Thực tế ở Việt Nam đã chứng minh GDPL cho phạm nhân là mộttrong những biện pháp hiệu quả giúp phạm nhân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, hậu quả do hà
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN
TỪ THỰC TIỄN TRẠI GIAM HOÀNG TIẾN,
BỘ CÔNG AN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN
TỪ THỰC TIỄN TRẠI GIAM HOÀNG TIẾN,
BỘ CÔNG AN
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Luật Hiến pháp
và Luật Hành chính, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã trang bị cho
em những kiến thức quý báu để hoàn thành chương trình học thạc sĩ vàluận văn này
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến thầy:
PGS.TS Vũ Công Giao đã chỉ dẫn tận tình, chu đáo giúp em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất
Em cũng xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng nghiệp, Ban lãnh đạo Trại giam Hoàng Tiến
Trân trọng
Hải Dương, ngày 21 tháng 9 năm 2020
Học viên
Trịnh Đình Việt
Trang 5Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7
1.1 Khái niệm, đặc trưng, vai trò của giáo dục pháp luật cho phạm nhân 7
1.1.1 Khái niệm giáo dục pháp luật, giáo dục pháp luật cho phạm nhân 7
1.1.2 Đặc trưng của giáo dục pháp luật cho phạm nhân 10
1.1.3 Vai trò của giáo dục pháp luật cho phạm nhân 13
1.2 Hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân 16
1.2.1 Mục tiêu và yêu cầu của giáo dục pháp luật cho phạm nhân 16
1.2.2 Chủ thể, đối tượng của giáo dục pháp luật cho phạm nhân 18
1.2.3 Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân 22
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân 28
Tiểu kết Chương 1 31
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN Ở TRẠI GIAM HOÀNG TIẾN, BỘ CÔNG AN 32
2.1 Đặc điểm tình hình có liên quan đến công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến 32
Trang 62.1.1 Tình hình, đặc điểm chung của Trại giam Hoàng Tiến 32
2.1.2 Đội ngũ cán bộ ở Trại giam Hoàng Tiến 34
2.1.3 Tình hình, đặc điểm phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến 36
2.2 Tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho phạm nhân chấp hành án ở Trại giam Hoàng Tiến 40
2.2.1 Nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân 40
2.2.2 Hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho phạm nhân 47
2.3 Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến 68
2.3.1 Nguyên nhân của những kết quả 68
2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế 72
Tiểu kết Chương 2 76
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN, TỪ THỰC TIỄN TRẠI GIAM HOÀNG TIẾN, BỘ CÔNG AN 77
3.1 Quan điểm tăng cường giáo dục pháp luật cho phạm nhân, từ thực tiễn Trại giam Hoàng Tiến, Bộ Công an 77
3.1.1 Tăng cường giáo dục pháp luật cho phạm nhân cần quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục pháp luật 77
3.1.2 Tăng cường giáo dục pháp luật cho phạm nhân cần thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các luật chuyên ngành có liên quan 79
3.1.3 Tăng cường giáo dục pháp luật cho phạm nhân cần tuân thủ các nguyên tắc phối kết hợp chặt chẽ giữa trại giam, các cơ quan hữu quan, gia đình phạm nhân và bản thân mỗi phạm nhân 81
3.1.4 Tăng cường giáo dục pháp luật cho phạm nhân cần lựa chọn những nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm tình hình phạm nhân 82
Trang 73.1.5 Tăng cường giáo dục pháp luật cho phạm nhân cần kết hợp chặt
chẽ giữa giáo dục pháp luật với giáo dục công dân, dạy văn hóa
và dạy nghề cho phạm nhân 83
3.2 Giải pháp tăng cường giáo dục pháp luật cho phạm nhân, từ thực tiễn Trại giam Hoàng Tiến, Cục C10, Bộ Công an 85
3.2.1 Nhóm giải pháp bảo đảm về chính sách, pháp luật 85
3.2.2 Nhóm giải pháp bảo đảm từ phía các trại giam với tư cách chủ thể giáo dục pháp luật cho phạm nhân 90
Tiểu kết Chương 3 95
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCC: Cán bộ công chức
CBCS: Cán bộ chiến sỹ
CBGDPL: Cán bộ giáo dục pháp luậtĐTXHH: Điều tra xã hội học
GDPL: Giáo dục pháp luật
NQTG: Nội quy Trại giam
QPPL: Quy phạm pháp luậtTTATXH: Trật tự an toàn xã hộiTHAHS: Thi hành án hình sự
THAPT: Thi hành án phạt tù
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ, chiến sĩ
Trại giam Hoàng Tiến qua các năm từ 2015 - 2019 35Bảng 2.2 Thống kê số lượng phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến
Bảng 2.3 Thống kê số lượng phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến
Bảng 2.4 Thống kê số lượng phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến
theo nghề nghiệp trước khi phạm tội, tính đến 12/2019 38
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức cán bộ Trại giam Hoàng Tiến từ
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu độ tuổi cán bộ Trại giam Hoàng Tiến từ
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu trình độ đào tạo của cán bộ Trại giam
Biểu đồ 2.4 Cơ cấu hành vi phạm tội của phạm nhân ở Trại
giam Hoàng Tiến, tính đến 12/2019 39Biểu đồ 2.5 Cơ cấu học vấn của phạm nhân ở Trại giam Hoàng
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu độ tuổi và giới thính của phạm nhân ở Trại
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền là phápluật phải luôn được tôn trọng và được đặt ở vị trí thượng tôn; bất kỳ ai, cơquan, tổ chức nào, dù ở cương vị nào cũng đều phải sống và làm việc theopháp luật
Nhiệm vụ đặt ra đối với một nhà nước pháp quyền không chỉ là xâydựng hệ thống pháp luật tốt, mà còn phải đưa pháp luật vào thực thi trong đờisống xã hội Để thực hiện được nhiệm vụ đó, cần phổ biến, giáo dục pháp luật(GDPL) một cách rộng rãi, không chỉ cho đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC)nhà nước, mà còn cho các tầng lớp nhân dân
Nhận thức rõ tầm quan trọng của GDPL, Đảng, Nhà nước Việt Nam rấtcoi trọng công tác này Trong Văn kiện Đại hội VI, Đảng Cộng sản Việt Nam
đã nhấn mạnh: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thứcpháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân” [18, tr.121] Nhà nước ViệtNam cũng đã từng bước xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về phổ biến, GDPL cho các tầng lớp nhân dân; trong đó Luật Phổ biến, GDPLnăm 2012 hiện đóng vai trò nền tảng
Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lốicủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phổ biến, GDPL ở nước ta
đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ vềnhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật; góp phần thực hiện nếpsống và làm việc theo pháp luật trong CBCC, nhân dân Tuy nhiên, thực tếcho thấy, có lúc, có nơi, công tác này còn chưa được thực hiện một cáchthường xuyên, nghiêm túc, nên hiệu quả không cao; nhận thức, ý thức phápluật của một bộ phận CBCC, người dân chậm được cải thiện, dẫn tới tìnhtrạng vi phạm pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự, vẫn còn diễn biến
Trang 12phức tạp.
Trang 13Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chungthân Trong nhiều trường hợp, một người trở thành phạm nhân là do thiếukiến thức, hiểu biết pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự Bởi vậy, trongquá trình chấp hành án phạt tù tại trại giam, theo quy định tại Điều 28 LuậtThi hành án hình sự, phạm nhân có quyền và nghĩa vụ phải học pháp luật bêncạnh học các môn văn hoá và giáo dục công dân, học nghề Ngoài ra, phạmnhân được cung cấp thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước.Điều đó là bởi mục đích của hình phạt theo pháp luật hình sự Việt Nam là
“không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người
có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống
xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới” [36, Đ 27]
Luật Phổ biến, GDPL năm 2012 đã dành Điều 21 để quy định về phổ
biến, GDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù Quy định này xuất phát
từ nhận thức cho rằng, GDPL cho phạm nhân trong trại giam là hoạt động cóvai trò hết sức quan trọng nhằm trang bị cho họ kiến thức pháp luật, chuẩn bịhành trang để họ trở thành người có ích cho xã hội, không phạm tội mới saukhi trở về tái hòa nhập cộng đồng [36, Đ 23]
Là một trong những cơ quan thi hành án hình sự trực thuộc Bộ Công
an, Trại giam Hoàng Tiến trong những năm qua luôn phấn đấu hoàn thành tốtcông tác tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân,trong đó có GDPL cho phạm nhân Công tác GDPL cho phạm nhân trong Trạigiam Hoàng Tiến trong thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng,giúp phạm nhân nhận thức được tính chất, hậu quả nguy hại cho xã hội màhành vi phạm tội của họ gây ra, hình thành, củng cố ý thức tôn trọng, chấphành pháp luật của phạm nhân Bên cạnh đó, công tác GDPL cho phạm nhântrong Trại giam Hoàng Tiến trong những năm qua cũng còn bộc lộ những hạnchế nhất định, thể hiện gián tiếp qua việc vẫn còn phạm nhân bỏ trốn khỏi trại
Trang 14giam; còn có phạm nhân vi phạm nội quy, quy chế trại giam, vẫn có phạmnhân phạm tội mới sau khi mãn hạn chấp hành án phạt tù Thực tế đó đã vàđang đặt ra yêu cầu khách quan phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoahọc cả về lý luận và thực tiễn vấn đề GDPL cho phạm nhân trong Trại giamHoàng Tiến nói riêng, trong các trại giam ở Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ tình hình trên, là một cán bộ đang công tác tại Trại giam
Hoàng Tiến, tác giả quyết định chọn vấn đề “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân, từ thực tiễn trại giam Hoàng Tiến, Bộ Công an” làm đề tài luận văn
quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội
- Hồ Sỹ Sơn (2009), “Hình phạt tù và vấn đề tái hòa nhập cộng đồng ở Việt Nam hiện nay”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Pháp luật và thực tiễn về tái
hòa nhập xã hội của những người mãn hạn tù ở Việt Nam và Na Uy”, ViệnNhà nước và Pháp luật, Hà Nội
- Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Bộ Côngan), Viện Khoa học giáo dục Việt Nam (Bộ Giáo dục và Đào tạo) (2008), Tài
liệu “Giáo dục công dân” dành cho phạm nhân trong các trại giam, 03 tập, Hà
Nội
- Tổng cục VIII - Cục C86, Đỗ Tá Hảo (2012), Báo cáo Đề dẫn Hội thảo Đánh giá kết quả việc tổ chức giáo dục công dân cho phạm nhân trong các trại giam và thực hiện Kế hoạch 9330/KHPH, Hà Nội.
- Tổng cục VIII - Cục C86 (2014), Báo cáo tổng kết 30 năm đổi mới công tác giáo dục cải tạo và hòa nhập cộng đồng, Hà Nội.
Trang 15- Cục V26, Bộ Công an (2007), Tài liệu tổ chức cho phạm nhân học tập, Hà Nội.
- Ngô Văn Trù (2015), Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh.
Những công trình đã nêu ở trên cung cấp một lượng tri thức, thông tinlớn có liên quan đến đề tài luận văn, song hiện vẫn thiếu những nghiên cứu đềcập đến thực tiễn ở cơ sở Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu đã công bố chưacập nhật các chính sách hình sự mới trong Hiến pháp 2015, Bộ luật Tố tụngHình sự 2015 và Luật Thi hành án hình sự 2019… Đặc biệt, chưa có côngtrình nào nghiên cứu riêng về vấn đề này ở Trại giam Hoàng Tiến thuộc BộCông an Vì vậy, có thể khẳng định luận văn này vẫn có tính mới và có ýnghĩa cả về lý luận và thực tiễn
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về GDPL cho phạm nhân, khảo sát thựctrạng GDPL cho phạm nhân tại Trại giam Hoàng Tiến thuộc Bộ Công antrong những năm qua, luận văn đề xuất quan điểm và các giải pháp nâng caohiệu quả GDPL cho phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến nói riêng, ở các trạigiam khác của Việt Nam nói chung trong thời gian tới
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụnghiên cứu cụ thể sau đây:
- Phân tích làm rõ các vấn đề lý luận về GDPL cho phạm nhân ở ViệtNam, trong đó xác định các khái niệm, yếu tố cấu thành GDPL cho phạmnhân; chỉ ra vai trò, những nét đặc thù và các yếu tố ảnh hưởng tới công tácGDPL cho phạm nhân
- Phân tích đặc điểm tình hình phạm nhân; khảo sát, đánh giá thực trạng
Trang 16GDPL cho phạm nhân trong Trại giam Hoàng Tiến, chỉ ra những kết quả, hạnchế và phân tích nguyên nhân; đồng thời nhận diện những vấn đề đang đặt rađối với công tác GDPL cho phạm nhân trong Trại giam Hoàng Tiến.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng,hiệu quả GDPL cho phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến nói riêng và ở cáctrại giam khác của nước ta trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực trạng GDPL cho phạm nhân
ở Trại giam Hoàng Tiến - Bộ Công an
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề GDPL chophạm nhân Việc đề cập đến các vấn đề khác trong quản lý trại giam chỉ đểphân tích làm rõ vấn đề thực hiện vấn đề GDPL cho phạm nhân
Về mặt không gian, luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng GDPLcho phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến – Bộ Công an Việc đề cập đến côngtác này ở các cơ sở giam giữ khác của nước ta chỉ để tham chiếu so sánh vớithực tiễn ở Trại giam Hoàng Tiến
Về mặt thời gian, ở cấp độ thạc sĩ, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu vềthực trạng GDPL cho phạm nhân ở Trại giam Hoàng Tiến - Bộ Công an trongkhoảng 5 năm gần đây
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để làm cơ sở phân tích, đánh giá các vấn đềnghiên cứu Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng một số lý thuyết về quyền conngười và về giáo dục để làm định hướng nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã
Trang 17hội, bao gồm tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh để giải quyết các câu hỏinghiên cứu đặt ra.
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về ý nghĩa khoa học, luận văn cung cấp những dữ liệu cho việc hoànthiện chính sách, pháp luật về GDPL cho phạm nhân ở các trại giam của nước
ta phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và với tình hình mới
Về ý nghĩa thực tiễn, luận văn có thể sử dụng là nguồn tài liệu thamkhảo cho Trại giam Hoàng Tiến và các trại giam khác của Bộ Công an trongviệc tăng cường GDPL cho phạm nhân trong những năm tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề lý luận và pháp lý về GDPL cho phạm nhân ở
Việt Nam hiện nay
Chương 2 Thực trạng GDPL cho phạm nhân tại Trại giam Hoàng Tiến,
Bộ Công an
Chương 3 Phương hướng, giải pháp tăng cường GDPL cho phạm
nhân, từ thực tiễn Trại giam Hoàng Tiến, Bộ Công an
Trang 18Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
CHO PHẠM NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1 Khái niệm, đặc trưng, vai trò của giáo dục pháp luật cho phạm nhân
1.1.1 Khái niệm giáo dục pháp luật, giáo dục pháp luật cho phạm nhân
1.1.1.1 Khái niệm giáo dục pháp luật
Trong khoa học giáo dục, khái niệm giáo dục có thể hiểu theo nghĩarộng và nghĩa hẹp Giáo dục theo nghĩa rộng bao hàm tất cả những hoạt độngtác động đến cá nhân, mà có tác dụng hình thành, biến đổi và phát triển nhâncách của cá nhân Theo nghĩa hẹp, “giáo dục là hoạt động nhằm tác động mộtcách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào
đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực nhưyêu cầu đề ra” [33, tr.384]
Trong khoa học pháp lý hiện đại, khái niệm GDPL vẫn chưa được hiểumột cách thống nhất, nghĩa là còn có những quan điểm khác nhau [32, tr.51-52]
Theo nghĩa rộng, GDPL được coi là một bộ phận, một hệ thống con
của hệ thống giáo dục nói chung, là một hoạt động có tính độc lập tương đối
và có mối quan hệ tương hỗ với các hệ thống con khác, như giáo dục về chínhtrị, văn hóa, đạo đức tạo nên một hệ thống các quan hệ xã hội tác động đến
cá nhân Quan niệm này đồng nhất GDPL với quá trình xã hội hóa cá nhântrong môi trường có sự tác động, điều chỉnh của pháp luật và các loại chuẩnmực xã hội khác Nhân cách con người được hình thành và phát triển là do tácđộng, ảnh hưởng của tổ hợp các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội,pháp luật, đạo đức, phong tục, tập quán, lễ nghi trong quá trình các cá nhântham gia vào những quan hệ xã hội đó
Theo nghĩa hẹp, GDPL là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích,
Trang 19có tổ chức, tuân theo kế hoạch mà chủ thể GDPL vạch ra nhằm chuyển tải,truyền đạt những nội dung pháp luật nhất định tới đối tượng giáo dục, dựatrên những phương pháp và hình thức giáo dục phù hợp; qua đó, hiện thựchóa những mục tiêu, nhiệm vụ GDPL nhất định.
Cách tiếp cận GDPL theo nghĩa hẹp hiện đang được nhiều nhà nghiêncứu tán thành, bởi nó cho phép khảo sát, đánh giá tình hình dựa trên nhữngtiêu chí cụ thể Vì vậy, sau khi nghiên cứu các định nghĩa về GDPL do nhiềunhà nghiên cứu đưa ra, tác giả luận văn đồng tình với định nghĩa sau đây:
Giáo dục pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức,
có kế hoạch, theo nội dung và thông qua những phương pháp, hình thứcnhất định từ phía chủ thể GDPL, tác động đến đối tượng tiếp nhận GDPLnhằm làm hình thành và phát triển ở họ hệ thống tri thức pháp luật, trình
độ hiểu biết về pháp luật; tình cảm, thói quen và hành vi xử sự tích cựctheo pháp luật [32, tr.24]
1.1.1.2 Khái niệm giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, “Phạm nhân là ngườiđang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân” Người chấp hành hìnhphạt tù có thời hạn, tù chung thân (hay phạm nhân) phải chấp hành án phạt tùtại trại giam dưới sự quản lý, giáo dục của trại giam
Ở Việt Nam, theo quy định và quyết định của cơ quan quản lý thi hành
án hình sự thuộc Bộ Công an, tuy có một bộ phận phạm nhân được tổ chứcquản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo tại các trại tạm giam; song các hoạt động
đó được thực hiện tại phân trại riêng với các nguyên tắc, quy định giống nhưđối với trại giam
Ở hầu hết quốc gia, cơ quan nhà nước trực tiếp tổ chức quản lý giamgiữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân trong các trại giam Nói cách khác, trại giam
là thiết chế do nhà nước lập ra để tổ chức thi hành án phạt tù, là nơi người bị
Trang 20kết án phạt tù phải chấp hành hình phạt Để giam giữ những người đang chấphành án phạt tù, trại giam được xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cần thiết, cólực lượng cán bộ chuyên trách được trang bị vũ khí, phương tiện chuyên dụngphục vụ việc quản lý, giáo dục, cải tạo phạm nhân Không chỉ là quản lý,giam giữ, trại giam cũng có trách nhiệm giáo dục, cải tạo phạm nhân theo quyđịnh của pháp luật nhằm giáo dục, cảm hóa phạm nhân, giúp họ trở thànhcông dân có ích cho xã hội sau khi chấp hành xong án phạt tù, ngăn ngừa họphạm tội mới.
Trong quá trình chấp hành án phạt tù tại trại giam, phạm nhân bị tước
và hạn chế một số quyền công dân, ví dụ như quyền bầu cử, ứng cử; bị hạnchế quyền đi lại ; song họ vẫn còn những quyền con người cơ bản khác nhưđược bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, được lao động, họctập, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tiếp cận thông tin chính trị thời sự và phápluật Trong quá trình quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân, trại giam
có trách nhiệm tổ chức cho phạm nhân thực hiện các quyền không bị hạn chếtheo quy định của pháp luật, trong đó có việc tổ chức, thực hiện giáo dục côngdân, GDPL, học văn hóa
Thực tế ở Việt Nam đã chứng minh GDPL cho phạm nhân là mộttrong những biện pháp hiệu quả giúp phạm nhân nhận thức đầy đủ, sâu sắc
về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội, hậu quả do hành vi phạm tộicủa họ gây ra; biết được chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với phạmnhân và các quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân; nắm bắt được những nộidung pháp luật thực định liên quan trực tiếp đến quá trình phạm nhân chấphành án phạt tù (Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành
án hình sự, Luật Đặc xá, Quy chế trại giam ), từ đó giúp phạm nhân ổnđịnh tư tưởng, yên tâm lao động, học tập, phấn đấu tự tu dưỡng, rèn luyện,cải tạo tốt và chuẩn bị cho mình hành trang tri thức, hiểu biết pháp luật để
Trang 21có thể tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội sau khimãn hạn chấp hành án phạt tù.
Từ những phân tích ở trên, có thể định nghĩa: GDPL cho phạm nhân là hoạt động có mục đích, có tổ chức, tuân theo kế hoạch, chương trình nhất định do các trại giam triển khai thực hiện, với các hình thức, phương pháp đặc thù phù hợp với điều kiện giam giữ, nhằm trang bị cho phạm nhân những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết liên quan đến quá trình chấp hành án phạt tù trong trại giam nói riêng; và tri thức, thông tin pháp luật nói chung,
từ đó hình thành tình cảm, niềm tin của phạm nhân đối với pháp luật, giúp họ
có hành vi pháp luật phù hợp với hoàn cảnh giam giữ, và có khả năng tái hòa nhập cộng đồng, biết sống và làm việc theo pháp luật sau khi mãn hạn chấp hành án phạt tù.
1.1.2 Đặc trưng của giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Giáo dục pháp luật cho phạm nhân là hoạt động GDPL cho một nhómđối tượng xã hội cụ thể, nên nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm của GDPLnói chung Bên cạnh đó, do phạm nhân là một nhóm đối tượng đặc biệt nênGDPL cho phạm nhân còn có những nét đặc trưng riêng Những đặc trưng cơbản của GDPL cho phạm nhân thể hiện như sau [52, tr.45]
Thứ nhất, GDPL cho phạm nhân là dạng hoạt động giáo dục được thực
hiện thông qua sự tương tác giữa chủ thể GDPL là những cán bộ trại giam, vàđối tượng tiếp nhận GDPL là phạm nhân Xét chung, trong hoạt động GDPLcho phạm nhân, sự tương tác giữa chủ thể GDPL và đối tượng tiếp nhậnGDPL cũng được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động dạy của chủ thểGDPL (phổ biến, thuyết trình, đối thoại, truyền đạt những thông tin, kiến thứcpháp luật cho đối tượng) và hoạt động học của đối tượng tiếp nhận GDPL(nghe, nắm bắt, tiếp thu, lĩnh hội các thông tin, kiến thức pháp luật đượctruyền đạt từ chủ thể) Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của trại giam và đối
Trang 22tượng giáo dục, những nội dung GDPL là do chủ thể GDPL là cơ quan quản
lý trại giam xây dựng dành riêng cho đối tượng phạm nhân đang chấp hành ánphạt tù, dựa trên các phương pháp và thông qua những hình thức GDPL phùhợp với điều kiện của từng trại giam [52, tr.45]
Mục đích mà hoạt động GDPL cho phạm nhân hướng tới là khắc phụctình trạng thiếu hiểu biết pháp luật dẫn họ tới hành vi phạm tội trước đây;tạo cơ hội để họ tiếp thu những kiến thức pháp luật cần thiết, biết sống, làmviệc theo pháp luật Để đạt được mục đích đó, hoạt động GDPL cho phạmnhân cần được tổ chức một cách khoa học; cần xác định, lựa chọn những nộidung GDPL thực sự cần thiết, phù hợp với nhu cầu của phạm nhân; cũngnhư cần tìm ra những phương pháp, hình thức GDPL phù hợp với nhóm đốitượng này [52, tr.45]
Thứ hai, GDPL cho phạm nhân là hoạt động giáo dục diễn ra trong
một môi trường đặc biệt (môi trường trại giam), dành cho những đối tượngđặc biệt (phạm nhân đang chấp hành án phạt tù) Môi trường trại giam là môitrường nằm trong sự kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, tuân theo nhữngquy tắc nghiêm ngặt, mang tính cưỡng chế rất cao, vì thế, một mặt, có thể tạothuận lợi đối với hoạt động GDPL cho phạm nhân nhờ vào sự quản lý kháchặt chẽ, nghiêm túc; song, mặt khác, tính tự giác, chủ động, tích cực củaphạm nhân trong quá trình tham gia học tập pháp luật thường rất thấp Phạmnhân thường tham gia các lớp học tập pháp luật với tâm thế miễn cưỡng, đốiphó nhiều hơn là hào hứng, chủ động [52, tr.46]
Thứ ba, GDPL cho phạm nhân đòi hỏi phải có nội dung và cách thức
phù hợp Một mặt, chủ thể GDPL phải tìm cách khơi gợi, thức tỉnh, nuôidưỡng, bồi đắp những phẩm chất tốt đẹp vốn có/vẫn còn trong con người mỗiphạm nhân; từ đó giúp phạm nhân nhận thức được tội lỗi mà họ đã gây ratrước đây, biết ăn năn, hối hận, hình thành động cơ phấn đấu học tập, cải tạo
Trang 23tốt, tự giác lĩnh hội kiến thức pháp luật, biết thực hiện hành vi pháp luật hợppháp để sau này tái hòa nhập cộng đồng, trở thành công dân có ích cho xã hội.Mặt khác, chủ thể GDPL cần chỉnh sửa, uốn nắn những suy nghĩ lệch lạcđang còn thường trực trong tâm lý, nhận thức của mỗi phạm nhân; giúp họ ổnđịnh về mặt tư tưởng, thông suốt về chính sách, pháp luật đối với phạm nhân,đưa họ trở lại với con đường lương thiện, không phạm phải tội mới trong quátrình chấp hành án phạt tù trại trại giam [52, tr.46].
Thứ tư, GDPL cho phạm nhân chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác nhau, bao gồm các yếu tố chủ quan (ý thức trách nhiệm, năng lực tổchức, thực hiện của chủ thể GDPL; trình độ học vấn, khả năng tiếp nhận kiếnthức pháp luật của các phạm nhân; các nhân tố tâm lý) và các yếu tố kháchquan (điều kiện kinh tế; môi trường giáo dục cải tạo, lao động, sinh hoạt trongtrại giam; chính sách và thực hiện chính sách của Nhà nước đối với phạmnhân ) Điều đó giúp giải thích tại sao trong cùng điều kiện, hoàn cảnh nhưnhau, có thể hoạt động GDPL cho phạm nhân ở trại giam này thì diễn ra chủđộng, tích cực, đạt hiệu quả cao; còn ở trại giam khác lại thụ động, cầm chừng
và kém hiệu quả [52, tr.46]
Thứ năm, kết quả, đồng thời là thước đo đánh giá hiệu quả của hoạt
động GDPL cho phạm nhân là những mục tiêu cụ thể mà hoạt động này cầnđạt được Đó là mục tiêu về nhận thức (phạm nhân tiếp thu, tích lũy đượcnhững thông tin, kiến thức pháp luật cơ bản phục vụ trực tiếp cho quá trìnhchấp hành án phạt tù cũng như sau khi trở về hòa nhập cộng đồng); mục tiêu
về thái độ, tình cảm (làm hình thành ở phạm nhân sự ăn năn, hối hận về hành
vi phạm tội trước đây; có thái độ tôn trọng pháp luật, ý thức chấp hành phápluật, tuân thủ nội quy, quy chế trại giam; có niềm tin vào tính công bằng,nghiêm minh của pháp luật ); mục tiêu về hành vi (giúp phạm nhân có khảnăng vận dụng kiến thức pháp luật tiếp thu được qua việc học tập pháp luật để
Trang 24thực hiện quyền, nghĩa vụ của phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạttù; xây dựng, củng cố hành vi pháp luật tích cực, lối sống theo pháp luật saukhi chấp hành xong án phạt tù) [52, tr.47].
1.1.3 Vai trò của giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Vai trò của công tác GDPL cho phạm nhân thể hiện trên các phươngdiện sau [50]:
Thứ nhất, GDPL giúp cho phạm nhân nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội mà họ đã gây ra
Nhiều cá nhân, khi thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật, đã khôngbiết rằng hành vi đó đồng thời là hành vi phạm tội; không hình dung đượctính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, những thiệt hại mà hành
vi đó gây ra cho xã hội, cho cá nhân và không lường trước được hậu quả pháp
lý hình sự mà họ phải gánh chịu Nguyên nhân của tình trạng đó là do họthiếu một nền tảng trình độ học vấn, hiểu biết xã hội nhất định; đặc biệt làthiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng[50]
Trong quá trình bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, bị kết tội, ngườiphạm tội đã phần nào hiểu được tính chất, mức độ, hậu quả nguy hại mà hành
vi của mình đã gây ra cho xã hội nói chung, cho người bị hại/nạn nhân nóiriêng; bởi lẽ, bản thân quá trình hoạt động tố tụng, tranh tụng, xét xử cũng đãphần nào mang tính chất phổ biến, GDPL [50] Tuy nhiên, mỗi hành vi phạmtội lại có những đặc điểm riêng, ngoài ra, những đặc điểm về nhân thân ngườiphạm tội ở từng đối tượng phạm nhân cụ thể cũng khác nhau, vì thế nhiềungười phạm tội không thể ngay lập tức nhận thức đầy đủ về tội lỗi của mình
Đó là lý do tại sao sau khi được chuyển đến trại giam, một số phạm nhân vẫn
tỏ thái độ ương ngạnh, lỳ lợm, bướng bỉnh, bất hợp tác hoặc chống đối vì chorằng bị kết tội oan, mức án quá nặng, không “tâm phục, khẩu phục”; vẫn cònnhững phạm nhân che giấu đồng phạm hoặc không khai báo hành vi phạm tội
Trang 25khác mà họ đã thực hiện, thậm chí tiếp tục vi phạm quy chế trại giam, phạmtội mới khi đang chấp hành án phạt tù [52, tr.50].
Thông qua hoạt động GDPL chung cũng như GDPL cá biệt, cán bộGDPL của trại giam giúp cho phạm nhân nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn vềtính chất, mức độ và hậu quả của hành vi phạm tội mà họ đã gây ra; từ đó,phạm nhân yên tâm học tập, lao động, chấp hành tốt kỷ luật trại giam để cóthể sớm rời trại giam, trở về đoàn tụ với gia đình và tái hòa nhập cộng đồng
Thứ hai, GDPL cung cấp, trang bị những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết cho phạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù
Trên thực tế, không ai muốn mình trở thành người phạm tội, bị kết án
và phải chấp hành án phạt tù trong trại giam; song một khi đã phải vào trạigiam theo bản án đã có hiệu lực pháp luật thì tất cả các phạm nhân đều buộcphải thích nghi với cuộc sống trong môi trường đặc biệt đó Trong quá trìnhchấp hành án phạt tù tại trại giam, phạm nhân rất cần biết về các quyền vànghĩa vụ của họ, cụ thể là biết mình được phép và không được phép làm gì,làm như thế nào; phải tuân thủ những quy tắc, yêu cầu nào; được hưởngnhững chế độ, chính sách nào dành cho phạm nhân Cùng với giáo dục đạođức, học văn hóa, GDPL cho phạm nhân sẽ đáp ứng những nhu cầu thông tinđó
Thông qua GDPL, cán bộ GDPL (CBGDPL) của trại giam, các chuyêngia pháp luật bên ngoài được mời đến trại giam sẽ lên lớp để truyền đạt chophạm nhân các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật củaNhà nước đối với phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, ý nghĩa nhân văn,nhân đạo của những đường lối, chính sách đó; giảng giải các nguyên tắc, quyđịnh của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự; pháp luật vềđặc xá; pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội; nội quy, quy chế trại giam;quyền và nghĩa vụ của phạm nhân Đây đều là những nội dung pháp luật cóliên quan trực tiếp đến phạm nhân và rất cần thiết đối với họ trong quá trình
Trang 26chấp hành án phạt tù tại trại giam Việc tiếp thu, lĩnh hội, nắm vững nhữngthông tin, kiến thức pháp luật được cung cấp là cơ sở, nền tảng định hướngcho phạm nhân ổn định về tư tưởng, vững tâm về niềm tin, xác định đượcđúng đắn phương hướng, mục tiêu phấn đấu trong lao động, học tập, chấphành nội quy, quy chế trại giam.
Thứ ba, GDPL góp phần định hướng, hình thành thái độ tích cực, xây dựng, củng cố niềm tin đối với pháp luật cho phạm nhân
Trong môi trường trại giam, các QPPL liên quan đến cuộc sống, họctập, lao động, sinh hoạt của phạm nhân chỉ có thể được các phạm nhân chấphành, thực hiện nghiêm túc và phát huy hiệu quả khi họ thực sự tin tưởng vàotính đúng đắn, công bằng, nghiêm minh của pháp luật Như vậy, thông quaviệc cung cấp, trang bị những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết chophạm nhân trong quá trình chấp hành án phạt tù, hoạt động GDPL góp phầnlàm hình thành ở phạm nhân thái độ tích cực trước các yêu cầu pháp luật, xâydựng, củng cố niềm tin của phạm nhân đối với pháp luật
Thái độ tích cực trước các yêu cầu pháp luật, niềm tin đối với pháp luật
là nhân tố định hướng cho hành vi pháp luật của mỗi phạm nhân Khi phạmnhân có niềm tin vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật thì họ sẽ tựbiết ăn năn, hối cải, tự nhận thức được tội lỗi của mình; biết tự uốn nắn, chỉnhsửa những suy nghĩ, tư tưởng lệch lạc; tự xác định được động cơ, mục tiêuphấn đấu trong thời gian chấp hành án mà không cần tới bất kỳ sự tác độngcưỡng bức hay tác động tâm lý từ phía cán bộ quản giáo của trại giam Cóniềm tin vững chắc vào tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật, mỗiphạm nhân sẽ biết cách thực hiện hành vi pháp luật phù hợp với các yêu cầupháp luật một cách tự nguyện, tự giác Niềm tin đối với pháp luật được hìnhthành qua GDPL cho phạm nhân cũng sẽ trở thành hành trang theo họ trở vềcuộc sống đời thường sau khi chấp hành xong án phạt tù [38]
Trang 27Thứ tư, GDPL chuẩn bị hành trang kiến thức pháp luật cần thiết để phạm nhân tái hòa nhập cộng đồng sau khi mãn hạn chấp hành án phạt tù, trở thành công dân có ích cho xã hội, không phạm tội mới
Trong quá trình lao động, học tập, cải tạo tại trại giam, thông qua hoạtđộng GDPL, chủ thể giáo dục đã cung cấp cho phạm nhân không chỉ nhữngthông tin, kiến thức pháp luật liên quan đến quá trình chấp hành án phạt tù,quyền và nghĩa vụ của phạm nhân, quy chế trại giam , mà còn trang bị chophạm nhân các thông tin, kiến thức pháp luật chung trên mọi lĩnh vực Đó lànhững thông tin, kiến thức pháp luật hết sức hữu ích, cần thiết cho phạmnhân, giúp họ chuẩn bị sẵn sàng về tâm lý, xác định tâm thế để xóa bỏ mặccảm tội lỗi, tự tin trở về với cuộc sống đời thường [38]
1.2 Hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Giống như hoạt động GDPL nói chung, GDPL cho phạm nhân nóiriêng cũng được cấu thành từ các yếu tố: mục tiêu GDPL; chủ thể và đốitượng của GDPL; nội dung, phương pháp và hình thức GDPL
1.2.1 Mục tiêu và yêu cầu của giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người cũng đều có mục tiêu, thểhiện ở việc hoạt động đó nhằm hướng tới và đạt được điều gì Theo Ủy banQuốc tế về Giáo dục thế kỷ XXI của UNESCO, mục tiêu của giáo dục nóichung là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học cách sống,học để tự khẳng định mình [31]
Từ những mục tiêu chung của giáo dục nêu trên, có thể xác định mục
tiêu của GDPL cho phạm nhân là cung cấp, trang bị cho phạm nhân những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết, bao gồm nhưng không chỉ có kiến thức pháp luật liên quan đến quá trình chấp hành án phạt tù; từ đó làm hình thành ở họ tình cảm, niềm tin đối với tính công bằng, nghiêm minh của pháp luật; tạo thói quen, lối sống, hành vi xử sự tích cực theo pháp luật cho phạm
Trang 28nhân trong thời gian chấp hành án phạt tù cũng như sau khi trở về tái hòa nhập cộng đồng.
Từ mục tiêu trên đây, có thể xác định những yêu cầu cụ thể với GDPLcho phạm nhân như sau [52]:
Thứ nhất, về nhận thức: GDPL cho phạm nhân trước hết phải cung
cấp, trang bị được cho phạm nhân những thông tin, kiến thức pháp luật cầnthiết liên quan đến quá trình phạm nhân chấp hành án phạt tù trong trại giam.Đây là mục tiêu quan trọng đầu tiên của hoạt động GDPL cho phạm nhân; bởi
lẽ, có được trang bị thông tin, kiến thức pháp luật thì mới có thể hiện thực hóacác mục tiêu tiếp theo [52]
Thứ hai, về thái độ: GDPL cho phạm nhân phải củng cố cho mỗi phạm
nhân tình cảm, niềm tin đối với pháp luật Pháp luật chỉ có thể được thực hiệnnghiêm chỉnh khi phạm nhân tin tưởng vào các nguyên tắc, quy định của phápluật Vì thiếu niềm tin đối với pháp luật mà một số cá nhân đã phạm tội, bị kết
án phạt tù và bị bắt buộc phải chấp hành án trong trại giam GDPL cho phạmnhân chính là để góp phần xây dựng, củng cố tình cảm, niềm tin của phạmnhân đối với pháp luật, tin tưởng vào tính công bằng, nghiêm minh của phápluật; từ đó, hình thành trong mỗi phạm nhân tình cảm công bằng, tình cảmtrách nhiệm pháp lý, tinh thần không khoan nhượng trước các hành vi sai trái,tội lỗi của người khác và của chính bản thân [52]
Thứ ba, về hành vi: GDPL cho phạm nhân phải làm hình thành trong
mỗi phạm nhân ý thức tự giác tuân thủ, chấp hành pháp luật và hành vi xử sựtích cực theo các yêu cầu của pháp luật GDPL cho phạm nhân là để giúpphạm nhân học cách sống và biết chung sống, biết chia sẻ với những phạmnhân khác trong cùng buồng giam, biết khuyên nhủ, can ngăn phạm nhânkhác từ bỏ những thói quen, hành vi xấu; tự giáo dục, cải tạo chính mình, tựquyết định được suy nghĩ và hành động của mình trong môi trường trại giamdựa trên các nguyên tắc, quy định pháp luật [52]
Trang 291.2.2 Chủ thể, đối tượng của giáo dục pháp luật cho phạm nhân
1.2.2.1 Chủ thể giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Theo lý luận giáo dục học, chủ thể giáo dục là những thầy giáo, cô giáo
và những người khác làm công tác quản lý giáo dục [28] Vận dụng lý luậnnày vào vấn đề GDPL cho phạm nhân, có thể hiểu chủ thể GDPL là tất cảnhững người mà theo chức năng, nhiệm vụ hay trách nhiệm xã hội tham giavào việc thực hiện các mục tiêu của GDPL cho phạm nhân
Từ cách tiếp cận trên, có thể xác định chủ thể GDPL cho phạm nhânbao gồm: chủ thể quản lý công tác GDPL cho phạm nhân, chủ thể tổ chứctriển khai công tác GDPL cho phạm nhân và chủ thể trực tiếp thực hiệnGDPL cho phạm nhân [52]
a) Chủ thể giữ vai trò quản lý
Theo quy định của Luật Thi hành án hình sự, hệ thống tổ chức thi hành
án hình sự gồm có cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành ánhình sự và cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự Cơ quanquản lý thi hành án hình sự gồm “a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sựthuộc Bộ Công an; b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốcphòng” [64, Điều 10, khoản 1] Cơ quan thi hành án hình sự gồm “Trại giamthuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu”[64, Điều 10, khoản 2, điểm a] Luật Thi hành án hình sự cũng giao “Bộtrưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộmáy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự”[64, Điều 10, khoản 4]
Theo Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công
an, công tác quản lý thi hành án hình sự thuộc về Tổng cục VIII Quản lýcông tác giáo dục cải tạo phạm nhân, trong đó có GDPL, giáo dục công dân
Trang 30cho phạm nhân là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng củaTổng cục VIII Chức năng, nhiệm vụ đó được giao cho Cục Giáo dục cải tạo
và hòa nhập cộng đồng (Cục C86), quy định tại Quyết định số BCA ngày 11/12/2009 của Bộ trưởng Bộ công an Quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Cảnh sát thi hành ánhình sự và hỗ trợ tư pháp [26] Cục C86 có các nhiệm vụ và quyền hạn nhưsau: Nghiên cứu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướngdẫn thi hành về công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân [9, Điều 2, khoản 1];Nghiên cứu xây dựng nội dung, chương trình giáo dục cải tạo và các biệnpháp tác động giáo dục [9, Điều 2, khoản 2]
4051/QĐ-b) Chủ thể giữ vai trò tổ chức thực hiện
Chủ thể giữ vai trò tổ chức thực hiện GDPL cho phạm nhân trong trongtrại giam là Giám thị trại giam Luật Phổ biến, GDPL quy định: “Giám thị trạigiam có trách nhiệm tổ chức phổ biến, GDPL cho phạm nhân” Thực hiệnquyền hạn, nhiệm vụ theo luật định, Giám thị trại giam hoặc Phó giám thịđược ủy quyền có trách nhiệm phân công công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, tàiliệu học tập pháp luật cho phạm nhân; lựa chọn và xây dựng đội ngũ CBCS
có đủ trình độ chuyên môn, kiến thức, hiểu biết pháp luật và năng lực nghiệp
vụ sư phạm để trực tiếp lên lớp truyền đạt nội dung GDPL cho phạm nhân;giám sát, kiểm tra việc thực hiện chương trình, đưa ra hình thức đánh giá kếtquả GDPL cho phạm nhân trong trại giam
c) Chủ thể giữ vai trò trực tiếp thực hiện GDPL cho phạm nhân
Chủ thể giữ vai trò trực tiếp thực hiện hoạt động GDPL cho phạm nhântrong trại giam là lãnh đạo trại giam (Giám thị, các Phó giám thị), chỉ huy(Đội trưởng, Phó đội trưởng) và những CBCS thuộc Đội giáo dục - hồ sơ(đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ cấu tổ chức cán bộ của trại giam) Các CBCS này
là những người GDPL, có nhiệm vụ chuẩn bị giáo án/bài giảng theo quy định
Trang 31của chương trình GDPL cho phạm nhân; chuẩn bị các câu hỏi, bài tập tìnhhuống, sự kiện pháp lý thực tiễn liên quan đến nội dung bài giảng, lựa chọnphương pháp GDPL phù hợp và trực tiếp lên lớp truyền đạt nội dung GDPLcho các phạm nhân; qua đó hiện thực hóa mục tiêu của công tác này Khi cầnthiết, Giám thị trại giam hoặc phó Giám thị được ủy quyền có thể trực tiếp lênlớp làm công tác GDPL cho phạm nhân.
Ngoài ra, tùy theo chủ đề pháp luật có tính chất chuyên sâu, chuyênngành cần phổ biến, giáo dục cho phạm nhân, tùy thuộc vào điều kiện vậtchất, khả năng kinh phí, nhu cầu thực tế của phạm nhân và sự đồng ý củaGiám thị trại giam, từng trại giam có thể mời các thầy giáo, cô giáo của các
cơ sở đào tạo chuyên ngành luật, hoặc mời những chuyên gia pháp luật đangcông tác tại Cục C10, Sở Tư pháp các tỉnh trên địa bàn trại giam đứng chân,mời các thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư đến trại giam và trực tiếp lên lớpgiảng bài cho phạm nhân
Trại giam có thể mời giáo viên hoặc người có chuyên môn về phápluật, giáo dục công dân có trình độ từ đại học trở lên đang công tác ở các cơ
sở giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các cơ quan của Bộ Tư phápvào giảng dạy pháp luật và giáo dục công dân cho phạm nhân [11, Điều 10,khoản 1]
Sự đa dạng hóa thành phần chủ thể GDPL cho phạm nhân sẽ mang đếnnhững cách tiếp cận vấn đề khác nhau với kiến thức lý luận, thông tin và kinhnghiệm thực tiễn đa dạng, phong phú Điều đó sẽ ra tạo ra sự mới mẻ, sức hấpdẫn, lôi cuốn phạm nhân vào bài học pháp luật, kích thích sự hăng hái học tậpcủa phạm nhân
1.2.2.2 Đối tượng của giáo dục pháp luật
Đối tượng của GDPL là những người chịu sự tác động của hoạt độngGDPL, trực tiếp tham gia vào quá trình GDPL để tiếp thu, lĩnh hội nhữngthông tin, kiến thức pháp luật xuất phát từ nhu cầu hoặc yêu cầu hình thành,
Trang 32tích lũy, củng cố hay nâng cao vốn kiến thức, hiểu biết pháp luật của bản thânnhằm đáp ứng những đòi hỏi nhất định của thực tiễn cuộc sống Đối tượngcủa GDPL cho phạm nhân chính là những phạm nhân đang chấp hành hìnhphạt tù Dựa trên các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự, trại giam
có tư cách là chủ thể tổ chức hoạt động GDPL cho phạm nhân; còn phạmnhân với tư cách là đối tượng tham dự vào hoạt động GDPL được tổ chứcdành riêng cho họ nhằm tiếp nhận những thông tin, kiến thức pháp luật cầnthiết, phục vụ thiết thực cho quá trình chấp hành án phạt tù trong trại giamcũng như sau khi mãn hạn tù, trở về tái hòa nhập cộng đồng
Đối tượng phạm nhân trong các trại giam có cơ cấu rất đa dạng vàmang những nét riêng chỉ có ở đối tượng này, như: phạm những tội khác nhau
và có mức án phạt tù khác nhau; trình độ học vấn không đồng đều, từ mù chữcho đến tốt nghiệp đại học, thậm chí sau đại học; có sự đa dạng về thành phầndân tộc; có nghề nghiệp và địa bàn cư trú rất khác nhau trước khi nhập trại; đa
số không có hoặc rất thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật; một bộ phận có diễnbiến tâm lý phức tạp; có cả phạm nhân là người nước ngoài Vì vậy, chủ thểGDPL cần nắm bắt những nét đặc thù trên đây để có thể đưa ra những nộidung, phương pháp và hình thức GDPL sao cho phù hợp với đặc thù của từngnhóm đối tượng phạm nhân
Hiện nay ở Việt Nam, theo quy định tại Thông tư liên tịch số02/2012/TTLT
- BCA-BQP-BTP-BGDĐT, phạm nhân trong các trại giam được phân chiathành ba nhóm đối tượng với nhu cầu và yêu cầu tiếp nhận GDPL khác nhautùy thuộc vào từng giai đoạn chấp hành án phạt tù của họ; tương ứng với 03chương trình GDPL: chương trình dành cho số phạm nhân mới đến chấp hành
án phạt tù (GDPL đầu vào), chương trình cho số phạm nhân đang chấp hành
án phạt tù (GDPL thường xuyên) và chương trình cho số phạm nhân sắp chấphành xong án phạt tù (GDPL đầu ra)
Trang 331.2.3 Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Nội dung, phương pháp và hình thức GDPL là những yếu tố cấu thành
cơ bản của hoạt động GDPL Giữa các yếu tố cấu thành này phải có sự ănkhớp, phù hợp thì mới đảm bảo chất lượng và hiệu quả của hoạt động GDPL
1.2.3.1 Nội dung giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Xuất phát từ tính đặc thù của môi trường trại giam, có thể thấy nộidung GDPL cho phạm nhân là những quy định pháp luật liên quan đến chế độthi hành án phạt tù, về quyền và nghĩa vụ của công dân, cũng như những quyđịnh pháp luật phổ thông trên các lĩnh vực khác nhau mà chủ thể GDPL cótrách nhiệm truyền đạt, chuyển tải cho các đối tượng phạm nhân, giúp họ cóđược những thông tin, kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật
Trong GDPL, nội dung GDPL là hệ thống các văn bản QPPL Tuynhiên, nội dung GDPL có quan hệ và tác động trực tiếp tới nhiều đối tượngGDPL khác nhau, nên nội dung GDPL vừa phải có tính trực tiếp, cụ thể chotừng nhóm đối tượng, lại vừa phải có tính rộng rãi chung cho toàn xã hội
Bên cạnh những đặc điểm chung của GDPL, nội dung GDPL cho phạmnhân còn có đặc điểm riêng xuất phát từ mục tiêu GDPL cho đối tượng này
Ví dụ, ở Việt Nam, căn cứ vào Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT - BQP- BTP-BGDĐT, có thể xác định nội dung GDPL cụ thể cho phạm nhân,bao gồm:
BCA Những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước liên quan đếnphạm nhân và tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù;
- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong Hiếnpháp, Luật Thi hành án hình sự; Luật Đặc xá và các văn bản hướng dẫn thihành khác;
- Các quy định về tội phạm, hình phạt, về hoãn, tạm đình chỉ, miễn,giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, về đặc xá, xóa án tích và những nội dung
Trang 34cơ bản, cần thiết khác được quy định trong các Nghị quyết của Quốc hội, Bộluật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Thi hành án hình sự, Bộ luật Dân
sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Thi hành án dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Cưtrú, Luật Giao thông đường bộ, Luật Dạy nghề, Luật Hôn nhân và gia đình,Luật Đặc xá, Luật Phòng, chống ma túy, Luật Phòng, chống HIV/AIDS ;
- Nội quy trại giam và các quy định về tiêu chuẩn thi đua chấp hành ánphạt tù, xếp loại chấp hành án phạt tù;
- Những quy tắc cơ bản về nếp sống trật tự, văn minh trong trại giam,trại tạm giam, nhà tạm giữ;
- Các chuẩn mực đạo đức xã hội trong các mối quan hệ với bản thân,với người khác, với công việc, với gia đình và cộng đồng;
- Các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết đối với phạm nhân trong quá trìnhchấp hành án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng [11, Điều 8, khoản 2]
Những nội dung GDPL nêu trên đều rất cần thiết cho phạm nhân, giúp
họ có thông tin, kiến thức pháp luật làm nền tảng để tự xác định mục tiêuphấn đấu học tập, cải tạo tốt để có thể sớm trở về tái hòa nhập cộng đồng
1.2.3.2 Phương pháp giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Phương pháp GDPL phù hợp là điều kiện quan trọng để nâng cao hiệuquả GDPL cho các đối tượng GDPL cho phạm nhân cũng không nằm ngoàitính quy luật đó
Về mặt lý luận, có thể hiểu phương pháp GDPL cho phạm nhân lànhững cách thức tổ chức hoạt động dạy và học được chủ thể (thực hiện hoạtđộng dạy, truyền đạt) và đối tượng phạm nhân (thực hiện hoạt động học, tiếpthu) sử dụng nhằm chuyển hóa nội dung GDPL thành kiến thức, hiểu biếtpháp luật của phạm nhân; qua đó, hiện thực hóa mục tiêu GDPL cho đốitượng này [52]
Trang 35Ngoài các phương pháp GDPL chung, do tính chất đặc thù của đốitượng, GDPL cho phạm nhân cần sử dụng các phương pháp GDPL đặc thù,
cụ thể như sau [52]:
+ Phương pháp thông tin pháp luật: Phương pháp này cần được sử
dụng cùng với sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, như báo chí,truyền hình, hệ thống loa truyền thanh, phim, ảnh , để chuyển tải các nộidung pháp luật tới phạm nhân
+ Phương pháp tuyên truyền, giải thích pháp luật: Phương pháp này
được sử dụng khi chủ thể cần phổ biến các quy định pháp luật mới liên quanđến các chế độ, chính sách đối với phạm nhân
+ Phương pháp nói chuyện, trao đổi về pháp luật: Chủ thể GDPL tổ
chức cho phạm nhân nghe nói chuyện về các chủ đề pháp luật hoặc tròchuyện, trao đổi về các sự kiện, tình huống pháp luật xảy ra trong thực tiễn xãhội hoặc trong môi trường trại giam; qua đó, giáo dục cho phạm nhân cáchnhìn nhận, đánh giá một sự việc, sự kiện pháp lý, hình thành tình cảm phápchế, niềm tin vào pháp luật
+ Phương pháp nêu gương điển hình: căn cứ vào tình hình thực tế trong
mỗi trại giam, chủ thể GDPL lựa chọn những phạm nhân có thành tích laođộng, học tập, cải tạo tốt; những phạm nhân điển hình trong việc tôn trọng,thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật, nội quy, quy chế trại giam đểnêu gương, biểu dương trước các phân trại hoặc trước toàn trại giam vào cácdịp chào cờ, sinh hoạt văn hóa, thể thao để tất cả các phạm nhân khác trongtrại giam được biết; giúp cho các phạm nhân khác học tập, noi theo nhữngtấm gương tốt; biết né tránh cái xấu, tiêu cực
+ Phương pháp tạo dư luận xã hội trong phạm nhân để GDPL: Chủ thể
GDPL chủ động tạo ra các luồng dư luận xã hội trong toàn thể phạm nhân tạitrại giam trên cơ sở các sự việc, sự kiện pháp luật có thật xảy ra ngoài xã hội
Trang 36hoặc trong trại giam; từ đó, tạo dựng cho mỗi phạm nhân ý thức phê phán, lên
án hành vi phạm pháp, phạm tội; củng cố, nâng cao ý thức chấp hành phápluật, tuân thủ nội quy trại giam của phạm nhân
+ Phương pháp giảng dạy pháp luật trên hội trường, trong lớp học:
Chủ thể GDPL tổ chức cho phạm nhân tập trung trên hội trường lớn hoặc biênchế phạm nhân theo các lớp học nhỏ và bố trí CBGDPL, giáo viên lên lớpgiảng bài, truyền đạt nội dung pháp luật cho phạm nhân CBGDPL khi lên lớp
có thể sử dụng phối kết hợp các phương pháp giảng dạy khác nhau một cáchhài hòa, như thuyết trình, phát vấn, trực quan, thảo luận nhóm, luyện tập, thựchành Ngoài ra, tùy theo điều kiện thực tế, chủ thể GDPL có thể tổ chức cáchoạt động GDPL ngoài giờ lên lớp, như giao bài tập về nhà cho phạm nhân
1.2.3.3 Hình thức giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Hình thức GDPL cho phạm nhân là những cách thức triển khai thựchiện các nội dung, chương trình, kế hoạch GDPL cho phạm nhân
Ở Việt Nam, Luật Phổ biến, GDPL năm 2012 quy định các hình thứcphổ biến, GDPL nói chung bao gồm: 1) Họp báo, thông cáo báo chí; 2) Phổbiến pháp luật trực tiếp; tư vấn, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thôngtin, tài liệu pháp luật; 3) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loatruyền thanh, Internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo;đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở,bảng tin của cơ quan, tổ chức, khu dân cư; 4) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;5) Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp côngdân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác của các cơquan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải ở
cơ sở; 6) Lồng ghép trong hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chứcchính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế vănhóa khác ở cơ sở; 7) Thông qua chương trình GDPL trong các cơ sở giáo dục
Trang 37của hệ thống giáo dục quốc dân; 8) Các hình thức phổ biến, GDPL khác phùhợp với từng đối tượng cụ thể mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩmquyền có thể áp dụng để bảo đảm cho công tác phổ biến, GDPL đem lại hiệuquả [65, Điều 11].
Đối với phạm nhân, theo Thông tư liên tịch số BQP-BTP-BGDĐT, các trại giam có thể tổ chức GDPL, giáo dục công dâncho phạm nhân bằng nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn
02/2012/TTLT-BCA-vị, với khả năng của giáo viên và nhận thức của phạm nhân Trong thực tế,hình thức GDPL chủ yếu là tổ chức thành các lớp học có giáo viên lên lớphướng dẫn bài giảng, quản giáo tổ chức thảo luận theo đội, tổ Ngoài ra, cáctrại giam cũng tiến hành phổ biến tài liệu, hướng dẫn nội dung GDPL, giáodục công dân cho phạm nhân thông qua các hệ thống phát thanh, truyền hìnhcáp nội bộ, băng, đĩa video, thi tìm hiểu pháp luật và các hình thức phù hợpkhác [11, Điều 9, khoản 2]
Nói tóm lại, từ các quy định pháp luật nêu trên, có thể xác định nhữnghình thức GDPL cho phạm nhân ở nước ta hiện nay, bao gồm:
- Tổ chức thành các lớp học tập trung tại hội trường: Cán bộ chỉ huy,
giáo viên được phân công trực tiếp lên lớp giảng bài cho phạm nhân theo từngchủ đề pháp luật trong chương trình, cán bộ quản giáo tổ chức và hướng dẫnphạm nhân thực hiện hoạt động thảo luận các nội dung bài học theo đội, tổ
- Cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật cho phạm nhân: Trại giam xây
dựng thư viện, tủ sách pháp luật, phòng đọc sách dành cho phạm nhân, trong
đó trang bị các loại sách, báo pháp luật; các loại tài liệu pháp luật; giáo trình,tập bài giảng theo nội dung các chương trình GDPL dành cho phạm nhân Trên cơ sở đó, từng trại giam tổ chức cho phạm nhân đọc sách tại phòng đọchoặc cho phép phạm nhân mượn sách, tài liệu mang về buồng giam để đọctheo thể thức, nội quy hoạt động của thư viện
Trang 38- Niêm yết thông tin pháp luật tại bảng tin của trại/phân trại, ở buồng giam phạm nhân: Hình thức này đòi hỏi thông tin pháp luật phải ngắn gọn, cụ
thể, dễ hiểu đối với phạm nhân Những thông tin được niêm yết chủ yếu làquy chế trại giam, nội quy buồng giam; chế độ, chính sách pháp luật mới đốivới phạm nhân
- Phổ biến pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động: Các phương tiện thông tin
đại chúng phù hợp với phạm nhân trong trại giam gồm báo in, báo nói, báohình với những nội dung liên quan đến pháp luật; hệ thống loa truyền thanhđược trang bị trong trại giam; các panô, áp-phích, tranh cổ động được đặt ởnhững vị trí hợp lý trong trại giam Đặc tính cơ bản của các loại hình này làtính phổ cập thông tin pháp luật nhanh chóng, kịp thời và rộng rãi Tuy nhiên,trại giam cần xây dựng băng ghi âm, ghi hình phục vụ GDPL một cách hiệuquả, truyền tải thông tin, kiến thức pháp luật đến với phạm nhân thông quatiếng nói, hình ảnh
- Tổ chức cho phạm nhân làm báo tường, thi tìm hiểu pháp luật: Các
hình thức này được tổ chức nhằm động viên, khuyến khích các phạm nhântrong cùng buồng giam thiết kế, xây dựng những tờ báo tường theo một nộidung, chủ đề pháp luật nhất định; tham gia tìm hiểu pháp luật thi hành án hình
sự, tìm hiểu chế độ, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với phạm nhân;qua đó, giúp phạm nhân nâng cao nhận thức pháp luật, yên tâm học tập, cảitạo trong quá trình chấp hành án
- Lồng ghép kiến thức, thông tin pháp luật vào trong chương trình học văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể thao, sinh hoạt tổ, đội:
Việc lồng ghép đòi hỏi tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của chủ thể GDPLnhằm nâng cao hiệu quả GDPL cho phạm nhân Chẳng hạn, có thể tổ chứcsâu khấu hóa nội dung GDPL thông qua việc dàn dựng các tiểu phẩm sânkhấu, kịch nói; viết thư gửi lời xin lỗi người bị hại, thân nhân người bị hại
Trang 39- Tư vấn pháp luật riêng cho từng phạm nhân: Đối với hình thức này,
lãnh đạo, chỉ huy hoặc CBGDPL có uy tín, có kinh nghiệm, hiểu sâu tâm lýtội phạm, có kiến thức tội phạm học, xã hội học tội phạm gặp gỡ riêngnhững phạm nhân cá biệt nhằm răn đe, uốn nắn nếu họ có nhận thức, hành vilệch lạc; giải thích, động viên, khích lệ tinh thần nếu họ có thái độ tự ti, mặccảm, thiếu hòa nhập trong sinh hoạt trại giam; trao đổi, tìm hiểu, chia sẻ, tháo
gỡ những khó khăn, vướng mắc cho phạm nhân hoặc gợi mở, giúp họ tìm rabiện pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề mà phạm nhân đang gặp phải Bêncạnh đó, có thể dùng phạm nhân đặc biệt đã qua giáo dục có tiến bộ, có hiểubiết và có uy tín, sự lôi cuốn để giáo dục lại số phạm nhân cá biệt đang còn cóthái độ, biểu hiện chống đối cũng rất hiệu quả trong giáo dục cá biệt; hoặccũng có thể cho kèm cặp giúp đỡ, gặp gỡ thường xuyên và đi liền với kiểmtra, giám sát chặt chẽ, có khuyến khích, động viên và uốn nắn kịp thời
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân
Giáo dục pháp luật cho phạm nhân là hoạt động khó khăn, phức tạp, chịu
sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan, cụ thể như sau:
* Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố chủ quan bao gồm:
Thứ nhất, ý thức trách nhiệm của chủ thể giáo dục pháp luật
Ý thức trách nhiệm của chủ thể GDPL cho phạm nhân thể hiện ở quanniệm, sự nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác GDPL đối vớiphạm nhân; ở sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành công tác chuẩn bị cơ
sở vật chất phục vụ GDPL; xây dựng, phê duyệt kế hoạch, chuẩn bị bài giảngtheo nội dung chương trình GDPL; lựa chọn phương pháp và hình thức giáodục phù hợp với nội dung bài giảng về pháp luật, đặc điểm của đối tượngphạm nhân Ý thức trách nhiệm của chủ thể còn biểu hiện ở sự đôn đốc,
Trang 40nhắc nhở, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình; ở việc đánh giákết quả thực hiện của CBGDPL, đánh giá hiệu quả, sự tác động của GDPLcho phạm nhân tại trại giam [52, tr.44].
Nếu chủ thể có ý thức trách nhiệm cao thì công tác GDPL cho phạmnhân sẽ đạt hiệu quả, tác động tích cực tới việc hình thành, củng cố và nângcao ý thức chấp hành pháp luật của phạm nhân Ngược lại, khi chủ thể GDPLthiếu tinh thần, ý thức trách nhiệm thì công tác GDPL cho phạm nhân sẽ chỉmang tính hình thức, hoạt động cầm chừng, không đạt được hiệu quả nhưmong muốn
Thứ hai, năng lực tổ chức, thực hiện, đạo đức của chủ thể giáo dục pháp luật
Cùng với ý thức trách nhiệm, năng lực tổ chức, thực hiện và đạo đứccủa chủ thể GDPL cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng, hiệu quả côngtác GDPL cho phạm nhân
Để có thể lên lớp giảng dạy về pháp luật cho phạm nhân thì CBGDPLphải có trình độ kiến thức, hiểu biết nhất định về pháp luật Kiến thức phápluật là nền tảng để CBGDPL có thể xác định, lựa chọn những nội dung phápluật cụ thể, thiết thực, tác động trực tiếp tới phạm nhân để truyền đạt kiếnthức pháp luật cho họ một cách hiệu quả Tuy nhiên, ngoài kiến thức, hiểubiết pháp luật, CBGDPL còn phải có kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, thể hiện ởkhả năng thuyết trình, truyền đạt thông tin, nội dung pháp luật; phân tíchnhững tình huống pháp lý, sự kiện pháp luật thực tế để giúp phạm nhân dễnhớ, dễ hiểu; cũng như khả năng sử dụng công nghệ thông tin để soạn giáoán/bài giảng điện tử phục vụ quá trình giảng dạy Có được những kỹ năngnghiệp vụ sư phạm cơ bản là điều kiện tiên quyết để CBGDPL thu hút, lôicuốn phạm nhân vào nội dung bài giảng [52, tr.45]
Thứ ba, trình độ học vấn, khả năng tiếp nhận thông tin, kiến thức pháp luật của các phạm nhân