Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống vậtchất cũng như ý thức pháp luật của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngườinói chung, vùng đồng bào người
Trang 1LUẬN VĂN:
Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
Trang 2Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, công tác phổ biến giáo dụcpháp luật nói chung và công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ởnông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người nói riêng giữ một vai trò
vô cùng quan trọng Mỗi cán bộ, mỗi người dân có nắm vững kiến thức pháp luật thìmới phát huy được tinh thần làm chủ của bản thân, góp phần quản lý xã hội bằng phápluật Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay, Đảng ta đã liên tục khẳng định vịtrí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật Quan điểm coitrọng công tác giáo dục pháp luật được thể hiện nhất quán và ngày càng rõ nét Nghịquyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định:
Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huyđộng các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tinđại chúng tham gia vào đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạtđộng thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các
cơ quan nhà nước và trong xã hội [16, tr 241]
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định việc xâydựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đi đôi với công tác tuyên truyền và giáo dụcpháp luật đó là: "Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng luật, ban hành và thực thipháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hànhpháp luật một cách nghiêm minh" [17, tr 239]
Thể chế hóa quan điểm do Đảng đề ra, nhiều văn bản pháp luật về giáo dụcpháp luật đã được Nhà nước ban hành Ngày 17/1/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ
2003 đến 2007 Ngày 16/12/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
Trang 3214/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động quốc gia về phổ biến, giáo dụcpháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ nhân dân ở xã phường thịtrấn từ năm 2005 đến 2010
Trên cơ sở đó, thời gian qua công tác giáo dục pháp luật nói chung, giáo dụcpháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc
ít người nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểubiết về pháp luật, nâng cao văn hóa pháp lý trong nhân dân, bước đầu tạo dựng ổn địnhtrong lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ở các đối tượng cụ thể Tuy nhiên,cho đến nay, so với nhu cầu thực tiễn, công tác giáo dục pháp luật vẫn còn nhiều bất cập
và hạn chế, nhất là giáo dục pháp luật cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dântộc ít người (trong đó có vùng đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận)
Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống vậtchất cũng như ý thức pháp luật của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngườinói chung, vùng đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng được nâng lên rõ rệt.Tuy nhiên, là dân tộc thiểu số với đặc điểm khá đặc biệt xét trên phương diện lịch sử,kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (chủ yếusống ở vùng nông thôn) còn nghèo, họ quan tâm đến nhu cầu tìm kiếm cơm ăn, áo mặchơn nhu cầu tiếp xúc các tri thức văn hóa, chuẩn mực xã hội trong đó có pháp luật Mặtkhác, phong tục, tập quán nói chung và luật tục nói riêng trong cộng đồng người Chămrất đa dạng, pháp luật trong một số lĩnh vực hầu như "vắng bóng" trong cộng đồngngười Chăm Luật tục ảnh hưởng sâu sắc, trong đó có những luật tục tốt mang ý nghĩatích cực cần được phát huy và cả những hủ tục lạc hậu, nặng nề cần được loại bỏ để phùhợp với đời sống hiện nay Bởi vậy, quan tâm giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộcthiểu số nói chung và giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận nóiriêng là vấn đề vô cùng quan trọng
Với những lý do trên, việc nghiên cứu " Giáo dục pháp luật cho đồng bào
người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay " là vấn đề cần thiết có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn thiết thực
2 Tình hình và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Trang 42.1 Tình hình nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục pháp luật là vấn đề hết sức quan trọng Việcnghiên cứu về giáo dục pháp luật dưới góc độ khoa học pháp lý được các nhà khoa họcViệt Nam rất quan tâm Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục phápluật của tập thể, cá nhân đã được công bố
Tìm hiểu các công trình đã được công bố trong nước và nước ngoài cho thấy,mặc dù giáo dục pháp luật được đề cập dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, song về
cơ bản bao gồm các nhóm vấn đề sau:
Nhóm 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giáo dục pháp luật, gồm
khái niệm, mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức của giáo dục pháp luật Điều nàyđược minh chứng qua các công trình khoa học:
Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người mới, Phùng Văn Tửu, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4/1985.
Giáo dục ý thức pháp luật, Nguyễn Trọng Bích, Tạp chí Xây dựng Đảng, số
4/1989
Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật,
Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.07-17, Viện Nhà nước và pháp luật - Trungtâm Khoa học xã hội và Nhân văn chủ trì
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong thời kỳ đổi mới,
Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 9298223ĐT của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý
-Bộ Tư pháp
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1994, mã số 92-98-223-ĐT, của Viện Nghiên cứu
Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp
Bàn về giáo dục pháp luật, Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995
Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới, Hồ Việt
Hiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9/2000
Trang 5Nhóm 2: Nghiên cứu giáo dục pháp luật đối với các đối tượng cụ thể nhằm lý
giải những đặc thù và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật chotừng đối tượng Được thể hiện qua các công trình sau:
Giáo dục pháp luật cho nhân dân, Nguyễn Ngọc Minh, Tạp chí Cộng sản, số
Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ của
Dương Thị Thanh Mai, 1996
Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khơme Nam Bộ, Luận văn thạc sĩ
Luật học của Lê Văn Bền, 1998
Bộ đội Biên phòng với việc giáo dục pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới
ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Văn Trưởng, 1998.
Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường chính trị ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.
Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Trung Nghĩa, 2000.
Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Đặng Ngọc Hoàng, 2000.
Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đắk Lắk - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Hàn Lâm, 2001.
Nhóm 3: Nghiên cứu giáo dục pháp luật trong mối quan hệ với các nội dung
khác
Trang 6ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Luật
học của Nguyễn Đình Lộc, 1987
Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Luận
án phó tiến sĩ Luật học của Trần Ngọc Đường, 1988
Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học của tập thể, cá nhân, các bàiviết của các tác giả từ trước đến nay về giáo dục pháp luật đã đóng góp rất nhiều cácvấn đề cơ bản cả về vấn đề lý luận và thực tiễn dưới nhiều góc độ khác nhau về giáo dục
pháp luật Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên
cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Chămnói chung và giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc chăm ở Ninh Thuận nói riêng Vìvậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ thống vấn đề giáo dục pháp luật cho đồngbào Chăm trên địa bàn Ninh Thuận
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật cho đồngbào người Chăm ở Ninh Thuận, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác giáodục pháp luật cho đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hiện nay
3.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận chung về giáo dục pháp luật, luậnvăn phân tích rõ đặc điểm và vai trò giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm
Trang 7- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm ở Ninh thuận.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng về xây dựng Nhànước pháp quyền Việt Nam, về giáo dục pháp luật nói chung và cho đối tượng là dântộc thiểu số nói riêng
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biệnchứng với các phương pháp: lịch sử - cụ thể, phân tích, tổng hợp, kết hợp với cácphương pháp nghiên cứu khác: thống kê, so sánh, điều tra xã hội học
5 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàndiện về giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, nêu được khái niệm vàđặc trưng giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm Vì vậy, luận văn có nhữngđóng góp khoa học cụ thể sau: Luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản đểtăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù là đồng bào Chăm ở NinhThuận
6 ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về giáo dục phápluật, làm rõ tính đặc thù của công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm sinh sống
ở Việt Nam
- Luận văn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm chỉ đạo tổ chức hoạtđộng thực tiễn của các cơ quan đảng và nhà nước trong việc giáo dục pháp luật chođồng bào dân tộc thiểu số nói chung ở Ninh Thuận và đồng bào dân tộc Chăm ở NinhThuận nói riêng Đồng thời là tài liệu cho việc hoạch định chính sách đối với đồng bàodân tộc Chăm
Trang 87 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn gồm 3 chương, 7 tiết
Trang 9Nghiên cứu các tài liệu hiện hành cho thấy, để tìm hiểu khái niệm giáo dục phápluật cần tiếp cận từ khái niệm giáo dục trong khoa học sư phạm với nghĩa rộng và hẹpkhác nhau Tuy nhiên, tiếp cận từ nghĩa rộng hay nghĩa hẹp của giáo dục thì giáo dụcpháp luật trước hết cũng là một hoạt động mang đầy đủ những tính chất chung của giáodục nhưng nó có đặc điểm riêng biệt về mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp,chủ thể Hiện nay các nhà khoa học pháp lý quan niệm giáo dục pháp luật theo nghĩahẹp của khái niệm giáo dục trong khoa học sư phạm; khái niệm giáo dục pháp luật đượchiểu như sau:
Giáo dục pháp luật là hoạt động có tổ chức, có mục đích có tính định hướng tác động lên các đối tượng giáo dục nhằm làm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm đối với pháp luật và hành vi xử sự phù hợp với pháp luật hiện hành.
1.1.1.2 Mục đích của giáo dục pháp luật
Bất kỳ một hoạt động giáo dục nào cũng đều nhằm đạt đến một mục đích nhấtđịnh, giáo dục pháp luật có mục đích là:
- Nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng
Trang 10Pháp luật của Nhà nước không phải khi nào cũng được mọi người trong xã hộibiết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh Tuy rằng bản chất phápluật của Nhà nước ta là rất tốt đẹp, nó phản ánh ý chí, nguyện vọng, mong muốn củađông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội Những qui định pháp luật đó dù tốt đẹpbao nhiêu chăng nữa mà không được nhân dân biết đến thì vẫn chỉ là những trang giấy
mà thôi
Pháp luật của Nhà nước có thể được một số người tìm hiểu, quan tâm và nắmbắt xuất phát từ nhu cầu học tập, nghiên cứu hay từ nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ.Những người này luôn theo sát những qui định pháp luật mới được ban hành để phục vụtrực tiếp cho công việc của mình, nhưng số lượng đối tượng này không phải là nhiều.Trong điều kiện trình độ dân trí còn chưa cao, đời sống kinh tế của đa số nhân dân còngặp nhiều khó khăn cho nên các đối tượng nằm trong sự điều chỉnh của các văn bảnpháp luật, nghĩa là số đông nhân dân lao động trong xã hội chưa có điều kiện tiếp cậnvới pháp luật
Phổ biến, giáo dục pháp luật chính là phương tiện truyền tải những thông tin,những yêu cầu, nội dung và các qui định pháp luật đến với người dân, giúp cho ngườidân hiểu biết nắm bắt pháp luật kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian, công sứccho việc tìm hiểu tự học tập Đó chính là phương tiện hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểubiết pháp luật cho nhân dân
- Hình thành lòng tin vào pháp luật của đối tượng
Pháp luật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ tin tưởngvào những qui định của pháp luật Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ quyền và lợiích của nhân dân, đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội Khi nào người dân nhận thứcđầy đủ được như vậy thì pháp luật không cần một biện pháp cưỡng chế nào mà mọingười vẫn tự giác thực hiện
Tạo lập niềm tin vào pháp luật cho mỗi người và cả cộng đồng đòi hỏi sự kếthợp của nhiều yếu tố Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng là phổ biến giáodục pháp luật để mọi người hiểu biết về pháp luật, hiểu biết về quá trình thực hiện và ápdụng pháp luật, tuyên truyền về những mặt thuận lợi và khó khăn phức tạp của việc thực
Trang 11hiện và áp dụng pháp luật, những mặt ưu điểm và hạn chế của quá trình điều chỉnh phápluật.
Pháp luật cũng như mọi hiện tượng khác bao giờ cũng có hai mặt, không phảilúc nào nó cũng thỏa mãn hết, phản ánh được đầy đủ nguyện vọng, mong muốn của tất
cả mọi người trong xã hội Quá trình điều chỉnh pháp luật sẽ lấy lợi ích của đông đảonhân dân trong xã hội làm tiêu chí, thước đo, do đó sẽ có một số ít không thỏa mãnđược Chính các yếu tố hạn chế và mặt trái của các qui định pháp luật càng tạo nên sựcần thiết của công tác phổ biến giáo dục pháp luật để mọi người hiểu đúng pháp luật,đồng tình ủng hộ pháp luật Có như vậy mới hình thành lòng tin vào pháp luật của đôngđảo nhân dân trong xã hội
- Nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của đối tượng
ý thức pháp luật của người dân được hình thành từ hai yếu tố, đó là tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật
Tri thức pháp luật là sự hiểu biết pháp luật của các chủ thể có được qua việc họctập, tìm hiểu pháp luật, qua quá trình tích lũy kiến thức của hoạt động thực tiễn và công tác
Tình cảm pháp luật chính là trạng thái tâm lý của các chủ thể khi thực hiện và
áp dụng pháp luật, họ có thể đồng tình ủng hộ với những hành vi thực hiện đúng phápluật, lên án các hành vi vi phạm pháp luật ý thức tự giác chấp hành pháp luật của nhândân chỉ có thể được nâng cao khi công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dândược tiến hành thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục Phổ biến, giáo dục phápluật không đơn thuần là tuyên truyền các văn bản pháp luật đang có hiệu lực mà còn lên
án các hành vi vi phạm pháp luật, đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng phápluật, hình thành dư luận và tâm lý đồng tình với hành vi hợp pháp, lên án các hành viphi pháp
Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp củacon người với pháp luật, đồng thời ngày càng nâng cao sự hiểu biết của con người đốivới các văn bản pháp luật và các hiện tượng pháp luật trong đời sống, từ đó nâng cao ýthức tự giác chấp hành pháp luật của nhân dân
Trang 121.1.2 Khái niệm và đặc điểm giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm
1.1.2.1 Khái niệm giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm
Từ khái niệm chung về giáo dục pháp luật có thể hiểu: Giáo dục pháp luật cho
đồng bào người Chăm là sự tác động có định hướng của chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục là người Chăm nhằm hình thành ở họ tri thức pháp luật, tạo niềm tin vào pháp luật để họ có đầy đủ khả năng tham gia vào các quan hệ xã hội phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
1.1.2.2 Đặc điểm về giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm
Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm là hình thức giáo dục đặc thù,ngoài những đặc điểm chung của giáo dục pháp luật, còn có những đặc điểm riêng, đặcđiểm riêng đó được phản ánh qua đặc điểm chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thứcphương pháp giáo dục pháp luật
* Đặc điểm về đối tượng và chủ thể
Quá trình giáo dục pháp luật thực chất là quan hệ xã hội, giữa một bên là ngườigiáo dục pháp luật (chủ thể giáo dục pháp luật) và một bên là người được giáo dục phápluật (đối tượng giáo dục pháp luật) Mối quan hệ này có sự tác động qua lại lẫn nhau,giữa các bên tham gia Việc xác định chủ thể giáo dục pháp luật và đối tượng giáo dụcpháp luật có ý nghĩa quan trọng trong lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục phápluật trên cơ sở mối quan hệ, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa chủ thể giáo dục phápluật và đối tượng giáo dục pháp luật tạo cho chủ thể xác định được các nội dung, hìnhthức, phương pháp phù hợp để tiếp cận với đối tượng giáo dục pháp luật một cách cóhiệu quả nhất Tuy nhiên, điều quan trọng là các chủ thể và đối tượng giáo dục pháp luậtphải biết vị trí của mình trong từng giai đoạn lịch sử hoặc trong từng loại công việc: khi
là chủ thể, khi là đối tượng giáo dục pháp luật bởi quy luật của tự nhiên và xã hội liêntục được vận động và phát triển Vì vậy, C Mác viết: "Người đi giáo dục cần phải đượcgiáo dục"
- Đặc điểm về đối tượng giáo dục pháp luật.
Trang 13Dưới góc độ giáo dục học thì đối tượng giáo dục là những cá nhân hoặc tập thểhọc sinh, người học Trong lĩnh vực giáo dục pháp luật, đối tượng giáo dục pháp luật làcác cá nhân công dân hay các nhóm, cộng đồng công dân tiếp nhận trực tiếp hoặc giántiếp tác động của các hoạt động giáo dục pháp luật do các chủ thể giáo dục tiến hànhnhằm đạt được các mục đích đặt ra Mỗi nhóm đối tượng giáo dục pháp luật được chủthể tác động bằng hình thức phương pháp khác nhau, điều này phụ thuộc vào đặc điểmtâm lý, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính, nhu cầu và khả năng nhận thức của từng loại đốitượng Trong giai đoạn hiện nay, ngoài đối tượng chung là mọi công dân cần ưu tiênnghiên cứu một số đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, học sinh, sinhviên, các tầng lớp nhân dân lao động đặc biệt là nhân dân các dân tộc ít người, vùng sâuvùng xa
ở nước ta, một quốc gia đa dân tộc với 54 thành phần dân tộc anh em trong đó
có 53 dân tộc thiểu số Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, dân tộc Chăm là một dântộc khá đặc biệt xét trên phương diện lịch sử, kinh tế văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôngiáo Từ nhiều năm qua cùng với đồng bào dân tộc thiểu số khác, đồng bào người Chămcũng là một trong những đối tượng cần được quan tâm phổ biến giáo dục pháp luật
Đối tượng giáo dục pháp luật là đồng bào người Chăm - họ là nông dân, côngnhân, trí thức, học sinh người Chăm Ngoài những đặc điểm nói chung về nghềnghiệp, lứa tuổi, giới tính Đối tượng giáo dục pháp luật là đồng bào người Chăm còn
Trang 14- Đồng bào người Chăm cư trú tương đối tập trung tạo nên những "cụm Chăm"riêng biệt mà ngày nay là đơn vị hành chính lãnh thổ (như các huyện Ninh Phước, NinhThuận có 37.800 người Chăm chiếm 30% dân số của huyện, phân bố 8/13 xã tronghuyện, huyện Bắc Bình, Bình Thuận có khoảng 15.287 người Chăm chiếm 13% dân sốtrong huyện Có làng Chăm với 80% dân số của xã như xã Phước Nam, chiếm 50% dân
số của xã như xã Phước Hải, Phước Thái, Phước Hậu của huyện Ninh phước [3, tr 13]
- Nhìn chung, so với một số dân tộc thiểu số khác thì người Chăm có trình độvăn hóa khá cao, hầu hết các thôn làng đều có học sinh, sinh viên người Chăm theo họctại các trường đại học, cao đẳng, đội ngũ giáo viên y bác sĩ, cán bộ có trình độ đại họcchiếm một tỷ lệ đáng kể Có thể nói trong cộng đồng người Chăm đã và đang hình thànhmột đội ngũ trí thức khá rõ nét
- Tuy nhiên so với mặt bằng chung, đồng bào người Chăm còn chịu nhiều thiệtthòi, ít có điều kiện tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật và sử dụng phương tiện, công cụ phápluật để tự bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình Điều đó đòi hỏi phải cónhững hình thức, biện pháp phù hợp và hiệu quả hơn để hỗ trợ một cách thiết thực chonhững đối tượng này có được hiểu biết các quyền và nghĩa vụ của mình, được tạo điềukiện thuận lợi trong việc sử dụng và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp Đó chính làcách thể hiện đường lối của Đảng về xóa đói, giảm nghèo trong lĩnh vực pháp luật
Đồng bào người Chăm là dân tộc thiểu số duy nhất ở nước ta đã đạtđến một trình độ phát triển cao, xây dựng được quốc gia dân tộc độc lập, tồntại hàng ngàn năm Sau hơn 300 năm tồn tại và phát triển cùng cộng đồngdân tộc Việt Nam, tuyệt đại đa số đồng bào người Chăm đều coi dân tộcmình là một bộ phận cấu thành không thể tách rời cộng đồng quốc gia dântộc Tuy nhiên, ý thức về cội nguồn dân tộc, đặc biệt là ý thức sâu sắc về việcbảo tồn chính sự tồn tại của dân tộc mình, luôn tiềm ẩn trong cư dân nhất làtrong giới trí thức, nhân sĩ Chăm [40, tr 17]
Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm cần đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn chủ thể,hình thức, phương pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật
- Đặc điểm về chủ thể giáo dục pháp luật
Trang 15Chủ thể giáo dục pháp luật có thể hiểu là tất cả những người mà theo chứcnăng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội phải tham gia vào việc thực hiện các mục đíchgiáo dục pháp luật.
Các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn đã xác định có hai loại chủ thể giáo dụcpháp luật: chủ thể chuyên nghiệp và chủ thể không chuyên nghiệp
Chủ thể chuyên nghiệp được hiểu là người có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu,trực tiếp, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật Đó là các giáo viêngiảng dạy pháp luật trong các nhà trường, các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật,các biên tập viên, phát thanh viên, ban biên tập các tạp chí, sách báo có liên quan đếngiáo dục pháp luật, các cá nhân, tổ chức quản lý về công tác giáo dục pháp luật, các cánhân, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ pháp luật, tổ chức trợ giúp pháp lý cán bộ làmcông tác nghiên cứu, chỉ đạo hoạt động giáo dục pháp luật chủ thể chuyên nghiệp, làlực lượng nòng cốt trong công tác giáo dục pháp luật
Chủ thể không chuyên nghiệp là những người mà tuy chức năng chính khôngphải là giáo dục pháp luật nhưng một trong các nhiệm vụ của họ là bằng hoặc thông quacác hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện các mục đích giáo dục pháp luật Họlàm việc ở nhiều lĩnh vực, cơ quan khác nhau như các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hộiđồng nhân dân các cấp, các cán bộ cơ quan hành pháp, tư pháp, các luật gia, luật sư,công chứng viên chủ thể không chuyên nghiệp tuy không giữ vị trí nòng cốt nhưng cóvai trò rất quan trọng Nhờ những chủ thể không chuyên nghiệp nên công tác giáo dụcpháp luật được triển khai rộng rãi đến mọi tầng lớp nhân dân, mọi đối tượng Điều đótạo được sức mạnh tổng hợp và đồng bộ cho công tác giáo dục pháp luật ở Việt Nam,trong những năm qua cũng đã hình thành một đội ngũ đông đảo những chủ thể chuyênnghiệp và không chuyên nghiệp tham gia vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật Cácchủ thể này đã có cố gắng rất nhiều để đóng góp vào việc thực hiện các nội dung, mụcđích giáo dục pháp luật trong từng thời kì Tuy nhiên, để công tác giáo dục pháp luật đạthiệu quả thì đòi hỏi chủ thể giáo dục pháp luật phải là người có kiến thức pháp luật, nắmvững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, có phẩm chất chính trị vững vàng, tưcách đạo đức tốt có tinh thần trách nhiệm và khả năng hoàn thành công việc được giao
Trang 16Với đối tượng giáo dục pháp luật là đồng bào người Chăm, một đối tượng cóđặc điểm đặc thù (như đã phân tích ở trên), thì để công tác giáo dục pháp luật đạt hiệuquả, ngoài nội dung, hình thức phương pháp phù hợp, việc lựa chọn chủ thể giáo dụcpháp luật cũng hết sức quan trọng Chủ thể giáo dục pháp luật cho đồng bào người chămngoài những tiêu chuẩn cần có của chủ thể giáo dục pháp luật thì phải là người có sựnhiệt tình tâm huyết, có hiểu biết về phong tục tập quán người Chăm, am hiểu tâm lýngười Chăm và biết tiếng Chăm.
Thực tiễn cho thấy, trong cộng đồng người Chăm, có những cá nhân có vị trí uytín lớn, tiếng nói của họ có ảnh hưởng rất sâu rộng trong cộng đồng và gần như mangtính quyết định trước nhiều vấn đề xảy ra Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luậtcủa Nhà nước có được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng đúng hướng và đạt hiệu quả haykhông phụ thuộc khá nhiều vào những người này Họ là sư cả, trưởng họ, trưởng thôn,những người có uy tín, có khả năng giác ngộ, tập hợp những người khác trong cộngđồng, những người "cầm cân nảy mực" trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh hàngngày của cộng đồng, những mối bất hòa, những tranh chấp
Vì vậy, ngoài chủ thể chuyên nghiệp, cần thu hút đội ngũ sư cả, trưởng họ,trưởng thôn, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của họ trong việc tuyên truyền, giáo dục phápluật là rất cần thiết có hiệu quả Nếu các thành phần này nắm chắc pháp luật, sẽ thúc đẩyhiệu quả việc phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, loại trừ những hủ tụclạc hậu, thông qua họ tác động tới trình độ nhận thức pháp luật của từng người dân, dẫndắt họ, giúp họ hiểu và từng bước thực hiện pháp luật, thực hiện các qui ước của làng
xã, xây dựng đời sống văn hóa mới Như vậy, với lợi thế là uy tín của đội ngũ sư cả,trưởng họ, trưởng thôn với cộng đồng người Chăm, họ có thể là các cộng tác viên rấthiệu quả trong việc tuyên truyền giáo dục pháp luật Để có thể thu hút được đội ngũ nàyvào việc tuyên truyền giáo dục pháp luật thì đòi hỏi các cơ quan chức năng cần cónhững chính sách, chế độ và biện pháp nâng cao năng lực cho họ - đó là: Tổ chức bồidưỡng, trang bị kiến thức pháp luật cần thiết, tạo điều kiện cho đội ngũ sư cả, trưởng họ,trưởng thôn tiếp cận, cập nhật những văn bản, những thông tin pháp lý cần thiết như: Sửdụng tủ sách pháp luật ở cơ sở, tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn để có thểnâng cao hiểu biết của họ về pháp luật, có chế độ, chính sách quan tâm ưu
Trang 17đãi, coi trọng và sử dụng đội ngũ sư cả, trưởng họ, trưởng thôn, phát huy vai trò của họ,những người tiêu biểu có uy tín lớn trong cộng đồng như Đại hội IX của Đảng đã xácđịnh: "Động viên phát huy vai trò của những người tiêu biểu có uy tín trong dân tộc ởđịa phương" [17, tr 128].
* Đặc điểm về nội dung, hình thức phương pháp
- Đặc điểm về nội dung
Nội dung giáo dục pháp luật là yếu tố quan trọng của quá trình giáo dục phápluật Xác định đúng nội dung giáo dục pháp luật là đảm bảo cần thiết để giáo dục phápluật có hiệu quả Nội dung giáo dục pháp luật được xác định dựa trên cơ sở mục đíchcủa giáo dục pháp luật là hình thành ở đối tượng giáo dục hệ thống tri thức pháp luật,tình cảm, lòng tin và thói quen hành động phù hợp với yêu cầu của pháp luật Do đó, nộidung của giáo dục pháp luật nói chung bao gồm việc cung cấp một cách thường xuyên,
có hệ thống các loại thông tin về pháp luật và thực tiễn thi hành, bảo vệ pháp luật Đó làmột phạm vi rộng bao gồm các kiến thức pháp luật cơ bản như lý luận khoa học về phápluật, các ngành luật, các văn bản pháp luật thực định, các thông tin về việc thực hiệnpháp luật, về điều tra, xét xử các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, các thông tin hướng dẫnhành vi pháp luật cụ thể của công dân như thực hiện quyền và nghĩa vụ theo pháp luật,các quy định và thủ tục để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, các quyền và lợi íchhợp pháp của tập thể và công dân
Tuy nhiên, mức độ về nội dung giáo dục pháp luật phải được xác định cho từngnhóm đối tượng cụ thể thì mới có hiệu quả thiết thực trong việc giáo dục pháp luật
+ Mức độ tối thiểu về nội dung giáo dục pháp luật cho mọi công dân
Các nội dung tối thiểu có thể là những thông tin về một số quyền và nghĩa vụpháp lý cơ bản của công dân và việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó Bởi lẽ, sốngtrong một xã hội được quản lý bằng pháp luật thì mỗi công dân phải có những hiểu biếttối thiểu về pháp luật và có kỹ năng tối thiểu để sử dụng pháp luật nhằm thực hiện vàbảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình
+ Mức độ giáo dục pháp luật theo nhu cầu ngành nghề.
Trang 18Trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau ở các lĩnh vực kinh tế, kỹthuật, văn hóa - xã hội khác nhau Ngoài kiến thức pháp luật cơ bản thường gặp trongthực tiễn, nội dung giáo dục pháp luật theo ngành nghề còn bao gồm một số luật thựcđịnh liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động cụ thể Bởi vậy, những người hoạt độngtrong các lĩnh vực đó cần phải có hiểu biết và kỹ năng sử dụng pháp luật ở mức caohơn, mang tính định hướng nghề nghiệp rõ hơn
+ Mức độ giáo dục pháp luật chuyên ngành cho những người hành nghề pháp luật.
Đây là mức độ cao nhất của nội dung giáo dục pháp luật nhằm mục đích đào tạonhững người, những tổ chức chuyên hành nghề pháp luật
Như vậy, từ việc xác định phạm vi và mức độ về nội dung giáo dục pháp luậtđặt ra yêu cầu phải nghiên cứu đặc điểm đặc thù của từng loại đối tượng cụ thể, áp dụnghợp lý các hình thức, phương pháp giáo dục của các chủ thể khác nhau để đảm bảo đượctoàn bộ nội dung giáo dục với phạm vi cấp độ khác nhau, với từng loại đối tượng khácnhau
Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm với những đặc điểm đặc thù vềđối tượng, vì vậy nội dung giáo dục pháp luật cũng có những nét đặc thù riêng
Thứ nhất: Nội dung giáo dục pháp luật phải thiết thực dựa trên nhu cầu, điều
kiện, đặc điểm của đối tượng giáo dục
Trên phương diện lý luận nói chung, nội dung giáo dục pháp luật phát sinh từnhu cầu quản lý nhà nước bằng pháp luật, từ yêu cầu của việc thực hiện các nhiệm vụ,mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.Tuy nhiên, nội dung của giáo dục pháp luật có phù hợp hay không phù hợp còn phải căn
cứ vào trạng thái ý thức pháp luật của công dân, vào điều kiện khả năng tiếp thu và nhucầu của họ: Họ đang thiếu cái gì, cần cái gì Đối với đồng bào người Chăm- một dân tộcthiểu số, nếu so với một số dân tộc thiểu số khác thì có trình độ văn hóa cao hơn nhưng
so với mặt bằng chung thì trình độ học vấn vẫn còn thấp, các điều kiện kinh tế, văn hóa
- xã hội còn nhiều khó khăn, lạc hậu, phong tục tập quán còn ảnh hưởng nặng nề, bởivậy nội dung
Trang 19giáo dục pháp luật cho họ phải thiết thực, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ phù hợp với trình
độ nhận thức của người dân
Nội dung thiết thực có nghĩa là không phải mọi văn bản pháp luật đều phổ biếngiáo dục cho đồng bào hoặc phổ biến nguyên văn một văn bản pháp luật mà đòi hỏi chủthể giáo dục phải biết lựa chọn từng vấn đề, những vấn đề yêu cầu phải phổ biến giáodục, những vấn đề bức xúc đặt ra từ cơ sở, những vấn đề đồng bào quan tâm Theo tácgiả luận văn, với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào người Chăm nói riêngcần phổ biến giáo dục các nội dung về:
- Quyền và nghĩa vụ công dân:
+ Nghĩa vụ công dân trong việc cùng với toàn dân đấu tranh phòng và chốngcác vi phạm pháp luật để pháp luật được thực hiện công bằng
+ Nghĩa vụ công dân trong việc thực hiện nghiêm chỉnh, triệt để và đúng đắnpháp luật của Nhà nước cũng như các quy tắc sinh hoạt trong cộng đồng dân cư
+ Quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và trình tự thủ tục tố tụng để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp khi có tranh chấp
Phổ biến, giải thích các văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là những văn bảnliên quan trực tiếp, thiết thân đến quyền và nghĩa vụ pháp lý của công dân trên các lĩnhvực của đời sống xã hội như đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, pháp luật về hộ tịch,phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng, chính sáchđối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Ngoài ra,nội dung pháp luật nên được lồng ghép trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dân số,khuyến nông, khuyến lâm
Thứ hai: Bên cạnh phổ biến giáo dục nội dung đường lối chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước cần hướng dẫn cho nhân dân thực hiện, phát huy các tập quánsinh hoạt tốt đẹp, luật tục phù hợp với pháp luật của Nhà nước, đồng thời phải chỉ ra cho
họ thấy được những hủ tục lạc hậu, nặng nề trái với lợi ích cộng đồng, trái với pháp luậtcủa Nhà nước cần phải loại bỏ trong điều kiện đổi mới hiện nay
- Về hình thức phương pháp giáo dục pháp luật
Trang 20Hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật không chỉ phụ thuộc vào nội dung màcòn phụ thuộc vào hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật Bởi vì, để chuyển tảiđược nội dung giáo dục pháp luật đến đối tượng giáo dục, đòi hỏi phải có cách thức vàbiện pháp tác động phù hợp với khả năng tiếp nhận của đối tượng Là hệ thống các quitắc xử sự chung trong xã hội, pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng lớn và có đối tượngtác động phong phú, phức tạp do vậy đòi hỏi việc phổ biến, giáo dục pháp luật phải cónhiều hình thức và phương pháp đa dạng phù hợp với từng loại đối tượng khác nhau vàtùy thuộc tình hình cụ thể trong mỗi giai đoạn Đặc biệt, trong điều kiện nước ta hiệnnay, một nước đi từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội, cơ sở kinh tế và tư tưởng chưathuần nhất, bên cạnh những nhân tố mới, điều kiện mới đã xuất hiện thì những khó khăn
về kinh tế, những hạn chế trong nhận thức cũng như ảnh hưởng của những tập tục lạchậu còn tồn tại thì yêu cầu này cần phải được chú trọng
Vấn đề đặt ra là hiểu như thế nào về hình thức và phương pháp giáo dục phápluật Tác giả luận văn đồng ý với quan điểm: "Hình thức giáo dục pháp luật là các dạnghoạt động cụ thể để tổ chức quá trình giáo dục pháp luật, để thể hiện nội dung giáo dụcpháp luật" [21, tr 75]; "phương pháp giáo dục pháp luật là hệ thống các cách thức sửdụng để tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật [21, tr 75]
ở nước ta hiện nay, thực chất chưa có các hình thức giáo dục pháp luật được xácđịnh ổn định về mặt lý luận mà vẫn đang trong giai đoạn tìm tòi, thử nghiệm Tuy nhiên,trong thực tiễn có rất nhiều hình thức phổ biến giáo dục pháp luật khác nhau như: Trựctiếp truyền đạt nội dung pháp luật cho người nghe (tuyên truyền miệng), sử dụng báochí và hệ thống truyền thanh cơ sở, biên soạn và phát hành các loại tài liệu phổ biến,giáo dục pháp luật; truyền đạt nội dung pháp luật thông qua các phương pháp sư phạm(giáo dục pháp luật trong nhà trường); tổ chức các hình thức thi tìm hiểu pháp luật; tổchức các câu lạc bộ pháp luật, xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật; thôngqua hoạt động trợ giúp pháp lý; hòa giải cơ sở; thông qua các hình thức văn hóa, vănnghệ, đặc biệt là các loại hình sinh hoạt văn hóa truyền thống
Căn cứ vào đối tượng phổ biến giáo dục pháp luật, họ là ai, trình độ nhận thứcđến đâu, điều kiện, hoàn cảnh sống của họ như thế nào, mức độ quan tâm đến pháp luật,các vấn đề quan tâm và ưu tiên quan tâm của họ như thế nào Sự hiểu biết và nhận thức
Trang 21của các tầng lớp nhân dân về văn hóa và pháp luật trong xã hội là hết sức đa dạng vàkhác nhau Do đó, việc lựa chọn hình thức phổ biến giáo dục pháp luật phải chú ý đếnyêu cầu phổ biến của chính văn bản đến nhóm dân cư nhất định, từ trình độ văn hóa vànhận thức của đối tượng Xuất phát từ điều kiện kinh tế, địa lý và hoàn cảnh để quyếtđịnh một hình thức giáo dục cụ thể hay kết hợp các hình thức với nhau Ngoài ra, gắnviệc phổ biến giáo dục pháp luật với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị trong địa bàncũng rất quan trọng Điều đó, một mặt phát huy tác dụng của phổ biến giáo dục phápluật, mặt khác cũng làm tăng hiệu quả của công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
Đối với đồng bào dân tộc Chăm, có những nét rất đặc thù về đối tượng, nộidung giáo dục pháp luật thì hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cũng có nhữngđiểm khác biệt
Có thể nói, thông tin pháp luật đến với nhân dân, đồng bào dân tộc thiểu số nóichung, đồng bào dân tộc Chăm nói riêng về thực chất là công tác vận động quần chúngthực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Do đó, một trongnhững hình thức phổ biến giáo dục pháp luật có hiệu quả phù hợp với đặc thù đối tượngnông dân, đồng bào dân tộc thiểu số là hình thức là hình thức truyền đạt trực tiếp (tuyêntruyền miệng) thông qua đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật Một hìnhthức khác cũng được sử dụng thường xuyên là biên soạn các tài liệu pháp luật phổ thôngnhư: Sách giới thiệu văn bản, sách hỏi đáp về pháp luật, tờ gấp, tờ rơi việc dịch một sốvăn bản sang tiếng dân tộc Chăm để phổ biến cho đồng bào Chăm là hình thức rất phùhợp có hiệu quả
Các hình thức phổ biến giáo dục pháp luật khác như:Thông qua hoạt động hòagiải ở cơ sở, tủ sách pháp luật, trên các phương tiện thông tin đại chúng truyền thanh cơ
sở, lồng ghép trong các sinh hoạt truyền thống, lễ hội của đồng bào dân tộc, trong giảiquyết khiếu nại, tố cáo, thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, qui ước của làng xã cũngđược chú trọng Đặc biệt xuất phát từ đặc điểm phong tục, tập quán sinh hoạt của cộngđồng dân tộc Chăm thì việc huy động, vận động cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cơ sở,các sư cả, trưởng họ, trưởng thôn tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật đượccoi là một trong những hình thức, biện pháp phù hợp với đồng bào dân tộc Chăm
Trang 22Từ năm 1997, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trung tâm trợ giúppháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách đã được thành lập ở các tỉnh.Thông qua phương thức trợ giúp các vụ việc cụ thể, nhất là trong những đợt trợ giúppháp lý lưu động tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, vùng đồng bàoChăm sinh sống nói riêng, hiệu quả giáo dục pháp luật rất cao, hoạt động này góp phầnthông tin về các vấn đề pháp luật mang tính thời sự, gần gũi với đời sống của bà con,được nhân dân đồng tình ủng hộ.
1.1.3 Vai trò của giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm
Pháp luật là một trong những phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội,
là công cụ để công dân thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ củamình Giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối
để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống để cho tất cả các cơ quan, tổ chức, đoàn thể xãhội và công dân biết và sử dụng một cách có hiệu quả công cụ, phương tiện đó Đây làmột quá trình tác động thường xuyên, liên tục và lâu dài của chủ thể lên đối tượng giáodục Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến công tácgiáo dục pháp luật, nhiều nghị quyết quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương ĐảngCộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội V, VI, VII, VIII, IX của Đảng đều xác định vịtrí vai trò của công tác giáo dục pháp luật và trách nhiệm của các cơ quan đảng, nhànước và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc phổ biến giáo dục pháp luật, tăng cườngpháp chế xã hội chủ nghĩa Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư vềtăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao
ý thức pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định:
Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân,
vì nhân dân, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần được tăng cườngthường xuyên liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dânhiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật [18]
Vai trò của giáo dục pháp luật bắt nguồn từ chính vai trò và giá trị xã hội củapháp luật Nếu như pháp luật là phương tiện hàng đầu để Nhà nước quản lý xã hội và làphương
Trang 23tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì giáo dục pháp luật giúpcho các cơ quan nhân viên nhà nước và công dân biết sử dụng phương tiện đó trongcông việc và đời sống hàng ngày.
Với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau, giáo dục pháp luật có vai trò rất
to lớn
Thứ nhất: Giáo dục pháp luật tác động vào ý thức đối tượng, góp phần hình
thành và nâng cao ý thức pháp luật của công dân
ý thức pháp luật của một cá nhân thể hiện mối quan hệ của con người đối vớipháp luật, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử
sự của con người cũng như trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và các
tổ chức xã hội Giáo dục pháp luật là một trong những biện pháp có vai trò quan trọngtác động đến đối tượng giáo dục pháp luật góp phần hình thành và nâng cao ý thức phápluật của cá nhân nói riêng và của xã hội nói chung
Trước hết, giáo dục pháp luật tác động đến ý thức của đối tượng hình thành chutrình: Không để ý đến pháp luật - để ý - biết - hiểu - chấp hành - thực hiện Từ chỗngười được giáo dục pháp luật không có ý thức về sự tồn tại của pháp luật đến việc bắtđầu dành sự quan tâm của mình đối với pháp luật rồi từ sự quan tâm đến pháp luật là sựtiếp cận, tìm hiểu và hành động, nhờ đó không chỉ nâng cao về hiểu biết pháp luật màcòn định hướng hành vi xử sự đúng yêu cầu và quy định của pháp luật nâng cao ý thứcpháp luật Giáo sư, tiến sĩ Đào Trí úc khẳng định: "Sự hiểu biết pháp luật của nhân dân
là yếu tố đầu tiên để hình thành ý thức pháp luật Pháp luật trải qua nhiều hình thức khácnhau mới đến được với người dân và trở thành sự hiểu biết về pháp luật, ý thức phápluật" [42, tr 30-31]
Một vai trò hết sức quan trọng của giáo dục pháp luật là hình thành niềm tin củađối tượng được phổ biến nói riêng, của người dân nói chung đối với pháp luật Rõ ràng,việc pháp luật được thực thi một cách nghiêm chỉnh không chỉ phụ thuộc vào sự đe dọa,cưỡng chế mà còn phụ thuộc vào sự giáo dục, phụ thuộc vào sự nhận thức về vị trí vaitrò của pháp luật trong đời sống xã hội Bằng việc giáo dục pháp luật, người dân nhậnthức được vai trò và sự cần thiết của pháp luật đối với đời sống xã hội, tạo ra niềm tin
Trang 24vào pháp luật như là lẽ phải, là sự công bằng trong cuộc sống và đó là lúc người dânkhông chỉ quan tâm đến pháp luật mà còn tin tưởng vào pháp luật - một phương tiện đểbảo vệ lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội, trong đó bao gồm cả quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, từ đó tạo ra được ý thức, động cơ đúng đắn trong việc thực hiệnpháp luật và đấu tranh tích cực với các hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ hai: Giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên trong quá trình triển khai thực
hiện pháp luật
Bằng việc ban hành pháp luật và bảo đảm cho chúng được thực hiện trong thực
tế, Nhà nước mong muốn sử dụng chúng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phục vụ cholợi ích của Nhà nước và của xã hội Sự khẳng định vai trò của pháp luật trong đời sống
xã hội, gắn liền với quá trình không ngừng nâng cao ý thức và tính tích cực tham giacủa mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội
Chúng ta biết rằng, việc chấp hành pháp luật trong thực tế không phải lúc nàocũng trở thành tự nguyện bởi lẽ bản thân mỗi người luôn có xu hướng làm những gì mà
họ thích hơn là những gì mà họ phải làm bởi các quy định của pháp luật, bởi sự đe dọaphải gánh chịu những hậu quả bất lợi Giáo dục pháp luật là mang đến cho người dânbiết được những quy định của pháp luật, giúp cho người dân nhận thức được tính côngbằng, sự cần thiết phải hành động và xử sự theo đúng quy định của pháp luật vì lợi íchcủa cộng đồng và lợi ích của bản thân, từ đó có thái độ tôn trọng pháp luật và biết vậndụng pháp luật trong cuộc sống một cách đúng đắn
Thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quyđịnh của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của chủ thể.Thực hiện pháp luật bao gồm những cấp độ khác nhau, từ việc tuân thủ đến việc chấphành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà phápluật quy định (sử dụng pháp luật) và cao nhất là việc áp dụng pháp luật Dù ở cấp độnào thì để thực hiện pháp luật đòi hỏi mỗi người dân phải có một trình độ văn hóa pháp
lý nhất định, trước tiên là phải biết pháp luật quy định như thế nào, trong những trườnghợp nhất định được xử sự ra sao và hành động như thế nào để vừa đảm bảo quyền và lợiích hợp pháp của bản thân, đồng thời không xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp củangười khác Giáo dục pháp luật giữ vai trò cung cấp cho người dân biết quyền và nghĩa
Trang 25vụ của mình, về những việc mà pháp luật quy định được phép làm và những việc màpháp luật không cho phép làm hoặc nghiêm cấm, về cách thức để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của mình.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Nhà nước quản lý xãhội bằng pháp luật, không ngừng mở rộng và phát huy dân chủ Yêu cầu của một nềndân chủ thực sự là phải làm cho người dân có thể tham gia một cách tích cực, chủ động
và có ý thức vào quá trình quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hành quyền giám sát củamình đối với hoạt động của các cơ quan công quyền và giáo dục pháp luật góp phầnquan trọng trong việc thúc đẩy sự lớn mạnh của tính tích cực đó, bảo đảm hành trangkiến thức pháp lý cần thiết cho sự tham gia vào các hoạt động xây dựng và thực thi phápluật
Đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào dân tộc Chăm nói riêng,với những đặc điểm đặc thù về đối tượng thì giáo dục pháp luật càng có vai trò quantrọng
Như đã phân tích, pháp luật của Nhà nước không phải khi nào cũng được mọingười trong xã hội biết đến, tìm hiểu, đồng tình ủng hộ và thực hiện nghiêm chỉnh Tuyrằng bản chất pháp luật của Nhà nước ta là rất tốt đẹp nó phản ánh ý chí, nguyện vọng,mong muốn của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội, những quy định pháp luật
đó dù tốt đẹp bao nhiêu đi chăng nữa mà không được nhân dân biết đến thì cũng chỉ nhưnhững trang giấy
Pháp luật của Nhà nước có thể được một số người tìm hiểu, quan tâm và nắmbắt xuất phát từ nhu cầu học tập, nghiên cứu hay từ nhu cầu sản xuất kinh doanh của họ,nhưng số lượng đối tượng này không nhiều Trong điều kiện dân trí còn chưa cao, đờisống kinh tế của đa số nhân dân nói chung, của đồng bào người Chăm nói riêng còn gặpnhiều khó khăn Hơn ai hết, đối tượng này là công dân chịu nhiều thiệt thòi, khó có điềukiện tiếp xúc, tìm hiểu pháp luật và sử dụng những phương tiện công cụ pháp luật để tựbảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bởi vậy giáo dục pháp luật chính làphương tiện truyền tải những thông tin, những yêu cầu, nội dung và các quy định củapháp luật đến với người dân giúp cho người dân hiểu biết, nắm bắt pháp luật kịp thời
Trang 26mà không mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học tập Giáo dụcpháp luật đó chính là sự hỗ trợ tích cực để nâng cao hiểu biết pháp luật của người dângiúp họ nhận thức được những giá trị cao đẹp của pháp luật và biết sử dụng hữu hiệucông cụ đó trong cuộc sống.
Với đồng bào người Chăm, một dân tộc thiểu số mang đậm tính cộng đồng,phong tục tập quán chi phối mạnh mẽ đến đời sống người dân, có thể nói trong một sốlĩnh vực như hôn nhân, thừa kế hầu như đều được giải quyết bằng luật tục thì việc tạolập niềm tin vào pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người dân và cả cộngđồng người Chăm đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố Một trong các yếu tố đóng vaitrò quan trọng là phổ biến, giáo dục pháp luật để mọi người hiểu biết về pháp luật Phápluật chỉ có thể được mọi người thực hiện nghiêm chỉnh khi họ hiểu, tin tưởng vào nhữngquy định của pháp luật Pháp luật được xây dựng là để bảo vệ quyền và lợp ích của nhândân, đảm bảo lợi ích chung cho cả cộng đồng, đảm bảo công bằng và dân chủ xã hội.Chỉ khi nào người dân nhận thức đầy đủ được như vậy thì pháp luật mới được mọingười tự giác thực hiện và đồng thời sẽ hạn chế và tiến tới loại bỏ những hủ tục lạc hậu,nặng nề
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, khu vựcmiền núi, đồng bào dân tộc thiểu số (có vùng đồng bào dân tộc Chăm) nói riêng, côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí rất quan trọng Không thể phát triển kinh tế -
xã hội, không thể hạn chế, đẩy lùi những hủ tục lạc hậu ở miền núi, vùng dân tộc thiểu
số nếu không gắn với việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết kiến thức phápluật cho nhân dân
Trong những năm gần đây, các thế lực thù địch có nhiều âm mưu thủ đoạn lợidụng vấn đề lịch sử, dân tộc, tôn giáo để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết ngườiChăm, người Kinh nhằm phá hoại các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng vàNhà nước ta thì giáo dục pháp luật với nhiều hình thức sâu rộng, có hiệu quả sẽ giúpcho đồng bào người Chăm hiểu rõ quyền và nghĩa vụ công dân của mình, hiểu rõ dântộc Chăm là một thành phần dân tộc không thể tách rời trong cộng đồng các dân tộcViệt Nam, có quyền và nghĩa vụ như các dân tộc khác đang sống trên lãnh thổ Việt
Trang 27Nam Hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cộng đồng
nay
1.2 Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm là yêu cầu cấp bách hiện
1.2.1 Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp đổi mới
Sau gần 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam,đất nước ta đã có được những thành tựu quan trọng tạo tiền đề cần thiết để chuyển sangthời kì phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thực tiễn đổimới đất nước đã chỉ rõ mối quan hệ biện chứng rằng: phát triển nền kinh tế hàng hóanhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi tất yếu phải xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa của dân, do dân và vì dân mà mục đích hướng đến là làm cho "dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh" Nhà nước pháp quyền, nói một cách kháiquát là hệ thống các tư tưởng, quan điểm đề cao pháp luật, pháp chế trong tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội Nhà nước pháp quyền là Nhànước được tổ chức và quản lý theo pháp luật, đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng vàbảo đảm quyền con người, quyền công dân Để có được một Nhà nước pháp quyền và
xã hội công dân đòi hỏi đặt ra nhiều yêu cầu, trong đó có yêu cầu nâng cao hơn nữa hiểubiết pháp luật, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân trong xãhội Xây dựng Nhà nước pháp quyền, người dân trong xã hội ấy không thể không hiểubiết luật và ý thức tuân thủ pháp luật Điều dễ nhận thấy là việc người dân thiếu hiểubiết pháp luật sẽ hạn chế nhiều trong việc đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm phápluật, tiêu cực, tệ nạn, hủ tục lạc hậu trong đời sống xã hội, cũng như không thể hìnhthành các quan hệ xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực, phù hợp với bản chất của chế độ
xã hội chủ nghĩa Đồng thời, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân trong một
xã hội công bằng dân chủ văn minh Bởi vậy, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức phápluật cho công dân là vấn đề vô cùng quan trọng
Là dân tộc thiểu số, dân tộc Chăm là một thành phần dân tộc không thể tách rờitrong cộng đồng dân tộc Việt Nam có quyền và nghĩa vụ như các dân tộc khác đang
Trang 28sống trên lãnh thổ Việt Nam, trong những năm của thời kỳ đổi mới, cùng với sự pháttriển của đất nước, vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng đồng bào dân tộc Chăm nóiriêng đã có bước phát triển đáng kể về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Tuynhiên, những chuyển biến đó mới là bước đầu, những tốn tại khó khăn trở ngại còn rấtlớn, sự hiểu biết pháp luật của nhân dân còn thấp, hủ tục lạc hậu còn tồn tại chi phốinhiều đến đời sống người dân Việc khắc phục khó khăn tạo tiền đề và điều kiện để pháttriển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh" ở vùng dân tộc thiểu số nói chung và vùng dân tộc Chăm nóiriêng là yêu cầu khách quan, là một quá trình phấn đấu lâu dài đòi hỏi sự quyết tâm, cốgắng nỗ lực của tất cả các cấp các ngành và của mọi người dân trong việc phát huy sứcmạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, đại đoàn kết dân tộc trong cả nước, đẩy mạnh hơnnữa việc tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân Điềukhông thể phủ nhận là không thể phát triển kinh tế - xã hội, không thể hạn chế đẩy lùi
hủ tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung, vùng đồng bào dân tộcChăm nói riêng nếu không gắn liền với việc nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biếtkiến thức pháp luật cho nhân dân
1.2.2 Xuất phát từ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc
Nước ta là nước có nhiều dân tộc, cả nước có 54 dân tộc anh em cùng sinh sốngtrong đó có 53 dân tộc thiểu số Vấn đề dân tộc là vấn đề có ý nghĩa to lớn trong sựnghiệp cách mạng nước ta Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước
ta đã đề ra đường lối, chính sách dân tộc đúng đắn và nhất quán, do đó đã thực hiệnthắng lợi cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ và giành nhiều thành tưu quan trọng trongcuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Đại hội lần thứ VIII của Đảng xác định: Trong tiếntrình đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vấn đề dân tộc vàchính sách dân tộc có ý nghĩa to lớn Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị, ở tất cả các cấp các ngành
Đến Đại hội IX Đảng ta tiếp tục khẳng định: "Vấn đề dân tộc và đoàn kết dântộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng" [17, tr 127]
Trang 29Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của đất nước, vùng dân tộc thiểu
số có những bước phát triển đáng kể về mọi mặt Tuy nhiên, so với mặt bằng chung thìvùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số vẫn còn những tồn tại, khó khăn rất lớn: Kinh tếchậm phát triển, tỷ lệ mù chữ còn cao, ý thức pháp luật còn hạn chế, hủ tục còn lạc hậu,nặng nề Bởi vậy, trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng đồng bàodân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chú trọng đến vấn đề giáo dục nóichung cũng như giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng
Điều 36 Hiến pháp 1992 xác định: " Nhà nước thực hiện chính sách ưu tiên,bảo đảm phát triển giáo dục ở miền núi, các vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệtkhó khăn"
Giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số là một trong những vấn
đề mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luậtcho các đồng bào dân tộc thiểu số phải được tiến hành đồng thời với việc phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn miền núi, vùng dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết số 22ngày 27 tháng 11 năm 1989 của Bộ Chính trị về việc phát triển kinh tế xã hội miền núivùng đồng bào dân tộc thiểu số Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT/TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND ngày 07 tháng 9 năm 1999 càng khẳng định sự quan tâm củaĐảng và Nhà nước ta về công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân vùng sâu,vùng xa vùng dân tộc ít người Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Đảng vàNhà nước ta hiện nay vấn đề phổ biến giáo dục pháp luật ở miền núi, vùng dân tộc thiểu
số là nhiệm vụ rất quan trọng Nếu không giáo dục pháp luật, nâng cao dân trí cho cán
bộ nhân dân các dân tộc thiểu số thì không thể phát triển kinh tế - xã hội, không thể đấutranh tiến tới xóa bỏ các tệ nạn xã hội: Nghiện hút, cờ bạc, tảo hôn, mê tín, các vi phạmpháp luật về đất đai, bảo vệ rừng Đây là vấn đề nóng bỏng hiện nay
Là dân tộc thiểu số, đồng bào dân tộc Chăm cũng luôn được Đảng Và Nhà nướcquan tâm bằng những chính sách chung, đồng thời cũng có những chính sách riêng nhưChỉ thị 121/CT-TW ngày 26 tháng 10 năm 1981 của Ban Chấp hành Trung ương ĐảngCộng sản Việt Nam về công tác đối với đồng bào Chăm tạo điều kiện cho đồng bàoChăm phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực Thông tri 03/TT/TW ngày 17 tháng
Trang 3010 năm 1991 về công tác đối với đồng bào Chăm, Nghị định 69/CP/99, Nghị quyếtTrung ương 7 khóa IX
Với đặc điểm khá đặc biệt xét trên phương diện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội,tín ngưỡng tôn giáo, luật tục người Chăm còn ảnh hưởng nặng nề đến đời sống cộngđồng, việc giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật cho đồng bào người Chăm làvấn đề cần thiết có ý nghĩa quan trọng, thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước ta về công tác dân tộc
1.2.3 Xuất phát từ thực trạng và nhu cầu hiểu biết pháp luật của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Chăm nói riêng
Hiến pháp nước ta đã ghi nhận nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trướcpháp luật không phân biệt nam nữ, dân tộc, tôn giáo, tình trạng tài sản Tuy nhiên, ngay
cả khi pháp luật đã ghi nhận nguyên tắc về sự bình đẳng ấy thì việc sử dụng hệ thốngpháp luật làm công cụ để ghi nhận, bảo vệ và mưu cầu hạnh phúc của mỗi chủ thể cũngkhông giống nhau Khả năng sử dụng công cụ pháp luật của mỗi chủ thể phụ thuộc vàonhiều yếu tố như địa vị chính trị, địa vị kinh tế, trình độ học vấn, kinh nghiệm sử dụng
hệ thống pháp luật của chủ thể ấy Hiện nay, trong bộ phận dân cư của Việt Nam vẫncòn nhiều đối tượng bị thiệt thòi so với những đối tượng khác trong việc tiếp cận với hệthống pháp luật Đó là nhóm những người có mức sống thấp, có học vấn thấp, đặc biệt
là cộng đồng dân cư ở miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số Có nhiềunguyên nhân hạn chế tiếp cận pháp luật của đối tượng này, trong đó nguyên nhân kinh
Trang 31thực hiện các quyền tự do dân chủ của mình, tham gia vào mọi mặt của đời sống xã hội,trong đó có việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và quan trọng hơn là pháp luậtgiúp họ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, chươngtrình quốc gia với mục tiêu là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo, tạođiều kiện để các vùng nghèo mà chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số(trong đó có vùng người Chăm sinh sống) thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, hòa nhập vào
sự phát triển chung của cả nước Để hỗ trợ cho các đối tượng trên tiếp cận với pháp luật,Nhà nước đã triển khai một số hoạt động như: Thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý miễnphí cho người nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số; Xâydựng tủ sách pháp luật ở cấp xã Mặc dù vậy, trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được yêucầu
Mặt khác, trong đời sống sinh hoạt của người Chăm, luật tục còn chi phối nặng
nề, có nhiều luật tục tốt có ý nghĩa tích cực cần phát huy, nhưng cũng còn nhiều những
hủ tục lạc hậu ảnh hưởng không tốt đến đời sống cộng đồng nhưng chưa được xóa bỏ.Bởi vậy, tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm là vấn đềcấp bách có ý nghĩa quan trọng
1.2.4 Xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế
Đồng bào Chăm là một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc ở nước ta, có vị tríquan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những dân tộc cótruyền thống văn hóa lâu đời Trong kháng chiến, đồng bào Chăm đã có những đónggóp, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Trong xây dựng đấtnước, đồng bào Chăm luôn thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhànước Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc vàcác chiêu bài về "dân chủ", "nhân quyền", "tự do tôn giáo" trong chiến lược "diễn biếnhòa bình" của các thế lực thù địch đang gây ra không ít những phức tạp, bất ổn về anninh chính trị và trật tự an toàn xã hội Hơn nữa "đã từ lâu vấn đề dân tộc Chăm luôn bịcác thế lực thù địch tìm cách lợi dụng nhằm gây mất ổn định chính trị, một số đối tượngcực đoan trong các tổ chức người Chăm ở nước ngoài đã và đang tìm cách móc nối với
Trang 32đối tượng trong nước tuyên truyền, khơi dậy nguồn gốc lịch sử dân tộc, tinh thần phụcquốc, kích động một số người Chăm nói xấu chế độ ta, đi ngược lại lợi ích của khối đạiđoàn kết dân tộc, đòi phục hồi vương quốc Chămpa Bên cạnh đó, gần đây trên thế giớixảy ra nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến các nước hồi giáo cùng với sự tác động củacác thế lực thù địch vào sự kiện Tây Nguyên cũng ảnh hưởng tới tình hình an ninh vùngđồng bào Chăm ở trong nước, do nhiều yếu tố tác động nên có một số cán bộ, trí thức,chức sắc dân tộc Chăm vẫn còn tâm tư mặc cảm cho rằng chính quyền chưa tin dùng, bịphân biệt đối xử, các vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp giữa cá nhân người Chăm và ngườiKinh ở địa phương, cùng với các vấn đề khác như tôn giáo đang tranh giành ảnh hưởngphát triển tín đồ, tranh chấp đất đai, vấn đề cán bộ dân tộc vẫn đang diễn ra [43].
Bởi vậy, tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật cho đồngbào dân tộc Chăm, giúp họ hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước, biết sử dụng công cụ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích chínhđáng của mình, thực hiện nghĩa vụ xã hội là vấn đề cấp bách hiện nay
- Giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chămnói riêng thực chất là công tác vận động quần chúng thực hiện chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Do đó, để công tác giáo dục pháp luật đạthiệu quả phải nghiên cứu các đối tượng, tìm ra đặc điểm đặc thù để lựa chọn nội dung,
áp dụng hình thức phương pháp phù hợp
- Giáo dục pháp luật nói chung giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chămnói riêng là yêu cầu khách quan có ý nghĩa quan trọng và cấp bách xuất phát từ yêu cầu
Trang 33của sự nghiệp đổi mới, từ chủ trương, chính sách của Đảng, từ vai trò của giáo dục pháp luật và từ tình hình thực tiễn hiện nay.
Trang 34Chương 2
Thực trạng giáo dục pháp luật cho đồng bào Người chăm ở tỉnh ninh thuận hiện
nay
2.1 khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận
2.1.1 đặc điểm về địa lý, lịch sử chính trị và đặc điểm phân bố dân cư
2.1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên
Ninh thuận là tỉnh cực Nam Trung Bộ có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị,
an ninh quốc phòng, nằm trên trục giao lưu chính giữa miền Đông Nam Bộ, TâyNguyên và cực Nam Trung Bộ Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh LâmĐồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận còn phía Đông giáp biển Đông
So với các tỉnh khác, Ninh Thuận là vùng đất khá đặc biệt của nước ta, có diệntích tự nhiên 3.427 km2 được chia làm ba vùng rõ rệt: Vùng ven biển, vùng đồng bằng,vùng miền núi cao, trong đó, địa bàn miền núi chiếm khoảng 2/3 diện tích Là địa bàn
có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khô hạn nhất trong cả nước nhưng Ninh Thuận lại lànơi thích hợp với việc trồng nho, giàu tiềm năng thủy sản, dịch vụ du lịch Ninh Thuận
có 29 xã miền núi, vùng cao với tổng diện tích tự nhiên 257.844 ha, trong đó đất nôngnghiệp 31.790 ha được chia thành 3 khu vực có địa hình khác nhau: Khu vực I có 4 xã,khu vực II có 10 xã và khu vực III có 15 xã, trong đó có 18 xã đặc biệt khó khăn về kinh
tế, văn hóa xã hội
Khu vực cư trú của người Chăm ở Ninh Thuận trong vùng nhiệt đới gió mùa,với mùa khô và mùa mưa rõ rệt Mùa mưa trùng với mùa gió đông nam (gió nồm), kéodài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, thời gian còn lại trong năm là mùa khô với nhiềuđợt gió mùa đông bắc lạnh và khô Nhiệt độ bình quân khoảng 270C, lượng mưa đạt 900-1.000 mm/ năm Số giờ nắng 2.600 - 2.700 giờ trong năm và độ ẩm tương đối 77 - 78%[11]
Trang 35Với khí hậu khô hạn, địa hình dốc, núi đá trọc, Ninh Thuận chỉ có một consông chảy qua là sông Dinh Nước chỉ có vào mùa mưa và khô cạn vào mùa khô, khuvực đồng bào Chăm sinh sống chủ yếu là đất trống, cây bụi, đó là vùng đất cằn cỗi, khôhạn, nóng bức làm hạn chế rất nhiều đến việc canh tác và các hoạt động kinh tế củangười Chăm Chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt đã tác động rất lớn đến đời sốngvật chất cũng như tinh thần của người chăm, tạo thành mối gắn kết cộng đồng cao, cùngđoàn kết, chung sức vượt qua điều kiện khó khăn để tồn tại.
2.1.1.2 Đặc điểm lịch sử chính trị
Vấn đề lịch sử người Chăm tuy còn có ý kiến khác nhau nhưng đều thống nhấtnhận định người Chăm là một bộ phận của nhóm tộc Ma lai - Đa đảo (MaLayo -Polynêsia) cư trú rải rác trên một địa bàn khá rộng ở các vùng đảo ven biển và ĐôngNam châu á Bộ phận này sinh sống từ sớm ở ven biển miền Trung Việt Nam và tên tộcngười được được gọi theo tên nước từ khi lập nước
Lịch sử người Chăm có nhiều thăng trầm gắn với sự hình thành, phát triển vàsuy vong của vương quốc Chămpa Theo các nhà sử học thì vương quốc Chămpa đượchình thành từ sự thống nhất nhiều trung tâm, trong đó sử sách nhắc tới hai trung tâmchính tương ứng với địa bàn cư trú của hai bộ lạc Dừa (Narikelavansa) và Cau(Kramukavansa) mà dấu ấn của nó còn được để lại trong các truyện dân gian và bi ký
Từ hai bộ lạc đó, vào khoảng đầu công nguyên, vương quốc cổ Chămpa đã rađời Bộ lạc Cau còn được gọi là tiểu quốc Nam Chăm và có tên gọi riêng là panran (tênChăm cổ) hay panduranga ở phía Nam đèo Cù Mông, nay là đất Nha Trang, Phú Yên,Phan Rang, Phan Thiết Thời kỳ đầu, panduranga tồn tại một cách độc lập và giữ vai tròchuyển tiếp ảnh hưởng văn hóa ấn Độ vào Bắc Chăm Bắc Chăm là vùng đất thuộc cáctỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay Trong thế kỷ I và II phải chịu ách
đô hộ của phong kiến Trung Quốc, lúc đó là huyện Tượng Lân Cuối thế kỷ II, nhân dânChăm ở Tượng Lân nổi dậy khởi nghĩa giành độc lập, thành lập Nhà nước riêng có tên
là Lâm ấp, đặt thủ đô là Chămpapura (tức Trà Kiệu ngày nay) Trong quá trình pháttriển của lịch sử, có lúc biên giới của Lâm ấp được mở rộng về phía Bắc ra tới tậnHoành Sơn (vùng Quảng Bình - năm 248) Theo các tài liệu của sử gia Trung Quốc thìđến cuối thế kỷ thứ IX Lâm ấp và tiểu quốc Panduranga thống nhất làm một lập ra
Trang 36vương quốc Chămpa, kinh đô được dời về Indrapupa (tức Đồng Dương thuộc QuảngNam ngày nay).
Kể từ thế kỷ thứ X trở đi, mối bang giao giữa Chămpa và các nước phong kiếnViệt Nam đã bước sang một thời kỳ hoàn toàn khác Lúc này Đại Việt đã là một quốcgia độc lập (Ngô Quyền - năm 938) tiếp đó là các triều đại Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần,Hậu lê Ngược lại, Nhà nước Chămpa ngày càng suy yếu do nội loạn, nạn soán đoạtngôi và nhất là chiến tranh với Đại Việt.Ngoài 30 năm quật khởi dưới triều vua ChếBồng Nga (1360 - 1390), nhiều lần đánh bại Đại Việt, xâm chiếm và tàn phá Thănglong, còn thì diễn tiến cuộc chiến cho thấy phần thắng thường thuộc về Đại Việt, dẫnđến Nhà nước Chămpa phải liên tiếp dời đô và bị diệt vong vào năm 1697
Tóm lại, đặc điểm lịch sử hình thành của người Chăm diễn ra lâu dài và phứctạp trong đó mối quan hệ phức tạp nhất là mối quan hệ giữa người Việt và người Chăm.Sau hơn 300 năm tồn tại và phát triển cùng cộng đồng dân tộc Việt Nam, tuyệt đại đa sốđồng bào Chăm đều coi dân tộc mình là một bộ phận cấu thành không thể tách rời cộngđồng quốc gia dân tộc Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũngnhư trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, đồng bào Chăm đã có nhiều đónggóp, góp phần cùng nhân dân cả nước đạt được những thắng lợi to lớn trong gần một thế
kỷ qua Hơn nữa, nền văn hóa Chăm đã góp phần làm phong phú, đa dạng mà thốngnhất của nền văn hóa dân tộc Việt Nam
Tuy nhiên, "quá khứ lịch sử còn để lại trong một bộ phận người Chăm một sựmặc cảm, kỳ thị khá nặng nề với người kinh ý thức về cội nguồn dân tộc cùng tư tưởnghoài cổ phục quốc luôn tiềm ẩn trong một bộ phận dân cư, đặc biệt là trong giới trí thức,nhân sĩ Chăm" [3, tr 23] Đây là một đặc điểm mà các thế lực thù địch đặc biệt chú ý,lợi dụng để kích động chia rẽ dân tộc chống phá cách mạng Bởi vậy, trong chính sáchdân tộc cũng như trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào ngườiChăm phải lưu ý đến các nhân tố trên để có hình thức phương pháp giáo dục pháp luậtphù hợp
2.1.1.3 Đặc điểm về phân bố dân cư
Trang 37Người Chăm được xem là cư dân bản địa của vùng đất Ninh Thuận Họ là chủnhân của các quốc gia cổ đại như Lâm ấp, Chămpa cổ đại hay Chiêm Thành Do nhữngbiến thiên của lịch sử, từ sau khi vương quốc Chămpa cổ đại tan rã (cuối thế kỷ XVII),cộng đồng người Chăm đã trở thành một bộ phận trong đại gia đình các dân tộc ViệtNam Ngày nay, người Chăm là dân tộc thiểu số có tỷ lệ dân số đông nhất (sau ngườiKinh) ở Ninh Thuận.
Theo kết quả điều tra dân số năm 1999, đồng bào Chăm ở Việt Nam có132.870 người, sống rải rác từ các tỉnh dọc ven biển miền Trung như Phú Yên, KhánhHòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, đến các tỉnh Nam bộ như Đồng Nai, Thành phố Hồ ChíMinh, An Giang và Tây Ninh Trong đó, người Chăm ở Ninh Thuận có dân số đôngnhất vào khoảng 63.300 người Chăm ở Việt Nam và chiếm 12,1% dân số trong toàntỉnh Người Chăm ở Ninh Thuận sống tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, xen kẽ vớicác dân tộc anh em ở 22 thôn thuộc 12 xã của 5 huyện thị
Về hình thái cư trú, người Chăm thường sống tập trung ở những khu vực riênggọi là các play Chăm (thôn hay làng) khá tách biệt, trong đó có những xã, những làngchiếm đến gần 100% dân số Chăm (như xã Phước nam - Ninh phước - Ninh thuận có 5làng Chăm với gần 80% dân số, xã Phước Hải, Phước Hữu, Phước Thái, Phước Hậu có
3 đến 4 làng Chăm với khoảng trên 50% dân số của xã) Thông thường, mỗi play Chăm
là một cộng đồng dân cư theo một tôn giáo nhất định Nhưng đôi khi họ cũng sống xenghép với các dân tộc khác hoặc trong cùng một làng Chăm có cư dân theo các tôn giáokhác nhau như Chăm Bàni, Chăm Bàlamôn với Chăm Islam Đặc điểm cư trú này cùngvới những yếu tố của tín ngưỡng, tôn giáo đã góp phần vào sự cố kết cộng đồng và bảolưu các giá trị truyền thống của dân tộc Điều ấy lý giải tại sao chịu sự tác động, chi phốicủa các luồng văn hóa khác, đặc biệt của người kinh nhưng người Chăm vẫn bảo lưuđược những giá trị văn hóa độc đáo của mình
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Hoạt động kinh tế của đồng bào Chăm khá phong phú, đa dạng và phát triển vớinghề chính là nông nghiệp và thủ công nghiệp Ngoài ra còn có các hoạt động trao đổi
Trang 38buôn bán, đánh cá tùy theo địa bàn cư trú mà người Chăm có những hoạt động kinh tếthích hợp với điều kiện tự nhiên cũng như môi trường xã hội mỗi nơi.
Là cư dân sống ở khu vực đồng bằng ven biển nên hình thái hoạt động kinh tếtruyền thống chủ yếu của người Chăm ở Ninh Thuận là sản xuất nông nghiệp, trồng lúanước Có thể nói nền văn minh nông nghiệp lúa nước của người Chăm đã đạt đến mộttrình độ phát triển cao Họ không chỉ tích lũy được một hệ thống kinh nghiệm trong sảnxuất, trình độ canh tác, kỹ thuật cao mà họ còn có một hệ thống thủy nông được xâydựng khá hoàn chỉnh, nhiều công trình thủy lợi của người chăm như hệ thống đê điều,đập, hồ nước đến nay vẫn phát huy tác dụng trong đó có những công trình lớn khá nổitiếng như đập Nha Trinh, đập Lâm Cấm Ngoài những công trình thủy lợi lớn, ngườiChăm ở Ninh Thuận còn xây dựng được hệ thống thủy nông nội đồng khá hoàn chỉnh.Chính nhờ hệ thống thủy nông đó mà họ đã chủ động được nguồn nước tưới tiêu, pháttriển sản xuất nông nghiệp ở một địa bàn được coi là khô hạn nhất nước ta Ngoài trồnglúa nước, người Chăm còn phát triển trồng các loại cây như bông, mía, điều, nho vànghề chăn nuôi của họ cũng khá phát triển Nghề thủ công truyền thống, dệt thổ cẩm,gốm sứ phát triển với những mặt hàng khá nổi tiếng Điển hình là ở làng Mỹ Nghiệp vớihơn 95% gia đình người Chăm làm nghề dệt; làng gốm "Bầu Trúc" với 95% số hộngười Chăm trong làng làm gốm Người Chăm ở Ninh Thuận có câu tục ngữ "thổ cẩm
Mỹ Nghiệp, đồ gốm Trúc Bầu"
Nhìn chung, hình thái hoạt động kinh tế truyền thống của người Chăm có nhiềuđiểm tương đồng với người Việt Ngày nay, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước,đời sống kinh tế - xã hội trong vùng đồng bào Chăm ở Ninh Thuận đang có những bướcchuyển biến khá tích cực, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, đời sống của đồngbào không ngừng được cải thiện
Tuy đời sống của người Chăm ở Ninh Thuận so với đời sống của các dân tộcthiểu số khác trong tỉnh có khá hơn, nhưng nhìn chung thì tình hình kinh tế của ngườichăm vẫn còn nhiều khó khăn Nền sản xuất chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp nhỏ,phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và mang tính tự cấp, tự túc Nông sản và các sản phẩmkhác chủ yếu để cung cấp cho hoạt động của làng và gia đình người Chăm Mặc dùnhững năm gần đây, có sự tác động của nền kinh tế thị trường, sự trao đổi hàng hóa của
Trang 39vùng nông thôn Chăm có phát triển nhưng kinh tế hàng hóa vẫn chưa phổ biến và chiếm
vị trí đáng kể ở vùng nông thôn Chăm Nhất là so với đời sống của người Kinh nóichung thì còn chênh lệch nhiều Điều đó đã ảnh hưởng tiêu cực đối với việc thực hiệnbình đẳng, đoàn kết dân tộc và niềm tin của đồng bào Chăm đối với Đảng và Nhà nước
Về văn hóa - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo đời sống của đồngbào các dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Chăm Nhà nước đã có nhiều chính sáchnhằm tạo điều kiện cho đồng bào phát triển về mọi mặt nhất là quan tâm đến công tácgiữ gìn, bảo tồn, phát huy và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồngbào chăm Tại Ninh Thuận đã có trung tâm chuyên nghiên cứu về văn hóa Chăm Trungtâm đã sưu tầm và lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ngườiChăm Nhờ đó đồng bào Chăm ở Ninh Thuận đã có điều kiện phát triển khá toàn diệntrên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh trật tự Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây do tác động của cơ chế thị trường, do ảnh hưởng của quá trình toàncầu hóa, đặc biệt là chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang tìm mọi cách lợidụng vấn đề tôn giáo và dân tộc nhằm gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm xáotrộn cuộc sống của đồng bào Bởi vậy, việc thực hiện chính sách dân tộc, thực hiệntuyên truyền giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm giúp họ hiểu rõ đường lốichính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tình hình hiện nay là hết sức quantrọng
2.1.3 Đặc điểm về văn hóa
Người Chăm có một nền văn hóa sớm phát triển phong phú, đa dạng, mang đậmbản sắc dân tộc
Về chữ viết: Người Chăm là một trong những dân tộc có chữ viết từ lâu đời.Theo những tài liệu lịch sử cũng như các bi ký để lại cho thấy người Chăm đã sử dụngchữ Phạn (sanscrit) từ rất sớm Thế kỷ IX xuất hiện những bia dùng chữ phiên âm theokiểu chữ ấn Độ, về sau chữ Chăm đã thay thế chữ Phạn trong các bia đá Khi bộ phậnngười Chăm tiếp nhận Hồi giáo (Bàni) thì chữ ả rập cũng được sử dụng nhiều ChữChăm hiện đang được dùng ở Ninh Thuận có nhiều thay đổi so với chữ Chăm cổ (dựatrên chữ phạn), được thấy trên một số bi ký, một số tháp, tài liệu lịch sử, các sử thi hoặctruyền thuyết do những tu sĩ lưu giữ được viết bằng chữ chăm này
Trang 40Nền văn hóa của người Chăm có những đặc trưng:
- Thứ nhất: Nền văn hóa của người Chăm ở Ninh Thuận là sự tổng hợp các yếu
tố núi, đồng bằng, biển
Nền văn hóa của các cư dân vương quốc Chămpa cổ vẫn được bảo lưu rõ néttrong cộng đồng người Chăm ở Ninh Thuận Đó là nền văn hóa của cư dân nông nghiệplúa nước, khai thác vùng đồng bằng ven biển và các thung lũng chân núi Nói cách khác.đặc trưng nổi bật của văn hóa Chăm là sự kết hợp giữa các yếu tố núi, đồng bằng, biển
Yếu tố đồng bằng thể hiện trình độ thâm canh cao, ở kỹ thuật xây dựng hệthống thủy lợi, hệ thống thiên văn nông nghiệp, nông lịch Yếu tố đồng bằng còn đượcthể hiện rõ nét trong hệ thống các nghi lễ nông nghiệp lúa nước
Yếu tố biển: Thể hiện trong truyền thống đánh bắt hải sản, trong tục thờ cúng tổtiên theo dòng biển, trong tín ngưỡng thờ cúng cá voi, thờ thần biển, trong một số kiếntrúc có mô típ hình thuyền
Yếu tố núi: Thể hiện ở kỹ thuật khai thác lâm thổ sản và ở tục canh tác các loạiruộng khô ở chân núi
- Thứ hai: Văn hóa Chăm ở Ninh Thuận là sự kế thừa trên nền tảng văn hóa
Nam á
Tổ tiên người Chăm xưa kia là một trong những chủ nhân của nền văn hóa Nam
á Đặc điểm cơ bản trong nền văn hóa Nam á là yếu tố nông nghiệp lúa nước chịu ảnhhưởng của gió mùa Những yếu tố của nền văn hóa Nam á còn tồn tại văn hóa Chămnhư yếu tố nông nghiệp lúa nước, ăn mặn, mặc váy kiểu Xa Rông, nhuộm răng, ăn trầu
và những dấu vết còn lại của nhà sàn
- Thứ ba: Nền văn hóa Chăm ở Ninh Thuận chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa
ấn Độ và văn minh Hồi giáo
Nhờ hướng ra biển giao lưu, buôn bán, người Chăm từ rất sớm đã giao tiếp vớinhiều nền văn minh trên thế giới, trước hết là văn minh ấn Độ Dấu ấn của nền vănminh ấn Độ trong nền văn hóa Chăm là đạo HinDu, đạo Phật, đạo Balamôn và chữ