B. NỘI DUNG
2.3.1. Tác động và ảnh hưởng đối với tình hình trong nước
“Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” đã làm nên đặc thù trong nền kinh tế của 2 nước và tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Biểu hiện:
- Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ: + Tích cực:
Nhắc đến nước Mỹ, người ta liên tưởng ngay đến một đất nước nổi tiếng là siêu cường kinh tế số một thế giới, khơng chỉ có một nền cơng nghiệp hiện đại hóa đạt trình độ cao mà cịn có một nền nơng nghiệp phát triển. Nơng nghiệp Mỹ qua nhiều thế kỉ luôn đứng vị thứ tốp 3 trên thế giới. Để có được thành quả đó, xuất phát từ tiền đề kinh tế thời cận đại, cùng với tiến trình lịch sử con đường kiểu Mỹ trong nơng nghiệp đã có nhiều đóng góp to lớn. Sự phát triển của con đường này mở ra sự phát triển mọi mặt của nước Mỹ.
Về kinh tế: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng, vật ni có giá trị hàng hóa cao, tạo nên những vùng chuyên mơn hóa đồng thời thúc đẩy phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nơng thơn. Ngồi ra, việc phát triển kinh tế trang trại ở những nơi có điều kiện bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng mọt cách đầy đủ, hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn so với kinh tế
kinh tế nông hộ. Cuối thế kỉ XIX, nước Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp, với việc ứng dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào kinh tế trang trại làm cho các mặt hàng nông sản được sản xuất với quy mô lớn, không chỉ đáp ứng cho thị trường nội địa mà còn phục vụ thị trường thế giới, đem lại nguồn lợi khổng lồ. “Giá trị nông sản xuất khẩu năm 1880 là 250 triệu đô la, đến năm 1900 lên đến
950 triệu đô la, tăng gấp 4 lần. Nước Mỹ trở thành một tron gnhững nước cung cấp lương thực và các loại thịt chủ yếu trên thế giới” [36; tr.132].
Về chính trị: Sự ra đời và khẳng định chỗ đứng của con đường nông nghiệp tư bản Mỹ đã mang lại nhiều hệ quả tích cực, hệ quả quan trọng nhất là quyền lợi chính trị của những người trại chủ. Tất cả họ tập trung vào một tổ chức của những người nông dân – Hiệp hội nơng dân. Năm 1874, hội có tới 1,5 triệu người, có 21.967 đơn vị tổ chức nằm rải rác ở các đơn vị địa phương . Họ luôn đứng lên đấu tranh chống lại tất cả những chướng ngại cản trở sự phát triển của mình, tiếng nói của những người nơng dân ngày càng có ý nghĩa hơn. Điển hình trong các phong trào đấu tranh đòi quyền lợi của những người nơng dân nói chung và những trại chủ nói riêng, là phong trào “Giấy bạc lưng xanh”. Giấy bạc lưng xanh là một loại giấy bạc được chính phủ Miền Bắc phát hành trong thời kì nội chiến. Do bị lạm phát nên loại tiền này bị tụt giá, điều này có lợi cho các trại chủ vì đa số họ là những người nợ nần chồng chất, chỉ khi tiền bị tụt giá họ mới có điều kiện trả nợ. Chính phon gtrào này đã lôi kéo, thu hút sự tham gia đấu tranh của công nhân, và phong trào công nông bắt đầu xuất hiện xu thế liên kết. Đó chính là mầm móng đầu tiên của liên minh công nông trong phong trào đấu tranh của công nhân Mỹ.
Về xã hội: phát triển kinh tế trang trại góp phần làm tăng hộ giàu trong nông thôn, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho lao động. Mặt khác, nó cịn thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng trong nông thôn, nâng cao đời sống của cư dân Mỹ.
+ Tiêu cực:
Bên cạnh yếu tố tích cực, nó cũng để lại những hệ quả tiêu cực đó là việc cướp đất đai của nhiều bộ lạc da đỏ, dân bản địa xưa như: Chirooc, Iroqua, Indian tạo nên mâu thuẫn sâu sắc giữa những người da trắng và những người da màu, dẫn đến những cuộc xung đột đẫm máu. Một hệ quả tiêu cực nữa đó là tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc và bất bình đẳng xã hội ln tồn tại ở Mỹ. Mặc khác, các trang trại ở Mỹ chủ yếu là các trang trại nhỏ nhưng chiếm diện tích đất rất lớn, nó phù hợp với nền kinh tế vi mơ thời cận đại, nhưng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mô sau này.
- Con đường nơng nghiệp kiểu Phổ:
+ Tích cực:
Vương quốc Phổ từng có thời kì một bang quốc mạnh nhất trong lịch sử nước Đức thời cận đại. Phổ không chỉ mạnh về tiềm lực quân sự, quốc phòng, nổi bật với tính cách hiếu chiến, xâm lược mà cịn xây dựng cho mình một nền tảng kinh tế hết sức vững mạnh, trong đó nhân tố góp phần mang lại thành quả phải nhắc đến nông nghiệp mang đặc trưng “Con đường kiểu Phổ”. “Con đường
nông nghiệp kiểu Phổ” ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện trên mọi mặt từ kinh tế,
chính trị đến văn hóa, xã hội nước Phổ nói riêng và nước Đức nói chung:
Về kinh tế: Trước hết phải nhận thấy rằng, việc đưa nông nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa mà“Con đường kiểu Phổ” trong nông nghiệp ở Đức đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ cho nền nông nghiệp Đức thời cận đại. Từ đó nơng nghiệp tác động trực tiếp đến nền kinh tế. Một mặt, nông nghiệp Đức đã tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu trong nước về lương thực, thực phẩm, về nguyên liệu cho các nhà máy. “Trong thời kỳ đế quốc chủ
nghĩa, “Con đường nơng nghiệp kiểu Phổ” phát triển nhanh chóng, đặc biệt nhờ chính sách canh nơng. Trong các lãnh địa của Junker xuất hiện nhiều nhà máy nấu rượu mạnh, làm đường từ củ cải. Sản lượng lúa mì đen, khoai tây dần dần tăng lên đến 50% (trong những năm 1885 – 1910), còn các loại cây khác thì tăng 33%.
Năng suất nông nghiệp của Đức cũng tăng. Ví như, trong những năm 1866 – 1870, thu hoạch củ cải đường không vượt quá 2,5 triệu tấn, thế mà trong những năm 1900 – 1910, trung bình thu hoạch được 13,4 triệu tấn. Việc chế biến đường nguyên chất trong giai đoạn này tăng từ 211.000 tấn lên 2,1 triệu tấn”
[32; tr. 348]. Mặt khác, nó cịn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy công – thương nghiệp, giao thông vận tải Đức phát triển mạnh mẽ, tạo cơ sở cho quá trình thống nhất đất nước. Ngồi ra, cịn xuất khẩu ra thị trường thế giới, tạo dựng một cơ sở kinh tế vững chắc, phồn vinh cho Đức thời bấy giờ.
Về chính trị: Sự phát triển đi lên nhanh chóng của nền kinh tế theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa bao nhiêu thì thì tình trạng chia chia cắt của nước Đức ngày càng trở thành một chướng ngại vật. Yêu cầu đặt ra là phải thống nhất đất nước để thống nhất thị trường chung dân tộc. “Chừng nào mà nước Đức
còn bị phân chia về chính trị, thì sự thủ tiêu những tàn dư của chế độ phong kiến còn gắn liền với sự thống nhất đất nước về chính trị. Thậm chí khẩu hiệu thống nhất đất nước được đưa lên hàng đầu, và vấn đề ruộng đất bị đẩy lùi vào bóng tối. Nó lơi cuốn được nhiều tầng lớp rộng rãi trong trí thức dân chủ, trong nhiều phần tử tiểu tư sản đủ các loại. Bọn đại tư sản cũng ủng hộ thống nhất. Chúng muốn đẩy nhanh việc làm giàu”. [34; tr.498].
“Mặt khác, giai cấpJunker của Phổ cũng mong muốn nhờ vào vũ lực để thống nhất nước Đức. Qua đó, họ có thể đặt tồn bộ nhân dân Đức dưới quyền lực của mình để họ làm gì tùy thích. Hơn nữa giai cấp Gioongke đã tư sản hóa, họ tha thiết thống nhất nước Đức để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển tại Phổ” [34; tr.580]. Họ muốn “Con đường kiểu Phổ” phải được mở rộng và phát
triển hơn nữa. Công cuộc thống nhất nước Đức phải thực hiện bằng con đường “Từ trên xuống” chứ không thể thực hiện bằng con đường “Từ dưới lên”, do tầng lớp Junker lãnh đạo. Mà sức mạnh của tầng lớp nnày được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế vững mạnh trong đó “Con đường kiểu Phổ” đã tạo điều kiện
Về xã hội: “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” tác động đến đời sống của cư dân Phổ. Nó đã tạo nên năng suất lao động cao hơn, sản phẩm nông nghiệp làm ra ngày càng nhiều, góp phần đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm thiết yếu cho đời sống cư dân nước Phổ nói riêng và Đức nói chung.
+ Tiêu cực:
Song song với việc đưa nông nghiệp phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa thì sự tăng cường bóc lột nơng dân theo phương thức phong kiến bằng tô thuế, tạp dịch vẫn được duy trì. Đơng đảo nơng dân Đức phải sống trong tình trạng vơ cùng cực khổ, gánh nặng tô thuế và các thứ nghĩa vụ phong kiến đè nặng lên đời sống của họ. Họ mong muốn có mãnh ruộng để cày cấy nhưng hầu hết đất đai tập trung vào tay bon quý tộc, địa chủ. Bên cạnh những người tiểu nơng và tá điền thì cũng đã bắt đầu xuất hiện cơng nhân nơng nghiệp. Tình cảnh của họ củng chẳng sáng sủa gì hơn đó là họ vừa bị bóc lột giá trị thăng dư, vừa phải phải đóng góp nghĩa vụ phong kiến. Do đó, nơng dân nhiều lần nổi dậy chống bọn quý tộc, địa chủ nhưng vì thiếu tổ chức lãnh đạo nên thất bại.
Có thể kết luận rằng: Một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt, đó là quy luật biện chứng của lịch sử, sự tác động và ảnh hưởng của “Con đường nông nghiệp
kiểu Phổ” và “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” cũng vậy bao gồm cả mặt tích
cực và tiêu cực.