1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Đánh giá kết quả phẫu thuật rò hậu môn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang

50 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 1,15 MB
File đính kèm đề tài rhm chuẩn sau bảo vệ.rar (1 MB)

Nội dung

Rò hậu môn (RHM) là hậu quả của sự viêm nhiễm xảy ra tại các tuyến Hermann Desfosses, quá trình viêm nhiễm này tạo ra ổ mủ nằm trong khoang giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. Từ đây, mủ lan ra xung quanh theo lớp cơ dọc dài phức hợp sau đó có thể phá ra da quanh lỗ hậu môn hay vỡ vào lòng ống hậu môn trực tràng (HM TT) tạo thành đường rò với nhiều hình thái khác nhau. Áp xe và rò là hai giai đoạn của một quá trình bệnh lý, áp xe không được xử lý hoặc xử lý không tốt sẽ dẫn tới rò. Đây là bệnh lý thường gặp ở vùng HM TT 1,2,3, mặc dù là bệnh lý ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có nhiều phương pháp điều trị RHM được các tác giả trong nước và trên thế giới nghiên cứu. Các phương pháp có tỷ lệ thành công không cao như: dùng keo sinh học, đặt lưới, bơm hóa chất vào đường rò, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại của Việt Nam... 4,5,6,7. Các tác giả đều thống nhất phương pháp được áp dụng nhiều nhất và đạt kết quả cao nhất là phẫu thuật, trong đó việc phân loại tổn thương RHM trong mổ và sử dụng các phương pháp thích hợp là rất quan trọng 8,9. Biến chứng chính của phẫu thuật RHM là tái phát và mất tự chủ hậu môn (HM). Tỷ lệ các biến chứng sau mổ và kết quả chung của phẫu thuật khác nhau tùy theo các nghiên cứu, phụ thuộc nhiều vào thương tổn đơn giản hay phức tạp của ổ áp xe, đường rò, trình độ, kinh nghiệm của phẫu thuật viên (PTV) và việc chăm sóc vết thương sau mổ 10,11. Vì vậy việc điều trị RHM đến nay vẫn còn là đề tài tranh luận và thách thức thật sự với các phẫu thuật viên tiêu hóa. Ở Việt Nam, bệnh RHM có thể gặp ở mọi tuyến bệnh viện, nhưng chẩn đoán và điều trị còn rất khác nhau. Do vậy, tỷ lệ biến chứng sau mổ vẫn còn cao, có những bệnh nhân phải mổ đến lần thứ 8 mới khỏi hẳn. Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang những năm gần đây chưa có nghiên cứu tổng kết về vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề trên, với hy vọng rút ra những kinh nghiệm để chẩn đoán và điều trị RHM được tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh rò hậu môn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật rò hậu môn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 07 năm 2023.

1 SỞ Y TẾ BẮC GIANG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NGUYỄN VĂN HÙNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT RÒ HẬU MÔN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC BẮC GIANG - 2023 2 SỞ Y TẾ BẮC GIANG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NGUYỄN VĂN HÙNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT RÒ HẬU MÔN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Ngoại khoa ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Cộng sự: BSCKII Trần Nhật Hùng BẮC GIANG - 2023 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân CS Cộng sự HM Hậu môn HM TT Hậu môn trực tràng PT Phẫu thuật PTV Phẫu thuật viên RHM Rò hậu môn TD Trích dẫn % Tỷ lệ % MỤC LỤC 4 ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giải phẫu học hậu môn - trực tràng 1.2 Sinh lý chức năng tự chủ của hậu môn 3 1.3 Cơ chế sinh bệnh học của RHM 4 1.4 Chẩn đoán và phân loại tổn thương rò hậu môn 1.4.1 Lâm sàng 1.4.2 Cận lâm sàng 1.4.3 Chẩn đoán phân biệt 1.4.4 Phân loại 1.5 Điều trị 1.5.1 Điều trị áp xe hậu môn 1.5.2 Các phương pháp điều trị phẫu thuật RHM 1.6 Kết quả điều trị 1.6.1 Các biến chứng sớm 1.6.2 Các biến chứng xa 1.7 Tình hình nghiên cứu RHM trên thế giới và tại Việt Nam 1.7.1 Tình hình nghiên cứu RHM trên thế giới 1.7.2 Một số công trình nghiên cứu về RHM ở Việt Nam CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 2.2.2 Cỡ mẫu 2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.3.1 Đặc điểm chung 5 2.3.2 Đặc điểm lâm sàng 2.3.3 Các xét nghiệm cận lâm sàng 2.3.4 Phân loại RHM 2.3.5 Phương pháp phẫu thuật 2.3.6 Đánh giá kết quả sớm sau mổ 2.3.7 Đánh giá kết quả xa 2.4 Quy trình tiến hành nghiên cứu 2.5 Xử lý số liệu 15 2.6 Đạo đức nghiên cứu CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 3.1 Đặc điểm chung 16 3.1.1 Tuổi và giới mắc bệnh 16 3.1.2 Nghề nghiệp 16 3.1.3 Tiền sử mổ RHM 17 3.2 Đặc điểm lâm sàng 17 3.2.1 Thời gian mắc bệnh 17 3.2.2 Lý do vào viện .17 3.2.3 Triệu chứng thực thể .18 3.2.4 Đặc điểm lỗ ngoài 18 3.2.5 Đặc điểm lỗ trong 19 3.3 Đặc điểm cận lâm sàng 21 3.3.1 Kết quả XQ đường rò 21 3.3.2 Giải phẫu bệnh 21 3.4 Phân loại rò hậu môn 21 3.4.1 Phân loại theo hệ thống cơ thắt dựa vào kết quả phẫu thuật .21 3.4.2 Phân loại theo hình thái lâm sàng 21 3.4.3 Khoảng cách từ lỗ ngoài đến rìa HM giữa nhóm rò thấp và rò cao 22 3.5 Phương pháp mổ 22 3.6 Kết quả điều trị .22 3.6.1 Kết quả sớm sau mổ 22 6 3.6.2 Kết quả xa sau mổ 22 3.6.3 Kết quả chung .24 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .26 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 7 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi 16 Bảng 3.2 Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp 16 Bảng 3.3 Tiền sử số lần mổ RHM .17 Bảng 3.4 Thời gian từ khi mắc bệnh đến khi được mổ 17 Bảng 3.5 Các lý do vào viện 17 Bảng 3.6 Số lỗ ngoài của một bệnh nhân 18 Bảng 3.7 Vị trí lỗ ngoài theo giờ đồng hồ 18 Bảng 3.8 Khoảng cách từ lỗ ngoài tới rìa hậu môn 19 Bảng 3.9 Các phương pháp tìm lỗ trong 19 Bảng 3.10 Số lỗ trong tìm thấy trên một bệnh nhân 19 Bảng 3.11 Vị trí lỗ trong 20 Bảng 3.12 Lỗ trong và đường rò phát hiện được qua MRI 21 Bảng 3.13 Phân loại đường rò theo hệ thống cơ thắt .21 Bảng 3.14 Phân loại đường rò theo hình thái lâm sàng 21 Bảng 3.15 Khoảng cách lỗ ngoài đến rìa HM giữa nhóm rò thấp và rò cao 22 Bảng 3.16 Phương pháp phẫu thuật theo nhóm rò thấp, rò cao .22 Bảng 3.17 Phương pháp phẫu thuật theo phân loại lâm sàng 22 Bảng 3.18 Thời gian nằm viện 23 Bảng 3.19 Biến chứng sau mổ 23 Bảng 3.20 Mất tự chủ HM sớm theo phân loại hệ thống cơ thắt .24 Bảng 3.21 Thời gian liền sẹo theo phương pháp mổ 24 Bảng 3.22 Biến chứng xa sau mổ .24 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rò hậu môn (RHM) là hậu quả của sự viêm nhiễm xảy ra tại các tuyến Hermann - Desfosses, quá trình viêm nhiễm này tạo ra ổ mủ nằm trong khoang giữa cơ thắt trong và cơ thắt ngoài Từ đây, mủ lan ra xung quanh theo lớp cơ dọc dài phức hợp sau đó có thể phá ra da quanh lỗ hậu môn hay vỡ vào lòng ống hậu môn trực tràng (HM TT) tạo thành đường rò với nhiều hình thái khác nhau Áp xe và rò là hai giai đoạn của một quá trình bệnh lý , áp xe không được xử lý hoặc xử lý không tốt sẽ dẫn tới rò Đây là bệnh lý thường gặp ở vùng HM TT [1],[2],[3], mặc dù là bệnh lý ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh Có nhiều phương pháp điều trị RHM được các tác giả trong nước và trên thế giới nghiên cứu Các phương pháp có tỷ lệ thành công không cao như: dùng keo sinh học, đặt lưới, bơm hóa chất vào đường rò, kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại của Việt Nam [4],[5],[6],[7] Các tác giả đều thống nhất phương pháp được áp dụng nhiều nhất và đạt kết quả cao nhất là phẫu thuật, trong đó việc phân loại tổn thương RHM trong mổ và sử dụng các phương pháp thích hợp là rất quan trọng [8],[9] Biến chứng chính của phẫu thuật RHM là tái phát và mất tự chủ hậu môn (HM) Tỷ lệ các biến chứng sau mổ và kết quả chung của phẫu thuật khác nhau tùy theo các nghiên cứu, phụ thuộc nhiều vào thương tổn đơn giản hay phức tạp của ổ áp xe, đường rò, trình độ, kinh nghiệm của phẫu thuật viên (PTV) và việc chăm sóc vết thương sau mổ [10],[11] Vì vậy việc điều trị RHM đến nay vẫn còn là đề tài tranh luận và thách thức thật sự với các phẫu thuật viên tiêu hóa Ở Việt Nam, bệnh RHM có thể gặp ở mọi tuyến bệnh viện, nhưng chẩn đoán và điều trị còn rất khác nhau Do vậy, tỷ lệ biến chứng sau mổ vẫn còn cao, có những bệnh nhân phải mổ đến lần thứ 8 mới khỏi hẳn Tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang những năm gần đây chưa có nghiên cứu tổng kết về vấn đề này Xuất phát từ những vấn đề trên, với hy vọng rút ra 2 những kinh nghiệm để chẩn đoán và điều trị RHM được tốt hơn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả phẫu thuật rò hậu môn tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang” với 2 mục tiêu: 1 Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh rò hậu môn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang 2 Đánh giá kết quả phẫu thuật rò hậu môn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ tháng 01 năm 2022 đến tháng 07 năm 2023 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giải phẫu học hậu môn - trực tràng [1],[12],[13],[14],[15] Giải phẫu HM TT quyết định các hình thái thương tổn bệnh RHM cũng như việc chẩn đoán và phẫu thuật nó [1] Muốn thành công trong chẩn đoán và phẫu thuật RHM cần nắm vững các cấu trúc giải phẫu của nó Ống hậu môn dài 3 - 4 cm, nằm ở vị trí giữa đáy chậu sau, dưới sàn chậu cấu tạo bởi cơ nâng hậu môn và giữa hai hố ngồi trực tràng Ống hậu môn tiếp theo trực tràng và đổ ra da ở lỗ hậu môn Ống hậu môn cấu tạo bởi 3 lớp: trong cùng là lớp niêm mạc, tiếp theo là cơ trơn (cơ thắt trong), ngoài cùng là cơ vân (cơ thắt ngoài), ngoài ra còn cơ nâng hậu môn và bó mu trực tràng cũng có vai trò như cơ thắt hậu môn * Hệ thống cơ thắt - Cơ thắt trong: là phần tận cùng, dày lên của lớp cơ vòng trực tràng Dẹt, hình ống bao gồm các sợi cơ trơn của lớp cơ vòng đi chếch xuống dưới, ra trước - Cơ thắt ngoài: cơ vân, ôm phủ toàn bộ chiều cao của cơ thắt tròng và thường vượt quá bờ dưới cơ thắt khi đi sâu xuống phía dưới, tiến sát tới da rìa hậu môn

Ngày đăng: 26/03/2024, 20:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w