Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 40)

B. NỘI DUNG

2.1. Sự tương đồng giữa “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ” và “Con đường

2.1.2. Kỹ thuật canh tác

Điều làm nên khối lượng sản phẩm đồ sộ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nói chung và lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng, mà theo Mac: “bằng tất cả các thời

kì trước cộng lại” [24; tr.213], đó chính là kỹ thuật canh tác. Ngồi điều kiện tự

nhiên mà thiên nhiên ban tặng như: Khí hậu, đất đai...con người muốn đạt năng suất lao động cao phải có kỹ thuật canh tác tiên tiến. Đến thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa xâm nhập vào nông thôn, kỹ thuật canh tác của con người đã có bước tiến với việc áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất, sử dụng phân bón hóa học, chọn lọc giống cây trồng và vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. “Con đường kiểu Mỹ” và “Con đường kiểu Phổ” trong nông nghiệp đều áp dụng kỹ thuật mới làm cho năng suất lao động tăng lên, quy mô sản xuất không ngừng mở rộng cùng với mạng lưới giao thông, nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.

Ngay từ giai đầu tiên của quá trình hình thành “Con đường nông nghiệp

kiểu Mỹ”, tức là giai đoạn từ thế kỉ XVII – cuối thế kỉ XVIII, những người dân

di cư đã sử dụng các loại máy móc, các giống cây trồng vật nuôi mới vào sản xuất nông nghiệp ở những trang trại. Họ sử dụng các giống cây trồng như: giống bông “Zi – Ailan” sợi dài ngày càng phổ biến; 1717 người ta nhập từ Anh vào Ken – Tucky loại gia súc Đuyechaimo. Lúc bấy giờ các trại chủ còn nhập vào loại gia súc có sừng Hêrepho từ Anh. Từ 1783, người ta nhân giống cừu Môrinôx. Ở Ken – Tucky và Ohaio xuất hiện những hội chuyên cải tạo giống gia súc.

Sự phát triển đi lên của “Con đường nông nghiệp kiểu Mỹ”, không thể

ra máy nhặt bơng (hệ thống trục quay có răng bằng kim loại). Mỗi ngày, 1 giờ người nơng dân có thể nhặt được 50 phun bông. Dù chỉ đưa bông vào máy bằng tay, máy dùng súc kéo cơ học giúp năg suất lao động tăng lên 1000 phun một ngày” [2; tr.87]. Nông cụ sản xuất (cày, bừa, súc vật kéo, xe bò..) được cải thiện

và kỹ thuật sản xuất (công cụ gieo hạt, đập lúa mì, cơng cụ lấy nước, xay bột..) từ châu Âu vào hình thành các trang trại nông nghiệp của nhiều dân tộc khác nhau: Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Ailen...Các trang trại để sản xuất ra lương thực, thực phẩm để tiêu dùng tại chổ và xuất khẩu sang các nước Châu Âu. Năm 1825, máy cắt cỏ và máy bó lúa xuất hiện. Năm 1831, V. Maininh nhận được bằng phát minh máy cắt cỏ. Hai năm sau, máy gặt do Maccocme hoàn thiện đã ra đời. “Năm, ở Hợp chủng quốc Hoa Kì đã có 10.000 máy gặt hoạt

động” [32; tr.457]. Năm 1834, Hiram Moore sáng tạo ra máy gặt đập liên hợp.

Các trang trị trên cơ sở đó đẩy mạnh sản xuất, số lượng hàng nông sản xuất khểu ngày càng nhiều, Hoa Kì trở thành nơi cung cấp lương thực thực phẩm cho cả châu Âu. Tất cả những điều đó phản ánh hiện tượng có tính chất tiên tiến trong nền nơng nghiệp Mỹ, nó gắn liền giữa khoa học kỹ thuật và con đường trang trại. Bước sang thế kỉ XIX, do sự tiến bộ của kỹ thuật ở châu Âu, kinh tế công, nơng, thương nghiệp Phổ nói riêng và Đức nói chung bắt đầu phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Đặc biệt, sau khi Đức tiến hành cách mạng cơng nghiệp thì việc kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa càng được đẩy mạnh, nhất là việc đưa những thành tựu khoa học vào thực tiễn sản xuất.

Trong nông nghiệp, các địa chủ quý tộc phổ đã áp dụng kỹ thuật mới, loại bỏ hình thức luân canh ba mảnh, tiến hành thâm canh, xen canh, tăng vụ các giống cây trồng chất lượng cao có sựu can thiệp của khoa học. Đồng thời, các ngành sản xuất bằng máy tăng lên nhanh chóng. Khi đưa nơng nghiệp phát triển theo “Con đường kiểu Phổ”, các địa chủ quý tộc ở đây đã mở rộng dây chuyền sản xuất trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến. Tại các điền trang và trang trại, người ta sử dụng các loại máy nông nghiệp:

Máy cày, máy bừa, máy gặt đập, máy phun nước...phân bón hóa học và các loại máy chế biến thịt hộp, sữa, đường...

Việc sử dụng máy móc được đẩy mạnh nhất là năm 1907, số lượng máy đập lúa tăng gấp 3 lần so với năm 1882. Năm 1907, số lượng máy đập lúa tăng đã đạt tới 947.000 cái, trong khi đó năm 1882 chỉ mới có 268.000 cái. Cũng trong khoảng thời gian đó, số lượng máy gặt cũng tăng vọt từ 19.000 lên 301.000 cái. “Trên đất đai của bọn Gioongke xuất hiện nhiều máy cày chạy bằng hơi nước. Năm 1907, số máy là 2.995 cái. Tỷ trọng những cơ sở có máy móc đã tăng lên. Năm 1907, 92,7% số cơ sở kinh tế có từ 20 đến 100 hécta ruộng đất đã có máy móc. Mặc khác, việc sử dụng phân bón nhân tạo cũng được tăng cường, đất gieo củ cải đường được mở rộng. Trong những năm 1873 -1911, số này tăng từ 88.000 lên 496.000 cái” [32; tr.182].

Do phương tiện sản xuất là công nghệ, tri thức nên nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thu được lợi nhuận tối đa và ln có xu hướng đến “nền sản xuất lớn” với sự tái đầu tư mở rộng và gắn liền với cách mạng khoa học – công nghệ. Việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh là lợi ích sống cịn của ác chủ sở hữu nông nghiệp trong cạnh tranh giành lợi nhuận. Nhận thấy lợi ích to lớn mà chủ nghĩa tư bản mang lại, quý tộc Phổ càng đẩy mạnh kinh tế hàng hóa nơng nghiệp. Để đạt hiệu quả cao hơn thì việc ứng dụng kỹ thuật cao là tất yếu trong “Con đường kiểu Phổ”.

Với kỹ thuật canh tác mới, “Con đường kiểu Mỹ” và “Con đường kiểu

Phổ” đã góp phần tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao hơn,

không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu ra thị trường với một khối lượng lớn. Thúc đẩy sự phát triển của ngành nơng nghiệp nói riêng và nền kinh tế mỗi nước nói chung.

Một phần của tài liệu (Trang 38 - 40)