1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

2 4 luận văn phổ biến giáo dục pháp luật đại cương

240 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam
Tác giả Tác Giả Luận Án
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Thể loại Luận án Thạc sĩ
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 240
Dung lượng 302,96 KB

Nội dung

Từ cách đặt vấn đề ở trên, tác giả đưa ra một số giả thiết nghiên cứu sauđây: i Giữa chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luậ

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP

LUẬT

Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng

bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Trang 2

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng

bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Trang 3

Luận Văn 24 - đơn vị cung cấp Dịch vụ viết thuê luận văn uy tín, giá cả phải chăng

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi Các kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học

trình bày trong bản luận án là trung thực và chưa từng được

công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các thông tin, tư liệu

trích dẫn trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 7

1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đề tài và những vấn đề

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG

2.1 Khái niệm, đặc trưng, vai trò của giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

242.2 Các thành tố của giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

2.4 Giáo dục pháp luật tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm

đối với giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng

Chương 3: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, tình hình vi

phạm pháp luật ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có ảnh hưởng đến

giáo dục

3.2 Những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập trong giáo dục pháp luật cho

đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 783.3 Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn giáo dục pháp luật cho

đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long 99

Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIÁO DỤC PHÁP

LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG

4.1 Các quan điểm bảo đảm giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở

4.2 Các giải pháp bảo đảm giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

Phổ biến, giáo dục pháp luật Quy phạm pháp luậtTuyên truyền viên Ủy ban nhân dân Xã hội chủ nghĩa

Xã hội học

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước tađang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc các mặt, các lĩnh vực củađời sống xã hội Đặc biệt, chúng ta đang nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa (XHCN) của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Muốn xâydựng thành công Nhà nước pháp quyền XHCN thì bên cạnh việc xây dựng, banhành một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, điều quan trọng hơn là phải đưapháp luật vào thực tế xã hội để mọi thành viên trong xã hội, trong đó có đồngbào các dân tộc thiểu số (DTTS), hiểu được những nguyên tắc, quy định phápluật; từ đó, sử dụng pháp luật như một công cụ để bảo vệ lợi ích của Nhà nước,tập thể, cộng đồng và của mỗi người dân Nhà nước pháp quyền XHCN ViệtNam luôn luôn đặt pháp luật ở vị trí thượng tôn, yêu cầu mọi công dân phảisống, làm việc theo pháp luật; đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dụcpháp luật (PBGDPL) cho các tầng lớp nhân dân nhằm trang bị cho họ nhữngkiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật

Đồng bào dân tộc (ĐBDT) Khmer là một bộ phận cấu thành hữu cơ củađại gia đình các dân tộc Việt Nam, cư trú tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằngsông Cửu Long (ĐBSCL), trải rộng trên phạm vi cả 13 tỉnh thuộc khu vực này.ĐBSCL nằm ở cực Nam của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng vềmặt địa chính trị và an ninh quốc phòng của đất nước: phía Đông Bắc giápThành phố Hồ Chí Minh, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông, phía Bắc giápCampuchia, phía Tây giáp biển Đông và vịnh Thái Lan Dân tộc Khmer là mộttrong số những dân tộc có dân số tương đối đông, có truyền thống văn hóa đậm

đà bản sắc dân tộc với sự phong phú về phong tục, tập quán, lối sống, tôn giáo và

lễ nghi Trong những năm qua, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, ĐBDTKhmer đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng kinh

tế - xã hội, phát triển đất nước nói chung, vùng ĐBSCL nói riêng Tuy nhiên,trình độ dân trí nói chung, trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật nói riêng củaĐBDT Khmer còn tương đối thấp Thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật khiến choĐBDT Khmer gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ quyền con người, thực hành

và phát huy các quyền dân chủ, trong tiếp cận các chương trình mục tiêu, chínhsách pháp luật dành cho đồng bào DTTS,

Trang 7

trong sử dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợiích hợp pháp của đồng bào Tình trạng đó đã và đang là lực cản đối với ĐBDTKhmer trong hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, ở các vùng có đông ĐBDT Khmer thuộc khu vực biên giớiViệt Nam - Campuchia, các thế lực thù địch vẫn có những âm mưu thâm độc,

chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, bằng chiêu bài “dân chủ - nhân quyền”, lợi dụng tình trạng trình độ hiểu biết pháp luật của

ĐBDT Khmer còn thấp để tuyên truyền, kích động, tạo những nguyên cớ làmmất ổn định tình hình an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, gây chia rẽ khối đại đoànkết dân tộc, gây mâu thuẫn giữa các tôn giáo Hệ quả là vẫn còn hiện tượng một

số người dân Khmer lén lút qua lại khu vực biên giới và bị các thế lực thù địchlợi dụng; từ đó, đe dọa độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổquốc Việt Nam Thực tế đó đòi hỏi phải đẩy mạnh giáo dục pháp luật (GDPL)cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL là một biện pháp hữu hiệunhằm trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật, làm hìnhthành lối sống và làm việc theo pháp luật cho ĐBDT Khmer; giúp đồng bào hiểu

rõ về các quyền con người, quyền công dân, về ý thức bảo vệ chủ quyền quốcgia ; góp phần bảo đảm nâng cao hiệu quả công tác quản lý xã hội bằng phápluật trong vùng Tuy nhiên, công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCLtrong những năm qua còn bộc lộ những hạn chế, bất cập trên nhiều mặt, từ việcxác định mục tiêu GDPL, xây dựng đội ngũ báo cáo viên (BCV), tuyên truyềnviên (TTV) pháp luật, lựa chọn nội dung, phương pháp cho đến hình thức GDPLcho đối tượng này Công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở ĐBSCL tuy đã đượcchú trọng, nhưng chưa được đặt ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ quản lý xã hộibằng pháp luật, chưa được tiến hành thường xuyên; còn thiếu trọng tâm, trọngđiểm, thiếu sự gắn kết nhịp nhàng, phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các cơ quan,

tổ chức, giữa các cấp, các ngành có liên quan ở vùng ĐBSCL Do vậy, chấtlượng, hiệu quả của công tác này chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳmới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam

Tình hình nêu trên đòi hỏi Nhà nước, các cơ quan hữu quan ở khu vựcĐBSCL phải tăng cường hơn nữa công tác GDPL cho ĐBDT Khmer trên địa bàn,

Trang 8

trang bị kiến thức, biết pháp luật để giúp đồng bào nâng cao ý thức chấp hànhpháp luật,hiểu biết sử dụng pháp luật như là một phương tiện quan trọng để giảiquyết những sự kiện, công việc có liên quan đến pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi

ích hợp pháp, chính đáng của bản thân, gia đình và cộng đồng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật số 14/2012/QH13 đã quy định về PBGDPL cho nhân dân ở

vùng DTTS, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, ven biển, hải đảo [62, Đ.17] Điều đó nói lên sự quan tâm thiết thực của Đảng, Nhà nước ta đối với đồngbào DTTS, trong đó có ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL Vấn đề quan trọng hơn

đang được đặt ra là làm thế nào, cần có những giải pháp gì để đưa chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDPL cho đồng bàoDTTS, trong đó có ĐBDT Khmer, đi vào thực tiễn cuộc sống, nâng cao hiểu biếtpháp luật cho đồng bào

Từ cách đặt vấn đề ở trên, tác giả đưa ra một số giả thiết nghiên cứu sauđây:

i) Giữa chất lượng, hiệu quả công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật, khả năng sử dụng pháp luật để tiếp cận,bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, nâng cao chất lượng cuộc sống củaĐBDT Khmer có mối liên hệ nhân quả tất yếu với nhau; do đó: ii) Nếu thực hiệntốt GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL thì ý thức tuân thủ, chấp hành phápluật của họ sẽ nghiêm chỉnh hơn, hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật vàphạm tội xảy ra trong cộng đồng; giúp ĐBDT Khmer có khả năng tốt hơn trongviệc sử dụng pháp luật để tiếp cận, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,nâng cao chất lượng cuộc sống; đồng thời, iii) Thực hiện tốt GDPL cho ĐBDTKhmer ở vùng ĐBSCL góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dântộc Việt Nam, bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển bền vững kinh tế - xã hộitrên địa bàn

Như vậy, việc GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL đang là một yêucầu khách quan, có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết trong điều kiện đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng ĐBSCL, xây dựng Nhà nước pháp

quyền XHCN Việt Nam hiện nay Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” làm đề tài luận án luật học, chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Nhà

nước và pháp luật

Trang 9

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích của luận án: Trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn GDPL cho

ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, Việt Nam; luận án đề xuất quan điểm, giải phápbảo đảm GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, Việt Nam hiện nay

Để hoàn thành mục đích đặt ra, luận án phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích cơ sở lý luận của hoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer

ở vùng ĐBSCL, bao gồm: khái niệm, đặc trưng, vai trò, mục tiêu, chủ thể, đốitượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL cho ĐBDT Khmer; nhữngyếu tố ảnh hưởng tới công tác GDPL cho nhóm đối tượng này

Thứ hai, khảo sát, đánh giá đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa

-xã hội ở vùng ĐBSCL có ảnh hưởng đến công tác GDPL cho ĐBDT Khmer;thực trạng công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL trong những nămqua trên phương diện những thành tựu, kết quả đạt được cũng như các tồn tại,hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó; từ đó, rút ra những bài học kinhnghiệm phục vụ cho việc đề xuất, xây dựng các giải pháp bảo đảm nâng cao chấtlượng, hiệu quả của công tác này

Thứ ba, trên cơ sở các quan điểm có tính chất chỉ đạo, đề xuất, luận giải

tính khả thi của một số giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả côngtác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL trong giai đoạn tiếp theo

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu về GDPL cho

ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, Việt Nam dưới góc độ Lý luận và Lịch sử Nhànước và pháp luật Đây là đề tài có đối tượng nghiên cứu tương đối rộng; song

luận án chỉ nghiên cứu GDPL cho đối tượng là người dân thuộc dân tộc Khmer

ở vùng ĐBSCL, không nghiên cứu GDPL cho đối tượng cán bộ, công chức người

dân tộc Khmer

- Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn theo không gian, thời gian và tính chất nghiên cứu Theo không gian, phạm vi khảo sát thực tiễn vấn đề nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn 13 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, Việt Nam Theo thời gian, khảo sát GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL trong thời gian từ năm 2008 đến nay Về tính chất nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu sâu về

nghiệp vụ GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

Trang 10

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án được triển khai nghiên cứu dựa trên phương pháp luận Triết họcMác - Lênin, bao gồm các quan điểm về lý luận nhận thức; dựa trên tư tưởng HồChí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác dân tộc,xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, về vai trò của GDPL cho các đối tượng xãhội; chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDPL nói chung, GDPL cho đồngbào DTTS nói riêng Bên cạnh đó, tác giả cũng tham khảo các quan điểm, kếtquả nghiên cứu về GDPL cho các đối tượng xã hội của các nhà nghiên cứu trong

và ngoài nước có liên quan tới các nội dung của luận án

Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án sử dụng cácphương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc, phương phápthống kê, so sánh, khái quát hóa, hệ thống hóa để nghiên cứu các vấn đề lýluận; sử dụng phương pháp điều tra xã hội học (XHH) để thu thập các thông tin,

số liệu thực tế phục vụ việc đánh giá thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiêncứu và luận chứng các giải pháp mà luận án nêu ra Cụ thể:

- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử vàlôgíc để nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án;khái quát những vấn đề lý luận, thực tiễn đã được nghiên cứu ở trong nước và ởnước ngoài có liên quan đến đề tài luận án; từ đó, nhấn mạnh những vấn đề đặt

ra mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu (chương 1).

- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa,khái quát hóa, phương pháp so sánh để nghiên cứu cơ sở lý luận về GDPL choĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL; tìm hiểu công tác GDPL tại một số nước trên thế

giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm đối với GDPL cho ĐBDT Khmer (chương 2).

- Sử dụng phương pháp điều tra XHH và các phương pháp thống kê, sosánh, phương pháp lịch sử và lôgíc để khảo sát, đánh giá thực trạng GDPL cho

ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL giai đoạn 2008 - 2014 (chương 3).

- Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử vàlôgíc, hệ thống hóa, khái quát hóa để đề xuất các quan điểm chỉ đạo, luận chứngtính khả thi của các giải pháp đảm bảo nâng cao hiệu quả GDPL cho ĐBDT

Khmer ở vùng ĐBSCL, Việt Nam (chương 4).

Trang 11

5 Những đóng góp khoa học mới của luận án

Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện,

có hệ thống về GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL hiện nay; bởi vậy, luận

án có một số đóng góp khoa học mới sau đây:

- Luận án luận giải, đưa ra khái niệm, chỉ ra được các đặc trưng củaGDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, Việt Nam; xác định và làm rõ đượccác yếu tố cấu thành GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, gồm mục tiêu,chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL; đồng thời, luận

án cũng chỉ ra được các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến GDPLcho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

- Từ việc khảo cứu GDPL cho người dân tại một số nước trên thế giới,luận án đã rút ra được các bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho Việt Nam

- Dựa trên kết quả điều tra XHH và các nguồn tài liệu có sẵn, luận án đãphân tích, đánh giá, chỉ ra được kết quả, hạn chế, nguyên nhân của những két quả

và hạn chế trong GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

- Luận án đưa ra xuất được các quan điểm và đề xuất hệ thống các giảipháp toàn diện bảo đảm GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Luận án đề cập và phân tích một trong những vấn đề có tầm quan trọng vàmang tính cấp thiết nhưng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệthống

- vấn đề GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, Việt Nam Kết quả nghiêncứu lý luận và thực tiễn đạt được của luận án góp phần làm phong phú thêm lýluận về GDPL cho một đối tượng xã hội cụ thể; đồng thời, bổ sung thêm nhữngluận cứ khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng, hoàn thiện lý luận về GDPLcho đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL nóiriêng

Luận án là tài liệu khoa học có giá trị để các cơ quan hữu quan của cáctỉnh thuộc vùng ĐBSCL (Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, các huyện, thànhphố, thị xã, các xã, phường, thị trấn thuộc các tỉnh; Hội đồng phối hợp (HĐPH)công tác PBGDPL các cấp) sử dụng phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, triểnkhai các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục đẩy mạnh GDPL cho ĐBDT Khmer ởvùng ĐBSCL

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả

đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

án được kết cấu thành 4 chương, 12 tiết

Trang 12

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC

Vấn đề GDPL nói chung, GDPL cho những đối tượng xã hội cụ thể ởnước ta trong những năm qua đã được nhiều nhà khoa học, tác giả của nhữngcuốn sách, bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học đề cập, phân tích ở những cấp độ,phương diện khác nhau và đạt được những kết quả quan trọng Căn cứ vào tên để

tài luận án “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” có thể thấy ba nhóm vấn đề/nội dung liên quan đến

đề tài luận án cần phải được khảo cứu, gồm: 1) Nhóm công trình nghiên cứu vềGDPL nói chung;

2) Nhóm công trình nghiên cứu về GDPL cho các nhóm đối tượng cụ thể; 3)Nhóm công trình nghiên cứu về GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục pháp luật nói chung

Giáo dục pháp luật là một lĩnh vực quan trọng nên từ lâu đã thu hút sựquan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Có thể kể ra một số cuốn sách chuyên khảo,giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, bài báo khoa học tiêubiểu:

- Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai, Bàn về giáo dục pháp luật [32].

Chủ đề xuyên suốt cuốn sách là những nội dung lý luận về GDPL, như kháiniệm, các yếu tố cấu thành GDPL: chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp,hình thức GDPL; các giải pháp nâng cao hiệu quả GDPL Cuốn sách cung cấpcác khái niệm cơ bản liên quan đến GDPL, là tài liệu cần thiết cho những ai quantâm đến chủ đề GDPL

- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật [92] Trong giáo trình này, tại Chương IX- Ý thức pháp luật, các tác giả dành

mục V để viết về GDPL Từ việc nêu khái niệm GDPL, các tác giả cho rằng,mục đích của GDPL được xem xét trên nhiều góc độ tùy thuộc vào đối tượnggiáo dục, cấp độ giáo dục cũng như hình thức giáo dục, có thể mang tính lâu dài

hay trước mắt và đều hướng tới ba vấn đề cơ bản: Một là, GDPL nhằm nâng cao

khả năng nhận thức pháp lý, sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luậtcần thiết cho các chủ thể (với tính cách là đối tượng nhận thức hay là đối tượng

của giáo dục) Hai là, GDPL nhằm

Trang 13

khơi dậy tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với pháp luật Ba là, GDPL

nhằm hình thành thói quen xử sự theo pháp luật với động cơ tích cực Trong mụcnày, tác giả cũng dành sự quan tâm bàn luận về nội dung và hình thức GDPL

- Đào Trí Úc, Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật [93] Đề tài là

một tập hợp các chuyên đề bàn sâu về ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật

và các giải pháp xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật Một trong số nhữnggiải pháp đó là phải tăng cường công tác GDPL cho các tầng lớp xã hội, bao gồm

cả đội ngũ CBCC nhà nước và các tầng lớp nhân dân

- Viện Nhà nước và Pháp luật, Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức

và lối sống theo pháp luật [103] Trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản, như

ý thức pháp luật, lối sống theo pháp luật; lý giải sự cần thiết phải tăng cường xâydựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN, các tác giả đề tài đã đề xuất và luận chứng tính khả thicủa một số giải pháp nhằm xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật trong cáctầng lớp xã hội

- Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới [105] Theo các tác giả, công

cuộc đổi mới toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựngNhà nước pháp quyền XHCN đã và đang đặt ra cho những yêu cầu phải tăngcường công tác tổng kết lý luận và thực tiễn trên các lĩnh vực phục vụ công cuộcđổi mới Công tác GDPL ở nước ta cũng không nằm ngoài yêu cầu trên Từ việctrình bày, phân tích quan niệm về GDPL, các thành tố cơ bản của GDPL, đánhgiá thực tiễn công tác GDPL cho cán bộ, nhân dân ở nước ta trong những nămqua, chỉ ra những mặt tích cực và cả những điểm hạn chế của công tác này, cáctác giả đã nêu lên những kiến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tácGDPL trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

- Nguyễn Đình Lộc, Ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam [47] Trong công trình này, tác giả đã tập trung vào lý giải những vấn đề lý

luận về ý thức pháp luật, như khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của ý thức phápluật; đồng thời, tác giả tập trung khảo sát tình hình giáo dục ý thức pháp luật ởViệt Nam, chỉ ra những điểm tích cực cũng như hạn chế trong công tác giáo dục

ý thức pháp

Trang 14

luật; từ đó, đề xuất những giải pháp cho công tác GDPL tại Việt Nam Hầu nhưcác nhà nghiên cứu về GDPL đều coi đây là công trình đặt nền móng cho việcnghiên cứu về GDPL và giáo dục ý thức pháp luật ở Việt Nam.

- Trần Ngọc Đường, Giáo dục pháp luật cho người lao động trong điều kiện đổi mới của Việt Nam [31] Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết quản lý xã hội

bằng pháp luật, công tác GDPL cho cán bộ và nhân dân cần phải được chú trọng

theo tinh thần Đại hội VI của Đảng: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục,

nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân” [23, tr.121] Đó

là cách thức hiệu quả để tăng cường hiệu lực quản lý xã hội bằng pháp luật Theotinh thần đó, tác giả luận án tập trung lý giải, phân tích các vấn đề lý luận vềGDPL nói chung, GDPL cho người lao động nói riêng trong điều kiện đổi mới ởViệt Nam

- Dương Thanh Mai, Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật [49] Luận án tập trung bàn luận sâu về hình

thức GDPL đặc thù là GDPL thông qua hoạt động tư pháp, dựa trên thực tiễnhoạt động tranh tụng tại phiên tòa Xuất phát từ chỗ, trên diễn đàn khoa học pháp

lý hiện nay, khái niệm GDPL vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất, tác giảluận án đã tổng kết, khái quát ở ba quan niệm cơ bản sau: quan niệm thứ nhấtkhông thừa nhận GDPL; quan niệm thứ hai xem nhẹ vai trò của GDPL; quanniệm thứ ba lại đơn giản hóa, cho rằng, GDPL được lồng ghép trong tuyêntruyền, phổ biến các văn bản pháp luật Trên cơ sở đó, tác giả bàn sâu về các giảipháp cụ thể phát huy hiệu quả GDPL thông qua hoạt động tư pháp bằng thực tiễncủa Tòa án và luật sư

- Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp, Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số nước trên thế giới [108] Tài liệu này giới thiệu công tác

PBGDPL cho các tầng lớp xã hội tại một số nước trên thế giới, như Cộng hòaPháp, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vương quốc Đan Mạch, Liên bang Nga,Cộng hòa Liên bang Australia, Vương quốc Thái Lan, Singapor trên các phươngdiện khác nhau, từ thể chế, chính sách, cơ cấu tổ chức, phương thức tổ chức thựchiện và những hình thức PBGDPL của các quốc gia đó Đây là tài liệu tham khảohữu ích đối với tác giả luận án trong việc khảo sát, đánh giá về GDPL của cácnước nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 15

1.1.2 Nhóm công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho các nhóm đối tượng cụ thể

Từ những công trình nghiên cứu có tính chất lý luận chung về GDPL, vấn

đề GDPL cho từng nhóm đối tượng cụ thể và tại các địa bàn cụ thể cũng đượctriển khai nghiên cứu Có thể kể đến những công trình tiêu biểu, như:

- Nguyễn Quốc Sửu, Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam [70] Tác giả mở đầu luận án bằng việc trích dẫn một đoạn trong bài

văn bia do Thân Nhân Trung soạn và đề tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám: “Hiềntài là nguyên khí quốc gia ” Ngày nay, một trong những nhiệm vụ “bồi đắpnguyên khí quốc gia” là Nhà nước phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng đội ngũCBCC, trong đó có GDPL cho họ Trong luận án, tác giả tập trung phân tích cácvấn đề lý luận, bao gồm: khái niệm, vai trò, đặc trưng của GDPL cho đội ngũCBCC hành chính, các thành tố của GDPL cho CBCC hành chính và các yếu tốtác động tới hoạt động này Trên cơ sở đó, tác giả dành chương 3 để đánh giáthực trạng GDPL cho CBCC hành chính; chương 4 tập trung phân tích quanđiểm và giải pháp nâng cao chất lượng GDPL cho đội ngũ CBCC hành chínhtrong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

- Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật (tái bản lần thứ nhất, có chỉnh sửa, bổ sung) [54] Trong cuốn sách này, khi đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu

quả của hoạt động áp dụng pháp luật ở nước ta hiện nay, tác giả có bàn đến biệnpháp “Tăng cường GDPL, bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC nhànước có thẩm quyền áp dụng pháp luật” Theo tác giả, chất lượng, hiệu quả hoạtđộng áp dụng pháp luật của đội ngũ CBCC nhà nước có thẩm quyền áp dụngpháp luật phụ thuộc phần lớn vào trình độ tri thức, hiểu biết pháp luật và kỹ năngnghiệp vụ của đội ngũ này Vì vậy, việc tăng cường GDPL, bồi dưỡng kỹ năngnghiệp vụ cho đội ngũ này là một biện pháp hết sức quan trọng Hoạt độngGDPL luôn là thể thống nhất hữu cơ của các thành tố: mục đích, mục tiêu, chủthể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL Từ lập luận đó, tácgiả đi vào phân tích các nét đặc thù thể hiện trong từng thành tố của GDPL chođội ngũ CBCC nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật

Trang 16

- Nguyễn Quốc Sửu, Tăng cường giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của tỉnh Đắk Lắk [72] Đây là cuốn sách chuyên khảo xuất

bản tháng 9/2014, có thể coi là cuốn sách mới về chủ đề GDPL cho một nhómđối tượng cụ thể (đội ngũ CBCC hành chính) và gắn với một địa phương cụ thể(tỉnh Đắk Lắk) Nội dung cuốn sách gồm 3 chương, trong đó các tác giả đi từviệc phân tích các vấn đề lý luận về GDPL cho đội ngũ CBCC hành chính củatỉnh Đắk Lắk, chỉ ra những nét đặc trưng của công tác này gắn với sự tác động,ảnh hưởng của những luật tục, tập quán, lối sống, bản sắc văn hóa của các dântộc thiểu số ở Tây Nguyên; đánh giá thực trạng công tác GDPL cho đội ngũCBCC hành chính của tỉnh Đắk Lắk thông qua điều tra XHH; trên cơ sở đó, đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này

- Đinh Xuân Thảo, Giáo dục pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay [73].

Luận án này đã đi sâu nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vềGDPL trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề từ góc độđánh giá, phân tích thực trạng, rút ra những bài học kinh nghiệm làm cơ sở choviệc đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tácnày

- Trần Thị Sáu, Giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam [64] Nội dung luận án tập trung làm rõ khái niệm, đặc

điểm, vai trò, đặc trưng và các điều kiện bảo đảm hiệu quả GDPL cho học sinhtrong trường trung học phổ thông; đánh giá thực trạng hoạt động GDPL cho họcsinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam; trên cơ sở đó, tác giả đề xuấtquan điểm và phân tích các giải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả GDPL cho họcsinh trong trường trung học phổ thông ở Việt Nam hiện nay

- Phan Hồng Dương, Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam [19] Tác giả luận án đã phân tích, làm rõ cơ sở lý

luận của GDPL cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam

Từ những vấn đề lý luận, đánh giá, làm rõ thực trạng GDPL cho sinh viên cáctrường đại học không chuyên luật, luận án đã xây dựng các quan điểm và đề xuấtcác giải pháp tăng cường GDPL cho sinh viên các trường đại học không chuyênluật ở Việt Nam hiện nay

Trang 17

Ngoài hướng tiếp cận Luật học thể hiện ở các công trình nghiên cứu kểtrên, vấn đề GDPL còn được tiếp cận nghiên cứu đa dạng dưới góc độ Giáo dụchọc, Xã hội học gắn với những lĩnh vực, địa bàn cụ thể Chẳng hạn:

- Nguyễn Khắc Hùng, Các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh [40] Luận án đã làm rõ các

vấn đề lý luận liên quan đến các biện pháp tổ chức GDPL; đánh giá thực trạngcông tác tổ chức GDPL trong trường học, thực trạng triển khai các biện pháp tổchức GDPL cho học sinh trong các trường trung học phổ thông ở thành phố HồChí Minh; qua đó, đề xuất ba nhóm giải pháp tác động với 09 biện pháp cụ thể

để GDPL cho học sinh trong các trường trung học phổ thông

- Đoàn Thị Thanh Huyền, Giáo dục pháp luật cho con cái trong gia đình hiện nay [41] Trong luận án, từ việc hệ thống hóa các khái niệm cơ bản, các lý

thuyết xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu đề tài; tìm hiểu tình hình ngườichưa thành niên vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hiện nay; đánhgiá thực trạng hoạt động GDPL cho con cái thuộc nhóm tuổi trung học cơ sở,trung học phổ thông trong các gia đình tại tỉnh Quảng Ninh thông qua nghiêncứu nhận thức của các bậc cha mẹ; xác định nội dung, phương pháp, hiệu quảGDPL trong gia đình; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến GDPL cho con cáitrong gia đình ở Quảng Ninh hiện nay; tác giả đã đề xuất khuyến nghị nhằmnâng cao hiệu quả của GDPL cho con cái trong gia đình

- Dương Văn Đại, Vai trò giáo dục pháp luật đối với phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam thuộc Bộ Công an (Nghiên cứu trường hợp trại giam Nam Hà) [22] Dựa trên lý thuyết về tương tác xã hội, hệ thống các khái

niệm liên quan đến GDPL, tác giả luận án đã nhận diện và làm rõ nhiều vấn đề lýluận và thực tiễn về vai trò GDPL đối với phạm nhân đang chấp hành án tại cáctrại giam từ góc nhìn xã hội học

Ngoài ra, có thể kể thêm công trình nghiên cứu khác, như: Nguyễn Duy

Lãm, Một số vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay [46]; Sở Tư pháp Hà Nội, Giáo dục nâng cao hiểu biết pháp luật ở Thủ đô - thực trạng và giải pháp [65]; Sở Tư pháp Hà Nội, Nghiên cứu tác động của gia đình đối với giáo dục pháp luật cho trẻ em ở Hà Nội [66]; Khoa Nhà nước và Pháp

luật (Học viện Chính

Trang 18

trị quốc gia Hồ Chí Minh), Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường Chính trị ở nước ta hiện nay [45]; Lê Đình Khiên, Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính [44]; Hồ Quốc Dũng, Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở nước ta - thực trạng và giải pháp [20]; Nguyễn Ngọc Hoàng, Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị

ở nước ta hiện nay [37]; Trần Văn Trầm, Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh Bình Định - Thực trạng và giải pháp [88]; Bùi Thị Diễm Trang, Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội trong tiến trình hội nhập phát triển của đất nước [89]; Trần Đức Toàn, Phổ biến, giáo dục pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội cho đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố Hà Nội [87]; Lê Tiến Thịnh, Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử hình sự của Tòa án - qua thực tiễn tỉnh Thanh Hoá [75]

Bên cạnh đó, dân tộc Khmer và ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL là chủ đềnghiên cứu của nhiều công trình khoa học, song chủ yếu tiếp cận dưới góc độtriết học, dân tộc học, xã hội học và văn hóa học Các công trình loại này cungcấp cái nhìn tương đối toàn cảnh về văn hóa, lối sống, phong tục, tập quán, sinhhoạt của ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu:

Viện Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long [107]; Huỳnh Thanh Quang, Giá trị văn hóa Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long [58]; Nguyễn Thái Hòa, Xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc Khmer ở cơ sở xã, phường, thị trấn khu vực Tây Nam Bộ [36]; Trần Thanh Nam, Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay [52]; Nguyễn Thanh Thủy, Quá trình thực hiện chính sách dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với đồng bào Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long [84]; Lê Thanh Sơn, Ngôi chùa trong đời sống văn hóa của người Khmer tỉnh Sóc Trăng [68]; Nguyễn Việt Dũng, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các đảng bộ xã vùng đồng bào Khmer tập trung ở tỉnh Kiên Giang hiện nay [21] Những công trình nghiên cứu kể trên ở những mức

độ nhất định đã đề cập, phân tích một cách đa dạng những vấn đề liên quan đếnđời sống văn hóa, tôn giáo, tập tục, lễ nghi của ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL -những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer

Trang 19

1.1.3 Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục pháp luật cho

đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam

Liên quan trực tiếp đến công tác GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùngĐBSCL, cho đến nay, có một số ít công trình sau:

- Lê Văn Bền, Giáo dục pháp luật cho người Khmer Nam Bộ [11] Trong

luận văn này, tác giả đã đề cập, phân tích một số vấn đề lý luận về GDPL, đềxuất một số giải pháp GDPL cho người Khmer ở Nam Bộ Tuy nhiên, luận vănnày được thực hiện trước thời điểm Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số02/1998/CT- TTg ngày 07/1/1998 Về việc tăng cường công tác PBGDPL trong

giai đoạn hiện nay nên không thể cập nhật những chuyển biến quan trọng trong

GDPL cho ĐBDT Khmer từ thời điểm đó đến nay Nói cách khác, một số nộidung trong luận văn không còn phù hợp với lý luận hiện nay về GDPL, khôngcập nhật được với những quy định pháp luật mới về PBGDPL

- Hồ Việt Hiệp, Sự hình thành và phát triển ý thức pháp luật của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay [34].

Trong luận án này, từ việc khẳng định vai trò, tầm quan trọng của ý thức phápluật đối với mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và đối với thực hiệnpháp luật nói riêng của nhân dân ĐBSCL, tác giả đã luận giải các vấn đề lý luận

về ý thức pháp luật, về quá trình hình thành, phát triển ý thức pháp luật, nhậndiện bức tranh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vùng ĐBSCL, đánh giá thựctrạng ý thức pháp luật của nhân dân vùng ĐBSCL và ảnh hưởng tới tình hìnhthực hiện pháp luật của họ, tác giả đã đề xuất, phân tích các giải pháp nâng cao ýthức pháp luật của nhân dân ĐBSCL, trong đó có việc đẩy mạnh GDPL cho đốitượng

- Dương Thành Trung, Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu [90] Cuốn sách là công trình nghiên cứu của tác giả

luận án này, được chỉnh sửa, nâng cấp từ luận văn thạc sĩ cùng tên; trong đó đềcập, phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho ĐBDT Khmer (khái niệm, vai trò, đặctrưng, các thành tố của GDPL, các yếu tố ảnh hưởng đến GDPL cho ĐBDTKhmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; khảo sát, đánh giá thực trạng GDPL choĐBDT Khmer trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu trên hai phương diện: những thành tựu,kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những thành tựucũng như hạn chế đó Từ

Trang 20

nghiên cứu lý luận và thực tiễn GDPL cho ĐBDT Khmer trên địa bàn tỉnh BạcLiêu, cuốn sách đề xuất các quan điểm và giải pháp khả thi bảo đảm hiệu quảGDPL cho ĐBDT Khmer ở tỉnh Bạc Liêu Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứutrong cuốn sách này mới chỉ dừng lại trên phạm vi địa bàn tỉnh Bạc Liêu, mà

chưa mở rộng ra toàn khu vực ĐBSCL, Việt Nam.

1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật nói chung

Giáo dục pháp luật là một trong những nội dung quan trọng của khoa học

Lý luận về Nhà nước và pháp luật nên nhận được sự quan tâm nghiên cứu cácnhà khoa học, tác giả tại các nước trên thế giới, đặc biệt là tại Liên Xô trước đây

và Liên bang Nga hiện nay Có thể kể ra đây một số công trình tiêu biểu:

- N I Matuzova, A V Malưko, Lý luận nhà nước và pháp luật [113].

Trong cuốn giáo trình này, trong số 34 chuyên đề bàn sâu về các vấn đề lý luậnnhà nước và pháp luật, các tác giả cuốn sách dành chuyên đề số 28 để luận bàn,phân tích về vấn đề ý thức pháp luật và GDPL Theo các tác giả, GDPL là hoạtđộng có chủ đích của nhà nước, các tổ chức xã hội và mỗi công dân nhằm truyềnđạt các kinh nghiệm pháp luật; sự tác động có hệ thống lên ý thức và hành vi củacon người nhằm làm hình thành quan niệm, định hướng giá trị, cách nhìn nhậntích cực, bảo đảm cho việc thực hiện và sử dụng pháp luật GDPL trang bị chomọi người những hiểu biết về nhà nước và pháp luật, về các đạo luật, các quyền

tự do, dân chủ của mỗi cá nhân, định hướng cho công dân thực hiện những hành

vi pháp luật hợp pháp Các thành tố của GDPL bao gồm chủ thể, đối tượng, nộidung, phương pháp, hình thức GDPL

- Lý luận nhà nước và pháp luật, Giáo dục pháp luật ở Liên bang Nga, Tập thể tác giả [114] Trong công trình này, dưới tiêu đề “Khái niệm giáo dục pháp luật và ý thức pháp luật, ý nghĩa của chúng trong xã hội hiện đại”, các tác

giả đã tập trung bàn sâu về khái niệm GDPL trên cơ sở những định nghĩa GDPLđược đưa ra bởi những nhà nghiên cứu khác nhau Chẳng hạn, “GDPL là sự tácđộng có định hướng, có tổ chức, mang tính hệ thống lên các cá nhân nhằm làmhình thành ý thức pháp luật, tri thức pháp luật, thói quen, hành vi xử sự tích cựctheo pháp luật, văn hóa pháp luật” (T.I Akimova); hoặc “GDPL có thể địnhnghĩa như là một hệ thống các biện pháp định hướng làm hình thành tư tưởngpháp luật, các nguyên tắc, chuẩn

Trang 21

mực pháp luật - những nhân tố làm nên các giá trị văn hóa pháp luật của dân tộc

và nhân loại” (K.V Naumenkova)

Từ sự khái quát rằng mỗi định nghĩa đưa ra đều chứa đựng góc nhìn chủquan của mỗi tác giả, nhưng không phải tất cả họ đều thống nhất cách hiểu vềtính cấp thiết phải tạo dựng trong con người tư tưởng pháp luật, sự tôn trọngpháp luật; các tác giả đi đến kết luận: “GDPL là làm hình thành quan hệ/cách xử

sự tôn trọng pháp luật, coi pháp luật như một giá trị xã hội lớn lao, có liên quanmật thiết đến mỗi cá nhân; phát triển tình cảm trách nhiệm, tính thần khôngkhoan nhượng với thói chuyên quyền, nạn tham nhũng”

- Strelaieva V.V., Giáo dục pháp luật trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền [115] Nội dung luận án này gồm 2 chương, 7 tiết Nội dung chương

1 tác giả luận án bàn về cơ sở lý luận của GDPL với 03 tiết: §1) Bản chất, phânloại GDPL; §2) Cấu trúc của GDPL và §3) Chức năng của GDPL Theo tác giả,bản chất của GDPL là quá trình định vị một cách bền vững những nguyên tắc, tưtưởng pháp luật vào trong ý thức pháp luật của đối tượng được giáo dục Chương

2 luận án với tiêu đề “Khía cạnh tổ chức GDPL trong xã hội Nga đương đại”gồm 4 tiết được dành để bàn về 1) Hệ thống xã hội hóa GDPL trong xã hội Ngađương đại; 2) GDPL trong tiếp cận với các nhóm xã hội khác nhau; 3) GDPLtrong hệ thống định hướng nghề nghiệp cho các luật gia hiện nay; 4) Nội dung,hình thức, phương pháp giáo dục lại về pháp luật Theo tác giả, giáo dục lại vềpháp luật là một quá trình phức tạp hơn, bởi nó hướng tới khắc phục những phánđoán, đánh giá sai lầm của cá nhân, nhắm tới sữa chữa các hành vi xử sự tiêucực, ảnh hưởng bất lợi đối với con người

Ngoài ra, có thể kể thêm một số công trình nghiên cứu có cùng chủ đề

GDPL, như: Babaieva V.K., Tập bài giảng Lý luận chung về pháp luật [111]; Krưgina I.A., Văn hóa pháp luật, giáo dục pháp luật và quản lý quá trình giáo dục pháp luật trong xã hội Nga hiện nay [110]; Pochtar T.M., Giáo dục pháp luật trong các trường đại học sư phạm: những vấn đề phương pháp luận và phương pháp [112] Các công trình nghiên cứu khoa học trên đây ở những mức

độ khác nhau đã đề cập, bàn luận về khái niệm, bản chất của GDPL, các yếu tốcấu thành GDPL; về vấn đề quản lý GDPL ở nước Nga hiện nay

Trang 22

Trên phương diện thực tiễn chính trị - pháp lý quốc tế, GDPL cũng là đềtài được đề cập nhiều trên các diễn đàn pháp luật quốc tế và khu vực, cả songphương, đa phương và ngày càng có ý nghĩa toàn cầu, hướng đến sự nhận thứcchung về vai trò, tầm quan trọng của GDPL tại các quốc gia:

- Vào tháng 6/2006, tại Paris, Cộng hòa Pháp đã diễn ra Hội nghị toàn thểBan chấp hành Hội luật gia dân chủ quốc tế Trong Chương trình nghị sự của

Hội nghị này đã có 01 cuộc Hội thảo với chủ đề “Giáo dục pháp luật trong thời đại toàn cầu hóa” (Legal Education in the Age of Globalization) thu hút sự tham

gia của hàng trăm tổ chức luật gia đến từ nhiều nước trên thế giới; tập trung bànluận về tính cấp thiết, sự cần thiết phải đa dạng hóa các phương thức GDPL chocác tầng lớp xã hội ở mỗi quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa; nộidung GDPL không chỉ là pháp luật quốc nội của mỗi nước, mà còn phải phổbiến, giáo dục các nội dung pháp luật quốc tế [39]

- Trong khuôn khổ Đại hội lần thứ X Hội Luật gia ASEAN (ALA) được tổchức từ ngày 14/10 - ngày 18/10/2009 tại Hà Nội, một cuộc Hội thảo lớn với chủ

đề “Hiến chương ASEAN - đưa ASEAN lên những tầm cao mới” cũng đã đề cập nhiều đến vấn đề GDPL [38] Trong hợp phần đầu tiên của Hội thảo “Tác động của Hiến chương ASEAN tới hệ thống giáo dục pháp luật của các nước ASEAN”

đã có một loạt các báo cáo nghiên cứu về tình hình GDPL và đào tạo pháp luật ởcác nước ASEAN Các học giả, nhà nghiên cứu đều nhất trí cho rằng, các trườngluật, khoa luật không chỉ phải đào tạo ra các luật gia giỏi, mà còn phải giúp họ trởthành những nhà chuyên môn có khả năng giải quyết các vấn đề xã hội và conngười bằng con đường pháp luật Nguyên tắc pháp quyền đòi hỏi phải bắt đầu từviệc trang bị cho sinh viên luật kiến thức về các vấn đề cơ bản nhằm tạo các hìnhthức phù hợp để bênh vực quyền lợi của người dân, tuyên truyền pháp luật nhằmbảo đảm cho người dân khả năng tiếp cận công lý với mức chi phí thấp nhất Nộidung “trợ giúp pháp lý cho người nghèo” cần được đưa vào chương trình đào tạonhằm giúp người học hiểu biết thấu đáo về ý nghĩa của việc giúp đỡ pháp lý chonhững ai đang ở bên lề xã hội Các vấn đề như quyền của người lao động, di trú

tự do, nạn buôn bán người cũng cần đưa vào nội dung GDPL ở các nướcASEAN

Trang 23

Ngoài các Hội thảo trên đây, một số hội thảo quốc tế khác về đề tài GDPLcũng đã diễn ra theo hướng quan tâm đến việc gắn mục đích và nội dung GDPLvới cải cách kinh tế và cải cách tư pháp trong bối cảnh toàn cầu hóa Chẳng hạn,

Hội thảo quốc tế “Giáo dục pháp luật ở các nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa và nhà nước pháp quyền” đã được tổ chức trong các ngày 25/10 -

27/10/2012 tại Seoul, Hàn Quốc Các nhà luật học trên thế giới và khu vựcASEAN đều có một nhận định chung về sứ mệnh của GDPL là nhằm thúc đẩyxây dựng một thị trường ổn định, thịnh vượng, có năng lực cạnh tranh và liên kếtkinh tế cao, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, bao gồm dòng chảy củahàng hóa, dịch vụ và dòng đầu tư, di chuyển thuận lợi của các doanh nhân,những người tài năng, có chuyên môn cao và của lực lượng lao động, sự tự dochu chuyển của các dòng vốn; góp phần nâng cao phúc lợi và đời sống nhân dânthông qua việc tạo cơ sở pháp lý cho sự tiếp cận bình đẳng các cơ hội về pháttriển con người, phúc lợi và công bằng xã hội

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho các đối tượng cụ thể

Giáo dục pháp luật cho các đối tượng cụ thể ở nước ngoài là chủ đề đượcquan tâm bởi các nghiên cứu sinh, học viên nước ngoài đã theo học tại ViệtNam, như:

- Súc Ni Lăn Đon Kun Lạ Vông, Giáo dục pháp luật trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [69].

Nội dung luận án đề cập, phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn về GDPL trongcác trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhândân Lào; đề xuất các quan điểm GDPL và luận chứng các giải pháp nâng caohiệu quả GDPL trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộnghòa Dân chủ Nhân dân Lào, bao gồm: 1) Đổi mới nội dung chương trình, hìnhthức, phương pháp giảng dạy pháp luật; 2) Xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạypháp luật đảm bảo chất lượng trong các trường đào tạo, bồi dưỡng; 3) Tăngcường cơ sở vật chất nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy pháp luật trong cáctrường đào tạo bồi dưỡng; 4) Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao chấtlượng GDPL trong các trường đào tạo bồi dưỡng; 5) Tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác GDPL trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Anninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Trang 24

- Vanlaty Khamvanvongsa, Giáo dục pháp luật cho học viên Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [102] Từ

việc xác định đối tượng GDPL là các thế hệ học viên của Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Lào, tác giả luận văn đã tập trung phân tích cơ sở lý luận,bao gồm khái niệm, đặc điểm, vai trò, chủ thể, nội dung, hình thức GDPL; đánhgiá thực trạng về đối tượng, chủ thể, nội dung chương trình, phương pháp vàhình thức GDPL; chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế của côngtác này; trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp bảo đảm GDPL chohọc viên Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia nước Cộng hòa Dân chủNhân dân Lào

Inpeng Younkham, Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bolykhamsay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [42] Cơ cấu dân tộc

của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có 68 bộ tộc, chia làm 3 hệ chính làLào Lùm chiếm 65% dân số; Lào Thâng chiếm 22% và Lào Xủng chiếm 13%dân số; ngôn ngữ Lào gồm 04 nhóm ngôn ngữ Từ thực tế đó, tác giả khẳngđịnh việc GDPL cho đồng bào các DTTS, trong đó có các DTTS ở tỉnhBolikhamsay, là công việc có vai trò rất quan trọng nhằm trang bị cho đồng bàocác DTTS của Lào những kiến thức, hiểu biết pháp luật, hình thành ý thức chấphành pháp luật Luận văn đã tập trung phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho đồngbào DTTS của Lào; đánh giá những thành tựu, hạn chế của công tác GDPL chođồng bào DTTS ở tỉnh Bolikhamsay, nêu lên các quan điểm và lập luận nhữnggiải pháp bảo đảm nâng cao hiệu quả GDPL cho đồng bào DTTS ở tỉnhBolikhamsay, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

- Khamhieng Phomemasith, Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở tỉnh Phông Sa Lỳ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [43] Luận văn có kết

cấu gồm 3 chương Chương 1 phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho CBCC ở tỉnhthuộc nước Lào, gồm các vấn đề: khái niệm, chủ thể, đối tượng, vai trò, nộidung, hình thức và phương pháp GDPL cho CBCC Nội dung chương 2 tập trungđánh giá thực trạng GDPL cho CBCC ở tỉnh Phông Sa Lỳ trên phương diện ưuđiểm, hạn chế của công tác này và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.Trên cơ sở lý luận và thực trạng GDPL cho CBCC ở tỉnh Phông Sa Lỳ, ở chương

3 tác giả nêu

Trang 25

lên các quan điểm và luận chứng các giải pháp, kiến nghị tăng cường GDPL cho CBCC ở tỉnh Phông Sa Lỳ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

1.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Từ kết quả khảo cứu công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà khoa học

ở trong nước và ngoài nước có liên quan đến chủ đề GDPL, có thể rút ra một sốnhận xét, đánh giá có giá trị tham khảo cho đề tài luận án như sau:

Thứ nhất, trên phương diện lý luận, những cuốn giáo trình, sách chuyên

khảo, bài báo khoa học, luận án , luận văn thạc sĩ nghiên cứu về GDPL từ cácgóc độ luật học, giáo dục học, xã hội học đã làm rõ nhiều luận điểm, luận cứkhoa học và thực tiễn về GDPL, vận dụng khá sáng tạo lý luận về GDPL để luậngiải, nhận xét, đánh giá về GDPL trên từng lĩnh vực, địa bàn và gắn với cácnhóm đối tượng xã hội cụ thể, cụ thể là:

- Những cuốn sách, đề tài, công trình nghiên cứu ở mức độ nhất định đã

đề cập đến việc xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật của conngười Việt Nam; đến các thành tố của GDPL, như mục đích, mục tiêu, chủ thể,đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL Đồng thời, đã đề cập,nghiên cứu vai trò, đặc điểm GDPL cho một số đối tượng cụ thể

- Các công trình nghiên cứu về ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL là những tàiliệu hữu ích đối với đề tài luận án khi đánh giá ảnh hưởng của những phong tục,tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi, các giá trị văn hóa Khmer đối với hoạt

động GDPL cho ĐBDT Khmer Tuy nhiên, các công trình khoa học đó không đề

cập đến vấn đề GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

- Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, kết quả của cáccuộc Hội thảo quốc tế đã chỉ ra nhiều vấn đề quan trọng về lý luận GDPL nóichung, về GDPL cho những đối tượng cụ thể, trong đó có người DTTS nói riêng

Đó là những tài liệu tham khảo quan trọng giúp tác giả luận án nghiên cứu cácvấn đề lý luận về GDPL, về các thành tố của GDPL; tìm kiếm những bài học kinhnghiệm cho Việt Nam Các luận án , luận văn thạc sĩ của các nghiên cứu sinh,học viên nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào học tập tại Việt Nam cũng lànguồn tài liệu tham khảo giúp tác giả luận án đánh giá đặc thù của GDPL cho cácđối tượng

Trang 26

cụ thể, trong đó có đồng bào các DTTS ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

- quốc gia gần gũi về mặt địa lý và có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với đấtnước Việt Nam chúng ta

Như vậy, nhìn từ những công trình nghiên cứu về GDPL nói chung,GDPL cho các nhóm đối tượng xã hội nói riêng, có thể thấy, đó đều là những tài

liệu tham khảo có giá trị về mặt lý luận cho đề tài luận án của tác giả Tuy nhiên,

chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề GDPL cho ĐBDT Khmer ởvùng ĐBSCL; để lại “khoảng trống” trên diễn đàn khoa học Lý luận và Lịch sửNhà nước và pháp luật mà tác giả mong muốn đi sâu nghiên cứu

Thứ hai, trên phương diện thực tiễn, một số án , luận văn thạc sĩ ở mức độ

khác nhau đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng GDPL cho các đối tượng ở nhữngđịa bàn cụ thể, chỉ ra được những ưu điểm cũng như hạn chế, bất cập của côngtác này, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, các nhân tố tác động đến GDPL Từ

đó, các tác giả đã nêu lên được những phương hướng, quan điểm và các giảipháp chủ yếu bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL cho các đối tượng

xã hội Mặc dù vậy, chưa có công trình nào khảo sát thực tiễn một cách toàn diệnGDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSL

1.3.2 Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu

Từ sự tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, tác giả xác định đượcnhững vấn đề đặt ra cần được tiếp tục triển khai, đi sâu nghiên cứu, làm rõ trong

quá trình thực hiện đề tài luận án “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, gồm:

+ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùngĐBSCL, bao gồm các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan;

Trang 27

+ Tìm hiểu GDPL cho các cộng đồng DTTS tại một số nước trên thế giới;

từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo đối với GDPL choĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, Việt Nam

- Về thực tiễn:

+ Đánh giá thực trạng GDPL cho ĐBDT Khmer vùng ĐBSCL, chỉ ra kếtquả, hạn chế, phân tích nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó dựa trên kết quả điềutra XHH;

+ Rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn GDPL cho ĐBDT Khmerở

vùng ĐBSCL, Việt Nam;

- Về quan điểm, giải pháp:

+ Đề xuất, phân tích các quan điểm bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, Việt Nam;

+ Đề xuất, phân tích các giải pháp đồng bộ, toàn diện, khả thi nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

Tiểu kết chương 1

Sự tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy chủ đề GDPL làmột nội dung quan trọng của Luật học, được nhiều tác giả, nhà khoa học nướcngoài quan tâm nghiên cứu Trên bình diện nghiên cứu lý luận về GDPL, nhiềucuốn giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, các luận án luật học đã tập trungnghiên cứu, phân tích khái niệm, vai trò của GDPL, các yếu tố cấu thành GDPL,như chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức GDPL Trên bìnhdiện nghiên cứu ứng dụng thực tiễn cũng đã có các công trình luận án, luận văn

đi vào nghiên cứu công tác GDPL cho những đối tượng xã hội cụ thể, nhưCBCC nhà nước, đồng bào các DTTS Một điều có thể khẳng định chắc chắn làchưa có công trình nào nghiên cứu về GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL,Việt Nam từ phía các tác giả nước ngoài

Sự tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước cho thấy, vấn đề GDPL nóichung, GDPL cho từng nhóm đối tượng xã hội cụ thể và gắn với những địa bànnhất định nói riêng đã được nhiều tác giả đề cập, phân tích tương đối đa dạng,

Trang 28

phong phú trên cả phương diện lý luận và thực tiễn; thể hiện trong các đề tàikhoa học, sách chuyên khảo, tham khảo, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học

và cũng là đề tài của nhiều luận án , luận văn thạc sĩ luật học Cũng đã có một vàicông trình luận văn thạc sĩ luật học đi vào nghiên cứu về vấn đề GDPL chongười Khmer ở Nam Bộ, song, được thực hiện từ thời điểm trước năm 1998 hoặc

sự nghiên cứu mới chỉ khu biệt ở một địa phương cụ thể trong vùng chứ chưa mởrộng ra toàn vùng ĐBSCL, Việt Nam

Tuy nhiên, từ thời điểm năm 1998 (năm đánh dấu sự quan tâm mạnh mẽ

và sự chỉ đạo sâu sát của Nhà nước ta đối với công tác PBGDPL) đến nay chưa

có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đi vào phân tích, đánh giá, luậngiải một cách toàn diện, có hệ thống vấn đề GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùngĐBSCL, Việt Nam Vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu,làm rõ cả trên phương diện lý luận, thực tiễn và tìm kiếm các giải pháp bảo đảmnâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này Đó cũng là lý do tác giả chọn

vấn đề “Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam” làm đề tài luận án

Trang 29

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER

2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG, VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER

2.1.1 Khái niệm giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

Giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kếhoạch, theo nội dung và thông qua những phương pháp, hình thức nhất định từphía chủ thể GDPL, tác động đến đối tượng tiếp nhận GDPL nhằm làm hìnhthành và phát triển ở họ hệ thống tri thức pháp luật, trình độ hiểu biết về phápluật; làm hình thành tình cảm, thói quen và hành vi xử sự tích cực theo pháp luật

[70, tr.54] GGDPL là lĩnh vực hoạt động bao gồm tất cả các giai đoạn như định

hướng GDPL, xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định nội dung GDPL,phương pháp và hình thức GDPL; triển khai thực hiện chương trình GDPL; kiểmtra, đánh giá kết quả GDPL; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về GDPL

Giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer trong giai đoạn hiện nay là mộttrong những yêu cầu có tính khách quan, cấp thiết, là một loại hoạt động có ýnghĩa xã hội đặc biệt quan trọng, hướng tới cung cấp, trang bị cho đồng bàonhững kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật; từ đó, làm hình thành ở họ ýthức tôn trọng pháp luật, biết tuân thủ, chấp hành, sử dụng pháp luật một cáchchủ động, tích cực và đúng đắn; góp phần phát huy vai trò, hiệu lực của phápluật nói chung, văn bản pháp quy của các cấp chính quyền nói riêng trong thựctiễn đời sống kinh tế - xã hội của ĐBDT Khmer; đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam

Để có thể đưa ra khái niệm GDPL cho ĐBDT Khmer thì nhất thiết phải đềcập đến các khía cạnh sau:

Thứ nhất, GDPL là hoạt động thể hiện sự tương tác giữa chủ thể GDPL và

đối tượng GDPL Theo nguyên tắc đó, GDPL cho ĐBDT Khmer cũng là hoạtđộng được thực hiện thông qua sự tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng.Chủ thể GDPL ở đây chính là các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể của cáctỉnh ở ĐBSCL có chức năng, nhiệm vụ thực hiện GDPL, như Sở Tư pháp cáctỉnh, Phòng Tư pháp các huyện, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các tỉnhtrong vùng và

Trang 30

các tổ chức thành viên Đối tượng tiếp nhận GDPL ở đây chính là ĐBDT Khmerđang sinh sống ở vùng ĐBSCL.

Thứ hai, GDPL cho ĐBDT Khmer là hoạt động có định hướng, có mục

đích, bao hàm những tác động tự giác, tích cực, tuân theo kế hoạch đã được xácđịnh của chủ thể GDPL lên đối tượng GDPL là ĐBDT Khmer tương ứng với cácnội dung cụ thể Tính có định hướng, có mục đích trong hoạt động của chủ thểGDPL mang tính khách quan, phản ánh những yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễncuộc sống về kiến thức, hiểu biết pháp luật của ĐBDT Khmer, được chủ thểGDPL truyền đạt, chuyển hóa nó thành nhu cầu tự thân của đối tượng là ĐBDTKhmer Quá trình GDPL cho ĐBDT Khmer chỉ thực sự đạt được mục tiêu, hiệuquả đề ra khi đồng bào thực sự tự giác, tích cực biến những yêu cầu pháp luậtkhách quan thành nhu cầu nội tại của bản thân mỗi người dân trong cộng đồngdân tộc Khmer

Thứ ba, quá trình GDPL cho ĐBDT Khmer luôn tuân theo nội dung,

chương trình PBGDPL cụ thể, dựa trên các phương pháp GDPL khoa học, hiệnđại và các hình thức GDPL phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, lốisống của ĐBDT Khmer nhằm hiện thực hóa một cách tối ưu mục tiêu GDPL cho

họ GDPL cho ĐBDT Khmer mang những đặc điểm chung của quá trình GDPLcho các đối tượng xã hội khác, như cũng có kế hoạch, nội dung, phương pháp,hình thức GDPL; song, chúng phải được đặt trong sự phù hợp, tương thích vớicác yêu cầu về kiến thức, hiểu biết pháp luật và những đòi hỏi về giải quyết cácvấn đề, sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong cuộc sống, lao động, sinh hoạthàng ngày của ĐBDT Khmer;

Ngoài ra, hoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer cũng phải phù hợp với cácđặc điểm văn hóa, lối sống, phong tục tập quán, truyền thống tôn giáo, tínngưỡng của đồng bào Điều đó đòi hỏi các chủ thể GDPL phải tìm ra được cáchtiếp cận hoạt động GDPL phù hợp với ĐBDT Khmer trên tất cả các phươngdiện, từ nội dung, phương pháp cho đến hình thức GDPL cho họ

Thứ tư, trong nội dung GDPL cho ĐBDT Khmer, ngoài việc cung cấp,

trang bị những kiến thức, hiểu biết pháp luật cần thiết như cho mọi công dân nóichung, các chủ thể GDPL còn phải rất chú trọng trang bị cho ĐBDT Khmernhững kiến thức, hiểu biết về các lĩnh vực pháp luật có liên quan mật thiết vớicuộc sống, lao động của họ, các văn bản pháp quy do các cấp chính quyền địa

phương ban hành

Trang 31

Ngoài ra, nội dung GDPL phải thật cụ thể, rõ ràng; phương pháp phải truyền đạt

dễ hiểu, dễ nhớ; hình thức GDPL phải hấp dẫn, sinh động, phù hợp với truyềnthống văn hóa, tôn giáo, tập quán lao động, sinh hoạt, học vấn của ĐBDTKhmer Đây là sự khác biệt cơ bản giữa GDPL cho ĐBDT Khmer so với GDPLcho các đối tượng xã hội khác

Thứ năm, GDPL cho ĐBDT Khmer, suy cho cùng, phải đạt được mục

tiêu, hiệu quả mà chủ thể GDPL đặt ra và cũng là những tiêu chí để đánh giá chấtlượng công tác này Mục tiêu, hiệu quả của GDPL cho ĐBDT Khmer phải đượcđánh giá qua việc ĐBDT Khmer đạt được những mục tiêu cụ thể gì từ quá trìnhnày Mục tiêu của GDPL cho ĐBDT Khmer được nhìn nhận trên ba tiêu chí:mục tiêu về nhận thức, mục tiêu về thái độ và mục tiêu về hành vi

Từ sự phân tích các khía cạnh nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa: GDPL cho ĐBDT Khmer là hoạt động có định hướng, có tổ chức, do các chủ thể GDPL tiến hành theo chương trình, nội dung, phương pháp và hình thức nhất định phù hợp với truyền thống văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán sản xuất, sinh hoạt của đồng bào; làm hình thành ở họ ý thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành

vi phù hợp với các yêu cầu của pháp luật hiện hành; góp phần xây dựng, củng

cố ý thức về quyền con người, quyền công dân của ĐBDT Khmer để họ có thể tiếp cận, bảo vệ các quyền đó một cách hiệu quả.

2.1.2 Các đặc trưng của giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

Giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL là một bộ phận củaGDPL nói chung, nghĩa là nó cũng phải tuân theo các quy luật chung của quátrình GDPL cho các đối tượng xã hội khác, phải đáp ứng các yêu cầu về mụctiêu, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp và hình thức GDPL Bên cạnh

đó, GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL còn có những nét đặc trưng riêngxuất phát từ các đặc điểm về trình độ dân trí, ngôn ngữ, truyền thống văn hóa,tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống của ĐBDT Khmer; từ nhữngđặc thù về địa bàn cư trú, cơ cấu các nhóm tuổi, vị thế xã hội của mỗi nhóm xãhội cụ thể trong cộng đồng dân tộc Khmer Theo tinh thần đó, GDPL cho ĐBDTKhmer ở vùng ĐBSCL có những đặc trưng cơ bản sau:

Trang 32

Thứ nhất, giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL là GDPL

cho một cộng đồng xã hội có cơ cấu lứa tuổi khác nhau, bao gồm nhóm thiếuniên, thanh niên, trung niên và cao niên Nhóm người lớn (trung niên và caoniên) có nhiều đặc điểm về tâm lý, nhân cách, học vấn, hiểu biết xã hội, quan hệ

xã hội, lối sống, kinh nghiệm thực tế, công việc khác biệt so với nhóm thanhthiếu niên (học sinh phổ thông) Sự “chín chắn” ở nhóm người lớn nhiều khi lạigây bất lợi đối với hiệu quả GDPL cho chính nhóm lứa tuổi này Nếu như nhómhọc sinh phổ thông chỉ có mỗi nhiệm vụ chủ yếu là học, có khả năng tập trungcao, có thể tiếp thu kiến thức, hiểu bài nhanh và có trí nhớ tốt, dẫn đến kết quảhọc tập, tiếp thu kiến thức pháp luật cao hơn; thì nhóm đối tượng người lớn lạikhó có thể tập trung vào việc tiếp nhận nội dung pháp luật khi tham dự GDPL do

họ thường bị phân tâm bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh, như công chuyện gia đình,lao động sản xuất, quan hệ xã hội ; trí nhở đã bị giảm sút, sự chủ quan, bệnhlười biếng.v.v Mặt khác, vì thói quen của đối tượng người lớn thường cho rằngmình đã biết nội dung GDPL rồi, nên thái độ của họ đối với GDPL là “biết rồi,khổ lắm, nói mãi”, trong khi thực tế không hẳn là họ đã biết đúng, biết đủ cácquy định pháp luật liên quan đến cuộc sống, lao động hàng ngày Với vị thế vàtâm thế đó, họ tham dự các hoạt động GDPL một cách miễn cưỡng, đối phó,thường viện cớ bận công việc gia đình, làm ăn để thoái thác tham dự GDPL.Kết quả là, chất lượng GDPL cho nhóm đối tượng người lớn trong ĐBDT Khmer

có thể không được như mong muốn của các nhà GDPL Các chủ thể GDPL choĐBDT Khmer cần phải thấu hiểu đặc trưng này trong quá trình GDPL cho nhómđối tượng người lớn để có sự phân loại đối tượng phù hợp trước khi tiến hànhGDPL cho họ

Thứ hai, giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL hướng tới

cung cấp, trang bị cho đồng bào những thông tin, kiến thức về những lĩnh vựcpháp luật thiết yếu, gần gũi và phù hợp với mục tiêu, nhu cầu giải quyết nhữngvấn đề pháp lý nảy sinh trong cuộc sống của họ Nhà nước pháp quyền XHCNViệt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, luôn đặt pháp luật ở vị trí thượng tônnên với tư cách là những công dân, ĐBDT Khmer rất cần đến thông tin, kiếnthức pháp luật để có thể “sống, làm việc theo pháp luật” Thông tin, kiến thứcpháp luật cần cho ĐBDT Khmer không chỉ bao gồm các bộ luật, luật, pháp lệnh,nghị định, các loại văn bản QPPL khác do Nhà nước ban hành; các văn bản phápquy của chính quyền địa

Trang 33

phương, như nghị quyết của HĐND các cấp, các quyết định của UBND các cấp,các chương trình, kế hoạch của các sở, ban, ngành; mà còn bao gồm cả thực tiễnđời sống pháp luật trên địa bàn các tỉnh trong vùng ĐBSCL Ngoài ra, cần trang

bị cho ĐBDT Khmer những kỹ năng cần thiết để họ có thể vận dụng pháp luậtvào việc giải quyết các sự kiện, vấn đề pháp luật xảy ra trong thực tế cuộc sống

Thứ ba, hoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL được thực

hiện thông qua các phương pháp GDPL có tính đặc thù, phù hợp Về nguyên tắc,chủ thể GDPL phải căn cứ vào mục tiêu, nội dung và đối tượng của GDPL để lựachọn và sử dụng phương pháp GDPL phù hợp GDPL cho ĐBDT Khmer cónhững nét đặc thù về mục tiêu, nội dung và đối tượng nên các chủ thể GDPL cầnchủ động tìm ra các phương pháp GDPL tối ưu, phù hợp nhất Tùy theo từng nộidung GDPL cụ thể, chủ thể phải có sự tìm tòi, vận dụng linh hoạt, sáng tạophương pháp GDPL sao cho sinh động, hấp dẫn, cuốn hút ĐBDT Khmer bằngcách đặt các câu hỏi, nêu những tình huống, sự kiện pháp luật cụ thể, thường xảy

ra trong cộng đồng dân tộc Khmer, tạo sự tranh luận, thảo luận sôi nổi nhằm tìm

hướng giải quyết các vấn đề đặt ra.

Thứ tư, giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL được thực

hiện bằng những hình thức GDPL đa dạng, phong phú Trong GDPL nói chung

có thể sử dụng rất nhiều hình thức GDPL Mỗi hình thức lại được các chủ thểGDPL sử dụng phù hợp với mục tiêu, đối tượng tiếp nhận khác nhau, như tuyêntruyền miệng về pháp luật; GDPL qua các phương tiện thông tin đại chúng; thitìm hiểu pháp luật; biên soạn tài liệu PBGDPL; trợ giúp pháp lý; tư vấn phápluật; bồi dưỡng kiến thức pháp luật Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung GDPLcũng như những đặc thù về nhóm tuổi, địa bàn cư trú của ĐBDT Khmer ở vùngĐBSCL để lựa chọn hình thức GDPL phù hợp với từng nhóm đối tượng trongcộng đồng dân tộc Khmer Ở mức độ nhiều, ít khác nhau, nhiều người dân tộcKhmer đã có được vốn kiến thức, hiểu biết pháp luật nhất định Ngoài ra, ĐBDTKhmer còn tự tìm hiểu thêm thông tin pháp luật từ các kênh thông tin khác nhaunhằm bổ khuyết và phục vụ cho nhu cầu cuộc sống

Thứ năm, giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL là GDPL

cho một cộng đồng dân tộc có truyền thống văn hóa giàu bản sắc, có ngôn ngữ(tiếng nói và chữ viết) riêng Đối với các hình thức GDPL thông qua tiếp xúctrực tiếp (tọa đàm, hội thảo, nói chuyện pháp luật, tập huấn chuyên đề, bồi dưỡngkiến

Trang 34

thức pháp luật cho người dân Khmer) thì bất đồng ngôn ngữ vẫn là một trở ngạilớn, là nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập trong GDPL cho ĐBDTKhmer Đây là một đặc trưng riêng có của GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùngĐBSCL Về phía chủ thể GDPL, nhiều BCV, TTV pháp luật là người Kinh đã cốgắng học tiếng Khmer, nhưng vốn từ vựng ngôn ngữ Khmer của họ chưa đủ đểchuyển tải các thông tin, kiến thức pháp luật cho ĐBDT Khmer, nhất là nhữngthuật ngữ pháp luật chuyên ngành Về phía đối tượng GDPL, hiện nay vẫn cònmột bộ phận đáng kể người dân Khmer chưa thông thạo tiếng Việt nên khó tiếpthu các nội dung GDPL Điều đó đòi hỏi các cơ quan chức năng của các tỉnhthuộc vùng ĐBSCL phải tìm ra những giải pháp hữu hiệu để khắc phục sự bấtcập này.

2.1.3 Vai trò của giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

Cũng như GDPL cho các đối tượng xã hội khác, GDPL cho ĐBDT Khmerở

vùng ĐBSCL có vai trò rất quan trọng, thể hiện trên các điểm sau:

2.1.3.1 Giáo dục pháp luật góp phần cung cấp, trang bị, nâng cao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN làpháp luật luôn được đặt ở vị trí thượng tôn, không một cơ quan, tổ chức hay cánhân nào có thể đứng ngoài hay đứng trên pháp luật “Nhà nước được tổ chức vàhoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và phápluật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ” [63, khoản 1, Đ 8] Nhà nước xâydựng, ban hành pháp luật là đề điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo vệ các quyền,lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước, tập thể và công dân Muốn cho phápluật được thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc trong thực tế xã hội, phát huyđược đầy đủ vai trò, chức năng của nó thì pháp luật phải được thẩm thấu vàotrong nhận thức và bộc lộ ra thông qua hành vi pháp luật hợp pháp của mỗi thànhviên trong xã hội Tuy nhiên, pháp luật không thể tự nó đến được với mỗi người,

mà phải thông qua GDPL Đó chính là phương thức truyền tải, chuyển giaonhững thông tin pháp luật, nội dung các nguyên tắc, quy định pháp luật đến vớiđông đảo CBCC nhà nước và các tầng lớp nhân dân; giúp họ nắm bắt, hiểu biếtpháp luật một cách nhanh chóng, kịp thời mà không mất quá nhiều thời gian,công sức cho việc tự tìm hiểu, học tập GDPL chính là phương thức hỗ trợ tíchcực, là con đường nhanh chóng và hiệu quả để trang bị, nâng cao kiến thức phápluật cho các đối tượng xã hội

Trang 35

Đối với ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, vì nhiều nguyên nhân về lịch sử,địa lý, kinh tế, xã hội mà trình độ dân trí về pháp luật còn nhiều hạn chế Cónhững người dân Khmer chỉ biết rất ít hoặc hầu như không biết đến các quy địnhpháp luật, trong đó có các quy định về quyền con người, quyền công dân Thiếuhiểu biết pháp luật về quyền con người, quyền công dân thì ĐBDT Khmer khó

có thể tiếp cận, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của mình Muốn trang

bị kiến thức pháp luật cho ĐBDT Khmer thì phương thức chủ yếu mà các cơquan chức năng phải triển khai là GDPL cho họ Điều đó nói lên một trongnhững vai trò hết sức quan trọng của GDPL là góp phần cung cấp, trang bị, nângcao kiến thức, hiểu biết pháp luật cho ĐBDT Khmer

2.1.3.2 Giáo dục pháp luật góp phần xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin của đồng bào dân tộc Khmer đối với pháp luật

Pháp luật chỉ có thể được mọi người dân thực hiện nghiêm chỉnh và thực

sự phát huy hiệu lực, hiệu quả khi họ tin tưởng vào các nguyên tắc, quy định củapháp luật Chỉ khi nào người dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ các nguyên tắc,quy định của pháp luật thì họ mới có thể thực hiện pháp luật một cách tự giác màkhông cần một biện pháp cưỡng chế nào từ phía Nhà nước Từ vai trò cung cấpthông tin, nâng cao trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật cho các tầng lớp nhândân, GDPL góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với pháp luật

Theo lôgíc của vấn đề nêu trên, hoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer ởvùng ĐBSCL có vai trò quan trọng là góp phần xây dựng, củng cố niềm tin củađồng bào đối với pháp luật Trong thực tế cuộc sống, có những người tuy có kiếnthức, hiểu biết pháp luật nhưng lại không có niềm tin đối với pháp luật nên họsẵn sàng bất chấp pháp luật, lợi dụng khe hở của pháp luật để mưu đồ lợi íchriêng Nguyên nhân là vì họ thiếu niềm tin vào tính công bằng, nghiêm minh củapháp luật, không có tình cảm trách nhiệm pháp lý Khi ĐBDT Khmer tin tưởngvào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật thì không cần tới một biện pháptác động nào từ phía các cơ quan chức năng để thực hiện pháp luật Có niềm tinvào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, mỗi người dân Khmer sẽ biếtcách thực hiện hành vi pháp luật phù hợp với các yêu cầu, đòi hỏi của pháp luậtmột cách độc lập, tự nguyện, tự giác

Trang 36

Để hoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer góp phần xây dựng, củng cố niềmtin của đồng bào đối với pháp luật thì cần giáo dục tình cảm công bằng, tình cảmtrách nhiệm và tình cảm không khoan nhượng đối với các hành vi phạm pháp,phạm tội Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho ĐBDT Khmer biết đánhgiá các QPPL, biết cách xác định các tiêu chuẩn về tính công bằng của pháp luật

để tự đánh giá hành vi của mình, biết cách xử sự trong quan hệ với người khác

và với chính bản thân mình dựa trên các QPPL Giáo dục tình cảm trách nhiệm làgiáo dục cho ĐBDT Khmer ý thức về nghĩa vụ pháp lý của họ Giáo dục tìnhcảm trách nhiệm là làm cho người dân Khmer nhận thức được rằng, mọi việclàm, mọi hành vi của họ đều phải dựa trên cơ sở pháp luật và trong khuôn khổcác quy định pháp luật Giáo dục tình cảm không khoan nhượng với các hành viphạm tội là giúp người dân Khmer biết chủ động, tích cực đấu tranh với tộiphạm Việc xây dựng, củng cố niềm tin của ĐBDT Khmer đối với pháp luật càng

có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các thế lực phản động, thù địch vẫnđang thực hiện các hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, gây chia rẽ giữa các dân tộc, tôngiáo trên địa bàn

2.1.3.3 Giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp cho đồng bào dân tộc Khmer

Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của ĐBDT Khmer chỉ có thể đượcnâng cao khi GDPL được tiến hành thường xuyên, kịp thời, hiệu quả, có tínhthuyết phục, góp phần hình thành, củng cố tình cảm tốt đẹp, niềm tin của đồngbào đối với pháp luật, ngày càng nâng cao hiểu biết của họ về các văn bản QPPL,các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội; từ đó, nâng cao ýthức tự giác chấp hành pháp luật của ĐBDT Khmer Ý thức pháp luật là yếu tốđịnh hướng cho hành vi pháp luật của mỗi người dân Khmer, ý thức pháp luật tốt

là cơ sở để hình thành ở mỗi người dân trong cộng đồng dân tộc Khmer động cơthực hiện hành vi pháp luật hợp pháp

Sự hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng đắn bản chất, vai trò xã hội củapháp luật, nắm bắt được các quyền con người, quyền công dân sẽ là cơ sở, nềntảng để ĐBDT Khmer thêm tin tưởng vào chính sách, pháp luật của Nhà nước,

sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền địa phương trong vùng ĐBSCL.Hơn thế nữa, có kiến thức, hiểu biết pháp luật ở một trình độ nhất định, có niềmtin đối với pháp

Trang 37

luật, ĐBDT Khmer mới có ý thức tự đánh giá, đối chiếu hành vi của mình vớicác nguyên tắc, quy định của pháp luật khi tham gia vào các quan hệ xã hội; tựmình có thể tiếp cận hoặc bảo vệ quyền con người, quyền công dân một cáchhiệu quả, phù hợp với các nguyên tắc luật định, nâng cao chất lượng cuộc sốngcủa họ.

Giáo dục pháp luật giúp củng cố niềm tin sâu sắc của ĐBDT Khmer vào

sự cần thiết phải tuân theo một cách tự nguyện các quy định của pháp luật lànhững yếu tố quan trọng làm hình thành hành vi pháp luật tích cực Những tìnhcảm công bằng, tình cảm trách nhiệm, tình cảm không khoan nhượng với cáchành vi phạm tội là những yếu tố tâm lý, tư tưởng không thể tách rời hành vipháp luật chủ động, tự giác và tích cực Phải nhờ vào động lực thôi thúc nội tâm,những tình cảm và niềm tin vững chắc vào pháp luật thì mới có thể hình thànhđược hành vi pháp luật hợp pháp, tự nguyện và tích cực trong ĐBDT Khmer ởvùng ĐBSCL Điều đó nói lên một trong những vai trò hết sức quan trọng củahoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer là góp phần nâng cao ý thức tự giác chấphành pháp luật, thực hiện hành vi pháp luật hợp pháp cho ĐBDT Khmer ở vùngĐBSCL

2.2 CÁC THÀNH TỐ CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHMER Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Quá trình GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL được tạo thành bởicác yếu tố sau: mục tiêu GDPL; chủ thể, đối tượng của GDPL; nội dung, phươngpháp, hình thức GDPL Sự gắn kết giữa các thành tố tạo nên sự thống nhất biệnchứng của quá trình GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

2.2.1 Mục tiêu của giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer

Việc xác định rõ mục tiêu của GDPL cho ĐBDT Khmer ở ĐBSCL có vaitrò rất quan trọng; bởi lẽ, nếu không xác định rõ ràng, đúng đắn mục tiêu thì cácchủ thể GDPL không thể đưa ra nội dung, phương pháp và hình thức GDPL phùhợp; việc thực hiện GDPL cho họ sẽ rơi vào tình trạng giáo điều, phong trào vàkém hiệu quả GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL là một quá trình có mởđầu, có diễn biến theo từng bước, từng giai đoạn cụ thể, kết thúc trong một phạm

vi không gian nhất định và vào một khoảng thời gian xác định Các chủ thểGDPL phải trả lời được các câu hỏi đặt ra: GDPL cho ĐBDT Khmer để làm gì?Hoạt động này bao gồm những nội dung gì? GDPL được thực hiện như thế nào,bằng

Trang 38

cách nào?.v.v Việc trả lời câu hỏi thứ nhất chính là xác định mục tiêu của GDPLcho đối tượng này.

Từ sự luận giải trên đây, có thể khẳng định: Mục tiêu của GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL là định hướng cơ bản, xuyên suốt, là cái phải đạt được của hoạt động GDPL cho đối tượng này Đó là những thông tin, kiến thức pháp luật; thái độ, tình cảm, niềm tin đối với pháp luật; thói quen, lối sống, hành vi xử sự tích cực theo pháp luật mà ĐBDT Khmer có thể tiếp thu và hiện thực hóa trong quá trình hoạt động sống, lao động, sinh hoạt.

Giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở ĐBSCL phải đạt ba mục tiêu cụthể sau:

Thứ nhất, giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL phải đạt

được mục tiêu nhận thức GDPL cho bất kỳ đối tượng nào, trước hết, cũng đềunhằm cung cấp, trang bị những thông tin, kiến thức, hiểu biết pháp luật, gópphần hình thành, củng cố và nâng cao ý thức pháp luật của họ Đây là mục tiêuquan trọng đầu tiên mà hoạt động GDPL cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL phảiđạt được; bởi lẽ, sự hiểu biết pháp luật sẽ là cơ sở để ĐBDT Khmer tin tưởngvào chính sách, pháp luật của Nhà nước, sự quản lý, điều hành của các cấp chínhquyền GDPL giúp ĐBDT Khmer hiểu được các quyền con người, quyền côngdân; biết sử dụng pháp luật để đấu tranh bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp,chính đáng của mình Hơn nữa, có kiến thức, hiểu biết pháp luật, ĐBDT Khmer

sẽ có ý thức chủ động, tự giác trong tổ chức hoạt động lao động, sinh hoạt; tựđánh giá hành vi khi tham gia vào các quan hệ xã hội

Ở nước ta hiện nay, nhìn chung, ý thức pháp luật của các tầng lớp nhândân, trong đó có ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL, vẫn còn thấp do ảnh hưởng của

tư tưởng bảo thủ, nếp sống cũ thuộc nền sản xuất nhỏ; nhiều người dân vẫn chưanhận thức đúng đắn về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Bên cạnh đó,GDPL cho nhân dân có lúc, có nơi còn bị hiểu và thực hiện chưa đúng, dẫn đếnxem nhẹ vai trò của công tác này Đây là một trong những nguyên nhân làm cho

kỷ cương xã hội, phép nước chưa nghiêm; nhiều lúc, nhiều nơi vẫn còn xảy racác vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng; làm suy giảm niềm tin của nhân dânđối với pháp luật Từ thực tế đó, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng, đề caoGDPL Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã nhấnmạnh:

Trang 39

Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật Cán

bộ quản lý các cấp, từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức

về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật Cần sử dụng nhiềuhình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm

tư vấn pháp luật cho nhân dân [23, tr.121]

Nghị quyết Đại hội VII của Đảng ta lại tiếp tục khẳng định “thường xuyêngiáo dục pháp luật, xây dựng ý thức sống và làm việc theo pháp luật” [24,

tr.135].

Thứ hai, giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL có mục

tiêu làm hình thành ở họ thái độ, tình cảm và niềm tin đối với pháp luật Đâycũng là một mục tiêu rất quan trọng; bởi vì, nếu được trang bị kiến thức phápluật mà không tạo được tình cảm, niềm tin vào tính công bằng, nghiêm minh củapháp luật thì con người rất dễ mắc phải các hành vi sai lệch, xa rời các nguyêntắc, quy định của pháp luật để theo đuổi lợi ích riêng GDPL để hình thành cảmxúc pháp luật chính là giáo dục cho ĐBDT Khmer tình cảm công bằng, tình cảmtrách nhiệm và tình cảm không khoan nhượng trước các hành vi phạm tội

Giáo dục tình cảm công bằng là giáo dục cho ĐBDT Khmer ở vùng

ĐBSCL biết nhìn nhận, đánh giá một hành vi nào đó xảy ra là đúng hay sai để từ

đó, bày tỏ thái độ bất bình, phê phán, lên án cái sai; bênh vực, ủng hộ và đấutranh bảo vệ cái đúng dựa trên cơ sở kiến thức, hiểu biết pháp luật có được Phápluật là một trong những chuẩn mực, thước đo về sự công bằng; vì vậy, khi thamgia vào các quan hệ xã hội cụ thể, ĐBDT Khmer phải biết điều chỉnh hành vi củamình sao cho phù hợp với các quy định của pháp luật

Giáo dục tình cảm trách nhiệm là giáo dục để ĐBDT Khmer biết được

bổn phận, nghĩa vụ pháp lý của mình, để thực hiện các hành vi sao cho phù hợpvới quy định của pháp luật, biết rõ trách nhiệm pháp lý của mình và luôn hoànthành trách nhiệm đó trong mối quan hệ với các chủ thể pháp luật khác Tìnhcảm trách nhiệm là cơ sở để mỗi người dân Khmer sống đoàn kết, gắn bó, chia sẻ

và có trách nhiệm với nhau hơn trong cộng đồng dân tộc Khmer

Giáo dục tình cảm không khoan nhượng đối với các hành vi phạm tội, về

thực chất, là giáo dục cho ĐBDT Khmer nhận thức đầy đủ về tính nguy hiểmcho xã hội của các hành vi phạm tội, rằng tội phạm không chỉ xâm hại tới lợi íchcủa Nhà nước, tập thể, cộng đồng; mà còn xâm hại tới tính mạng, sức khỏe, danhdự,

Trang 40

nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; từ đó,ĐBDT Khmer có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ, không khoan nhượng trước cáchành vi phạm tội Tình cảm không khoan nhượng trước các hành vi phạm tội có

ý nghĩa rất quan trọng trong việc hình thành hành vi pháp luật chủ động, tích cựcđấu tranh phòng chống tội phạm

Thứ ba, giáo dục pháp luật cho ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL có mục tiêu

cụ thể là làm hình thành hành vi xử sự tích cực theo pháp luật Mục tiêu này phảiđược thể hiện thông qua hành vi xử sự tích cực theo pháp luật của chính ĐBDTKhmer Mục tiêu về nhận thức và mục tiêu về thái độ, tình cảm, suy cho cùng,đều nhằm phục vụ cho mục tiêu hình thành hành vi xử sự tích cực theo các quyđịnh pháp luật Việc cung cấp kiến thức pháp luật, giáo dục niềm tin sâu sắc vào

sự cần thiết phải tự nguyện tuân theo các quy định của pháp luật là những yếu tốquan trọng nhằm làm hình thành hành vi pháp luật tích cực Những tình cảmcông bằng, ý thức trách nhiệm và tinh thần không khoan nhượng trước các hành

vi phạm tội là những yếu tố tâm lý, cảm xúc không thể tách rời việc hình thànhhành vi pháp luật tự giác và tích cực V.I Lênin đã khẳng định: “Thiếu cảm xúc,con người không thể và không bao giờ tìm kiếm được chân lý” [101, tr.112].Phải nhờ vào động lực thôi thúc nội tâm, cảm xúc, và niềm tin vững chắc vàopháp luật thì mới hình thành được hành vi pháp luật hợp pháp, tự nguyện và tíchcực trong ĐBDT Khmer ở vùng ĐBSCL

Để đạt được mục tiêu hình thành hành vi hợp pháp tích cực thì phải GDPLcho ĐBDT Khmer một cách thường xuyên, kiên trì bằng nhiều hình thức,phương pháp để ĐBDT Khmer hiểu được sự cần thiết, hợp lý và lợi ích của cácQPPL đối với xã hội nói chung, đối với cộng đồng dân tộc Khmer nói riêng.Hành vi pháp luật hợp pháp phải trở thành thói quen, nếp sống trong lao động,sinh hoạt hàng ngày của người dân Khmer GDPL giúp cho ĐBDT Khmer ởvùng ĐBSCL biết chung sống và học cách sống với các thành viên trong cộngđồng; tự khẳng định mình, tự quyết định được suy nghĩ và hành động của mìnhsao cho phù hợp với các quy định của pháp luật Điều đó cho phép lý giải vì saotrình độ dân trí về pháp luật càng cao bao nhiêu thì hiệu lực, hiệu quả của phápluật càng được phát huy bấy nhiêu

Ngày đăng: 27/03/2024, 14:13

w