Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC NGUYỄN THỊ LAN QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THÀNH PHỐ THANH HỐ – ĐƠNG SƠN, TỈ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
NGUYỄN THỊ LAN
QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THÀNH PHỐ THANH HOÁ – ĐÔNG SƠN, TỈNH THANH HOÁ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 8340301
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ
Người hướng dẫn khoa học: TS Tôn Hoàng Thanh Huế
THANH HÓA, NĂM 2022
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 về về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đặt ra mục tiêu xây dựng tỉnh Thanh Hóa thành một trong bốn cực tăng trưởng của cả nước Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Thanh Hoá cần tiến hành đồng bộ nhiều hành động với nhiều giải pháp Trong đó, tăng cường thu ngân sách nhà nước và sử dụng có hiệu quả là một trong những điều kiện tiên quyết để duy trì hoạt động và phát huy được vai trò của bộ máy Nhà nước, từ đó mới có thể xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, an ninh quốc phòng của tỉnh
Từ lâu, thuế đã khẳng định tầm quan trọng trong thu ngân sách nhà nước Năm 2020, thu cân đối ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 31.552 tỷ đồng, trong đó nguồn thu
từ thuế, phí đạt 20.553 tỷ đồng, chiếm hơn 65%; Đến năm 2021, thu cân đối ngân sách đạt trên 32.420 tỷ, trong đó thu từ thuế, phí đạt 23.350 tỷ đồng, chiếm 72% Riêng đối với thành phố Thanh Hoá, năm 2020 tổng thu cân đối ngân sách địa phương đạt hơn 3.079 tỷ đồng trong đó thu từ thuế, phí là hơn 2.708,5 tỷ đồng, chiếm 87,97%
Chi cục thuế khu vực thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn (gọi tắt là Chi cục) chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm, quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên qua đến thuế trên địa bàn thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn [4] Kết quả thu NSNN của Chi cục tăng dần qua các năm, năm 2019 tổng thu NSNN của Chi cục đạt trên 3.371,1 tỷ đồng, con số này năm 2020 và 2021 là 3.464,7 tỷ đồng và 4.015 tỷ đồng Đối với hộ kinh doanh cá thể, nếu như năm 2019, trên địa bàn có 13.389 hộ kinh doanh, thu thuế tăng so với năm 2018 là 524,2 tỷ đồng thì đến năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng
nề của dịch bệnh Covid-2019, số lượng hộ kinh doanh giảm còn 11.923 hộ, nhiều sắc thuế được miễn giảm nhưng số thuế thu được vẫn tăng 334 tỷ đồng Chi cục cũng hướng dẫn cho các đơn vị chuyển đổi thành công và áp dụng công nghệ thông tin và kê khai và nộp thuế theo đề án hiện đại hóa công tác quản lý thuế… Kết quả này một mặt chứng tỏ sự phát triển kinh tế của khu vực, đồng thời cũng cho thấy sự nỗ lực trong quản lý điều hành hoạt động thu NSNN của Chi cục, đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn
do dịch bệnh, thành phố thực hiện nhiều lần giãn cách xã hội, năm 2020, chính phủ còn ban hành các chính sách tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuế đất, giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước… Tuy nhiên, trong quá trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, Chi cục
còn tồn tại những hạn chế như Tỉ lệ hộ quản lý thu thuế/ tổng số hộ trên bộ thuế còn thấp
(đạt dưới 50%); còn tình trạng khiếu kiện trong thu thuế; mức thuế một số ngành nghề của các hộ kinh doanh còn chưa phù hợp với thực tế quy mô của hộ kinh doanh; quản lý thu thuế chưa đầy đủ diện hộ, một số hộ kinh doanh có quy mô phát triển nhưng chưa điều chỉnh mức thuế kịp thời, tình trạng chây ỳ, nợ đọng thuế vẫn còn phổ biến… những hạn chế này ảnh hưởng đến quá trình và kết quả kiểm soát thu ngân sách nhà nước của Chi cục Do
đó cần phải đánh giá lại quá trình quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể và có giải pháp phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động thu thuế trên địa bàn
Trang 3Xuất phát từ những lý do trên, đề tài "Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá” được lựa
chọn làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu tổng quát
Thông qua hệ thống hóa cơ sở lý luận, luận văn phân tích thực trạng quản lý thu thuế
hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá Từ đó tìm ra giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá
3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế trên đại bàn Thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn
+ Phạm vi thời gian: hoạt động quản lý diễn ra từ năm 2020 đến 2022
+ Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những nội dung liên quan đến hoạt động Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn
4 Phương pháp nghiên cứu
- Nguồn dữ liệu:
+ Dữ liệu thứ cấp: Luận văn thu thập các dữ liệu thứ cấp từ sách, tạp chí, luận văn, luận án, các báo cáo, dự toán… có nội dung liên quan đến quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể và quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá
- Đông Sơn
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê:
+ Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, ngành có liên quan, đặc biệt là số liệu từ Chi cục Thuế khu vực Thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn
+ Tổng hợp các tài liệu hiện có về kiểm soát ngân sách nhà nước đã được đăng tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị, kết quả của các đợt kiểm tra của các tổ chức, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, các luận văn thạc
sỹ, luận án tiến sỹ có liên quan
Trang 4Phương pháp so sánh
Căn cứ số liệu thu thập, tác giả tiến hành tính toán, so sánh để chỉ ra sự thay đổi trong Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực Thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn giữa các năm, năm sau so với năm trước Từ đó đánh giá được xu hướng biến động, các thành quả, hạn chế và chỉ nguyên nhân để có giải pháp khắc phục phù hợp và hiệu quả
5 Cấu trúc của luận văn
Luận văn có cấu trúc 3 chương gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể
Chương 2: Thực trạng Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Chương 3: Giải pháp tăng cường Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ
TẠI CHI CỤC THUẾ 1.1 Cơ sở lí luận về thu thuế và hộ kinh doanh cá thể
1.1.1 Khái niệm, chức năng, vai trò của thuế
1.1.1.1 Khái niệm thuế
Thuế là khoản tiền mà người có trách nhiệm nộp thuế phải nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên cơ sở các quy định của Pháp luật
1.1.1.2 Chức năng của thuế
- Đảm bảo nguồn thu cho NSNN
- Phân phối lại thu nhập
- Điều tiết kinh tế
1.1.1.3 Vai trò của thuế
Thuế có các vai trò sau:
Thứ nh t, tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Thứ hai, Thuế kích thích tăng trưởng kinh tế
Thứ ba, thực hiện công bằng xã hội thông qua điều tiết lại thu nhập
1.1.2 Khái niệm, vai trò của hộ kinh doanh cá thể
1.1.2.1 Khái niệm hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể là cá nhân hoặc hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh Hộ kinh doanh thường chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với hoạt động kinh doanh của mình cụ thể: không có con dấu, lao động được thuê linh hoạt và có địa điểm kinh doanh cố định
1.1.2.2 Vai trò của hộ kinh doanh cá thể
- Tạo ra việc làm cho người lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho các hộ gia đình
- Góp phần tạo ra sự phát triển cân bằng giữa các vùng nông thôn và thành thị
- Khai thác và phát huy tốt nguồn lực địa phương
Trang 5- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1.1.3 Các sắc thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh cá thể
1.1.3.1 Lệ phí Môn bài
1.1.3.2 Thuế Giá trị gia tăng
1.1.3.3 Thuế thu nhập cá nhân
1.1.3.4 Thuế tiêu thụ đặc biệt
1.2 Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế
1.2.1 Khái niệm quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể
Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể còn là quá trình mà cơ quan Thuế thông qua phương pháp, cách thức, công cụ tác động vào các hộ kinh doanh cá thể nhằm đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước theo những mục tiêu xác định
1.2.2 Vai trò của quản lý thu thuế
- Đảm bảo thu đủ, thu đúng (đúng đối tượng, đúng tỷ lệ…), kịp thời, chính xác
- Đảm bảo thực thi một cách nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về thuế
- Thông qua quản lý thuế, nhà nước kiểm soát và điều tiết các hoạt động của các chủ thể theo định hướng nhất định
- Quản lý thu thuế góp phần thực hiện nhiệm vụ cấp trên đề ra trong dự toán thu thuế hàng năm
- Thông qua quản lý thu thuế, nhà nước thực hiện vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô nền kinh tế
1.3 Nội dung quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể
1.3.1 Lập dự toán thu thuế hộ kinh doanh cá thể
1.3.1.1 Khái niệm
1.3.1.2 Yêu cầu và căn cứ
1.3.2 Tổ chức thực hiện thu thuế hộ kinh doanh cá thể
1.3.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế
Để quản lý đối tượng thuế cần thực hiện theo quy trình:
Tiếp nhận tờ khai, hồ sơ thuế của người nộp thuế,
Căn cứ vào số liệu kê khai thuế của người nộp thuế tiến hành các bước theo quy trình
xử lý thông tin về số thuế phát sinh
Theo dõi, giám sát việc xử lý thông tin về số thuế phát sinh
Quản trị, tổng hợp và lưu trữ thông tin về thuế của từng hộ kinh doanh trong phạm vi phân cấp theo quá trình hoạt động của người nộp thuế
Thực hiện các chế độ về đánh giá, phân tích, báo cáo với các cấp theo quy định Xây dựng dự toán thu và tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu theo qui định
1.3.2.2 Quản lý kê khai thuế
- Đăng ký thuế
- Kê khai, nộp thuế
- Kê khai kế toán thuế
- Kê khai miễn, giảm thuế
1.3.2.3 Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế
1.3.3 Đánh giá kết quả thực hiện dự toán thu thuế hộ kinh doanh cá thể
Trang 6Đánh giá kết quả thực hiện dự toán căn cứ vào:
Thứ nh t, mức độ tăng, giảm số thu giữa năm nay với năm trước: Quản lý được coi là
hiệu quả nếu số thu năm sau cao hơ năm trước
Thứ hai, kết quả thu thực tế so với dự toán thu thuế: Chỉ tiêu này phụ thuộc vào
nhiều yếu tố và tình hình thực tế của năm thực hiện Thực hiện càng gần dự toán thì quản lý lập dự toán càng hiệu quả và công tác dự báo thu thuế tốt
Đánh giá kết quả thực hiện dự toán căn cứ vào các chỉ tiêu:
1.3.3.1 Kết quả thực hiện dự toán thu thuế
1.3.3.2 Kết quả thu thuế nợ đọng
1.3.3.3 Kết quả xử lý vi phạm pháp luật về thuế
1.3.4 Thanh tra, kiểm tra thu thuế hộ kinh doanh cá thể
Nội dung thanh tra, kiểm tra việc hướng dẫn thi hành các luật pháp lệnh thuế bao gồm: kiểm tra các quy trình chuẩn của việc soạn thảo, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật; thẩm tra tính đúng đắn, tính nhất quán, tính liên kết, tính liên tục và tính hiệu lực pháp lý của các văn bản do ngành Thuế ban hành
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế
1.4.1 Nhân tố khách quan
1.4.1.1 Hệ thống chính sách thuế
1.4.1.2 Môi trường quản lý thu thuế
1.4.1.3 Sự thay đổi phương thức quản lý thuế và cơ sở vật ch t để thực hiện quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể
1.4.1.4 Ý thức của hộ kinh doanh cá thể
1.4.2 Nhân tố chủ quan
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU THUẾ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THÀNH PHỐ THANH HOÁ - ĐÔNG SƠN, TỈNH
THANH HOÁ 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.2 Điều kiện kinh tế
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế thành phố Thanh Hoá
Giai đoạn 2020 - 2022 là giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, các chỉ tiêu phát triển kinh tế của thành phố Thanh Hoá có xu hướng biến động không đồng đều
2.1.2.2 Điều kiện kinh tế huyện Đông Sơn
Giai đoạn 2020 – 2022 là giai đoạn có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn, do hạn hán kéo dài, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã tác động đến thực hiện nhiệm vụ của huyện Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của Nhân dân trong huyện, Đông Sơn đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, hầu hết các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu vẫn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra
Thành phố Thanh Hoá là thành phố có dân cư đông đúc (dân số thành phố Thanh Hoá chiếm hơn 12% dân số toàn tỉnh Thanh Hoá) [UBND thành phố Thanh Hoá, 2021],
Trang 7mật độ dân số cao Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng hơn 73 tỷ đồng/người/năm, gấp gần 1.7 lần trung bình cả tỉnh
Huyện Đông Sơn có nhiều lợi thế trong giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế, với vị trí khá thuận lợi, nằm cận kề Thành phố Thanh Hoá, ở vị trí giao thoa các hành lang kinh tế Đông Tây - Nam Bắc của tỉnh Thanh Hoá, của vùng Bắc Trung bộ, đầu mối giao thông quốc gia, có mạng lưới cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thông giao thông nói riêng tương đối đầy đủ và phân bố đều khắp các địa phương trong huyện
2.2 Giới thiệu về Chi cục Thuế khu vực Thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn
2.2.1 Giới thiệu chung
Tên giao dịch: CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THÀNH PHỐ THANH HOÁ - ĐÔNG SƠN
Mã số thuế: 2800477229-001 được cấp vào ngày 10/02/2020, cơ quan Thuế đang quản lý: Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa - Đông Sơn
Nơi đăng ký quản lý: Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa - Đông Sơn
Địa chỉ: Số 09 Phan Chu Trinh, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá, Thanh Hoá Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn thành lập từ năm 2020 trên
cơ sáp nhập Chi cục Thuế thành phố Thanh Hoá và Chi cục Thuế huyện Đông Sơn
Chi cục Thuế Khu vực Thanh Hóa - Đông Sơn là tổ chức trực thuộc Cục Thuế Tỉnh Thanh Hóa, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, Huyện Đông Sơn theo quy định của pháp luật
2.2.2 Bộ máy tổ chức Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn
Bộ máy tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn được tổ chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ với 01 Chi cục trưởng và 02 Chi cục phó
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn
2.2.3 Chức năng Chi cục thuế khu vực thành phố Thanh Hóa - Đông Sơn
2.2.4 Một số kết quả hoạt động của Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn
2.2.5
Trang 8Triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2022 trong điều kiện gặp nhiều khó khăn, do đại dịch Covid-19 bùng phát đã tác động đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
tổ chức, cá nhân, các ngành nghề chịu ảnh hưởng nghiêm trọng như: Ăn uống, du lịch, khách sạn, vận tải, dịch vụ giải trí, thể thao… một số doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ với NSNN
Các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Thanh Hóa và huyện Đông Sơn, chủ yếu qui mô nhỏ và siêu nhỏ, khả năng cạnh tranh, ứng phó với những tác động trên thị trường thấp; trong năm số lượng doanh nghiệp mới thành lập phát triển nhanh, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều doanh nghiệp giải thể, bỏ kinh doanh và tạm ngừng kinh doanh Nhưng được
sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên và kịp thời của Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa, sự vào cuộc chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Lãnh đạo Cấp ủy, Chính quyền các cấp Ban Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa - Đông Sơn, đã xác định nhiệm vụ thu ngân sách là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, Chi cục Thuế đã kịp thời tham mưu cho UBND Thành phố và huyện Đông Sơn triển khai thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý
và khai thác nguồn thu, cùng với sự quyết tâm, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nên kết quả thực hiện dự toán năm 2020 đạt và vượt so với dự toán được giao Cụ thể như sau:
Bảng 2.1 cho thấy, mức thu thuế năm 2020 tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn đạt 3.464,715 tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2019 Trong đó, trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa là 2.708,5 tỷ đồng, đạt 92,8% dự toán tỉnh giao, đạt 89,3 %
dự toán thành phố giao, bằng 92,8% so cùng kỳ năm 2019; Trên địa bàn huyện Đông Sơn là 756,215 tỷ đồng; đạt 372,0% dự toán tỉnh giao, đạt 144,6% dự toán huyện giao, bằng 174,9% so cùng kỳ năm 2019 (Bảng 2.4) Trong điều kiện giãn cách xã hội thì đây là nỗ lực đáng ghi nhận của Đơn vị
Tổng thu trừ tiền sử dụng đất là: 987,515 tỷ đồng; đạt 96,7% dự toán tỉnh giao, bằng 91,7% so cùng kỳ năm 2019 Trong đó địa bàn thành phố Thanh Hóa là 908,500 tỷ đồng; đạt 95,8% dự toán tỉnh giao, đạt 94,2% dự toán Thành phố giao, bằng 90,5% so cùng kỳ Trên địa bàn huyện Đông Sơn là 79,015 tỷ đồng; đạt 107,9% dự toán tỉnh giao, đạt 109,9%
dự toán huyện giao, bằng 108,7% so cùng kỳ
Thu tiền sử dụng đất là: 2.477,2 tỷ đồng; đạt 118,0% dự toán tỉnh giao, bằng 109,%
so cùng kỳ năm 2019 Trong đó, địa bàn thành phố Thanh Hóa là 1.800 tỷ đồng; đạt 91,4%
dự toán tỉnh giao, đạt 87,0% dự toán Thành phố giao, bằng 94,1 % so cùng kỳ 2019 Địa bàn huyện Đông Sơn là 677,2 tỷ đồng; đạt 520,9% dự toán tỉnh giao, đạt 150,2% dự toán huyện giao, bằng 188,3% so cùng kỳ 2019
Các khoản thu đạt cao gồm: Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp đạt 128,3%, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đạt 188%, tiền thuê đất đạt 170,4% Tiền thuê đất năm 2020 đạt cao là do một số đơn vị nộp tiền thuê đất một lần như: Tập đoàn Vingroup nộp 8,3 tỷ đồng, Công ty TNHH một thành viên VINSCHOOL nộp 44,150 tỷ đồng, Công ty thương mại dịch
vụ Phúc Thịnh nộp 36,3 tỷ đồng, Công ty vật liệu xây dựng Nghi Sơn nộp 8 tỷ đồng…
Các khoản thu đạt thấp là: Lệ phí trước bạ đạt 83,9 %, thuế Công thương nghiệp – ngoài quốc doanh đạt 86,9 % Nguyên nhân thuế Công thương nghiệp – ngoài quốc doanh
Trang 9đạt thấp chủ yếu là do hụt thu từ Dự án kinh doanh bất động sản tại phường Đông Hải của Tập đoàn Vingruop
Năm 2021, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho người nộp thuế, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, miễn các khoản thuế phải nộp quý 3 và quý 4 cho hộ kinh doanh, giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe Ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, đã ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn Tuy nhiên với sự nỗ lực của toàn chi cục và sự thích ứng trong điều kiện mới của nền kinh tế, kết quả thu thuế năm 2021 cũng đạt được những kết quả đáng khích lệ
Tổng thu NSNN trên địa bàn năm 2021 là 4.015 tỷ đồng; đạt 148% dự toán tỉnh giao, bằng 115% so cùng kỳ năm 2020 Trong đó, địa bàn thành phố Thanh Hóa là 2.595 tỷ đồng; đạt 105% dự toán tỉnh giao, đạt 100 % dự toán thành phố giao, bằng 95% so cùng kỳ năm 2020; địa bàn huyện Đông Sơn là 1.420 tỷ đồng; đạt 578% dự toán tỉnh giao, đạt 242% dự toán huyện giao, bằng 187% so cùng kỳ năm 2020
Tổng thu trừ tiền sử dụng đất là 1.065tỷ đồng; đạt 120% dự toán tỉnh giao, bằng 105% so cùng kỳ năm 2020 Trong đó, địa bàn thành phố Thanh Hóa là 945 tỷ đồng; đạt 116% dựtoans tỉnh giao, đạt 112% DT Thành phố giao, bằng 101% so cùng kỳ; địa bàn huyện Đông Sơn là 120 tỷ đồng; đạt 170% dự toán tỉnh giao, đạt 162% dự toán huyện giao, bằng 143% so cùng kỳ
Tổng thu trừ tiền sử dụng đất đạt cao là do một số nguyên nhân sau:
+ Các chính sách miễn, giảm chỉ ảnh hưởng một phần trong năm 2021, phần chủ yếu ảnh hưởng sang năm 2022; Miễn, giảm các khoản thuế cho hộ kinh doanh quý 3 và quý 4 năm 2021 nhưng do Chính sách ban hành thời điểm cuối tháng 9 năm 2021 nên hầu hết các
hộ kinh doanh đã nộp thuế quý 3 và tháng 10 năm 2021
+ Tập đoàn Vingroup phát sinh số nộp lớn, trong năm đã nộp 122,3tỷ đồng
- Thu tiền sử dụng đất là: 2.950 tỷ đồng; đạt 162% dự toán tỉnh giao, bằng 120% so cùng kỳ năm 2020 Trong đó: Địa bàn thành phố Thanh Hóa là 1.650 tỷ đồng; đạt 100% dự toán tỉnh giao, đạt 94% dự toán Thành phố giao, bằng 92% so cùng kỳ 2020; Địa bàn huyện Đông Sơn là 1.300 tỷ đồng; đạt 743% dự toán tỉnh giao, đạt 253% dự toán huyện giao, bằng 192% so cùng kỳ 2020
2.3 Khái quát về hộ kinh doanh cá thể và thực trạng thu thuế hộ kinh doanh các thể trên địa bàn thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn
2.3.1 Khái quát về hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn
Giai đoạn 2020 -2022 là giai đoạn nền kinh tế chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 Các hộ kinh doanh đều là những đơn vị có quy mô nhỏ, khả năng thích nghi và chống chọi với những biến cố lớn trong nên kinh tế thấp Trong năm 2020 và 2021, nhiều hộ phải tạm dừng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh (SXKD) Ngoài nguyên nhân kinh doanh không hiệu quả, tiền thuê mặt bằng tăng thì trong giai đoạn này còn do Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, UBND cấp huyện đã có nhiều văn bản yêu cầu hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động đối với một số ngành nghề kinh doanh như: Ăn uống, du lịch, khách sạn, vận tải, dịch vụ giải trí, thể thao… Bước sang năm 2022, khi nền kinh tế thích ứng được với
Trang 10dịch bệnh, chuyển sang trạng thái “cân bằng mới” thì số hộ đăng ký kinh doanh hoạt động trở lại nhưng số hộ quản lý thu thuế không tăng nhiều cuối năm 2021, Nhà nước ban hành chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hộ kinh doanh theo Thông tư 40/2021/TT-BTC của BTC
về chính sách thuế đối với hộ kinh doanh; Thông tư số 88/2021/TT-BTC về chế độ kế toán đối với hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp kê khai
Tính đến hết năm 2022, tổng số hộ kinh doanh các thể trên địa bàn khu vực thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn là 13.412 hộ Trong đó có 5.873 hộ đưa vào quản lý thu thuế (Thành phố Thanh Hoá là 5.498 hộ và huyện Đông Sơn là 375 hộ)
Ngành nghề kinh doanh của các hộ rất đa dạng Tại thành phố Thanh Hoá tập trung một số ngành kinh doanh như Thương mại (mua bán nguyên vật liệu xây dựng; mua bán quần áo, giày dép…); dịch vụ ăn - uống; sản xuất (sản xuất nhôm kính, sản xuất cửa, may
đo quần áo, sản xuất đá lạnh…) Trên địa bàn huyện Đông Sơn còn có thêm nghề truyền thống là sản xuất đá (đá thủ công mỹ nghệ, làm vật dụng sinh hoạt bằng đá,…) Số lượng hộ kinh doanh cá thể được cấp giấy chứng nhân đăng ký kinh doanh trong giai đoạn 2020 –
2022 có xu hướng giảm vào năm 2021 nhưng tăng trở lại vào năm 2022 (Bảng 2.3)
Năm 2020, tổng số hộ đăng ký mới là 1.136 hộ Trong đó ngành dịch vụ ăn, uống có
657 hộ, chiếm 57,83% số hộ được cấp giấy phép kinh doanh mới, đây là ngành nghề chiếm
tỷ trọng lớn nhất trong các ngành, không chỉ trong năm 2020 mà trong cả giai đoạn Thương mại xếp thứ hai với 203 hộ được cấp giấy phép kinh doanh mới, chiếm 17,87% Như vậy, ngành thương mại và dịch vụ đã chiếm tổng cộng 75,7% số hộ đăng ký kinh doanh mới Sản xuất được coi là ngành cốt lõi của nền kinh tế nhưng số hộ đăng ký mới là 96 hộ, chiếm 8,45% Sản xuất được coi là ngành khá bền vững trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 xảy ra, nhưng số hộ kinh doanh mới cũng không chiếm tỷ trọng cao Ngành vận tải trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, số hộ đăng ký mới trong năm là 78 hộ, chiếm 6,87%, chủ yếu là các hộ vận tải hàng hoá nhỏ
Năm 2021, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, toàn thành phố thực hiện nhiều lần giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-Ttg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ Nhiều loại hình kinh doanh buộc phải tạm dừng hoạt động Số hộ được cấp phép đăng ký kinh doanh mới là 1.089 hộ, giảm 47 hộ so với năm 2020, tương ứng giảm 4,14% Tuy nhiên, dấu hiệu thay đổi tích cực đối với nền kinh tế trong năm này là số hộ đăng ký ngành sản xuất là 119 hộ, chiếm 10,93% tổng số hộ đăng ký mới, tăng 23 hộ so với năm 2020, tương ứng tăng 23,96% Số hộ đăng ký ngành thương mại là 203 hộ, chiếm 20,29% tổng số
hộ, tăng 18 hộ so với năm 2020, tương ứng tăng 7,24% Số hộ được cấp chứng nhận đăng
ký kinh doanh mới ở các ngành nghề khác trong năm 2021 đều giảm, trong đó dịch vụ ăn, uống có 597 hộ, chiếm 54,82% tổng số hộ, giảm 60 hộ so với năm 2020, tương ứng giảm 9,13%; Xây dựng giảm 10 hộ tương ứng giảm 11,9%; vận tải giảm 14 hộ tương ứng giảm 17,95%; các ngành khác giảm 4 hộ, tương ứng giảm 22,21%
Đầu năm 2022, dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ, tuy nhiên nền kinh tế chuyển sang trạng thái cân bằng mới, hầu hết các hoạt động xây dựng – kinh doanh hoạt động bình thường Số hộ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh mới đạt 1.183 hộ, tăng 94 hộ so với năm 2021, tương ứng tăng 8,63% Trong đó, ngành dịch vụ ăn, uống tăng mạnh mẽ nhất với
681 hộ được cấp phép, chiếm 57,57%, tăng 84 hộ so với năm 2021, tương ứng tăng 14,07%
Trang 11Đây là một xu hướng hợp lý trong giai đoạn nền kinh tế mới dỡ bỏ phong toả Số hộ ngành sản xuất tiếp tục tăng, với 123 hộ, chiếm 10,4% tổng số hộ, tăng 4 hộ so với năm 2021 tương ứng tăng 3,36% Số hộ ngành thương mại là 237 hộ, chiếm 20,03% tổng số hộ, tăng
16 hộ so với năm 2021 tương ứng tăng 7,24% Số hộ ngành xây dựng là 81 hộ, chiếm 6,85%, tăng 7 hộ so với năm 2021, tương ứng tăng 9,46% Ngành vạn tải có 51 hộ, chiếm 4,31%, giảm 14 hộ so với năm 2021, tương ứng giảm 28,57%
Nhìn chung cả giai đoạn, số hộ đăng ký kinh doanh ngành sản xuất và thương mại liên tục tăng qua các năm, cho thấy các hộ gia đình đã quan tâm nhiều hơn đến hoạt động kinh
tế Đây có thể coi là dấu hiệu tốt để đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế bền vững của địa phương
2.3.2 Khái quát thực trạng thu thuế hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn
Kéte quả thể hiện trong Bảng 2.4 và Biểu đồ 2.1
Bảng 2.1 Thu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Thanh
Hoá – huyện Đông Sơn giai đoạn 2020 – 2022
Năm 2022 so với 2021 (%)
Môn bài 3,7624 2,947 1,943 78,33 65,93 Giá trị gia tăng 29,7793 28,978 17,348 97,31 59,87 Thu nhập cá nhân 19,2715 17,4073 10,974 90,33 63,04
Tổng 52,8132 49,332 30,265 93,41 61,35
[Nguồn: Chi cục Thuế thành phố Thanh Hoá – Đông Sơn]
Biểu đồ 2.1 Tỷ trọng các sắc thuế trong thu thuế các hộ kinh doanh cá thể khu vực
thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn
Mặc dù có nhiều sự thay đổi về số thuế thu được nhưng tỷ trọng các sắc thuế không thay đổi nhiều Thuế giá trị gia tăng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó đến thuế thu nhập
cá nhân và thuế môn bài
2.4 Thực trạng Quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn
2.4.1 Thực trạng lập dự toán thu thuế hộ kinh doanh cá thể
Trang 12Công tác lập dự toán tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn được thực hiện vào tháng 9 hàng năm do Bộ phận Kê khai - Dự toán – Pháp chế phụ trách trên cơ sở các văn bản có liên quan mà Bộ Tài chính đã ban hành Kết quả lập dự toán trong các năm thể hiện trong bảng 2.5
Bảng 2.2 Dự toán thu thuế tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông
Sơn giai đoạn 2020 – 2022
Năm
2022 so với 2021 (%)
Dự toán pháp
lệnh (tỷ
đồng)
Thành phố Thanh Hoá
39,642 39,815 40,781
100,44
102,87 Huyện Đông
Sơn
0,575 0,592 0,618
102,96
107,48
41,735
42,224
44,504
101,17
106,64 Huyện Đông
Sơn
1,377 1,407 1,462
102,20
106,20
[Nguồn: Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn]
Như vậy, dự toán thu thuế hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn không có sự biến động lớn trong giai đoạn 2020 -2022 cả về cơ cấu thu thuế và xu hướng biến động Riêng năm 2022 sự biến động có biên độ lớn hơn năm
2020 và 2021 Kết qủa này được giải thích là năm 2020 và 2021, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn bị ảnh hưởng lớn, các hộ kinh doanh cá thể buôn bán nhỏ thuộc các lĩnh vực dịch vụ ăn uống, vận tải… ngừng sản xuất Bên cạnh
đó, nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế cho hộ kinh doanh nên dự toán thu thuế đối với
hộ kinh doanh trên địa bàn không có sự thay đổi đáng kể Năm 2022, tình hình được kiểm soát, nền kinh tế được đầu tư phát triển trở lại nên dự toán thu thuế đối với các hộ kinh doanh tăng lên
2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện thu thuế hộ kinh doanh cá thể
2.4.2.1 Thực trạng quản lý đối tượng nộp thuế
Các hộ kinh doanh các thể trên địa bàn cần tiến hành đăng ký thuế để Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn quản lý
Theo quy định của luật pháp, các thông tin mà tất cả các hộ kinh doanh cần phải đăng
ký với cơ quan thuế bao gồm: tên hộ, địa điểm, ngành nghề, quy mô vốn kinh doanh, quy
mô lao động, số điện thoại liên hệ, tài khoản ngân hàng… Đây là căn cứ để Chi cục Thuế phân loại hộ kinh doanh trên địa bàn, căn cứ để cấp mã số thuế, hỗ trợ cho công tác quản lý thu thuế Khi có bất kì sự thay đổi nào về các thông tin trên, hộ kinh doanh trên địa bàn đều phải báo với Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hoá - Đông Sơn