơ sở tìm hiểu sự chi phối các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, quan niệm về con người … từng tồn tại trong một không gian văn hóa qua cách cảm, cách nghĩ, ngôn ngữ Đồng thời khai thác những đặc trưng văn hóa trong ẩm thực mỗi vùng miền

- Phương pháp so sánh: Đây cũng là một phương pháp cần thiết giúp chúng tôi đối chiếu các vấn đề ở cả hai bình diện đồng đại và lịch đại; so sánh ở nội bộ tác phẩm của một nhà văn, so sánh giữa tác phẩm của các nhà văn cùng viết về đề tài với nhau nhằm khám phá và làm nổi bật nét văn hóa sâu đậm, rất riêng của nhà văn Di Li Qua đó thấy được nét giống và khác nhau về văn hóa ẩm thực mỗi vùng miền, mỗi quốc gia.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Việc nghiên cứu đề tài “Văn hóa ẩm thực trong sáng tác của Di Li (Qua

Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà”) đã đem lại một số ý nghĩa về khoa học và thực tiễn sau:

- Có cái nhìn tổng thể, toàn diện về tùy bút ẩm thực của Di Li dưới góc nhìn văn hóa qua bộ đôi tác phẩm Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà

- Thấy được giá trị kết tinh trong sáng tác của Di Li đồng thời chỉ ra được đóng góp của nhà văn trong phát hiện, tôn vinh, góp phần gìn giữ, trân trọng các giá trị văn hóa vùng miền qua ẩm thực

- Là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về thể loại tản văn, nhà văn Di Li cũng như nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa

- Luận văn có ý nghĩa giúp người đọc tự hào, trân trọng, bảo tồn các giá trị văn hóa của quê hương, xứ xở mình.

Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Văn hóa ẩm thực trong dòng văn học Việt Nam và tác giả Di Li Chương 2: Thiên đường ẩm thực đa sắc màu trong tùy bút

Chương 3: Đặc điểm nghệ thuật thể hiện văn hóa ẩm thực qua Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà

VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM VÀ TÁC GIẢ DI LI

Khái quát chung về văn hóa ẩm thực

Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu, cách lý giải khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Người ta có thể hiểu văn hóa như một hoạt động sáng tạo của con người, nhưng cũng có thể hiểu văn hóa như là lối sống, thái độ ứng xử, lại cũng có thể hiểu văn hóa như một trình độ học vấn

Theo quan niệm của UNESCO, “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống và giá trị, tập tục và tín ngưỡng.” [7, tr 10] Trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần

Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [65, tr.10]

Như vậy, với các định nghĩa này thì nội hàm của khái niệm văn hóa bao gồm: Thứ nhất, văn hóa được xem là văn học và nghệ thuật

Thứ hai, văn hóa được xem là lối sống (ngôn ngữ giao tiếp, ẩm thực, trang phục, cách cư xử…) cùng đạo đức, truyền thống, đức tin…, tức hệ thống các giá trị tinh thần của một người, một nhóm người hay một xã hội

Thứ ba, văn hóa được xem là tất cả các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người

Từ các định nghĩa trên, có thể hiểu văn hoá theo hai nghĩa rộng - hẹp Nghĩa rộng, văn hoá bao gồm các giá trị vật chất (văn hoá vật chất) và giá trị tinh thần (văn hoá tinh thần) do con người sáng tạo ra và tích lũy qua hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử, mang đậm bản sắc dân tộc Văn hóa theo nghĩa hẹp như văn học, nghệ nghệ thuật, học vấn…

Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận văn là ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi hiểu, vận dụng và xem xét khái niệm văn hoá ở hai góc độ: văn hóa vật chất (các món ăn) và văn hóa tinh thần (cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh… của các món ăn đó)

Văn hóa ẩm thực - với sự thực hành ăn uống - nằm trong di sản văn hóa nói chung Nó tham gia tích cực vào việc phản ánh bản sắc văn hóa dân tộc, bởi ăn uống là một trong những nhu cầu cơ bản của con người để duy trì và phát triển sự sống Vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà dân gian có câu: “có thực mới vực được đạo” C.Mác cũng đã từng nói: “Con người nghĩ đến chuyện ăn, ở, mặc trước khi nghĩ đến chuyện làm văn hóa, chính trị, tôn giáo…” để thấy rõ đây là nhu cầu đầu tiên, thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại, sự sống cho cơ thể Một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sẽ mang lại sức khỏe tốt, điều kiện đầu tiên mở ra mọi hoạt động khác của con người Ăn uống không đơn thuần chỉ là vật chất, dẫu rằng có gắn bó mật thiết đến sinh lý, sinh học, sinh thái học Trước kia, miếng ăn cốt để no lòng, bây giờ yếu tố ấy còn thể hiện một triết lí nhân sinh, một nét ứng xử trong cộng đồng Vì thế, con người đã biết quan tâm đến tính thẩm mỹ của món ăn: ăn bằng mắt, bằng mũi, bằng tất cả các giác quan và các món ăn, thức uống được chế biến, bày biện một cách đặc sắc, cầu kỳ hơn

Trong cuộc hội thảo quốc tế của Cộng đồng Pháp ngữ về di sản văn hóa ẩm thực Việt Nam ở Hà Nội, Trần Quốc Vượng đã phát biểu: “Tôi không chỉ đơn giản xếp ăn uống vào phạm trù văn hóa vật chất hay văn hóa vật thể của UNESCO mà lại xếp ăn uống vào văn hóa nói chung, bao gồm cả cái hữu thể và cái vô thể, cái nhận thức và cái tâm linh” [3, tr 258] Theo ông, “cái hữu thể và cái vô thể xoắn xuýt với nhau Miếng ăn (vật thể) cũng có thể là miếng nhục (tinh thần), rất nhiều khi “ăn một miếng, tiếng để đời” [3, tr 293] Và bây giờ ai cũng biết, có thể hiểu rằng không chỉ thể xếp ăn uống vào phạm trù văn hóa vật chất

Như vậy, con người đã nâng vấn đề ẩm thực lên thành vấn đề văn hóa, vấn đề nghệ thuật Ẩm thực không chỉ là sự tiếp cận về góc độ văn hóa vật chất (các món ăn, chất liệu, số lượng, mùi vị, màu sắc…) mà còn chứa đựng trong đó văn hóa tinh thần (cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống, nghệ thuật chế biến món ăn cùng ý nghĩa, biểu tượng, tâm linh… của các món ăn đó) và bản sắc của từng dân tộc

Vậy, có thể hiểu khái niệm “văn hóa ẩm thực” theo hai nghĩa rộng, hẹp như sau:

Theo nghĩa rộng, “Văn hóa ẩm thực là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm… khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách ứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy Trên bình diện văn hóa tinh thần, văn hóa ẩm thực là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến thức ăn, ý nghĩa, biểu tượng tâm linh trong món ăn đó.” [7]

Theo nghĩa hẹp, “văn hóa ẩm thực là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống; những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn.” [7, tr 12]

Từ những định nghĩa trên, ta thấy: dưới góc độ văn hóa, ẩm thực được xem như là những nét truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa của dân tộc, của địa phương Ẩm thực là một thành tố quan trọng tạo nên phong vị dân tộc, phong vị quê hương, nó lưu giữ và tạo nên những nét riêng của vùng miền Món ăn của địa phương nào thì mang đặc điểm văn hóa truyền thống của địa phương đó và có tác động không nhỏ đến tâm tư, tình cảm và cách ứng xử của mỗi cộng đồng, mỗi con người bởi đặc trưng món ăn, lối ăn được tạo nên từ những điều kiện địa lý, lịch sử, xã hội… của từng quốc gia, từng vùng, miền Vậy, có thể khảng định văn hóa ẩm thực được xem là một thành tố quan trọng trong việc tạo nên và góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa từng dân tộc.

Văn hóa ẩm thực trong văn học Việt Nam

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã tạo cho đất nước ta có một truyền thống lâu đời, bền vững làm nên sức sống của con người Việt Nam Văn hóa Việt Nam cũng từ đó tích lũy một cách bền bỉ và chắt lọc tinh hoa từ muôn dặm Có thể khẳng định rằng, Việt Nam là một đất nước giàu truyền thống văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực- một thành tố văn hóa mang đậm bản sắc Việt đáng tự hào và trân trọng

Chính vẻ đẹp của nền văn hóa dân tộc đặc biệt là văn hóa ẩm thực đã tạo cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ sáng tác Qua văn học, không chỉ tính bất biến của giá trị văn hóa ẩm thực được khẳng định, mà theo quá trình lịch sử vẻ vang của dân tộc nghệ thuật ẩm thực Việt Nam trong mỗi giai đoạn văn học lại mang một sắc tố riêng

1.2.1 Văn hóa ẩm thực trong văn học dân gian Việt Nam

Văn học dân gian Việt Nam chính là nơi kết tinh tài năng nghệ thuật, tư tưởng, tình cảm và tri thức của nhân dân Vì thế, đề tài sáng tác của văn học dân gian luôn gắn liền với những sinh hoạt bình dị hàng ngày, những hình ảnh gần gũi, mộc mạc, quen thuộc và thiết thực trong đời sống Vì vậy, vấn đề ẩm thực được thể hiện khá phong phú ở rất nhiều thể loại sáng tác từ tự sự đến trữ tình như ca dao, dân ca, tục ngữ, và cả những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết… Qua khai thác đề tài ẩm thực, văn học dân gian đã cung cấp cho người đọc thấy được quan điểm thẩm mĩ, cốt cách và vẻ đẹp tinh thần của con người Việt Nam

Từ xa xưa, người Việt đã ý thức được tầm quan trọng của cái ăn uống Trong kho tàng ca dao tục ngữ của người Việt đồng bằng Bắc Bộ đã phản ánh đậm nét tầm quan trọng đó: Có thực mới vực được đạo; Người có ăn mới khoẻ, mẻ không ăn thì mẻ cũng chết,…

Chính vì ăn uống có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống con người nên thông qua ca dao, tục ngữ, ông cha ta còn gửi gắm, ẩn dụ nhiều triết lí dân gian nhằm khuyên răn, giáo dục, bồi dưỡng thêm tri thức ứng xử trong các mối quan hệ gia đình, xã hội về luân thường, đạo lí Chẳng hạn như: Cơm trắng ăn với khô khoai/ Chồng hòa vợ thuận ăn hoài quên no/ Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon…

Bên cạnh đó, ca dao tục ngữ cũng chính là kho kinh nghiệm ẩm thực Nó không chỉ là kinh nghiệm thưởng thức các món ăn như Ăn trầu nhả bã, ăn cá bỏ xương; Ăn trầu quên vôi, làm tôi quên chúa…(kinh nghiệm ăn trầu) mà còn là kinh nghiệm giúp ta chọn được những thực phẩm tươi ngon theo mùa như: Mùa hè cá sông, mùa đông cá biển; Chim ngói mùa thu, chim cu mùa hè; Bầu tháng chín, bí tháng mười…

Hay kinh nghiệm dung hòa các vị trong món ăn để tạo nên dư vị của mỗi vùng miền như: Trâu tỏi, bò gừng; Cơm với cá như mạ với con; Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương… Đọc ca dao tục ngữ, người đọc còn tìm thấy những sản vật đặc trưng về lịch sử, phong tục tập quán và văn hoá truyền thống của mỗi địa phương Rất nhiều món ăn ngon không chỉ gắn bó với tên tuổi của vùng đất nơi nó đã sinh ra, mà hơn thế nữa những món ăn đó còn làm rạng danh cho tên tuổi của vùng đất này từ đó giúp tình người thêm gần nhau hơn như: Bún Cổ Đô, ngô Kiều Mộc;

Bún Mai Cương, tương Đình Tổ; Vải ngon thì nhất làng Bằng/ Khắp thành Hà Nội hỏi rằng đâu hơn / Củ đậu Bằng Thượng thiếu gì/ Dưa hấu Bằng Hạ ai bì được chăng;…[48]

Bên cạnh những tác phẩm trữ tình, nhiều tác phẩm tự sự dân gian cũng lấy cảm hứng từ những thức quà ẩm thực của dân tộc để thể hiện tình yêu đối với văn hóa dân tộc Những câu chuyện cổ tích, truyện cười, truyền thuyết… đã khai thác đề tài ẩm thực trên nhiều bình diện như cách thưởng thức món ăn, ứng xử, giao tiếp, ý nghĩa biểu tượng tâm linh, hay nguồn gốc của một món ăn… Đó là truyền thuyết về bánh chưng bánh dày gắn liền với nhân vật Lang Liêu khẳng định một dân tộc với nền văn minh lúa nước lâu đời Truyện “Sự tích trầu cau” không chỉ nói về tục ăn trầu của người Việt mà còn là nghĩa tình trong gia đình, sự thủy chung trong tình yêu đôi lứa, truyền thuyết quả dưa hấu đỏ gắn liền với chàng Mai An Tiêm, hay cùng với những câu chuyện cổ tích khác cũng là sự tích về sự ra đời của các loại quả cây như vú sữa, sầu riêng, mãng cầu, Số lượng tác phẩm tuy không nhiều nhưng đó lại là những câu chuyện giàu ý nghĩa nhân văn và có sức sống lâu bền, cho thấy sự đóng góp quan trọng của đề tài ẩm thực với bộ phận văn học dân gian

Như vậy có thể thấy ẩm thực đi vào văn chương như một đề tài sáng tác gợi nhiều cảm hứng ngay từ buổi bình minh của nền văn học dân tộc Đó là những món ăn gần gũi, mộc mạc, quen thuộc, là kho kinh nghiệm ẩm thực thiết thực trong đời sống Vì thế dễ hiểu tại sao trong bộ phận văn học dân gian, đề tài ẩm thực được thể hiện khá phong phú ở rất nhiều các thể loại sáng tác từ trữ tình đến tự sự dân gian

1.2.2 Văn hóa ẩm thực trong văn học trung đại Việt Nam

Văn học trung đại Việt Nam thường diễn tả và cảm thụ thế giới thông qua một hệ thống ước lệ phức tạp và nghiêm ngặt Vì thế những hình ảnh thân quen như: ngọn mùng tơi, bè rau muống,… vốn gần gũi quen thuộc với thơ ca dân gian nhưng lại có phần xa lạ với văn chương bác học Hình ảnh ước lệ mang tính trang trọng trong văn học giai đoạn này thường bày tỏ những hoài bão, lý tưởng, chí khí cao cả của con người Điều đó khiến cho cảm hứng ẩm thực trong thời kỳ văn học này không được phổ biến như trước nữa Song, không vì thế mà dòng chảy của cảm hứng ẩm thực trong văn chương dân tộc bị gián đoạn

Văn hóa ẩm thực trong dòng văn học trung đại cũng thể hiện rõ dấu ấn của truyền thống vùng văn hóa nông nghiệp lúa nước của người Việt Nam Trong sách Lĩnh Nam chích quái, Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã ghi lại đôi nét về đồ ăn thức uống của người Việt khi mới dựng nước như biết lấy cốt gạo làm rượu, lấy rễ gừng làm muối…Và trong tập “Vũ trung tùy bút” của Phạm Đình

Hổ, có bài Cách uống trà cũng thể hiện rõ hồn xưa nét cũ của văn hóa Việt

Nam Bài viết đã tìm hiểu một cách rất tỉ mỉ, trình bày rất lôi cuốn về nghệ thuật thưởng trà của người Việt, từ những đồ dùng pha chế, các loại chè, cách pha trà và thưởng thức Uống một chén trà, thật phức tạp, nhưng cũng thật tinh tế Trong tác phẩm này, đề tài ẩm thực đã được nhìn nhận như một vẻ đẹp về văn hóa Đề tài ẩm thực dường như cũng tìm thấy cho mình một cách thể hiện phù hợp theo những đặc trưng riêng biệt về thi pháp của thơ ca trung đại Nguyễn Trãi coi uống trà như một giá trị thẩm mĩ và thư thái, như một công cụ giao tiếp ứng xử trong xã hội, để làm phong phú thêm đời sống tâm hồn của con người Đến Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng lấy trà và rượu làm thú vui tao nhã: “Pha trà, chim lánh khói/ Ngâm thơ, thừa tiêu dao” Không chỉ Nguyễn Trãi và Nguyễn

Bỉnh Khiêm coi uống trà như một nét đẹp về ứng xử văn hóa, Nguyễn Du- nhà văn hóa và dân tộc cũng đồng tình với việc uống trà như một chất kết dính để người với người sát lại bên nhau trong xã hội “Truyện Kiều”

Trong thơ ca trung đại, tuần trà, chén rượu đã góp mặt vào hệ thống hình ảnh mang tính ước lệ tượng trưng song hành cùng trăng, hoa, tuyết, nguyệt, tùng, cúc, trúc, mai… Nó xuất hiện trong rất nhiều những tác phẩm gắn với quan niệm về chân dung nam tử:

Cầm, kì, thi, tửu Đường ăn chơi mỗi vẻ một hay…

Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà

(Cầm kì thi tửu, Nguyễn Công Trứ)

Bên cạnh đó, rượu không thể thiếu trong giao tiếp, nghi lễ Rượu là hơi men cho tình bằng hữu thêm phần thắm thiết:

Cùng nhau kết bạn đồng tâm, Khi cờ, khi rượu, khi cầm, khi thi

Di Li- một nhà văn có dấu ấn đặc sắc

1.3.1 Sự xuất hiện của Di Li trên văn đàn

Nhà văn Di Li tên thật là Nguyễn Diệu Linh sinh năm 1978, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội Chị đang là một trong những tên tuổi nổi bật của văn đàn đương đại, được xem là hiện tượng mới lạ của văn học phía Bắc, được nhiều độc giả đón nhận

Trước khi được biết đến với tư cách là một nhà văn, Di Li là một giảng viên đại học với hơn chục năm gắn bó với giảng đường Mặc dù cùng thời với những nhà văn như Trang Hạ, Phong Điệp, Hoàng Anh Tú… nhưng Di Li bước vào nghiệp văn khá muộn Phải tới sau khi tốt nghiệp đại học, chị mới có những sáng tác đầu tay Năm 2000, truyện ngắn “Hoa mộc trắng” - tác phẩm đầu tiên của Di Li - ra đời, tiếp sau đó là những sáng tác đăng rải rác trên các báo Những sáng tác đầu tiên đó của chị được tập hợp trong cuốn “Tầng thứ nhất” - xuất bản năm 2007 Từ năm 2010 đến năm 2012, là những năm sung sức nhất trong ngòi bút của chị Trong khoảng thời gian này, Di Li đã ra mắt 7 cuốn sách do chị sáng tác: Chuyện làng văn, Đôi khi tình yêu vẫn hay đi lạc đường, Tháp Babel trên đỉnh thác Ánh trăng, Cocktail thị thành, Chiếc gương đồng, Nhật kí mùa hạ, san hô đỏ và 3 cuốn dịch: Rừng Răng- Tay, The Black Diamond, Xác chết dưới nước Những tác phẩm của Di Li liên tiếp ra đời với đủ các thể loại: từ hài hước, tình cảm, lãng mạn đến kinh dị, trinh thám, thiếu nhi và cả phiếm đàm Chị xê dịch từ truyện ngắn, tiểu thuyết, sang bút ký, dịch thuật, tản văn… Chỉ trong vòng chưa đến 7 năm, kể từ sáng tác đầu tiên, Di Li có gần 30 tác phẩm

Và cũng chỉ trong vòng gần chục năm, Di Li đã xuất bản tới 23 đầu sách (gồm cả sách chuyên ngành, sách dịch) Có thể thấy, tuy bước vào văn đàn muộn nhưng chị được xem là cây bút sung sức nhất của văn học trẻ đương đại

Di Li là một nhà văn thành công và gây tiếng vang ở thể loại tiểu thuyết trinh thám Chị đã khơi thông nguồn mạch truyện kinh dị, là nhà văn nữ đầu tiên trong thế kỉ XXI khai mở một thể loại mới là sự kết hợp giữa trinh thám và kinh dị Nhất là từ sau khi nữ nhà văn đoạt giải Ba truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ quân đội (2005 - 2006) với chùm tác phẩm "Cocktail" và "Ma học trò" Những năm ấy, sự xuất hiện của Di Li trên văn đàn đã tạo nên một hiện tượng, phần nào làm thỏa mãn tín đồ của dòng văn học trinh thám, kinh dị Việt Nam bị đứt mạch từ thời Thế Lữ, Hồ Dzếnh đã gác bút Rồi cùng với hàng loạt các tập truyện được công bố, nhất là 2 tiểu thuyết "Trại hoa đỏ", "Câu lạc bộ số 7" Di Li đã làm cho trinh thám và kinh dị hòa quyện, rực rỡ Sau sự thành công của “Trại hoa đỏ” (2009 - Giải Ba cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký 2007- 2010 do Bộ

Công an phối hợp cùng Hội nhà văn tổ chức), Di Li còn tiếp tục thử sức mình ở thể loại truyện ngắn có hơi hướng kì ảo, kinh dị qua các tập sách như: Chiếc gương đồng (2010), San hô đỏ (2012), Câu lạc bộ số 7 (2015) …

Có thể thấy rằng, Di Li là một nhà văn trẻ nhưng đầy bản lĩnh, cá tính và nhiệt huyết Với quá trình lao động nghệ thuật sáng tạo và kiên trì, chị đã sớm thu hái được nhiều kết quả đáng nể Từ khi xuất hiện trong đời sống văn học đến nay, nhà văn đã được công chúng đón nhận trong niềm hân hoan và say mê Mỗi tác phẩm của Di Li là một sự sáng tạo trong cách viết, cách cảm Đọc tác phẩm của Di Li, người đọc như hiện lên những sắc màu văn hóa rực rỡ, lạ lẫm đến hút hồn; những nẻo đường viễn du chứa đựng bao yếu tố đầy bất ngờ; những con người hấp dẫn; những điểm đến mà sẽ là một phần khuyết thiếu nếu suốt cuộc đời này ta chưa được ghé qua Tất cả được phản chiếu qua một lăng kính rất lạ trong sự trải nghiệm của một nhà báo và sự chiêm nghiệm của một nhà văn

1.3.2 Di Li- một nhà văn có dấu ấn văn hóa đặc sắc

Trong dòng chảy văn xuôi Việt Nam đương đại, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều những cây bút trẻ xuất sắc, với hàng loạt cách tân nghệ thuật và những đóng góp đáng ghi nhận vào thành tựu chung của nền văn học nước nhà Những nhà văn trẻ đã gây tiếng vang trên văn đàn có thể kể đến như: Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Uông Triều, Nguyễn Bình Phương, Đỗ Bích Thúy, Phong Điệp, Phạm Duy Nghĩa, Tống Ngọc Hân Và nổi bật trong trong những cây bút ấy, Di Li là một nhà văn trẻ có dấu ấn đặc biệt với phong cách và con đường sáng tạo riêng rất ấn tượng

Trên văn đàn Việt Nam hiện đại, nếu nói về văn chương với văn hóa vùng miền, có ba nữ nhà văn mang phong cách sắc nét, rõ ràng Phía Bắc có Đỗ Bích Thúy như cô gái miền sơn cước Tây Bắc Bông hoa ban thầm kín, phơn phớt, dịu dàng, chưa buông cánh ấy đã mang tới cho bạn đọc nhiều điều thú vị như âm thanh chưa nghe thấy bao giờ sau những hàng rào đá Phía Nam có Nguyễn Ngọc Tư, với lối hành văn đầy xúc cảm, nữ nhà văn đã cho độc giả biết cõi trời bao la trên những cánh đồng vàng bất tận và những khuất ẩn rất vụn vặt, rất đời thường của con người Còn ở eo miền Trung- Huế với dải lụa buồn, có Trần Thùy Mai, bằng giọng điệu tâm tình, thủ thỉ, người ta có thể tìm ở đó, trong nhiều áng văn của tác giả, những cung bậc khác nhau của người miền Trung, có khi thăm thẳm buồn, kiểu kiều nữ mang sắc màu tím Huế

Giữa bộn bề những gương mặt tác phẩm đa bút pháp, những gian hàng văn chương đa phong cách ấy, Di Li đã khai phá một con đường riêng đầy độc đáo và mới mẻ cho mình Một nhà văn có dấu ấn văn hóa đặc sắc Di Li sinh ra ở Hà Nội, song nhà văn không thuộc vào miền đất nào cả Ngay cả trong những câu chuyện tác giả viết về tuổi thơ ở phố Đại Cồ Việt, hay những cuốn sách li kỳ mạo hiểm cũng ít mang dấu tích phong rêu của một Hà Nội thực là Hà Nội Có thể thấy, Di Li là một điển hình của sự pha trộn văn chương ngôn ngữ Việt ở thời hội nhập, thời mà con gái đi năm châu bốn biển với nhiều ngoại ngữ… nhưng vẫn đọng lại những bản sắc văn hóa không thể phai mờ Đọc những tùy bút của Di Li không chỉ giúp độc giả nhận ra một vùng đất lạ, mà còn làm người ta hiểu thêm về văn hóa, phong tục tập quán vùng miền, sự sinh động của thế giới phẳng và nhất là đôi khi liên hệ một cách tế nhị tới chuyện trong nước, những hạn chế có tính phê phán về văn hóa và lối sống, để người yêu mảnh đất sinh ra mình phải suy ngẫm, vui buồn Để có những trang viết sống động, mang lại dư vị trong lòng độc giả, Di

Li, không chỉ có kiến thức sâu rộng, am hiểu về ngôn ngữ, triết học, xã hội học mà còn có kiến thức uyên thâm của các nền văn hóa khác nhau Với phong cách hiện đại và hài hước mà không kém phần yêu thương, da diết với giá trị văn hóa dân tộc, Di Li đã làm nên dấu ấn của một đời văn và góp thêm cho văn đàn một giọng văn lạ, hiện đại với hương khí mới Đến nay, với một phong cách đã dần được định hình, cây bút trẻ này đã và đang khẳng định được vị trí cũng như những đóng góp của mình vào văn xuôi đương đại nước nhà.

Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà - Mùi xứ sở về văn hóa ẩm thực

xứ sở về văn hóa ẩm thực Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng đồng thời cũng là một phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc của chúng ta Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về sự phong phú, đa dạng tạo nên hồn cốt của đất nước và con người

Việt Nam Hiểu rõ về điều này, Di Li đã viết một cuốn tản mạn về ẩm thực để chia sẻ những câu chuyện ẩm thực mang đặc trưng mùi xứ sở Mỗi câu chuyện, mỗi món ăn trong tùy bút gắn liền với địa lý, thổ nhưỡng và tính cách của người dân tạo nên món ăn ấy Tùy bút Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa qua 53 câu chuyện về ẩm thực với những món từ cao lương mĩ vị đất kinh kì Thăng Long tới những món bình dân bình thường nơi vỉa hè dọc đường đất nước cũng để lại trong lòng độc giả những cảm xúc khó quên Mỗi câu chuyện trong Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa là vẻ đẹp của sự trải nghiệm sâu sắc và cảm xúc tinh tế của nhà văn mở ra những tầng văn hóa hướng người đọc đến phong tục, tập quán tốt đẹp; góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc

Chắc hẳn Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa sẽ là những trải nghiệm hấp dẫn và lôi cuốn độc giả theo từng bước chân của Di Li để mà thưởng thức, để mà chiêm nghiệm, và thả hồn mình với các món ăn ở mọi miền Tổ quốc Việt Nam Qua

319 trang sách, Di Li bằng cách nhìn, cách thẩm của mình đã biến cả những hương đồng cỏ nội rất đỗi thân quen giờ đây bỗng trở nên dễ thương đến hút hồn để ta hoài niệm mãi Đúng như nhà văn đã từng chia sẻ trong tùy bút: “Nhiều bận cầm trên tay miếng chè lam ngào bột mịn nóng hổi, bâng khuâng mãi làm sao, chẳng hiểu chè lam có tự bao giờ, mà ai là người nghĩ ra cách làm chè hay đến thế, để dư vị lưu mãi đến muôn đời sau… Và ẩm thực, dù chỉ là một viên kẹo rẻ tiền hay bữa tiệc cung đình thì cũng đều là những hồi ức ngọt ngào và thi vị, để mỗi lần hoài niệm dội về, lại nhói lên cái không gian ấy, những con người ấy, đã cùng ta nếm trải dư vị cuộc đời” [41]

Là một người thích xê dịch, thích khám phá những vùng miền với những món ăn mới lạ, Di Li hào hứng dẫn người đọc đến với những phương trời xa lạ, đến những vùng đất không chỉ có những món ăn phong phú mà cả thổ nhưỡng, phong cảnh và cả những người chế biến đều rất kì diệu Tất cả như quyện vào trong món ăn từng mạch nguồn, từng cả sự chắt chiu và đam mê tạo nên một hồn cốt xứ sở không thể phai mờ Nhưng hơn thế, sự hấp dẫn nhất có lẽ là cả ở người thưởng thức Người đọc không chỉ thấy sự tinh tế trong cảm nhận, ở sự quan sát tò mò mới mẻ và đầy duyên dáng của người thưởng thức mà còn ở cách thẩm rất “Di Li” Ẩm thực truyền thống của người Việt Nam có lẽ là một nét văn hóa tự nhiên tượng trưng cho một đời sống tinh thần phong phú mang tên “Bản sắc

Việt” Qua những món ăn mà Di Li đã trải nghiệm như: Bánh cuốn vùng biên; Cháo vịt Thanh Đa; Ẩm thực Quy Nhơn; Hải sản Phú Quốc; Ăn món miệt vườn… đem đến cho độc giả bằng tất cả các giác quan và sự cảm nhận sâu sắc về phong cảnh vùng đất, con người vùng miền tạo nên nó Có thể nói, nét đẹp từ ẩm thực chính là nét đẹp về con người, về dân tộc Việt Nam với những nguyên tắc, đạo lý thấm nhuần qua từng cách chế biến món ăn cũng như phong tục ăn uống của người Việt Đó là truyền thống văn hóa ẩm thực đặc trưng của mùi xứ sở trên quê hương, đất nước ta mà không nơi nào có được

Nếu trong Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa, Di Li đã thả hồn mình phiêu lưu cùng nền ẩm thực Việt Nam, thì và Nửa vòng trái đất uống một ly trà là một trải nghiệm khó quên cùng nền ẩm thực khắp nửa trái đất này Có thể thấy, Nửa vòng trái đất uống một ly trà là một cuộc phiêu lưu kì thú của nhà văn trong thế giới ẩm thực ở những miền đất xa lạ Những món ăn từ các loại sinh vật kì dị ở Busan, đến lịch sử 1.200 năm không ăn thịt của đất nước mặt trời mọc, hay sở thích ăn côn trùng của người Campuchia… đều được tái hiện lại qua 54 câu chuyện trong tùy bút Đó là những câu chuyện ẩm thực đa dạng sắc màu văn hóa Qua nửa vòng trái đất, người đọc sẽ biết được đâu là món ăn nổi bật của đất nước này, đâu là truyền thống ẩm thực của đất nước kia, hơn thế độc giả còn biết được lịch sử và lí do ra đời của món ăn đó

Mỗi câu chuyện ẩn giấu một dư vị mà tác giả đã thưởng thức từng món ăn từ món Á đến món Âu Nhưng điều ấn tượng hơn cả là khi đọc tùy bút này, độc giả sẽ dễ dàng cảm nhận văn hóa ẩm thực của các quốc gia trên thế giới, từ cách họ thưởng thức, đến cách học chế biến và sự kết hợp mang đặc trưng của mỗi quốc gia đó Để rồi khi gấp trang sách lại, chúng ta nhận ra mỗi đất nước có một hương vị, màu sắc đặc trưng- mùi xứ sở đã làm nên sự riêng biệt của mỗi quốc gia Đến bất cứ nơi nào, muốn biết người dân sống ra sao, có đặc trưng riêng biệt gì, có lẽ, chúng ta nên du hành vào khu chợ địa phương của họ Và tùy bút

Nửa vòng trái đất uống một ly trà giống như một khu chợ đa văn hóa và giàu màu sắc Mỗi xứ sở mà nhà văn đặt chân đến đều để lại những hương vị khó quên Dù là một bữa ăn sang trọng trên ban công hay chỉ một bữa ăn giản dị ven đường của một gã Thổ Nhĩ Kì hay là cô gái Nga xinh đẹp,… qua cách cảm của

Di Li, đều trở thành những bữa tiệc tràn đầy ánh sáng và biểu cảm văn hóa, để trở thành đặc trưng cho mỗi vùng, mỗi quốc gia Viết về cà ri Ấn Độ, thì có phải chỉ là cà ri không thôi đâu, mà đã vượt lên khỏi cà ri, là văn hóa, và thậm chí vượt lên cả văn hóa, nó là những bí ẩn chưa thể giải mã mà con người luôn luôn thèm khát, kiếm tìm Người đọc vô cùng bất ngờ để rồi dần thưởng thức những hương vị của từng xứ sở ấy và hỏi lại chính mình: “Phải chăng là mình đã đi vòng quanh thế giới?” Ẩm thực luôn và mãi là đề tài hấp dẫn muôn thuở, có rất nhiều món ăn là đặc sản của một quốc gia, của một vùng miền… nhưng chúng ta ăn lại không thấy hợp miệng, cũng có rất nhiều món chúng ta chỉ nghe và khao khát được thử một lần nhưng lại vỡ òa vì sự không phù hợp hương vị Bạn tò mò làm cách nào để biết được về hương vị của chúng, về phong tục ăn uống của mỗi vùng đất khác nhau? Câu trả lời nằm trong bộ đôi tùy bút Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và

Nửa vòng trái đất uống một ly trà của nữ nhà văn Di Li Xuyên suốt những trang viết là những câu chuyện trải nghiệm ẩm thực của chính tác giả về các món ăn, từ cảm nhận đến thưởng thức, từ hương vị đến màu sắc đều rất rõ ràng Qua sự miêu tả khéo léo, đặc tả tinh tế bạn đọc sẽ sớm có được cái nhìn bao quát về ẩm thực không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới trong cách nhìn, cách nghĩ của một người sành ăn Bộ đôi tùy bút này giống như một bản đồ hướng dẫn trước khi đi du lịch để người đọc khám phá mùi văn hóa xứ sở qua văn hóa ẩm thực

Mỗi nhà văn thường có một “không gian” văn hóa của riêng mình, đó như là cội nguồn của mọi sáng tạo Vẻ đẹp của văn hóa ẩm thực trong dòng văn học Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học hiện đại, mỗi giai đoạn đều mang một màu sắc riêng nhưng tất cả đều mang đậm bản sắc Việt đáng tự hào và trân trọng Là một người ưa xê dịch, tác giả Di Li không chỉ dừng lại ở văn hóa ẩm thực Việt Nam mà chị còn hào hứng dẫn người đọc đến những phương trời xa lạ để thấy mùi xứ sở của văn hóa mỗi vùng miền, mỗi đất nước Có lẽ, màu sắc văn hóa đặc trưng trong ẩm thực cũng chính là một trong những lí do quan trọng để giúp cho bộ đôi tùy bút của nhà văn có sức hấp dẫn đặc biệt Với những đóng góp, phát hiện mới mẻ về ẩm thực trong thời hiện đại, Di Li đã xác lập cho mình một vị trí vững vàng- một nhà văn có dấu ấn văn hóa đặc sắc trên văn đàn Việt Nam hiện đại.

THIÊN ĐƯỜNG ẨM THỰC ĐA SẮC MÀU TRONG TÙY BÚT 37 2.1 Màu sắc ẩm thực trong tùy bút

Màu sắc ẩm thực Việt Nam và thế giới

Văn hóa ẩm thực- một yếu tố không thể thiếu góp phần tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Phong cách ẩm thực dù là ở Việt Nam hay trên thế giới đều là những bức tranh đa sắc màu gắn với địa lý, thổ nhưỡng và tính cách của người dân bản địa

Việt Nam tuy là một nước nhỏ với hơn 54 dân tộc anh em đến từ khắp mọi miền đất nước nhưng luôn tự hào với một nền văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú Xuất phát từ dấu ấn của nền nông nghiệp lúa nước, các món ăn của người Việt khá thanh đạm Những món ăn nhiều thịt, nhiều dầu mỡ như ẩm thực phương Tây hay ẩm thực của người Hoa đều không được chúng ta ưa chuộng Thậm chí những món ăn đó cũng không cần quá nhiều gia vị như ẩm thực Hàn Quốc, Ấn Độ… Có thể nói, mỗi món ăn ngát hương vị tự nhiên của Việt Nam luôn là một vẻ đẹp hài hòa, giản dị nhưng vẫn theo tiêu chuẩn mỹ học riêng như một bức tranh thiên nhiên đa sắc màu

Trước đây, màu sắc đặc trưng của ẩm thực Việt Nam qua từng món ăn cũng đã được Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng ghi lại Chỉ đơn giản là mô tả những thức quà quê bình dị, mộc mạc nhưng lại vô cùng đa dạng Tuy nhiên, các nhà văn không chỉ cho bạn đọc hình dung ra được sự phong phú, đa sắc màu của ẩm thực Việt Nam mà trong sâu thẳm ở mỗi món quà đó đều mang đậm sắc thái của tâm hồn dân tộc Với Thạch Lam là sự trân trọng và nâng niu biết bao khi nói đến hàng chục thứ quà mặn, ngọt đa sắc màu của Hà Nội (phở, cháo, bún, bánh cuốn Thanh Trì, bánh xu xê,…) Bức tranh đa sắc màu về ẩm thực ấy không phải chỉ là sự liệt kê đơn thuần, mà mỗi món ăn có một hương vị riêng, một sức hấp dẫn riêng qua sự cảm thụ tinh tế của nhà văn

Cũng từ sự đa dạng, phong phú ấy của ẩm thực Việt Nam, Vũ Bằng đã dẫn dắt người đọc đến món quốc hồn quốc túy của người Hà Nội và cũng là món quốc hồn quốc túy mang đậm bản sắc Việt Các món mà không chỉ có người

Việt mê, du khách nước ngoài cũng vô cùng say đắm nào là phở, đến cốm Vòng, chả… Những món ăn đó cứ dần hiện ra trước mắt người đọc như một bức tranh vô cùng hài hòa về màu sắc: “Màu sắc tương phản mà lại tôn lẫn nhau lên; đến cái vị của hai thức đó (hồng và cốm), tưởng là xung khắc mà ai ngờ lại cùng thắm đượm với nhau.” [4, tr.464]

Những thức quà ấy không lạ, ở đâu cũng có nhưng lại luôn mang nét riêng trong thưởng thức và cách nhìn của mỗi dân tộc Có thể thấy, ẩm thực mãi là nghệ thuật đỉnh cao tạo nên sắc màu riêng Chính sắc màu văn hóa đó đã khơi gợi cho Di Li thể hiện đam mê qua bộ đôi tùy bút về ẩm thực

Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà là những trải nghiệm hấp dẫn và lôi cuốn độc giả của Di Li về những màu sắc ẩm thực của Việt Nam và thế giới Đó là những món ăn mà tác giả đã cảm nhận sâu sắc bằng tất cả giác quan không chỉ về hương vị mà về phong cảnh của vùng đất, con người đã tạo nên nó

Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa đã khéo léo làm nổi bật sự đa dạng nhưng hài hòa của ẩm thực Việt Nam Hài hoà về màu sắc, hài hòa hương vị; hài hoà trong bố cục sắp xếp Dù chỉ là những món chè đơn giản, tào phớ bình dân đến những đĩa rau sống… cũng được bày biện đủ sắc màu Hay một nồi lẩu tưởng bình thường với các loại hoa nhưng lại vô cùng thú vị cứ như thể một vườn hoa rực rỡ ngoài cánh đồng: “Kim châm, bông bí, điên điển vàng rực, so đũa đỏ tươi, lục bình tím ngắt, thiên lý biếc xanh, hoa hẹ trắng ngần…thả hết vô nồi lẩu, nom giống in một đồng nước nổi thu nhỏ, có cá bơi và hoa lá cành đẹp đẽ dập dềnh, trước khi rũ cánh trong nồi om sùng sục hàng trăm độ” [41, tr 287]

Không chỉ thấy được nét đa dạng, phong phú và tinh tế của ẩm thực Việt mà Di Li đã thổi hồn cốt của chính dân tộc mình trong từng món ăn Có lẽ tác giả như muốn lưu giữ cùng độc giả những hương vị rất Việt Nam ấy chăng? Trong lời mở đầu tùy bút, Di Li viết: “Lắm lúc tôi cứ nghĩ, những tác phẩm âm nhạc, kiến trúc, hội họa, điện ảnh, văn chương được lưu giữ, nâng niu…còn ai là người đầu tiên sáng tạo nên phở, bún chả, bánh cuốn, hay thậm chí chè long nhãn thì nào ai biết…Mà ẩm thực chẳng phải là nghệ thuật, là văn hóa, lịch sử, là hồn cốt của một dân tộc đấy sao?” [41] Ẩm thực vô cùng đa dạng, phong phú nhưng để tìm được hương vị, không gian đặc trưng mang màu sắc Việt thật khó Nhà văn đã nhiều lần đi xa và ao ước được thưởng thức mùi xứ sở này: Tôi đang ngồi trên chiếc ghế băng gỗ, trên một bàn mộc to, đầy vết xước ngang dọc, cạnh lộn xộn những thùng rau bằng nhựa,… Ấy mới đích thị là Việt Nam, là chốn quen thuộc, mà tôi đã chứng kiến và hít thở cả nửa đời người” [41, Tr 96] Đó là khao khát mà bất cứ người xa quê nào cũng muốn hít hà

Bức tranh đa sắc màu ấy được tác giả Di Li cảm nhận qua những món ăn đặc trưng của Việt Nam và những khám phá vô cùng độc đáo qua từng vùng đất của mọi miền Tổ Quốc

Khi đặt chân đến Bắc Hà, Sa Pa ăn tết quả thực nữ nhà văn đã chỉ ra ở đây khác hẳn với ăn tết ở miền xuôi hay thậm chí Đài Loan, Myanmar, Malaysia, Ấn Độ…Tết vùng cao chao ôi là náo nức, nhất là ra đến chợ, chỉ thấy những áo cùng váy hoa cà hoa cải đã trở thành sắc màu vùng cao không bao giờ phai nhạt:

“Từ khu vực nhà thờ xuôi xuống dốc, thấy chợ Sa Pa vẫn nguyên như 10 năm về trước, vẫn những cô gái Dao đỏ rực đứng chen chúc cùng các chàng trai H’mông áo chàm, dưới chợ vẫn bán hoa bất tử tươi và những mẹt su su, ngồng cải… khắp nơi ngập sắc đào phai” [41, tr.53] Các món ăn ngày Tết cũng mang hương vị của núi rừng: “cơm lam nướng, trứng gà nướng, hạt rẻ nướng,… được mang ra, xuýt xoa mà bóc mà tách, mà nhấm nháp hương vị vừa ngọt ngào, vừa đậm đà se sắt của núi rừng, có kèm thêm hũ rượu táo mèo cho ấm người” [41, tr.53] Có thể nói, đó là màu sắc ẩm thực không thể lẫn được với những vùng miền khác kể cả họ có sao chép một cách hoàn hảo những đặc sản đó đi chăng nữa Mặc dù trên các ngõ phố Hà Nội cũng có tấm biển “Đồ nướng Sa Pa” khiến nhà văn “đang phóng xe vội vàng trong giá rét, tôi phanh kít lại rồi lò dò quay đầu, tần ngần đứng trước biển mà ngó vào quán hàng “không bốc khói”, riết rồi thất vọng quay đi… nhất định không muốn thử đồ nướng Sa Pa trên vỉa hè xi măng lộng gió của một tòa nhà cao tầng trong Làng Quốc tế” [41, tr.54]

Những vùng khác không thể sao chép được bởi thiếu đi cái rét thấu tận xương, cái gió vù vù thốc xuống từ đỉnh núi… ở Sa Pa để rồi khi được ngồi trong gian hàng nghi ngút khói bốc lên từ than củi sẽ khiến người yêu ẩm thực hạnh phúc tới tột đỉnh Như vậy, qua khám phá của Di Li, người đọc sẽ hình dung nét đặc sắc và độc đáo của ẩm thực vùng cao Những món ăn được kết tinh từ chính thiên nhiên ban tặng, tạo nên những món ăn dân dã, mang đậm văn hóa vùng miền Ẩm thực vùng cao- bản hòa ca sắc màu kết tinh qua nhiều thế hệ mộc mạc, gần gũi tạo nên sức hút kì lạ cho du khách

Nếu ẩm thực vùng cao với những nét giản dị, mang màu sắc đặc trưng của núi rừng để lại dấu ấn khó phai trong cách cảm của Di Li thì ẩm thực vùng biển lại mang đậm hương vị sắc màu của miền biển đảo khiến du khách không muốn rời chân khi đến nơi đây Đến với Phú Quốc, Di Li đã giúp người yêu ẩm thực hình dung ra những món ăn đặc trưng mang đậm hương vị của biển cả Đó là món Cầu Gai sau khi sơ chế chỉ còn thịt và trứng vàng ươm thì người ta sẽ thêm muối chanh, hạt tiêu, mù tạt…và cứ thế xúc ăn sống Nhưng đặc sắc hơn cả là sự chế biến vô cùng độc đáo của người dân Phú Quốc Cùng là nguyên liệu cá nhưng qua bàn tay khéo léo đã biến những món ăn thành bữa tiệc đầy màu sắc với hương vị khó quên ở nơi đây: “Mỗi vùng miền lại có vô số cách chế biến cá trích khác nhau… nhưng người dân Phú Quốc tâm đắc với món gỏi Khách viễn du đến Phú Quốc càng không thể lờ đi món này… Nước chấm gỏi cá trích mới thực sự là linh hồn của món ăn…” [41, tr.295] Vì là linh hồn, là dấu ấn đặc biệt của người dân vùng biển nên “chỉ cần bỏ bát ấy ra khỏi bàn, rồi thay bằng mắm dấm tỏi, mắm tôm, mắm tép, Magi, tương Bần, thậm chí Mayonaise, Tabasco… thì tôi cũng sẽ đứng lên khỏi bàn” [41, tr.295] Đặc trưng của món ăn tạo nên sức hút kì lạ, có lẽ độc giả khi đọc những dòng chữ trên đều muốn đến vùng đảo ngọc này ngay để cảm nhận và thưởng thức nét riêng biệt của ẩm thực Phú Quốc Đó cũng chính là sự háo hức của nữ nhà văn: “Nếu còn những lần sau quay lại, chắc cũng chỉ vì lí do duy nhất là để được ăn cá trích” [41, tr.294] Phải chăng chính gió biển mặn mòi, chính những con sóng ba màu êm ả của các hòn đảo đã tạo nên dư vị đặc biệt của cá trích, tay cuốn gỏi cá trích mà sao đúng vị, đúng kiểu và đúng chỗ đến thế

Cùng là thiên nhiên vùng biển xanh ngắt và dịu dàng với thiên đường những món ăn đến từ biển cả, nhưng Quy Nhơn lại làm du khách ngẩn ngơ với những món ăn mang hương vị và màu sắc độc đáo không lẫn với Phú Quốc và những nơi khác: “Bún rạm Quy Nhơn không giống bún riêu ngoài Bắc, cũng chẳng có gì nhác với bún cua Pleiku vốn xuất phát từ Bình Định… Gạch cua đậm đà chân chất như vũng đầm nâu sẫm đất bùn Rạm béo ngọt lịm cả những sợi bún mảnh mai, khiến những lá rau sống nhạt thếch cũng trở nên thơm bùi như thu vào đó toàn bộ tinh tế của đầm Trà Ổ” [41, tr 241-242] Bún rạm Quy

Màu sắc ẩm thực truyền thống và hiện đại

Ẩm thực là một nét tinh hoa trong văn hóa truyền thống của mỗi nước trên thế giới Nó không chỉ đơn thuần là những món ăn hay công thức chế biến mà là một phong cách đặc trưng mang tính lịch sử trong cuộc sống của người dân địa phương Mỗi một đất nước lại có những món ăn đặc sản lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác không thể hòa lẫn: “Nếu chỉ chọn một món duy nhất để đãi khách năm châu thì người Việt sẽ chọn Phở, người Tây Ban Nha chọn cơm Paella, còn người Palestine thì chọn Maqluba…” [40, tr.136] Đó là những món ăn đã chứa đựng những câu chuyện cuộc sống, thói quen sinh hoạt được truyền mãi để rồi khác sâu vào kí ức của mỗi con người

Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa là 53 câu chuyện về các món ăn khắp vùng miền tổ quốc như Hà Nội, Hội An, Quy Nhơn, Hải Phòng, Pleiku, Sài Gòn,… giống như một mâm cỗ hội tụ đủ các món ngon ba miền: Bắc- Trung- Nam Di

Li đã tái hiện lại sự phong phú, đa dạng trong ẩm thực Việt Nam qua các món ăn truyền thống và hiện đại theo vùng miền Tổ quốc Mỗi vùng miền đều có khẩu vị khác nhau thể hiện qua từng nguyên liệu, cách chế biến, tên gọi của món ăn,… cho đến cách trình bày nhưng tất cả đều tạo nên hồn cốt rất Việt Nam

Xuyên suốt hành trình ẩm thực qua những địa danh nổi tiếng của đất nước, Di Li dành tình cảm phần nhiều cho mảnh đất Hà Nội nơi cô sinh sống với những hoài niệm về các món ăn thời bao cấp Để rồi những bận xa xứ lại thèm đến phát cuồng cái không khí phở, mùi phở, mùi bún chả và những thức ẩm thực quen thuộc của người Hà thành Và nhà văn đã nhắc đến phở như một món ăn truyền thống mang linh hồn của người Thủ đô: “Món phở không chỉ quen thuộc với người Việt Nam mà bất cứ ai đến Việt Nam từ bất cứ phương trời nào cũng sẽ muốn thưởng thức món ăn này Vì vậy, nói không ngoa khi phở chính là linh hồn ẩm thực Việt” [41, tr.90] Chính phở là hương vị thân quen truyền thống, là linh hồn của người Việt nên ai xa quê cũng đều có cảm giác thèm thuồng, thèm đến day dứt, đến ngẩn ngơ: “Hãy cho tôi, dù chỉ là…một bát phở” [41, tr.90] Không phải vì phở trên xứ người không có mà vì phở đó không có hồn Việt Nam Đó cũng là lý do tại sao những người Việt Nam xa xứ nếu có dịp trở về đều phải ghé ngay quán phở cho thỏa nỗi lòng Bằng không vẫn thiếu thiếu điều gì Đó là thiếu màu sắc truyền thống

Ngoài những món ăn đặc trưng của Hà thành như bún thang, bún riêu, bún ốc, phở, bún chả,… đã quá quen thuộc, độc giả còn có dịp thông qua câu chữ mà chu du mọi miền với ẩm thực truyền thống khác Lúc lội lên mạn ngược vùng trung du và vùng núi Tây Bắc để ăn Tết vùng cao, ăn bánh cuốn vùng biên, ăn bánh kiến, rồi trôi về lại mạn ven biển để ăn bánh đa cua Hải Phòng, cháo nghêu Cửa Lò Lúc lại xuôi về vùng đồi núi Tây nguyên để ăn phở khô Gia Lai, bún đỏ phố núi, rồi lại ghé ngang kinh thành Huế để vô chợ Đông Ba ăn cơm- bún-cháo hến hay bánh canh dưới chân đèo Hải Vân, và rồi từ từ trôi tuột xuống miền Tây Nam Bộ để ăn bún nước lèo, lẩu mắm, bún cá lóc, bánh xèo rau rừng… Đó là những món ăn mang đậm hương vị truyền thống từ thế hệ này đến thế hệ khác trở thành linh hồn của mỗi vùng miền

Những món ăn truyền thống đó đã để lại dư vị khó quên trong lòng người thưởng thức Món ăn của tuổi thơ hay những món ăn từ sang trọng đến bình dân ấy là những kỉ niệm, là niềm tự hào của bất cứ người Việt Nam nào Ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền không chỉ làm nên giá trị văn hóa đặc sắc của đất nước hình chữ S thân thương mà nó còn là điệu hồn truyền thống mà chúng ta cần trân trọng và giữ gìn

Không chỉ có Việt Nam- đất nước giàu ẩm thực truyền thống, mà mỗi nơi trên thế giới đều có một nền ẩm thực của riêng mình Có thể thấy, ẩm thực chính là một trong những đặc trưng không thể thiếu khi chúng ta nhắc đến mỗi quốc gia Di Li cũng vậy, khi đặt chân đến mỗi quốc gia, nữ nhà văn đặc biệt quan tâm tới ẩm thực truyền thống của quốc gia đó

Kim chi là món ăn tạo nên văn hóa ẩm thực cho đất nước Hàn Quốc Trong bữa cơm hàng ngày của người Hàn khôn thể thiếu món ăn quen thuộc này: “Kim Chi đối với người Hàn cũng giống như không khí.”[40, tr.41] Kim chi quả thật là món ăn truyền thống của đất nước Dae Jang Gum (Bộ phim truyền hình của Hàn Quốc nổi danh một thời) đến nỗi người dân nơi đây họ nói rằng: “nếu chỉ một ngày thiếu kim chi, họ sẽ không sống nổi” [40, tr.40]

Nhắc đến Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng nghĩ ngay đến món Sushi Mặc dù món này ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhưng người yêu ẩm thực không thể nào có thể hòa lẫn hương vị xáo trộn đó bởi đây là món “quốc hồn quốc túy” của đất nước mặt trời mọc Nhưng Di Li còn giúp người đọc khám phá thêm một món mang hơi thở giàu truyền thống ở đất nước này Đó là món Takoyaki- linh hồn của ẩm thực Nhật bởi bạch tuộc là sinh vật thân thuộc nhất với họ Không chỉ miêu tả món ăn sinh động, tác giả còn hòa mình vào cùng hồn cốt của người dân nơi đây để hiểu về văn hóa của món ăn truyền thống: “nếu như người Việt cả đời chả mấy khi ăn bạch tuộc thì người Nhật dường như món gì cũng có thể cho bạch tuộc vào chế biến được: shushi, bánh xèo hay Takoyaki” [40, tr.20] Qua trang viết, có thể thấy, Takoyaki là món ăn tinh hoa đáng tự hào của người dân xứ hoa anh đào này, khiến Di Li phải thốt lên:

“Takoyka thực sự là linh hồn ẩm thực của người Osaka… Phàm đã đến Nhật

Bản, chưa được ăn món này thì khác gì tới Hà Nội mà không biết gì về Phở và Bún chả” [40, tr 21]

Cũng nhờ ẩm thực truyền thống mà đất nước Trung Quốc luôn dẫn đầu thế giới về các món ăn mang đặc trưng khó có thể nhầm lẫn với các quốc gia khác Di Li khi viết về món ăn ngon và lâu đời của đất nước này đã không quên nhắc đến món Vịt quay Bắc Kinh, thậm chí còn ví đây là món ăn của hoàng đế:

“Vịt quay Bắc Kinh lại là món ăn ngon nhất của người Tàu, nên nếu chưa thử thức ấy thì đời này hẵng còn là sống chưa trọn một kiếp người ” [40, tr.76]

Chính đầu bếp Bắc Kinh qua các thế hệ đã thổi hồn vía vào món vịt thần thánh này tạo thành thương hiệu toàn cầu

Như một cuộc phiêu lưu kì thú và kinh ngạc trong thế giới ẩm thực từ Á sang Âu, Di Li đã giới thiệu với độc giả hương vị của những món ăn truyền thống- sợi dây kết nối nguồn cội không thể thay thế ở mỗi quốc gia Đến Hungary, du khách nhất định phải ăn súp cá và bánh Lasngos Đặt chân đến đất nước này mà không ăn hai món truyền thống đặc trưng đó thì sẽ “mất nửa cuộc đời, khác nào đi Bắc Kinh mà không được ăn vịt quay, ghé Hà Nội mà bỏ qua phở vậy” [40, tr.176] Nếu Tây Ban Nha, món khai vị được coi là quốc thực mang tên Tortilla de Papas (trứng ốp kiểu Tây Ban Nha), thì món quốc thực ở

Bồ Đào Nha lại là món cá tuyết…

Như vậy, qua những trang viết về ẩm thực truyền thống của Di Li, chúng ta có thể thấy, mỗi món ăn đặc trưng ấy không chỉ truyền từ đời này sang đời khác, khắc sâu hương vị vào kí ức của người dân bản địa mà còn góp phần chuyển tải vẻ đẹp riêng của mỗi vùng đất

Là một nhà văn nữ hiện đại viết về ẩm thực, Di Li còn mang đến cho người đọc thưởng thức hương vị của những món ăn hiện đại Bởi sức hấp dẫn của ẩm thực không chỉ đến từ các món ăn vốn được coi là di sản hình thành trong dòng chảy lịch sử ở mỗi quốc gia mà còn là vẻ đẹp của sự cách tân mang hơi thở hiện đại

Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa sẽ gợi cho độc giả không sành ăn cũng có niềm cảm hứng với ẩm thực Những món ăn tưởng chừng khá xa lạ ấy, nhưng dưới ngòi bút và sự cảm nhận rất tinh tế của một nhà văn “mê ăn” như Di Li cũng khiến tâm hồn ta dấy lên đầy khao khát và đam mê Đọc tùy bút, ta luôn thấy món ngon ở dọc đường “canh cá nấu với măng rừng và lá giang Canh bò nấu lá é Mà ngon điên đảo là canh nấm rừng nấu với lá lốt, loại nấm thơm và dai như thịt gà Canh ấy ăn không biết đến điểm dừng bởi nó tỏa hương núi rừng đậm đà…” [40, tr.247] Còn một tinh hoa quý phái mà nghe rất lạ không thể không nhắc đến của ẩm thực Phú Yên là bò một nắng… từ trước tới giờ có lẽ người mê ẩm thực chỉ biết tới mực một nắng vùng biển, thịt trâu gác bếp của người Tây Bắc, hay món nai khô của người Tây Nguyên Nhưng chúng ta lại không hề biết đến món bò một nắng mà người Phú Yên họ luôn tự hào“bò một nắng hai sương của họ” mới là nhất quả đất Thậm chí, chỉ là món chè rất quen thuộc từ thủa ấu thơ thôi, nhưng giờ đây, nó cũng trở nên thú vị hơn bởi những topping lạ miệng của giới trẻ… Vì thế, chúng ta luôn tự hào về một nền ẩm thực luôn có tính kế thừa và phát huy truyền thống, để tiếp tục lan tỏa những món ăn độc đáo và tinh hoa với bạn bè quốc tế

Con người văn hóa trong tùy bút

Văn hóa ẩm thực mãi mãi là một nét son trong dòng chảy văn học Việt Nam Dường như các nhà văn viết về ẩm thực đều cùng chung cặp mắt và trái tim say mê vẻ đẹp văn hóa… nhưng mỗi người lại có một cách tiếp cận riêng, một phong cách riêng mang vẻ đẹp của cái tôi trữ tình đầy sức hấp dẫn Cái tôi trữ tình nói cách khác chính là tâm hồn, cảm xúc, cảm nhận riêng của tác giả trước hiện thực khách quan Vì thế, ta có một Thạch Lam sâu lắng trong Hà Nội băm sáu phố phường; một Nguyễn Tuân uyên bác, kiểu cách nhưng vô cùng trang trọng đậm chất nghệ thuật, từ Cốm Vòng đến miếng Giò lụa hay bát Phở… Đặc biệt, một Vũ Bằng anh hoa (chữ dùng của nhà văn Tô Hoài) trong tập kí bất hủ Thương nhớ mười hai Những trang văn viết về ẩm thực của Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân tuy không nhiều nhưng lại là sợi dây kết nối cho các nhà văn viết về ẩm thực sau này như Băng Sơn, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Phấn Bởi những áng văn ẩm thực ấy chính là cách để giữ hồn dân tộc của các nhà văn Thông qua cái tôi trữ tình của mỗi nhà văn, người đọc nhận ra giá trị tinh thần, giá trị văn hóa truyền thống của ẩm thực Việt Nam

Như vậy, để thấy rằng, ẩm thực không chỉ mang giá trị vật chất mà còn chứa đựng yếu tố tinh thần, một trong những góc độ tiếp cận của các nhà văn khi viết về ẩm thực Trong Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà, ẩm thực vừa là một mảng hiện thực sinh động góp phần phác thảo diện mạo đời sống văn hóa xã hội của từng địa phương, vùng miền; vừa là yếu tố để khám phá vẻ đẹp đời sống Đồng thời, thông qua trang văn ẩm thực, người đọc cũng hiểu thêm những bộc bạch tâm sự, tính cách và góc nhìn khám phá của người cầm bút

2.2.1.1 Cái tôi tinh tế, tài hoa, giàu cảm xúc Để viết nên những trang văn hội tụ tinh hoa ẩm thực của các vùng miền từ Việt Nam đến thế giới, Di Li phải là một nhà văn có tình yêu quê hương, tình yêu con người, tình yêu ẩm thực vô cùng sâu sắc Tình yêu ấy đã ngấm vào máu thịt như chính cách viết đầy say mê của chị Bằng những trải nghiệm vô cùng tinh tế, với kiến thức phong phú và đa dạng, Di Li đã đem đến cho người đọc những cảm nhận rõ nét về văn hóa ẩm thực, văn hóa ứng xử

Khi thưởng thức ẩm thực, Di Li đã thưởng thức bằng tất cả các giác quan, thậm chí cảm nhận bằng tất cả tâm hồn của mình để hòa điệu từ cái nhìn đến nhịp cảm vô cùng tinh tế Với cách quan sát tỉ mỉ, Di Li đã nắm bắt được những nét gần như đặc sắc nhất của những miền đất xa lạ, của những món ăn chứa đầy hương vị xứ sở

Chính sự tinh tế trong cảm nhận của tác giả mà khiến người đọc khơi dậy tình yêu với ẩm thực hơn Có ai từng không thích món bánh giò để rồi lại thử lại món đó vì cái tâm của người làm ra nó không? “Đời tôi ghét nhất là bánh giò, nhưng từ lúc được ăn chiếc bánh chị làm, tình yêu đối với bánh giò bỗng bất ngờ mà trỗi dậy Vỏ bánh mềm mịn, béo mềm mà không bứ, không ngán, nhân thịt thơm ngần đầy đặn, chứ chả phải thứ bánh “chạy qua hàng nhân” khô khốc bán ngoài cửa tiệm” [41, tr 68] Đó là sự tinh tế của người thưởng thức? Hay sự tinh tế của người chế biến? Dù thế nào, người đọc vẫn cảm nhận rất rõ hương vị món ăn mang dấu ấn riêng qua góc nhìn của người viết

Viết về món ăn, nhưng sự quan sát và thưởng thức của Di Li dường như không bỏ sót, bỏ thiếu bất cứ hương vị nào: “Bánh nếp thơm như ngậm cả mùa xuân vào từng vân bột, mềm mịn như bông gòn và tan chảy như sương đêm vừa chớm hừng dương Chiếc bánh này, có nhẽ chỉ cần ăn phần bột thôi cũng đã đủ thỏa mãn lắm rồi, vậy mà cái sự thơm tho ngọt lành ấy nó tông xẹc tông êm ru với lớp lá bùi ngậy…” [41, tr 69] Ăn bánh trứng kiến cũng là lúc nhà thơ đang tận hưởng cả mùa xuân nơi đây Với cách cảm nhận vô cùng nhạy cảm của nữ nhà văn, món bánh trứng kiến đã toát lên vẻ đẹp đặc trưng của món ăn nơi rừng núi hoang dã

Cũng qua cách nhìn, cách cảm vô cùng tinh tế đó, Di Li đã làm dấy lên hương vị của bánh đa cua vì “Bánh đa cua có những thi vị khác với bún riêu, bún ốc, bún bò Huế, bún chả hay bún thang, phở gà… Rất khó so sánh thứ gì trội hơn về mặt vị giác và thị giác” [41, tr 75] Chỉ biết rằng, “những bà nội trợ hào sảng hãnh diện lắm với nồi nước dùng, bởi gạch cua mà phi hành mỡ lên thì thơm nức mũi, lại còn béo ngậy và ngọt đậm như đã ngào hết nguyên sơ của ao đầm” [41, tr 74] Để rồi người thưởng thức không thể nào quên được mà xuýt xoa: “Thêm vài miếng thịt cua đồng đóng bánh quý giá rải lên bát, rồi rưới chút ớt chưng thì ối chà…” Thậm chí, vẻ đẹp tinh tế trong thưởng thức đã tạo nên phong cách của nữ nhà văn: “Croquette quốc gia nào cũng có, từ Hàn Quốc,

Nhật Bản, Ấn Độ cho đến Cuba… và hầu hết các nước Châu Âu Tùy theo khẩu vị mà người ta nhồi nhân vào món bánh rán Croquette… Chỉ cần một miếng nhân Croquette thôi thì có bịt mắt lại, tôi cũng biết chính xác mình đang ở đâu trên địa đồ” [40, tr 216] Di Li không phô trương, không ồn ào qua cách thưởng thức các món ăn mà từng hương vị bật lên bởi sự tinh tế đến cô đọng

Nếu như sự tinh tế của Thạch Lam là thưởng thức món ăn rất tế nhị,

“thận trọng và tinh vi trong việc từ lựa chọn miếng ăn, thức uống, từ món quà nhỏ mọn hương vị quê mùa của đất nước” để “nâng cao vấn đề ẩm thực lên thành một nghệ thuật tinh vi” [11, tr 387-391], thì Di Li lại vô cùng tinh tế khi lựa chọn món ăn trong sự hài hòa với quang cảnh thiên nhiên tạo nên một không gian văn hóa đặc trưng Khi nói về món thịt bò Kobe hảo hạng, có lẽ người thưởng thức chỉ chú ý đến miếng thịt bò nướng thơm mềm và tan chảy với vị giác sung sướng, còn Di Li sẽ mang đến cho chúng ta cảm giác món ăn của một vùng văn hóa không có nơi nào pha trộn được: “từ những mạch nước ngầm tinh khiết ngàn năm chảy trong lòng núi, cả từ giai điệu Beethoven ngày ngày rót vào tai những chú bò hạnh phúc” [40, tr 17] Như vậy, bao nhiêu tinh anh của vùng đất xứ anh đào đã được Di Li thâu tóm chính xác chỉ qua món thịt bò hảo hạng này Hay khi nhắc tới món mì không thịt ở Hàn Quốc, Di Li vô cùng khéo léo gợi không gian xuất hiện- không gian mà mỗi lần nhắc đến người đọc sẽ nghĩ ngay tới món mì truyền thống của xứ kim chi: “Nhìn lên bản đồ, hostel

Blueboat nằm ở rìa thành phố, mà từ rìa Đông sang rìa Tây của kinh đô cổ Gyeongju cũng chỉ vài cây số, đi bộ cũng tới nơi Phía sau đường Wonhwa-ro ấy, trên bản đồ hiển thị mênh mông màu cỏ khô, ấy là những cánh đồng đã úa tàn, nơi cư ngụ của quần thể mộ cổ hoàng gia… chỉ có một hàng mì truyền thống…” [40, tr 44] Như vậy, Di Li không chỉ miêu tả món ăn một cách tỉ mỉ, chi tiết mà còn vô cùng tinh tế hòa quyện hương vị của món ăn đó trong không gian văn hóa đặc trưng mang nét đẹp của nghệ thuật ẩm thực

Bên cạnh sự tinh tế khi tái hiện lại hương vị của các món ăn, Di Li cũng rất tài hoa đưa hiện thực cuộc sống vào trong mỗi trang văn Tuy nhiên, mỗi một món ăn lại có nguồn gốc với hiện thực khác nhau Qua lăng kính của người nghệ sĩ, người đọc dần khám phá những góc nhìn vô cùng tài hoa về ẩm thực Việt Nam và thế giới Chỉ đơn giản là giới thiệu món trứng kiến nhưng nhà văn đã đem đến những kiến thức đầy bất ngờ về giá cả, thời gian mùa trứng nở, cách lấy trứng như thế nào để người đọc không khỏi bỡ ngỡ với món quý hiếm và độc lạ này Và để người đọc không khỏi băn khoăn tìm món ngon ở Hà Nội, Di Li cũng đã gợi ý những kiến thức ẩm thực vô cùng phong phú như: Ốc luộc Liễu

Giai, Lương Văn Can; phở bò Lò Đúc, Bát Đàn, Tôn Đức Thắng; phở gà Đỗ Hành, Triệu Việt Vương; bún riêu Hòe Nhai, Phan Bội Châu…[41, tr 89] Quả thật toàn những món tưởng đơn giản, đời thường nhưng lại trở nên tinh tế hấp dẫn đến lừng danh Dường như có bao nhiêu của ngon vật lạ trên thế gian này chị đều nếm cả

Không chỉ có kiến thức ẩm thực bằng trải nghiệm thực tế, nhà văn còn mang đến kiến thức của những chuyên ngành khác liên quan đến ẩm thực, như kiến thức về địa lý, lịch sử khi nhắc đến thung lũng Oojigoku (Nhật Bản): “Thung lũng được hình thành từ từ lần phun trào cuối cùng của núi lửa Hakone cách đây 3000 năm, và cũng nhờ những vết đứt gãy của núi lửa mà Hakone có rất nhiều suối nước nóng lưu huỳnh” [40, tr 34]; kiến thức về hóa học: “Lúc đến lưng chừng thung lũng, tôi đã thấy mùi rất lạ, như một loạt chất sinh học đang tỏa ra từ phòng thí nghiệm Mùi lưu huỳnh Chính xác hơn là Sulfur Hidro Lưu huỳnh đơn chất thì không có mùi vị, nhưng khi đốt nóng với nước thì lại sinh ra mùi trứng ung khủng khiếp” [40, tr.33] Thậm chí, Di Li còn lí giải vô cùng sâu sắc lịch sử 1.200 năm không ăn thịt của người Nhật, đam mê đến cuồng ớt của người dân Tứ Xuyên, sở thích ăn côn trùng của người Campuchia… Nói về sự tài hoa của Di Li, nhà báo Hà Linh nhận xét: “không quá tài hoa, nhưng với tầm tri thức về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, âm nhạc của một người ham hiểu biết, Di Li đã nắm bắt được những nét gần như đặc sắc nhất của những miền đất xa lạ” [83]

Khi viết về ẩm thực, nếu như Nguyễn Tuân uyên bác bởi kiến thức mang chiều sâu, bề rộng và tầm cao văn hóa, thì Di Li thể hiện tài hoa của mình bằng việc không ngừng tìm tòi, khám phá và quan sát Đọc văn Nguyễn Tuân, chúng ta có cơ hội nâng cao tầm hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực: âm nhạc, hội họa, điện ảnh, võ thuật, ẩm thực… Còn đọc văn Di Li người đọc có cảm giác mới lạ, ngạc nhiên bởi những trải nghiệm phong phú của chị Bằng sự tài hoa của mình, Di Li đã gắn các món ăn với phong cách ẩm thực, địa lý, tôn giáo,… để người đọc hình dung ra văn hóa, lịch sử của mỗi dân tộc, hiện rõ nhãn quan khám phá, tìm tòi, quan sát

Cũng chính từ sự hòa quyện giữa con người tinh tế và tài hoa đó đó, mỗi món ăn trên trang viết của nữ nhà văn đều nhuốm màu tâm trạng, cảm xúc của chính tác giả Mỗi một lần thưởng thức là một lần cảm xúc được đánh thức Di

Giá trị giao lưu và tiếp biến trong tùy bút

Đọc tùy bút Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà, người đọc như vừa trải qua bao thăng trầm của cuộc sống, của lịch sử, lại như vừa tìm thấy một tinh hoa mới mẻ trong cuộc sống hiện đại và cả tương lai Sau mỗi món ăn đều có những câu chuyện mang ý nghĩa khác nhau, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác để tạo nên vẻ độc đáo trong hoàn cảnh đó Nhưng cũng giống như cuộc sống, câu chuyện ấy, món ăn ấy vẫn tiếp tục tiếp biến qua các thời kì, các vùng miền để tạo nên những hương vị đặc biệt phù hợp với hoàn cảnh của từng thời kì, của từng vùng miền khác nhau

2.3.1 Giao lưu và tiếp biến ẩm thực qua các thời kì Ẩm thực qua các thời kì vẫn tiếp tục thừa kế nét ẩm thực từ các thời kì trước với nhiều điểm tích cực và đổi mới Những nét ẩm thực xưa cũ vẫn tiếp tục được duy trì trong thời hiện đại Do sự phát triển của nền kinh tế nên ẩm thực cũng ngày càng được tiếp thu, sáng tạo thêm để hấp dẫn hơn và phù hợp khẩu vị của con người hiện đại

Cũng là món phở ở Việt Nam nhưng trước đây người thưởng thức luôn được ngắm nhìn nồi nước dùng to trên bếp than củi để rồi xuýt xoa hít hà trong cái se se lạnh của miền Bắc, thì giờ đây “chẳng mấy ai còn dùng bếp lò than hoa với nồi nước dùng truyền thống nữa” mà giờ đây “toàn bộ cõi bún phở Việt Nam đã được thay thế bằng nồi ninh nước dùng inox tự động chạy điện,… ngay cả những dãy bàn hẹp kê dọc tường và ghế băng bằng gỗ mộc cũng đã được thay thế bởi bàn inox” [41, tr 101] Rồi đến món bún chả mà Thạch Lam đã từng miêu tả đầy nghệ thuật qua mùi hương quyến rũ với giọt mỡ chả xèo trên than hồng trong khói lam cuộn như sương mờ ở sườn núi thì giờ đây được thay bằng

“nhà hàng sáng choang, bàn ghế chảnh chọe, nhân viên mặc đồng phục… đưa hết công việc bếp núc vào đúng vị trí của nó là bếp thay vì nhặt rau, nướng chả, rửa bát tất tật ngoài vỉa hè” [41, tr 122] Sự tiếp biến đó cũng là để phù hợp với sự thay đổi của lịch sử, của xã hội… trong thời hiện đại

Món chè lam, mà tác giả gọi là món nhà quê muôn năm cũ bởi với một hương vị truyền thống (mềm, mịn, thơm và ngậy vị bột nếp, vị gừng, vị lạc) và hình dáng cũng rất truyền thống (nguyên bánh to tròn gần bằng cái mâm) tưởng chừng khó thể thay đổi trong ý thức của người thưởng thức và người chế biến Thế nhưng “bẵng đi mấy năm quay lại, thấy mâm chè là lạ, thêm cả màu xanh, đỏ Vị cũng lạ nữa Hỏi ra là các bà, các chị Đường Lâm đầy sáng tạo đã cho thêm cả lá dứa và gấc vào, màu vừa đẹp, lại ăn ngon đáo để Chè lam Đường Lâm giờ đã bớt mật đi nhiều so với mấy thế kỉ trước, cũng là để thích ứng với khẩu vị của khách đô thị lâu rồi sợ ngọt… Chè lam ấy là từ gạo nếp nổ thành bỏng Miếng chè lam cắt nhỏ ngào với bột phấn ấy để khi ăn vừa đỡ dính tay, miệng đỡ bứ mà vị thơm hơn bội phần” [41, tr 181] Cũng vì sự thay đổi sáng tạo cho nên có những món trở thành đặc sản mà người ta mê như điếu đổ như món bún mắm Bình Định, người nấu đã “bỏ thêm măng khô non tơ vào trong bún, lại thêm cả một vài topping cực hợp vị là bì heo chiên phồng, tóp mỡ liu riu, trứng vịt chưng mắm cua, giá chần và các loại xà lách, kinh giới, hung quế, bạc hà, rau thơm, ngổ, hoa chuối…” [41, tr 227] Hay món cà ri mít non của người xứ đảo Sri Lanka Cà ri gà, cà ri bò, tôm, rau… thì nhiều nhưng cà ri mít - món ăn của lừng danh của đảo Tích Lan thì vô cùng sáng tạo

Là sản phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến, mỗi món ăn là một sự sáng tạo Tuy nhiên bên cạnh những sáng tạo tích cực phù hợp khẩu vị của con người hiện đại thì có những sự sáng tạo quên hẳn hương vị xưa mà thay thế bằng những hương lị lạc lõng Nhìn món ăn thấy được tình yêu của người chế biến Vì thế, mà

Di Li đã vô cùng khó chịu thậm chí “bực miệng” khi món ăn ấy thiếu tinh tế và tình yêu của người làm ra nó trong thời hiện đại: “chẳng phải do vắng bóng cái thùng gỗ thưa đóng đai làm chạn bát, mà vì thiếu đứt hoa nhài… Phớ bây giờ chẳng còn giản dị đường cất hoa nhài như xưa nữa, mà trộn đủ thứ trên đời, đầu tiên với một vị rất ngang là nước cốt dừa, rồi caramen, long nhãn, dừa khô, hạt sen, váng sữa dâu- chocolate, trân châu, hạt é, hạt rau câu các loại… Tóm lại là topping ngũ vị y như chè thập cẩm Nhìn vào bát chẳng thấy phớ đâu chỉ lổn nhổn xanh đỏ tím vàng Thế chẳng thà ăn chè cho xong” [41, tr 167] Hay ăn chè thập cẩm “là phải có đá bào, để nó xốp quyện với chè, mau tan mà vẫn lăn tăn vụn đá ở đầu lưỡi Còn đá tảng mà nhét vô vải màn xoắn lại rồi lấy búa đập vụn thì thôi nhé, khác gì món cung đình cho ăn với cơm hẩm” [41, tr 158] Đứng trước một vùng đất đẹp, chúng ta sẽ lưu giữ hình ảnh về nơi đó bằng thị giác Cũng giống như vậy, khi thưởng thức một món ăn ngon, chúng ta sẽ lưu giữ chúng bằng vị giác của mình Vị giác ấy sẽ đầy đủ, sâu sắc hơn khi ta cảm nhận từ truyền thống đến trải nghiệm trong sự giao thoa và tiếp biến Mỗi món ăn đều gắn liền với một thời điểm trong lịch sử và mang một ý nghĩa riêng Đáng chú ý là sự lưu giữ truyền thống và sự tiếp biến ẩm thực theo thời gian với sự thay đổi của cuộc sống Mỗi thời kì đó, người thưởng thức sẽ phát huy hết trải nghiệm của bản thân để cảm nhận góp phần làm món ăn đó trở nên hấp dẫn, đa dạng hơn

2.3.2 Giao lưu và tiếp biến ẩm thực qua các vùng miền

Cùng với giao lưu và tiếp biến về văn hóa là giao lưu về ẩm thực giữa các vùng miền Người ưa khám phá ẩm thực sẽ tìm cho mình một chân trời mới- đó là chân trời của sự giao thoa vô cùng độc đáo

Món phở công phu và cầu kì là thế nhưng dường như xuất hiện khắp thế giới Năm 2016, CNN bình chọn trong 50 món ngon nhất thế giới, phở xếp thứ

28 Vì vậy mà người yêu ẩm thực không khỏi ngạc nhiên khi thấy những thương hiệu lừng danh được bê luôn sang tận trung tâm Châu Âu, Châu Á, thậm chí cả Châu Phi Phở hiện giờ đã được toàn cầu hóa, quốc tế hóa nhưng mỗi vùng miền lại có những hương vị khác để phù hợp Ở Đức, “phở được cải biên rất hoành tráng Đấy là xương ninh nước dùng đầu tiên phải được cho vào hầm lò để nướng ở nhiệt độ 250 Tới khi thả vào nước ninh tiếp thì cần cho đá lạnh để hãm nhiệt độ ban đầu Nồi nước dùng thì ngoài thảo quả, quế, hồi, hành nướng có thêm một gia vị rất Tây nữa là bạch đậu khấu, loại chuyên dùng để nấu rượu vang nóng” [41, tr 95] nhưng vẫn khiến tác giả cảm thấy thiếu thiếu vị gì

Sau phở là bánh mì, xứ nào cũng có bánh mì Nếu bánh mì ở Châu Âu đủ hình thù và màu sắc nhưng nguội và nhạt nhẽo thì người Việt lại nghĩ ra bánh mì kẹp cho hợp khẩu vị vì thế “bánh mì kẹp Made in Vietnam tràn ngập các xứ sở ở Úc châu, Mỹ châu, Âu châu” [41, tr 137] Còn ở Việt Nam “bánh mì đích thị là một bản giao hưởng đường phố mà mỗi góc nẻo trên xứ Việt lại có một phong vị riêng” [41, tr 137] Đó là bánh mì kẹp pa tê béo ngậy trọn vị Hà Nội, rồi bánh mì lừng danh heo quay Sài Gòn, bánh mì với vị lạ lùng xá xíu ở Hội An, hay bánh mì tới hơn chục topping pa tê, lạp xưởng, trứng luộc, ram vụn… ở Quy Nhơn… tất cả “như một cuộc thi hoa hậu đầy hương sắc của các thí sinh nõn nà” [41, tr 140]

Có những món ăn với sự pha trộn tinh tế đã tạo nên hương vị hài hòa đậm đà mang nét quyến rũ riêng, Nhưng có những món ăn vì sự pha trộn mà trở nên khó thưởng thức: “Nhớ lần nọ tôi sang Bangkok, vào một nhà hàng ở trung tâm thương mại Big C, thấy cũng quảng cáo chè long nhãn, hớn hở gọi một bát rồi ngỡ ngàng mà buồn thỉu Đấy là nhãn khô và sen khô cho vào nồi đun chung với nhau thành chè” [41, tr.162] còn đâu cái vị trong ngọt, thơm bùi của sen tươi, nhãn tươi mát lạnh Và cả món bánh xèo rất được ưa chuộng ở đất nước mặt trời mọc: “Cách làm thì nhác giống bánh xèo miền Trung và Nam Bộ nhà mình… Đầu bếp sẽ cán mỏng bột trước để làm đế, xong mới rắc nhân lên trên Nhân bánh xèo mình ngon lắm, toàn giá, tôm, thịt, hành… rồi chấm với nước mắm chua ngọt nữa, nhưng nhân bánh Okonomiyaki toàn là bắp cải, mì Soba hoặc Udon, hành lá, gừng chua và… tí ti thịt bò hoặc bạch tuộc” [40, tr 24] Thậm chí ở Hàn Quốc cũng có mắm tép cầu kì rất giống kiểu của Việt Nam nhưng lại không thể hợp vị “người ta mang ra một đĩa thịt luộc, thịt thái to đùng và dầy cộp song vẫn đúng là thịt ba chỉ… phục vụ bày ra giữa bàn một bát mắm tép con con Trông màu nó hơi khác, lại còn nguyên những con tép… Tuy nhiên sau khi chấm thịt luộc vào bát mắm tép Hàn Quốc… cứ lần nào nhớ đến cái vị ấy là tôi lại thấy tức anh ách” [40, tr.40] Có thể thấy, tiếp biến văn hóa trong ẩm thực sẽ mang lại sự độc đáo cho ẩm thực của các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản… họ sẽ vô cùng thích thú bởi học hỏi được một phương pháp chế biến mới phù hợp với khẩu vị và điều kiện tự nhiên của họ Nhưng với những người bản địa, người tạo nên món ăn hồn cốt đó lại thấy khó ăn thậm chí “khó chịu” Có lẽ mỗi món ăn đều có hương vị đặc trưng, gắn liền với khẩu vị, văn hóa mang một ý nghĩa riêng đã tạo nên cảm giác đó cho người thưởng thức

Không chỉ có sự giao thoa giữa các hương vị, nguyên liệu của các món ăn nổi tiếng ở các vùng miền mà còn là sự giao thoa về không gian ẩm thực: “Đến năm 2019, khi mà Hà Nội đã đầy nhóc những quán ăn Nhật, đặc biệt là khu vực Đào Tấn- Linh Lang, gần như được coi là một Japanese Town” [40, tr 27] Hay: “Dân mình giờ sính Nhật nên nỗi hàng gia dụng, điện tử, mĩ phẩm của

Nhật được si mê đã đành, trẻ con còn nghiện cả đồ ăn Nhật…Cung khắc có cầu, ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng cũng có vô số chỗ bán bánh bạch tuộc và bánh xèo Nhật Bản” [ 40, tr 21] Người yêu ẩm thực cũng không khó khăn gì khi bắt gặp không gian ẩm thực Thái ở Việt Nam: “có chiếc cầu thang hẹp như nhà phố cổ, có những bàn ăn tróc sơn cũ kỹ, những khung ảnh chụp đường phố Bangkok xa xưa thủa nào, và ô cửa đu đưa những vòm lá xanh” [40, tr 103] Đó được coi là những bản sao khá giống với không gian của những tiệm ăn nhỏ trên đường phố Bangkok Có thể thấy, ẩm thực trong thời hiện đại giống như chân trời của sự giao thoa, kết nối các vùng miền với nhau

Không chỉ giao lưu, học hỏi các món ngon trên thế giới, mà các vùng miền cũng học tập mô hình kinh doanh ẩm thực sao cho phù hợp nhất: “Người

ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VĂN HÓA ẨM THỰC QUA TÔI ĐÃ ĂN CẢ CÁNH ĐỒNG HOA VÀ NỬA VÒNG TRÁI ĐẤT UỐNG MỘT LY TRÀ

Ngôn ngữ sinh động, tài hoa

Yếu tố ngôn từ là một phương diện quan trọng giúp khẳng định phong cách của bất cứ nhà văn nào, mà độc giả không thể bỏ qua Đây được coi là chất liệu cơ bản để sáng tạo nên tác phẩm văn chương Từ chất liệu đó, nhà văn đã vận dụng một cách nghệ thuật để trở thành một trong những vẻ đẹp cuốn hút người đọc Nguyễn Tuân “coi ngôn ngữ không chỉ là phương tiện mà còn là đối tượng, là mục đích sáng tạo của mình” Vì vậy, ông rất công phu, cầu kì trong việc chọn ngôn ngữ Khi nhắc đến Nguyễn Tuân là người ta nhắc đến một

“chuyên viên cao cấp tiếng Việt, là người thợ kim hoàn của chữ” (Ý của Tố Hữu) Còn với Thạch Lam, ngôn ngữ trong các bài viết ẩm thực đến một cách tự nhiên, vì bản thân ngôn ngữ vốn đã đẹp, đã tinh tế, nhẹ nhàng và uyển chuyển nên có sức lay động và truyền cảm

Với tinh thần dấn thân, dám tìm tòi, đổi mới, dám thử thách chính mình,

Di Li đã có những đóng góp mới về mặt ngôn ngữ trong nền văn học đương đại nước nhà Chị luôn luôn lắng nghe và cảm nhận cuộc sống để thấu hiểu những điều đang viết Chính vì vậy, ngôn ngữ trong tùy bút của nhà văn giống như ngôi nhà nghệ thuật nhiều cánh cửa Mỗi cánh cửa đều có vẻ đẹp riêng vô cùng sinh động Trong mỗi cánh cửa ngôn ngữ đó đều phản chiếu lại dấu ấn văn hóa qua nghệ thuật ẩm thực

3.1.1 Sự liên thông tri thức qua ngôn từ

Viết về thú ẩm thực, nếu Thạch Lam luôn chú ý đến những nét đẹp giản dị, tinh tế từ cuộc sống đời thường, thì Nguyễn Tuân mang đến cho bạn đọc một vẻ đẹp tài hoa, uyên bác Vẻ đẹp trong những trang viết về mảng ẩm thực của Nguyễn Tuân luôn mang đến chiều sâu, bề rộng và một tầng cao văn hóa Ông đi nhiều nơi để tìm tòi cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, tìm thực phẩm cho tâm hồn cũng là để thay thực đơn cho các giác quan

Cùng với phong cách thích “xê dịch” như Nguyễn Tuân, nhà văn hiện đại

Di Li cũng có những góc nhìn về nghệ thuật ẩm thực mới lạ được soi chiếu ở nhiều phương diện Chính tình yêu ẩm thực, kết hợp với sở thích khám phá, tìm tòi, sáng tạo đã tạo cho mỗi trang viết trong tùy bút của chị là một kho tàng kiến thức Đọc bộ đôi tùy bút về ẩm thực, chúng ta một lần nữa có cơ hội nâng cao tầm hiểu biết của mình về nhiều lĩnh vực như văn học, âm nhạc, điện ảnh, lịch sử, địa lý… thậm chí cả hóa học Đó là sự liên thông tri thức vô cùng tài hoa trong những trang văn của Di Li

Trước hết, người đọc dễ dàng nhận ra những tri thức về văn học mà nhà văn đã đan cài vào để miêu tả, cảm nhận về ẩm thực Vì vậy mà các món ăn trở nên hấp dẫn, có hồn hơn với văn phong nhẹ nhàng Xuyên suốt hành trình ẩm thực, qua những địa danh nổi tiếng, Di Li không chỉ miêu tả tinh tế những món ăn mà còn gửi đến cho người đọc những cảm nhận tinh tế của các nhà văn qua trang viết của mình Để đặc tả những món ăn tuổi thơ, Di Li đã liên hệ với những món ăn từng được Vũ Bằng, Nguyễn Tuân, Thạch Lam ghi lại trong các tác phẩm của họ Đó là những kỉ niệm đọng lại mãi trong kí ức của các nhà văn nhưng với chị giờ đây, không phải thức quà nào cũng để lại dư vị khó quên Hay Di Li đã dẫn ra câu chuyện của nhà văn Nguyễn Quang Thiều và Trần Tiến Dũng về hình ảnh người mẹ: “Hai mẹ con cứ ngồi trong bếp than hồng những ngày đông giá rét với đủ thứ chuyện trong mùi thơm của khói và của món cá nướng Tất cả những câu chuyện thôn quê đã thấm vào tôi như hơi lửa và khói thấm vào món cá nướng làng tôi”; “Trong gian bếp sáng lửa lá dừa, bên cái chảo gang, da mặt má tươm mồ hôi, hườm hạnh phúc” [41, tr 319] Từ việc suy nghĩ về hình ảnh người mẹ với ẩm thực của hai nhà văn trên, Di Li đã cảm nhận ẩm thực ứng dụng thời 4.0: “Chẳng nhẽ công nghệ đã làm thay đổi thói quen sống, thói quen giao tiếp và giải trí đã đành, lại xóa sổ một niềm kiêu hãnh ngàn đời của các bà mẹ hay sao?” [41, tr 319] Chính sự liên thông tri thức tài hoa từ văn học sang ẩm thực phần nào đó đã giúp người đọc thấy được nét đẹp văn hóa từ ngàn xưa Đồng thời, những câu chuyện, những câu thơ xen lẫn trong tùy bút làm món ăn của Di Li trở nên có hồn hơn, hấp dẫn hơn Món xôi nếp thơm nựng hòa quyện cùng những câu thơ của Quang Dũng Hay món trà đượm vị hơn qua cách tả đầy mê hồn của Nguyễn Tuân Thậm chí món mì xào nửa Tây, nửa Tàu vô cùng ấn trượng bởi Di Li đã kết nối với tiểu thuyết Quyên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ

Từ câu chuyện anh đầu bếp tinh quái trong Những ngôi sao Eger (Gárdonyi

Géza) với món súp ớt cay [40, tr 180] đến cuốn sách lừng danh của Nhật Bản

Tottochan, cô bé ngồi bên cửa sổ với bữa ăn từ biển cả và đất liền [41, tr 246] hay tiểu thuyết trinh thám của Dan Brown để cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng ở Ý

(40, tr 204)… qua những câu chuyện đó, người đọc sẽ đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác bởi sự liên thông tri thức vô cùng tài hoa của Di Li Mỗi món ăn hiện qua trong mỗi trang văn là hành trình về cội nguồn văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi đất nước

Không chỉ liên thông kiến thức của văn học vào các món ăn, Di Li còn khéo léo đưa những bộ phim vào trang viết ẩm thực của mình Mỗi món ăn như một bộ phim điện ảnh quay chậm để người đọc thưởng thức từ màu sắc đến hương vị Nếu người đọc chưa đến Ý mà vẫn muốn thưởng thức Pizza mơ mộng hãy xem bộ phim kinh điển Kỳ nghỉ hè ở Rome của Audrey Hepburn để cảm nhận nét đẹp lãng mạn đậm hương vị Ý [40, tr 204] Tương tự như vậy, Di Li đã tóm tắt một phần bộ phim Nàng Dea Jang Gum (Hàn Quốc) [41, tr 207] để người đọc hình dung ra sự cầu kì, cẩn thận, sáng tạo trong mâm cỗ tiến vua của người Huế Qua những thước phim đó, Di Li dường như đã tái hiện lại hồn cốt văn hóa thấm sâu vào ẩm thực mà nếu chỉ tả món ăn thôi sẽ không toát lên được đầy đủ Người đọc phải vừa thưởng thức, vừa suy ngẫm, vừa đối sánh… như sự liên thông ngôn ngữ điện ảnh sang ngôn ngữ ẩm thực của nữ nhà văn Có như vậy, người đọc mới cảm nhận dấu ấn văn hóa hiện lên qua mỗi món ăn

Không chỉ tả một vài cảnh trong bộ phim để thấy món ăn sinh động hơn mà Di Li còn ngầm chỉ ra hạn chế trong chế biến hàng rong bằng cách gợi ra món bánh bao trong bộ phim kinh dị Trung Quốc cho đến phim hiện đại Hồng Kông Mỗi lần ăn hàng rong liệu trong đầu chúng ta có dấy lên suy nghĩ: chỉ vì kiếm lợi mà họ làm bẩn, chỉ vì lợi nhuận mà họ bất chấp thực phẩm không tươi ngon hay đành chấp nhận “hàng rong bẩn là chuyện thường” [41, tr 48] Với sự liên thông tri thức qua điện ảnh, nữ nhà văn đã cung cấp cho người đọc những cảm nhận tinh tế, những suy nghĩ về văn hóa ẩm thực như lột tả được hết linh hồn của món ăn

Kiến thức về điện ảnh đã đưa những trang viết về ẩm thực của Di Li trở thành những trang viết tuyệt tác Còn kiến thức về âm nhạc làm cho việc ăn uống không đơn thuần là chuyện đời thường mà đã nâng lên thành nét nghệ thuật đích thực Cảm giác du dương khi thưởng thức món ăn bên giai điệu trống phách nhộn nhịp dưới ghe lung linh ánh nến là những dư vị đầy lưu luyến với bất kì ai: “Besame, Besame Mucho Como si fuear ésta noche La usltima vez”

[41, tr 223] Vừa ăn, vừa đi thuyền ngắm cảnh sông đêm trong trống phách nhịp nhàng cũng đủ để những vị khách Tây coi Hội An như một ngôi làng thân thiện lạ lạ mà quen quen đó Cũng vậy, những giai điệu ngọt ngào của vùng Trung Đông khi cất lên “nghe man mác, u hoài nỗi lòng xa xứ” [40, tr 138] cũng có thể khơi dậy tình yêu một thủa thanh bình Chính những giai điệu u buồn đó nhắc đến sự kiện Jerusalem vào cuối năm 2017- vùng đất bị xâu xé, tranh giành bởi nhiều thế lực Chỉ cần cất lên giai điệu đó thôi, thực khách đang thưởng thức hương vị ngọt ngào cũng trở nên đắng ngắt trên đầu môi Hay chẳng ai có thể nghĩ rằng ăn cháo lòng lại có thể “mơ màng ngấm từng giọt buồn đang ri rỉ :

Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại/ Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn ngồi mãi nơi đây” [41, tr 239] Món cháo lòng bánh hỏi gợi đến một thời đói khổ ở Quy Nhơn Giờ đây, Quy Nhơn đã khác, món ăn này lại mang điệu hồn riêng nhưng vẫn phảng phất đâu đó từng giọt cảm xúc mơ hồ Ăn cháo lòng nghe nhạc Trịnh Công Sơn thấy cuộc đời này nhã biết bao chỉ có thể qua đôi mắt vô cùng nghệ thuật của Di Li

Không chỉ liên thông tri thức qua những chuyên ngành khác, Di Li còn luôn đối chiếu, so sánh các món ăn với nhau để thấy mỗi nơi lại mang đến một hương vị riêng: “Nhiều người hay lẫn lộn giữa trà Thái xanh và Matcha Nhật

Bản Mặc dù cùng một mẹ trà nhưng trà xanh thì ở dạng túi lọc hoặc nguyên lá, khi uống phần bã bỏ đi, còn Matcha xay nhuyễn cả lá ra thành bột trà Vì thế khi uống Matcha là ta uống nguyên cả lá trà, nồng độ cũng sẽ đậm đặc hơn , khác nhau về cách phơi lá, chế độ dinh dưỡng ” [40, tr 294] Phải am hiểu tường tận hương vị từng loại trà thì mới có kiến thức sâu sắc đến vậy Nếu không thì trà nào cũng sẽ giống trà nào Qua việc so sánh đối chiếu chi tiết và cụ thể, Di Li đã đem đến cho người đọc những hương vị văn hóa từng vùng miền qua ngôn ngữ Có lẽ do người Thái là dân tộc ăn cay nhất thế giới nên sau khi ăn cay xong uống một ly trà xanh thơm mát sẽ xoa dịu hết những vị tê dại trên đầu lưỡi Vì vậy mà ly trà không cần độ đậm đặc nguyên chất như matcha Nhật Bản

Nghệ thuật miêu tả hấp dẫn thể hiện khả năng quan sát tinh tế

Với ngòi bút tài hoa, Di Li dường như đã sắp xếp những con chữ vô cùng bài bản thậm chí lúc lại biến hóa không ngừng để người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác Ngôn ngữ miêu tả một lần nữa tái hiện lại khả năng quan sát vô cùng tinh tế của nhà văn để người đọc cảm nhận sâu sắc về ẩm thực cũng từ đó hiểu đời và hiểu người hơn Từ món ăn đến thiên nhiên, con người là những gì ta vẫn biết, vẫn gặp, vẫn thấy thậm chí hết sức đời thường bình dị nhưng qua quan sát của Di Li lại hiện lên vô cùng sinh động và hấp dẫn Hơn thế, qua miêu tả của nhà văn dưới sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người thì món nào cũng khiến người ta thèm đến khao khát, thèm đến tò mò, và thèm đến ngẩn ngơ rồi tự nuốt nước bọt nuối tiếc vì chưa có dịp thưởng thức

Cùng viết về ẩm thực nhưng mỗi nhà văn lại có cách miêu tả và thể hiện khác nhau Nhà phê bình Văn Giá đã nhận xét rằng: “Trước miếng ăn, Thạch

Lam hiện ra như một thi nhân, Nguyễn Tuân như một tao nhân, còn Vũ Bằng chỉ như một thường nhân” [76] Nếu Thạch Lam miêu tả món ăn một cách nhẹ nhàng, tao nhã và đầy chất thơ thì Nguyễn Tuân lại miêu tả món ăn như một nghệ sĩ thực thụ qua quan sát công phu đến tài hoa Dù mỗi nhà văn có cách miêu tả món ăn khác nhau nhưng đều làm say đắm trái tim của biết bao độc giả

Có thể nói chính ẩm thực đã khơi gợi Di Li nguồn cảm hứng để chị trải nghiệm và quan sát tỉ mỉ hơn Vì vậy, khi miêu tả món ăn, chị vừa hiện lên như một thi nhân, lại cũng có khi như một thường nhân Luôn nhìn nhận sự vật trong trạng thái có hồn, sống động, nên ngay cả những món ăn cũng được Di Li thổi vào một sức sống mới Sự hòa hợp của các món ăn được nhà văn miêu tả vô cùng hấp dẫn Chính nghệ thuật đó đã biến những món ăn tưởng chừng giản dị thậm chí đời thường quen thuộc mà trở thành món ăn đậm chất nghệ thuật và thi vị: “Ăn xôi chè thấy hợp khẩu nhất là khi cái gió heo may chớm về Hà Nội Ngồi trên vỉa hè phố Hàng Bồ, giữa tiếng ồn ã vui tai của phố cổ, dưới những gốc cây già lốm đốm nắng hoe vàng, bưng bát chè bà Cốt mà thấy lòng yên ả” [41, tr.158] Đọc những trang văn này, qua nghệ thuật miêu tả thì tất cả đều trở nên vừa quyến rũ, vừa rất đỗi thân quen, vừa có sức cuốn hút đủ làm đắm say lòng người

Cùng với khả năng quan sát tinh tế, Di Li đã miêu tả món ăn vô cùng sống động Chỉ với bát nước chấm bánh cuốn thôi mà sao khiến dạ dày người đọc cũng phải co bóp thật mạnh: “Nước chấm được trộn với thịt băm ngào hành mỡ, bánh tráng mỏng tang nóng hổi mềm mịn trong bát chấm thơm phức” [41, tr

63] Hay đơn giản hơn chỉ là món kẹo bông chẳng qua là đường kính nấu lên mà qua đôi mắt của Di Li “lấp lánh như một vườn hoa… thơm nức Miệng ngậm vào nhúm bông, đường tan chảy ngọt ngào rồi dính nhấp khóe môi…” [41, tr

15] Đến những món ăn quen thuộc như món mì Hàng Bông cũng vô cùng kích thích vị giác người đọc: “Sợi mì dai giòn vàng óng, xá xíu thơm phức mềm mại, miến ngan béo ngậy mà dậy lên mùi nếp thơm, còn viên sủi cảo nhân thịt… ảo diệu trên đầu lưỡi” [41, tr 112] Thật kì diệu! Mỗi lần món ăn xuất hiện là một lần người đọc như được nhấm nháp với tất cả giác quan qua tài năng miêu tả vô cùng tinh tế của Di Li Và cũng bằng cách quan sát tỉ mỉ của nhà văn, các món ăn dường như đã khoác cho mình những màu sắc mới tạo nên dư vị đặc biệt:

“thức tỉnh một vị khác đằm thắm hơn, gầy gậy mặn mòi biển cả” [41, tr 78] Món cua ghẹ xào mỡ hành mà gây thương nhớ bởi cách tả chi tiết hương vị mặn mòi đó Có thể thấy, qua việc miêu tả tinh tế, Di Li đã làm dậy lên văn hóa mỗi vùng miền qua ẩm thực vô cùng tài tình

Với trải nghiệm đời sống dày dặn cùng khả năng miêu tả tinh tế, các món ăn trong trang viết của Di Li trở nên đa dạng, biến hóa một cách linh hoạt Đó có khi là bát cơm hến nhỏ xíu ở Huế nhưng lại trở nên vô cùng quyến rũ không thể dứt bỏ được vì “vị ngọt bùi của hến, vị thơm mát của bạc hà, vị cay xé lưỡi của ớt chưng, vị giòn tan của bánh đa, vị béo ngậy của tóp mỡ, vị chua dôn dốt của xoài và khế…” [41, tr 203] Có lúc lại vô cùng hấp dẫn bởi món Cơm Paella

“mềm mịn nhờ chao dầu ô liu, đậm đà hải sản tươi nõn đánh bắt từ đại dương và dậy lên mùi thơm của nghệ tây” [41, tr 218] Cùng là một món cơm nhưng qua cách miêu tả của Di Li làm dậy lên hương vị mỗi vùng quê Hay chẳng thể nào chính xác hơn khi miêu tả món canh chua Thái: “Vị thơm ngát bay bổng của lá chanh Thái, sả tươi, riềng non, ngò gai, húng quế quyện lấy hương chua dịu của cốt me, thơm ngậy của cốt dừa, ngọt lịm của xương ninh… nốt ngân diễm tuyệt cuối cùng là vị cay xé lưỡi, cay đến choáng váng, cay ù cả tai, cay chảy nước mắt nước mũi, cay phát trì độn đầu óc” [40, tr 101] Tả món canh chua thôi mà sao vị giác, xúc giác, khứu giác… của người đọc dường như hiện lên cùng một lúc để thưởng thức Có thể thấy, mỗi món ăn xuất hiện là một lần người đọc thán phục bởi khả năng miêu tả thể hiện cách quan sát chăm chú đến kì công của nữ nhà văn trẻ

Nếu Thạch Lam thành công với nghệ thuật miêu tả cảm giác thì Di Li lại độc đáo bởi nghệ thuật lan tỏa cảm xúc Một trong những nét ấn tượng khi miêu tả món ăn là nhà văn luôn tìm đến cảm giác mới lạ để thể hiện cảm xúc của chính mình Tả về quả sấu chín cũng là lúc nhà văn như hít hà cảm xúc, thả hồn cùng với món ăn “thơm nựng như kẹo, là viên kẹo tinh túy của trời và đất, là trái quả kì diệu của thiên nhiên, đã hút hết mọi ngọt lành, ngát hương, trong mát của sương sớm, của nắng non, của đất bùi tơi xốp, của những ngọn gió lang thang ngoài hẻm núi đẩy đưa hương cỏ mật và búp lúa đòng” [41, tr 177] Tả món ăn nhưng lại mang đến cảm giác cả một bầu trời kí ức ùa về thật là tài tình Cảm giác nhớ nhung về thủa học trò túm năm, tụm ba hẹn hò mang sấu chín đến lớp rồi cùng xuýt xoa, thỏa mãn đến đê mê bởi miếng sấu dầm sao mà da diết khôn nguôi Đó vừa là dấu ấn, vừa là kỉ niệm mà Di Li đã thổi hồn lên món ăn

Như vậy, qua cách miêu tả món ăn, người đọc không chỉ cảm nhận khả năng quan sát tinh tế của Di Li mà còn nhận thấy một tâm hồn nghệ sĩ cùng hòa quyện Những tìm tòi cộng với sự phân tích, nhận xét tỉ mỉ về các món ăn khiến cho người đọc luôn tò mò và bất ngờ từ hình thức cho tới hương vị Từ những món ăn hương đồng cỏ nội rất đỗi thân quen đến những kì hoa dị thảo khắp năm châu bốn bể đều được Di Li mô tả vô cùng tinh tế để người đọc thòm thèm day dứt mãi

3.2.2 Miêu tả cảnh quan, thiên nhiên

Khi viết về ẩm thực các nhà văn khác thường chỉ miêu tả món ăn sao cho tinh tế và sâu sắc, rất ít miêu tả thiên nhiên, cảnh quan xung quanh Còn với Di

Li, không chỉ là một người sành ăn, thích ăn ngon, mà còn là một nhà văn đam mê khám phá và chinh phục Vì vậy, mỗi trang viết về ẩm thực của chị giống như một bản đàn hòa âm tuyệt diệu giữa món ăn và cảnh quan thiên nhiên Phải là món ăn đó trong cảnh đó mới là sự kết hợp hoàn hảo nhất

Khi viết về những món ăn xưa cũ trên vùng đất Lạng Sơn, nhà văn cũng hòa điệu bằng việc tả lại cảnh quan đậm dấu ấn: “Bên ngoài cửa sổ, những cánh đồng trải dài trong sương sớm, những mái ngói cũ kĩ buồn tẻ và u ám dưới giá lạnh… Ga nào cũng buồn tẻ và tiêu điều như nhau” [41, tr 57] Quang cảnh tiêu điều, buồn tẻ ấy chính là linh hồn của những món ăn cũng giản dị và xưa cũ như thế trên vùng cao: ngô nếp luộc, mía tím, mắc cọp, sữa đậu nành… Những mẹt hàng rong được đặt trong những quán hàng tuềnh toàng dọc đường luôn mang đến những cảm thức đặc biệt cho người đọc

Giọng điệu thể hiện cái tôi trữ tình đầy cá tính

Giọng điệu là một trong những yếu tố quyết định sự hấp dẫn của tác phẩm và góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật của nhà văn Nhà văn là người sáng tạo ngôn từ, nó được cá thể hóa đến mức trở thành giọng điệu riêng của từng người Tùy bút Tôi đã ăn cả cánh đồng hoa và Nửa vòng trái đất uống một ly trà đã mang đến cho người đọc một giọng văn mới mẻ và cá tính, mang phong cách rất Di Li Đó có thể vừa là giọng chiêm nghiệm, suy tư về con người, về lẽ sống nhưng đầy triết lí Đó cũng có thể là giọng điệu của hoài niệm trong cách nhìn hóm hỉnh, trẻ trung đầy cá tính của nhà văn Phải chăng đó là phần hồn toát lên từ tính cách của một nhà văn trẻ đã đi nhiều, đã thấy nhiều, và đã trải nghiệm nhiều Qua những nốt ngân riêng trong giọng điệu, Di Li đã thổi bùng lên những mạch ngầm trong văn hóa khi viết về bộ đôi tùy bút ẩm thực này

3.3.1 Giọng điệu hiện đại, cá tính

Giọng điệu hiện đại, cá tính chính là một trong những “chìa khoá” quan trọng để giải mã bức thông điệp về ẩm thực của nữ nhà văn Nó là một yếu tố nghệ thuật nhưng lại mang tính nội dung rất rõ, bởi bên trong giọng điệu cá tính mang nét riêng, tác giả đã gián tiếp và kín đáo thể hiện tư tưởng, lập trường, thái độ, tình cảm và cả phong cách của mình Ấn tượng đầu tiên khi đọc tùy bút của Di Li không phải là giọng điệu thủ thỉ, tâm tình, đắm đuối của người mê ẩm thực như những nhà văn khác mà là một giọng rất riêng, rất cá tính, có phần gì đó dửng dưng, lạnh lùng: “Chè nấu khéo thơm nức mùi đậu xanh Ăn cốc chè ấy cứ như cho vị giác đi thám hiểm Tất cả trộn nháo vào nhau rồi chả nom thấy gì, xúc thìa nào biết thìa ấy, thi thoảng bắt gặp một miếng mít thơm lựng, lát sau thì nghe vị cốm thơm ngào với chocolate trong miệng, lại cả giòn giòn viên thạch nữa” [41,tr 159] Ẩn sâu trong giọng điệu tưởng như dửng dưng ấy chính là tình yêu với ẩm thực của nữ nhà văn Những nhà văn khác khi bắt gặp món ngon, họ thường dùng giọng ngợi khen tràn đầy cảm xúc Nhưng với Di Li lại khác, giọng điệu cá tính ấy chính là một phần không thể thiếu khi thẩm định món ăn

Suốt các trang sách viết về ẩm thực của Di Li, người đọc luôn bắt gặp những từ ngữ mới mẻ, hiện đại như: topping,Time Asia,CNN, thương hiệu KFC,

Lotteria, Piza Hut, Pepperonis… Hay những câu văn chêm xen tiếng nước ngoài rất phù hợp với văn cảnh như: “Đến Paris thấy thấp thoáng chữ PHỞ giữa muôn vàn restaurant sang trọng” [41, tr 81]; “đại hàn dân quốc sở hữu một trong những phong cách barbecue sành điệu nhất thế giới” [40, tr 49];

“mỗi lần vô chợ…giống một gã trai hám gái mà lạc vào pool-party (bữa tiệc bể bơi)” [41, tr 75], “mùi xứ sở bỗng giống như một loại nước hoa fake vô cùng tinh vi, xảo quyệt” [41, tr 105]… Bắt mạch được cuộc sống hiện đại, sắc sảo trong việc sử dụng từ ngữ nên giọng điệu trong bộ đôi tùy bút này không chỉ là những lời tâm tình đẫm chất thi vị mà dường như đang truyền tải những mộc mạc của đời sống hàng ngày Đằng sau những lớp ngôn ngữ mới mẻ là một hiện thực đời sống phong phú, sinh động và chân thực Ngôn ngữ ngoại lai xuất hiện nhiều đáng kể cũng là dụng ý nghệ thuật của nhà văn Di Li đã tạo nên một chất giọng khác biệt với các tác phẩm truyền thống đó là chất giọng hiện đại của thời 4.0

Góp phần vào chất giọng hiện đại trong tùy bút của Di Li đó là vẻ đẹp của một giọng điệu cá tính Chính điều đó làm nên sự xuất hiện của nữ nhà văn trên văn đàn như một hiện tượng mới Là người đi nhiều, trải nghiệm nhiều nên Di

Li không ngại bày tỏ cá tính của mình trên trang viết Người ta thường nói 46 tuổi là thành đạt nhất, 36 tuổi là quyến rũ nhất, 26 tuổi là nhiệt tình và hoài bão nhất còn 16 tuổi là gì? Phải chăng là tuổi khởi đầu của những ước mơ lớn lao hay là tuổi xây dựng nền tảng cho tương lai…? Nhưng qua cách nhìn đầy cá tính của Di Li, đó là tuổi “khao khát ẩm thực nhất” [41, tr 29] Quả đúng như vậy, đối với tuổi này, dường như đều là những hành trình mong mỏi được khám phá thế giới ẩm thực Chính giọng điệu cá tính của nhà văn đã lí giải hiện thực theo cách riêng của mình Chúng ta vẫn hay bắt bẻ nhau: Tại sao ta lại thích món nọ mà không thích món kia? Sự bắt bẻ đó, chẳng khác gì với “Kiểu như “Tại sao em lại yêu anh” ấy Yêu thì cứ biết yêu thôi… có phải rau muống ăn gỏi đâu mà chẻ thành từng sợi nhỏ hả Trời?” [41, tr 212] Qua câu văn đó thôi, người đọc cũng thấy được sắc thái đầy cá tính của nhà văn Cá tính đến thẳng thắn: “Nhìn người ăn cháo thì ghét đến nỗi: Người lớn miệng đầy răng rồi mà còn xúc cháo ngon lành như trẻ ăn dặm thế kia” [41, tr 262] Hay “Sống nóng thì lâu dần rồi cũng quen đi Đã ra đến tận miền Tây, sao lại còn lăn tăn mãi về cái điều hòa”

[41, tr 287] Với chất giọng vô cùng thẳng thắn, người đọc dường như cũng đủ hình dung về con người của nữ nhà văn Đó là một người dám nói thẳng, nói thật, và không ngần ngại nói lên cái tôi của mình

Chính vì vậy, giọng văn cá tính xen vào những câu chuyện ẩm thực một cách rất tự nhiên thể hiện lập trường quan điểm của nhà văn Người đọc liệu còn can đảm thưởng thưởng thức những trái dâu Trung Quốc ngoài chợ không khi mà “ăn một trái dâu ngậm luôn cả nắm thuốc độc tẩm ướp” [40, tr 197] Hay có còn quay trở lại nhà hàng ở Maroc: “Giá trên thực đơn thì đúng là “vương giả”, đắt gấp năm lần bên ngoài Cứ như thể cái cung điện này được dựng lên chỉ để rình rập đám khách Việt ngơ ngác vậy” [41, tr 227] để biến thành kẻ ăn ngu ngơ thêm một lần nữa không? Có thể thấy, qua giọng điệu vô cùng cá tính, Di Li đã thẳng thắn bày tỏ quan điểm để người đọc có cách nhìn mới hơn về ẩm thực

Giọng điệu không chỉ thể hiện quan điểm của nhà văn mà nó còn là chất liệu để nhà văn bộc bạch những cảm nhận cũng vô vùng cá tính của chính mình Khi nói về cấp độ hấp dẫn của dư vị của bánh đa cua với tuổi teen: “Nó đa dạng hơn về vị giác, tươi mát, trẻ trung và ít nhiều lúng liếng hơn món phở truyền thống tuy đậm đà mà nghiêm ngắn” [41, tr 74] Với cách diễn đạt cá tính đến độc đáo như thế này, người đọc rất ít gặp trong văn chương truyền thống: “viết lại một món ăn mà không thể miêu tả dư vị, chỉ nhớ một điều rằng nó rất xứng đáng để xếp hàng dưới nắng” [40, tr 223]

Như vậy, qua giọng điệu đậm chất hiện đại và cá tính, người đọc như cùng nhà văn trải nghiệm những món ăn vô cùng hấp dẫn của con người hiện đại Đúng như nhà văn Phạm Ngọc Tiến chia sẻ: “Di Li viết rất lạnh, câu chữ không có chút rưng rưng nào cả Nhưng bản thân câu chuyện rất hấp dẫn”

[84] Có thể khẳng định rằng: Di Li đã góp thêm cho văn đàn một giọng văn lạ hiện đại và cá tính

3.3.2 Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh

Nhiều tác giả khác khi viết tản văn thường chỉ chú trọng và nghiêng hẳn về cảm xúc Nhưng Di Li không chỉ giãi bày tâm trạng với sự chiêm nghiệm, suy tư về con người, về ẩm thực mà còn giãi bày qua ngữ điệu đầy hóm hỉnh Là một nữ nhà văn trẻ, với phong cách của vẻ đẹp khám phá, nên tùy bút của Di Li luôn chuyển tải thông điệp một cách nhẹ nhàng với giọng điệu hài hước

Trước đây trong văn học Việt Nam hiện đại, ta đã bắt gặp giọng điệu hài hước mang đậm dấu ấn xã hội của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Tú Mỡ, với thông điệp phê phán sâu sắc Còn Di Li thể hiện giọng điệu hài hước qua những trang văn để góp phần điều chỉnh những lệch chuẩn của con người bằng tiếng cười nhẹ nhàng nhưng vẫn mang nét đẹp nhân văn Chẳng hạn, khi bàn về phương pháp thực dưỡng, Di li hài hước viết: “Triết lý về dinh dưỡng và giáo dưỡng của Ohsawa thì có đến vài chục cuốn sách, đọc mà muốn thông ngay như “lướt phây” thì đố mà hiểu Nhưng nôm na thì những người ăn thực dưỡng một cách “chuyên nghiệp” đều có vóc dáng giống hệt nhau là gầy như cái que, da sẫm lại, môi tai tái, gò má nhô lên và nói không ngừng về gạo lứt…”

[41, tr.127] Chính giọng điệu hài hước của nhà văn khiến độc giả vô cùng dễ hiểu, thậm chí ấn tượng với cách nêu và nhận xét vấn đề: “Họ tẩy chay thịt một cách cực đoan… chúng ta sẽ thấy con heo biến thành yêu quái (yêu quái kinh dị chứ không đáng yêu như Trư Bát Giới), và mỗi miếng thịt heo vừa dính đầy thuốc độc vừa mang mầm mống của tội lỗi… chưa kể gạo lứt còn phải được nấu và nhai rất đúng quy trình… mỗi miếng cơm gạo lứt phải nhai đủ 70 lần, vừa nhai vừa đếm… Các món ăn kèm gạo lứt cũng phải đúng kiểu, sao cho âm dương… phải được cân bằng Ăn mà cứ như ngồi giải phương trình hóa học, rõ là chỉ có người quý tộc mới tỉ mẩn việc ăn uống đến nhường ấy” [41, tr 127] Ăn mà cầu kì kiểu cách như vậy thì thôi người lao động cứ làm đĩa bún chả cho nhanh Qua cách nói đầy hài hước, người đọc phần nào hiểu được phương pháp thực dưỡng đang dần phổ biến như hiện nay Cũng bằng giọng điệu hóm hỉnh vô cùng khách quan của mình, Di Li đã bày tỏ quan điểm riêng của mình về văn hóa ẩm thực đang biến tướng ở Nhật Họ sáng tạo ra một cách ăn Shushi và Sashimi trên cơ thể người mẫu bằng cách: “các trinh nữ sẽ được tẩy uế sạch sẽ theo quy trình công phu, để cho ra đời một cái mâm “tối giản” là cơ thể khỏa thân Shushi trăm hoa nghìn sắc sẽ được đặt trên ngọc ngà trinh nữ ấy cho các ông thưởng thức Khổ nỗi để đóng vai cái mâm, các người mẫu ngày nay chắc thế nào cũng viêm phổi, vì phòng ăn phải để ở nhiệt độ thấp cho cá sống khỏi ươn hỏng Người mẫu trần trụi và… tối giản thế, tránh sao khỏi nhiễm lạnh khi phải chịu chung nhiệt độ với cá” [40, tr.32] Đọc xong, có lẽ người đọc cũng phải bật cười vì sự khám phá đầy dí dỏm của Di Li

Qua giọng điệu hài hước, Di Li cũng ngầm dự báo một thời đại ẩm thực 4.0: “Bây giờ gà cá người ta mổ cho sẵn, vặt lông, cạo vẩy trắng phau, về chỉ việc xả nước rồi bỏ vô nồi… Giờ cô nào trông xinh đẹp óng ánh sành điệu mà vung tay dao thớt cắt tiết gà vịt nhoay nhoáy như đồ tể, mặt mũi thản nhiên vô cảm tựa ngồi xem phim truyền hình thì e rằng các em giai nom sờ sợ, khéo lại ế chồng…” [41, tr 315] Thậm chí “ứng dụng giao đồ ăn chỉ mới bắt đầu khởi động, mà người ta đã mê nó đến thế… có nhẽ chăng các bà mẹ sẽ nuôi con bằng… ứng dụng… khi đứa trẻ lớn lên nó sẽ được ăn canh bầu nấu tôm, chả cuốn lá lốt, cà chua nhồi thịt qua ông xe ôm mặc áo xanh đồng phục đứng đợi vỉa hè” [41, tr 318] Cũng bằng khám phá vô cùng hài hước Di Li nhẹ nhàng thức tỉnh người mê ẩm thực: “Thời bây giờ, thứ gì cũng được coi là đặc sản, tất thảy sinh vật đều được vinh dự khám phá bụng người Người ta bảo Nhum bổ dưỡng cho sinh lực đàn ông Nhưng cũng giống như chuyện tắm bùn, tắm khoáng, uống linh chi, hồng sâm, ăn đông trùng hạ thảo, chẳng ai dùng một hai lần mà có tác dụng Muốn “khả năng đàn ông” khỏe như hà mã, không chừng nên chuyển nhà ra bãi biển Phú Quốc, rồi ngày ních đầy mươi con vào bụng Tháng ăn hết chục triệu, năm ăn hết trăm triệu tiền Cầu Gai may ra mới có tác dụng” [41, tr.294] Giọng điệu hài hước khám phá những trái chiều dí dỏm đã mang đến cho người đọc những cảm xúc vừa lạ, vừa quen qua cảm quan nhân văn mang tính triết lý nhẹ nhàng của Di Li

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w