V ỒN M NỘ TỪ 1885 1918
2.2.4. Cơ cấu tổ chức đảng
Đồng Minh hội và Đảng Quốc Đại đều là tổ chức chính trị của giai cấp tư sản lãnh đạo. Cả hai Đảng đều xây dựng riêng cho mình bộ máy tổ chức để hoạt động, tuy nhiên trong cơ cấu tổ chức giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh Hội có sự khác biệt rõ rệt. Sự khác biệt này, có thể thấy được thông qua hai sơ đồ sau đây.
Ban thư kí Các tổ chức chính trị Tổng thư kí
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức Đảng Quốc Đại. Chủ tịch đảng
Tổng Lý
Chấp hành Bình nghị Tư pháp Các chi bộ
Các phân hội
Qua hai sơ đồ trên, ta thấy được sự khác biệt về cơ cấu tổ chức giữa Đồng Minh hội và Đảng Quốc Đại. Đồng Minh hội được xây dựng hoàn chỉnh và chặt chẽ từ trên xuống dưới. Đứng đầu tổ chức là Tổng lý. Tổng lý có chức vụ là quản lý chung, quản lý toàn diện về tổ chức cũng như hoạt động của Đồng Minh hội. Và tổng lý lúc bấy giờ là Tôn Trung Sơn. Dưới Tổng lý gồm có ba bộ: “Chấp hành”, “Bình nghị” và “Tư Pháp”. Ba bộ này có những nhiệm vụ khác nhau, trong đó Bình nghị có chức năng xây dựng, đề ra những quy định, luật lệ cũng như cương lĩnh, nhiệm vụ vủa Đảng. Chấp hành có chức vụ quản lý tất cả các mặt trong Đảng như thành phần tham gia Đồng Minh hội, thực thi và áp dụng những quy định, luật lệ, nhiệm vụ mà Bình nghị đề ra. Còn Tư pháp có chức năng là đảm bảo cho cương lĩnh, luật lệ, quy định được thực hiện và chống lại những hành vi làm trái với những quy định mà Bình nghị đề ra. Tiếp đến, dưới ba bộ này là các chi bộ, Đồng Minh hội thành lập các chi bộ ở trong nước và ngoài nước. Ở trong nước, thành lập năm chi bộ Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung. Ở nước ngoài, thành lập bốn chi bộ là Nam Dương, Âu châu, Mỹ châu, Hônôlulu. Dưới chi bộ là các phân hội theo đơn vị tỉnh như Phúc Kiến, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam…Qua sự phân tích trên ta thấy được, Đồng Minh hội được xây dựng theo nguyên tắc “tam quyền phân lập”, ba bộ của Đồng Minh hội giống như ba cơ quan trong “tam quyền phân lập”. Chấp hành tương đương với Hành pháp, Bình nghị tương đương với Lập pháp và Tư pháp tương đương với cơ quan Tư pháp. Rõ ràng, cơ cấu tổ chức của Đồng Minh hội được xây dựng giống như cơ cấu tổ chức nhà nước ở phương Tây và việc áp dụng nguyên tắc “tam quyền phân lập” để thiết lập cơ cấu của Đồng Minh hội thể hiện được sự tiến bộ của giai cấp tư sản Trung Quốc trong học hỏi, tiếp thu những thành tựu từ nước ngoài.
Từ đó ta thấy, Đồng Minh hội được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, tạo nên một bộ máy tổ chức hoàn chỉnh để lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân chống lại phong kiến và các nước thực dân.
Khác với Đồng Minh hội, Đảng Quốc Đại có cơ cấu tổ chức khá đặc biệt, nó khác với các tổ chức, các đảng chính trị thông thường. Đảng Quốc Đại mang tính chất như là một mặt trận dân tộc thống nhất, chính vì thế cơ cấu tổ chức của Đảng Quốc Đại khác hoàn toàn so với Đồng Minh hội. Trong bộ máy tổ chức của đảng , đứng đầu là Chủ tịch đảng có chức vụ là giải quyết mọi vấn đề và lãnh đạo toàn bộ mọi hoạt động của Đảnh Quốc Đại. Và Chủ tịch đảng của Đảng Quốc đại lúc này là W. C
Bannenijee. Dưới Chủ tịch đảng có một ban thứ kí chung có chức năng là giúp việc cho Chủ tịch đảng, mà đứng đầu ban thứ kí đó chính là Tổng thư kí - Allan Octavian Hume. Dưới cùng là các tổ chức, đảng phái chính trị, nó không phải là các chi bộ như ở Đồng Minh hội.
Có một điểm khác biệt nữa giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội. Ở Đồng Minh hội, người đứng đầu được bầu theo nhiệm kì và các hội nghị họp hai năm một lần. Còn ở Đảng Quốc Đại, hằng năm đều có Hội nghị hay còn được gọi là Hội nghị thường niên, mỗi năm tổ chức một lần. Trong hội nghị thường niên nay, chủ tịch đảng đứng đầu làm chủ tọa. Các tổ chức, các đảng chính trị cử đại biểu đến dự. Còn ban thư kí có nhiệm vụ tập hợp những vấn đề mà các tổ chức chính trị nêu ra, để đệ trình lên chủ tịch đảng, sau đó cùng bàn bạc giải quyết các vấn đề. Ngoài ra, mỗi năm đều bầu ra một chủ tịch đảng mới và chủ tịch đảng đầu tiên của Đảng Quốc Đại là W. C Bannenijee.
Sỡ dĩ có sự khác biệt này là do Đảng Quốc Đại ra đời được sự ủng hộ của thực dân Anh, nằm trong ý đồ của chính phủ Anh. Vì vậy, việc thiết lập bộ máy hoạt động do chính phủ Anh xây dựng và điều hành. Mặt khác, từ khi ra đời cho đến năm 1916 Đảng Quốc Đại như một mặt trận dân tộc thống nhất mà chưa phải là một Đảng chính trị độc lập. Do đó, cơ cấu tổ chức của Đảng Quốc Đại chưa được hoàn chỉnh và rõ ràng.
Như vậy, trong cơ cấu tổ chức giữa hai đảng có sự khác biệt hoàn toàn. Đảng Quốc Đại có cơ cấu tổ chức đơn giản, thiên về một hình thức mặt trận dân tộc thống nhất. Trong khi đó, Đồng Minh hội được xây dựng một cách chặt chẽ từ trên xuống và có quy mô trong và ngoài nước. Cũng từ sự khác biệt này, nó cũng đã tác động đến quá trình hoạt đông giữa hai đảng.
2.2.5. ình thức, biện pháp đấu tranh
Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, có nhiều nước đế quốc xâm lược, mà cụ thể là tám nước đế quốc xâu xé “miếng bánh Trung Quốc” chứ không phải là một nước thực dân. Mặt khác, ngoài sự góp mặt của các nước thực dân, còn có sự tồn tại của triều đình Mãn Thanh. Các nước đế quốc đã cấu kết với triều đình Mãn Thanh chống lại phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Chính vì thế, ngay từ khi mới ra đời Đồng Minh hội đã xác định đấu tranh bằng con đường bạo lực.
Tuy nhiên, hình thức đấu tranh của tổ chức Đồng Minh hội phát triển từ thấp lên cao. Trước hết, với các tổ chức tiền thân của Đồng Minh hội là “Hoa Trung Hội”, “Hưng Trung Hội” và “Quang Phục Hội” được thành lập ở nước ngoài, những tổ chức này đã tuyên truyền cách mạng trong giới Hoa kiều ở nước ngoài, rồi vận động nhân dân trong nước tham gia đấu tranh chống lại triều đình Mãn Thanh và các nước thực dân. Hình thức đó phát triển thêm một bước nữa qua phong trào bảo vệ đường sắt – đây chính là ngọn lửa của cuộc cách mạng. Từ cuộc đấu tranh này, giai cấp tư sản Trung Quốc tiếp tục cuộc đấu tranh ở mức độ cao hơn, quyết liệt hơn đạt tới đỉnh cao là cuộc cách mạng Tân Hợi vào năm 1911. Cuộc cách mạng Tân Hợi bùng nổ thành một cuộc cách mạng rộng lớn trên khắp cả nước và đã lật đổ được triều đình phong kiến Mãn Thanh, xóa bỏ hoàn toàn chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc.
Rõ ràng, cùng một lúc có nhiều kẻ thù cả các nước đế quốc và triều đình Mãn Thanh thì tổ chức Đồng Minh hội không thể dùng phương pháp đàm phán, hòa bình. Triều đình Mãn Thanh luôn luôn dùng vũ lực để đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân. Hay nói cách khác, chúng luôn đặt yếu tố bạo lực lên hàng đầu. Với kẻ thù như thế, muốn chiến thắng, buộc Đồng Minh hội phải tiến hành con đường bạo lực. Cho nên đối với Trung Quốc, nói đến cách mạng là nói đến chiến tranh cách mạng là nói đến “chính quyền trên đầu ngọn súng”.
Trong khi đó, Đảng Quốc Đại ra đời dưới sự chấp thuận của thực dân Anh, với mục tiêu lái cuộc đấu tranh giành độc lập của tư sản và nhân dân Ấn Độ, đồng thời biến nó thành công cụ để xoa dịu quần chúng. Vì vậy, việc đấu tranh chống lại thực dân Anh lại bị ràng buộc, gò bó trong phạm vi cho phép của thực dân Anh Bởi vì, Đảng Quốc Đại là con đẻ của thực dân Anh, với những mưu đồ thâm hiểm của mình và sử dụng Đảng Quốc Đại như “nắp đậy an toàn”, điều khiển Đảng Quốc Đại hướng phong trào của nhân dân theo hướng khác. Chính vì thế, Đảng Quốc Đại thực hiện đường lối đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, bằng các hình thức như mít tinh, biểu tình…
Trong quá trình phát triển của mình, đảng chỉ đóng khung trong những yêu sách về quyền tự trị và bình đẳng giữa người Ấn và người Anh, bảo vệ và phát triển công nghiệp, giảm thuế, chống sự khác biệt về thuế quan…Đảng không hề đề cập đến vấn đề độc lập dân tộc thực sự của Ấn Độ, Đảng chủ trương thực hiện những yêu sách trên
bằng các biện pháp hòa bình trong khuôn khổ hiến pháp, cải cách xã hội từng bước. Kể cả giai đoạn sau thì Đảng Quốc Đại mới đề ra “tự trị” là mục tiêu đấu tranh cao nhất của Đảng, nhưng nó cũng thực hiện theo phương pháp đấu tranh hòa bình. Và cho đến khi Mohandas Koranchand Gandhi gia nhập Đảng (1919), thì ông cũng đề xuất chủ trường đấu tranh bằng phương pháp hòa bình: “bất bạo động” và “bất hợp tác”.
Nguyên nhân dẫn đến sự lựa chọn hình thức, biện pháp đấu tranh bằng con đường hòa bình của Đảng Quốc Đại xuất phát từ mục đích thành lập Đảng Quốc Đại. Ngay từ khi thành lập, Đảng Quốc đại nằm dưới quyền của thực dân Anh, mọi hoạt động của đảng chỉ giới hạn trọng phạm vi, khuôn khổ của thực dân Anh như trên đã phân tích.
Mặt khác, việc lựa chọn phương pháp đấu tranh hòa bình nó còn phản ánh sự nhận thức và cách đi riêng của người Ấn Độ để đi đến độc lập tự do, được quy định bởi những truyền thống văn hóa, lịch sử của dân tộc Ấn Độ. Về văn hóa, Ấn Độ là xứ sở đa tôn giáo, giữa các tôn giáo này có điểm chung là tư tưởng cầu an, hòa bình, bất bạo động, chống sát sinh. Hơn nữa, chính nền văn hóa đa tôn giáo, đa dân tộc của Ấn Độ làm cho nhân dân Ấn Độ khó có thể đoàn kết để cùng đấu tranh chống lại thực dân Anh bởi sự phân biệt về đẳng cấp, tôn giáo cũng như sự khác biệt về dân tộc.
Về lịch sử, Ấn Độ khác với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và có nhiều đế quốc khác nhau cùng tồn tại, chia sẻ Trung Quốc thì Ấn Độ chỉ có một thực dân, đó là đế quốc Anh. Anh là một đế quốc mạnh đứng hàng đầu trong các đế quốc. Do vậy, nhân dân Ấn Độ khó có điều kiện để tiến hành một cuộc đấu tranh như ở Trung Quốc, khi mà có sự chênh lệch lực lượng giữa một nước đế quốc và một nước thuộc địa.
Qua những phân tích trên ta thấy, Đảng Quốc Đại và giai cấp tư sản Ấn Độ đã thực hiện và duy trì hình thức đấu tranh chủ yếu đó là phương pháp đấu tranh hòa bình, nghị viện. Đây chính là hình thức đấu tranh chủ yếu mà Đảng Quốc Đại duy trì suốt cho tới khi giành độc lập.
Như vậy, hình thức, biện pháp đấu tranh là một trong những điểm khác biệt rõ nét giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội. Điểm khác biệt này, xuất phát từ đặc điểm tình hình của Trung Quốc và Ấn Độ khác nhau nên nó dẫn đến hình thức và phương pháp đấu tranh khác nhau.
2.2.6. Kết quả
Sự thành lập của Đồng Minh hội, cùng với đó là đề ra cương lĩnh, nhiệm vụ và hình thức, phương pháp đấu tranh thì Đảng đã đứng ra tập hợp quần chúng nhân dân tiến hành cuộc cách mạng chống phong kiến và chống đế quốc.
Sau ngày thành lập, những hoạt động của Đồng Minh hội dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn đã làm cho cách mạng Trung Quốc phát triển mạnh hơn trước. Sau khi đánh gục tư tưởng của phái cải lương trong cuộc chiến kéo dài từ năm 1905 đến năm 1909, cuộc đấu tranh thực tế chống Mãn Thanh cũng thu được những thắng lợi quan trọng. Tiếp đó, Đồng Minh hội đã tập hợp lực lượng và đứng ra lãnh đạo nhân dân tiến thành khởi nghĩa cướp chính quyền một cách quy mô ở Quảng Châu, Quảng Đông, Hồ Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên, Phúc Kiến và đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Vũ Xương thắng lợi vào ngày 10/10/1911. Với cuộc cách mạng Tân Hợi đã xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm, thành lập nhà nước cộng hòa tư sản đầu tiên ở Trung Quốc, đồng thời tạo ra những nhân tố chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa để cách mạng Trung Quốc tiếp tục phát triển, là bước chuẩn bị quan trọng cho sự thắng lợi của cuộc “cách mạng dân chủ mới” về sau. Tuy nhiên, cuộc cách mạng Tân Hợi thành công nhanh, nhưng nó cũng bị thất bại nhanh chóng. Sau cuộc cách mạng, “Chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân quốc” chính thức tuyên bố thành lập, Tôn Trung Sơn được bầu làm Tổng thống lâm thời. Nhưng chỉ một tháng sau, dưới sức ép của Viên Thế Khải, Tôn Trung Sơn đã nhường chức Tổng thống lại cho Viên Thế Khải. Cũng từ đây, mọi thành quả cách mạng đều rơi vào tay thế lực phản động và chế độ cộng hòa chưa thực hiện được thực sự mà mới thành lập trên hình thức. Không dừng lại ở đó, sau khi nhận chức Viên Thế Khải không những không thực hiện theo mà còn ngang nhiên xé nốt “Ước pháp lâm thời của Trung Hoa Dân quốc” và sau đó xây dựng nền thống trị độc tài của tập đoàn quan liêu, quân phiệt, địa chủ tư bản. Ngoài ra, Viên Thế Khải còn câu kết và dựa vào các nước đế quốc để tiêu diệt cách mạng. Trước tình hình đó, Tôn Trung Sơn đã tiến hành “cuộc cách mạng lần thứ hai” vào tháng 7 năm 1913. Nhưng cuộc cách mạng này cũng thất bại ngay sau đó.
Như vậy, ta thấy rằng “cuộc cách mạng Tân Hợi đã không khai sinh ra một nền cộng hòa thực sự mà nó trái khoáy đẻ ra một con chuột nhắt, một quái thai chính trị đó là chế độ phong kiến của bọn Viên Thế Khải, núp dưới nhãn hiệu Trung Hoa dân quốc” [35;35].
Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo của Đồng Minh hội cuộc cách mạng Tân Hợi thắng lợi, nó đã lật đổ được ngai vàng thống trị mục rỗng, thối nát, thống trị hàng nghìn năm ở đất nước Trung Hoa đưa Trung Hoa đến được với nền cộng hòa đầu tiên. Chế độ cộng hòa chưa trở thành hiện thực vững chắc, chế độ quân chủ phong kiến phản động cũng không thể lập lại hoàn toàn trên đất nước Trung Quốc nữa.
Trong khi đó, Đảng Quốc Đại không tập hợp lực lượng để lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc cách mạng tư sản, mà chỉ đưa ra những yêu sách và yêu cầu về kinh tế, chính trị. Những yêu cầu của Đảng Quốc Đại cũng được thực dân Anh đáp ứng trong khuôn khổ.
Mặc dù trong khoảng 20 năm đầu sau khi thành lập hoạt động của Đảng chỉ mới tuyên truyền trên báo chí, gửi kiến nghị lên nghị viện Anh đòi chống tham nhũng, những người thuộc phái Ôn hòa còn chi phối, không dám trực diện đấu tranh chống Anh, nhưng sự ra đời và bước đầu hoạt động của họ đã tiêu biểu cho tinh thần dân tộc Ấn Độ, ngăn cản sự bóc lột nhân dân Ấn Độ của tư bản Anh. Chính vai trò tiến bộ của Đảng Quốc Đại trong phong trào dân tộc mà chính quyền thực dân có những hành động hạn chế Đảng, như cấm công chức của chính phủ tham gia các hội nghị của Đảng dù chỉ là dự tính. Hành động này của Anh là định “bóp chết” Đảng Quốc Đại một cách từ từ, nhưng chính việc làm này nảy sinh một phái mới trong Đảng Quốc Đại – phái