1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LUẬT GIAO THÔNG pdf

44 1,3K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 459 KB

Nội dung

Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao th

Trang 1

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

QUẢNG BÌNH

Trang 2

Bài 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

LUẬT GIAO THÔNG

Trang 3

I Mục đích, yêu cầu

Cung cấp cho học viên một số kiến thức cơ bản về Luật Giao thông, nắm được ý nghĩa, mục đích, nguyên tắc trong việc áp dụng các quy định Luật giao thông.

Nắm chắc các kiến thức, vận dụng vào thực tiễn công việc và cuộc sống; nâng cao ý thức sống làm việc theo Hiến pháp

và pháp luật pháp luật.

Trang 4

II Phương pháp thể hiện bài giảng

- Phương pháp giảng: Thuyết trình, nêu vấn đề, phân tích và giải thích những vấn đề trọng tâm, trọng điểm.

- Phương tiện: Máy chiếu, bảng, phấn.

III Tài liệu phục vụ bài giảng

* Tài liệu chính thức:

1 Tài liệu đào tạo trung cấp trưởng công an xã

2 Luật giao thông đường bộ năm 2008

3 Luật giao thông đường thủy nội địa năm

2004

4 Luật giao thông đường sắt năm 2005

Trang 5

* Tài liệu tham khảo:

1 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ;

cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ

3 Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27/1/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa;

4 Chỉ thị số 02/2010/CT-UBND ngày 05/02/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Trang 6

Kết cấu bài giảng:

I Một số v ấn đề chung về luật giao thông

II M ột số nội dung cơ bản của luật giao thông

A Lu ật giao thông đường bộ

B Lu ật giao thông đường sắt

C Lu ật giao thông đường thủy nội địa

III Bi ên pháp bảo đảm trật tự ATGT ở cấp xã

Trang 7

I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LUẬT GIAO THÔNG

1 KHÁI NIỆM, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI

TƯƠNG ĐIỀU CHỈNH

a Khái niệm

Luật giao thông là hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực giao thông vận tải, bao gồm: quy tắc giao thông, các điều kiện bảo đảm an toàn giao thông của kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, người tham gia giao thông hoạt động vận tải và quản lý Nhà nước về giao thông vận tải

Trang 8

b Ph ạm vi điều chỉnh

Luật giao thông quy định về hoạt động giao thông, các điều kiện bảo đảm ATGT của kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông, người tham gia giao thông và hoạt động giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

+ Hoạt động của người, phương tiện tham gia giao thông vận tải;

+ Quy hoạch phát triển, xây dựng, khai thác, bảo vệ kết cấu hạ tằng giao thông;

+ Quản lý nhà nước về giao thông vận tải.

Trang 9

c Đối tượng áp dụng

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật giao thông thì áp dụng quy định điều ước quốc tế đó.

Trang 10

2 Nguyên tắc bảo đảm ATGT

a Bảo đảm ATGT là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

cá nhân và toàn xã hội

b Hoạt động GTVT phải đảm bảo thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và môi trường, người tham gia giao thông phải chấp hành nghiêm chỉ luật giao thông; giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác, chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông

c Việc bảo đảm trật tự ATGT phải thực hiện đồng bộ về

kỹ thuật và an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông, ý thức chấp hành của người tham gia giao thông và các lĩnh vực khác liên quan đến an toàn giao thông

lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật

Trang 11

II MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

A LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Luật giao thông đường bộ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua ngày 13/11/2008 tại kỳ họp thứ 4,

có hiệu lực từ ngày 01/7/2009 và thay thế Luật giao thông đường bộ ngày 29/6/2001.

- Luật giao thông đường bộ gồm 8 chương, 89 điều

- Trong số 89 điều, Luật chỉ có 03 điều của Luật năm 2001 được giữ nguyên (chiếm 3.37%);

có 68 điều bổ sung, sửa đổi (chiếm 76.40%) và

18 điều mới (chiếm 20.23%).

Trang 12

bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

2 Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải

chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường

bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ

3 Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép

Trang 13

4 Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

5 Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới

để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định

6 Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép,

7 Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy

8 Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở

Trang 14

9 Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

10 Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ.

11 Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định,

giành đường, vượt ẩu.

12 Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ

22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong

đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

13 Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị

âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

Trang 15

14 Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã

15 Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định

16 Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định

17 Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm

18 Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông

19 Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn

Trang 16

20 Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

21 Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ

22 Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển

số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng

23 Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ

Trang 17

2 Quy tắc giao thông đường bộ

a, Quy tắc chung

b, Hệ thống báo hiệu (Hiệu lệnh của CS điều kiển giao thông, đèn tính hiệu giao thông, biển báo hiệu đường bộ, vạch kẻ đường)

c, Tốc độ và khoảng cách các xe

d, Tránh, vượt và chuyển hướng xe

e, Nhường đường tại nơi giao nhau

f, Dừng xe, đỗ xe trên đường

g, Đi trên đoạn đường bộ giao cắt đường sắt

h, Quyền ưu tiên của một số xe khi qua đường giao nhau, qua phà, cầu phao

i, Một số quy định khác

Trang 18

THÔNG TƯ SỐ 13/2009/TT-BGTVT NGÀY 17 THÁNG 7 NĂM 2009 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ TỐC ĐỘ VÀ KHOẢN

G CÁCH CỦA XE CƠ GIỚI XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG B Ộ

Trang 19

2 Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị

để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt bao gồm: Ô tô chữa cháy; ôtô quét đường; ô tô hút chất thải; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ôtô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu

hộ giao thông; ô tô chuyên dùng loại khác như ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo sóng truyền hình lưu động, ô tô kiểm tra và bảo dưỡng cầu, ô tô kiểm tra cáp điện ngầm, ô tô chụp X-quang, ô tô phẫu thuật lưu động…

Trang 20

TỐC ĐỘ CỦA XE CƠ GIỚI, XE MÁY CHUYÊN DÙNG THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN ĐƯỜNG BỘ

Điều 6 Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h)

Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi; ô tô tải

Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; ô tô tải

có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; ô tô sơ

mi rơ moóc; ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo

xe khác; ô tô chuyên dùng; xe mô tô; xe

gắn máy

40

Trang 21

Điều 7 Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư

Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h)

Ô tô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ô tô

Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi (trừ tô

buýt); ô tô tải có trọng tải từ 3.500 kg trở

Trang 22

KHOẢNG CÁCH GIỮA CÁC XE CƠ GIỚI THAM GIA GIAO THÔNG TRÊN

Trang 23

Điều 12 Khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, đường cấp cao, đường khai thác theo quy chế riêng.

Trang 24

3 Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

4 Điều kiện tham gia giao thông của phương tiện giao thông

5 Điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông

6 Vận tải đường bộ

7 Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

Trang 25

NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2010/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 0

4 NĂM 2010 QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh

1 Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt, thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

2 Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải

bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trang 26

đ) Các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ;

e) Các hành vi vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ.

Trang 27

Điều 2 Đối tượng áp dụng

1 Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt theo quy định của Nghị định này.

2 Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì áp dụng hình thức xử lý theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Trang 28

Điều 57 Hiệu lực thi hành

1 Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2010

2 Nghị định này thay thế Nghị định số

146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 của Chính phủ quy định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 67/2008/NĐ-CP ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 42 Nghị định số 146/2007/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ

3 Đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 24 Nghị định này, trong trường hợp sử dụng Giấy phép lái

xe các hạng C, D, E để điều khiển xe ô tô đầu kéo kéo

sơ mi rơ moóc bị xử phạt kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2010

Trang 29

4 Đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều 8, điểm h khoản 2 Điều 10 Nghị định này, trong trường hợp đặt báo hiệu nguy hiểm không đúng quy định bị xử phạt

kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011

5 Các trường hợp vi phạm bị phát hiện, xử lý theo quy định của Nghị định số 146/2007/NĐ-CP và Nghị định số 67/2008/NĐ-CP nhưng chưa thực hiện hoặc phải thi hành sau ngày Nghị định này có hiệu lực thì vẫn thực hiện theo quy định của Nghị định số 146/2007/NĐ-

CP và Nghị định số 67/2008/NĐ-CP

Trang 30

6 Quy định tại Mục 7 Chương II Nghị định này được thực hiện thí điểm trong thời gian 36 (ba mươi sáu) tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị loại đặc biệt quy định

cụ thể phạm vi khu vực nội thành của đô thị loại đặc biệt

để thực hiện việc thí điểm Hàng năm, Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị loại đặc biệt báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện thí điểm; kết thúc thời hạn thí điểm, tổ chức tổng kết đánh giá việc thực hiện thí điểm và báo cáo Chính phủ đề xuất chủ trương thực hiện tiếp theo

Trang 31

* Một số thông tin về tình hình thực hiện ATGT

Ngày 12/01/2010, tại Hà Nội, Ủy ban ATGT Quốc gia đã tổ chức Hội nghị An toàn giao thông toàn quốc nhằm đánh giá công tác năm 2009 và bàn các biện pháp giảm thiểu TNGT trong thời gian tới.

Theo báo cáo Tổng kết đánh giá công tác bảo đảm TTATGT, năm 2009 Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương đã chỉ đạo công tác bảo đảm trật tự ATGT quyết liệt, đồng bộ, từ trung ương đến địa phương, cơ bản đạt được yêu cầu đề ra Theo thống kê trên địa bàn

cả nước đã xảy ra 12.492 vụ TNGT làm chết 11.516 người, bị thương 7.914 người; so với năm 2008 giảm

390 vụ, giảm 78 người chết, giảm 152 người bị thương

Trang 32

Đã kiểm tra xử lý 5,8 triệu trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ; thu nộp Kho bạc Nhà nước 1.342

tỷ đồng, số vi phạm bị xử lý tăng 158.444 trường hợp,

số tiền phạt tăng 117 tỷ đồng so với năm 2008 Trong

đó đã xử lý 185.586 xe ôtô khách vi phạm; xử lý 526.510 trường hợp không đội MBH khi đi môtô, xe gắn máy Lực lượng CSGT đường thủy mở 4 đợt cao điểm bảo đảm TTATGT trên đường thủy, đã phát hiện xử lý 222.821 trường hợp vi phạm, nộp Kho bạc Nhà nước 105,2 tỷ đồng, tước bằng, chứng chỉ chuyên môn 1128 trường hợp, đình chỉ hoạt động 1128 phương tiện

So với năm 2008, số vi phạm bị xử lý tăng 30.301 trường hợp (15,7%), tiền nộp phạt tăng 33,8 tỷ đồng (47,3%) Lực lượng thanh tra chuyên ngành GTVT đã tiến hành 45.140 cuộc thanh tra, quyết định xử phạt 76.634 vụ với số tiền 62.316,18 triệu đồng

Trang 33

Trong năm 2010 các địa phương cần triển khai 10 biện pháp trọng tâm sau:

1 Về văn bản quy phạm pháp luật : Luật GTĐB vừa có hiệu lực, tuy còn một số văn bản hướng dân chậm được ban hành nhưng về cơ bản đã đủ cơ sở pháp luật để các đia phương tổ chức thực hiện và cần tích cực triển khai, đưa vào Luật GTĐB cuộc sống

2 Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về TTATGT phải sâu rộng, bền bỉ, các địa phương chú ý đến phương pháp, hình thức tuyên truyền phổ cập có tính chuyên nghiệp, nghệ thuật đem lại hiệu quả cao hơn Các cơ quan báo chí, đài phát thanh tuyên truyền sâu rộng hơn nữa, kênh VOV giao thông cần được triển khai rộng khắp trên cả nước chứ không chỉ ở 2 thành phố lớn như hiện nay

3 Lực lượng CSGT, TTGT phải là nòng cốt xử phạt vi phạm hành chính nghiêm hơn, mạnh hơn; xử phạt theo từng chuyên đề như vượt đèn đỏ, sử dụng rượu bia, quá quy định nhằm chuyển đổi ý thức của người tham gia giao thông Huy động tổng lực toàn xã hội vào công tác giữ gìn TTATGT

Ngày đăng: 27/06/2014, 02:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w