1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng và sử dụng hệ thống mã hiệu hóa ngôn ngữ tiếng anh theo chủ đề trong dạy học học phần phiên dịch 3 cho sinh viên ngành ngôn ngữ anh

94 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng và sử dụng hệ thống mã hiệu hóa ngôn ngữ tiếng anh theo chủ đề trong dạy học học phần phiên dịch 3 cho sinh viên ngành ngôn ngữ anh
Tác giả Nguyễn Thị Quyết
Trường học Đại học Hồng Đức
Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh
Thể loại Nghiên cứu
Thành phố Thanh Hóa
Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 2,15 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (6)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
    • 2. Mục tiêu đề tài (7)
    • 3. Đóng góp mới của đề tài (7)
    • 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu (8)
    • 5. Cách tiếp cận (8)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (9)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GHI CHÉP (9)
    • 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực ghi chép nhanh trong phiên dịch trong và ngoài nước (9)
      • 1.1.1. Ngoài nước (9)
      • 1.1.2. Trong nước (10)
    • 1.2. Phiên dịch: những vấn đề cốt yếu (11)
    • 1.3. Quy trình phiên dịch (14)
    • 1.4. Ghi chép nhanh và tầm quan trọng của ghi chép nhanh trong phiên dịch10 1.5. Nội dung và cách thức ghi chép nhanh trong phiên dịch (15)
      • 1.5.1. Nội dung ghi chép nhanh (18)
      • 1.5.2. Cách thức ghi chép nhanh (18)
    • 1.6. Mã hiệu hóa và vai trò của việc mã hiệu hóa ngôn ngữ trong ghi chép (21)
    • 1.7. Vị trí và vai trò của môn Phiên dịch 3 trong chương trình đào tạo sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh (22)
    • 1.8. Những khó khăn mà người học thường gặp khi thực hành phiên dịch (23)
  • CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÃ HIỆU VÀ BÀI LUYỆN TẬP (32)
    • 2.1. Cách thức tổ chức ghi chép nhanh (32)
    • 2.2. Cách thức sàng lọc từ để xây dựng mã hiệu (33)
    • 2.3. Xây dựng hệ thống mã hiệu (34)
      • 2.3.1. Tiêu chí xây dựng mã hiệu (34)
      • 2.3.2. Cách thức xây dựng hệ thống mã hiệu (34)
      • 2.3.3. Nội dung các mã hiệu (36)
    • 2.4. Xây dựng các bài luyện tập (59)
      • 2.4.1. Tiêu chí lựa chọn các bài luyện tập (59)
      • 2.4.3. Chủ đề về thể thao (62)
      • 2.4.4. Chủ đề về kinh doanh (70)
    • 2.5. Quy trình ứng dụng mã hiệu trong phiên dịch (72)
  • CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG MÃ HIỆU TRONG HỌC PHẦN PHIÊN DỊCH (73)
    • 3.1. Mục tiêu thực nghiệm (73)
    • 3.2. Bối cảnh thực nghiệm (73)
    • 3.3. Công cụ đánh giá kết quả thực nghiệm (73)
    • 3.4. Tổ chức thực nghiệm (74)
    • 3.5. Đánh giá kết quả sau khi dạy thực nghiệm (75)
      • 3.5.1. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của hai nhóm (75)
      • 3.5.2. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm của từng nhóm (80)
      • 3.5.3. So sánh giá trị T-test của hai nhóm sau thực nghiệm (82)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (84)
    • 2. Kiến nghị (84)

Nội dung

Mục tiêu: Nhằm giúp sinh viên nâng cao hiệu quả ghi chép nhanh khi nghe dịch thông qua việc sử dụng các mã hiệu hỗ trợ ghi chép nhanh theo các chủ đề của học phần Phiên dịch 3 3.. Trƣớc

NỘI DUNG

CHÉP NHANH TRONG PHIÊN DỊCH

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực ghi chép nhanh trong phiên dịch trong và ngoài nước

Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về ghi chép nhanh trong phiên dịch

Cụ thể, Rozan (1956) đã đề xuất cách thức ghi chép nhanh khi dịch nối tiếp, đồng thời nêu những nguyên tắc chung trong việc ghi chép nhanh Những gợi ý này đóng góp một phần quan trọng trong việc giúp người học học phần phiên dịch có thể áp dụng để luyện tập ghi chép nhanh khi nghe và dịch Tác giả này đã nêu ra 7 nguyên tắc trong việc ghi chép nhanh trong phiên dịch và 20 biểu tƣợng có thể dùng trong ghi chép các từ ngữ phổ thông Bảy nguyên tắc mà tác giả trình bày bao gồm:

1 Ghi theo ý, không ghi các từ đơn lẻ

3 Sử dụng kí hiệu nối

Tổ chức Headsgame Network (2013) đã đƣa ra một danh sách gồm hơn

200 chữ cái viết tắt tên các căn bệnh, danh sách này rất hữu ích cho những người tham gia dịch trong y học

Kohn & Albl-Mikasa (2002) đã xem xét những mã hiệu trong ghi chép nhanh là một dạng ngôn ngữ đặc biệt và đánh giá các khía cạnh của loại hình ghi chép này trên các bình diện nhƣ nghĩa của từ, sự tạo lập và biến đổi hình thức của từ, mối quan hệ về ý nghĩa của các yếu tố này, các khía cạnh về ngữ dụng của các kí hiệu này.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GHI CHÉP

Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực ghi chép nhanh trong phiên dịch trong và ngoài nước

Trên thế giới, đã có một số nghiên cứu về ghi chép nhanh trong phiên dịch

Cụ thể, Rozan (1956) đã đề xuất cách thức ghi chép nhanh khi dịch nối tiếp, đồng thời nêu những nguyên tắc chung trong việc ghi chép nhanh Những gợi ý này đóng góp một phần quan trọng trong việc giúp người học học phần phiên dịch có thể áp dụng để luyện tập ghi chép nhanh khi nghe và dịch Tác giả này đã nêu ra 7 nguyên tắc trong việc ghi chép nhanh trong phiên dịch và 20 biểu tƣợng có thể dùng trong ghi chép các từ ngữ phổ thông Bảy nguyên tắc mà tác giả trình bày bao gồm:

1 Ghi theo ý, không ghi các từ đơn lẻ

3 Sử dụng kí hiệu nối

Tổ chức Headsgame Network (2013) đã đƣa ra một danh sách gồm hơn

200 chữ cái viết tắt tên các căn bệnh, danh sách này rất hữu ích cho những người tham gia dịch trong y học

Kohn & Albl-Mikasa (2002) đã xem xét những mã hiệu trong ghi chép nhanh là một dạng ngôn ngữ đặc biệt và đánh giá các khía cạnh của loại hình ghi chép này trên các bình diện nhƣ nghĩa của từ, sự tạo lập và biến đổi hình thức của từ, mối quan hệ về ý nghĩa của các yếu tố này, các khía cạnh về ngữ dụng của các kí hiệu này

Andrews Gillies (2017) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng các mã hiệu do các cá nhân tạo ra, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của chúng trong việc thực hành ghi chép nhanh để rèn luyện kỹ năng trong phiên dịch, học giả này cho rằng, việc chuyên biệt hóa các ký hiệu của mỗi cá nhân là quan trọng trong quá trình ghi chép hỗ trợ trí nhớ ngắn hạn để phiên dịch

1.1.2 Trong nước Ở trong nước, Nguyễn Quốc Hùng (2007, tr.42, 43) cũng nêu cao vai trò của ghi chép nhanh trong phiên dịch, tác giả cho rằng: ―Ghi chép là một kỹ thuật quan trọng, trong quá trình nghe, chuẩn bị dịch, người phiên dịch cần phải thành thạo trong việc ghi chép‖; nhiều phiên dịch viên mắc phải lỗi dịch là ―do kỹ năng ghi chép chƣa nhuần nhuyễn‖ Trong công trình của mình, tác giả đã nêu khái quát một số vấn đề cần chú ý trong ghi chép nhanh, tài liệu này có thể đƣợc sử dụng để tham khảo, tìm hiểu những kiến thức cơ sở cho việc phiên dịch nói chung Tuy nhiên, tác giả chƣa đƣa ra đƣợc những ví dụ cụ thể về mã hiệu để ghi chép nhanh Những nội dung mà tác giả trình bày là ở tầng lý thuyết và hướng dẫn chung

Tác giả Nguyễn Lân Trung (2002, tr.40, 41) cũng nêu bật tầm quan trọng của việc ghi chép nhanh trong phiên dịch Tác giả cho rằng, đây là một kỹ năng mang đậm dấu ấn cá nhân nhƣng cần phải có một thời gian rèn giũa và phải tuân thủ những quy tắc chung bên cạnh việc các cá nhân tự mã hóa những ký hiệu cho riêng mình Tác giả cũng cho rằng, trong ba công đoạn của phiên dịch gồm: tiếp nhận, hiểu, và biểu đạt thì công đoạn giữa - hiểu - là công đoạn quan trọng nhất, quyết định cho sự thành bại của nhiệm vụ phiên dịch Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc công đoạn này tốt thì việc ghi chép nhanh đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi vì thông qua việc ghi chép nhanh người dịch có thể thể hiện được mức độ hiểu vấn đề của bản thân Đồng thời, tác giả cũng nêu ra 10 dạng bài tập để người tập dịch có thể luyện tập như là: nghe băng đài, nghe các cuộc hội thoại và ghi chép lại, luyện đọc nhẩm sau khi đọc các bài có nội dung theo lựa chọn nhằm rèn rũa kỹ năng ghi nhớ ý và kỹ năng ghi chép nhanh cho người phiên dịch vv…

Nguyễn Thị Thiêm (2019, tr.39) nêu lên những đặc điểm của việc ghi chép trong quá trình dịch nói Tác giả cho rằng, ghi chép trong quá trình dịch nói khác với việc ghi chép trong ghi tốc kí Việc ghi chép trong quá trình dịch nói sẽ giúp

6 người dịch có được sự hỗ trợ cho trí nhớ ngắn hạn, lưu giữ được chính xác nội dung mà khách hàng vừa nói xong để dịch lại cho chính xác Tác giả cũng nêu ra một số phương pháp rèn giũa việc ghi chép khi luyện dịch Hán Việt bằng cách nghe các băng hình tiếng Hán ở tốc độ chậm và ghi chép lại bằng các mã hiệu Tác giả cho rằng việc ghi chép trong phiên dịch là một quá trình bài bản và cần phải đƣợc luyện tập

Rõ ràng rằng, việc ghi chép nhanh trong phiên dịch là mối quan tâm đặc biệt của những người làm phiên dịch cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Tất cả đều hướng đến vấn đề chung là làm cách nào để cho người làm công tác phiên dịch có được một sự hỗ trợ hữu hiệu nhất, hợp lý nhất, để tăng cường năng lực của trí nhớ ngắn hạn, đảm bảo việc truyền tải ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách chính xác mà không bị mất đi thông tin nào và cũng không bị sai lệch bất kỳ một nội dung nào Đây cũng là vấn đề mà tác giả của nghiên cứu này quan tâm và tập trung vào nghiên cứu ứng dụng trong dạy học học phần Phiên dịch 3 nhằm giúp sinh viên đƣợc rèn luyện, khắc phục những khó khăn trong khi chép nhanh trong phiên dịch.

Phiên dịch: những vấn đề cốt yếu

Phiên dịch đóng một vai trò quan trọng trong xã hội hiện đại Khi các hoạt động giao tiếp diễn ra trên phạm vi toàn cầu hàng ngày, hàng giờ, hoạt động phiên dịch là một công cụ truyền tải thông tin không thể thiếu đƣợc trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực Từ những thương thảo trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, đến quảng bá về nghệ thuật, thể thao Yêu cầu về về độ chính xác trong nội dung giao tiếp đòi hỏi các cá nhân, tổ chức giao tiếp sử dụng ngôn ngữ liên quốc gia có đƣợc đội ngũ phiên dịch có chất lƣợng Việc đào tạo, rèn giũa các kỹ năng phiên dịch cho những người làm công tác trong lĩnh vực này yêu cầu kỹ năng toàn diện, đáp ứng đƣợc yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế-xã hội và sự hội nhập toàn cầu

Kade (1968) (nhƣ trích dẫn ở Pochhacker, 2004, tr.10), trong quá trình làm công tác phiên dịch, đã đƣa ra định nghĩa về phiên dịch nhƣ sau:

Phiên dịch là một loại hình dịch thuật, trong đó:

Văn bản nguồn chỉ đƣợc nói ra một lần và không thể đƣợc xem lại hoặc tua lại

Văn bản đích được tạo ra dưới áp lực về thời gian và hầu như không có cơ hội chỉnh sửa

Theo Tiêu chuẩn quốc tế 13611 (2014, tr 3), trong bản hướng dẫn: Phiên dịch: Hướng dẫn cho cộng đồng phiên dịch, thì định nghĩa phiên dịch được đưa ra nhƣ sau: ―Phiên dịch là chuyển tải một thông điệp bằng ngôn ngữ nói hoặc ký hiệu sang một ngôn ngữ nói hoặc ký hiệu khác, bảo tồn thể loại và ý nghĩa của nội dung ngôn ngữ nguồn‖

Như vậy, công việc phiên dịch yêu cầu người dịch phải sử dụng cùng lúc hai ngôn ngữ: nghe hiểu ngôn ngữ và kí hiệu nguồn, sau đó tái sắp xếp nội dung bằng ngôn ngữ đích ở dạng khẩu ngữ hoặc ký hiệu Trong khi thực hiện các thao tác này, người phiên dịch không được nhận một sự trợ giúp nào từ các cá nhân hay tập thể bên ngoài mà chỉ có thể lĩnh hội ngôn ngữ từ các khách hàng của mình, truyền tải thành các thông điệp mang ý nghĩa và dạng văn bản giống hệt nhƣ ngôn ngữ nguồn Áp lực lớn nhất mà người phiên dịch phải đối mặt là vấn đề thời gian trong khi dịch Hoạt động phiên dịch không cho phép người làm công việc này có thể dừng lại hoặc nghỉ ngơi Khi mà các khách hàng còn tiếp tục trao đổi thông tin thì người phiên dịch phải hoàn thành công việc của mình Trong khi tiến hành phiên dịch, người làm công tác phiên dịch phải lắng nghe và hiểu được thông điệp mà người nói nói ra bằng ngôn ngữ nguồn Dựa vào đó, người phiên dịch phải tìm những cụm từ tương đương ở ngôn ngữ đích để truyền tải Tuy nhiên, khi người nói chỉ nói một lần thông điệp, với độ dài ngắn khác nhau, có thể là một cụm khoảng mười từ, nhưng có thể là vài phút với hàng trăm từ, thì thực tế xảy ra là, có rất nhiều thông tin có thể bị bỏ lỡ nếu như người phiên dịch thiếu độ tập trung cao, hoặc không quen thuộc với chủ đề đang đƣợc thảo luận, hoặc bản thân người phiên dịch không theo kịp với tiết tấu của cuộc hội thoại Có rất nhiều vấn đề có thể xảy ra trong khi làm công tác phiên dịch Vì vậy, hoạt động phiên dịch là một trong những công việc có áp lực rất lớn

Trên thực tế, trong các bản dịch viết của các tác phẩm văn học, các thông điệp chính trị, hoặc các hợp đồng, có thể có một bản dịch hoặc có nhiều dị bản cho một bản gốc Trong các bản dịch khác nhau, cách trình bày có thể khác nhau nhƣng nội dung đƣợc chấp nhận nếu truyền tải đƣợc ý nghĩa của bản gốc Thông thường, đối với các văn bản biên dịch, một khi đã được xuất bản chính thống thì

8 các bản dịch này đều có tính chính xác cao và đƣợc chấp nhận rộng rãi Ngƣợc lại, văn bản phiên dịch thì lại không giống như vậy Người dịch có thể mắc lỗi ở ngay cả những hội nghị lớn hoặc những cuộc họp quan trọng Mặc dù điều này là ít khi xảy ra nhƣng không phải là không có Sở dĩ có những khiếm khuyết trong công tác phiên dịch là do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến người phiên dịch trong lúc thực hiện công việc Một trong những thách thức rõ ràng nhất là họ không có thời gian để xem xét lại những nội dung mà mình vừa dịch và cũng không có cơ hội để chỉnh sửa những sai sót Có thể thấy rằng, với những yêu cầu và áp lực cao trong công tác phiên dịch, đây là một lĩnh vực đầy thách thức đối với những người làm công tác này cho dù phiên dịch trong bất kỳ lĩnh vực nào

Phiên dịch là một hoạt động đòi hỏi sự kết hợp của rất nhiều năng lực của người làm công tác này, để thực hiện việc phiên dịch có chất lượng đòi hỏi người phiên dịch phải có năng lực ngôn ngữ tốt Ẩn sâu dưới đó là kiến thức rộng về văn hóa, xã hội và lĩnh vực mà người phiên dịch đảm nhiệm Khi thực hiện các kỹ thuật phiên dịch, trước hết người phiên dịch phải lắng nghe và có được độ nhanh nhạy khi nắm bắt thông tin của người nói, dựa vào trí nhớ của mình cùng với các phương tiện hỗ trợ trí nhớ như việc ghi chép nhanh các từ khóa, ý chính, số liệu vv… để hỗ trợ cho việc truyền tải ngôn ngữ từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách chính xác nhất Hoạt động phiên dịch không giống như biên dịch, vì phiên dịch được thực hiện dưới điều kiện áp lực cao Người phiên dịch không có thời gian chuẩn bị dữ liệu trước những nội dung sẽ dịc, ngƣợc lại, họ phải chuẩn bị sẵn sàng để nghe đến đâu dịch đến đó Đồng thời phải truyền tải ngôn ngữ kịp thời mà gần nhƣ không có thời gian trống để tƣ duy Vì vậy, những kỹ năng căn bản mà một phiên dịch viên cần có gồm: Độ nhanh nhạy, khả năng tập trung cao, trí nhớ tốt, khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt vv… Tất cả những kỹ năng này nằm trên một nền tảng là kiến thức ngôn ngữ và văn hóa sâu rộng cũng như kiến thức về lĩnh vực mà người phiên dịch làm việc đảm bảo đủ để có thể dịch chính xác Việc củng cố trí nhớ nhớ đối với người phiên dịch trong lúc thực hiện thao tác dịch là rất quan trọng Trong khi dịch, tùy vào tình huống mà phiên dịch viên sẽ phải vận dụng cả trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn Trong tình huống diễn giả cho rằng một số từ, cụm từ quan trọng, họ sẽ dừng lại sau chúng, thông tin sẽ không quá nhiều và người phiên dịch chỉ cần vận dụng trí nhớ ngắn hạn Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác,

9 do điều kiện tình huống giao tiếp, diễn giả có thể nói một đoạn dài đến nhiều phút hoặc hàng tiếng đồng hồ thì việc ghi chép để hỗ trợ trí nhớ đối với người phiên dịch là vô cùng quan trọng Ví dụ:

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan có cuộc hội đàm với Ủy viên Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng Ngoại trưởng Vương Nghị ở thành phố Anchorage, Alaska vào ngày 18 và 19.3.2021 (giờ Mỹ), hai bên đã có cuộc khẩu chiến nảy lửa Phiên dịch viên phía Trung Quốc lúc đó phải sử dụng gần 2.000 từ tiếng Anh để phiên dịch những phát biểu của ông Dương Trong trường hợp này, bản ghi chép dài nhiều trang của phiên dịch viên là một tài liệu vô cùng quan trọng để hỗ trợ việc dịch nội dung một cách hoàn hảo nhất

Nhƣ vậy, có thể thấy rằng phiên dịch viên là một vị trí công việc đòi hỏi những nhân sự phải có kiến thức sâu rộng về ngôn ngữ và văn hóa Bên cạnh đó, họ cần phải có những khả năng thiên phú nhƣ tƣ duy linh hoạt, đầu óc nhạy bén trí nhớ tốt Ngoài ra, một phiên dịch viên chuyên nghiệp cần phải tuân thủ những nguyên tắc nghề nghiệp một cách nghiêm túc bởi tính chất nhạy cảm của công việc mà họ theo đuổi.

Quy trình phiên dịch

Theo Hội Xây dựng Tài liệu và Kiểm tra Hoa Kì (ASTM International , F2089), (2015), khi quy định ―Tiêu chuẩn thực hiện hoạt động phiên dịch,‖ Hội đã đưa ra tuyên bố về phiên dịch như sau: ―Là quy trình mà trước tiên là hiểu, phân tích, và xử lý một thông điệp dưới dạng ký hiệu hoặc ngôn ngữ nói và sau đó truyền tải một cách trung thành sang một ngôn ngữ ký hiệu hoặc ngôn ngữ nói khác.‖

Như vậy, về quy trình thực hiện công tác phiên dịch, trước tiên người phiên dịch phải hiểu đƣợc thông điệp Để thực hiện đƣợc công đoạn này thành công, tạo nền tảng cho việc phiên dịch thông điệp một cách chính xác, người phiên dịch sẽ phải tập trung lắng nghe nội dung mà người nói đang muốn truyền tải Sau đó, người phiên dịch sẽ phải vận dụng kiến thức nền có sẵn để liên hệ với thông tin đang đƣợc truyền tải Từ đó, có thể hiểu đƣợc một cách chính xác nhất ý nghĩa của thông điệp Chẳng hạn, một phiên dịch viên đang thực hiện công tác phiên dịch trong lĩnh vực y tế, mà cụ thể là dịch cho một bệnh nhân bị đau ruột thừa Trong trường hợp này, những trao đổi giữa bác sĩ và bệnh nhân sẽ có rất

10 nhiều từ chuyên môn khi nói về các triệu chứng và tƣ vấn về bệnh tật Tình huống này đòi hỏi người phiên dịch phải có kiến thức căn bản về lĩnh vực y học, đồng thời phải đƣợc trang bị vốn từ vựng liên quan đến lĩnh vực này Phải có bề dày kiến thức về y học nhất định, người phiên dịch mới có thể hiểu chính xác đƣợc những nội dung mà bác sĩ và bệnh nhân cần trao đổi, tránh những hiểu lầm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng

Sau khi thông điệp đã được hiểu chính xác người phiên dịch cần đưa ra những phân tích, chẳng hạn như thông điệp mà người nói vừa trao đổi gồm mấy ý Thao tác này sẽ giúp cho việc sắp xếp văn bản nói ở ngôn ngữ đích của người phiên dịch đƣợc chuẩn xác Việc phân tích, đánh giá đƣợc thực hiện trong một quy trình rất nhanh đối với thông điệp vừa nghe đƣợc Thao tác phân tích gần nhƣ đƣợc thực hiện theo phản xạ và tùy thuộc vào cách thức tƣ duy của từng phiên dịch viên

Khi phiên dịch viên đã phân tích thông điệp trong một khoảng thời gian cực kỳ ngắn thì gần nhƣ đồng thời phải xử lý thông tin bằng cách trau chuốt lại thành ý trọn vẹn và truyền tải sang ngôn ngữ đích Căn cứ vào những phân tích chính xác trước đó, việc sắp xếp ý của người phiên dịch trong ngôn ngữ đích sẽ đạt độ trung thành cao

Nhƣ vậy, mặc dù hoạt động phiên dịch diễn ra gần nhƣ ngay tức thì sau khi người nói kết thúc trao đổi lời thoại, hoặc dừng lại giữa chừng để người phiên dịch thực hiện công việc, thì các bước trong quy trình mà một phiên dịch viên phải trải qua được miêu tả như trên Việc thực hiện đầy đủ các bước này đòi hỏi người phiên dịch phải thao tác rất nhanh và chính xác Quy trình phiên dịch tạo ra áp lực với bất kỳ ai, cho dù người có kiến thức dày dặn và kỹ năng thành thạo cũng đều phải tập trung cực kỳ cao độ và có sự hỗ trợ trí nhớ trong khi làm công tác phiên dịch để tránh sai sót.

Ghi chép nhanh và tầm quan trọng của ghi chép nhanh trong phiên dịch10 1.5 Nội dung và cách thức ghi chép nhanh trong phiên dịch

Theo Nguyễn Quốc Hùng (2007, tr.95), ―Ghi chép là một kỹ thuật quan trọng Trong quá trình nghe, chuẩn bị dịch, người phiên dịch cần phải thành thạo trong việc ghi chép‖ Vì vậy, ghi chép là một hoạt động mà người phiên dịch cần phải được rèn giũa để thực hiện công việc của mình Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về ghi chép trong phiên dịch Trong tiếng Anh, thuật ngữ này

11 đƣợc gọi là note-taking, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ ghi chép nhanh, do những đặc trƣng của loại hình ghi chép này khác với ghi chép thông thường

Về cách thức, ngay khi người nói vừa nói ra lời thoại, thì phiên dịch viên đã phải thực hiện thao tác ghi chép nhanh Về nội dung, người ghi chép sẽ không ghi tất cả các từ ngữ mà người nói vừa nói ra ở dạng đầy đủ Ngược lại, họ sẽ sử dụng các chữ viết tắt, các ký hiệu, các hình vẽ, ghi xuống các ý chính, con số vv…sao cho việc ghi chép đạt đƣợc tốc độ nhanh nhất, và khi đọc lại, người phiên dịch vẫn hiểu được nội dung mà họ vừa mã hóa Có thể nói rằng, trong khi thực hiện việc phiên dịch, phiên dịch viên sẽ thực hiện một lần giải mã và hai lần mã hóa ngôn ngữ Cụ thể, họ phải giải mã ngôn ngữ nguồn thành những cụm mang ý nghĩa trọn vẹn để truyền tải lại Bên cạnh đó, họ phải mã hiệu hóa những cụm từ mang ý nghĩa này thành các dạng viết tắt, biểu tƣợng, hình minh họa vv… để hỗ trợ trí nhớ Có đƣợc dạng mã hóa có tính cá nhân rất cao này người phiên dịch sẽ dựa vào đó để mã hóa nội dung này sang ngôn ngữ đích

Ghi chép nhanh là hoạt động kết hợp giữa tƣ duy và vận động, hoạt động ghi chép đòi hỏi phải có sự thu nhận thông tin ghi nhớ và sắp đặt lại thành các cụm từ, câu có nghĩa để truyền tải thành một dạng văn bản mới của người ghi chép Mặc dù về cơ bản, nội dung ghi chép là giống với những gì người ghi đƣợc nghe nhƣng xét về chi tiết, những cụm từ sử dụng cụ thể trong bản ghi chép có thể không hoàn toàn giống với bản gốc Sự khác biệt giữa từ ngữ trong bản ghi chép nhanh so với bản gốc ở đây nằm ở chỗ, những nội dung đƣợc ghi chép lại đã qua xử lý của não bộ, đặc biệt là vùng trí nhớ ngắn hạn của người ghi chép Đối với việc ghi chép nhanh, người phiên dịch phải ghi xuống nội dung người nói truyền tải, trong khi ghi chép, người nói sẽ không có bất kỳ một quãng thời gian ngừng nghỉ nào giống như đọc chính tả Hoạt động này đòi hỏi người ghi chép nhanh phải có đầu óc tập trung cao, khả năng tƣ duy linh hoạt, khả năng vận động tốt, bên cạnh đó, cần phải đƣợc đào tạo để có đƣợc kỹ thuật ghi chép nhanh Đối với hoạt động phiên dịch, đặc biệt là hình thức dịch đuổi, một hình thức phổ biến nhất trong các loại hình dịch nhƣ dịch tại phiên tòa, dịch theo phái đoàn, dịch cộng đồng vv… thì việc ghi chép nhanh của người phiên dịch cần phải đƣợc rèn giũa, củng cố, và nâng cao Việc ghi chép nhanh hiệu quả sẽ hỗ trợ phiên dịch viên trong dịch thuật nâng cao chất lƣợng dịch thuật Bởi vì

12 khi các nội dung đƣợc ghi chép xuống chính xác nhất so với nội dung văn bản gốc thì người dịch có thể dựa vào những gợi ý đó để kích hoạt trí nhớ ngắn hạn, hỗ trợ trí nhớ dài hạn, vận dụng khả năng ngôn ngữ và dịch văn bản một cách chính xác nhất

Các giai đoạn của thao tác phiên dịch nhƣ trình bày ở mục 1.3., bao gồm các giai đoạn: hiểu, phân tích, và xử lý thông tin trước khi người dịch truyền tải từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích Trong đó, việc ghi chép nhanh sẽ nằm ở ngay khâu phân tích và xử lý thông tin Khi phiên dịch viên có thể phân tích được các nội dung ý chính của người nói một cách chính xác thì việc ghi chép nhanh mới đảm bảo đƣợc tính hiệu quả Có thể thấy, việc ghi chép nhanh là một thao tác thể hiện ra cách tư duy của người phiên dịch khi xử lý thông tin mà khách hàng của họ muốn diễn đạt

Trong những trường hợp người nói chỉ nói những đoạn ngắn trong vòng khoảng vài chục từ trở xuống, thì với những phiên dịch viên giàu kinh nghiệm, năng lực cao sẽ không cần phải ghi chép nhanh Lúc này, họ có thể kích hoạt tính nhớ ngắn hạn để hỗ trợ cho việc dịch Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận, các bên tham gia thường cố gắng diễn đạt đầy đủ ý kiến của mình trong một lượt thoại, nội dung diễn đạt thường dài Trong tình huống này, người phiên dịch cần phải có những công cụ hỗ trợ trí nhớ, mà ghi chép nhanh là công cụ duy nhất của họ Còn đối với các phiên dịch viên ít kinh nghiệm, thì việc ghi chép nhanh là vô cùng cần thiết, kể cả đối với những đoạn thoại tương đối ngắn Mục đích của việc này là đảm bảo truyền tải đƣợc đầy đủ, chính xác nội dung mà họ dịch, và không mắc phải sai lầm nào

Có thể thấy rằng, ghi chép nhanh là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với người làm công tác phiên dịch Bởi vì ghi chép nhanh phải sử dụng dạng mã hóa khác với ghi chép thông thường cho nên người làm công tác phiên dịch phải đƣợc tiếp cận, thực hành, và tự xây dựng cho mình những mã hiệu để sử dụng khi thực hiện công việc

1.5 Nội dung và cách thức ghi chép nhanh trong phiên dịch

Nhƣ đã đề cập ở phần trên, trong phiên dịch, việc nắm vững kỹ năng ghi chép nhanh đóng một vai trò rất quan trọng nhằm lưu giữ những thông tin mà người nói thể hiện trong ngôn ngữ nguồn, từ đó đặt cơ sở cho việc xử lý thông tin và dịch chính xác sang ngôn ngữ đích Trong nội dung tiếp theo, chúng tôi sẽ

13 trình bày về cách thức mà việc ghi chép nhanh nên áp dụng để có hiệu quả tốt nhất

1.5.1 Nội dung ghi chép nhanh

Theo Nguyễn Quốc Hùng, (2007, tr.96-98), Rozan (1956, tr.15), đối với nội dung ghi chép nhanh, phiên dịch viên cần tập trung vào ghi lại những nội dung sau: (1) Ghi ý chính mà không phải là ghi tất cả thông tin chi tiết mà người nói nói ra Việc ghi ý chính sẽ giúp người phiên dịch có được một bộ khung gồm các nội dung căn bản, để có bước được bức tranh tổng thể về những nội dung cần dịch (2) Bên cạnh đó phiên dịch viên cần ghi tên riêng bởi vì tên riêng thường gây khó khăn đối với trí nhớ của người phiên dịch (3) Một nội dung nữa mà người phiên dịch cần chú ý ghi chép là số liệu và ngày tháng, bởi vì những nội dung này khó nhớ, không giúp phiên dịch viên có thể liên tưởng đến hình ảnh nào có sẵn trong đầu để nhớ dễ dàng, và rất dễ bị nhầm lẫn trong khi thực hiện công tác phiên dịch (4) Trong trường hợp người nói liệt kê nhiều chủng loại sự vật thì phiên dịch viên cần phải ghi chép đầy đủ Lý do là vì các chủng loại này là các đơn vị độc lập, cá biệt và không thể hỗ trợ để giúp phiên dịch viên có thể vận dụng chủng loại này mà nhớ ra các chủng loại khác (5) Để đảm bảo việc phiên dịch được chính xác, người phiên dịch cũng cần ghi chép đầy đủ các từ nối Từ nối chính là các ―biển chỉ dẫn‖ khi hàm chỉ nội dung ý nghĩa mà người nói muốn truyền tải Đây là 5 nội dung mà phiên dịch viên cần tập trung ghi chép khi thực hiện công tác phiên dịch

1.5.2 Cách thức ghi chép nhanh Để tối ưu hóa nội dung ghi chép nhanh của mình, người phiên dịch cần chọn cách thức trình bày các mã hiệu trong văn bản ghi chép nhanh Theo Nguyễn Quốc Hùng (2007, tr.100 - 105) có hai cách trình bày loại văn bản đặc biệt này: (1) Sử dụng sơ đồ và (2) Ghi theo chiều thẳng đứng Còn theo Rozan

(2002, tr 20 - 22), có 2 cách để ghi chép nhanh: (1) Ghi theo chiều thẳng đứng (Verticality), trong cách thức này, ông chia nhỏ thành hai cách trình bày thành phần là: Nhóm thông tin (Stacking) và Sử dụng ngoặc đơn (Using brackets); (2) Ghi lùi dòng (Shift), ông định nghĩa phương thức ghi chép này như sau: ―Ghi chép nhanh bằng cách lùi dòng là viết các mã hiệu xuống dòng bên dưới vào đúng vị trí tương đương ở dòng trên nếu chúng được nhắc lại ở dòng trên.‖ (tr.20) (Nhƣng trên thực tế thì những thông tin này không đƣợc nhắc lại, vì ý

14 nghĩa của chúng đã đƣợc hiểu trong ngữ cảnh giao tiếp) Cùng sử dụng thuật ngữ ―Ghi theo chiều thẳng đứng‖ nhƣng cách thức ghi theo chiều thẳng đứng của Nguyễn Quốc Hùng và Rozan không giống nhau Cụ thể, hình thức ghi này của Rozan là theo chiều thẳng đứng đúng nghĩa, nghĩa là tất cả các thông tin đƣợc ghi theo ý, tổ chức theo chiều dọc và các ý có căn cùng một bên lề trái Trong khi đó, hình thức ghi theo chiều thẳng đứng của Nguyễn Quốc Hùng có cách thức ghi chép nhanh giống với cách ghi lùi dòng do Rozan đề xuất Ở đây, các thông tin cũng đƣợc tổ chức theo một ý trọn vẹn trình bày từ trên xuống nhƣng ý phụ đƣợc lùi vào so với ý chính Xét về sự phù hợp giữa khái niệm và cách mô tả, ví dụ minh họa, chúng tôi theo khái niệm Ghi lùi dòng và Ghi theo chiều thẳng đứng của Rozan Để làm rõ những cách thức ghi chép trên, chúng tôi xin minh họa nhƣ sau:

1.5.2.1 Ghi chép nhanh sử dụng sơ đồ

Theo Nguyễn Quốc Hùng (2007, tr.101), khi ghi chép nhanh, có thể sử dụng sơ đồ thông tin Sơ đồ thông tin tổng quát đƣợc đƣa ra nhƣ sau:

Sơ đồ 1: Cách thức ghi chép nhanh (Nguyễn Quốc Hùng, 2007, tr.101)

Ví dụ cụ thể được đưa ra như sau: Với câu gốc: Một người đàn ông lạ bước vào phòng, mặt mũi dữ tợn, tay cầm một tờ giấy Cách thức tổ chức ý để ghi chép nhanh đƣợc thực hiện nhƣ sơ đồ sau:

(Nguyễn Quốc Hùng, 2007, tr.101) Ở đây, các thông tin đƣợc tổ chức trong đó ý chính nằm ở giữa và các ý cụ thể nằm ở các ô vệ tinh

Supporti ng idea – 3 (Phát triển ý

Một người đàn ông lạ bước vào phòng Mặt mũi dữ Tay cầm một tợn tờ giấy

1.5.2.2 Ghi theo chiều thẳng đứng

Theo Rozan (2002, tr.20), ví dụ việc ghi chép theo chiều thẳng đứng đƣợc minh họa nhƣ sau:

Cụm: ―The report on the The Western Europe‖ (Báo cáo về tình hình Tây Âu), đƣợc thể hiện theo cách mã hiệu sau:

WEm Ở ví dụ trên, cụm từ ―the report on Western Europe‖ đƣợc viết theo hàng ngang với 5 từ, gồm 24 chữ cái, tác giả đã mã hiệu thành 9 chữ cái và ký hiệu, tách hai cụm ―the report‖ và ―Western Europe‖ lần lƣợt thành Rort và WEm Giới từ ―on‖ (đối với/ở trên/về) đƣợc biểu thị bằng dấu gạch ngang, chia ranh giới giữa hai cụm này

Mã hiệu hóa và vai trò của việc mã hiệu hóa ngôn ngữ trong ghi chép

Mã hiệu hóa ngôn ngữ trong phiên dịch là việc sử dụng các kí hiệu ghi chép lại lời nói, mà không phải sử dụng ngôn ngữ thông thường Mục đích của việc mã hiệu hóa này là nhằm tiết kiệm thời gian, giúp người ghi chép có thể theo kịp ý của người nói Mã hiệu trong ghi chép nhanh trong phiên dịch, vì thế, là các kí hiệu đặc biệt, ngắn gọn, giúp người dịch đẩy nhanh tốc độ trong việc ghi chép, và đồng thời hỗ trợ trí nhớ ngắn hạn của họ

Các mã hiệu có thể đƣợc sử dụng thuận lợi bởi vì chúng không thuộc về bất kỳ một ngôn ngữ nào và có thể đƣợc đọc một cách dễ dàng Herbert (1952, tr.40) cho rằng người phiên dịch cần có một hệ thống các ký hiệu và chữ viết tắt mà bản thân mình đã xây dựng nên Ví dụ nhƣ, hệ thống này có thể đƣợc xây dựng khi họ còn học ở trường đại học

Việc sử dụng các mã hiệu sẽ giúp người phiên dịch tiết kiệm được thời gian trong ghi chép, đồng thời giúp họ có thể ghi đƣợc một ý trọn vẹn Bởi vì mục đích của việc ghi chép trong phiên dịch là ghi theo ý Sau khi người phiên dịch nghe và hiểu trọn vẹn một ý thì mới ghi nội dung của toàn bộ ý Như vậy, đương nhiên từ đƣợc chú trọng nhất ở đây là từ khóa của đoạn nội dung đó Trong trường hợp đó, nếu từ được viết tắt sẽ tiết kiệm được thời gian Đồng thời, những yếu tố phụ quanh từ khóa, những từ biểu thị các mối quan hệ đƣợc thể hiện bằng ký hiệu sẽ giúp người phiên dịch chuyển ý dễ dàng hơn trong khi dịch

Như các ví dụ chúng tôi đã trình bày ở mục trước, việc ghi chép nhanh sử dụng các từ viết tắt và các ký hiệu có thể giúp tiết kiệm thời gian của người

17 phiên dịch so với ghi chép đầy đủ đến 2/3 thời gian Thực tiễn cho thấy rằng, ghi chép nhanh là một thao tác không thể thiếu đối với người phiên dịch, và nền tảng của việc ghi chép nhanh này là các từ viết tắt và các ký hiệu quen thuộc với người phiên dịch Tình huống này đòi hỏi người phiên dịch phải học hỏi, xây dựng, và làm quen với một hệ thống các ký hiệu, các cách viết tắt biểu thị các từ sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau mà người phiên dịch tiến hành công việc.

Vị trí và vai trò của môn Phiên dịch 3 trong chương trình đào tạo sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh

Trong chương trình đào tạo của ngành Ngôn ngữ Anh định hướng biên phiên dịch, học phần Phiên dịch 3 đƣợc học sau các học phần điều kiện tiên quyết là Phiên dịch 1, Phiên dịch 2 và Lý thuyết dịch Đối với các học phần bổ trợ, học phần Phiên dịch 3 cũng đƣợc học sau học phần Biên dịch 1 và Biên dịch

2 và các học phần kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong chương trình Đồng thời, Phiên dịch 3 đƣợc học song song với học phần Biên dịch 3 Trong mục tiêu của chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Hồng Đức

(2017), nội dung liên quan đến dịch thuật đƣợc công bố nhƣ sau:

Có kiến thức thực tế vững chắc về ngôn ngữ và văn hóa Anh Mỹ để làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là công tác biên phiên dịch

Có kiến thức lý thuyết toàn diện, chuyên sâu về lý luận và phương pháp dịch thuật để làm việc độc lập với tư cách là một biên, phiên dịch viên, nhân viên giao dịch quốc tế tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo cũng được quy định như sau:

Vận dụng kiến thức về ngôn ngữ Anh, lý luận và phương pháp dịch thuật vào giải quyết các vấn đề liên quan đến tiếng Anh và công tác biên, phiên dịch; Áp dụng kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp dịch thuật, tiếp cận và vận dụng đƣợc kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ trong thực tiễn hoạt động biên, phiên dịch tại các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức Nhà nước hoặc tư nhân

Dịch đƣợc các văn bản, diễn ngôn ở nhiều dạng thức khác nhau nhƣ dịch theo chủ để, dịch theo thể loại văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng Anh

Nhƣ vậy, các học phần biên phiên dịch phải trang bị cho sinh viên đƣợc các kiến thức cơ bản về lý luận, các phương pháp dịch thuật cũng như cách tiếp cận các văn bản và thể loại trong phiên dịch Người học cần phải được thực hành dịch nhiều loại văn bản khác nhau ở các chủ đề khác nhau, vận dụng vào làm công tác phiên dịch sau khi ra trường

Có thể thấy rằng, Phiên dịch 3 là một học phần giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng phiên dịch Là học phần mà trong đó người học sẽ phải phải thể hiện đƣợc kỹ năng dịch các loại văn bản đa dạng và biết vận dụng tất cả những kỹ năng, kỹ xảo trong dịch thuật để thực hiện dịch các văn bản nói Từ những yêu cầu trên, việc người học cần phải xây dựng các mã hiệu giúp việc ghi chép nhanh, hỗ trợ trí nhớ khi thực hiện công tác phiên dịch của mình là vô cùng cần thiết.

Những khó khăn mà người học thường gặp khi thực hành phiên dịch

Khi xây dựng câu hỏi điều tra để tìm hiểu những khó khăn sinh viên gặp phải khi thực hành phiên dịch, chúng tôi dựa trên những khó khăn trong phiên dịch mà các nghiên cứu trước đó đã đưa ra Bên cạnh đó, các mức độ khó khăn đƣợc xây dựng dựa trên các mức của thang đo Likert, với 5 mức, tùy theo vấn đề câu hỏi nêu ra Số liệu thu thập đƣợc đƣợc xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0 Trong thực tế, những khó khăn trong phiên dịch đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, chẳng hạn nhƣ Racoma (2017) cho rằng, tốc độ nói là một trong số các vấn đề gây khó khăn cho người làm công tác phiên dịch Trong khi đó, Murtiningsih và Ardlillah (2020, tr.227) đánh giá những khó khăn mà sinh viên gặp phải xuất phát từ các phương diện: từ vựng, giọng địa phương không quen thuộc, thiếu kiến thức văn hóa, tốc độ của người nói nhanh, Tan Kai De, Amini, Lee, (2021, tr 63-650) nêu những khó khăn mà người dịch các bài kinh cầu tại nhà thờ nhƣ: trở ngại xuất phát từ hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ vv…Trong nghiên cứu này, khi tìm hiểu về những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong khi thực hành phiên dịch, chúng tôi tập trung vào 3 nội dung chính: (1) những khó khăn và áp lực mà sinh viên phải đối mặt, (2) Những thách thức liên quan tới nội dung và tài liệu học tập môn phiên dịch và (3) Khó khăn liên quan đến thao tác

19 ghi chép nội dung trong khi tiến hành phiên dịch Để tìm hiểu những khó khăn của sinh viên khi học học phần phiên dịch, chúng tôi tập trung câu hỏi điều tra vào những vấn đề sau: (1) Mức độ khó của học phần Phiên dịch, trong đó, mức độ khó của học phần này đƣợc chia từ dễ (mức 5) đến rất khó (mức 1) Về mức độ khó khăn của học phần phiên dịch qua đánh giá của sinh viên số liệu cụ thể đƣợc trình bày trong bảng sau:

Bảng 1a: Mức độ khó của học phần Phiên dịch qua số liệu chung:

Số lƣợng Giá trị hợp lệ 45

Số người không trả lời 0

Giá trị trung vị 2.0000 Độ lệch chuẩn 81153

Phương sai 659 Độ biến thiên 3.00

Số liệu cho thấy, giá trị trung bình và trung vị trong bảng dữ liệu là 1.9778, Điều này có nghĩa là phần lớn sinh viên đều cho rằng, môn phiên dịch là một môn học khó Bên cạnh đó, số liệu cũng cho thấy điểm tối thiểu và điểm tối đa được lựa chọn tương ứng là 1 và 4 Điều này có nghĩa là không có sinh viên nào lựa chọn mức độ dễ cho học phần Phiên dịch Độ lệch chuẩn, phương sai

Ngày đăng: 27/03/2024, 09:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w