Tác động và ảnh hưởng đối với thế giới

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 68)

B. NỘI DUNG

2.3.2. Tác động và ảnh hưởng đối với thế giới

“Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” và “Con đường nông nghiệp kiểu

Mỹ” là 2 trong 5 con đường làm nảy sinh chủ ngĩa tư bản thời cận đại. Quá trình

hình thành của hai con đường này cũng là quá trình chủ nghĩa tư bản từng bước xâm nhập, tiến tới xác lập trong nông nghiệp. Sự phát triển của hai con đường đã thúc đẩy sự đi lên của nền nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển nền đại công

nghiệp hai nước. Có thể thấy, “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” và “Con

đường nơng nghiệp kiểu Mỹ”mang tính chất điển hình. Nó phù hợp với đặc điểm

tư bản chủ nghĩa. Qua đó, các nước thời cận đại có thể lựa chọn áp dụng con đường nào phù hợp với đất nước mình.

Theo quan điểm của Lenin con đường nơng nghiệp kiểu tư bản Mỹ là con đường tiên tiến nhất, với mơ hình sản xuất trang trại, sử dụng lao động làm thuê, áp dụng khoa học kỹ thuật của những người trại chủ tự do. Con đường nông nghiệp theo hướng tư bản Mỹ đã mang lại thành quả của nền kinh tế Mỹ. Thời cận đại Úc và Canada đi theo con đường này. Vì Úc và Canada đều là những vùng đất mới, thu hút dân di cư từ nhiều nơi đến khai khẩn, sinh sống và chịu ảnh hưởng nhiều của Mỹ.

Hiện nay cơng nghiệp hóa – hiện đại hố kinh tế trang trại Mỹ thuộc vào loại cao nhất thế giới. Chính sự phát triển kì diệu của nền nơng nghiệp Mỹ theo con đường trang trại đã đem lại nhiều bài học quý giá cho tất cả các nước, nhất là đối với các nước sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của quốc gia. Nó đặt ra một câu hỏi lớn cho thế giới trong đó có Việt Nam, về bài học trong quá trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp hiện nay. Đó là việc tiếp thu những thành tựu tiên tiến khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp trong các trang trại; chất lượng đội ngũ lao động; cách thức tổ chức, quản lí, phương thức sản xuất trang trại; chính sách, sự điều tiết của nhà nước trong phát triển kinh tế trang trại...

Ảnh hưởng của “Con đường nông nghiệp kiểu Phổ” khơng chỉ đối với nước Đức mà rộng hơn nó cịn ảnh hưởng đến những nước có sự tương đồng về những đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Xét trong điều kiện nước Đức lúc bấy giờ thì việc đi theo “Con đường nơng nghiệp kiểu Phổ” là hồn tồn phù hợp, vì rằng tầng lớp Junker là thế lực

mạnh về kinh tế, chính trị, quân sự và chiếm địa vị cao trong xã hội. Việc phát triển nông nghiệp theo “Con đường kiểu Phổ” nhằm mục đích thâu tóm quyền lực và chứng tỏ sức mạnh của tầng lớp này. Mặc dù không phải con đường tiên tiến nhưng trong thời cận đại đã có rất nhiều nước lựa chọn và áp dụng theo mô

Nhật Bản. Sở dĩ như vậy là do đối sánh lực lượng trong xã hội, tầng lớp địa chủ

quý tộc chiếm ưu thế. Họ vừa muốn duy trì quyền lực vùa muốn phát triển

theo con đường tư bản chủ nghĩa, vừa duy trì việc bóc lột phong kiến và vừa đẩy mạnh bóc lột giá trị thăng dư nhằm đem lại lợi ích tuyệt đối của giai cấp mình. Điều phù hợp điều kiện của nhiều nước ở châu Âu và Nhật Bản lúc bấy giờ. Ta có thể thấy cuộc cải cách nông nô ở Nga, công cuộc Duy Tân Minh Trị ở Nhật đều tiến hành từ trên xuống, đều duy trì tàn tích của chế độ phong kiến bên cạnh sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, chế độ phong kiến vẫn còn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, chính trị, xã hội các nước.

Do đó, các nước này chịu ảnh hưởng và đi theo “Con đường kiểu Phổ”. Đó là lí do giải thích vì sao “Con đường nơng nghiệp kiểu Phổ” đã ảnh hưởng rất lớn đến các nước trên phạm vi thế giới. Mặc dù ảnh hưởng của “Con đường

nông nghiệp kiểu Phổ” chỉ vào thời cận đại nhưng cũng góp phần vào sự phát

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)