1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy trình kiểm toán khoản mụctài sản cố định tại công tytnhh kiểm toán tư vấn rsm việt nam

49 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Kiểm Toán Khoản Mục Tài Sản Cố Định Tại Công Ty TNHH Kiểm Toán & Tư Vấn RSM Việt Nam
Tác giả Nguyễn Hoàng Ngọc Trân
Người hướng dẫn ThS. Trương Thị Hạnh Dung
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Luật
Chuyên ngành Kế Toán - Kiểm Toán
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 8,22 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (17)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
  • 5. Bố cục của đề tài (18)
  • 6. Hạn chế của đề tài (18)
  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM (9)
    • 1.1. Giới thiệu chung về RSM Quốc tế (19)
    • 1.2. Giới thiệu chung về RSM Việt Nam (19)
      • 1.2.1. Tổng quan (19)
      • 1.2.2. Các dịch vụ kinh doanh (20)
      • 1.2.3. Cơ cấu tổ chức (21)
      • 1.2.4. Quá trình thực tập tại doanh nghiệp (22)
  • CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM (25)
    • 2.1. Quy trình kiểm toán chung tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam (25)
      • 2.1.1. Chuẩn bị kiểm toán (26)
      • 2.1.2. Thực hiện kiểm toán (28)
      • 2.1.3. Hoàn thành kiểm toán (28)
      • 2.2.1. Chuẩn bị kiểm toán (29)
      • 2.2.2. Thực hiện kiểm toán (31)
      • 2.2.3. Hoàn thành kiểm toán (40)
  • CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC (41)
    • 3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH RSM Việt (41)
      • 3.1.1. Ưu điểm (41)
      • 3.1.2. Hạn chế (41)
    • 3.2. Những điều học được từ quá trình thực tập (42)
  • KẾT LUẬN (43)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (44)
  • PHỤ LỤC (45)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬTKHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁNBÁO CÁO THỰC TẬPQUY TRÌNH KIỂM TỐN KHOẢN MỤCTÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CƠNG TY Trang 3 LỜI CẢM ƠNVới lòng biết ơn vô cùng sâu sắ

Mục tiêu nghiên cứu

- Mô tả quy trình kiểm toán chung tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam;

- Mô tả quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán &

Tư vấn RSM Việt Nam cho Công ty khách hàng ABC;

- Nhận xét quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán

& Tư vấn RSM Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

- Vận dụng những kiến thức đã học về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ;

- Tham khảo, nghiên cứu các thông tư, chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hành và các tài liệu khác có liên quan đến kiểm toán phần hành TSCÐ;

- Tham gia trực tiếp vào quy trình kiểm toán TSCĐ;

- Thu thập tất cả những chứng từ, số liệu từ công ty khách hàng;

- Tham khảo các tài liệu hướng dẫn của công ty và các hồ sơ kiểm toán của những năm trước;

- Trao đổi với kiểm toán viên (KTV) phụ trách;

- Tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài báo cáo gồm 3 chương:

- Chương 1: Giới thiệu chung về công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM.

- Chương 2: Quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam.

- Chương 3: Nhận xét và bài học.

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM

Giới thiệu chung về RSM Quốc tế

RSM được thành lập vào năm 1964 với trụ sở chính đặt tại London, Vương quốc Anh RSM là mạng lưới hàng đầu thế giới bao gồm các thành viên độc lập, chuyên cung cấp các dịch vụ về kiểm toán, thuế và tư vấn.

RSM toàn cầu có các công ty thành viên tại hơn 123 quốc gia, đặt tại hơn 40 trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới với 860 văn phòng tại Châu Mỹ, Châu Âu, Châu ÁThái Bình Dương, Châu Phi và khu vực Trung Đông - Bắc Phi Tổng số nhân viên củaRSM là hơn 51.000 người, số lượng Partners lên đến 3.750 trên toàn thế giới RSM đang có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây với doanh thu thường niên đạt 6,3 tỷ USD trong năm 2020 và con số này đã lên đến 7,26 tỷ USD trong năm 2021.Vào tháng 02/2020, theo đánh giá của Diễn đàn kế toán quốc tế, Tập đoàn RSMQuốc tế được xếp hạng thứ 6 trong số các Tập đoàn kiểm toán và kế toán toàn cầu Và đồng thời, RSM cũng được xếp hạng thứ 5 tại Mỹ.

Giới thiệu chung về RSM Việt Nam

RSM Việt Nam được thành lập vào tháng 7 năm 2001 và trở thành thành viên của Tập đoàn RSM Quốc tế từ năm 2012 RSM Việt Nam có văn phòng tại thành phố

Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng Với hơn 400 chuyên gia và nhân viên giàu kinh nghiệm, RSM Việt Nam là một trong những công ty kiểm toán uy tín, hàng đầu nước ta.

Mặc dù chịu ảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, RSM Việt Nam vẫn đạt mức doanh thu khoảng 160 tỷ đồng và giữ vị trí thứ 8 trong top 10 công ty kiểm toán lớn nhất Việt Nam năm 2020 Điều đáng chú ý là doanh thu lũy kế 20 năm của RSM Việt Nam đạt hơn 1.000 tỷ đồng tính đến năm 2020.

RSM Việt Nam từng được nhận giải thưởng là Nhà tư vấn tiêu biểu của năm

2018 – 2019 Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 cũng đã bình chọn RSM Việt Nam là công ty tư vấn xuất sắc về mua bán - sáp nhập của năm 2019 – 2020 Bên cạnh đó, công ty còn từng vinh dự nhận giải thưởng Giải thưởng thuế châu Á năm 2020 với top

7 đề cử cho hạng mục “Công ty tư vấn báo cáo và tuân thủ thuế của năm”.

1.2.2 Các dịch vụ kinh doanh

- Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo

Bao gồm các dịch vụ:

Kiểm toán báo cáo tài chính

Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư

Kiểm toán xây dựng cơ bản

Kiểm toán báo cáo tài chính để báo cáo thuế

Soát xét thông tin tài chính

Soát xét thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuận trước Điều tra gian lận và giải quyết tranh chấp

- Dịch vụ tư vấn thuế

Bao gồm các dịch vụ: Đánh giá tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế

Dịch vụ tư vấn thuế trọn gói

Hỗ trợ quyết toán thuế

Lập tờ khai thuế cho các cá nhân phải trực tiếp kê khai

Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế

Xin ưu đãi thuế Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan thuế

Soát xét về thuế và nộp hồ sơ tuân thủ

Soát xét tờ khai thuế do doanh nghiệp/cá nhân tự lập

Quản lý rủi ro về thuế

Xây dựng cấu trúc thuế hiệu quả

Lập kế hoạch dài hạn về thuế

- Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp

Bao gồm các dịch vụ:

Tuân thủ quy định quản trị doanh nghiệp

Hỗ trợ hoạt động thư ký cho doanh nghiệp

Lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh

Nâng cao hiệu quả hoạt động

Tư vấn chiến lược tăng trưởng

Hiện nay, cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam bao gồm:

- Hội đồng thành viên: bao gồm Chủ tịch Hội đồng thành viên và các thành viên

- Ban Giám đốc: là bộ phận chịu trách nhiệm cuối cùng đối với hoạt động của công ty.

Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc: chịu trách nhiệm về đánh giá rủi ro của hợp đồng cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động của công ty. Giám đốc nghiệp vụ: có trách nhiệm quyết định nội dung của các báo cáo, giải pháp thắc mắc về kiểm toán, kế toán, thuế cũng như là các vấn đề chuyên môn có tầm quan trọng lớn trong quá trình thực hiện công việc.

- Ban quản lý phòng: là thành viên của Ban điều hành, bao gồm trưởng phòng và phó phòng, không những phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Giám đốc về vấn đề chuyên môn mà còn có trách nhiệm quản lý phòng ban, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới nhân sự phối hợp đảm nhận các công việc hành chính.

RSM Việt Nam đang sở hữu một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, gồm có: + Kiểm toán viên cao cấp, Chuyên viên kế toán cao cấp, Chuyên viên tư vấn cao cấp

+ Kiểm toán viên, Chuyên viên kế toán chính, Chuyên viên tư vấn chính + Chuyên viên I, II

Bên cạnh nhân viên khối nghiệp vụ, đội ngũ nhân viên khối văn phòng cũng đóng góp một phần không nhỏ đối với quá trình hoạt động và phát triển của công ty, gồm có:

+ Bộ phận Tổ chức Nhân sự

+ Bộ phận Truyền thông & Hỗ trợ kinh doanh

+ Bộ phận Hành chính & HL nội bộ

+ Bộ phận Kế toán & Tài chính

Hình 1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức của RSM Việt Nam

(Nguồn: RSM.global/vietnam) 1.2.4 Quá trình thực tập tại doanh nghiệp

- Vị trí: Là thực tập sinh (TTS) Kiểm toán tại phòng nghiệp vụ 7 – một trong tám phòng nghiệp vụ kiểm toán tại RSM Việt Nam.

- Công việc của thực tập sinh:

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, RSM Việt Nam cho phép nhân viên đăng ký làm việc tại văn phòng và làm việc tại nhà Dù đăng ký đi làm với hình thức nào thì

7 TTS cũng làm việc full-time từ thứ 2 đến thứ 6 và thời gian là từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều Tuy nhiên, nếu TTS làm thêm ca đêm hoặc các ngày cuối tuần thì sẽ được tính thêm vào tiền trợ cấp hằng tháng và hưởng một số phúc lợi như được cấp phiếu ăn Sodexo vào buổi tối.

Bên cạnh đó, khi đi công tác ở các tỉnh khác ngoài thành phố Hồ Chí Minh, TTS cũng sẽ nhận được mức công tác phí dựa vào số ngày công tác thực tế.

Trong suốt quá trình thực tập tại RSM Việt Nam nói chung và phòng nghiệp vụ 7 nói riêng, TTS đã hoàn thành tốt các công việc mà các anh chị đồng nghiệp giao cho, từ các công việc hành chính đến các công việc chuyên ngành Các công việc của TTS được mô tả cụ thể trong Bảng 1.

Bảng 1: Các công việc của thực tập sinh

- Nhận các thư được gửi đến phòng nghiệp vụ 7 từ bàn tiếp tân.

- Ghi chú vào file Theo dõi thư đã nhận.

- Scan các thư đã nhận.

- Sử dụng máy Scan tại phòng Hành chính để scan lại các chứng từ như Hợp đồng kiểm toán, Thư xác nhận,…

- Khi đi file-work, chụp các chứng từ mà khách hàng cung cấp bằng phần mềm CamScanner trên điện thoại để làm bằng chứng kiểm toán.

- Lập danh sách khách hàng có hồ sơ kiểm toán 2 niên độ 2019 và 2020.

- Sắp xếp các hồ sơ kiểm toán vào các thùng có đánh số thứ tự và tên phòng nghiệp vụ (3 khách hàng vào 1 thùng).

- Ghi nhận số thùng tương ứng với tên khách hàng vào file đã lập.

In báo cáo Tùy mục đích của báo cáo là bản nháp để Manager, Partner xem hay bản phát hành gửi cho khách hàng mà chọn loại giấy in và mực in phù hợp.

Sau khi nhận được dữ liệu từ khách hàng, lên thư xác nhận số dư các tài khoản tiền gửi, tài khoản vay, các khoản phải thu, các khoản phải trả,…

Thực hiện các thủ tục kiểm toán

- Thu thập hồ sơ và chứng từ cần thiết để thực hiện các thủ tục chủ chốt.

- Bổ sung các thủ tục còn thiếu và thu thập thêm các chứng từ còn thiếu.

- Gửi cho nhóm trưởng các bút toán điều chỉnh.

- Xem lại các working paper và báo cáo năm trước.

- Hoàn thiện các working paper năm nay theo templete có sẵn.

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & TƯ VẤN RSM VIỆT NAM

Quy trình kiểm toán chung tại Công ty TNHH Kiểm toán & Tư vấn RSM Việt Nam

Hình 2.1: Quy trình kiểm toán chung tại RSM Việt Nam

- Tìm hiểu và thu thập thông tin khách hàng

Khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của RSM Việt Nam sẽ được chia làm 2 loại là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên và khách hàng đã kiểm toán năm trước. Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên, KTV sẽ tìm hiểu và thu thập các thông tin của khách hàng về ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh, cơ cấu tổ chức, hình thức sở hữu vốn, chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường, các chính sách kế toán được áp dụng, cơ sở lập BCTC và các thông tin cần thiết khác…

Việc tìm hiểu thông tin của khách hàng đã kiểm toán năm trước thì đơn giản hơn. Công ty sẽ chủ động liên hệ với khách hàng để thảo luận về việc ký hợp đồng kiểm toán cho năm hiện hành Những thông tin đã được RSM Việt Nam thu thập trong năm trước sẽ được sử dụng lại đồng thời chỉnh sửa cho phù hợp với những biến động đã xảy ra trong năm nay Từ đó, KTV có thể tái thiết lập kế hoạch và chương trình kiểm toán để phù hợp với năm hiện hành.

Hiểu biết đầy đủ về hoạt động kinh doanh, chính sách kế toán của đơn vị là bước nền tảng để RSM Việt Nam xây dựng một quy trình kiểm toán phù hợp cả về thời gian lẫn chi phí Đồng thời, công ty có thể nhận biết và phân tích các rủi ro có thể xảy ra trong quy trình kiểm toán cũng như là xác định được trọng tâm của cuộc kiểm toán và từng phần hành kiểm toán, từ đó làm căn cứ cho việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.

- Lựa chọn nhân sự cho cuộc kiểm toán

Các thành viên trong nhóm kiểm toán chủ yếu là những KTV đã kiểm toán mùa interim hoặc kiểm toán từ năm trước vì những thành viên này đã có sự hiểu biết và đã nắm được các vấn đề.

Số lượng KTV phụ trách từng khách hàng thường là từ 3 đến 5 người và tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng hoặc các vấn đề trong nghiệp vụ kế toán của khách hàng.Trong đó gồm có một leader (thường là Manager hoặc Senior), một phó trưởng nhóm(thường là Senior hoặc trợ lý kiểm toán 2), một trợ lý kiểm toán 1 và một thực tập sinh.

- Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) Để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng, RSM sẽ tìm hiểu môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát mà khách hàng đang thực hiện thông qua phỏng vấn Ban Giám đốc, Kế toán trưởng và những người có liên quan khác Từ đó, KTV đưa ra ý kiến đối với hệ thống KSNB của khách hàng bằng việc trả lời các câu hỏi như các thủ tục kiểm soát được thiết kế phù hợp và vận hành hiệu quả hay chưa, có ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa những sai sót trong hệ thống hay không. Điều này giúp KTV có thể giảm bớt được một số thủ tục kiểm toán không cần thiết.

- Xác lập mức trọng yếu

Mức trọng yếu tổng thể (Overall materiality – OM): được xác định dựa vào tỷ lệ phần trăm các chỉ tiêu như doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu hoặc lợi nhuận kế toán trước thuế Tuy nhiên, KTV cũng có thể xác định dựa trên xét đoán của mình nếu cho rằng chỉ tiêu đó là hợp lý.

Bảng 2.1: Mức trọng yếu tổng thể tại RSM Việt Nam

5% - 10% Lợi nhuận kế toán trước thuế

Mức trọng yếu thực hiện (Performance materiality – PM): được xác định dựa vào tỷ lệ phần trăm mức trọng yếu tổng thể.

Bảng 2.2: Mức trọng yếu thực hiện tại RSM Việt Nam Điều kiện PM

Rủi ro kiểm toán được đánh giá là cao 70% OM

Rủi ro kiểm toán được đánh giá là thấp 80% OM

Mức sai sót có thể bỏ qua (Unadjusted Differences): được xác định bằng 5% mức trọng yếu tổng thể.

- Lập chiến lược, kế hoạch kiểm toán và thiết kế chương trình kiểm toán

Sau khi thu thập những thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh, tìm hiểu về hệ thống KSNB cũng như xác định mức trọng yếu, KTV sẽ đưa ra kế hoạch và chương trình kiểm toán được thiết kế theo chuẩn riêng của RSM.

Dựa trên kế hoạch kiểm toán đã lập, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm đưa ra kết luận làm cơ sở để hình thành ý kiến kiểm toán Các thủ tục này bao gồm:

Thông thường, việc thử nghiệm kiểm soát sẽ được tiến hành một phần ở kiểm toán interim Đây là loại thử nghiệm để thu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB Vì vậy, nội dung kiểm tra các chứng từ chủ yếu tập trung vào sự phân công, phân nhiệm và phân quyền giữa các bộ phận.

Ngoài các thử nghiệm kiểm soát, KTV còn phải tiến hành thực hiện thử nghiệm cơ bản bao gồm thủ tục phân tích cơ bản và thử nghiệm chi tiết nhằm phát hiện sai sót trọng yếu trong BCTC.

Thủ tục phân tích cơ bản: KTV phân tích, so sánh các thông tin, số liệu và nghiên cứu các xu hướng nhằm phát hiện những biến động bất thường và tìm nguyên nhân nếu có sự khác biệt đáng kể.

Thử nghiệm chi tiết (Kiểm tra chi tiết): KTV thu thập số liệu để kiểm tra tính trung thực và hợp lý của các khoản mục KTV đi sâu vào việc kiểm tra các số dư, số phát sinh nghiệp vụ hoặc thuyết minh bằng các phương pháp như kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết và sổ cái, gửi thư xác nhận, chọn mẫu, kiểm tra chứng từ…

2.1.3 Hoàn thành kiểm toán Đây là giai đoạn mà KTV tổng hợp cũng như rà soát lại những bằng chứng kiểm toán đã thu thập được để hình thành ý kiến kiểm toán trên báo cáo kiểm toán.

13 Báo cáo kiểm toán sẽ được gửi đến khách hàng theo như thoả thuận ban đầu trên Hợp đồng kiểm toán.

2.2 Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại Công ty TNHH Kiểm toán & TƯ vấn RSM Việt Nam cho Công ty khách hàng ABC

- Tìm hiểu và thu thập thông tin khách hàng

Công ty ABC là khách hàng đã được RSM Việt Nam kiểm toán năm trước Do vậy, RSM Việt Nam chủ động liên lạc với công ty ABC nhằm tạo sự gắn kết giữa hai bên và thể hiện thiện chí hợp tác giữa RSM Việt Nam và công ty khách hàng Thông tin của công ty ABC được tóm tắt trong Bảng 2.3.

Bảng 2.3: Thông tin cơ bản của Công ty khách hàng ABC

Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN ABC Địa chỉ Phường Vĩnh Lạc, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Lĩnh vực hoạt động Xuất bản sách

Chu kỳ sản xuất kinh doanh 12 tháng (từ 1/1 – 31/12)

NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC

Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH RSM Việt

Trong quá trình thực tập tại RSM Việt Nam, tác giả nhận thấy rằng quy trình kiểm toán BCTC nói chung và quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ được thiết kế cụ thể, phù hợp, đáng tin cậy, mang lại hiệu quả cao và rủi ro kiểm toán thấp Bên cạnh đó, mỗi giai đoạn kiểm toán đều được thực hiện một cách chi tiết, khoa học, nhưng cũng linh hoạt theo từng loại hình doanh nghiệp.

Không những thế, quy trình này được thực hiện bởi KTV đã được đào tạo và có kiến thức chuyên môn Mỗi giai đoạn được lập kế hoạch cụ thể với sự phân công công việc một cách rõ ràng, khoa học nên việc thực hiện kiểm toán khá hiệu quả, giảm thiểu được thời gian và chi phí thực hiện Các phát hiện của KTV đều phải báo cáo, xin ý kiến của trưởng nhóm kiểm toán và được ghi chép đầy đủ trên giấy làm việc. RSM Việt Nam có những mẫu giấy tờ làm việc cụ thể với đầy đủ các thủ tục kiểm toán riêng cũng như các tài liệu thu thập được đánh số tham chiếu một cách hệ thống, phù hợp với quy định của công ty Điều này sẽ giúp KTV, người soát xét có thể theo dõi dễ dàng, thuận tiện.

3.1.2 Hạn chế Đầu tiên, RSM Việt Nam thường không thực hiện việc đánh giá hệ thống KSNB riêng đối với khoản mục TSCĐ mà đánh giá chung về hệ thống KSNB của đơn vị Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ nên hệ thống KSNB của doanh nghiệp khá đơn giản và dễ mô tả nên KTV thường sử dụng chủ yếu hai kỹ thuật là quan sát và phỏng vấn khách hàng Mặc dù dễ thực hiện và tiết kiệm cả về thời gian và nguồn lực nhưng KTV sẽ gặp khó khăn khi áp dụng kỹ thuật này cho những doanh nghiệp có hệ thống KSNB phức tạp hơn.

Thứ hai, ở thử nghiệm chi tiết 3: Kiểm tra các nghiệp vụ ghi nhận tăng TSCĐ trong năm, KTV thường sẽ chọn mẫu các TSCĐ được ghi nhận tăng trong kỳ có giá trị lớn Điều này dẫn đến độ tin cậy của dữ liệu được cung cấp đối với các TSCĐ không được kiểm tra chi tiết không đảm bảo toàn vẹn Bên cạnh đó, ở thử nghiệm chi tiết 6: Kiểm tra các TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng, đối với các TSCĐ sử dụng trong thời gian dài và đã khấu hao hết, KTV thường gặp khó khăn trong việc thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán nhằm đảm bảo các thông tin được trình bày bởi đơn vị khách hàng là trung thực.

Thứ ba, thử nghiệm chi tiết 5: Kiểm tra chi phí khấu hao và ước tính chi phí khấu hao chưa được thực hiện đầy đủ KTV chỉ dừng lại ở biến động giữa năm hiện hành và năm liền trước mà chưa thực hiện đánh giá biến động của CPKH qua các tháng Do đó, KTV không thể hiểu rõ diễn biến tình hình và đặc điểm của TSCĐ trong năm.

Những điều học được từ quá trình thực tập

Qua quá trình thực tập tại RSM Việt Nam, tác giả đã hiểu rõ hơn về quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục nói riêng Cụ thể là, tác giả đã nắm được bản chất các khoản mục được thể hiện BCTC, hiểu được quy trình cũng như vận dụng được các thủ tục kiểm toán của một số phần hành như: tiền, chi phí trả trước, tài sản cố định, doanh thu tài chính, chi phí tài chính… Tuy không có cơ hội được thực hiện tất cá các phần hành nhưng nhờ quá trình tự tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả đã có cái nhìn thực tế và hiểu hơn về ngành nghề kiểm toán.

Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành, tác giả còn học được nhiều kỹ năng quý báu Kỹ năng đầu tiên và quan trọng nhất đối với bản thân tác giả là kỹ năng tin học Sau khi nhận được sự hướng dẫn từ các anh chị đồng nghiệp, tác giả đã có thể sử dụng thành thạo hơn các phần mềm làm việc như Excel, Word… Bên cạnh đó, tác giả còn trang bị được cho mình kỹ năng quản lý thời gian Do tính chất công việc nên trong mùa bận, KTV phải liên tục làm tăng ca Vì vậy, việc phân chia và quản lý thời gian làm việc, ăn uống và nghỉ ngơi một cách hợp lý là vô cùng cần thiết Cuối cùng, do tác giả được làm việc cùng các anh chị đồng nghiệp tại nhiều doanh nghiệp khách hàng khác nhau nên tác giả cũng đã rèn luyện cho mình được kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm.

Ngày đăng: 27/03/2024, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w