1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

2 17 luận văn tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật

116 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phổ Biến, Giáo Dục Pháp Luật Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Thành Phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả Nguyễn Thành Duyên
Người hướng dẫn TS. Hoàng Hùng Hải
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Thể loại luận văn thạc sĩ
Thành phố Quảng Ngãi
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 113,75 KB

Nội dung

Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc nâng caohơn nữa hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niênnhằm bồi dưỡng và tạo điều kiện để thanh niên phát triển toàn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI,

TỈNH QUẢNG NGÃI.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Mã số: 60 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG HÙNG HẢI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất

kỳ công trình nào khác.

Học viên

Trang 4

L I C M N ỜI CẢM ƠN ẢM ƠN ƠN

Trước hết, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo Họcviện Hành chính Quốc gia, cùng tập thể các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ vàcán bộ quản lý của Học viện đã tận tình truyền đạt những kiến thức khoa họcquý báu và tạo các điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành chương trình caohọc chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Xin chân thành cảm ơn TS Hoàng Hùng Hải đã tận tình hướng dẫn bảnthân tôi nghiên cứu hoàn thành tốt luận văn này

Trong quá trình thực hiện, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế,thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ của quý thầy,

cô giáo và người đọc

Xin chân thành cảm ơn!

Học viên Nguyễn Thành Duyên

Trang 5

MỤC LỤC

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

1 1 Khái niệm, mục đích và vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh

1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 81.1.2 Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 121.1.3 Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 171.2 Chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp của phổ biến, giáo dục pháp

1.2.1 Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 221.2.2 Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 231.2.3 Hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 25

1.2.4 Những điều kiện đảm bảo phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

Trang 6

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Quảng |Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi 372.1.2 Khái quát đặc điểm thanh niên của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi ảnh hưởng đến công tác giáo dục pháp luật cho thanh niên 38

2.2 Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên thành phố

Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi 472.2.1 Những kết quả đạt được 472.2.2 Những tồn tại, hạn chế 622.2.3 Nguyên nhân của những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế 65

Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO THANH NIÊN Ở THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH

3.1 Quan điểm phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay 703.2 Giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi 753.2.1 Tăng cường vai trò lãnh đạo và trách nhiệm của các cấp ủy đảng,chính quyền; sự phối kết hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xãhội trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 763.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên 793.2.3 Đổi mới, hoàn thiện nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho

3.2.4 Đa dạng hình thức và đổi mới phương pháp phổ biến, giáo dục

Trang 7

pháp luật cho thanh niên 833.2.5 Nâng cao nhận thức cho thanh niên về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và trong hoạt động của thanh niên 933.2.6 Một số giải pháp khác 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài luận văn

Xây dựng nhà nước pháp quyền đang trở thành một xu thế kháchquan tất yếu đối với các quốc gia dân chủ trong thế giới hiện đại, Việt Namcũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó Trong nhà nước pháp quyền,pháp luật là những chuẩn mực chung, bắt buộc đối với mọi người Sống vàlàm việc theo Hiến pháp và pháp luật là lối sống lành mạnh, thể hiện mộttrình độ văn minh, là lối sống có văn hóa, có kỷ cương, trách nhiệm Muốnđất nước có kỷ cương thì phải giữ nghiêm phép nước Có giữ nghiêm phépnước thì thế nước mới vững bền

Vào những năm đầu, khi nước ta mới giành được độc lập, Chủ tịch

Hồ Chí Minh dạy: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”,

“nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên” Người cho rằng sự phát triển trong tương lai của đất nước và tiền đồ

vẻ vang của dân tộc nằm trong tay của thanh niên và luôn nhìn nhận thanhniên theo quan điểm phát triển và toàn diện Tuy nhiên, thực tế hiện naycòn một bộ phận thanh niên thiếu bản lĩnh sống, thiếu ý thức tu dưỡng, rènluyện về đạo đức, thiếu kiến thức về pháp luật dẫn đến dễ bị kích động, dụ

dỗ, lôi kéo tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đếntrật tự an toàn xã hội Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay việc nâng caohơn nữa hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niênnhằm bồi dưỡng và tạo điều kiện để thanh niên phát triển toàn diện, có ýthức trách nhiệm công dân, hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp

và pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tạo dựngmột môi trường xã hội lành mạnh để thanh niên cống hiến và trưởng thành

Trang 10

là “lớp người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” là

một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết

Xuất phát từ thực tiễn, đặc biệt trước tình hình vi phạm pháp luật củathanh niên cả nước nói chung và thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãinói riêng đang ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng và tínhchất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm, yêu cầu tăng cường công tácphổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở thành phố Quảng Ngãi đangđược các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ giáodục pháp luật rất quan tâm để tìm ra giải pháp thiết thực, hữu hiệu hơn.Trên thực tế, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên tại thànhphố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền,các sở, ngành, đoàn thể quan tâm đầu tư triển khai nhưng do nhiều yếu tốkhách quan, chủ quan công tác này vẫn chưa đạt hiệu quả cao Trước tìnhhình đó, việc yêu cầu tăng cường đổi mới hoạt động PBGDPL, qua đó nângcao hơn nữa nhận thức và hiểu biết pháp luật cho thanh niên trên địa bànthành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi là vấn đề hết sức quan trọng Với

những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Phổ biến, giáo dục pháp luật cho

thanh niên trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi” làm

đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Trong giai đoạn hiện nay, PBGDPL cho thanh niên là vấn đề hết sứcquan trọng trong đời sống xã hội Việc nghiên cứu về PBGDPL dưới góc

độ khoa học pháp lý được các nhà khoa học rất quan tâm Cho đến nay đã

có nhiều công trình nghiên cứu về PBGDPL của tập thể, cá nhân đã đượccông bố

Trang 11

- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong thời

kỳ đổi mới, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92-98-223-ĐT của Viện Nghiên

cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 1994

- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong

công cuộc đổi mới, Đề tài khoa học cấp bộ, mã số 92-98-223-ĐT, Viện

Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, 1994

- Bàn về giáo dục pháp luật, Trần Ngọc Đường và Dương Thanh

Mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995

- Tìm kiếm mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong

một số dân tộc ít người, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Khoa

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Cà Mau: Kinh phí

đầu tư có tương xứng hiệu quả? Nguyễn Hùng Cường, Tạp chí Dân chủ và

pháp luật, số 6/2007

- Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa và xây dựng con người mới, Phùng văn Tửu, Tạp chí giáo dục lý

luận, số 4/1985

Trang 12

- Thanh, thiếu niên làm trái pháp luật, cuốn sách do tác giả Trần

Đức Châm làm chủ biên, Nxb Chính trị Quốc gia, 2002

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, cuốn sách

của ThS Nguyễn Huy Bằng, ThS Phạm Thị Kim Dung, Ths Đặng ThịThu Huyền, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2008

- Đẩy mạnh việc dạy và học pháp luật trong các trường theo tinh

thần Chỉ thị 32-CT/TƯ của Ban Bí Thư TW Đảng, bài viết của PGS.TS

Nguyễn Tất Viễn đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 4/2004

Các công trình khoa học trên đã luận giải một số vấn đề rất cơ bản cả

về lý luận và thực tiễn trong hoạt động PBGDPL trên nhiều góc độ Tuynhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ

và có hệ thống về thực tiễn PBGDPL cho thanh niên trên địa bàn thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Vì vậy, đây là đề tài có tính cấp thiết, khôngtrùng lặp với các công trình đã công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích:

Làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực trạng để xác định đượcphương hướng, giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ởthành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

- Nhiệm vụ:

+ Làm rõ cơ sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanhniên;

Trang 13

+ Đánh giá thực trạng của công tác giáo phổ biến, dục pháp luật chothanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi;

+ Từ thực trạng đó, đề xuất các phương hướng, giải pháp nhằm tăngcường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ởthành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động giáo dục pháp luậtcho thanh niên của thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Luận văn phân tích nghiên cứu thực trạng và giảipháp nhằm tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanhniên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

+ Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về lý luận và thựctiễn vấn đề PBGDPL cho thanh niên trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi,tỉnh Quảng Ngãi và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nângcao chất lượng, hiệu quả của công tác PBGDPL cho thanh niên trên địa bànthành phố trong giai đoạn hiện nay

+ Về thời gian: Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 2012

đến nay (từ khi Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật được ban hành).

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận

Trang 14

Luận văn được xây dựng trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật Quan điểm, đường lối,chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam Phương pháp luận trong nghiên cứu làphương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin

- Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng các phòng đcd bố ương pháp nghiên cứu cụ thểnhư: Phương pháp xã hội học pháp luật; phương pháp lịch sử cụ thể;phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp khảo sát thực tế;phương pháp thống kê để thu thập thông tin từ thực tế

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Về mặt lý luận:

Luận văn góp phần làm rõ tính đặc thù của công tác phổ biến, phápluật cho thanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi và các địaphương có cùng đặc điểm về lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội Trên cơ sở

đó góp phần nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chothanh niên ở thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

- Về mặt thực tiễn:

+ Các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể sử dụng trong công tácphổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và công tác phổ biến, giáo dục phápluật cho thanh niên ở địa phương

+ Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong công tác phổ biến,giáo dục pháp luật cho UBND thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi;

Trang 15

Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Quảng Ngãi, UBND các xã,phường và các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Quảng Ngãi.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Cở Sở lý luận về phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh

niên

Chương 2: Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên ở

thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Chương 3: Quan điểm, giải pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho

thanh niên trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi hiện nay

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT

CHO THANH NIÊN

1 1 Khái niệm, mục đích và vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

Phổ biến, giáo dục pháp luật là một hoạt động cơ bản, có tầm quantrọng đặc biệt đối với quá trình nâng cao ý thức pháp luật Nếu học tập,hiểu biết pháp luật được xác định là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm củamọi công dân thì giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật là nhữngnhiệm vụ không thể thiếu của mọi nhà nước Trên thực tế, xử sự hợp phápcủa mọi chủ thể, sự hiểu biết pháp luật và ý thức sống theo pháp luật củamọi công dân chính là thước đo chất lượng, hiệu quả của hoạt động phổbiến, giáo dục pháp luật

Phổ biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất PBGDPL

là truyền đạt tinh thần, nội dung pháp luật giúp cho đối tượng tác động hiểu

và hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm, hành vi phù hợp với các đòihỏi của các quy định pháp luật hiện hành Nghĩa thứ hai PBGDPL là côngtác, lĩnh vực hoạt động bao gồm tất cả các công đoạn phục vụ cho việc thựchiện phổ biến, giáo dục pháp luật (xây dựng chương trình, kế hoạch phổbiến, giáo dục pháp luật; triển khai chương trình, kế hoạch phổ biến, giáodục pháp luật thông qua việc áp dụng các hình thức, biện pháp phổ biến,giáo dục pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết việc thựchiện chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật)

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước độc lập,

thống nhất, Bác Hồ dạy: "Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà" [18,

Trang 17

tr.82] Bác ví tuổi thanh niên là mùa xuân của xã hội "Một năm khởi đầu từ

mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" [19,

tr.194] Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Bác luôn đặt niềm tin vào sức mạnh của thanh niên: "Với một thế hệ thanh niên hăng hái kiên

cường, chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc" [18, tr.315].

Người còn chỉ rõ, thanh niên là người kết nối quá khứ với tương lai: "Thanh

niên là người tiếp sức mạnh cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai" [18, tr.375] Với thanh niên, Bác dạy:

"Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những

gì Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi ích nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào" [20, tr.265]

Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quantrọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc Chính vì vậy, Đảng ta luônquan tâm giáo dục, bồi dưỡng tổ chức thanh niên thành lực lượng hùnghậu, trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng và dân tộc Dù trong bất kỳhoàn cảnh nào thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử củamình trước Đảng và nhân dân Phía trước thanh niên Việt Nam là những cơhội và thách thức lớn của thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã hoạch địnhnhững chiến lược quan trọng để phát triển đất nước, trong đó có việc bồidưỡng, phát triển đội ngũ thanh niên Đồng thời, thanh niên cũng sẽ là nhân

tố quan trọng, xung kích thực hiện những nhiệm vụ chiến lược đó Trongquá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn ghi nhận, đề cao vai trò củathanh niên, đặt trọn niềm tin vào thế hệ trẻ; lịch sử đã khẳng định vai trò và

Trang 18

vị trí của thanh niên; thanh niên là rường cột của nước nhà, là tương lai củađất nước Đảng ta luôn xác định thanh niên là lực lượng chiến lược củaquốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển của đất nước nhưng đâycũng chính là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn với những thách thức của quátrình toàn cầu hóa.

Theo từ điển Tiếng Việt : Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổitrưởng thành; theo quy định tại Điều 1 của Luật Thanh niên ngày 29 tháng

11 năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006) thì: “Thanh niên

là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”.

Ở nước ta, thanh niên chiếm khoảng 20% dân số, là thế hệ kế tục sựnghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát triểnđất nước Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh

và tồn tại của đất nước, mà còn ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc Vì

vậy, “giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên

thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên” [21, tr.612] như lời Hồ Chủ tịch là nhiệm vụ cần thiết trong mọi

thời đại và cấp bách trong tình hình hiện nay Trong đó, giáo dục pháp luật,trang bị kiến thức pháp luật cho thanh niên là nhiệm vụ không thể thiếutrong việc bồi dưỡng, phát triển thanh niên Việt Nam Phổ biến, giáo dụcpháp luật cho thanh niên là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủđích của chủ thể giáo dục thông qua các hình thức, phương pháp khác nhautác động lên thanh thiếu niên một cách có hệ thống nhằm hình thành ở họmột cách bền vững tri thức pháp lý, ý thức pháp luật, tình cảm, niềm tin vàhành vi phù hợp với pháp luật hiện hành, xây dựng lối sống theo pháp luật

Xác định thanh niên luôn là lực lượng chiến lược của quốc gia dântộc, Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giáo dục toàn

Trang 19

diện cho thanh niên, nâng cao tri thức, trình độ văn hóa cho thanh niên TạiNghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa VII),

đã nêu: “Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; Công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng ” [2, tr.2] Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã

nêu:“Đối với thế hệ trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý

tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [15, tr.10].

Đồng thời, Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước tiếp tục khẳng định “xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam có ý

thức chấp hành pháp luật…” Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa XI tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nêu rõ nhữngnhiệm vụ để phát huy lực lượng thanh niên là đổi mới nội dung, phươngthức giáo dục chính trị, tư tưởng, lý tưởng, truyền thống; bồi dưỡng lýtưởng cách mạng, lòng yêu nước; xây dựng đạo đức, lối sống lành mạnh, ýthức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật cho thế

hệ trẻ; có cơ chế, chính sách phù hợp, tạo môi trường, điều kiện thuận lợicho thế hệ trẻ học tập, nghiên cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹnăng, thể lực; khuyến khích, cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoàibão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học công nghệ hiện đại; phát huy

Trang 20

vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thu hútrộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tham gia các tổ chức do ĐoànTNCS HCM làm nòng cốt và phụ trách.

Điều 16 Luật Thanh niên năm 2005 đã quy định về quyền và nghĩa

vụ của thanh niên liên quan đến hoạt động PBGDPL, theo đó thanh niên

phải “nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và “tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật Nhà nước”.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng, công tác phổbiến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho thanhniên luôn được Nhà nước quan tâm, ban hành nhiều văn bản, đề án, chươngtrình về phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó thanh niên luôn được xácđịnh là đối tượng chính

Về quan điểm lý luận PBGDPL hiện nay có nhiều quan điểm khácnhau Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý, khái niệm PBGDPL cho thanhniên được hiểu là: Một hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ đíchcủa chủ thể giáo dục thông qua các hình thức, phương pháp khác nhau tácđộng lên thanh niên, giáo dục một cách có hệ thống nhằm hình thành ở họmột cách bền vững tri thức pháp lý, ý thức pháp luật, tình cảm, niềm tin vàhành vi phù hợp với pháp luật hiện hành, xây dựng lối sống theo pháp luật

1.1.2 Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

Những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo con người Việt Namphát triển toàn diện “chân, thiện, mĩ” thì công tác phổ biến, giáo dục phápluật, nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên luôn được nhà nước ta quantâm Ngày 26/11/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số

Trang 21

2160/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tăng cường công tác PBGDPL nhằm nângcao ý thức chấp hành pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011 – 2015,

theo đó xác định mục tiêu của Đề án là làm cho “nhận thức về pháp luật, ý

thức chấp hành pháp luật, kỹ năng ứng xử pháp luật trong đời sống của thanh thiếu niên được nâng cao rõ rệt, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” [25, tr.2]

Việc xác định đúng đắn mục đích cần đạt được trong quá trìnhPBGDPL đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng nội dung, hìnhthức, phương pháp PBGDPL cho thanh niên Từ phương diện lý luậnchung của PBGDPL cho thấy, mục đích của PBGDPL cho thanh niên baogồm:

Thứ nhất, nâng cao hiểu biết pháp luật cho thanh niên

Pháp luật của Nhà nước không phải khi nào cũng được mọi ngườitrong xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêmchỉnh Tuy rằng bản chất pháp luật của Nhà nước ta là rất tốt đẹp, nó phảnánh ý chí, nguyện vọng, mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dântrong xã hội Những quy định pháp luật đó dù tốt đẹp bao nhiêu chăng nữa

mà không được nhân dân biết đến thì hiệu quả của nó vẫn không được pháthuy một cách đầy đủ

Pháp luật của Nhà nước có thể được một số người tìm hiểu, quan tâm

và nắm bắt xuất phát từ nhu cầu học tập, nghiên cứu hay từ nhu cầu sảnxuất kinh doanh của họ Những người này luôn theo sát những qui địnhpháp luật mới được ban hành để phục vụ trực tiếp cho công việc của mình,nhưng số lượng đối tượng này không phải là nhiều Trong điều kiện trìnhđộ

Trang 22

dân trí còn chưa cao, đời sống kinh tế của đa số nhân dân còn gặp nhiềukhó khăn cho nên các đối tượng nằm trong sự điều chỉnh của các văn bảnpháp luật, nghĩa là số đông nhân dân lao động trong xã hội chưa có điềukiện tiếp cận với pháp luật.

PBGDPL chính là phương tiện truyền tải những thông tin, những yêucầu, nội dung và các qui định pháp luật đến với thanh niên, giúp cho thanhniên hiểu biết nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thờigian, công sức cho việc tìm hiểu tự học tập Đó chính là phương tiện hỗ trợtích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật cho thanh niên Cấu trúc của nhậnthức pháp luật thể hiện ở các trình độ sau: Hình thành tri thức pháp luật đến

mở rộng và làm sâu sắc tri thức pháp luật đến am hiểu thấu đáo pháp luậtđến biết cách đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp luật của thanhniên

Thứ hai, hình thành lòng tin vào pháp luật cho thanh niên

Pháp luật chỉ có thể được thanh niên thực hiện nghiêm chỉnh khithanh niên tin tưởng vào những qui định của pháp luật Pháp luật được xâydựng là để bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người trong đó có thanh niên,đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội Khi nào thanh niên nhận thức đầy

đủ được như vậy thì pháp luật không cần một biện pháp cưỡng chế nào màthanh niên vẫn tự giác thực hiện Để tạo lập niềm tin vào pháp luật cho mỗithanh niên và cả cộng đồng đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố Một trongnhững yếu tố đóng vai trò quan trọng là PBGDPL để thanh niên hiểu biết

về pháp luật, hiểu biết về quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật, tuyêntruyền về những mặt thuận lợi và khó khăn phức tạp của việc thực hiện và

áp dụng pháp luật, những mặt ưu điểm và hạn chế của quá trình điều chỉnhpháp luật

Trang 23

Pháp luật cũng như mọi hiện tượng khác bao giờ cũng có hai mặt,không phải lúc nào nó cũng thỏa mãn hết, phản ánh được đầy đủ nguyệnvọng, mong muốn của thanh niên Quá trình điều chỉnh pháp luật sẽ lấy lợiích của đông đảo nhân dân trong xã hội làm tiêu chí, thước đo, do đó sẽ cómột số ít không thỏa mãn được Chính các yếu tố hạn chế và mặt trái củacác qui định pháp luật càng tạo nên sự cần thiết của công tác PBGDPL đểthanh niên hiểu đúng pháp luật, đồng tình ủng hộ pháp luật Có như vậymới hình thành lòng tin vào pháp luật của thanh niên Mục đích cảm xúcbao gồm:

Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho thanh niên biết đánh

giá về pháp luật, biết xác định các tiêu chuẩn về tính công bằng của phápluật, biết quan hệ với người khác trên cơ sở pháp luật

Giáo dục tình cảm trách nhiệm là quá trình làm cho thanh niên được

giáo dục về nghĩa vụ pháp lý cơ bản của mình, tự giác thực hiện các yêucầu của pháp luật, hoàn thành không điều kiện những nghĩa vụ pháp lýtrong các mối quan hệ pháp luật với chủ thể bên kia

Giáo dục tình cảm pháp chế là quá trình giáo dục nhằm hình thành ý

thức tôn trọng và tự giác thực hiện pháp luật - nguyên tắc xử sự của thanhniên trong mối quan hệ với nhau và với cơ quan nhà nước Nghĩa là ngườiđược giáo dục phải hình thành ý thức; mọi quyết định của bản thân họ phảidựa trên cơ sở pháp luật

Trong thực tế, không ít thanh niên có tri thức pháp luật nhưng không

có tình cảm đúng đắn với pháp luật nên không xử sự theo các qui định củapháp luật, thậm chí trở thành tội phạm

Thứ ba, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của thanh niên

Trang 24

Ý thức pháp luật của thanh niên được hình thành từ hai yếu tố, đó là tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật.

Tri thức pháp luật là sự hiểu biết pháp luật của thanh niên có được

qua việc học tập, tìm hiểu pháp luật, qua quá trình tích lũy kiến thức của hoạt động thực tiễn và công tác

Tình cảm pháp luật chính là trạng thái tâm lý của thanh niên khi thực

hiện và áp dụng pháp luật, họ có thể đồng tình ủng hộ với những hành vithực hiện đúng pháp luật, lên án các hành vi vi phạm pháp luật hoặc có thểthờ ơ, thậm chí coi thường pháp luật

Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của thanh niên chỉ có thể đượcnâng cao khi công tác PBGDPL cho thanh niên được tiến hành thườngxuyên, kịp thời và có tính thuyết phục PBGDPL cho thanh niên không đơnthuần là tuyên truyền các văn bản pháp luật đang có hiệu lực mà còn lên áncác hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúngpháp luật, hình thành dư luận và tâm lý đồng tình với hành vi hợp pháp, lên

án các hành vi phi pháp

Một vai trò hết sức quan trọng của PBGDPL là tạo được niềm tinvào pháp luật Khi đã có niềm tin, thanh niên sẽ biết tự điều chỉnh hành vicủa mình theo đúng các qui định của pháp luật Không những thế, thanhniên còn có ý thức phê phán, lên án những hành vi vi phạm, đi ngược lạivới các quy định của pháp luật PBGDPL cho thanh niên là nhằm hìnhthành, củng cố tình cảm tốt đẹp của thanh niên với pháp luật, đồng thờingày càng nâng cao sự hiểu biết của thanh niên đối với các văn bản phápluật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ý thức tựgiác chấp hành pháp luật của thanh niên Việc hình thành những thói quencủa

Trang 25

hành vi hợp pháp do PBGDPL mà có thường tồn tại dưới dạng sau: Thóiquen tuân thủ pháp luật (kiềm chế không làm những gì mà pháp luật cấm);Thói quen thực hiện nghĩa vụ pháp lý (dùng hành vi tích cực tiến hànhnhững gì mà pháp luật bắt phải làm); Thói quen sử dụng pháp luật (sử dụngquyền mà pháp luật cho phép).

Sự hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật là kết quả cuốicùng của PBGDPL Những mục đích về nhận thức và tình cảm là phục vụcho mục đích hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật Tuy vậy,cần lưu ý rằng giữa các mục đích đó có mối quan hệ qua lại thống nhất chặtchẽ, từ ý thức pháp luật của thanh niên đến tính tự giác, từ tính tự giác tớitính tích cực, từ tính tích cực đến thói quen xử sự theo pháp luật của thanhniên và từ thói quen hành động, sử dụng pháp luật lại xuất hiện nhu cầulĩnh hội tri thức pháp luật của thanh niên Nếu PBGDPL cho thanh niênđược tiến hành thỏa mãn cả ba mục đích này thì từ chỗ là yếu tố tác động từbên ngoài đối với thanh niên, nó sẽ trở thành nội tâm của chính thanh niên.Đây là một đòi hỏi rất quan trọng mà PBGDPL cho thanh niên phải đápứng

1.1.3 Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

Pháp luật là một trong những phương tiện hàng đầu để Nhà nướcquản lý xã hội, là công cụ để mọi người thực hiện các quyền và lợi ích hợppháp cũng như nghĩa vụ của mình PBGDPL cho thanh niên là khâu đầutiên trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luậtvào cuộc sống của thanh niên để cho tất cả các cơ quan, tổ chức, đoàn thể

xã hội và thanh niên biết và sử dụng một cách có hiệu quả công cụ, phươngtiện đó Đây là một quá trình tác động thường xuyên, liên tục và lâu dài củachủ thể lên thanh niên Trong những năm qua, Đảng và Nhà

Trang 26

nước ta rất quan tâm, chú trọng đến công tác PBGDPL, nhiều nghị quyếtquan trọng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,Nghị quyết Đại hội V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII của Đảng đều xác định

vị trí vai trò của công tác GDPL và trách nhiệm của các cơ quan Đảng, nhànước và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc phổ biến GDPL, tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổbiến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân đã

khẳng định: “Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác PBGDPL cần được tăng cường thường xuyên liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật ” [1, tr.1]

Vai trò của PBGDPL bắt nguồn từ chính vai trò và giá trị xã hội củapháp luật Nếu như pháp luật là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý

xã hội và là phương tiện để thanh niên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củamình thì PBGDPL giúp cho các cơ quan nhà nước và thanh niên biết sửdụng phương tiện đó trong công việc và đời sống hàng ngày

Với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, PBGDPL cho thanhniên có vai trò rất to lớn

Thứ nhất: PBGDPL cho thanh niên góp phần hình thành và nâng cao ý thức pháp luật của thanh niên.

Ý thức pháp luật của một cá nhân thể hiện mối quan hệ của conngười đối với pháp luật, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay khônghợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong tổ chức và

Trang 27

hoạt động của các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội PBGDPL chothanh niên là một trong những biện pháp có vai trò quan trọng tác động đếnthanh niên, góp phần hình thành và nâng cao ý thức pháp luật của thanhniên.

Trước hết, PBGDPL cho thanh niên tác động đến ý thức của thanhniên hình thành chu trình: Không để ý đến pháp luật - để ý - biết - hiểu -chấp hành - thực hiện Từ chỗ thanh niên được giáo dục pháp luật không có

ý thức về sự tồn tại của pháp luật đến việc bắt đầu dành sự quan tâm củamình đối với pháp luật rồi từ sự quan tâm đến pháp luật là sự tiếp cận, tìmhiểu và hành động, nhờ đó không chỉ nâng cao về hiểu biết pháp luật màcòn định hướng hành vi xử sự đúng yêu cầu và quy định của pháp luật nâng

cao ý thức pháp luật Giáo sư, tiến sĩ Đào Trí Úc khẳng định: "Sự hiểu biết

pháp luật của nhân dân là yếu tố đầu tiên để hình thành ý thức pháp luật Pháp luật trải qua nhiều hình thức khác nhau mới đến được với người dân

và trở thành sự hiểu biết về pháp luật, ý thức pháp luật" [10, tr.30-31].

Một vai trò hết sức quan trọng của PBGDPL cho thanh niên là hìnhthành niềm tin của thanh niên Rõ ràng, việc pháp luật được thực thi mộtcách nghiêm chỉnh không chỉ phụ thuộc vào sự đe dọa, cưỡng chế mà cònphụ thuộc vào sự giáo dục, phụ thuộc vào sự nhận thức về vị trí vai trò củapháp luật trong thanh niên Bằng việc PBGDPL, thanh niên nhận thức đượcvai trò và sự cần thiết của pháp luật đối với đời sống xã hội, tạo ra niềm tinvào pháp luật như là lẽ phải, là sự công bằng trong cuộc sống và đó là lúcthanh niên không chỉ quan tâm đến pháp luật mà còn tin tưởng vào phápluật - một phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thanh niên,

từ đó tạo ra được ý thức, động cơ đúng đắn trong việc thực hiện pháp luật

và đấu tranh tích cực với các hành vi vi phạm pháp luật

Trang 28

Thứ hai: PBGDPL cho thanh niên góp phần nâng cao kỹ năng sống cho thanh niên.

Có nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng sống và mỗi quan điểmđược diễn đạt theo mỗi cách khác nhau Ở phạm vi luận văn này, khái niệm

kỹ năng sống được tiếp cận dưới góc độ quan điểm của tổ chức Văn hóa,

Khoa học và Giáo dục (UNESCO) của Liên hiệp quốc thì “Kỹ năng sống

là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày” Do vậy, PBGDPL có vai trò to lớn trong việc nâng

cao kỹ năng sống cho thanh niên, thể hiện ở nội dung như sau:

PBGDPL cho thanh niên chính là từng bước trang bị những kiếnthức cơ bản giúp cho thanh niên sống một cách an toàn và tích cực, biết tựbảo vệ mình trước những xâm hại và biết lựa chọn, giải quyết các vấn đềtheo đúng qui định của pháp luật Không chỉ biết điều chỉnh hành vi củamình mà thanh niên còn biết chia sẻ, động viên và khuyến khích mọi ngườicùng thưc hiện đúng những qui định của pháp luật

PBGDPL cho thanh niên nhằm hình thành kỹ năng giao tiếp và thiếtlập các mối quan hệ xã hội của thanh niên trở nên lành mạnh, đúng chuẩnmực đạo đức xã hội và những qui định của pháp luật, tăng cường khả năng

tự kiềm chế bản thân trước sự tác động, cám dỗ, lôi kéo từ các yếu tố tiêucực bên ngoài, biết điều hòa các mối quan hệ xã hội theo hướng tích cựclàm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn

PBGDPL cho thanh niên sẽ hướng dẫn thanh niên biết cách chungsống, đương đầu với những biến cố xảy ra có ảnh hưởng đến bản thân, bạn

bè và gia đình mình, ngày càng nâng cao ý chí, nghị lực để vượt qua nhữngkhó khăn, thách thức mới nảy sinh từ cuộc sống

Trang 29

Thứ ba: PBGDPL cho thanh niên góp phần đấu tranh phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội.

Cùng với việc nâng cao hiểu biết pháp luật, PBGDPL cho thanh niêngóp phần nâng cao tính tích cực và trách nhiệm của thanh niên trong việcđấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các tệ nạn xã hội

ở nhà trường và cộng đồng dân cư

Có thể thấy rằng, với hệ thống các kiến thức pháp luật cơ bản vềnhững lĩnh vực quan trọng được trang bị, thông qua hoạt động PBGDPL,thanh niên hiểu rõ được những yêu cầu đặt ra của xã hội để từ đó có ý thức

tự giác trong việc chấp hành các qui định của pháp luật Trong thực tế, córất nhiều trường hợp thanh niên vi phạm pháp luật thậm chí phạm nhiều tội

có tính chất, mức độ nguy hiểm song vốn kiến thức ít ỏi về cuộc sống và sựthiếu hụt kiến thức pháp luật, thanh niên không thể nhận biết được hành vicủa mình là vi phạm pháp luật hoặc không điều chỉnh được hành vi củamình trước sự cám dỗ Do đó, PBGDPL cho thanh niên trước hết ngănngừa những hành vi vi phạm của chính thanh niên

Ngoài ra, khi nhận thức sâu sắc về ý nghĩa to lớn của việc tuân thủ,chấp hành pháp luật, thanh niên còn biết đấu tranh với những hành vi viphạm pháp luật và tệ nạn xã hội xảy ra xung quanh mình, biết vận động,ngăn chặn bạn bè, người thân của mình không thưc hiện các hành vi cóbiểu hiện vi phạm pháp luật hoặc vi phạm pháp luật, đồng thời có thái độkiên quyết và không khoan nhượng trước những hành vi sai trái góp phầnhạn chế tình trạng vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong các tầng lớpnhân dân nói chung, thanh niên nói riêng

Trang 30

1.2 Chủ thể, nội dung, hình thức, phương pháp của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

1.2.1 Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên là tất cảnhững người mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội, đã thamgia góp phần thực hiện các mục tiêu giáo dục pháp luật cho thanh niên Chủthể phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên có nhiều loại Căn cứ vàotính chuyên nghiệp trong hoạt động có thể chia chủ thể phổ biến, giáo dụcpháp luật thành hai nhóm: chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyênnghiệp

Chủ thể chuyên nghiệp: là người có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu,trực tiếp, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật Đây là lựclượng nòng cốt trong công tác phổ biến,giáo dục pháp luật, gồm có: cácbáo cáo viên, cổ động viên, tuyên truyền viên về pháp luật ở các hệ thốngĐảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội; các phóng viên, biên tập viên củacác báo, đài phát thanh, truyền hình phụ trách các nội dung liên quan đếnpháp luật hoặc các chuyên mục pháp luật; giáo viên dạy pháp luật trong cáctrường từ phổ thông đến đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cáctrường Đảng, hành chính, đoàn thể; các cán bộ chuyên gia làm công tácnghiên cứu và chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật tại các cơ quan nhànước, các tổ chức nghề nghiệp pháp luật, các tổ chức xã hội

Chủ thể không chuyên nghiệp: là những người phải làm nhiều việcvới những mục tiêu khác nhau, nhưng trong đó có nhiệm vụ là thực hiệnmục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật Chủ thể không chuyên nghiệp baogồm: đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân: tuyên truyền, phổ

Trang 31

biến, giáo dục pháp luật, động viên nhân dân chấp hành pháp luật và thamgia quản lý nhà nước và phải gương mẫu chấp hành pháp luật, chính sách

và tham gia vào việc quản lý nhà nước; cán bộ thuộc các cơ quan hànhpháp, tư pháp có một phần nhiệm vụ là phổ biến, giáo dục pháp luật

1.2.2 Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

Điều 10 Luật PBGDPL năm 2012 quy định nội dung phổ biến, giáodục pháp luật gồm: “1 Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm phápluật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hànhchính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môitrường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhànước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được banhành; 2 Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế; 3 Ý thức tôn trọng và chấphành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành phápluật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật”

Nội dung của PBGDPL cho thanh niên là yếu tố quan trọng của quátrình PBGDPL Xác định đúng nội dung PBGDPL cho thanh niên là đảmbảo cần thiết để PBGDPL có hiệu quả thiết thực Nội dung cơ bản củaPBGDPL cho thanh niên được xác định với các mức độ thích hợp cho từngđối tượng thanh niên trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của thanhniên Xuất phát từ mục đích của PBGDPL cho thanh niên là trang bị trithức pháp luật; bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật cho thanh niên; hướngdẫn hình thành thói quen xử sự tích cực theo pháp luật của thanh niên, do

đó, nội dung pháp luật là phạm vi rộng, bao gồm các kiến thức pháp luật cơbản như: Lý luận khoa học về pháp luật, các ngành luật, các văn bản pháp

Trang 32

luật thực định, các thông tin về việc thực hiện pháp luật, về tình hình viphạm pháp luật của thanh niên, về việc điều tra, xử lý các vi phạm phápluật của thanh niên Các thông tin về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hộihọc về thực hiện, áp dụng pháp luật; về vị trí, tác động của từng văn bảnpháp luật đối với đời sống kinh tế-xã hội, các thông tin hướng dẫn kỹ năngthực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật cụ thể (quyền, nghĩa vụ pháp luật,các quy trình, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp).

Xuất phát từ nét đặc thù của thanh niên, nội dung của PBGDPL chothanh niên cũng mang tính đặc thù riêng Theo đó, có hai nhóm nội dung:

Thứ nhất, nhóm kiến thức chung

PBGDPL cung cấp những kiến thức chung mang tính lý luận về nhànước và pháp luật, trang bị những thông tin về địa lý pháp lý của thanhniên trong xã hội để qua đó xây dựng ý thức công dân trẻ, gắn trách nhiệmcủa thanh niên với sự phát triển của quê hương, đất nước

Thứ hai, nhóm kiến thức về kỹ năng sống theo pháp luật

Trang bị cho thanh niên những kiến thức pháp luật thuộc những lĩnhvực quan trọng trong đời sống xã hội liên quan đến quá trình sinh hoạt vàhọc tập của thanh niên để thanh niên có được những kỹ năng sống và thựcthi đầy đủ những chuẩn mực của pháp luật, chú trọng pháp luật trong lĩnhvực hình sự, dân sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, lao động, văn hóa,môi trường, xã hội, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội; cungcấp các nội dung cơ bản của Luật Thanh niên, các điều ước Quốc tế; trang

bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản để thanh niên ngày càng nâng cao ýchí, nghị lực vượt qua những khó khăn, thách thức mới, biết tránh xa nhữngtác hại, hiểm họa nảy sinh từ cuộc sống thông qua việc phổ biến các nội

Trang 33

dung cơ bản của Luật phòng chống ma túy, Luật phòng chống bệnh truyềnnhiễm…và những kỹ năng ứng xử, giao tiếp được các văn bản qui phạmpháp luật điều chỉnh Đặc biệt, cần giúp đỡ thanh niên nắm được cácquyền, nghĩa vụ mà thanh niên có trách nhiệm thực hiện, bảo vệ các quyền

đó đã được qui định trong Hiến Pháp, Luật phổ biến, giáo dục, Luật thanhniên, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em…Song, cần phải lưu ýnhững kiến thức pháp luật để giáo dục cho thanh niên phải mang tính dễhiểu và phù hợp với nhu cầu, tâm lý lứa tuổi, đối tượng thanh niên cũngnhư những yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với thanh niên

1.2.3 Hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

1.2.3.1 Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

Điều 11 Luật PBGDPL năm 2012 quy định về hình thức phổ biến,giáo dục pháp luật bao gồm: “1 Họp báo, thông cáo báo chí; 2 Phổ biếnpháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thôngtin, tài liệu pháp luật; 3 Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng,loa truyền thanh, internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trênCông báo; đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yếttại trụ sở, bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; 4 Tổ chức thi tìmhiểu pháp luật; 5 Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính,hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạtđộng khác của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt độngtrợ giúp pháp lý, hòa giải ở cơ sở; 6 Lồng ghép trong hoạt động văn hóa,văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủsách pháp luật và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở; 7 Thông qua chươngtrình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục

Trang 34

quốc dân; 8 Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp vớitừng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cóthể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đem lạihiệu quả”.

Hình thức PBGDPL cho thanh niên là các dạng hoạt động cụ thể để

tổ chức quá trình giáo dục pháp luật, để thể hiện nội dung giáo dục phápluật Qua thực tiễn cũng như qua nghiên cứu lý luận về mục tiêu, nội dung,chủ thể, đối tượng PBGDPL, các nhà nghiên cứu giáo dục pháp luật đã chiacác hình thức PBGDPL thành 02 loại:

Các hình thức giáo dục mang tính phổ biến, mang tính truyền thốngcủa giáo dục chính trị, tư tưởng như: phổ biến, nói chuyện pháp luật tại các

cơ quan nhà nước, tổ chức quần chúng, địa bàn dân cư…., các hội nghị, hộithảo pháp luật; các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động phápluật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; tuyên truyền qua báo chí, phương tiệnthông tin đại chúng; qua các hình thức văn học nghệ thuật; dạy và học phápluật trong các nhà trường

Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù: là việc phổ biến,giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư phápcủa các cơ quan nhà nước

Hiệu quả của PBGDPL cho thanh niên không chỉ phụ thuộc vào nộidung mà còn phụ thuộc vào hình thức PBGDPL Bởi vì, để chuyển tải đượcnội dung PBGDPL đến thanh niên, đòi hỏi phải có cách thức và biện pháptác động phù hợp với khả năng tiếp nhận của thanh niên Là hệ thống cácqui tắc xử sự chung trong xã hội, pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng lớn

và có đối tượng tác động phong phú, phức tạp do vậy đòi hỏi việc PBGDPL

Trang 35

cho thanh niên phải có nhiều hình thức đa dạng phù hợp với từng đối tượngthanh niên khác nhau và tùy thuộc tình hình cụ thể trong mỗi giai đoạn.Đặc biệt, trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ sở kinh tế và tư tưởng chưathuần nhất, bên cạnh những nhân tố mới, điều kiện mới đã xuất hiện thìnhững khó khăn về kinh tế, những hạn chế trong nhận thức của thanh niêncũng như ảnh hưởng của những tập tục lạc hậu còn tồn tại thì yêu cầu nàycần phải được chú trọng.

Ở nước ta hiện nay, thực chất chưa có các hình thức PBGDPL chothanh niên được xác định chính thức về mặt lý luận mà vẫn đang trong giaiđoạn tìm tòi, thử nghiệm Tuy nhiên, trong thực tiễn có rất nhiều hình thứcPBGDPL cho thanh niên khác nhau như: Trực tiếp truyền đạt nội dungpháp luật cho thanh niên (tuyên truyền miệng), sử dụng báo chí và hệ thốngtruyền thanh cơ sở, biên soạn và phát hành các loại tài liệu phổ biến,PBGDPL cho thanh niên; truyền đạt nội dung pháp luật cho thanh niênthông qua các phương pháp sư phạm (giáo dục pháp luật trong nhà trường);

tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật; tổ chức các câu lạc bộ phápluật, xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật; thông qua hoạt độngtrợ giúp pháp lý cho thanh niên; hòa giải cơ sở; thông qua các hình thứcvăn hóa, văn nghệ, đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyềnthống…

Căn cứ vào đối tượng thanh niên để PBGDPL, họ là ai, trình độ nhậnthức đến đâu, điều kiện, hoàn cảnh sống của họ như thế nào, mức độ quantâm đến pháp luật, các vấn đề quan tâm và ưu tiên quan tâm của họ như thếnào Sự hiểu biết và nhận thức của thanh niên về văn hóa và pháp luật trong

xã hội là hết sức đa dạng và khác nhau Do đó, việc lựa chọn hình thứcPBGDPL cho thanh niên phải chú ý đến yêu cầu phổ biến của chính văn

Trang 36

bản đến nhóm dân cư nhất định, từ trình độ văn hóa và nhận thức của thanhniên Xuất phát từ điều kiện kinh tế, địa lý và hoàn cảnh để quyết định mộthình thức giáo dục cụ thể hay kết hợp các hình thức với nhau Ngoài ra, gắnviệc PBGDPL cho thanh niên với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trịtrong địa bàn cũng rất quan trọng Điều đó, một mặt phát huy tác dụng củaPBGDPL, mặt khác cũng làm tăng hiệu quả của công tác PBGDPL Đốivới thanh niên, thì hình thức PBGDPL cũng có những điểm khác biệt sovới các đối tượng khác.

Có thể nói, thông tin pháp luật đến với thanh niên về thực chất chủyếu là công tác vận động thanh niên thực hiện đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước Do đó, một trong những hình thứcPBGDPL có hiệu quả phù hợp với từng đối tượng thanh niên là hình thứctruyền đạt trực tiếp (tuyên truyền miệng) thông qua đội ngũ báo cáo viên,tuyên truyền viên pháp luật

Một hình thức khác cũng được sử dụng thường xuyên PBGDPL chothanh niên như: Thông qua các phương pháp sư phạm (giáo dục pháp luậttrong nhà trường); thông qua các hoạt động tuyên truyền trên các phươngtiện thông tin đại chúng truyền thanh cơ sở, báo chí, hướng dẫn, giải thíchpháp luật, mạng internet; thông qua các hoạt động văn hóa-văn nghệ, cáchoạt động do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHTN Việt Nam tổ chức, quacác câu lạc bộ, đội, nhóm ở cơ sở, khai thác tại các tủ sách pháp luật

1.2.3.2 Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

Phương pháp PBGDPL là các cách thức, biện pháp tổ chức quá trìnhPBGDPL Có 02 loại phương pháp sau:

Trang 37

Phương pháp giáo dục là hệ thống các cách thức sử dụng để tiếnhành hoạt động giáo dục pháp luật Có thể hiểu phương pháp PBGDPL chothanh niên là cách thức, biện pháp tổ chức quá trình giáo dục nhằm hìnhthành ở thanh niên những phẩm chất trong sáng, tinh thần thượng tôn phápluật, có kỹ năng ứng xử với những tình huống xảy ra trong cuộc sống theođúng qui định của pháp luật.

Hiện nay theo quan điểm tiếp cận của các nhà luật học, phương phápPBGDPL bao gồm: Phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu vấn đề,phương pháp đóng vai, phương pháp thảo luận Dưới góc độ khoa học giáodục, phương pháp PBGDPL bao gồm: Nhóm phương pháp thuyết phục,nhóm phương pháp tổ chức hoạt động, nhóm phương pháp kích thích vàđiều chỉnh hành vi

Phương pháp PBGDPL cho thanh niên phải là sự tổng hợp hệ thống

có phương pháp, bao gồm: Hệ thống phương pháp thuyết phục, hệ thốngphương pháp tổ chức hoạt động, hệ thống phương pháp kích thích và điềuchỉnh hành vi và hệ thống phương pháp dạy học môn giáo dục công dân

Hệ thống phương pháp thuyết phục là hệ thống phương pháp tác

động vào nhận thức, tình cảm của thanh niên nhằm hình thành ở họ niềmtin, ý thức và thái độ đúng đắn, phù hợp với các chuẩn mực pháp luật Hệthống phương pháp này gồm: Phương pháp khuyên giải, phương pháptranh luận, phương pháp nêu gương

Hệ thống phương pháp tổ chức hoạt động là nhằm hình thành ở

thanh niên những trải nghiệm và kỹ năng sống, những hành vi và thói quenchấp hành pháp luật Hệ thống phương pháp này gồm: phương pháp luyệntập và phương pháp rèn luyện

Trang 38

Hệ thống phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi là

hệ thống phương pháp nhằm giúp cho thanh niên có tâm lý phấn chấn, lạcquan khi tham gia vào các quan hệ pháp luật đồng thời biết nhận thấynhững khuyết điểm, sai sót và tự sửa chữa, khắc phục để thực hiện đúngnhững qui định của pháp luật Hệ thống phương pháp này gồm: Phươngpháp khen thưởng, phương pháp xử phạt, phương pháp thi đua

Bên cạnh đó, hoạt động PBGDPL cho thanh niên trong trường họcđược tiến hành với phương pháp dạy học môn giáo dục công dân Phươngpháp này chủ yếu là phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại,phương pháp trực quan, phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luậnnhóm, phương pháp động não, phương pháp đóng vai, phương pháp dự án

Như vậy, phương pháp PBGDPL cho thanh niên rất đa dạng, phongphú với nhiều cách thức khác nhau Mỗi phương pháp có những ưu điểm,những hạn chế nhất định và được sử dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể Tuynhiên giữa chúng cũng có những mối liên hệ mật thiết, bổ trợ cho nhau Vìvậy, khi tiến hành PBGDPL cho thanh niên, các chủ thể cần quan tâm, xemxét thấu đáo đặc điểm của thanh niên cũng như mục tiêu của PBGDPL chothanh niên để chọn lựa, sử dụng và kết hợp các phương pháp sao cho pháthuy tối đa ưu điểm và khắc phục đến mức thấp nhất những hạn chế củatừng phương pháp để mang lại hiệu quả GDPL cao nhất

1.2.4 Những điều kiện đảm bảo phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh niên

Thứ nhất, bảo đảm về chính trị - tư tưởng

Có thể thấy rằng PBGDPL cho thanh niên không thể đạt được hiệuquả cao nếu thiếu đi sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Đây được xem là vấn

Trang 39

đề có tính quy luật và đã được thực tiễn chứng minh Trong suốt quá trìnhlãnh đạo nhân dân ta tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước cho đến công cuộc đổi mới ngày hôm nay, Đảng là đội tiên phonglãnh đạo mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Vì vậy, trong lĩnh vựcpháp luật nói chung và GDPL cho thanh niên nói riêng, Đảng ta đã cónhiều chủ trương, biện pháp quan trọng Kể từ khi công cuộc đổi mới đấtnước bắt đầu, Đảng ta đã chú ý đến công tác GDPL, thể hiện tại Đại hội lần

thứ V (1982) của Đảng đã chỉ rõ:“Các cấp ủy Đảng, các cơ quan nhà nước

và các đoàn thể phải thường xuyên phổ biến, giải thích pháp luật trong tầng lớp nhân dân, đưa việc giáo dục pháp luật vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật” [9,

tr.1]

Từ Đại hội VI, sau khi Đảng ta đề ra đường lối đổi mới đất nước,phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ngày càngđược Đảng ta quan tâm và coi đó là nhiệm vụ quan trọng góp phần nângcao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật củađội ngũ cán bộ, công chức nhà nước và các tầng lớp nhân dân Nghị quyết

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã nhấn mạnh: “Coi trọng

công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật Cán bộ quản lý các cấp, từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp

để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật” [11, tr.32] Tiếp đó, trong Văn

kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng ta tiếp tục

khẳng định phải: “Tăng cường giáo dục ý thức pháp luật, nâng cao hiểu

biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và

Trang 40

pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng” [12, tr.241] Giải pháp có tính thực tiễn cho việc

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w