1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận triết học chủ đề chủ nghĩa yêu nước việt nam

31 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Nghĩa Yêu Nước Việt Nam
Tác giả Đoàn Thị Bảo Linh
Người hướng dẫn TS. Vũ Văn Vinh, ThS. Lê Thị Lan Anh
Trường học Trường Đại Học Dược Hà Nội
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 220,8 KB

Nội dung

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN MÁC-LÊNIN ********** TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ ĐỀ: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM Học viên: Đoàn Thị Bảo Linh Mã học viên: 2011035 CH25 Lớp: 1.TS.Vũ Văn Vinh GVHD: 2.ThS Lê Thị Lan Anh Hà Nội, năm 2020 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI BỘ MÔN MÁC-LÊNIN ********** TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC CHỦ ĐỀ: CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC VIỆT NAM Học viên: Đoàn Thị Bảo Linh Mã học viên: 2011035 CH25 Lớp: 1.TS.Vũ Văn Vinh GVHD: 2.ThS Lê Thị Lan Anh Hà Nội, năm 2020 LỜI NÓI ĐẦU Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn tới thầy Vũ Văn Vinh và cô Lê Thị Lan Anh đã giao chủ đề và hướng dẫn em cách làm tiểu luận này Triết học nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại kiến thức, giá trị quy luật ý thức, và ngôn ngữ Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tỉnh phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận Sau khi học xong phần lý thuyết môn Triết học trong chương trình cao học và nhận các chủ đề tiểu luận, em quyết định chọn chủ đề số 2: "Chủ nghĩa yêu nươc Việt Nam" để báo cáo Với kiến thức còn non trẻ và phương pháp luận còn chưa thuần thục chắc chắn không thể không còn những khiếm khuyết Nên em rất mong nhận được ý kiến phê bình, nhận xét của thầy để em hoàn thiện trong phương pháp luận và có thể báo cáo tốt hơn trong các chuyên đề sau Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2020 Học viên Đoàn Thị Bảo Linh MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ Bản sắc văn hóa của một dân tộc, một đất nước là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, cốt cách của từng tập đoàn người trong suốt tiến trình phát triển của dân tộc, đất nước đó Truyền thống bản sắc đó được thể hiện thành vô số giá trị văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội tiêu biểu và việc nghiên cứu, khái quát những giá trị ấy cho đến hiện nay dường như vẫn chưa có điểm dừng Mặc dù vậy, hầu hết các học giả, các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, chính trị, đều khẳng định, yêu quê hương yêu nước là một trong những giá trị hàng đầu và cốt lõi khi nhắc đến bản sắc văn hóa của một dân tộc, một đất nước Yêu nước là một phạm trù văn hóa, đạo đức có ý nghĩa phổ biến chung toàn nhân loại, thể hiện tình cảm bền vững của con ngời đối với nơi sinh sống của mình Nói cách khác, yêu nước không phải là sản phẩm riêng có của một dân tộc, mà nó là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ quát vốn có ở mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới Tình cảm ấy được hình thành sớm hay muộn, đậm hay nhạt, nội dung cụ thể, hình thức và mức độ biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển của nó lại tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, hoàn cảnh lịch sử, tự nhiên, tâm lý và bản sắc văn hóa của từng quốc gia, dân tộc Khi yêu nước không chỉ là một tình cảm tự nhiên, không chỉ dừng lại ở những tư tưởng, tinh thần hay lòng yêu nước, thiên về yếu tố trực quan, cảm tính, biểu hiện chủ yếu ở những cá nhân đơn lẻ hay những tập thể riêng rẽ, nó cũng không dừng lại ở truyền thống yêu nước mang nặng tính lịch sử thuần túy, mà tư tưởng tình cảm đó đã phát triển đến đỉnh cao và trở thành chủ nghĩa yêu nước Trong bài tiểu luận này em muốn đề cập đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam với các mục tiêu chính - Cơ sở hình thành chủ nghĩa yêu nước - Nội dung chủ nghĩa yêu nước - Quá trình phát triển chủ nghĩa yêu nước - Bàn luận về chủ nghĩa yêu nước ngày nay PHẦN I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC Lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã cho thấy: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nước ta bên cạnh những thuận lợi, cũng có không ít khó khăn, thách thức Trong quá trình xây dựng đất nước, con người Việt Nam vừa thích nghi, vừa khai phá những tài nguyên và phát huy những mặt thuận lợi của thiên nhiên để mở mang ruộng đồng, xóm làng, phát triển sản xuất Nhưng thiên nhiên cũng đem lại cho con người nơi đây không ít khó khăn, hằng năm bão lụt, hạn hán hoành hành dữ dội, cướp phá đi nhiều tài sản và sinh mệnh của con người Vì vậy, trong quá trình trụ lại khai phá mảnh đất này, ông cha ta đã phải đấu tranh quyết liệt với thiên nhiên, sự đoàn kết, cố kết cộng đồng đó đã trở thành nhu cầu tự nhiên, tất yếu để tồn tại và phát triển Từ rất sớm nhân dân ta đã biết đắp đê để chống lũ lụt, đào kênh mương, làm thủy lợi để chống hạn hán Tất cả những thành tựu đó trong quá trình xây dựng quê hương, đất nước đều thấm đượm mồ hôi, nước mắt và xương máu của bao thế hệ, cũng vì lẽ đó mà mọi người Việt Nam đều nặng tình, nặng nghĩa với quê hương, đó là cơ sở vững bền của tình yêu đất nước, sự gắn bó với xứ sở và là nền tảng quan trọng để hình thành chủ nghĩa yêu nước Việt Nam Về định nghĩa, theo định nghĩa hiện nay: Chủ nghĩa yêu nước biểu hiện quan điểm tích cực về quê hương của một cá nhân hay tập thể, trong đó quê hương có thể là một vùng, một thành phố nhưng thường gắn với khái niệm quốc gia Nó gồm những quan điểm như: tự hào về thành tựu hay văn hóa của quê hương, mong muốn bảo vệ những đặc điểm đó, đồng hóa mọi thành viên của quốc gia Hiện nay chủ nghĩa yêu nước rất gần với chủ nghĩa dân tộc, vì thế chúng hay được dùng như những từ đồng nghĩa Nếu xét cặn kẽ thì chủ nghĩa dân tộc liên quan tới các học thuyết và phong trào chính trị hơn, trong khi chủ nghĩa yêu nước liên quan tới quan niệm nhiều hơn Chủ nghĩa yêu nước giúp con người cảm thấy yêu mến, tự hào, có trách nhiệm hơn với quốc gia dân tộc Chủ nghĩa yêu nước gắn kết con người trong cùng một đất nước lại với nhau, tạo thành một làn sóng mạnh mẽ hơn bao giờ hết Về phương diện địa lý: Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú Đất nước chúng ta luôn là mục tiêu nhòm ngó, lăm le xâm lược và thôn tính của các đế quốc Vì vậy trong lịch sử thế giới, hiếm có một dân tộc nào phải chống giặc ngoại xâm nhiều lần và liên tục như dân tộc Việt Nam Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (TK II trước CN) đến khi cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, dân tộc Việt Nam đã có 12 thế kỷ phải tiến hành kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ách đô hộ của nước ngoài Những cuộc đấu tranh với các thế lực xâm lược lãnh thổ, văn hóa đã tạo cho con người Việt Nam một giá trị vô cùng quý giá, đố là chủ nghĩa yêu nước với nội dung cốt lõi là ý thức về chủ quyền quốc gia và tinh thần độc lập dân tộc Giá trị tốt đẹp đó trở thành một trong những giá trị truyền thống văn hóa cao quý nhất, bền vững nhất, giữ ở vị trí hàng đầu và được người dân Việt Nam coi là chuẩn mực cao nhất của đạo lý dân tộc Và trên thực tế, thắng lợi của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến giữ nước và đấu tranh chống ách đô hộ của nước ngoài, không chỉ là chiến thắng thuần túy về mặt quân sự mà còn cả về văn hóa Điển hình trong cuộc đấu tranh chống Hán hóa về chủng tộc, ngôn ngữ, phong tục tập quán trong suốt chặng đường hơn nghìn năm các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ có cuộc đấu tranh chống lại chính sách văn hóa nô dịch, phản động của thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ trong thế kỷ XX Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không phải là tư tưởng yêu nước, tình cảm yêu nước hay lòng yêu nước thuần túy Nó cũng không đồng nhất với tinh thần yêu nước, truyền thống yêu nước Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa lý trí yêu nước và tình cảm yêu nước của con người Việt Nam, là sự phát triển ở trình độ cao của tư tưởng yêu nước, là tinh thần yêu nước đạt đến sự tự giác Nó đã vượt ra khỏi trạng thái tâm lý, tình cảm thông thường của con người để đạt tới giá trị cao về văn hóa , tư tưởng lý luận và chính trị, có độ bền vững cao qua thăng trầm của lịch sử Cơ sở hình thành truyền thống yêu nước là nguyên tắc đạo đức và chính trị, một tình cảm xã hội mà nội dung của nó là lòng trung thành với Tổ quốc, là lòng tự hào về quá khứ và hiện tại của Tổ quốc và ý chí bảo vệ những lợi ích của Tổ quốc Thực ra trên thế giới, mỗi quốc gia, dân tộc đều có tình yêu đất nước nhưng bản sắc, sự hình thành cũng như biểu hiện của nó lại có sự khác nhau ở Việt Nam Chúng ta có thể thấy rằng chủ nghĩa yêu nước là giá trị đạo đức cao quý nhất của dân tộc Việt Nam là chuẩn mực đạo đức cao nhất, đứng đầu trong thang bậc giá trị truyền thống và là hằng số trong mỗi người Việt Nam, là tiêu điểm của mọi tiêu điểm Yêu nước là đặt lợi ích của Tổ quốc của nhân dân lên trên cá nhân, luôn chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước, có ý thức giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc, luôn tự hào về dân tộc Tinh thần yêu nước Việt Nam được bắt nguồn từ những tình cảm bình dị, đơn sơ của mỗi người dân Tình cảm đó mới đầu chỉ là sự quan tâm đến những người thân yêu ruột thịt rồi sau đó phát triển cao thành tình yêu Tổ quốc Tình yêu đất nước không phải là tình cảm bẩm sinh , mà là sản phẩm của sự phát triển lịch sử, gắn liền với một đất nước nhất định Tình yêu đất nước không chỉ gắn liền với quá trình xây dựng đất nước, nó còn được thể hiện rõ hơn trong quá trình bảo vệ đất nước Trên thế giới, hầu như dân tộc nào cũng phải trải qua quá trình bảo vệ đất nước, chống xâm lăng Nhưng có lẽ không dân tộc nào lại phải trải qua quá trình giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nhiều và đặc biệt như ở Việt Nam Có bốn cơ sở chính hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam:  Thứ nhất là Lịch sử dựng nước - sự gắn bó của mỗi người với thiên nhiên, quê hướng xứ sở Lòng yêu nước thường bắt nguồn từ tình yêu quê hương xứ sở, nơi sinh ra lớn lên của mỗi người, từ sự gắn bó giữa những thành viên của gia đình, cộng đồng, làng xã, rồi đến quốc gia, dân tộc Nền kinh tế của Việt Nam chủ yếu là kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, cần có sự hợp sức của cả cộng đồng Điều đó tuy nó tạo nên sự gắn bó rất chặt chẽ giữa con người với thiên nhiên, với xóm làng, với mảnh đất mà mình đã sinh sống, canh tác  Thứ hai là Quá trình hình thành và thống nhất sớm của quốc gia - dân tộc Việt Nam Quá trình thống nhất quốc gia và hình thành dân tộc sớm ở Việt Nam có tác động sâu sắc đến sự phát triển của tinh thần yêu nước, ý thức , tinh thần đoàn kết cộng đồng Cùng với quá trình thống nhất quốc gia là quá trình hình thành, thống nhất dân tộc, tức quá trình các cộng đồng dân cư gắn bó với nhau trên một cơ sở của tư tưởng, tình cảm chung, trong một nền văn hóa chung  Thứ ba là Lịch sử chống ngoại xâm hào hùng và anh dũng của dân tộc Việt Nam nằm ở vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực và thế giới, cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và phong phú nên luôn là mục tiêu nhòm ngó, lăm le xâm lược và thôn tính của các đế quốc ngoại bang Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, dân tộc ta thường phải đương đầu với kẻ địch mạnh hơn gấp nhiều lần dân các châu đều hưởng ứng, Mai Thúc Loan được quân dân tôn phong lên ngôi hoàng đế lấy vương hiệu là Mai Hắc Đế - Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ (905) Khúc Thừa Dụ quê ở Cúc Bồ (Ninh Thanh, Hải Dương), ông vốn là một hào phú, tính khoan hòa, hay thương người được dân kính phục Ông là người mở đầu cách ứng xử khôn khéo với bọn phong kiến phương Bắc: “Độc lập thật sự, thần phục danh nghĩa”sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên miền đất đai "An Nam" cũ trong tay, vẫn giữ danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận sự đã rồi Ngày 7-2-906 vua Đường phải phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng bình chương sự" Khúc Thừa Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu" tức là chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha nắm quyền hành Tiết độ sứ (vẫn giữ nguyên cách tổ chức của chính quyền đô hộ nhưng thực chất chính quyền ấy là chính quyền tự chủ) Khúc Hạo (907) ông nối nghiệp cha làm “An Nam đô hộ sung Tiết độ sứ” Ông là người đầu tiên xây dựng được hệ thống chính quyền thống nhất từ TW đến địa phương - Cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền chống quân Nam Hán (938) Ngô Quyền là bộ tướng của Dương Đình Nghệ sinh 12/3/897 ở Đường Lâm (Ba Vì, Hà Tây) 12/938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Sau chiến thắng ông xưng vương, đặt ra các chức quan văn võ, quy định nghi lễ trong triều Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là trận trung kết toàn thắng của dân tộc ta trên con đường đấu tranh Bắc thuộc, giành lại độc lập hoàn toàn, mở ra một kỷ nguyên mới – độc lập, tự chủ lâu dài, kỷ nguyên văn minh Đại Việt - Thời kỳ phong kiến Sau khi giành độc lập cho đất nước, các chế độ phong kiến nối tiếp nhau, lúc mạnh, lúc yếu, nhưng luôn luôn thể hiện rõ ràng Việt Nam là đất nước độc lập, có lãnh thổ, bờ cõi riêng, nước Việt Nam là của người Việt Nam: Lý Thường Kiệt đã khẳng định: “Nam quốc sơn hà nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” “ Nam quốc sơn hà” là bản tuyên ngôn đầu tiên của Việt nam khẳng định độc lập chủ quyền và ngày càng cũng cố nền độc lập chủ quyền đó Theo “ Tống sử”, sứ giả nhà Tống được phái sang nước ta năm 990 đã báo cáo rằng khi họ đến hải giới Giao Chỉ thì vua Lê Đại Hành đã phái 9 chiếc thuyền và 300 quân lên đón và dẫn họ đến địa điểm quy định Trong cuốn “Lĩnh ngoại đại đáp”(1178) Chu Khứ Phi, một viên quan nhà Tống đã viết rằng: “dòng nước Thiên Phân Dao là định giới giữa biển Giao Chỉ và biển Quỳnh-Liêm” Như vậy, ngay từ thế kỉ X và XI, sứ thần và quan lại Trung Quốc đã biết đâu là vùng biển Giao Chỉ, đâu là vùng biển Trung Quốc Quân và dân nhà Trần đã họp hội nghị Bình Than, hội nghị Diên Hồng, nêu quyết tâm “Sát thát” Trong thư gửi cho vua nhà Tống đòi đất, vua Lý Nhân Tông viết: “Mặc dù những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đâu xót, luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng.” Nguyễn Trãi viết “ Bình Ngô đại cáo” bằng chữ Hán vào mùa xuân năm 1428, tuyên cáo kết thúc cuộc kháng chiến chống nhà Minh, giành lại độc lập cho Đại Việt Bài “Bình Ngô đại cáo” này được xem là Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam “ Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu; núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương; tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, song hào kiệt thời nào cũng có” Thế kỉ XV, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc vào vách núi đá ở Hòa Bình để nhắc con cháu: “Biên phòng hảo vị trù phương lược Xã tắc ưng tư kế cửu an” ( tạm dịch là: Việc biên phòng cần có phương lược phòng thủ; đất nước phải lo kế lâu dài) Vua Lê Thái Tông khi ra chỉ thị cho ngững người đi giải quyết vấn đề biên giới với nhà Minh (1473) đã nói: “Chớ để họ lấn dần, nếu các ngươi dám lấy một thước núi, một tất sông tổ tiên để lại mà đút mồi cho giặc thì tội phải tru di” Điều 74, 88 Luật Hồng Đức (1483) về bảo vệ đất đai ở biên giới như sau: “Những người bán đất ở biên giới cho người nước ngoài thì bị tội chém; quan phường xã biết mà không phát giác cũng bị tội; những người đẵn tre, chặt gỗ ở nơi quan ải thì bị xử tội đồ” (đày đi khổ sai) Khẳng định sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, yêu nước là kiên quyết đấu tranh chống lại cuộc xâm lăng của ngoại bang, chống lại sự chia cắt đất nước của các thế lực bên trong và bên ngoài Mâu thuẫn nội bộ của giai cấp phong kiến có lúc phát triển cao dẫn đến sự phân chia thành Nam, Bắc (triều thời Lê, Mạc); Đàng trong, Đàng ngoài (triều thời Trịnh, Nguyễn) kéo dài hàng trăm năm Mặc dù các thế lực cầm quyền âm mưu chia rẽ đất nước nhưng trong lòng người dân Việt, sự thống nhất đất nước là tất yếu, luôn luôn tồn tại và phát triển, không có thế lực nào ngăn nổi Lê Đản, nhà thơ thế kỉ XVIII viết: “ Ai chia ai hợp không cần biết Nam Bắc xưa nay vẫn một nhà ” - Thời kỳ chống thực dân, đế quốc phương Tây Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đã thể hiện ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt Nam, kết tinh truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước; mở ra một trang mới cho lịch sử của dân tộc Ý chí độc lập tự chủ trong thời kỳ mới được bồi đắp và phát huy trong công cuộc chiến đấu hy sinh và lao động hết mình vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi: Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp cứu Tổ quốc Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng

Ngày đăng: 26/03/2024, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w