1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

THIẾT KẾ MÔN HỌC LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC ĐỘI TÀU

69 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

TKMH KHAI THÁC ĐỘI TÀU GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ VẬN TẢI TỔ MÔN: KINH TẾ VẬN TẢI BIỂN THIẾT KẾ MÔN HỌC: LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC KHAI THÁC ĐỘI TÀU Trong quý 4 năm 2023 GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI SVTH: NGUYỄN GIAO LINH MSSV: 2234010209 SVTH: NGUYỄN VĂN ĐỈNH MSSV: 2234011203 LỚP: KT22VT BR-VT, ngày 21 tháng 6 năm 2023 NHÓM 6 1 TKMH KHAI THÁC ĐỘI TÀU GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 4 1.1 Vai trò của giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân .4 1.2 Ưu nhược, điểm của các phương thức vận tải 4 1.2.1 Vận tải đường bộ .4 1.2.2 Vận tải đường sắt 4 1.2.3 Vận tải đường sông 5 1.2.4 Vận tải đường hàng không 5 1.2.5 Vận tải đường ống .5 1.2.6 Vận tải đường biển 5 1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành vận tải biển 6 1.4 Các phương thức khai thác tàu biển 7 1.4.1 Phương thức khai thác tàu chuyến: .7 1.4.2 Phương thức khai thác tàu chợ: 8 PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC VÀ VẬN CHUYỂN 9 2.1 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU XUẤT PHÁT 9 2.1.1 Tầm quan trọng của việc phân tích số liệu xuất phát 9 2.1.2 Thông tin về các lô hàng 9 2.1.3 Tuyến đường, bến cảng 12 2.1.4 Phương tiện vận tải 16 2.2 QUY HOẠCH TUYẾN ĐƯỜNG CHẠY TÀU 19 2.2.1 Tầm quan trọng .19 2.2.2 Lập luận lựa chọn phương pháp quy hoạch tuyến đường chạy tàu 19 2.2.3 Quy hoạch tuyến đường theo phương pháp đã chọn 22 2.2.4 Xác định đặc trưng tuyến của tàu chợ 25 2.3 LẬP KẾ HOẠCH BỐ TRÍ TÀU 29 2.3.1 Tầm quan trọng .29 2.3.2 Lập luận lựa chọn phương pháp và chỉ tiêu chủ yếu để so sánh các phương án bố trí tàu 29 2.3.3 Tính toán các thông số để lập phương án bố trí tàu 30 2.3.4 Thời gian chuyến đi 30 2.3.5 Tính toán chi phí 35 2.3.6 Các chỉ tiêu khai thác và sử dụng phương tiện 57 NHÓM 6 2 TKMH KHAI THÁC ĐỘI TÀU GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI 2.3.7 Lập phương án bố trí tàu .58 2.4 LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP 59 2.4.1 Tầm quan trọng .59 2.4.2 Kế hoạch điều động tàu 59 2.4.3 Lịch vận hành và biểu đồ vận hành 60 2.4.4 Biểu đồ tác nghiệp kĩ thuật của tàu tại cảng .62 PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 3.1 KẾT LUẬN CHUNG 64 3.2 KIẾN NGHỊ .64 3.2.1 Đối với cơ quan chủ quản tàu 64 3.2.2 Đối với ngành vận tải biển Việt Nam 64 NHÓM 6 3 TKMH KHAI THÁC ĐỘI TÀU GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Vai trò của giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân - Giao thông vận tải là một hoạt động có mục đích của con người, nhằm thay đổi vị trí của con người hay vật thể từ vị trí này sang vị trí khác, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa trong nước và ngoài nước - Ngành giao thông vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, nó trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị tăng trong quá trình thực hiện chức năng của mình Nhiệm vụ của ngành này là giữ cho huyết mạch giao thông của đất nước luôn thông suốt - Vai trò của giao thông vận tải trong nền kinh tế quốc dân:  Vận tải là yếu tố cần thiết với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, các xí nghiệp nhà máy là những bộ phận thống nhất của hệ thống kinh tế quốc dân chỉ có thể tiến hành sản xuất bình thường và thuận lợi trong điều kiện có sự liên hệ mật thiết qua quá trình sản xuất rất nhiều các bộ phận chuyên ngành Mối quan hệ giữa vận tải và các ngành kinh tế khác rất sâu sắc đó là quan hệ tương hỗ lẫn nhau;  Giao thông vận tải phục vụ nhu cầu đi lại của con người Sự phát triển các ngành giao thông vận tải giúp cho việc đi lại giữa các vùng dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn, ngoài ra giao thông vận tải còn phục vụ như cầu đi lại hằng ngày và du lịch của con người;  Giao thông vận tải thực hiện mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia, tăng cường tính thống nhất của nền kinh tế giữa các vùng và giữa các nước trên thế giới - Vận tải là một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân, là thước đo về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Việc tổ chức phân bố và phát triển hợp lý ngành vận tải là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và phục vụ cho nhu cầu đi lại, giao lưu giữa các vùng kinh tế 1.2 Ưu nhược, điểm của các phương thức vận tải 1.2.1 Vận tải đường bộ - Ưu điểm:  Tiện lợi, cơ động, tính linh hoạt cao, có thể vào mọi ngóc ngách của kho, thích nghi cao với các dạng địa hình;  Rất hiệu quả trong vận tải cự li ngắn;  Nhiều loại phương tiện đa dạng, thích hợp với nhiều loại hàng hóa - Nhược điểm:  Khối lượng vận chuyển nhỏ, không thích hợp với các loại hàng siêu trường, siêu trọng, hàng nguy hiểm;  Cự li vận chuyển ngắn; NHÓM 6 4 TKMH KHAI THÁC ĐỘI TÀU GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI  Chi phí vận chuyển cao;  Dễ gây ách tắc giao thông 1.2.2 Vận tải đường sắt - Ưu điểm:  Chuyên chở hàng nặng, cự li xa, tốc độ cao;  Chi phí thấp và ổn định - Nhược điểm:  Vốn đầu tư ban đầu lớn;  Tính cơ động thấp;  Tốc độ phụ thuộc nhiều vào địa hình 1.2.3 Vận tải đường sông - Ưu điểm:  Vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh;  Chi phí vận tải rẻ;  Vốn đầu tư thấp - Nhược điểm:  Tốc độ vận tải chậm;  Phụ thuộc vào chế độ nước sông;  Không phù hợp với vận chuyển hàng hóa khối lượng nhỏ 1.2.4 Vận tải đường hàng không - Ưu điểm:  Tốc độ vận chuyển rất cao;  Vận chuyển hàng có khối lượng nhỏ, giá trị lớn, khó bảo quản;  Công nghệ cao, an toàn - Nhược điểm:  Vốn đầu tư lớn;  Cước phí vận tải cao;  Khối lượng hàng vận chuyển thấp 1.2.5 Vận tải đường ống - Ưu điểm:  Khả năng thông qua lớn;  Không chịu ảnh hưởng của thời tiết;  Tốc độ vận chuyển nhanh, an toàn - Nhược điểm: NHÓM 6 5 TKMH KHAI THÁC ĐỘI TÀU GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI  Chi phí đầu tư lớn;  Chỉ thích hợp với chuyên chở hàng lỏng như dầu mỡ, sản phẩm dầu mỡ, hơi đốt,…  Khó khăn khi sửa chữa, khắc phục sự cố 1.2.6 Vận tải đường biển - Ưu điểm:  Có thể chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế;  Năng lực chuyên chở rất lớn;  Khoảng cách vận chuyển rất xa;  Giá thành vận chuyển rẻ hơn so với các phương thức vận tải khác - Nhược điểm:  Tốc độ tàu biển khá thấp, việc tăng tốc độ tàu còn hạn chế;  Phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và thủy văn vùng biển;  Thời gian vận chuyển dài nên dễ rủi ro cho hàng hóa - Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với một số phương thức vận tải khác Từ lâu, con người đã biết lợi dụng đường biển để là tuyến đường giao thông để giao lưu giữa các vùng, miền, các quốc gia trên thế giới Ngày nay, vận tải đường biển phát triển mạnh mẽ, hiện đại, là ngành vận tải chủ chốt cùng với các phương tức vận tải khác tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt trong buôn bán quốc tế 1.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật ngành vận tải biển - Tuyến đường biển: Là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá Các tuyến đường hầu hết là tuyến đường tự nhiên - Cảng biển: Là nơi ra vào, neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu bè và hàng hoá, là đầu mối giao thông quan trọng của một nước - Phương tiện phục vụ cho hành trình của tàu sao cho thuận lợi và an toàn:  Luồng lạch: Phải đủ độ sâu và rộng để cho tàu có thể lưu thông một cách an toàn;  Phao tiêu: Là trang thiết bị hỗ trợ cho tàu đi đúng luồng;  Tàu lai dắt: Là phương tiện để hỗ trợ cho tàu ra vào luồng an toàn, giúp tàu cập cầu;  Trang thiết bị xếp dỡ: Là các thiết bị phục vụ cho việc xếp dỡ hàng hóa từ tàu lên bờ, sang sà lan, sang bãi, hay sang các phương tiện khác một cách nhanh chóng, an toàn, giảm thời gian cho tàu neo đậu tại cảng;  Kho bãi: Dùng để lưu trữ hàng hóa đang trong thời gian chờ tàu đến để xếp hàng xuống tàu hoặc hàng hóa được dỡ tại cảng nhưng khách hàng chưa đến lấy NHÓM 6 6 TKMH KHAI THÁC ĐỘI TÀU GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI - Phương tiện vận tải ( đội tàu): Phương tiện vận tải dùng trong vận tải biển chủ yếu là tàu biển Tàu biển được chia thành các loại theo mục đích sử dụng như sau:  Tàu buôn (tàu thương mại);  Tàu quân sự;  Tàu đánh cá;  Tàu phục vụ chuyên chở người;  Tàu phục vụ cho các mục đích khác - Dưới góc độ là một người kinh doanh vận tải biển, ta đặc biệt quan tâm đến tàu buôn Tàu buôn bao gồm: Tàu bách hóa, tàu hàng rời, tàu container, tàu dầu, tàu khách,…,phục vụ mục đích kinh tế - Do nhu cầu vận chuyển ngày càng cao và nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày càng nhiều, do đó, đội tàu biển trên toàn thế giới không ngừng phát triển Các xu hướng phát triển chính của đội tàu biển là:  Xu hướng tăng trọng tải tàu;  Xu hướng chuyên môn hóa;  Xu hướng tự động hóa;  Xu hướng hiện đại hóa;  Xu hướng liên minh, liên kết - Để có được một đội tàu vững mạnh, có khả năng đi biển an toàn thì tuổi của tàu không được quá cao, tàu khai thác phù hợp với đặc điểm của hàng hóa Đồng thời, phải có một đội ngũ thuyền viên có trình độ cao, có khả năng điều khiển tàu tốt; tuyến đường, luồng hàng phải ổn định và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại - Ngày nay, trong vận tải đường biển nói riêng, vận tải đa phương thức nói chung và trong công nghiệp, hàng container đóng vai trò cực kì quan trọng, đem lại những giá trị giúp đẩy mạnh thương mại công nghiệp toàn cầu Nó làm giá cả mọi thứ đều giảm, bắt đầu từ chi phí xếp dỡ; hàng hóa được bảo vệ tốt, tránh được các hư hỏng do thời tiết, tránh được mất mát, hao hụt do mất cắp, giảm thời gian làm thủ tục, từ đó dẫn đến giảm chi phí đáng kể cho bảo hiểm hàng hóa khi lưu thông, công nhân cũng có thể xếp dỡ được nhiều hàng hơn, tàu chở có thể được đóng nhiều hàng hơn và hiệu quả hơn trong khi phải mất ít thời gian neo ở cảng, phân phối hàng hóa nội địa bằng tàu hỏa và xe tải trở nên dễ dàng hơn, giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại toàn cầu hóa 1.4 Các phương thức khai thác tàu biển 1.4.1 Phương thức khai thác tàu chuyến: - Khái niệm: phương thức khai thác tàu chuyến là phương thức khai thác tàu hoạt động theo kiểu chạy rông, không theo một tuyến cố định, không có lịch trình công bố từ trước, mà chạy theo yêu cầu của người thuê tàu Sau khi hoàn thành một chuyến đi, tàu có thể thực hiện chuyến đi mới NHÓM 6 7 TKMH KHAI THÁC ĐỘI TÀU GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI nếu có yêu cầu của người thuê tàu Chuyến đi của phương thức tàu chuyến là chuyến đi đơn (một lượt) - Đặc điểm:  Tuyến đường, bến cảng, thời gian: Không ổn định, phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của chủ hàng;  Các tàu tham gia vận tải: Có trạng thái kĩ thuật không cao, không hiện đại, thường là tàu tổng hợp nên chở nhiều loại hàng;  Chủ hàng: Có lô hàng lớn, không thường xuyên, không quan tâm tới trạng thái kĩ thuật của tàu;  Giá cước vận tải: Biến động mạnh theo thời gian, có thể không bao gồm phí xếp dỡ Các điều kiện xếp dỡ: FIO, FIOS, FOIT, FILO, LIFO, LILO - Ưu điểm:  Hoạt động linh hoạt;  Phù hợp với những lô hàng lớn, có nhu cầu vận chuyển đột xuất;  Tốc độ vận chuyển hàng nhanh;  Hệ số sử dụng trọng tải trên chuyến cao - Nhược điểm:  Hệ số sử dụng trọng tải trong kì khai thác không cao;  Cước thuê tàu biến động mạnh, gây khó khăn cho cả chủ tàu và người thuê tàu;  Không phối hợp được với vận tải đa phương thức 1.4.2 Phương thức khai thác tàu chợ: - Khái niệm: Phương thức khai thác tàu chợ là phương thức khai thác tàu trên một tuyến cố định, theo một lịch trình cố định, chuyến đi là chuyến khứ hồi hoặc vòng tròn - Đặc điểm:  Tuyến đường, bến cảng: Cố định, cảng lớn, có trang thiết bị hiện đại và nằm trên tuyến vận tải quan trọng;  Thời gian tàu đến và đi tại các cảng trên tuyến: cố định và được công bố trước;  Các tàu tham gia vận tải tàu chợ có đặc trưng khai thác tốt và tốc độ cao;  Khách hàng: Có khối lượng hàng không lớn, đòi hỏi tính thường xuyên;  Giá cước: Được công bố trước và giữ ổn định trong 1 thời gian dài, luôn bao gồm cả cước xếp dỡ tại 2 đầu bến - Ưu điểm:  An toàn, tính ổn định trên tuyến cao;  Tiết kiệm cho khách hàng về vốn lưu động; NHÓM 6 8 TKMH KHAI THÁC ĐỘI TÀU GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI  Giảm thời gian và chi phí lưu kho, bãi;  Tại điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức và vận tải đa phương thức - Nhược điểm:  Giá cước cao;  Tính linh động kém;  Đòi hỏi lượng hàng phải ổn định, cảng và cầu phải được ưu tiên, tàu phải tốt;  Tốc độ vận chuyển hàng chậm Trong bài thiết kế này, với yêu cầu và khuôn khổ đã đề ra: Hàng hóa được vận chuyển một tuyến cố định giữa hai cảng, từ cảng Quốc tế Cái Mép (CMIT) đến cảng Tiên Sa, hàng hóa vận chuyển là hàng container, kế hoạch khai thác của tàu là khai thác trong một kì với lịch trình cố định (trong quý IV năm 2023) Chúng ta chọn phương thức khai thác tàu chợ để lập kế hoạch tổ chức và vận chuyển hàng container trong một kì (quý IV năm 2023) với các số liệu đã cho về hàng hóa và tàu NHÓM 6 9 TKMH KHAI THÁC ĐỘI TÀU GVHD: ĐẶNG THỊ BÍCH HOÀI PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH TỔ CHỨC VÀ VẬN CHUYỂN 2.1 PHÂN TÍCH SỐ LIỆU XUẤT PHÁT 2.1.1 Tầm quan trọng của việc phân tích số liệu xuất phát Đối với việc lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng hóa, việc phân tích số liệu xuất phát là rất quan trọng và là khâu quyết định trong công tác lập kế hoạch Số liệu xuất phát là những số liệu xuất phát cho ta về thông tin hàng hóa, tuyến đường, bến cảng và loại tàu chuyên chở Phân tích số liệu xuất phát nhằm nêu ra những đặc điểm cần lưu ý về hàng hóa khi lập kế hoạch vận chuyển, mỗi thông số về các đặc điểm đều ảnh hưởng đến việc lựa chọn tính toán đối với các đối tượng sau này Ngoài ra, phân tích số liệu xuất phát giúp ta loại bớt những yếu tố không phù hợp nhằm giảm đi khối lượng công việc phát sinh sau này Ta biết được nhu cầu hàng hóa, nhu cầu tàu để kịp thời bố trí tàu cho phù hợp thông qua khối lượng hàng vận chuyển tại những cảng cho trước Do vậy, việc phân tích số liệu xuất phát là rất quan trọng trong việc lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển hàng hóa 2.1.2 Thông tin về các lô hàng Loại hàng Tuyến đường Khối lượng Hệ hố Tue (Tues) Container CMIT (cảng A) – Tiên Sa (Cảng B) 25.738 1,2 Container Tiên Sa (Cảng B) – CMIT (cảng A) 27.415 1,2 - Khái niệm hàng container: container là một loại thiết bị vận tải có các đặc điểm sau:  Có hình dáng cố định, bền chắc, sử dụng được nhiều lần;  Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hay nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường;  Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác;  Có cấu tạo đặc biệt để thuận lợi cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra;  Có dung tích không nhỏ hơn 1m3 - Mô tả: Loại container mà tàu vận chuyển là container 20 feet và container 40 feet, trong đó: container 20 feet chiếm 80%, container 40 feet chiếm 20% Hàng hóa đóng trong container được chia làm 4 nhóm: - Phân loại theo kích thước:  Cont loại 5 feet; NHÓM 6 10

Ngày đăng: 27/03/2024, 09:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w