1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học

416 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học
Tác giả Võ Văn Sơn
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Xuân Hương, TS. Nguyễn Phúc Nghiệp
Trường học Trường Đại học Trà Vinh
Chuyên ngành Văn hóa học
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Trà Vinh
Định dạng
Số trang 416
Dung lượng 30,18 MB

Cấu trúc

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (12)
  • 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU (15)
    • 2.1. Mục tiêu nghiên cứu (15)
    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (15)
  • 3. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU (15)
    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (15)
    • 3.2. Khách thể nghiên cứu (15)
    • 3.3. Phạm vi nghiên cứu (15)
  • 4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC (17)
    • 4.1. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 4.2. Giả thuyết nghiên cứu (17)
  • 5. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 5.1. Cách tiếp cận (18)
    • 5.2. Phương pháp nghiên cứu (18)
  • 6. KHUNG PHÂN TÍCH (22)
  • 7. NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (22)
    • 7.1. Tài liệu lưu trữ của các cơ quan (22)
    • 7.2. Tài liệu là các công trình chuyên khảo (22)
    • 7.3. Tài liệu điền dã (24)
  • 8. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN (24)
    • 8.1. Ý nghĩa về mặt khoa học (24)
    • 8.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn (24)
  • 9. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN (25)
  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (26)
    • 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (26)
      • 1.1.1. Nghiên cứu về chợ ở nước ngoài (26)
      • 1.1.2. Nghiên cứu về chợ ở Việt Nam (33)
      • 1.1.3. Nghiên cứu về chợ ở Tiền Giang (39)
    • 1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN (46)
      • 1.2.1. Các khái niệm cơ bản (46)
      • 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu (61)
    • 1.3. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CHỢ Ở TIỀN GIANG (65)
      • 1.3.1. Điều kiện tự nhiên (65)
      • 1.3.2. Điều kiện dân cư (67)
      • 1.3.3. Điều kiện kinh tế và xã hội (70)
      • 1.3.4. Điều kiện giao thông thủy, bộ (76)
  • CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỢ Ở TIỀN GIANG (82)
    • 2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ Ở TIỀN GIANG (82)
      • 2.1.1. Chợ ở Tiền Giang giai đoạn trước năm 1861 (82)
      • 2.1.2. Chợ ở Tiền Giang giai đoạn 1861 - 1975 (85)
      • 2.1.3. Chợ ở Tiền Giang giai đoạn 1975 - 2020 (89)
    • 2.2. CÁC LOẠI HÌNH CHỢ Ở TIỀN GIANG (91)
      • 2.2.1. Chợ họp trên sông - chợ nổi Cái Bè (92)
      • 2.2.2. Chợ họp cố định trên đất liền - chợ cạn (94)
    • 2.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỢ Ở TIỀN GIANG (107)
      • 2.3.1. Tên chợ (107)
      • 2.3.2. Thời gian họp chợ (109)
      • 2.3.3. Địa điểm họp chợ (109)
      • 2.3.4. Hàng hóa mua bán (112)
      • 2.3.5. Giá cả hàng hoá (114)
      • 2.3.6. Thành phần mua bán (114)
      • 2.3.7. Kiến trúc chợ (118)
      • 2.3.8. Về cộng đồng tiểu thương của các chợ ở Tiền Giang (120)
    • 2.4. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHỢ Ở TIỀN GIANG (142)
      • 2.4.1. Về phân bố các chợ (142)
      • 2.4.2. Về diện tích, mật độ và bán kính phục vụ của các chợ (144)
      • 2.4.3. Về cơ sở hạ tầng của các chợ (147)
  • CHƯƠNG 3 ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CHỢ TIỀN GIANG (151)
    • 3.1. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA NHẬN THỨC (151)
      • 3.1.1 Quan niệm về nghề bán hàng (151)
      • 3.1.2. Quan niệm về nghệ thuật buôn bán (153)
    • 3.2. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỔ CHỨC (158)
      • 3.2.1. Hình thức mua bán (158)
      • 3.2.2. Nguyên tắc mua bán (0)
      • 3.2.3. Phương thức đo lường (162)
      • 3.2.4. Hình thức vận chuyển hàng hóa (165)
    • 3.3. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ỨNG XỬ (169)
      • 3.3.1. Phong cách mua bán của chợ (169)
      • 3.3.2. Phương thức rao hàng, chào hàng (178)
      • 3.3.3. Thói quen nói thách và trả giá ở chợ (180)
    • 3.4. ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA PHONG TỤC (192)
      • 3.4.1. Tập quán tín ngưỡng trong mua bán ở chợ Tiền Giang (192)
      • 3.4.2. Những kiêng kỵ trong mua bán ở các chợ Tiền Giang (195)
  • CHƯƠNG 4 VAI TRÒ, GIÁ TRỊ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHỢ Ở TIỀN GIANG. .130 4.1. VAI TRÒ CHỢ TIỀN GIANG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG (0)
    • 4.1.1. Vai trò chợ Tiền Giang trong đời sống kinh tế của địa phương (0)
    • 4.1.2. Vai trò chợ Tiền Giang đối với sự phát triển của các thị trấn, thị tứ (0)
    • 4.1.3. Vai trò chợ Tiền Giang đối với sự phát triển văn hóa và xã hội (0)
    • 4.2. GIÁ TRỊ CỦA CHỢ TIỀN GIANG (0)
      • 4.2.1. Giá trị văn hóa (0)
      • 4.2.2. Giá trị xã hội (0)
    • 4.3. SỰ BIẾN ĐỔI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỢ TIỀN GIANG HIỆN NAY (0)
      • 4.3.1. Thực trạng phát triển và biến đổi (0)
      • 4.3.2. Nguyên nhân biến đổi (0)
      • 4.3.3. Xu hướng phát triển và biến đổi (0)
    • 4.4. PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CHỢ TIỀN GIANG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP (0)
      • 4.4.1. Sự tồn tại và phát triển của chợ Tiền Giang ở hiện tại và tương lai (0)
      • 4.4.2. Phát huy các giá trị của chợ Tiền Giang trong thời kỳ hội nhập (0)
  • KẾT LUẬN (0)
  • PHỤ LỤC (96)

Nội dung

Chợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa họcChợ Tiền Giang từ góc nhìn văn hóa học

MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của luận án là khảo cứu và làm nổi bật về vai trò, vị trí, ý nghĩa, giá trị văn hóa của chợ Tiền Giang (văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh) đối với đời sống vật chất và tinh thần của người dân địa phương.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về chợ và văn hóa chợ.

- Nghiên cứu văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử và văn hóa tâm linh của các chợ ở Tiền Giang trong đời sống kinh tế và xã hội của người dân, góp phần tìm hiểu văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa giao thương nói riêng của người dân Tiền Giang.

- Nghiên cứu xu hướng vận động, biến đổi của chợ ở Tiền Giang theo cơ chế kinh tế thị trường; khuyến nghị các giải pháp thiết thực để giải quyết các vấn đề bất cập của các chợ trên địa bàn Tiền Giang trong thời gian tới.

ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu vai trò, vị trí, ý nghĩa, giá trị văn hóa của chợ trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Tiền Giang.

Khách thể nghiên cứu

Hoạt động sinh kế (mua bán, trao đổi hàng hóa) của người dân ở các chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian, đề tài nghiên cứu các chợ theo địa giới hành chính của tỉnh Tiền

Giang hiện nay Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khảo sát, luận án tập trung nghiên cứu 5 chợ tiêu biểu của Tiền Giang: chợ nổi Cái Bè, Huyện (H) Cái Bè; chợ Cai Lậy, Thị xã (TX) Cai Lậy; chợ Gạo (H Chợ Gạo); chợ Gò Công (TX Gò Công); chợ Mỹ Tho (TP Mỹ Tho) đại diện cho mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Các chợ được chọn đều có chủ đích, trong đó chợ nổi Cái Bè là một trong những chợ đầu mối lớn nhất ở miềnTây, chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng; còn chợ Gạo, chợ Mỹ Tho,chợ Gò Công, chợ Cai Lậy cũng là những chợ đầu mối sầm uất, có lịch sử phát triển khá lâu và giữ vai trò quan trọng đối với đời sống của Tiền Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung.

-Về thời gian, luận án nghiên cứu hoạt động của các chợ ở Tiền Giang hiện nay.

Tư liệu khảo sát được thực hiện trong 5 năm (từ năm 2015 đến năm 2020) và có đề cập đến các chợ trên địa bàn tỉnh trước năm 2015 để nhận diện xu hướng biến đổi, lấy năm

1986 làm mốc thời gian để phân chia hệ thống chợ Tiền Giang trước và sau đổi mới, từ đó làm rõ sự biến đổi văn hóa chợ chợ Tiền Giang trong giai đoạn kinh tế thị trường. Đồng thời, NCS cũng sẽ tập trung khảo sát thực trạng hoạt động của các chợ Tiền Giang hiện nay và đề xuất các giải pháp phát triển chợ ở Tiền Giang đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Phạm vi nội dung, NCS tập trung nghiên cứu vai trò, giá trị và ý nghĩa văn hóa của chợ (văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh) trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Tiền Giang Đồng thời, nghiên cứu thực trạng hoạt động, xu hướng biến đổi và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển mạng lưới chợ ở Tiền Giang nói riêng và cả nước nói chung theo cơ chế thị trường; Đề xuất các giải pháp phù hợp khai thác các giá trị văn hóa của chợ (kinh tế, văn hoá, xã hội) hướng đến phát triển bền vững Tiền Giang.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

Câu hỏi nghiên cứu

Trong những năm qua, các chợ của Tiền Giang đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của địa phương Thiết nghĩ, cần phải có những giải pháp thiết thực để phát huy các giá trị văn hóa của chợ ở Tiền Giang trong điều kiện mới Vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là đi sâu nghiên cứu trường hợp đại diện để minh chứng và trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

- Câu hỏi thứ nhất: văn hóa chợ là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với đời sống vật chất và tinh thần của người dân nước ta nói chung và ở Tiền Giang nói riêng?

- Câu hỏi thứ hai: văn hóa chợ ở Tiền Giang (văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử và văn hóa tâm linh) với những giá trị của nó hiện nay như thế nào?

- Câu hỏi thứ ba: làm thế nào để phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của văn hóa chợ ở Tiền Giang trong quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới hiện nay?

Giả thuyết nghiên cứu

- Văn hóa chợ ở Tiền Giang đóng vai trò quan trọng trong trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội địa phương.

- Văn hóa chợ ở Tiền Giang hàm chứa nhiều giá trị, là “lăng kính” phản ánh văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh của người dân Tiền Giang từ xưa đến nay.

- Trong quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới hiện nay, các chợ ở TiềnGiang tất có những thay đổi để tồn tại và phát triển theo xu thế hội nhập với thế giới.

CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cách tiếp cận

Mặc dù đề tài nghiên cứu dưới góc nhìn văn hóa học - là hướng tiếp cận chính yếu của luận án, song trong nghiên cứu văn hóa, cách tiếp cận liên ngành đóng vai trò quan trọng bởi tính hiệu quả của nó Do vậy, với đề tài này, NCS sử dụng những cách tiếp cận cụ thể:

-Văn hóa học: Dưới giác độ văn hóa, luận án tiếp cận đề tài theo cách nhìn chợ và văn hóa chợ là sản phẩm văn hóa của cộng đồng, được sinh thành và phát triển trong một thực tiễn lịch sử - xã hội cụ thể là tiền công nghiệp, đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người Là sản phẩm văn hóa, tất chợ có những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, được trao truyền, được gìn giữ và phát huy trong bối cảnh xã hội hiện đại Do vậy, luận án sẽ tìm hiểu các giá trị văn hóa được xác lập bởi các chợ truyền thống cũng như các đặc điểm của văn hóa chợ ở Tiền Giang.

- Xã hội học: Từ góc nhìn xã hội học, luận án tìm hiểu sự hình thành những mối quan hệ trong các hoạt động mua bán của mạng lưới chợ ở Tiền Giang Hoạt động đó có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa và xã hội của người dân địa phương.

-Nhân học: Với cách tiếp cận nhân học, luận án quan tâm đến sự biến đổi của chợ và văn hóa chợ ở Tiền Giang trong bối cảnh đương đại: những ảnh hưởng của nhịp sống đương đại, của phương thức sản xuất mới, đã tác động và làm biến đổi chợ truyền thống cùng với những giá trị văn hóa chợ truyền thống Do đó, trong nghiên cứu này,NCS muốn tìm hiểu văn hóa chợ Tiền Giang được gìn giữ và phát huy như thế nào trong bối cảnh hiện nay Đồng thời, khuyến nghị về các giải pháp để phát huy giá trị chợ ở Tiền Giang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập được ra đời từ nghiên cứu thực tiễn này.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp tư liệu: Luận án sử dụng kết quả của các học giả đi trước đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vùng đất, con người và thương nghiệp của Tiền Giang Qua sự phân tích tư liệu này, luận án kế thừa và đưa ra những nhận định liên quan đến các vấn đề của đề tài luận án.

- Phương pháp điền dã dân tộc học: là phương pháp chính được đề tài sử dụng để thu thập tư liệu Phương pháp này góp phần bổ khuyết cho những tư liệu chính sử giúp nghiên cứu trở nên cụ thể, khách quan và có những đánh giá chính xác hơn trong nghiên cứu Để thu thập dữ liệu bằng phương pháp điền dã, NCS đã tiến hành như sau: xác định vấn đề cần quan sát, tham dự; lựa chọn địa điểm và thời gian quan sát, tham dự; có nhật ký diền dã cụ thể.

- Phương pháp điều tra xã hội học: NCS khảo sát 200 đối tượng (lựa chọn ngẫu nhiên) có liên quan đến hoạt động của chợ như: 100 tiểu thương kinh doanh/chủ vựa lâu năm, 100 người tiêu dùng/ khách tham quan du lịch tại 5 chợ tiêu biểu của Tiền Giang (từ năm 2015 đến 2020) về thực trạng hoạt động của các chợ, để có những tư liệu định lượng, minh chứng cho những nhận xét, đánh giá định tính Ngoài ra, NCS còn tiến hành phỏng vấn đại diện Ban quản lý của các chợ để hiểu rõ hơn về cơ sở hạ tầng của chợ. Toàn bộ số liệu khảo sát được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2019 (xem Phụ lục

1) Trên cơ sở các bảng khảo sát đã được lập, tiến hành khảo sát, tổng hợp và phân tích số liệu để rút ra những nhận định, đánh giá khách quan, chân thực về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên gia: nghiên cứu đã sử dụng các số liệu sơ cấp từ cuộc khảo sát riêng cho luận án, thông qua phiếu điều tra và các cuộc phỏng vấn NCS tiến hành phỏng vấn và xin ý kiến đánh giá, nhận xét của 20 chuyên gia (kinh tế, lịch sử, văn hóa, xã hội về vai trò, vị trí, ý nghĩa, của chợ trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Tiền Giang, cũng như xu hướng vận động và biến đổi của chợ ở Tiền Giang theo cơ chế thị trường; Đề xuất các giải pháp thiết thực khai thác văn hóa chợ của Tiền Giang, hướng đến phát triển bền vững trong thời gian tới.

-Phương pháp nghiên cứu điển hình: Nghiên cứu 5 chợ cụ thể ở Tiền Giang với tư cách là nghiên cứu “điểm”, qua đó để hiểu “diện” - văn hóa chợ ở Tiền Giang.

-Phương pháp lịch sử: Sử dụng phương pháp này trình bày điều kiện và quá trình hình thành, hoạt động, phát triển của các chợ Tiền Giang đặt trong bối cảnhNam Bộ.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để nhìn nhận vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống, theo quan điểm tổng thể, từ đó rút ra những kết luận, những tổng kết và đánh giá về vấn đề nghiên cứu.

KHUNG PHÂN TÍCH

Trên cơ sở các nội dung được xác định, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của chợ nói chung và văn hóa chợ Tiền Giang nói riêng, chúng tôi đề xuất khung phân tích:

(Nguồn: NCS thiết kế, năm 2020)

NGUỒN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Tài liệu lưu trữ của các cơ quan

Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài, NCS đã sử dụng các văn bản pháp lý của các cơ quan quản lý nhà nước về chợ Cụ thể, NCS khai thác các đề án, kế hoạch,quyết định, thông tư của Bộ Công thương về quản lý chợ của Việt Nam nói chung vàTiền Giang nói riêng Bên cạnh đó, NCS còn thu thập các số liệu từ Cục Thống kêTiền Giang, Chi cục Văn thư - Lưu trữ Tiền Giang, Sở Công thương Tiền Giang Những tài liệu hữu ích này đã giúp NCS phân tích về thực trạng hoạt động, đến các giá trị văn hóa của các chợ Tiền Giang trong phạm vi của không gian và thời gian đề tài xác định.

Tài liệu là các công trình chuyên khảo

Bên cạnh đó, NCS còn quan tâm đến những công trình chuyên khảo, luận án,luận văn, kỷ yếu hội thảo và tạp chí nghiên cứu chuyên ngành (Lịch sử, Kinh tế, Văn hóa, Du lịch…) của các tác giả có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chợ nước ta nói chung và Tiền Giang nói riêng Trên cơ sở tham khảo các công trình đi trước, NCS đã linh hoạt vận dụng vào quá trình nghiên cứu luận án của mình, từ đó phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề mà đề tài đặt ra.

Tài liệu điền dã

Để bổ sung thêm tư liệu thực hiện đề tài, NCS còn tiến hành điền dã thực tế tại các chợ tiêu biểu của Tiền Giang, phỏng vấn các tiểu thương, người tiêu dùng, giới thương hồ, cán bộ quản lý chợ, khách du lịch… tham gia mua bán và trao đổi hàng hóa tại chợ nổi Cái Bè (H Cái Bè), chợ Cai Lậy (TX Cai Lậy), chợ Gạo (H Chợ Gạo),chợ Gò Công (TX Gò Công), chợ Mỹ Tho (TP Mỹ Tho) Trong quá trình thực hiện khảo sát này, NCS đều có liên hệ Ban quản lý các chợ cùng tham gia.

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

Ý nghĩa về mặt khoa học

- Luận án hệ thống hóa và góp phần làm rõ những vấn lý luận về chợ theo một số hướng tiếp cận của nghiên cứu văn hóa.

- Luận án góp phần lý giải về sự hình thành và phát triển văn hóa chợ, trong bối cảnh xã hội truyền thống và đương đại, chỉ ra xu thế biến đổi của chợ truyền thống trong bối cảnh xã hội hiện nay.

- Luận án góp thêm những luận cứ về vị trí, vai trò, giá trị của chợ truyền thống trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa ở địa phương.

- Luận án phác họa bức tranh văn hóa đa sắc về chợ Việt Nam nói chung vàTiền Giang nói riêng, góp phần bổ khuyết nghiên cứu về chợ, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Ý nghĩa về mặt thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu của luận án là nguồn tham khảo trong những vấn đề có liên quan đến chợ và văn hóa chợ từ truyền thống đến hiện nay, ở các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần khẳng định chợ và văn hóa chợ ở Tiền Giang có vai trò, vị trí, ý nghĩa, trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Tiền Giang xưa và nay.

- Kết quả nghiên cứu của luận án còn là cơ sở khoa học đáng tin cậy cho việc định hướng và đưa ra giải pháp phát huy giá trị văn hóa của các chợ ở Tiền Giang,giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các cơ quan tham mưu, các tổ chức nghiên cứu, kinh tế và xã hội và các cá nhân tham khảo.

- Kết quả nghiên cứu của luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử, kinh tế, văn hóa Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung.

8.3 Đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về chợ và văn hóa chợ, làm rõ khái niệm về chợ, tiêu chí phân loại chợ, các yếu tố quyết định đến sự đến quá trình hình thành và phát triển của chợ ở nước ta nói chung và ở Tiền Giang nói riêng từ truyền thống đến hiện đại.

- Phân tích và làm rõ quá trình hình thành, thực trạng hoạt động, đặc điểm, vai trò của chợ Tiền Giang trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân theo các lát cắt lịch đại và đồng đại, đặc biệt là các vấn đề về văn hóa chợ nói riêng và văn minh thương nghiệp nói chung của địa phương.

- Nhận diện hoạt động mua bán và đặc trưng văn hóa mưu sinh, văn hóa giao tiếp và văn hóa ứng xử trong đời sống tâm linh của người dân Tiền Giang Kết quả nghiên cứu này còn lý giải các nguyên nhân về sự phát triển của các chợ Tiền Giang trong quá trình đô thị hóa, cũng như làm rõ xu hướng biến đổi về chức năng của các chợ địa phương.

- Phân tích và làm rõ hoạt động của chợ đã kích thích, thúc đẩy sản xuất kinh tế trên nhiều mặt Do đó, luận án còn đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các chợTiền Giang trong thời gian tới và gợi mở những nghiên cứu tiếp theo về chợ đối với các địa phương khác trong quá trình đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới hiện nay.

KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án của NCS đã được kết cấu thành 4 chương, trình bày tóm tắt như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2 Tổ chức hoạt động chợ ở Tiền Giang

Chương 3 Văn hóa chợ ở Tiền Giang

Chương 4 Vai trò, giá trị và sự biến đổi của chợ ở Tiền Giang.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.1 Nghiên cứu về chợ ở nước ngoài

Chợ là nơi chứa đựng bức tranh kinh tế, văn hóa của một vùng đất Từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có những cách đánh giá khác nhau về chợ và văn hóa chợ, đặc biệt là những khu chợ có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời của các quốc gia Một số công trình tiêu biểu nghiên cứu về chợ ở nước ngoài theo chủ đề, có thể kể đến như sau:

1.1.1.1 Nghiên về vai trò của chợ đối với đời sống kinh tế và xã hội của các quốc gia trên thế giới

Năm 1983, công trình “Lợi thế cạnh tranh lâu dài của các chợ thực phẩm truyền thống ở châu Á: Sự thống trị tiếp tục của các chợ tươi sống ở Hồng Kông” (The applicability of Western techniques to local culture and business practice: The case of supermarkets in Hong Kong) của tác giả Arieh Goldman, Robert Krider và S Ramaswami đã chỉ ra những lợi thế của chợ ở Hồng Kông (Trung Quốc) Đáng chú ý, các tác giả đã phân tích những nguyên nhân khiến chợ tiếp tục chiếm ưu thế Đồng thời, họ cho rằng văn hóa mua sắm, thói quen mua sắm của người tiêu dùng là cơ sở cho sự thống trị này Khảo sát thực trạng về sự phát triển của các chợ, siêu thị và hành vi của người tiêu dùng Hồng Kông, các tác giả kết luận: không có dấu hiệu nào cho thấy những thay đổi về tính ưu việt của chợ.

Năm 2008, công trình “Khi văn hóa đi vào thị trường: Không gian, địa điểm và bản sắc ở một thị trường đô thị” (When Culture Goes to Market: Space, Place, and

Identity in an Urban Market Place) của tác giả Robert J Shepherd (Mỹ) nghiên cứu về khu chợ Đông của Washington, DC Đây là một khu chợ trời và nông sản cuối tuần nổi tiếng cùng với những người tạo nên nó, gồm: nhà cung cấp, người giám sát thị trường và khách hàng Bằng cách khảo sát và phân tích hoạt động của chợ như một tổ chức xã hội gắn liền với thời gian, địa điểm cụ thể và hàng loạt mối quan hệ xã hội, Shepherd xem xét cách không gian công cộng đô thị được tạo ra, tái tạo và định hình bởi các quá trình kinh tế và xã hội lớn hơn Từ đây, tác giả đã phá hiện ra những giới hạn thực tế đối với việc quy hoạch của khu chợ đường phố này Đây là một nghiên cứu điển hình về nghiên cứu văn hóa, nhân học kinh tế và đô thị học.

Năm 2015, tác giả Rika Terano và các cộng sự (Malaysia) đã nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng giữa các nhà bán lẻ hiện đại và truyền thống ở Malaysia” (Factor Influencing Consumer Choice between Modern and

Traditional Retailers in Malaysia) Kết quả nghiên cứu 650 người ở Selangor cho thấy các yếu tố, như: tuổi tác, trình độ học vấn, thu nhập cá nhân và giá sản phẩm, đều có ảnh hưởng đến sự lựa chọn giữa siêu thị và chợ của người tiêu dùng Đáng lưu ý, gần một nửa số người được hỏi (45%) trả lời thích mua đồ tươi sản phẩm thực phẩm tại các chợ; 55% người thích mua ở siêu thị Hiện nay, chợ vẫn là loại hình thương mại phổ biến và quan trọng trong cung ứng và tiêu thụ hàng hóa của người dân nhất là khu vực nông thôn.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến vị trí, vai trò về kinh tế, văn hóa của các chợ trên thế giới và các địa phương cụ thể Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy, chợ và văn hóa chợ là đối tượng nghiên cứu thú vị chợ được xem là loại hình thương mại phổ biến và quan trọng trong hoạt động cung ứng và tiêu thụ hàng hóa của người dân Nội dung nghiên cứu của các công trình này là những gợi ý bổ ích để NCS đi sâu tìm hiểu về vai trò, vị trí quan trọng của chợ với sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội Tiền Giang.

1.1.1.2 Nhóm nghiên cứu về ảnh hưởng của siêu thị tới sự phát triển chợ truyền thống trong quá trình đô thị hoá của các quốc gia trên thế giới

Năm 1997, nghiên cứu “Sự khác biệt về các yếu tố thu hút người tiêu dùng đến siêu thị và chợ truyền thống của Đài Loan” (Differences in factors attracting consumers to Taiwan’s supermarkets and traditional wet markets) của tác giả Charles Trappey và Mạnh Quán Lai (Đài Loan) đã cho thấy: sự suy giảm của các chợ ở Đài Loan có thể sẽ tiếp tục cho đến khi tất cả được thay thế bằng các hình thức bán lẻ mới là siêu thị Thực tế, các siêu thị lớn, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng mới đang cạnh tranh với chợ để đáp ứng nhu cầu của nhóm đối tượng trẻ hơn, năng động hơn Nhìn chung, các hình thức cửa hàng cung cấp giá thấp hơn, khuyến mãi bán hàng, môi trường tốt, chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ tốt sẽ có cơ hội lớn nhất để xây dựng lòng trung thành của người tiêu dùng và tăng thị phần.

Năm 2013, nhóm tác giả Zhang, Qian Forrest và Pan Zi (Trung Quốc) đã công bố nghiên cứu “Sự chuyển đổi của bán lẻ rau đô thị ở Trung Quốc: Chợ dân sinh, siêu thị và chợ tự phát ở Thượng Hải” (The transformation of Urban vegetable Retail in

China: Wet Markets, supermarkets and informal markets in Shanghai) Nhóm tác giả này cho rằng, việc chính phủ tăng cường kiểm soát không gian công cộng ở đô thị đã làm giảm không gian dành cho các chợ tự phát, làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm không gian bán lẻ rau quả của Thượng Hải Nghiên cứu chỉ ra rằng chợ vẫn đóng vai trò thứ yếu để các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, và chợ có thể vẫn cùng tồn tại với chợ hiện đại trong những phân khúc thị trường khác nhau theo cơ chế thị trường.

Năm 2015, công trình “Chợ đô thị như một sự sửa chữa cho chủ nghĩa đô thị tiên tiến: Không gian xã hội của chợ tươi sống ở Singapore đương đại” (Urban markets as a corrective to advanced urbanism: The Social Space of wet markets in contemporary Singapore) của Christopher Mele, Megan Ng và May Bo Chim (Mỹ) cho thấy, chợ dân sinh có ý nghĩa quan trọng đối với người Singapore Từ sự trao đổi và tương tác xã hội trong các chợ dân sinh (thịt cá, trái cây và rau quả), các loại tương tác xã hội được tìm thấy ở chợ dân sinh rất đa dạng và không chính thức; chúng có thể bao gồm từ trao đổi ngẫu nhiên đến các cuộc tụ họp theo kế hoạch cho đến các mối quan hệ bền vững dựa trên sự tin tưởng và có đi có lại Do đó, chợ dân sinh là không gian xã hội quan trọng và độc đáo, ngày càng quan trọng trong bối cảnh hiện đại hóa và chủ nghĩa đô thị tiên tiến.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên nhận định rằng, quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa về mặt công nghệ đã giúp gia tăng sức mua, tạo ra những khát vọng, nhu cầu mới từ người tiêu dùng Do đó, chợ đang bị thu hẹp về quy mô, dần nhường thị phần cho các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay các hình thức bán hàng trực tuyến (online) Số phận của chợ, giờ nằm trong các kịch bản dự báo tương lai Có những kịch bản khác nhau,nếu xét kịch bản cực đoan nhất là chợ có thể bị phá huỷ, biến mất vĩnh viễn, và kịch bản mềm dẻo hơn thì sẽ có những mô hình linh hoạt, có thể phối hợp với nhau Vì vậy,luận án sẽ kế thừa quan điểm cho rằng trong sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống siêu thị là tất yếu, chợ sẽ bị đẩy lùi đến một mức độ nhất định và sẽ cùng tồn tại với hệ thống chợ hiện đại trong phân khúc thị trường.

1.1.1.3 Nhóm nghiên cứu về những giải pháp bảo tồn và phát triển chợ trong quá trình đô thị hoá của các quốc gia trên thế giới

Năm 2007, nghiên cứu “Tác động của siêu thị đến chợ truyền thống và nhà bán lẻ ở trung tâm đô thị Indonesia” (Impact of Supermarkets on Traditional Markets and

Retailers in Indonesia's Urban Centers) của Suryadarma và cộng sự đã đo lường tác động của siêu thị đến các chợ ở trung tâm đô thị ở Indonesia bằng các cuộc phỏng vấn sâu về mặt định tính Dựa trên kết quả phân tích bằng phương pháp thống kê, Suryadarma và cộng sự phát hiện sự suy giảm ở các chợ chủ yếu là do siêu thị phát triển Do đó, việc đảm bảo tính bền vững của các chợ sẽ đòi hỏi phải xem xét lại hệ thống quản lý chợ, giúp các chợ này có thể cạnh tranh và tồn tại cùng với các siêu thị Đáng chú ý, nhóm tác giả kết luận rằng: yếu tố thân thiện, trung thực của người bán sẽ lôi kéo người tiêu dùng quay lại mua hàng.

Năm 2011, tác giả Christin Schipmann và Matin Qaim (Mỹ) đã tìm hiểu về đề tài

“Các nhà bán lẻ thực phẩm hiện đại và chợ truyền thống ở các nước đang phát triển: So sánh chiến lược chất lượng, giá cả và cạnh tranh ở Thái Lan” (Modern Food Retailers and

Traditional Markets in developing Countries: Comparing Quality, Price and Competitive Strategies in Thailand) Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố ảnh hưởng tới xu hướng tiêu dùng, hành vi mua sắm của người dân ở các siêu thị và chợ Thái Lan Theo đó, hai tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng và giá cả rau quả tươi từ các chợ và siêu thị khác nhau So với các chợ, siêu thị và cửa hàng tiện lợi bán chất lượng tốt hơn với giá cao hơn Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy chợ đang mất dần vị thế so với siêu thị hiện đại.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.2.1 Các khái niệm cơ bản

1.2.1.1 Khái niệm chợ Đối với người dân nước ta, chợ là một khái niệm rất thân thuộc Chợ là bức tranh nhỏ về cuộc sống, kinh tế và văn hóa của cư dân địa phương Cho đến nay, chợ vẫn là một khái niệm tương đối, được nhiều học giả nêu nhiều ý kiến:

Theo cách hiểu thông thường, chợ chính là nơi gặp nhau giữa người mua và người bán nhằm để trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ “Đại Từ điển tiếng Việt”, tác giả Nguyễn Như Ý (1999) viết: “Chợ là nơi công cộng để đông người đến mua bán vào những ngày hoặc những buổi nhất định” (Nguyễn Như Ý, 1999, 138) “Từ điển

Tiếng Việt” (2019) của Viện Ngôn ngữ học có miêu tả: “Chợ là nơi được cộng đồng dân cư trong vùng thỏa thuận với nhau dùng làm địa điểm để mua bán chung hàng ngày hoặc vào những ngày nhất định trong tháng để họp chợ” (Viện Ngôn ngữ học, 2019, 216). Nghiên cứu “Chợ quê trong quá trình chuyển đổi”, Lê Thị Mai (2006) cho rằng: Chợ là một loại hình thương nghiệp, có tính truyền thống, một bộ phận của thị trường xã hội, là nơi diễn ra tập trung các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ phong phú, của các thành phần kinh tế mà đa phần là kinh tế cá thể với các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày là chủ yếu Đối tượng phục vụ là toàn thể các hộ dân cư thành phố trên những địa điểm được chính quyền lựa chọn, quy định và cho phép hoạt động theo từng mức độ khác nhau, tuỳ theo các hoạt động của nền kinh tế và xã hội trong từng thời kỳ (Lê Thị Mai, 2006, 43).

Nghiên cứu về “Chợ ở miền Đông Nam Bộ từ năm 1975 đến năm 2015”, Lê Quang Cần (2019) nhận định:

Chợ là loại hình kinh doanh thương mại mang tính truyền thống, được bố trí tại một địa điểm công cộng, có đông dân cư sinh sống, trao đổi hàng hoá dịch vụ với nhau, hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông, đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định, phù hợp với nhu cầu của mọi tầng lớp nhân dân trong vùng (Lê Quang Cần, 2019, 9). Định nghĩa, khái niệm về chợ trong một số văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước như sau: Thông tư số 15/TM-CSTTTN về hướng dẫn tổ chức và quản lý chợ (1996) của Bộ Thương mại (Bộ Công Thương ngày nay) giải thích: “Chợ là mạng lưới thương nghiệp hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội” (Bộ

Thương Mại, 1996,1) Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lí chợ (2003) của Chính phủ cho rằng: “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư Các loại siêu thị, trung tâm thương mại… không thuộc đối tượng điều chỉnh nghị định này” (Thủ tướng Chính phủ, 2003, 1) Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam (2012) của Viện kiến trúc: “Chợ là môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thương nghiệp” (Viện Kiến trúc, 2012, 1).

Những định nghĩa trên đã nói lên nhiều khía cạnh khác nhau của chợ; nhưng có những nét tương đồng về khái niệm, bản chất, đặc điểm của chợ truyền thống Loại hình buôn bán này diễn ra ở nơi công cộng, tập trung đông người mua bán và trao đổi hàng hoá để đáp ứng nhu cầu sản xuất, lưu thông và tiêu dùng của các khu dân cư Tính truyền thống của chợ được thể hiện trong sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam từ xưa đến nay; nó phản ánh tập quán trao đổi, mua bán mang bản sắc văn hoá của người Việt Nam.

Do đó, chợ khác biệt hoàn toàn so với các mô hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị về tổ chức phương thức vận hành và cơ sở vật chất, thiết bị.

Có lẽ trong ký ức của mỗi người dân Việt Nam, chợ là điều gì đó rất quen thuộc và gắn bó mật thiết với đời sống hằng ngày Từ những quan niệm về chợ của các tác giả đi trước, trong phạm vi nội dung luận án của mình, NCS quan niệm: “Chợ là loại hình kinh doanh thương mại mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm công cộng, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của nhiều người, hoạt động theo chu kỳ thời gian nhất định và được quản lý theo luật pháp hiện hành của Nhà nước”. 1.2.1.2 Phân loại chợ ở Việt Nam

Cùng với đình và chùa, chợ là một trong những không gian công quan trọng làm nên văn hóa nước ta Các khu chợ thường là những quầy hàng, sạp hàng tụ họp trong một không gian trong nhà hoặc ngoài trời mà thành Từ trước đến nay, đã có rất nhiều hình thái chợ khác nhau, phần lớn đều rất đỗi quen thuộc Xét về mặt không gian, có thêm nhiều tiêu chí nhỏ hơn: theo phương hướng thì có chợ Tân Lý Đông, chợ Tân Lý Tây Tây…; không gian theo đơn vị hành chính thì có chợ làng, chợ xã, chợ huyện, chợ tỉnh…; còn theo địa vực thì sẽ có chợ đô thị, chợ trung du, chợ miền núi hay chợ nổi Xét theo tư duy thời gian, cũng có thêm nhiều tiêu chí nhỏ hơn: chợ cóc, chợ chồm hổm

(thường họp lại một cách tự phát chỉ trong thời gian ngắn, không cố định một chỗ); chợ chợ sáng, chợ chiều, chợ đêm (họp theo thời gian trong ngày); chợ phiên (chợ họp theo tuần, tháng hay năm) Không chỉ dựa trên tiêu chí không gian và thời gian, chợ còn được phân loại theo nhiều tiêu chí khác: theo quy mô trao đổi hàng hóa (chợ đầu mối, chợ bán lẻ, chợ tổng hợp, chợ tổng hợp, chợ chuyên doanh: bán một loại hàng hóa như chợ cá, chợ hoa, chợ trái cây, chợ vải hay chợ chiếu…); theo số lượng hộ kinh doanh (chợ loại 1, chợ loại 2 và chợ loại 3); theo quy mô xây dựng (chợ kiên cố, chợ bán kiên cố, chợ tạm). Đáng chú ý, Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi bổ sung ngày 14 tháng 01 năm

2009 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ đã phân loại các chợ của nước ta như sau:

- Chợ hạng 1 là chợ do tỉnh, thành phố quản lý, có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng theo quy hoạch Chợ được đặt ở các vị trí trung tâm đô thị của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên Chợ hạng 1 không quy định bán kính phục vụ.

- Chợ hạng 2 là chợ do quận, huyện, thị trấn quản lý có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng theo quy hoạch Chợ được đặt ở vị trí thuận lợi cho giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên Chợ hạng 2 có bán kính đến 3.000 m, phục vụ từ 9.000 đến 12.000 dân.

+ Chợ hạng 3 là chợ do xã, phường quản lý, có dưới 200 điểm kinh doanh Chợ được đặt ở khu vực dân cư, kinh doanh các loại hàng hoá chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận Chợ hạng 3 có bán kính đến 1.000 m, phục vụ từ 1.500 đến 2.000 dân.

Bảng 1.1 Các tiêu chí để xác định hạng chợ ở Việt Nam hiện nay

(Nguồn: Viện Kiến Trúc, năm 2012)

1.2.1.2 Khái niệm văn hóa và văn hóa chợ a Khái niệm văn hóa

Văn hóa là sản phẩm do con người sáng tạo, có từ thuở bình minh của xã hội loài người Tính đến hiện nay, thế giới đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa Nhìn chung, chúng ta có thể phân chia các định nghĩa về văn hóa thành những nhóm như: các định nghĩa miêu tả, các định nghĩa lịch sử, các định nghĩa chuẩn mực, các định nghĩa tâm lý học, các định nghĩa cấu trúc, các định nghĩa nguồn gốc Trong tập hợp những định nghĩa về văn hóa, NCS thấy số định nghĩa tiêu biểu của các học giả trong nước, phù hợp với vấn đề nghiên cứu của luận án:

Theo “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Hồng Đức xuất bản năm 2019 cũng đưa ra quan niệm về văn hóa như sau:

(1) Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (Thí dụ: kho tàng văn hóa Việt Nam).

(2) Những hoạt động của con người nhằm thoả mãn nhu cầu đời sống tinh thần - nói một cách tổng quát (Thí dụ: phát triển văn hóa).

(3) Tri thức, kiến thức khoa học (Thí dụ: Trình độ văn hóa)

(4) Trình độ cao trong sinh hoạt văn hóa xã hội, biểu hiện của văn minh (Thí dụ: sống có văn hóa).

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CHỢ Ở TIỀN GIANG

- Vị trí địa lí và địa hình: Tiền Giang là tỉnh thuộc ĐBSCL và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam có diện tích 2.511km² (chiếm khoảng 6% của diện tích ĐBSCL và 0,7% diện tích cả nước); phía Bắc giáp tỉnh Long An; một phần Đông Bắc giáp huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh); phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre; phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Đông giáp Biển Đông với 32 km bờ biển Địa hình phân chia làm ba vùng: vùng Đồng Tháp Mười, vùng cây trái sông Tiền và vùng bờ biển Gò Công.

- Khí hậu: Tiền Giang nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết được chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa) Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.350 đến 1.500 mm, phân bố từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Độ ẩm trung bình là khoảng

80 - 85% Khí hậu của Tiền Giang mang lại điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp (như trồng lúa và cây ăn quả) với chế độ nắng, gió, mưa và độ ẩm cao và được duy trì ổn định.

- Thủy văn: Tiền Giang có mạng lưới sông rạch chằng chịt, bờ biển dài (32 km) thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Điển hình, sông Tiền có nhiều chi lưu và đi qua địa phận nhiều tỉnh Sách “Gia Định thành thông chí” có miêu tả chi tiết: “Sông Tiền đã sâu lại rộng, nước trong và ngọt, cá tôm bắt dùng không hết” (Trịnh Hoài Đức, 2006, 56) Ngoài ra, Tiền Giang còn có một số một số kênh rạch khác (rạch Ba Rài, rạch Gò Công, kênh Bảo Định, kênh Chợ Gạo) … cung cấp nguồn lợi thủy sản và tài nguyên nước cho sản xuất nông nghiệp.

- Tài nguyên đất: Tiền Giang nằm trong vùng hạ lưu ĐBSCL có 4 nhóm đất chính (đất phù sa, đất mặn, đất phèn và đất cát), trong đó đất phù sa có 123.949 ha (chiếm 53%) diện tích toàn tỉnh, thuận lợi nhất cho nông nghiệp, để hình thành nên những vùng lúa cao sản, vườn cây ăn trái đặc sản của địa phương: xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, cam sành, quýt đường (H Cái Bè); sầu riêng Ngũ Hiệp, chôm chôm Tân Phong (H Cai Lậy); vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim, sa pô Kim Sơn (H Châu Thành); nhãn Nhị Quý (TX Cai Lậy); thanh long (H Chợ Gạo); khóm Tân Lập (H Tân Phước); mận hồng đào Trung Lương (TP Mỹ Tho); sơ ri Tân Thành, dưa hấu Đèn Đỏ (H Gò Công Đông); mãng cầu Tân Phú (H Tân Phú Đông).

- Tài nguyên rừng: Hiện nay, có ba loại thảm thực vật tự nhiên được tìm thấy tại

Tiền Giang: rừng ngập mặn ven biển với sự hiện diện của bần, đước, rau muống biển và thảm cỏ xanh; rừng nước lợ với dừa nước, bần chua, bìm bịp, cóc kèn và dầm mái; cũng như thảm thực vật trên đất phèn hoang hóa gồm cỏ tranh, cỏ boca và tràm tái sinh Thống kê đến năm 2020, tổng diện tích rừng trên toàn tỉnh là 10.190 ha, trong đó có 317 ha rừng tự nhiên và 9.874 ha là rừng trồng.

- Tài nguyên động vật, thực vật: Yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, chế độ thủy văn đã góp phần hình thành nên các vùng sinh thái khác nhau Do đó, Tiền Giang có hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng Trước kia, Tiền Giang có nhiều rừng rậm và các loài động vật hoang dã như hổ, lợn rừng, khỉ, trăn, rắn, cá sấu Hiện nay, các quần thể động vật, thực vật tương ứng với đặc điểm sinh thái của địa phương: nước mặn, nước lợ, nước phèn và nước ngọt Theo kết quả điều tra năm 2020, Tiền Giang có trên 924 loài thực vật và 890 loài động vật.

Ngoài vị thế cửa ngõ giao thương thuận lợi của các tỉnh miền TNB về TP Hồ ChíMinh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ ra Biển Ðông của các tỉnh ven sông Tiền, tỉnh Tiền Giang còn có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng của các vùng sinh thái khác nhau (nước ngọt, nước lợ và nước mặn) để phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ toàn diện Ngay từ thuở sơ khai, vùng đất này còn được coi là cửa ngõ quan trọng của vùng TNB Thực tế vào thế kỷ XVII-XVIII, Mỹ Tho đại phố đã trở thành một trong những trung tâm buôn bán lớn nhất của Nam Bộ, trung tâm còn lại là Nông Nại đại phố (cù lao Phố) ở Biên Hòa (Đồng Nai ngày nay).

Vào thế kỉ XVII, vùng đất Tiền Giang đã có lưu dân người Việt, trong đó phần lớn là nông dân nghèo khổ từ miền Trung, miền Bắc vào khai hoang, lập xóm, ấp Dõi theo bước chân Nam tiến, người xưa tới vùng đất mới thường chọn những giồng đất cao lập nghiệp Các điểm cư ngụ đầu tiên của họ là Mô Xoài (Bà Rịa) và Đồng Nai, sau tiến dần xuống Sài Gòn, Mỹ Tho và Hà Tiên Thời kỳ đầu, những cuộc di dân còn lẻ tẻ, tự phát, về sau, chính quyền chúa Nguyễn trực tiếp đứng ra tổ chức những đoàn di dân và cho phép tư nhân chiêu mộ dân nghèo vào vùng đất mới khai hoang Nhờ đó, diện tích khai hoang ở vùng đất này ngày càng tang: “Tiền Giang cảnh trí mĩ miều/ Ta thương ta nhớ ta liều ta đi”.

Những người Việt di cư đã sử dụng thuyền để đến cửa Tiểu và cửa Đại dọc theo bờ biển Sách “Phủ biên tạp lục” có ghi nhận: “Nếu cho thuyền đi xuống miền dưới thì người ta đi vào các cửa Tiểu, cửa Đại” (Lê Quý Đôn, 2007, 442) Sau đó, họ đến các vùng Gò Công, Vàm Giồng, Chợ Gạo, Mỹ Tho, Cai Lậy, Cái Bè để khai hoang, lập nghiệp Lúc bấy giờ, để ổn định tình hình dân cư, chúa Nguyễn cho lập các sở thuế (Tam Lịch ở Mỹ Tho, Bả Canh ở Chợ Gạo), trang, trại, nậu, thuộc, man Theo đó,

“trại” là loại hình quy tụ dân cư ở những nơi đất tốt, dân đông như Trại Cá ở Gò Công;

“nậu” là vùng đất làm ruộng bừa, dân ở đông (nay còn từ “đầu nậu” trong dân gian);

“thuộc” là vùng đất màu mỡ (nay còn lưu lại từ “đất thuộc” và các địa danh Thuộc Nhiêu ở H Châu Thành, Thuộc Đẹp ở H Cai Lậy). Đến và định cư trên vùng đất mới từ nhiều nguyên nhân khác nhau, song, các thế hệ lưu dân người Việt khi đã quyết định dừng chân trên mảnh đất này đều gắn bó máu thịt với đất đai và với cộng đồng vì một mục tiêu duy nhất là mưu sinh: “Đến đây thì ở tại đây/ Trăm năm bám rễ xanh cây không về” Với tinh thần cần cù, chịu thương chịu khó; với kinh nghiệm chinh phục đầm lầy, trồng lúa nước; với quyết tâm bám trụ đất mới để thay đổi cuộc sống, thay đổi số phận, chính bộ phận người Việt đã làm thay đổi diện mạo hoang vu, sình lầy, đầy thú dữ của Định Tường xưa thành những xóm làng trù mật, dân cư đông đúc, buôn bán tấp nập, nhộn nhịp.

Năm 1679, một nhóm người Hoa (Dương Ngạn Địch, Trần Thượng Xuyên dẫn đầu) xin chúa Nguyễn cho tỵ nạn trên đất Việt Thấy họ thế cùng lực tận, chúa Nguyễn đã cho phép họ nhập cư vào Nam Bộ Thế là, Dương Ngạn Địch cùng gia binh của mình theo đường biển tiến vào Gò Công rồi ngược sông Tiền đến định cư ở Mỹ Tho.

Buổi đầu đến định cư khai phá, nhóm Hoa kiều này khắc phục những trở ngại thiên nhiên trong đời sống hàng ngày Họ đã cùng với người Việt khai khẩn đất hoang, dựng nhà, lập làng và thành lập Mỹ Tho đại phố sầm uất Cuối thế kỷ XVII, Mỹ Tho đại phố đã trở thành một trong hai trung tâm thương mại lớn nhất miền Nam.

Từ nửa sau thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII, kinh tế nông nghiệp Tiền Giang phát triển nhanh chóng Quyển “Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ” cho biết: “Đến thế kỷ XVII-XVIII, phần lớn Nam Bộ đã được khai phá thành đồng ruộng, xây dựng xóm làng, chợ búa sầm uất” (Huỳnh Lứa, 2017, 122) Lê Văn Năm cho rằng: “Sở hữu đất đai tư nhân, nhất là việc tập trung ruộng đất trong tay các địa chủ lớn đã giúp cho những người này nắm được một số lượng nông sản to lớn Lượng nông sản đó được đưa ra thị trường” (Lê Văn Năm, 1988, 61) Từ đây, các chợ của Tiền Giang dần hình thành và phát triển rất sầm uất, tiêu biểu là Mỹ Tho đại phố (chợ phố lớn Mỹ Tho) là một trong những đô thị hình thành sớm và sầm uất vào bậc nhất của đất Nam Bộ xưa. Đồng thời, hệ thống hành chính của địa phương cũng dần được hoàn thiện Năm

1698, chúa Nguyễn Phúc Chu cử Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Nam Bộ và thiết lập bộ máy công quyền, đặt nền pháp trị và xác định cương thổ quốc gia Năm

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHỢ Ở TIỀN GIANG

KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHỢ Ở TIỀN GIANG

Chợ là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức được tổ chức tại một địa điểm theo kế hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hóa hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của dân cư khu vực Hiện nay, mạng lưới chợ của nước ta nói chung và Tiền Giang nói riêng đã phát triển rộng khắp và đa dạng, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của mỗi địa phương trên nhiều phương diện.

2.1.1 Chợ ở Tiền Giang giai đoạn trước năm 1861

Do nhu cầu điều phối, trao đổi và mua bán hàng hóa của người dân nên hệ thống chợ ở Tiền Giang đã sớm hình thành và phát triển Từ thế kỷ XVII-XVIII, Tiền Giang đã xuất hiện nhiều địa điểm buôn bán sầm uất như: Mỹ Tho đại phố, chợ Gạo, chợ Lương Phú, chợ Thanh Sơn (chợ Cai Lậy), chợ Gò Công, chợ An Bình Đông (chợ Cái Bè) … Đặc biệt, chợ phố lớn Mỹ Tho phát triển trở thành một trong những trung tâm, điều phối hoạt động thương mại của khu vực TNB và góp phần hướng nền nông nghiệp ở Nam Bộ ngay từ rất sớm đi vào sản xuất hàng hóa Như vậy, từ thế kỷ XVII- XVIII trở đi, Mỹ Tho đại phố đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn của Nam Bộ. Đến thế kỷ XIX, mạng lưới chợ ở Tiền Giang ngày càng phát triển, mở rộng cả về quy mô và số lượng Sách “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” thống kê Trấn Định đầu thế kỉ XIX đã có 29 chợ được ghi chép như: Lão Bỉnh, Xã Bỉnh, Thang Trông,

Bến Tranh, Gò Cát, Xoài Mút, Lão Xuân (Thung), Để Võng (Đê), Trà Luật, HoàngXoài, Cái Bè, Cây Mai, Kiến Định, Mỹ Tho, Rạch Chanh, Củ Chi, Bát Đông, Thuộc

Lãng, Gò Công, Rạch Lá, Cà Hon, Gạo, Quán Lương, Lão Văn, Lão Hoa, Cái Chốt, Cái Lao, Đốc Vàng Hạ Theo sách “Đại Nam nhất thống chí”, toàn tỉnh Định Tường có 13 chợ như: Mỹ Tho, Lương Phú (Bến Tranh), Hưng Lợi (Cù Úc), Cát Phụ, Trà Luật, Để Võng, Kiến Định, Lễ Phụ, Kỳ Hôn, Mễ, Lương, Sanh, An Bình (Cái Bè). Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) cũng mô tả 8 chợ của Tiền Giang lúc bấy giờ, gồm: Lương Phú, Hưng Lợi, Gò Công, Kỳ Hôn, Quán Lương, Thủy (Tiểu), Thanh Sơn, An Bình Những chợ được ghi chép trong: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Đại Nam nhất thống chí và Gia Định thành thông chí là những chợ ven đường giao thông thủy, bộ hoặc những chợ lớn ở các địa phương Trong thực tế, nhiều chợ nhỏ và những quán buôn bán chưa được thống kê Như thế, số lượng chợ ở thời kỳ này phải lớn hơn nhiều so với những ghi chép của: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí, Đại

Nam nhất thống chí và Gia Định thành thông chí Ngoài những chợ lớn, Tiền Giang còn vô số chợ nhỏ, chợ lưu động, không tên mà ở đó, những người buôn bán rong, những người tự sản xuất mang các sản phẩm của mình đến chợ bán.

Những tư liệu trên cho thấy, trong các thế kỉ XVII, XVIII, mạng lưới chợ đã được hình thành trên khắp tỉnh Tiền Giang Sự hình thành của làng xã và quá trình tập trung dân cư đã đưa đến sự ra đời của mạng lưới chợ Hệ thống chợ dần dần mở rộng về quy mô và tăng lên về số lượng, để phát triển lên thành các chợ lớn, chợ trung tâm như: chợ Cái Bè, chợ Mỹ Tho, chợ Cai Lậy, chợ Trấn Định, chợ Gạo, chợ Gò Công Đến giữa thế kỷ XIX, ở các chợ trên địa bàn Tiền Giang, nơi nào cũng đầy ắp các mặt hàng nông lâm thủy sản như lúa gạo, cau khô, các nông sản khác, sản phẩm thủ công, hải sản, lâm sản. Điều đó chứng tỏ rằng, mạng lưới chợ của Tiền Giang đã bắt phát triển mạnh.

Trong cuốn “Sống đời của chợ”, Nguyễn Mạnh Tiến cho rằng: “Chợ Việt Nam vẫn gắn chặt cuống nhau với truyền thống Chợ ở mọi hình hài là phần truyền thống nối dài” (Nguyễn Mạnh Tiến, 2017, 3) Công trình nghiên cứu về “Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỷ XIX” của tác giả Nguyễn Phúc Nghiệp đã có nhận định:

Do kinh tế hàng hóa phát triển thịnh đạt nên ở Tiền Giang đã xuất hiện những nơi có hoạt động thương mại nhộn nhịp Đặc biệt, chợ phố lớn Mỹ Tho là một trong hai trong tâm thương mại lớn nhất được thành lập lần đầu tiên ở Nam Bộ Đồng thời lúc bấy giờ, Tiền Giang cũng nổi lên một số ngôi chợ chuyên kinh doanh thóc gạo, nổi tiếng khắp Nam Bộ Đó là chợ Gạo (nay thuộc xã Bình Phan, huyện

Chợ Gạo) Ngoài ra, còn còn có nhiều nhiều chợ khác nữa như: chợ Lương Phú, chợ Thanh Sơn, chợ Gò Công, chợ An Bình (Nguyễn Phúc Nghiệp, 2003, 58).

2.1.2 Chợ ở Tiền Giang giai đoạn 1861 - 1975

Ngay sau khi đánh chiếm Tiền Giang (4/1961), thực dân Pháp chủ trương mở rộng thị trường để phát triển kinh tế, giao cho tầng lớp tư sản Pháp, Ấn, Hoa độc chiếm khâu trung gian để thu lợi Để thực hiện điều đó, chính quyền thực dân đã tiến hành các biện pháp: mở cảng Sài Gòn cho tàu buôn các nước vào buôn bán và tuyên bố việc buôn bán thóc gạo được hoàn toàn tự do; Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ và đường sắt (đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho) để vận chuyển hàng hóa và dung túng cho các tầng lớp đại địa chủ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Giai đoạn này, chợ vẫn được duy trì, phát triển và có sự qui hoạch lại Chính vì vậy, hoạt động mua bán hàng hóa ở Tiền Giang trong thời gian này đã có sự chuyển biến đáng kể Mặt hàng nông sản buôn bán mạnh nhất trên thị trường vẫn là thóc gạo. Ngoài thóc gạo, các mặt hàng khác cũng được buôn bán nhộn nhịp trên thị trường, như: bông, cau, trầu, nguyên liệu, thơ tằm, cá khô, cá muối… trong đó, một số mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường Campuchia, Pháp, Trung Hoa, Ấn Độ.

Lúc bấy giờ, hệ thống chợ có ý nghĩa to lớn đối với sự phân phối hàng hoá nông sản trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Tiền Giang Theo công trình “Niên giám Nam Kỳ thuộc Pháp năm 1868”, toàn Nam Kỳ có 197 chợ, trong đó tỉnh Định Tường có 35 chợ và Gò Công có 9 chợ Năm 1890, “Lịch An Nam sáu tỉnh Nam Kỳ” đã thống kê hạt Gò Công có 6 chợ: Tân Niên Tây, Đồng Sơn (Dinh), Vĩnh Lợi, Tăng Hòa, Bình Ân, Gò Công và hạt Mỹ Tho có 26 chợ: Mỹ Tho, Cũ, Mới, Cai Lậy, Cái Ngang, Giữa, Thuộc Nhiêu, Xoài Mút, Cổ Chi, Thầy Yến, Trấn Định, Gạo, Bến Tranh, Ông Văn, Cả Công, Rạch Miễu, Ba Dầu, Tổng Ngọ, Ba Dừa, Cái Thia, Cái Nứa, Rạch Gầm, Bình Hài và Mỹ Quí Tây Đến Năm 1899, “Lịch An Nam thông dụng trong Nam Kỳ” thống kê hạt Gò Công có 7 chợ: Gò Công, Hòa Nghị, Tăng Hòa, Bình Ân, Tân Niên Tây, Vĩnh Lợi, Đồng Sơn và hạt Mỹ Tho có 30 chợ: Mỹ Tho, Bưng, Cái Ngang, Rạch Miễu, Gò Cát, Ông Văn, Bến Tranh, Thang Trông, Nhựt Tân, Cai Lộc, Rạch Gầm, Cả Công, Mới, Cai Lậy, Cái Lá, Cái Bè, Cái Thia, Cái Nứa, Cổ Chi, Thầy Yến, Ba Dầu,

Ba Dừa, Kinh, Gạo, Cầu Ngang, Trấn Định, Giữa, Thuộc Nhiêu, Xoài Mút, Nhị Bình.

Năm 1899, công trình “Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Đông” của tác giả J C.Baurac (Huỳnh Ngọc Linh dịch) thống kê hạt Mỹ Tho có 26 chợ buôn bán lúa gạo như: chợ Mỹ Tho (tổng Thuận Trị), chợ Cũ (tổng Thạnh Phong), chợ Cai Lậy (tổng Lợi Trinh), chợ Cái Ngang (tổng Thuận Trị), chợ Dừa (tổng Thuận Bình), chợ Thuộc Nhiêu (tổng Thuận Bình), chợ Xoài Mút (tổng Thuận Bình), chợ Củ Chi (tổng Hưng Nhơn), chợ Thầy Yến (tổng Hưng Nhơn), chợ Trấn Định (tổng Hưng Nhượng), chợ Gạo (tổng Hòa Hảo), chợ Bến Tranh (tổng Thạnh Quơn), chợ Ông Văn (tổng Thạnh Phong), chợ Mới (tổng Phong Hòa), chợ Cả Công (tổng Lợi Trường), chợ Rạch Miễu (tổng Hòa Quới), chợ Ba Dầu (tổng Lợi Mỹ), chợ Tổng Ngọ (tổng Lợi Thuận), chợ Mới (tổng Lợi Trường), chợ Ba Dừa (tổng Lợi Mỹ), chợ Cái Thia (tổng Phong Hòa), chợ Cái Nứa (tổng Phong Hòa), chợ Rạch Gầm (tổng Lợi Trường), chợ Bình Hài (tổng Thạnh Phong), chợ Mỹ Quí Tây (tổng Lợi Trường) Ngoài ra, tác giả cũng thống kê hạt

Gò Công có 7 chợ chính của vùng: chợ Tân Niên Tây, chợ Đồng Sơn (chợ Dinh), chợ Vĩnh Lợi, chợ Tân Hòa, chợ Bình Â, chợ Hòa Nghị, chợ Gò Công.

Năm 1902, quyển “Chuyên khảo về tỉnh Mỹ Tho” đã cung cấp cho độc giả những thông tin tổng quát về vùng đất này, trong đó có thống kê 33 chợ của tỉnh Mỹ Tho: Mỹ Tho, Cũ, Bưng, Bến Chùa, Gò Cát, Ông Văn, Củ Chi, Thầy Yến, Trấn Định, Rạch Gầm, Thang Trông, Bến Tranh, Mới, Cái Ngang, Bưng, An Hữu, Xoài Mút, Thuộc Nhiêu, Giữa, Ông Hổ, Gạo, Cầu Ngang, Tham Thu, Cai Lậy, Cả Công, Trà Luộc, Ba Rài, Tổng Ngọ, Ba Dừa, Ba Dầu, Cầu, Cái Nứa, Cái Bè, Cái Thia Đến năm 1936, toàn tỉnh Mỹ Tho có 39 chợ: Giữa, Xoài Mút, Thuộc Nhiêu, Tha La, Ông Hổ (Tổng Thuận Bình ); Ba Dừa, Ba Dầu, Trà Tân, Cầu, Giồng Vân (Tổng Lợi Mỹ); Bến Tranh, Thang Trông, Cai Lộc, Nhựt Tân, Ông Văn (Tổng Thạnh Quơn); Gạo, Cầu Ngang, Tham Tri, Kinh, Cà Lô, Tham Thu (Tổng Hòa Hảo); Mỹ Tho, Bưng, Bến Chùa, Cái Ngang (Tổng Thuận Trị); Trà Luật, Rạch Gầm, Cả Công (Tổng Lợi Trường); Cai Lậy, Tổng Ngọ (Tổng Lợi Trinh); Tổng Ngọ (Tổng Lợi Thuận); Cái Bè, Cái Nứa, Cái Thia (Tổng Phong Hòa); An Hữu (Tổng Phong Phú), Trấn Định, Tịnh Giang (Tổng Hưng Nhượng) và Gò Cát, Cũ (Tổng Thạnh Phong).

Theo công trình “Kinh tế nông nghiệp Tiền Giang thế kỷ XIX”, tác giả Nguyễn Phúc Nghiệp cho biết: “Chỉ tính riêng trên địa bàn Mỹ Tho vào đầu thế kỷ XX, đã có

42 chợ được phân bố ở 155 làng, trên tổng diện tích là 2.236 km² với số dân là233.803 người, tính bình quân 3,5 làng/chợ, 54 km²/chợ và 5.566 người/chợ” (NguyễnPhúc Nghiệp, 2003, 261) Từ đó cho thấy, kinh tế hàng hóa, nhất là sự giao lưu nông sản ở Tiền Giang thông qua mạng lưới chợ đã có sự phát triển rõ nét Trong giai đoạn này, thương mại của Mỹ Tho và Gò Công có sự phát triển nhất định nổi lên việc xuất cảng nông sản, nhất là thóc gạo ra thị trường ngoài nước, kể cả thị trường Pháp và châu Âu Tuy nhiên, lợi nhuận từ những hoạt động kinh doanh này đều lọt vào tay chính quyền thực dân, tư sản Pháp và tư sản ngoại bản người Hoa, người Ấn Độ. Những năm đầu thế kỷ XX, mạng lưới chợ Mỹ Tho và Gò Công phát triển mạnh, hàng hóa trao đổi lưu thông dồi dào (xem Hình 1, 3, 5, 9 của Phụ lục 8) Công trình

CÁC LOẠI HÌNH CHỢ Ở TIỀN GIANG

“Họp chợ” được hiểu là hình thức tập hợp, mua bán, trao đổi hàng hóa Những hình thức này có tổ chức, có quy mô nên gọi là họp chợ Trước kia, các bậc tiền nhân của chúng ta thường chọn nơi họp chợ có dân cưu đông đúc, buôn bán tấp nập Dựa vào tiêu chí địa lý tự nhiên, Tiền Giang có hai loại hình họp chợ Đó là chợ họp trên sông nước (chợ nổi) và chợ họp trên đất liền (chợ cạn) Trong đó, chợ họp trên sông là kiểu họp chợ đặc trưng ở Nam Bộ nói chung và Tiền Giang nói riêng.

2.2.1 Chợ họp trên sông - chợ nổi Cái Bè

Khác biệt hẳn với hình thức các quầy sạp san sát nhau thường thấy ở các hầu hết các khu chợ “trên cạn”, hình thức chợ họp ngay trên sông nước được gọi là “chợ nổi”. Chợ nổi là một hình thức kinh doanh mua bán được thực hiện trên sông đã tồn tại ở một vài nước của vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Chợ nổi là nơi tập hợp các hoạt động buôn bán trên sông, nơi mà sự đi lại và kinh doanh được thực hiện bằng tàu, ghe và xuồng, thể hiện nếp sống văn hoá và kinh tế của cư dân bản địa Sự hình thành của chợ nổi phụ thuộc vào sự tác động tổng hợp của yếu tố tự nhiên và kinh tế- xã hội Chợ nổi được coi là biểu hiện của sự phát triển bền vững trong cộng đồng vùng sông nước Theo tác giả Nguyễn Trọng Nhân: “Chợ nổi có vai trò quan trọng đối với kinh tế, xã hội, văn hóa và là một dạng tài nguyên du lịch hỗn hợp đặc trưng (tự nhiên, văn hóa) của ĐBSCL” (Nguyễn Trọng Nhân, 2019, 149).

Chợ nổi Cái Bè (thị trấn Cái Bè) hình thành vào khoảng thế kỷ XVII-XVIII tại vàm sông Cái Bè, đoạn giáp ranh của ba tỉnh Tiền Giang, Bến Tre và Vĩnh Long, trong giai đoạn giao thông đường bộ địa phương chưa phát triển như hiện tại Theo quyển “Địa chí

Tiền Giang” cho biết: “Chợ nổi Cái Bè ở thôn An Bình Đông, huyện Kiến Đăng, lập năm Nhâm Tý (1732) cùng lúc với việc lập dinh Long Hồ” (Địa chí Tiền Giang, 2007,

245) Sách “Gia Định thành thông chí” cũng đã mô tả: “Đầu thế kỷ XIX, chợ nổi Cái Bè rất sung túc Bè tre đậu kín vàm rạch, chở lúa gạo, cá khô, cau khô và các loại vỏ cây già, cây đước bán tận Cao Miên” (Trịnh Hoài Đức, 2006, 65) Đến thế kỷ XX, nơi đây đã trở thành một trong những khu chợ đầu mối lớn nhất khu vực Nam Bộ.

Theo tác giả Nguyễn Trọng Nhân (2019), nguyên nhân dẫn đến việc ra đời của chợ nổi nói chung và chợ nổi Cái Bè nói riêng (xem Hình 13-16 của Phụ lục 8):

Thứ nhất, là sự phát triển ngày càng nhanh của ngành nông nghiệp dẫn đến hàng nông sản dư thừa cần có nơi tiêu thụ nhanh, đồng thời đảm bảo giá cả Thứ hai, khúc sông nơi chợ nổi Cái Bè tọa lạc có nhiều yếu tố tự nhiên thuận lợi (không quá sâu, không cạn, không quá rộng, không hẹp) lại là nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông làm cho việc thông thương, mua bán trên sông dễ dàng hơn; Thứ ba, điều kiện đi lại, mua bán trên đường bộ lúc bấy giờ chưa tiện lợi Thứ tư, phần lớn người dân sinh sống ở Cái Bè là nông dân và tiểu thương Thứ năm, thông thường sông là nơi không thuộc quyền sở hữu của riêng ai (Nguyễn Trọng Nhân, 2019, 50).

Chợ nổi Cái Bè hoạt động suốt ngày đêm theo con nước lớn Trước kia, chợ nổi Cái Bè là chợ đầu mối chuyên bán các mặt hàng nông sản như trái cây đặc sản (cam mật, quýt đường, xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Vĩnh Kim…), mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng nhất định với số lượng lớn Dù họp trên sông, giao thông và buôn bán hoàn toàn bằng ghe thuyền nhưng chợ nổi vẫn mang đặc trưng của một khu chợ trên cạn Không giống chợ họp cố định trên bờ, giới thương hồ chợ nổi sử dụng “cây bẹo” để tiếp thị cho hàng hóa của mình Đây là phương thức quảng cáo, chào hàng độc đáo ở chợ nổi Cái Bè nói riêng và các chợ nổi khác ở vùng TNB nói chung Thực tế, cây bẹo là một cây sào có chiều dài khoảng 3-5 m, thường làm bằng tre, được cắm hoặc mắc ở trên ghe, trên thân có treo nhiều loại hàng nông sản muốn bán Dân gian thường gọi là “treo gì bán nấy”.

Trong thời kỳ chống Pháp và Mỹ, dân cư của khu vực Cái Bè và Cai Lậy đã phải di tản đến cù lao Tân Phong và Ngũ Hiệp để tránh bom đạn Khi muốn mua hàng hóa như gạo, muối, hay các loại hàng tiêu dùng, người dân thời bấy giờ chỉ cần sử dụng ghe nhỏ hoặc xuồng ba lá để tiếp cận chợ nổi và mua hàng mà không cần phải bước lên bờ, để tránh nguy hiểm Từ khi đổi mới 1986, vùng đất Cái Bè và Cai Lậy tập trung phát triển cây ăn trái chuyên canh, loại mặt hàng này trở thành hàng hóa chủ yếu qua chợ nổi Cái Bè (trước đây là hàng lúa gạo) Chính điều đó đã tác động làm cho chợ nổi phát triển đến mức cực thịnh của nó, nhất là từ sau cải cách mở cửa cho đến cuối thế kỷ XX Do đó, chợ nổi Cái Bè đã sớm trở thành chợ đầu mối điều phối hàng hóa và giữ vị trí trung chuyển hai chiều giữa TNB và khi vực tiêu thụ (TP Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ) phát triển mạnh nhất vào khoảng hai thập niên cuối thế kỷ XX.

Thời gian qua, dù chính quyền và các ngành chức năng ở tỉnh Tiền Giang đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để duy trì, ổn định chợ nổi Cái Bè nhưng chợ nổi này ngày càng thưa vắng và có nguy cơ bị xóa sổ như: sự phát triển của mạng lưới giao thông đường bộ; sự phát triển của mạng lưới chợ trên bờ; sự phát triển của hệ thống nhà vựa… làm sức mua tại chợ nổi giảm dần Thực tế hiện nay, chợ nổi Cái Bè đã giảm bớt sự náo nhiệt như “trên bến dưới thuyền” của trước kia Trước nguy cơ chợ nổi Cái Bè dần bị mai một, UBND huyện Cái Bè đã lập Đề án “Bảo tồn và phát huy Chợ nổi Cái Bè, giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2025” để gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của chợ nổi, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh kế của người dân và phục vụ phát triển du lịch (xem thêm Phụ lục 9).

2.2.2 Chợ họp cố định trên đất liền - chợ cạn

Hầu hết các chợ ở Tiền Giang đều được tổ chức trên đất liền (176/177 chợ) Vị trí của chợ thường được xác định ở những nơi có đông dân cư, là điểm giao thương quan trọng của làng xã, thị trấn, thị tứ, và thành phố (như ngã ba, ngã tư, dốc cầu, bến xe và trung tâm làng xã) Chợ cố định trên đất liền là nơi tập trung hoạt động buôn bán hàng hóa quy mô lớn để phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân địa phương Tính chất chung của chợ họp cố định trên đất liền thường tuân theo quy luật là “trên bến dưới thuyền”.

Chợ Cai Lậy (phường 1, TX Cai Lậy) được hình thành từ rất sớm Theo các cụ cao niên ở địa phương cho biết, chợ Cai Lậy do vợ chồng ông Huỳnh Tấn Chiêu (Cai tổng Kiến Lợi) lập vào năm 1772 Nguyên thủy ngôi chợ này nằm ở khu vực miếu Bảy

Bà của thôn Thanh Sơn (chợ Thanh Sơn) Ban đầu, chợ chỉ là ngôi nhà tre lá, xung quanh phố xá sơ sài, tọa lạc ở đầu giồng Cai Lễ (tức Cai cơ Ngô Tấn Lễ) Hàng ngày, bà con thường mang rau cải, trái cây, cá tôm, đồ thủ công ra chợ trao đổi và mua bán.

Từ khi có kênh Bà Bèo (1785) và đường Thiên Lý (1792), chợ Cai Lậy bắt đầu hưng thịnh Lúc bấy giờ, hàng hóa mua bán ở chợ Cai Lậy rất phong phú và đa dạng, song chủ yếu vẫn là hàng nông sản (lúa gạo). Đầu thế kỷ XIX, chợ Cai Lậy rất sung túc “Gia Định thành thông chí” có miêu tả: “Chợ Cai Lậy quán xá liền lạc, ghe thuyền tới nơi thành nơi đô hội” (Trịnh Hoài Đức, 2006, 59) Đến giữa thế kỷ XIX, “Đại Nam nhất thống chí” ghi nhận: “Chợ Cai Lậy ở huyện Kiến Đăng có quán trù mật, dân cư chuyên nghiệp cày ruộng, dệt cửi, ghe thuyền tới lui, thành một đô hội” (Quốc sử quán Triều Nguyễn, 2006, 130) Năm 1836, cai đội Phạm Văn Huy khai khẩn đất hoang, lập 2 tổng với 20 làng ở phía Bắc vùng Cai Lậy và Cái Bè, nhờ đó chợ Cai Lậy phát triển Tác giả Vương Hồng Sển cũng ghi nhận: “Chợ Cai Lậy còn gọi là Thanh Sơn Thị Một chợ nhóm họp cạnh Quốc lộ 4 (1A) Chợ Cai Lậy có nem ngon và nổi tiếng” (Vương Hồng Sển, 1999, 283).

Năm 1861, thực dân Pháp đánh chiếm Định Tường, chúng dùng tàu chiến theo sông Ba Rài đến Bang Lãnh (khu vực cầu đúc Cai Lậy), bắn phá và chiếm được huyện lỵ Kiến Đăng Thực dân Pháp đặt cơ sở quân sự, hành chính… gần chợ Cai Lậy Do đó, chợ Cai Lậy in dấu những biến động của lịch sử của địa phương (xem Hình 1 của

Phụ lục 8) Trong công trình “Nam kỳ và cư dân các tỉnh miền Đông”, tác giả J C.

ĐẶC ĐIỂM CỦA CHỢ Ở TIỀN GIANG

Người Tiền Giang xưa đặt tên chợ rất dân dã, thường gắn với đặc điểm đối tượng, đặc sản địa phương, sự kiện lịch sử, ngôn ngữ địa phương (xem thêm danh sách chợ ở

Phụ lục 6) Đằng sau mỗi cái tên đều có những căn nguyên rất đỗi giản đơn, mộc mạc mà người xưa hồn nhiên gửi gắm như: chợ Bà Đắc (H Cái Bè), chợ Gạo (H Chợ Gạo), chợ Thầy Yến (H Tân Phước), chợ Vòng Nhỏ (TP Mỹ Tho), chợ Tha La (H. Châu Thành), chợ Cá Chốt (H Tân Phú Đông) Tâm ý mộc mạc, hồn nhiên mà người xưa gửi gắm vào các tên chợ đã đọng mãi vào lòng người, dẫu trải qua nhiều biến cố của thời gian Chính bởi những đặc trưng này mà nhiều người không thích đặt tên chợ theo đơn vị hành chính ngày nay, vì sợ mất đi ý nghĩa những tên gọi đã có từ trăm năm.

Theo thống kê của NCS, Tiền Giang có 75/177 (chiếm 42,4%) chợ đặt theo tên gọi của địa phương (gọi theo tên xã, phường, thị trấn); 25/177 (chiếm 14,1%) chợ gọi theo đặc điểm đối tượng; 20/177 (chiếm 11,3%) chợ đặt tên theo đặc sản địa phương; 18/177(chiếm 10,2%) chợ đặt theo tình cảm, nguyện vọng của người dân; 13/177 (chiếm 7,3%) chợ đặt theo tên các nhân vật lịch sử có công với làng xã; 10/177 (chiếm 5,6%) chợ đặt theo số thứ tự hoặc kết hợp giữa tên địa danh và số thứ tự và một số tên chợ đặt tên theo phương hướng Ví dụ như: chợ Thiên Hộ (H Cái Bè), chợ Giữa (H Châu Thành), chợ Đèn Đỏ (H Gò Công Đông), chợ Cầu Kênh 14 (H Gò Công Tây), chợ Ông Văn (H. Chợ Gạo), chợ Bắc Đông (H Tân Phước), chợ Cá, chợ Cũ, chợ Hàng Bông (TP Mỹ Tho).

Từ xưa đến nay, thời gian hoạt động của chợ không những phụ thuộc vào các yếu tố nhu cầu của người mua, bán kính phục vụ mà còn phụ thuộc vào tập quán, truyền thống của mỗi địa phương Thời gian họp chợ có thể là thường xuyên hoặc không thường xuyên và thường theo một quy luật nhất định về thời gian Không như ở phía Bắc có loại hình chợ phiên, chợ ở Tiền Giang họp mỗi ngày Tùy theo từng loại hình chợ, có chợ nhóm họp cả ngày hoặc chỉ một buổi, nhưng thường có điểm chung là đông nhất là vào buổi sáng sớm, để người đến trao đổi, mua bán hàng hóa Theo khảo sát của chúng tôi, Tiền Giang có chợ họp buổi sáng, chợ họp buổi trưa, chợ họp buổi chiều hoặc có chợ họp vào lúc “nửa đêm” như: chợ Nhị Tỳ (phường 2, TP Mỹ Tho), chợ heo thừa vú Thuộc Nhiêu (xã Dưỡng Điềm, H Châu Thành), chợ đêm Mỹ Tho (phường 6, TP Mỹ Tho); riêng chợ nổi Cái Bè họp từ 3 - 5 giờ sáng cho đến tận xế chiều theo con nước trên sông.

Mật độ, thời gian hoạt động cũng phụ thuộc vào từng loại hình chợ Cụ thể, các chợ đầu mối (trung tâm) họp chủ yếu từ giữa đêm đến sáng (khoảng 1 giờ đến 7 giờ); ban ngày chợ vẫn hoạt động nhưng ít khách và giao dịch cũng ít hơn Hầu hết, các chợ hạng 1 khác và chợ hạng 2 có quy mô lớn, cũng như bán kinh phục vụ lớn, nhu cầu sức mua lớn thì họp cả ngày Ngược lại, các chợ hạng 3 (chợ dân sinh) có quy mô nhỏ và sức mua ít thì họp vào buổi sáng Các chợ ở khu vực đô thị thường mở cửa từ 5 giờ sáng đến 17 giờ tối, các chợ nông thôn thường họp từ 5 giờ sáng đến 12 giờ Do mật độ dân số cao, thời gian họp chợ ở khu vực thành thị kéo dài hơn các chợ nông thôn.

Số lượng người mua bán thường có xu hướng gia tăng vào những ngày nghỉ, dịp lễ tết, và có xu hướng giảm vào các ngày bình thường (xem thêm kết quả khào sát Phụ lục 1).

Chợ hình thành tự nhiên trong hoạt động dân sinh “ở đâu có dân, ở đó có chợ”.

Vì vậy, chợ thường nằm ở những nơi đông đúc dân cư, thuận tiện giao thông như ngã ba đường, ngã ba sông, đầu làng, ven lộ, ven các kênh rạch Ở Tiền Giang, phần lớn những làng xã có quy mô, diện tích lớn, dân số đông thường đặt ở trung tâm làng xã.

Các chợ làng xã liên kết với nhau thành một hệ thống lớn nhỏ khác nhau, để phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của người dân Về vị trí, ngoại trừ những chợ làng xã truyền thống dọc đôi bờ sông Tiền, được thành lập từ nhiều thế kỷ trước thường được chọn theo quy luật trên bến dưới thuyền (xem Hình 6, 10 của Phụ lục 8), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả người đi bộ và đi ghe thuyền đến mua bán hàng hóa; còn các chợ làng xã mới được thành lập cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thường được quy hoạch ở gần các tuyến đường liên xã, liên huyện, hoặc gần các tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ để thu hút đông đảo nhân dân trong xã, huyện… đến trao đổi, buôn bán.

Hiện nay, hầu hết các chợ ở Tiền Giang đều tập trung ven bến sông, bến đò, bến xe, ngã ba, ngã tư, dốc cầu… hay các tuyến đường liên xã, liên huyện, hoặc gần các tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ để thu hút đông đảo nhân dân trong vùng đến buôn bán

(xem Bảng 2.2) Các chợ của Tiền Giang hoạt động theo quy luật “trên bến dưới thuyền”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến mua bán: chợ nổi Cái Bè họp ở đoạn sông Tiền (giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre) và gần với chợ Cái Bè; chợ Cai Lậy trước đây nằm cạnh Quốc lộ 1A và sông Ba Rài; chợ Gạo đối diện kênh Chợ Gạo, chợ Gò Công nằm sát rạch Gò Công và chợ Mỹ Tho nằm tiếp giáp kênh Bảo Định… Có thể nói, các chợ ở Tiền Giang đều nằm trên trục giao thông và giao thương chiến lược cạnh sông Tiền và các chi lưu của nó.

Bảng 2.2 Hiện trạng mạng lưới chợ ở Tiền Giang theo vị trí họp chợ

(Nguồn: Tài liệu khảo sát của NCS, năm 2020)

Hầu hết các chợ trên địa bàn Tiền Giang đã được ổn định vị trí, sát khu vực dân cư, phù hợp với quy hoạch đô thị và có vị trí giao thương tốt Những chợ đã có từ lâu đời gồm: chợ nổi Cái Bè (H Cái Bè), chợ Cai Lậy (TX Cai Lậy), chợ Gạo (H Chợ Gạo), chợ Gò Công (TX Gò Công), chợ Mỹ Tho (TP Mỹ Tho), chợ Vàm Láng (H.

Gò Công Đông) có vị trí vô cùng thuận tiện để di chuyển, qua lại giao thương trao đổi mua bán hàng hoá; có sức hấp dẫn, giữ chân du khách đông đảo quanh năm.Những chợ mới được đầu tư, nâng cấp từ năm 2010 đến nay, gồm chợ Hoà Khánh (H.Cái Bè), chợ Tân Thành (H Gò Công Đông), chợ Tân Phước (H Tân Phước), chợ Cũ, chợ Thạnh Trị (TP Mỹ Tho) cũng có vị trí đẹp, việc buôn bán thuận tiện Tuy nhiên, có chợ ở sâu trong nội ô, không thuận tiện về giao thông và đã bộc lộ những bất cập, tiêu biểu như chợ Tân Long (TX Cai Lậy), chợ Hàng Còng (TP Mỹ Tho).

Nằm ở hạ lưu sông Cửu Long, Tiền Giang là một vùng đất trù phú và nhiều sông rạch, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp. Trước kia, người dân Tiền Giang sản xuất và trực tiếp mang sản phẩm ra chợ bán Hàng hóa buôn bán ở các chợ xưa khá phong phú, chỉ tiếc rằng không thấy tài liệu nào ghi chép cụ thể các loại sản phẩm trao đổi cụ thể ở chợ Hàng hóa của các chợ làng xã xưa chủ yếu là các mặt hàng nông sản, thổ sản, lâm sản, thủy sản, nông cụ, vải vóc, kim chỉ, hàng may mặc, đồ ăn thức uống… phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân như: chợ

Cá, chợ Hàng Bông, chợ Thạnh Trị (TP Mỹ Tho) Ngoài ra, Tiền Giang là vùng nguyên liệu trái cây lớn không chỉ của vùng ĐBSCL mà là của cả nước với nhiều loại trái cây nổi tiếng gắn với các địa danh của tỉnh như: mận Trung Lương, khóm Tân Phước, sầu riêng Cai Lậy, thanh long Chợ Gạo, xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Lò Rèn (xem Hình 61-72 của

Trong các buổi họp chợ trước kia, người dân từ các làng xã xung quanh đổ về, mang theo đủ các loại hàng hóa, sản vật của vườn tược, đông vui như trẩy hội, mua bán tấp nập. Các mặt hàng mua bán tại chợ ở Tiền Giang hiện nay chủ yếu là: thực phẩm tươi sống, nông sản khô, tạp hóa, quần áo, giày dép chiếm hơn 70% tổng số hộ kinh doanh Trong đó, hàng thực phẩm tươi sống, nông sản khô chiếm trên 40%; hàng tạp hóa chiếm tỷ lệ 15%; hàng may mặc và giày dép là 10%; hàng nông cụ và vật tư nông nghiệp chiếm tỷ lệ 10% Các mặt hàng khác như: đồ lưu niệm, trang sức, điện tử điện lạnh, thuốc men… chỉ chiếm dưới 5% Cơ cấu hộ kinh doanh không cố định và đồng nhất trên từng huyện, thị mà có sự khác biệt giữa các ngành hàng Đối với các chợ đô thị, ngành hàng công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng từ 70-75%, hàng nông - ngư nghiệp từ 22-25%, dịch vụ từ 2-5%. Đối với chợ nông thôn, ngành hàng thực phẩm công nghệ, tiêu dùng dao động từ 75- 82%; hàng hóa là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất 17-20%, dịch vụ 1-2%.

HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHỢ Ở TIỀN GIANG

2.4.1 Về phân bố các chợ

Theo thống kê đến cuối năm 2020, toàn tỉnh Tiền Giang có 177 chợ các loại đang hoạt động, chiếm khoảng 10% tổng số chợ của ĐBSCL (xem danh sách thống kê mạng lưới chợ Tiền Giang ở Phụ lục 7), trong đó, có 5 chợ hạng 1 (có trên 400 điểm kinh doanh), chiếm 2.8%; 21 chợ hạng 2 (từ 200 đến 400 điểm kinh doanh) và 151 chợ hạng 3 (dưới 200 điểm kinh doanh), chiếm 87.2% Mạng lưới chợ phân bố tương đối khá đồng đều giữa 11 huyện, thị, thành của tỉnh, phù hợp với mật độ dân cư cũng như đặc điểm, tập quán mua bán của địa phương So với cả nước, số chợ trên địa bàn chiếm tỷ trọng 1,96% (177/9.000 chợ) Mạng lưới chợ tập trung nhiều ở những nơi đông dân và kinh tế và xã hội khá phát triển: 152 chợ nông thôn và 25 chợ đô thị, với diện tích mỗi chợ chỉ từ 1.000 m 2 đến 3.000 m 2

Thống kê của Sở Công Thương Tiền Giang cho thấy, phần lớn các chợ của TiềnGiang hiện nay đều tập trung ở nông thôn (151/177 chợ), cụ thể như H Cái Bè có 35 chợ

(5 chợ hạng 2, 30 chợ hạng 3); H Cai Lậy có 17 chợ hạng 3; H Châu Thành có 18 chợ(4 chợ hạng 2, 14 chợ hạng 3); H Chợ Gạo có 20 chợ (1 chợ hạng 1, 2 chợ hạng 2, 17 chợ hạng 3); H Gò Công Đông có 16 chợ (2 chợ hạng 2, 14 chợ hạng 3); H Gò Công Tây có 18 chợ (4 chợ hạng 2, 14 chợ hạng 3); H Tân Phú Đông có 7 chợ hạng 3; H Tân Phước có 06 chợ (2 chợ hạng 2, 4 chợ hạng 3); TX Cai Lậy có 13 chợ (1 chợ hạng 1, 1 chợ hạng

2, 11 chợ hạng 3); TX Gò Công có 13 chợ (1 chợ hạng 1, 12 chợ hạng 3) và TP Mỹ Tho có 14 chợ (2 chợ hạng 1, 1 chợ hạng 2, 11 chợ hạng 3).

Sơ đồ 2.2 Số lượng chợ đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

(Nguồn: Tài liệu khảo sát của NCS, năm 2020)

Thời gian qua, việc đầu tư phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đã kịp thời đáp ứng nhu cầu mua bán của người dân và góp phần tăng thu ngân sách địa phương Tuy nhiên, mạng lưới chợ của Tiền Giang chủ yếu là chợ bán lẻ phục vụ dân sinh Một số chợ lớn tại khu vực trung tâm TP Mỹ Tho, TX Gò Công, TX. Cai Lậy… vừa bán lẻ vừa bán buôn cho các chợ huyện, chợ xã/ phường/ thị trấn và các hộ bán lẻ trong khu vực Ngoài ra, đã có sự hình thành của một số chợ có tính chất chuyên doanh như: chợ gạo Bà Đắc (H Cái Bè), chợ trái cây Vĩnh Kim (H Châu Thành), chợ Cá (TP Mỹ Tho) Đây là những nơi tập trung hàng hoá và thu hút nhiều thương lái đến thu mua, đóng gói và phân phối cho các vùng miền khác trong cả nước và phục vụ xuất khẩu.

2.4.2 Về diện tích, mật độ và bán kính phục vụ của các chợ

Thống kê năm 2020, tổng diện tích chợ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 13.42 km 2 Bình quân 2.936 m 2 /chợ; 16,1 chợ/huyện/thị/thành; 1,08 chợ/xã/phường/thị trấn.Phần lớn các chợ của Tiền Giang có diện tích đất dưới 1.000 m 2 là 55 chợ, chiếm tỷ lệ

31,25%; chợ có diện tích đất từ 1.000 m 2 đến 2.000 m 2 là 48 chợ, chiếm tỷ lệ 27,27%;chợ có diện tích đất từ 2.000 m 2 đến 3.000 m 2 là 36 chợ, chiếm tỷ lệ 20,45%; chợ có diện tích đất trên 3.000 m 2 là 37 chợ, chiếm tỷ lệ 21,02% Như vậy, quy mô các chợ trên địa bàn tỉnh ở loại trung bình (2.936 m 2 ) Tuy nhiên, Tiền Giang vẫn còn một số chợ (chủ yếu là H Chợ Gạo) có diện tích nhỏ hơn 500 m 2 (xem Phụ lục 6).

Hiện nay, Tiền Giang có 173 xã, phường, thị trấn Theo đó, mật độ chợ theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn tính trung bình trên toàn tỉnh Tiền Giang là 1,08 chợ/ xã, phường, thị trấn (xem Bảng 2.3), cao hơn so với mức chung của khu vực ĐBSCL (1,07 chợ/xã, phường, thị trấn) và cả nước (0,8 chợ/xã, phường, thị trấn) Tính theo địa bàn cấp huyện, nơi có mật độ chợ/xã cao nhất là H Cái Bè (1,40 chợ/xã), H.

Gò Công Tây (1,31 chợ/xã), H Gò Công Đông (1,23 chợ/xã) và mật độ chợ thấp nhất là H Tân Phước (0,46 chợ/xã) Như vậy, Tiền Giang có mật độ chợ tương đối cao hơn mức bình quân chung của cả nước và của khu vực ĐBSCL.

Diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh hiện nay là 2.511km 2 Như vậy, tính bình quân cứ 13,42 km 2 có một chợ và bình quân của một chợ phục vụ 9.244 người (xem bảng 2.5) Mạng lưới chợ tập trung nhiều ở những nơi đông dân và kinh tế và xã hội khá phát triển Các địa phương có mức phục vụ bình quân dân số/chợ trên 10.000 người là TP Mỹ Tho (16.161 người), H Châu Thành (12.922 ngưới), H Tân Phước (11.929 người), H Cai Lậy (11.238), TX Cai Lậy (10.321), riêng H Tân Phú Đông là đơn vị có mức phục vụ bình quân dân số/chợ thấp nhất (4.156 người/chợ).

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu cơ bản về mạng lưới chợ của Tiền Giang năm 2020

(Nguồn: Sở Công thương Tiền Giang, năm 2020)

Nhìn chung, so với trung bình của cả nước và khu vực ĐBSCL, các chỉ số thống kê về chợ của Tiền Giang không chênh lệch lớn Địa điểm phân bố của các chợ tại các huyện, thị, thành cũng khá hợp lý cả về bán kính phục vụ cũng như quy mô dân số được phục vụ Đối với các địa phương như TP Mỹ Tho, H Châu Thành có tỷ lệ số dân/chợ cao là do mật độ dân số cao Hơn nữa ngoài hệ thống chợ, người dân tại các địa phương này còn mua hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại Bán kính phục vụ bình quân của các chợ tại địa phương này cũng khá tốt Ngược lại, H. Tân Phước, H Tân Phú Đông tuy bán kính phục vụ của chợ là khá cao, nhưng do mật độ dân số thấp nên tỷ lệ số dân/chợ thấp hơn các địa phương khác.

2.4.3 Về cơ sở hạ tầng của các chợ

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, Tiền Giang đã ban hành các Quy hoạch phù hợp với từng thời kỳ, nhằm định hướng phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn một cách đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội trên địa bàn tỉnh Đến nay, tỉnh đã có quy hoạch phát triển chợ, trong đó có các quy định về quy trình đầu tư và chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng chợ; Quy định quy trình chuyển đổi hình thức tổ chức quản lý kinh doanh chợ trên địa bàn Tiền Giang ưu tiên nguồn lực đầu tư nâng cấp hệ thống chợ nhằm đảm bảo xây dựng chợ văn minh thương mại.

Hiện nay, tổng thể về cơ sở hạ tầng chợ thường được chia thành hai không gian chính: (1) không gian nhà chợ chính và các hạng mục công trình có mái khác, (2) không gian mua bán ngoài trời Trong hai không gian chính này, có nhiều không gian bên trong được chia theo chức năng như sau: (1) không gian các điểm kinh doanh (lô quầy) của chủ hàng, (2) không gian giao thông mua hàng của khách, (3) không gian làm việc của ban quản lý chợ, (4) không gian kinh doanh dịch vụ, (5) không gian chức năng phụ trợ (khu vệ sinh, kho chứa hàng, bãi để xe, khu thu gom và xử lý rác, phòng trực bảo vệ, không gian tín ngưỡng), (6) không gian chức năng kỹ thuật công trình (trạm biến áp điện, trạm máy phát điện dự phòng; tủ bảng điện; trạm bơm nước, bể chứa nước; phòng kỹ thuật thông gió, điều hoà không khí; phòng kỹ thuật thông tin, điện tử, phòng cháy chữa cháy).Những năm qua, hạ tầng thương mại tại Tiền Giang đã được củng cố, có sự chuyển biến dần phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội và quá trình hội nhập Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại bước đầu đạt kết quả tích cực qua sự phát triển các siêu thị và trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm tại các khu vực tập trung sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, các chợ đầu mối nông sản Hệ thống hạ tầng thương mại đã từng bước góp phần hình thành nên kênh phân phối thông suốt theo hướng văn minh hiện đại Tuy nhiên hạ tầng thương mại tại Tiền Giang cũng còn một số vấn đề bất cập, cần tìm hướng giải quyết

Qua khảo sát thực tế, phần lớn các chợ trên địa bàn Tiền Giang đều được đầu tư kiên cố, kết cấu hạ tầng khá khang trang Tuy nhiên, qua thời gian và quá trình sử dụng, hiện một số hạng mục công trình tại các chợ xuống cấp, gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo cho điều kiện kinh doanh của các thương nhân và hoạt động mua sắm của người dân cũng như chưa đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch. Điển hình, mặt nền một số chợ như Cai Lậy, Gạo, Gò Công, Mỹ Tho… xuống cấp và hư hỏng, ứ đọng nước ở nhiều khu vực, đặc biệt là ở khu vực bán hàng tươi sống, cá thịt; hệ thống thoát nước chưa đảm bảo, khu vực ngành hàng tươi sống chưa được đầu tư hệ thống thoát nước hoàn chỉnh Nhà vệ sinh tại các chợ phần lớn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của tiểu thương và khách hàng, song chưa đảm bảo các tiêu chí phục vụ khách du lịch.

Việc quy hoạch lô hàng, ngành hàng tại các chợ khá đa dạng, hợp lý, đảm bảo thực tế, đáp ứng khá tốt nhu cầu mua bán của tiểu thương và người dân trên địa bàn Trong đó, đa số các chợ đều có các khu vực với công năng riêng biệt, như khu vực dành cho hàng khô, hàng tươi sống, đặc sản, hàng lưu niệm và bố trí lô hàng, ngành hàng phù hợp. Tuy nhiên, một số chợ do xây dựng khá lâu và quỹ đất hạn chế nên chưa đáp ứng khi nhu cầu tham quan mua sắm của người dân tang nhanh; việc bố trí điểm kinh doanh còn bất cập, chỉ duy nhất một lối đi chính từ cổng chợ nên các điểm kinh doanh nằm phía trong không thông thoáng, không thuận tiện cho việc đi lại hoặc buôn bán cho thương nhân Một số chợ họp ngay trên mặt đường, gây ách tắc cản trở giao thông vào các giờ cao điểm như: chợ Cà Dăm (H Cái Bè), chợ Thuộc Nhiêu (H Châu Thành), chợ Hàng Còng (TP.

Trong thế kỷ XVIII, Gia Định nói chung và Định Tường nói riêng đã trở thành vùng đất được biết đến như là “nhất thóc, nhì cau” Quá trình hình thành và phát triển của chợ ở Tiền Giang đã được xem xét như là một tiến trình vận động theo quy luật về cung và cầu Do đó, chợ ở Tiền Giang đã trở thành nơi tập trung hoạt động mua bán giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng Mạng lưới chợ Tiền Giang có vai trò quan trọng như một mạch máu lưu thông về kinh tế thương nghiệp Ngoài ra, chợ không chỉ là nơi để mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn là nơi giao lưu văn hóa giữa mọi người trong làng này với người làng khác, giữa vùng này với vùng khác.

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA CHỢ TIỀN GIANG

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA NHẬN THỨC

3.1.1 Quan niệm về nghề bán hàng

Trước kia, trong xã hội phong kiến, nghề bán hàng thường được gọi là nghề buôn và không được coi trọng Những người hành nghề này thường bị gán nhãn là phường con buôn, bọn con buôn và bị liên tưởng đến những phẩm chất không tốt như gian dối không chân thật “vi phú bất nhân, vi nhân bất phú”, “buôn gian bán lận”, “thật thà cũng có thể lái trâu” Do đó, nghề buôn thường được xếp ở vị trí cuối cùng trong hệ thống các nghề: sĩ, nông, công, thương Ngay cả triều đình phong kiến cũng đã ban hành chính sách “dĩ nông vi bản”, “trọng nông, ức thương”, “mười người đi buôn không bằng một người lộn đất” để hạn chế hoạt động buôn bán Chính vì lẽ đó, trong một khoảng thời gian dài, ngành kinh doanh của đất nước ta phát triển rất chậm.

Sau nhiều năm trôi qua, quan điểm về việc coi thường nghề buôn bán đã trải qua sự biến đổi Quan điểm “phi thương bất phú, phi thương bất hoạt” đã được sự khẳng định về vai trò của buôn bán trong cuộc sống xã hội Người ta đã coi trọng việc làm ăn kinh doanh, bởi đó là con “đường tắt” để thay đổi cuộc sống nghèo khó, là hy vọng

“đổi đời” của con người Tiểu thương ở nước ta nói chung và ở Tiền Giang nói riêng, đã dần dần nhận thức đúng về vai trò của nghề buôn bán đối với sự phát triển kinh tế và xã hội Đó là một ngành nghề mang lại lợi nhuận, là con đường để làm giàu một cách bền vững Quan điểm “cho nhau vàng, không bằng trỏ đàng đi buôn” hoặc “buồn thì cất gánh đi buôn, một vốn bốn lãi em buồn làm chi” đã được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, kinh doanh không phải là một việc dễ dàng, nếu không có kinh nghiệm và sự từng trải thì rất dễ rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.

Tiểu thương Tiền Giang cũng nhận thức được đặc điểm của nghề buôn là tạo ra lợi nhuận (giá trị kinh tế) theo kiểu “buôn ăn lãi, cãi mất công” Thậm chí, nó còn được phong tỏa thành nghề “siêu lợi nhuận” và chỉ cần “qua tay” từ đầu chợ đến cuối chợ là có lãi “buôn đầu chợ, bán cuối chợ”; “buôn một, lời mười”; “buôn chín bán mười” Chính vì vậy, người ta khuyên người có tiền là hãy sử dụng đồng tiền hiện có để buôn bán, thay vì cất giữ trong nhà “tiền trong nhà tiền không sinh sôi, tiền ra ngoài cửa tiền mới đẻ” Chỉ khi buôn bán, đồng tiền mới mang lại lời lãi còn khi cất giữ trong nhà, tiền sẽ không sinh sôi, phát triển.

Ngoài ra, một vai trò quan trọng khác của nghề buôn bán mà tiểu thương ở Tiền Giang ý thức được là có thêm các mối quan hệ Qua việc buôn bán, họ có cơ hội kết giao, làm quen với nhiều người và biết đến nhiều nơi “buôn bán chợ đen, thân quen nhiều ngách” Mặc dù nghề buôn mang lại lợi ích kinh tế nhưng tiểu thương ở Tiền Giang cũng tuân theo truyền thống nhận thức về nghề buôn kén chọn người và phải có số “đi buôn có số, làm ruộng có mùa” “Số” không chỉ đơn thuần là số phận mà còn là cái “duyên” bán hàng trời cho, không phải ai cũng có thể làm được.

Lẽ tất yếu, việc theo đuổi ngành kinh doanh hàng hóa đòi hỏi sự chuẩn bị vốn liếng kỹ lưỡng, bởi vì “có bột mới gột nên hồ” Trong giai đoạn khởi nghiệp, khi vốn ít ỏi, người ta thường buôn bán quy mô nhỏ, từ đó tích luỹ dần dần để có thể mở rộng quy mô kinh doanh Ngoài việc sở hữu vốn liếng, người tham gia ngành buôn bán cũng cần phải am hiểu về cách thức kinh doanh để có thể thu được lợi nhuận Do đó, người buôn phải biết “mua đầy bán vơi”, “buôn tận gốc, bán tận ngọn” Ngoài ra, những ai chỉ sở hữu ít vốn liếng thì nên chọn con đường “buôn gánh bán bưng”, “buôn thúng bán mẹt”, hoặc “buôn ngược bán xuôi”, và có khi là “buôn đầu chợ, bán cuối chợ”, hoặc cả việc “buôn Sở để bán Tần” hay “bán ngày làm đêm”.

Bên cạnh những lợi ích mà nghề buôn mang lại, tiểu thương cũng nhận thức rõ ràng rằng đây là một nghề vất vả, khó khăn “buôn thúng bán bưng”, “buôn ngược bán xuôi”, “buôn tần bán tảo”, “mua lạy bán dạ” Người đi buôn thường phải chịu đựng khó khăn và gian truân: “Nửa đêm ân ái cùng chồng/ Nửa đêm về sáng gánh gồng ra đi” Công sức của họ chính là yếu tố quan trọng mang lại lợi nhuận “lấy công làm lời”.Mặt khác, nghề này cũng rất dễ gặp phải những thất bại, đặc biệt là thiệt hại về vốn “đi buôn lỗ vốn, làm ruộng mất mùa”, “buôn trầu gặp nắng, buôn đường gặp mưa”, “buôn cạn gặp năm hồng thủy”, đặc biệt là khi “chợ chưa họp, kẻ cắp đã đến”; và không phải lúc nào cũng “xuôi chèo mát mái” hay “mua may bán đắt”.

Mối quan hệ trong việc buôn bán cũng vô cùng phức tạp Trong không gian đầy rẫy cạnh tranh “trăm người bán, vạn người mua”, việc tranh chấp, ganh đua, “ghen ăn tức ở” là điều không thể tránh khỏi “hàng thịt nguýt hàng cá, hàng cá đá hàng tôm”,

“có đắt hàng tôi, mới trôi hàng bà” Những mâu thuẫn và ganh đua đó dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động buôn bán Do đó, nhân gian đã có sự nhận thức rõ ràng

“buôn có bạn, bán có phường”, “buôn có hội, bán có thuyền” hay “làm ăn có xóm, có làng mới vui”, để liên kết nhằm bảo vệ quyền lợi của người buôn Đây cũng là nhắc nhở của các bậc tiền nhân đến các tiểu thương “làm ăn không hội, không phường; khác nào đơn độc trên đường đi xa”, nghĩa là làm ăn, buôn bán thì phải biết hợp tác với nhau trong mọi hoàn cảnh “đi buôn nhớ phường, đi đường nhớ lối”.

Trong giới buôn bán ngày xưa có câu “làm ăn phát tài là nhờ vào mối quan hệ”, người biết cách kinh doanh họ thường rất khôn khéo, dù là người quen hay người lạ, hễ thấy có lãi là họ sẽ biết “chớp” lấy thời cơ Bởi vậy, “kiếm mối từ người quen, kiếm cơm từ người lạ” là câu nói kinh điển được giới kinh doanh biết đến, là cách nói khôn ngoan được truyền từ đời này sang đời khác, chứa đựng những triết lý kinh doanh phong phú, chỉ ra hướng đi cho những ai mới bắt đầu kinh doanh mua bán, từ đó họ có thể sử dụng trí tuệ thông minh và khả năng quan sát nhạy bén của mình để bán được nhiều hàng hơn và không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, để thu về lợi nhuận lớn hơn.

3.1.2 Quan niệm về nghệ thuật buôn bán

Từ xưa, dân gian đã nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn trong hoạt động buôn bán. Vốn được coi là điều kiện không thể thiếu để khởi nghiệp và thu lợi: chỉ khi có vốn, người ta mới có thể thu lời Hơn nữa, số lượng vốn càng lớn, lợi nhuận càng cao theo nguyên tắc “cả vốn lớn lãi” Điều này phản ánh tư duy rất thực tế của người kinh doanh khi họ nhận thức được mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa vốn và lợi ích trong mu bán Theo đó, không phải cứ bỏ vốn và công sức là dễ dàng thu được lợi nhuận, mà còn phải cần đến

“nghệ thuật”, sự khéo léo, linh hoạt và huy động rất nhiều kỹ năng để bán được hàng. Đầu tiên, người đi buôn phải có kĩ năng lựa chọn sản phẩm kinh doanh phù hợp

“phen này quyết chí buôn to, buôn trấu giấm bếp, buôn tro trồng hành” Tiếp theo,người đi buôn phải biết được nhu cầu người tiêu dùng, không thể “bán quạt mùa đông, buôn hồng mùa hè” Thực tế, buôn bán hàng hóa mà không biết nghiên cứu thị trường, không biết tìm hiểu sở thích của người tiêu dùng thì không tránh được bị ế hàng.

Việc lựa chọn mặt hàng buôn bán còn phải phụ thuộc vào tình hình kinh tế chung

“được mùa buôn vải vóc”, “mất mùa buôn thóc buôn gạo”; “nhà giàu mua vải tháng Ba, bán gạo tháng Tám mới ra nhà giàu” Khi có đủ lúa gạo để ăn, con người mới quan tâm đến việc mặc ấm, mặc đẹp Buôn vải trong khi được mùa mới thành công Tương tự, buôn bán lúa gạo vào thời điểm mất mùa, khan hiếm lúa gạo mới không sợ ế hàng, có lời. Những người buôn bán khôn khéo thì chẳng bao giờ “mua trâu, bán chả”, “mua vải, bán áo”.

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA TỔ CHỨC

Bán cố định tại chỗ là hình thức người tiểu thương ngồi hoặc đứng bán cố định tại quầy/sạp, trưng bày các mặt hàng mình cần bán (xem hình 27-30 của Phụ lục 8). Hình thức này rất phổ biến và chủ yếu ở các chợ họp cố định trên đất liền Các chợ Cai Lậy, chợ Gạo, chợ Gò Công, chợ Mỹ Tho, tiểu thương trưng bày hàng hóa và ngồi cố định tại những sạp hàng của mình Việc buôn bán này diễn ra thường xuyên, dần dần theo thời gian kinh doanh thì người bán đã có một lượng khách hàng ổn định, thân thiết.

Bán hàng rong là hình thức người bán đem hàng hóa đi từ đầu đến cuối chợ hoặc tỏa về các vùng quê nông thôn, hoặc tới từng nhà người dân để bán mua Phương tiện vận chuyển là các loại phương tiện thô sơ, như quang gánh, xuồng, xe đạp, xe đẩy đến những phương tiện hiện đại như tắc ráng (ghe/ xuồng), xe máy, xe ba gác Các thương lái các chợ Tiền Giang mua bán các mặt hàng nhỏ, lẻ phục vụ cho nhu cầu của người dân như: thịt cá, khô mắm, gạo muối, bông hoa, bánh trái, tương chao Người bán hàng thường bỏ sỉ cho các tiểu thương buôn ngồi tại chỗ hoặc những tiệm tạp hóa tại nhà. Hiện nay, tiểu thương các chợ ở Tiền Giang tồn tại hai hình thức giao thương là

“buôn” và “bán” Đối tượng bán chủ yếu là những hộ nông dân, thợ thủ công, mang các loại nông sản do mình sản xuất đến chợ tiêu thụ Cũng từ đây, xuất hiện hai dạng thức bán lẻ và bán sỉ (bán buôn), tương ứng với hai mức giá là giá bán sỉ (bán buôn) và giá bán lẻ

(bán lẻ) áp dụng cho cùng một mặt hàng Giá bán buôn thường áp dụng với hàng hoá với số lượng lớn là lô, lố, đàn – cách gọi của người miền Tây về danh từ chỉ đơn vị; giá bán lẻ áp dụng với hàng hoá nhỏ lẻ, số lượng ít là cái, chiếc, con (gọi theo từ chỉ loại).

Chợ ở Nam Bộ nói riêng hay ở Việt Nam nói chung luôn có những nguyên tắc mua bán đặc biệt, tạo nên đặc trưng của mỗi vùng miền Người Tiền Giang thường có nguyên tắc mua bán rất nhanh gọn, coi trọng chữ “tín” Chữ tín là một trong năm yếu tố dùng để đo nhân cách con người theo quan niệm “Ngũ thường” của người xưa Chữ tín đã tạo nên niềm tin giữa người bán và người mua, lâu dần hình thành “thương hiệu” của tiểu thương Chữ là sự thật tin, không gian dối, không lươn lẹo trong quan hệ làm ăn: có chữ “tín” không cần vốn người ta vẫn có thể giao hàng cho mình bán Do đó, chữ tín trong kinh doanh được đặt ra như một chuẩn mực hình thành và phát triển thương hiệu.

Chợ nổi Cái Bè là một trường hợp điển hình cho nguyên tắc mua bán nói trên. Chợ họp trên sông nên thông thường, mỗi lần giao dịch chỉ diễn ra vài phút, khi người bán (xưa gọi là thương hồ) chào hàng, người mua gọi vào gần ghe hàng xem hàng và mua ngay Điều đặc biệt là mua bán ở đây không cần cân đong đo đếm, mà chỉ ước lượng, không kỳ kèo và so bì thiệt hơn Cả người mua và người bán, ai cũng giao dịch nhanh để kịp con nước để chạy thêm chuyến hàng khác Riêng người làm nghề thương hồ thì sự lớn ròng của con nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động mua bán và giá cả hàng hóa, nên bán buôn sớm và nhanh là một nguyên tắc để tồn tại.

Yếu tố về thời gian rất quan trọng trong bán mua của dân thương hồ Cũng mặt hàng đó và chất lượng như nhau, nhưng nếu đem hàng đến sớm hơn các ghe khác (khoảng 15 phút) thì có thể giá sẽ cao, còn đến trễ sau khoảng thời gian trên thì giá sẽ giảm đi ít nhiều Việc đến trễ con nước, khi tàu ghe đã xuất bến, thì hàng hóa phải vận chuyển bằng đường bộ nên buộc thương hồ phải hạ giá mua để bù vào chi phí vận chuyển Do vậy, người ta thường đưa ra cái giá sao cho thuận mua vừa bán, để bán mua diễn ra nhanh chóng.

Phương thức mua bán gối đầu: giao hàng trước, nhận tiền đợt giao hàng sau, là một phương thức kinh doanh đã được nhiều tiểu thương Tiền Giang sử dụng trong quan hệ bán hàng cho những mối mua hàng thường xuyên với số lượng lớn, giữ được uy tín Việc mua bán này thường thể hiện bằng miệng, dựa trên chữ tín Nếu có hợp đồng thì đó chỉ là tờ giấy nhỏ, viết như viết nháp, dường như để khỏi quên hơn là có giá trị pháp lý, vẫn tồn tại phổ biến cho đến ngày nay Tuy nhiên hiện nay, hình thức mua bán gối đầu này cũng gặp nhiều rủi ro cho các tiểu thương, nhất là khi hàng hóa bị dội chợ (cung vượt cầu).

Tập quán buôn bán trên tạo nên sợi dây ràng buộc trong hoạt động văn hóa bán mua ở Nam Bộ, trong đó có Tiền Giang:

Ai cũng là con nợ của nhau, từ người sản xuất nợ người đặt hàng, người mua hàng nợ người sản xuất, người bán lẻ nợ người bán sỉ, người tiêu dùng nợ người bán lẻ (bằng hình thức mua chịu hay mua trả góp) Kiểu nợ lòng vòng trở thành một thứ văn hóa rất thú vị và kỳ lạ, nó cột chặt người ta trong mối quan hệ vừa thân lại vừa sợ khiến những người nơi khác đến vừa dễ hòa nhập vào nó lại vừa có phần e dè… (Nguyễn Thị Thoa, 2011, 68).

Dù buôn bán lớn hay nhỏ thì thương hiệu luôn là một yếu tố rất quan trong để thu hút khách hàng Từ những thương hiệu rất đỗi bình dân như: bánh bèo cô Ba, bánh mì Chín Ngón, hủ tiếu Quần Ký, xe chè bà Chính, tiệm nhang ông Bảy… cho đến những cửa hàng như: sạp hàng A, hiệu thuốc B, quán ăn C, thậm chí là cửa hàng D hay tiệm vàng E… tuy buôn bán cùng một mặt hàng song người đi chợ vẫn thích tới những nơi quen thuộc mà họ gọi là “thương hiệu” quen thuộc đó để mua hàng.

Có thể nói, uy tín trong hoạt động mua bán ở chợ truyền thống Tiền Giang là một yếu tố quan trọng, góp phần tạo sự sung túc cho buổi họp chợ, đồng thời có một vai trò quan trọng trong việc lưu giữ và phát huy những giá trị văn hóa kinh doanh truyền thống của người dân Nam Bộ nói chung, Tiền Giang nói riêng.

Tiểu thương ở Nam Bộ nói chung và Tiền Giang nói riêng có hệ đo lường khá phong phú và phức tạp với nhiều kiểu thức khác nhau: cân (kí lô gam), yến, tạ, tấn, mét, thước, tấc, lít… có loại chính xác, có loại phỏng chừng Các đơn vị này dùng định giá khối lượng và số lượng Phần lớn tiểu thương thường xác định việc đo lường hàng hóa thông qua việc sử dụng: cân, đong, đo, đếm… Thậm chí, số lượng và trọng lượng hàng hóa cũng có thể được ước tính bằng tay hoặc bằng mắt Phương thức cân, đong, đo, đếm hàng hóa của các tiểu thương mang đặc trưng riêng và phản ánh tính cách phóng khoáng của người dân vùng đất mới.

- Cân hàng hóa: người bán hàng thường chọn cân là dụng cụ để tính trọng lượng hàng hóa: gram (một khía), kg, tấn, tạ, yến Tùy theo số lượng và đặc điểm của hàng hóa, tiểu thương thường sử dụng các loại cân khác nhau như cân xách, cân dĩa, cân tay, cân đòn, cân đồng hồ, cân điện tử, cân tiểu ly Thông thường, họ dùng cân xách, cân dĩa, cân tay, cân tiểu ly để cân những mặt hàng nhỏ, số lượng ít, như thịt, cá, bánh, kẹo, đường, các vật nặng, cồng kềnh, như lúa gạo, trái cây, gia súc… thì dùng cân bàn, cân đồng hồ Hiện nay, hầu hết các tiểu thương đều sử dụng cân đồng hồ hoặc cân điện tử có độ chính xác cao và tiện lợi để cân hàng hóa.

- Đong hàng hóa: người bán hàng xưa thường sử dụng nhiều dụng cụ khác nhau để đong hàng hóa như lon sữa bò, lít (lít sét, lít vun), táo, thùng, giạ (giạ nan, giạ thùng)… chủ yếu để đong các loại nông sản là lúa, gạo, đậu Họ quy ước quy đổi 3 lon bằng 1 lít, 20 lít bằng 1 táo hay tương đương 1 thùng quan, hai táo bằng một giạ (40 lít) Lon là đơn vị đo lường nhỏ nhất thường được dùng giữa người bán với người mua lẻ, mua ít về tiêu dùng trong gia đình (xem hình 20 của PL.8) Bên cạnh đó, các loại chất lỏng có số lượng ít như mật ong, rượu trắng, nước mắm, nước tương, dầu ăn, mỡ heo, dấm chua, xăng dầu… thường dùng đơn vị đo là xị, lít để tính (1 xị bằng 250ml, 4 xị bằng 1 lít) Đồ dùng để đo lường được làm bằng nhựa hoặc nhôm, gọi là cái quặng (phễu) hay chai nhựa, chai thủy tinh hoặc can đã được định mức là một lít, hai lít…

- Đo hàng hóa: người bán hàng sử dụng nhiều loại thước để đo vải vóc như: thước ta có chiều dài 71cm; thước dây nẹp vải dài 2m; thước Tàu có chiều dài: 38cm, 70cm, 70,5cm, 71cm; 1 thước củi mỗi bề là 1x1m Người bán vải, khăn trải bàn ở các chợ thường dùng cây thước 1 mét để đo mét vải đầu tiên, sau đó cứ gấp lên nhiều lần đế tính số lượng Ngày nay, cách tính này vẫn được áp dụng phổ biến vì tính tiện lợi của nó.

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA ỨNG XỬ

3.3.1 Phong cách mua bán của chợ

Bản chất của kinh doanh là giải quyết nhu cầu của người bán và người mua, qua đó thiết lập nên mối quan hệ của họ Mục đích của kinh doanh là đem lại cho người bán một nguồn lợi nhuận, như vậy lợi nhuận sẽ là mục đích hướng đến hành vi ứng xử của người bán Mục đích của người mua là luôn hướng tới lợi ích, cho nên lợi ích cũng là mục đích hướng đến hành vi ứng xử của người mua Tuy nhiên, lợi nhuận và lợi ích của người bán và người mua không phải hoàn toàn chỉ hướng tới giá trị vật chất mà còn là giá trị tinh thần, thể hiện qua cách ứng xử của người bán với người mua và ngược lại: Người trời thì bán chợ trời, hễ ai biết của biết người thì mua.

Tiểu thương của các chợ ở Tiền Giang nói riêng hay ở Việt Nam nói chung luôn có những nguyên tắc mua bán đặc biệt Ở đây, NCS muốn đề cập đến chữ tín trong nguyên tắc mua và bán của người Tiền Giang Trong kinh doanh, các tiểu thương luôn đề cao vai trò của việc giữ gìn và xây dựng uy tín cho mình Lòng tin luôn tồn tại trong các quan hệ mua bán, thường xuyên lặp lại lại giữa những người cùng tham gia vào hoạt động buôn bán Nếu không xây dựng lòng tin, các tiểu thương sẽ rơi vào tình thế tự kìm hãm hoặc có thể hạn chế lớn cho công việc của mình Để làm ăn lâu dài và có hiệu quả, họ phải có lòng tin với nhau Các tiểu thương cho rằng, nếu không có lòng tin thì rất khó làm ăn Đồng thời, tiểu thương còn phải tạo uy tín cho bản thân mình, được thể hiện qua các mối quan hệ bền vững và tin cậy đã được xây dựng từ lâu trong cộng đồng tiểu thương cũng như với cả bạn hàng.

Nguyên tắc mua bán của người Tiền Giang thường nhanh, gọn theo “thuận mua, vừa bán” và trọng tình nghĩa Đối với thương lái, tình nghĩa chính là chữ tín được coi trọng Người Tiền Giang luôn mong muốn “tin nhau buôn bán cùng nhau, thiệt hơn, hơn thiệt, trước sau như lời” Chữ tín trong mua bán tạo nên niềm tin giữa người bán và người mua, giúp mọi người tiết kiệm được thời gian vận chuyển, đưa hàng nhanh chóng đến nơi cần thiết Vì thế, phương thức mua, bán hàng trước trả tiền sau, hay bán hàng gối đầu chỉ nhận một phần đủ mua nguyên vật liệu cho sản xuất là kiểu mua bán khá điển hình ở Tiền Giang Nguyễn Thanh Tuyền cho rằng: “Một kiểu làm ăn như bán sỉ, nợ gối đầu, chu trình buôn bán được tách ra thành từng công đoạn riêng, mỗi người chịu trách nhiệm một khâu: đặt hàng, đóng gói, vận chuyển, lưu kho, giao hàng, trả tiền” (Nguyễn Thanh Tuyền, 2019, 88) Đây là kiểu buôn bán khá đặc biệt, bởi quan hệ giữa người bán và người mua không phải là ruột thịt gì, thậm chí khá xa lạ.

Do đó, đây chính là kiểu mua bán tinh tế của kinh tế hàng hóa ở Nam Bộ.

Chính vì vậy, tác giả Nguyễn Thị Thoa cho biết:

Ai cũng là con nợ của nhau, từ người sản xuất nợ người đặt hàng, người mua hàng nợ người sản xuất, người bán lẻ nợ người bán sỉ, người tiêu dùng nợ người bán lẻ (bằng hình thức mua chịu hay mua trả góp) Kiểu nợ lòng vòng trở thành một thứ văn hóa rất thú vị và kỳ lạ, nó cột chặt người ta trong mối quan hệ vừa thân lại vừa sợ khiến những người nơi khác đến vừa dễ hòa nhập vào nó lại vừa có phần e dè (Nguyễn Thị Thoa, 2012, 93).

Ngoài ra, những người tiểu thương cũng luôn phải có kinh nghiệm buôn bán. Chẳng hạn như, “bán gà kiêng ngày gió, bán chó kiêng ngày mưa” Buôn bán thì phải nghĩ đến đồng lãi, nhưng “ăn lời tùy chốn, bán vốn tùy nơi” để còn giữ mối làm ăn lâu dài Hoặc giả, “trong vốn thì nài, ngoài vốn thì buôn” để làm sao vừa thu được lời vừa không làm mất khách Đồng thời, người buôn bán còn phải có ý thức coi “khách hàng là thượng đế” Vì vậy, người ta thường bảo nhau “bán hàng chiều khách”, “bán rao chào khách” Người buôn bán nét mặt phải tươi cười, nói năng nhỏ nhẹ, hòa nhã, khéo léo chiều khách để vừa lòng khách, để “vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, thì buôn bán mới thành công được.

Với người mua thì cũng cần phải có kinh nghiệm, có nghệ thuật mua, nếu không sẽ mua lầm, sẽ chịu cảnh “tiền mất tật mang”, hoặc không khéo thì gặp cảnh “tiền chinh mua cá thối” Các mặt hàng phổ biến ngày xưa đều được người tiêu dùng truyền đạt kinh nghiệm để mà lựa chọn cho được miếng ngon, hàng tốt: “mua trâu xem sừng, mua chó xem chân” Thường thường thì “mua nhầm, bán không nhầm” cho nên người mua phải cẩn thận, lựa chọn kỹ, phải biết mặc cả, biết thêm bớt để “mua thì thêm, nêm thì nhặt”. Tại các chợ ở Tiền Giang, người bán và người mua luôn cảm thấy vui vẻ, phấn chấn Người ta thường ví von giờ họp chợ “ồn ào như vỡ chợ” là chỉ sự tập trung náo nhiệt đó Trong bối cảnh náo nhiệt đó, đã diễn ra những hoạt động giao tiếp, ứng xử giữa người bán với người mua, người bán với người bán, người mua với người mua, đặc biệt là giữa người bán với người mua, bởi vì mục đích của họ là hướng tới lợi nhuận và lợi ích cao trong giao dịch Do đó, giao tiếp giữa người bán và người mua thường thông qua những câu chào hàng, giới thiệu hàng, còn người mua thì hỏi thăm về giá cả và chất lượng hàng hóa, qua đó giữa họ đã tạo dựng được mối quan hệ thân thiết, lâu dài.

Theo thời gian, chợ đã hình thành mối quan hệ lâu đời giữa người bán và người mua Từ đời bà, đời mẹ, rồi tới đời con cháu của người bán hàng và người mua hàng cũng vậy Đó là những khách hàng thân quen đã gắn bó lâu đời với gia đình người bán.Với những khách hàng này, người bán khuyên người mua xem có nên mua món hàng này hay không; họ thường bán cho bạn hàng những món hàng ngon nhất, an toàn nhất, vì chất lượng ngon hay dở, giá cả lên hay xuống là tùy thời điểm, và chỉ có người bán mới cập nhật được thông tin này nhanh nhất Cách ứng xử này đã phần nào cho thấy trong quan hệ mua bán dù sòng phẳng khi thuận mua vừa bán, thì xen vào đó còn là mối liên hệ tình cảm giữa con người với nhau.

Ngoài ra, ở chợ, người tiêu dùng có thể mua hàng và cũng có thể bán một món hàng, điều này không thể xảy ra ở siêu thị hay các trung tâm thương mại Vì ở siêu thị và các trung tâm thương mại, khách hàng chỉ có thể mua hàng chứ không thể bán hàng Vậy nên, người bán và người mua ở chợ là đa dạng, đa thành phần đến từ các nơi khác nhau Chính những điều này đã góp phần làm cho hàng hóa ở chợ luôn phong phú hơn so với các siêu thị, trung tâm thương mại Tuy nhiên, về giá thì giá cả hàng hóa ở chợ thườngkhông cố định, nên đã phần nào ảnh hưởng tới tâm lý người mua hàng về chất lượng và giá cả hàng hóa.

Song hiện nay, vẫn còn một số chợ, chủ yếu là chợ tự phát có những ứng xử chưa lịch sự trong văn hóa kinh doanh, như: mời mọc, năn nỉ thái quá; lôi kéo, ép giá khách mua hàng, khiến khách hàng ngại và né trán Một số người bán hàng còn có thái độ không tôn trọng người mua, như: chửi khách, thậm chí đánh khách khi khách xem rồi không mua hàng Mặt nữa, sự bố trí hàng hóa rối rắm, biểu hiện như các quầy hàng sắp không đồng đều, không ngăn nắp hàng bán, thậm chí có những quầy hàng còn bày thực phẩm chung với hàng gia dụng, quần áo, giày dép; Lối đi vào chợ bị các tiểu thương trong chợ lấn chiếm để thu hút khách hàng, dẫn đến cảnh chật chội, chen lấn, xô đẩy, cãi vã Đó chính là những hành vi phản ánh cách ứng xử chưa đẹp, làm mất đi nét văn hóa trọng tình ở chợ.

3.3.1.1 Tâm lý bán hàng của tiểu thương

Mục đích của kinh doanh là đem lại cho chủ thể nguồn lợi nhuận Lợi nhuận là mục đích dẫn đến tâm lý cũng như hành vi của họ Bên cạnh đó còn có những điều đáng quan tâm về mặt xã hội khác như dư luận xã hội, đạo đức hoặc những quy định bất thành văn của cộng đồng dân cư nói chung, nơi mà họ đang làm ăn buôn bán. Trong cuộc trao đổi, thương lượng giữa người mua và người bán, thường người bán là người kiên trì “khách hàng là thượng đế” Khi khách hàng trả giá, họ sẽ bán trong mức độ có thể có lời dù ít hay nhiều Với người bán, việc “lấy công làm lãi” hay “bán nhờ số đông” cũng là một yếu tố định hướng cho hành vi thương lượng giá cả của họ.

Với khách hàng, các tiểu thương luôn xây dựng uy tín cho mình, tạo dựng tình cảm và các mối quan hệ để thu hút khách Khi bán hàng, các tiểu thương thường rất khéo léo, mời chào lịch sự, ăn mặc đẹp gọn gàng và nói dễ nghe, với phương châm

“vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, để giữ chân khách đến với cửa hàng của mình, thậm chí, một số khách quen và mua hàng với số lượng nhiều, các tiểu thương còn khuyến mại thêm hàng hoặc giảm giá khi thanh toán. Đối với khách hàng không thường xuyên, các tiểu thương cũng bán với giá hợp lý và hàng hóa có chất lượng để lấy lòng khách, giữ chân khách Họ luôn giữ thái độ cởi mở, thân thiện với người mua hàng để chiều lòng khách Bởi vì, mục đích của người bán cũng là mong muốn bán chạy hàng và mong muốn này là lâu dài, nên những lần đầu họ thường tạo uy tín và niềm tin cho khách hàng bằng cách bán rẻ với mặt hàng chất lượng để “lấy mối” lần sau nữa Đây cũng là tiền đề để tạo lập mối quan hệ thân thiết với khách hàng, để khách hàng luôn chú ý đến hàng hóa của mình “quen mặt đắt hàng” Người bán thường chọn sạp ở vị trí thích hợp, giao thông thuận lợi, có nhiều người qua lại ghé xem hàng Để tăng thêm tính thẩm mỹ, họ thường bày hàng một cách đẹp mắt, đẩy những mặt hàng tươi ngon, chất lượng lên trên để trưng bày. Đánh vào tâm lý ham rẻ của người mua, thay vì yết giá theo kg, nhiều chủ sạp hoa quả tại chợ Cai Lậy, chợ Gạo, chợ Gò Công và chợ Mỹ Tho chọn cách báo giá nửa ký để hút khách Trào lưu niêm yết giá theo kiểu bán nửa ký để người tiêu dùng có cảm giác sản phẩm giá rẻ đã bùng phát mạnh hiện nay Thay vì ghi một kg dưa leo 20.000 đồng, người bán hiển thị 10.000 đồng 1/2 kg Họ cố tình ghi số 2 rất nhỏ để nhìn từ xa, khách sẽ hiểu nhầm món hàng chỉ 6.000 đồng một kg Rất nhiều người ấn tượng với mức giá rẻ này nên đã ghé lại chọn mua Đôi lúc, nhiều tiểu thương các chợ ở Tiền Giang còn treo biển thanh lý hay giảm giá (sale) 10-50% Chị Võ Thị Ngọc Th

- tiểu thương sạp quần áo tại chợ Gò Công, cho biết: lượng khách đi chợ ngày nay không còn đông đúc như những năm trước, có người đi qua chỉ nhìn chứ không dừng chân lựa chọn Để bán được hàng, chị treo biển giảm giá 50% Mỗi bộ quần áo may sẵn từ 100.000/bộ chỉ còn 50.000 đồng/bộ với đủ mẫu mã chủng loại và được thoải mái lựa chọn Nhờ vậy, khách đến mua khá đông, có người mua liền một lúc mấy bộ do giá cả sản phẩm cũng phải chăng Cũng bán hàng với giá ưu đãi để thu hút người tiêu dùng, nhưng chị Trần Kim H - tiểu thương chợ Gạo, lại chọn kiểu bán số lượng lớn.

Thay vì bán 10.000 đồng một ký thanh long, chị bán chẵn 20.000 đồng 3 ký bất kỳ không phân biệt lớn nhỏ, nhờ thế mà số lượng tiêu thụ tăng mạnh Hiện đa số tiểu thương tại các chợ đều áp dụng hình thức này nên khá đắt hàng Ngoài ra, kiểu bán hàng đồng giá vốn thường xuất hiện ở các mặt hàng quần áo, giày dép thì nay lan sang cả hàng trái cây các loại Tại nhiều xe bán trái cây lưu động: cóc, ổi, xoài, cam, mãng cầu… đều được bán với mức giá 10.000-15.000 đồng/kg và cho người tiêu dùng tùy thích chọn lựa Cách bán hàng này mang lại cảm giác thoải mái cho khách khi được chọn lựa nhiều.

Tuy nhiên, ở một số chợ, vẫn còn tồn tại một vài khía cạnh tiêu cực trong tâm lý bán hàng của tiểu thương, như: bán hàng không đúng theo giá niêm yết, bán hàng kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng Chính những hành vi và thái độ của một vài người bán

ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA PHONG TỤC

3.4.1 Tập quán tín ngưỡng trong mua bán ở chợ Tiền Giang

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam rất chú trọng đến tín ngưỡng, nhất là trong kinh doanh buôn bán Trong giao thương truyền thống, yếu tố tín ngưỡng được cả người bán và người mua coi trọng (xem kết quả khảo sát của Phụ lục 1) Nhờ vào tín ngưỡng mà họ có niềm tin vào một thế lực vô hình nào đó, điều này phần nào đã góp phần tích cực vào việc duy trì nét văn hóa phong tục tâm linh của người buôn bán nói chung Qua đó, phần nào tránh được những gian lận trong kinh doanh, khi mà người bán hàng nào cũng quan niệm ông trời có mắt, hay một vị thần linh nào đó luôn dõi mắt vào những hành vi của họ và phán xét họ nếu họ có gian dối trong mua lường bán gạt NCS đã khảo sát 100 tiểu thương và giới thương hồ của các chợ tiêu biểu Tiền Giang về tín ngưỡng thờ cúng trong kinh doanh (xem thêm Bảng 3.1 và Sơ đồ 2.3). Trong lĩnh vực mua bán, người bán hàng luôn mong muốn đạt lợi nhuận cao Cho nên, quầy sạp nào của tiểu thương cũng có bàn thờ cúng Thổ Địa và Thần Tài Theo quan niệm dân gian, Thổ Địa là vị thần mang đến sự trù phú cho đất đai, an cư cho nơi ở; còn Thần Tài là vị thần mang đến tài lộc, sung túc, mua may bán đắt Các tiểu thương thường đặt bàn thờ Thổ Địa và Thần Tài trong một tủ kính tại quầy sạp

Họ tin rằng, chỉ khi nào lo cho hai vị thần này chu đáo thì hai ông mới phù hộ Sáng sớm mở cửa sạp, tiểu thương thường dâng lên Thổ Địa và Thần Tài ly cà phê, điếu thuốc lá… rồi thắp hương cầu khẩn các vị “độ” cho họ đông khách, mua may bán đắt. Ngày mùng mười và ngày mười sáu âm lịch mỗi tháng, họ thường cúng một nải chuối hay một đĩa trái cây Ngoài ra, họ còn cúng đĩa tam sênh (tam sinh) gồm một miếng thịt nhỏ, một con tôm, một quả trứng vịt đã luộc chín cho Thổ Địa và Thần Tài. Đặc biệt, tiểu thương người Hoa mua bán ở các chợ Tiền Giang rất xem trọng việc thờ cúng Thổ Địa và Thần Tài, Quan Công… để cầu may trong làm ăn buôn bán.

Theo quan niệm người Hoa, Thần Tài (Tài Bạch Tinh Quân hoặc Triệu Công Nguyên Soái) là vị thần mang lại tài lộc cho gia chủ, nên được họ thờ cúng quanh năm và bàn thờ Thần Tài thường được xếp cùng chung với bàn thờ Thổ Công Bài vị của Thần Tài chỉ có hai chữ “Thần Tài” hoặc có khi chỉ là một pho tượng nhỏ được gia chủ thỉnh từ chùa về, sau khi đã được khai quang điểm nhãn Cùng với đó, người Hoa rất tôn kính Quan Thế Âm Bồ Tát (hay còn gọi mẹ Quan Âm) - một biểu tượng linh thiêng của Phật giáo và là một nữ thần, vị cứu tinh đem lại sự thái bình, thịnh vượng, ban phát sự may mắn tốt lành về đường con cái Hằng tháng, mỗi tiểu thương thường cúng 4 lần vào các ngày mùng 1, 2, 15, 16 âm lịch Trong năm, người Hoa còn cúng Thần Tài, Thổ Địa, Quan Âm vào các ngày vía của các thần, và vào các dịp lễ, tết Thông thường, trên mâm cũng không thể thiếu đĩa trái cây, muối, gạo, bình rượu và các món ăn truyền thống khác của người Hoa (xem Hình 101-104 của Phụ lục 8).

Bảng 3.1 Tín ngưỡng của tiểu thương ở các chợ Tiền Giang

Stt Chợ Đối tượng thờ cúng Thần

(Nguồn: Tài liệu khảo sát của NCS, năm 2020)

Trong những ngày giáp Tết, người Hoa ở các chợ Tiền Giang thường hay dùng lá bưởi ngâm vào thau nước dùng để tẩy rửa những vật dùng buôn bán, để lau bàn thờ,rửa những đồ thờ Người Hoa quan niệm, lá bưởi giúp tẩy trần những điều xui xẻo,không may mắn, đem lại phước lộc tiền tài, buôn may bán đắt, giúp gia chủ an khang thịnh vượng Theo tiểu thương người Hoa, màu đỏ là màu tốt lành, thể hiện sự may mắn Vào ngày Tết, nhà của người Hoa thường rực lên màu giấy kim hoa, hồng điều được dán từ trước cửa cho tới trong bếp và lu nước, hũ gạo, tủ đựng đồ, tủ quần áo,máy móc để sản xuất, dụng cụ buôn bán đều được dán giấy hồng điều để cầu may mắn, phát tài, no ấm Đến đêm giao thừa, hầu hết các Hội quán của người Hoa ở các địa phương Tiền Giang đều đông đúc người Các tiểu thương hành hương về Hội quán để lạy tạ đất trời, thánh thần đã cho họ một năm an lành, làm ăn phát đạt, để cầu nguyện và xin lộc cho năm mới được an khang thịnh vượng Trong ngày Tết, các tiểu thương của người Hoa ở Tiền Giang không bao giờ ăn khổ qua (mướp đắng) hay bí đao, vì sợ năm mới mua bán lận đận và không thuận lợi.

Ngoài ra, nhiều tiểu thương của một số chợ trên địa bàn Tiền Giang như: chợ Cũ, chợ Mỹ Tho (thành phố Mỹ Tho), chợ Vĩnh Kim (huyện Châu Thành) … vẫn duy trì tục thờ bà Hỏa Bà Hỏa là một trong năm vị Nữ Thần trong tín ngưỡng dân gian của người Nam Bộ Năm vị này được gọi Ngũ Hành Nương Nương Ngũ Hành Nương Nương là năm vị nữ thần biểu tượng năm chất cấu tạo vũ trụ (năm Mẹ) được đông đảo quần chúng tôn thờ, gồm: Thổ Đức Thánh Phi, Hỏa Đức Thánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thủy Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi Theo quan niệm dân gian, bà Hỏa trông coi củi lửa không để xảy ra hỏa hoạn, mà chợ còn là nơi trữ nhiều hàng hóa, rất dễ xảy ra hỏa hoạn Khi đời sống kinh tế phát triển, người ta còn tin bà Hỏa cũng giúp mua may bán đắt Vì thế, tiểu thương thường xây miếu thờ bà Hỏa tại các chợ.

Bên cạnh đó, tục cúng cô hồn (hay cúng vong linh) cũng được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt Bởi theo quan niệm của người xưa “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” Hằng năm cứ vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch, người dân ở nhiều tỉnh thành Nam Bộ tổ chức buổi lễ cúng cô hồn Đây thực chất là một phong tục mang đậm tính nhân văn và như là một hình thức “hối lộ” oan hồn để người sống không bị quấy phá Theo thời gian, tục cúng cô hồn tháng 7 rất phổ biến và được các tiểu thương rất tin tưởng Tại các chợ ở Tiền Giang, tiểu thương thường có tục cúng cô hồn nhiều lần trong năm, nhất là vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng, để cầu mong có nhiều khách đến mua hàng Lễ vật cúng có: nhang đèn, trà bánh, gạo muối, cháo trắng, heo quay, vịt quay Bên cạnh, mỗi khi cúng cô hồn, họ còn đốt giấy tiền vàng bạc, các bộ đồ thế (đồ mã) gửi tới cô hồn với niềm tin các vong linh ấy sẽ có cái ăn, cái mặc mà phù hộ cho người bán được “mua may bán đắt”.

Những người buôn bán trên ghe xuồng ở chợ nổi Cái Bè cũng duy trì một số tục lệ theo tập quán lưu truyền từ ngàn xưa Chủ yếu tập trung một số hình thức tín ngưỡng sau: tín ngưỡng thờ cúng Bà - Cậu ở mũi ghe, tín ngưỡng thờ cúng Thần tài - ông Địa, tín ngưỡng thờ Quan Âm Nam Hải Họ thường bố trí một bàn thờ Quan Âm

Nam Hải ở mũi ghe, để cầu mong được an lành Mỗi tối, họ đều nhang khói kèm vài ba câu khấn vái lòng thành Ngoài ra, họ còn thờ Thủy Long Thánh Mẫu (Bà Thủy),

Bà Cậu, ông Địa, Thần Tài, với mong muốn được may mắn, thoát khỏi tai ương, có nạn sẽ được “bề trên” che chở, có “nạn” sẽ được “cứu” Họ rất tin tưởng vào Bà Thủy và Bà Cậu, nên dưới ghe bao giờ cũng có trang thờ Bà với đĩa trái cây, ba chung nước, và thường xuyên nhang khói Những ngày rằm, ngày lễ, họ thường mua hoa tươi, bánh trái, làm vịt, gà… để cúng Từ tín ngưỡng đặc thù này, cư dân thương hồ đã sinh sống, làm ăn qua cả trăm năm trên sông nước Họ tin rằng có phật trời chứng kiến, nên ít ai dám “ăn ngược nói ngạo”, “gian dối”, “lừa đảo” trong làm ăn Đây là những nét văn hóa tâm linh được lưu truyền từ nhiều đời, tạo nên sắc thái văn hóa phong tục miền sông nước Tiền Giang (xem Sơ đồ 2.3).

Sơ đồ 3.3 Tín ngưỡng của tiểu thương ở các chợ Tiền Giang

(Nguồn: Tài liệu khảo sát của NCS, năm 2020)

3.4.2 Những kiêng kỵ trong mua bán ở các chợ Tiền Giang

Yếu tố tâm lý tác động mạnh mẽ đến tính cách của người bán hàng ở chợ và từ đó hình thành những tập tục kiêng kỵ trong đời sống kinh doanh Trước hết, phải kể đến vai trò của việc “mở hàng” Tiểu thương của các chợ ở Tiền Giang rất xem trọng việc “mở hàng” Mở hàng là khái niệm dùng để chỉ cuộc trao đổi đầu tiên của một ngày, một tháng, một năm hay một sự nghiệp Người Việt quan niệm, việc làm ăn có thuận buồm xuôi gió, mua may bán đắt hay không phụ thuộc lớn vào “mở hàng” Mở hàng phải chọn ngày đẹp, giờ đẹp, người mua rộng rãi mát tay và người bán khi ấy thì cũng xuề xòa, dễ dãi Chính vì thế, người bán hàng kĩ tính thường chọn và nhờ người ưng ý để mở hàng, nhất là khi khai trương và vào đầu năm mới.

Các chợ Tiền Giang có một số tục kiêng kị trong buôn bán, đặc biệt có tục đốt

“phong long” (đốt bùa) ảnh hưởng đến thời điểm “mở hàng” Tục đốt phong long là một trong những tục kiêng kị trong buôn bán của người Việt Nam nói chung và người Tiền Giang nói riêng, đã xuất hiện tại các chợ từ lâu đời Đối với người bán, thời điểm người mua đầu tiên mở cửa lúc sáng tinh mơ rất cần thiết, bởi sẽ tác động đến quá trình kinh doanh và việc bán hàng hoá trong chợ Vào thời điểm sáng sớm, người tiêu dùng vào chợ để mua một thứ hàng nào đấy, trả giá xong không mua tiếp mà lại chuyển qua quầy tiếp theo, khi này, người bán hàng sẽ tiến hành nghi lễ đốt phong long nhằm xua đuổi hết những đen đủi do người mua đem đến Nếu khách hàng là nữ thì huơ vòng 9 lần, khách hàng là nam thì huơ 7 lần.

Theo cách đốt phong long truyền thống, người ta chỉ cần lấy một miếng giẻ cũ hay một miếng giấy nháp đốt và quăng đi, coi như đã xua đi đen đủi Nhưng hiện nay, việc hỏa hoạn ở chợ rất dễ xảy ra, nên hình thức truyền thống trên bị hạn chế nhiều. Ban quản lý chợ sẽ phạt nếu thấy người ta đốt giẻ, giấy đem vứt như thế Do đó, nhiều hình thức đốt phong long mới, tiện lợi ra đời Một số người bán dùng khoảng vài ba trái ớt chín đỏ, cầm huơ huơ trước quầy hàng của mình, vừa lẩm bẩm những lời cầu mong cho có người đến mua hàng, sau đó họ bẻ các trái ớt ra làm ba, làm bốn rồi rải lên trên hàng hóa của mình để cầu may mắn (xem hình 104 của Phụ lục 8) Ngoài ra, người bán rất kiêng kỵ việc mới dọn hàng ra, có người đến trả giá mà không mua Tục đốt phong long là một tục mà bất cứ người thương lái nào cũng áp dụng tại chợ.

Việc “thuận mua vừa bán” cũng là một cách mở hàng tốt đẹp Người bán thường không nói thách quá cao với người khách đầu tiên, vì sợ bị trả giá sát quá hay không chịu mua, như thế mở hàng mà không bán được là rất xui xẻo Do tâm lý rất xem trọng người mở hàng “đầu xuôi đuôi lọt” cho nên người đầu tiên đến xem hàng và trả giá thì chủ hàng cố gắng phải bán, cho dù có những lúc giá cả có thiệt chút ít Điều này cũng gây tâm lý cho người mua sợ mình là người mở hàng mà “nặng vía” thì thiệt thòi cho chủ hàng.Người buôn bán có kinh nghiệm thường mời một số khách quen “mở hàng” tốt, để lấy hên cho một ngày mua bán được suông sẻ: “mua may bán đắt, duyên ngầm trời cho” Vào dịp đầu năm, người buôn bán luôn coi trọng lấy ngày để mở hàng, đi chợ Người Tiền

Giang quan niệm “mùng bốn tết ma, mùng ba tết người” vì thế hầu hết các chợ đều chọn ngày mồng ba âm lịch là ngày mở hàng, mở chợ.

Kiêng kỵ trả giáKiêng kỵ trả rồi không mua hàng, đổi hàng

Kiêng kỵ ngàyKiêng kỵ mở tốt, ngày xấuhàng vào sáng sớm

Trả hàng, đổi hàng, chê bai hàng hoá rồi bỏ đi trước khi mở hàng cũng là điều tối kị Để giải trừ những xui xẻo đó, người bán thực hiện nhiều giải pháp Có người yêu cầu khách mua một món đồ nho nhỏ gọi là lấy may trước khi trả hàng, đổi hàng hay mua chịu, có người đề nghị khách mặc cả dăm ba câu lấy lệ trước khi bỏ đi để tránh điều kiêng “mặc cả một lời”.

Sơ đồ 3.4 Những kiêng kỵ của tiểu thương ở các chợ Tiền Giang

VAI TRÒ, GIÁ TRỊ VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHỢ Ở TIỀN GIANG .130 4.1 VAI TRÒ CHỢ TIỀN GIANG TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Ngày đăng: 26/03/2024, 17:24

w