Những điểm khác biệt giữa ảng Quốc ại và ồng Minh hội

Một phần của tài liệu (Trang 37)

V ỒN M NỘ TỪ 1885 1918

2.2. Những điểm khác biệt giữa ảng Quốc ại và ồng Minh hội

2.2.1. Bối cảnh ra đời.

Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội tuy là chính đảng của giai cấp tư sản và có sự tương đồng về cơ sở thành lập nhưng bối cảnh ra đời của hai đảng lại có sự khác biệt.

Với cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất (1840 – 1842), biến Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến độc lập trở thành một nước nửa phong kiến nửa thuộc địa. Đồng thời, nó đã mở toang “cánh cửa” Trung Quốc, cuốn Trung Quốc vào thị trường thế giới tư bản chủ nghĩa. Các nước thực dân tăng cường xâu xé và đầu tư vào thị trường Trung Quốc. Với sự đầu tư và xâu xé Trung Quốc của các nước thực dân, một mặt nó phá hoại nền kinh tế truyền thống của Trung Quốc, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ, đói nghèo, nhưng mặt khác nó đã tạo ra những chuyển biến về kinh tế, chính trị và xã hội. Đó là sự nảy mầm và phát triển của nền kinh tế tư bản dân tộc. Cùng với đó, xã hội có sự phân hóa giai cấp và đặc biệt là sự xuất hiện của giai cấp tư sản và công nhân.

Lúc bấy giờ, triều đình phong kiến Trung Quốc Mãn Thanh vẫn tồn tại. Chế độ phong kiến nhà Thanh vốn đã trì trệ, lạc hâu, nay ngày càng trở nên yếu hèn thối nát và bất lực trước sức ép mạnh mẽ của thế lực đế quốc bên ngoài. Nhằm duy trì chính thể ngôi báu của mình, một mặt triều đình Mãn Thanh cấu kết với các nước đế quốc, phản động, can tâm bán rẻ chủ quyền đất nước, mặt khác còn thi hành nhiều chính sách bóc lột, đàn áp nhân dân, bóp chết cuộc đấu tranh chính nghĩa vì độc lập tự do dân tộc. Không những thế, triều đình Mãn Thanh còn kí kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng với các nước thực dân như Hiệp ước Nam Kinh (1842), Hiệp ước Mã Quan (1895)…càng làm cho đất nước Trung Quốc lún sâu lệ thuộc vào các nước thực dân, không thoát ra khỏi vòng xoáy của một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.

Rõ ràng, thế lực phong kiến và chủ nghĩa đế quốc thực dân đã trở thành hai lực cản chính trong quá trình phát triển của Trung Quốc, gây ra sự lạc hậu và yếu kém của đất nước. Trước tình hình đó, các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân không ngừng bùng nổ mạnh mẽ để chống các nước đế quốc thực dân và phong kiến như cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, Nghĩa Hòa đoàn hay phong trào Duy Tân… nhưng tất cả đều thất bại. Trước sự thất bại của các phong trào đấu tranh, thì phong trào của giai cấp tư sản xuất hiện. Giai cấp tư sản Trung Quốc đã tham gia vào

cuộc đấu tranh chống thực dân và chống phong kiến, họ đã lập nên các tổ chức cách mạng của mình như Hưng Trung Hội, Hoa Trung Hội, Quang Phục Hội, nhưng các tổ chức này mang tính địa phương, không thống nhất. Do đó, muốn tạo điều kiện cho phong trào cách mạng Trung Quốc phát triển cao hơn nữa thì cần phải tiến hành hợp nhất các tổ chức cách mạng đó thành một chính đảng có tính chất chỉ đạo bao quát tổng hợp và đề ra cương lĩnh để lãnh đạo. Chính vì thế, năm 1905 dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, các tổ chức mang tính chất địa phương ấy đã hợp nhất thành một tổ chức thống nhất, lấy tên là “Trung Quốc Đồng Minh hội”. Như vậy ta thấy, Đồng Minh hội ra đời trong bối cảnh một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và nó được thành lập trên sự thống nhất của các tổ chức yêu nước của giai cấp tư sản Trung Quốc.

Trong khi đó, Đảng Quốc Đại ra đời trong bối cảnh Ấn Độ là một nước thuộc địa của thực dân Anh và Đảng Quốc Đại ra đời trên cơ sở chấp thuận, ủng hộ của Anh. Hay nói cách khác sự ra đời của Đảng Quốc Đại nằm trong mục đích của thực dân Anh.

Ấn Độ là một nước thuộc địa của Anh, nên dường như Ấn Độ lệ thuộc hoàn toàn vào Anh. Mặt khác, thực dân Anh đầu tư và khống chế nền kinh tế Ấn Độ mạnh hơn Trung Quốc. Từ sự đầu tư và những chính sách thống trị của Anh, làm cho xã hôi Ấn Độ có những chuyển biến, tuy nhiên sự xâm lược của thực dân Anh đã làm cho nhân dân Ấn Độ bần cùng, chết đói, nền thủ công nghiệp bị sụp đổ, nền văn hóa lâu đời bị phá vỡ. Cùng với đó, những chính sách áp chế kinh tế, chính trị của thực dân Anh đối với giai cấp tư sản Ấn Độ ngày càng gây nên sự bất mãn sâu sắc.

Những năm 70, 80 của thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh chống Anh của quần chúng nhân dân phát triển mạnh mẽ và dâng lên ở khắp nơi. Đặc biệt là một số khu vực cá biệt đã xuất hiện khả năng phái dân chủ của giai cấp tư sản và phong trào nông dân liên kết lại, đã làm cho thực dân Anh hết sức lo sợ. Chính Allan Octavian Hume – quan chức nghỉ hưu của Anh đã nói rõ:“Những đại biểu giai cấp đã trưởng thành…đã lãnh đạo những phong trào của nhân dân và những phong trào mang tính tự giác, có khả năng chuyển biến thành chủ nghĩa dân tộc” [41;493]. Bọn thực dân vì muốn đề phòng sự kết hợp giữa phong trào nông dân và phong trào của giai cấp tư sản, nên chúng vừa trấn áp một cách tàn khốc những phong trào khởi nghĩa của nông dân, lại tích cực lôi kéo những phần tử thuộc tầng lớp trên trong giai cấp tư sản, địa chủ, với ý đồ chuyển phong trào của giai cấp tư sản vào quỹ đạo “hợp pháp”. Do vậy, chúng đã

ủng hộ đại biểu giai cấp tư sản xây dựng một chính đảng có tính chất toàn quốc đó là đảng Quốc Đại (28/12/1885). Rõ ràng, Đảng Quốc Đại được thành lập không phải vì mục đích dân tộc mà nó được thành lập theo mục đích của thực dân Anh.

Như vậy, Đảng Quốc Đại ra đời trong bối cảnh Ấn Độ là một nước thuộc địa và nằm trong mục đích của thực dân Anh. Còn Đồng Minh hội ra đời trong bối cảnh là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến và được thành lập trên cơ sở thống nhất các tổ chức yêu nước của giai cấp tư sản Trung Quốc. Chính sự khác biệt về bối cảnh ra đời, đã dẫn đến những khác biệt tiếp theo giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội.

2.2.2. Cƣơng lĩnh.

Sau khi thành lập, Đồng Minh hội đã đưa ra cương lĩnh hoạt động với những mục tiêu, nhiệm vụ rõ ràng và cụ thể. Cương lĩnh của Đồng Minh hội dựa trên học thuyết của Tôn Trung Sơn đó là: dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

Trong cương lĩnh của Đồng Minh hội nêu ra bốn nội dung : “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình quân địa quyền” và thực chất của nó gồm có ba vấn đề: vấn đề dân tộc, vấn đề dân quyền, vấn đề dân sinh.

Chủ nghĩa dân tộc ở đây tức là đánh đổ ách thống trị của triều đình phong kiến ngoại tộc Mãn Thanh. Điều này có nghĩa là Tôn Trung Sơn chĩa mũi nhọn vào tộc người Mãn đang cầm quyền. Chủ trương này có căn cứ nhất định bởi vì chế độ phong kiến Mãn Thanh tồn tại hàng trăm năm đã củng cố thêm nền quân chủ phong kiến độc đoán, chúng đã tỏ ra bất lực trước sự xâm nhập của thực dân phương Tây dẫn tới nguy cơ mất nước. Tôn Trung Sơn nói “Chủ nghĩa dân tộc không phải là đối xử không tốt với người khác chủng tộc, không cho phép người khác chủng tộc cướp đi chính quyền của dân tộc ta, người Hán chúng ta phải có chính quyền mới là có nước, nếu chính quyền bị người khác chủng tộc chiếm giữ, như thế tuy là có nước nhưng không còn là nước của người Hán” [30;182]. Hơn thế nữa chế độ phong kiến Mãn Thanh còn đàn áp mọi nhân tố tiến bộ cải cách chế độ. Rõ ràng, chế độ đó là hòn đá cản đường tiến của dân tộc Trung Hoa, là trở lực đối với việc xây một đất nước Trung Hoa hùng mạnh. Việc lật đổ triều đình phong kiến nhà Thanh có nghĩa là xóa bỏ nền thống trị của chế độ phong kiến, từ đó xóa bỏ quyền sỡ hữu phong kiến để đưa Trung Quốc đi lên chủ nghĩa tư bản, trên cơ sở đó có thể giành lại những quyền tự chủ đã mất vào tay người nước ngoài.

Chủ nghĩa dân quyền ở đây tức là người dân có quyền tự do ứng cử, bầu cử, thành lập nên một chính phủ cộng hòa.

Chủ nghĩa dân sinh là mang lại lợi ích về kinh tế cho nhân dân, đó là bình quân địa quyền, chia đều ruộng đất cho người dân.

Rõ ràng, Đồng Minh hội đã đưa ra cương lĩnh hoạt động một cách rõ ràng, phù hợp với bối cảnh lịch sử của Trung Quốc lúc bấy giờ. Cương lĩnh của Đồng Minh hội đã tấn công vào trực diện của chế độ phong kiến nhằm lật đổ triều đình Mãn Thanh, lập nên chế độ Dân quyền theo nguyên tắc và đem lại quyền lợi cho nhân dân.

Trong khi đó, Đảng Quốc Đại thành lập sớm và có lực lượng chính trị mạnh hơn so với Đồng Minh hội, nhưng chưa đưa ra một cương lĩnh rõ ràng, mà chỉ đưa ra những chủ trương chung chung trong khuôn khổ của Hiến pháp Anh. Đảng Quốc Đại không hề nêu lên một yêu cầu độc lập dưới bất cứ hình thức nà, mà chỉ nêu lên nguyện vọng về việc Ấn Độ có quyền đại diện rộng rãi trong khuôn khổ nền thống trị Anh, đó là những yêu sách về quyền tự trị và bình đẳng giữa người Ấn và người Anh, bảo vệ và phát triển thủ công nghiệp, giảm thuế, chống sự khác biệt về thuế quan…

Như vậy, trong 20 năm đầu Đảng Quốc Đại đã chưa nêu ra một chương trình hoạt động cụ thể rõ ràng mà đi theo con đường của những người sáng lập ra nó. Sang đầu thế kỉ XX, phái Cấp tiến đã đưa ra Đại hội Đảng Quốc Đại (12 – 1906), thông qua một chương trình đấu tranh gồm 4 điểm: Tự trị, tự sản, tẩy chay hàng Anh và giáo dục dân tộc. Chương trình này tuy có nhiều hạn chế, nhưng so với trước đây thì là một chương trình tiến bộ. Giai cấp tư sản đã đề ra vấn đề tự trị để được tham gia vào bộ máy chính quyền, chưa đưa ra vấn đề độc lập một cách công khai vì thế lực còn yếu. Tự sản và tẩy chay hàng Anh là hai điểm chủ yếu mà giai cấp tư sản Ấn Độ quan tâm trước hết. Bị thực dân Anh chèn ép và ngăn cản kinh doanh, giai cấp tư sản Ấn Độ muốn vươn lên phát triển công nghiệp của mình cạnh tranh với Anh thì việc tẩy chay hàng Anh là biện pháp tốt nhất. Tuy nhiên, chương trình bốn điểm mà phái Cấp tiến đưa ra đã không thực hiện được vì phái Cấp tiến bị gạt ra khỏi Đảng Quốc Đại.

Sở dĩ, có nét khác biệt trên là xuất phát từ nhiều nguyên do. Trước hết sự ra đời của Đảng Quốc Đại nằm trong ý đồ của thực dân Anh. Đảng Quốc Đại chính là “con đẻ” do thực dân Anh thành lập, chính Hume đã nói nói lên thâm ý của thực dân Anh khi chúng cho thành lập Đảng này: “Một cái nắp an toàn cho những lực lượng đang lớn mạnh, do chính những hoạt động của chúng ta tạo ra, là điều hết sức cần thiết”

[19;90]. Vì vậy, mọi hoạt động của Đảng Quốc Đại nằm trong khuôn khổ cho phép của chính quyền Anh. Còn tổ chức Đồng Minh hội ra đời do những giai cấp tư sản Trung Quốc tự thành lập dưới sự hợp nhất các tổ chức ở nước ngoài như Hưng Trung Hội, Hoa Trung Hội và Quang Phục Hội, chứ không được sự chấp thuận của các nước đế quốc. Do đó, Đồng Minh hội không chịu sự ràng buộc và thực hiện theo khuôn khổ của các nước đế quốc.

Mặt khác, giai cấp tư sản Ấn Độ phần lớn xuất thân từ những đẳng cấp trên của xã hội có quan hệ với đẳng cấp tăng lữ Bà-la-môn, kị sĩ, thương nhân từ đời này sang đời khác đã thống trị nhân dân Ấn Độ. Vào đầu thế kỉ XX, giai cấp tư sản Ấn Độ tuy chưa được tham gia chính quyền, nhưng được thực dân Anh cho kinh doanh công thương nghiệp và cũng được biệt đãi trong giao tế, nên nó không thiết tha lắm đối với quyền lợi của nhân dân. Giai cấp tư sản Ấn Độ đã học được ở giai cấp tư sản Anh khá nhiều kinh nghiệm trong việc đàn áp phong trào quần chúng, đó cũng là một bước thỏa hiệp với đế quốc. Trong khi đó, giai cấp tư sản Trung Quốc lại bị sự khống chế của các nước thực dân và của chế độ phong kiến. Do đó, giai cấp tư sản Trung Quốc thành lập Đồng Minh hội nhằm lãnh đạo toàn thể nhân dân Trung Quốc chống lại triều đình Mãn Thanh, lật đổ triều đình Mãn Thanh và xây dựng một chế độ mới nên tổ chức Đồng Minh hội đã đưa ra cương lĩnh cụ thể, tấn công thẳng vào triều đình Mãn Thanh, chứ không phải đưa ra một cách chung chung như Đảng Quốc Đại.

Như vậy, về cương lĩnh hoạt động của hai đảng đã có sự khác biệt rõ rệt. Đảng Quốc Đại chưa đưa ra được một cương lĩnh cụ thể để hoạt động mà nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp Anh. Còn Đồng Minh hội sau khi thành lập đã nêu ra cương lĩnh chính trị với những nội dung cụ thể, phù hợp với bối cảnh của xã hội Trung Quốc. Chính cơ sở ra đời của hai Đảng và bối cảnh lịch sử ở Trung Quốc và Ấn Độ, đã dẫn đến sự khác biệt này.

2.2.3. Mục đích, nhiệm vụ.

Mục đích, nhiệm vụ của Đồng Minh hội được nêu cụ thể trong cương lĩnh, đó là lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc và thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. Còn Đảng Quốc Đại thì chỉ nêu ra những nhiệm vụ chung chung không đưa ra những mục đích, nhiệm vụ cụ thể như Đồng Minh hội. Đồng thời, ở Đồng Minh hội nhiệm vụ quan trọng nhất và đặt lên hàng đầu là lật đổ nhiều đại

Mãn Thanh. Ngược lại, trong nhiệm vụ của Đảng Quốc Đại lại hướng mục tiêu chủ yếu vào thực dân Anh.

Ở Trung Quốc, trước khi bị các nước thực dân phương Tây xâm nhập thì đã tồn tại mâu thuẫn giữa dân tộc Hán và dân tộc Mãn. Trong tư tưởng của người Hán cũng như những nhà cách mạng đều cho rằng sự tồn tại của chính quyền Mãn Thanh là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng lạc hậu, yếu hèn của Trung Quốc. Chính điều này đã ảnh hưởng đến tư tưởng của những người lãnh đạo trong Đồng Minh hội. Do đó, trong cương lĩnh đấu tranh của Đồng Minh hội, nhiệm vụ đặt lên hàng đầu vẫn là lật đổ chế độ phong kiến, lật đổ triều đình Mãn Thanh mà bỏ qua kẻ thù trực tiếp, kẻ thù nguy hiểm là các nước thực dân. Chính Tôn Trung Sơn cho rằng “việc lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh chẳng qua chỉ là vấn đề thời gian nữa thôi” [28;30] và nếu làm được điều đó thì dân tộc Trung Hoa mới được cứu nguy. Nhiệm vụ này, một mặt nó phản ánh nguyện vọng của nhân dân, nhưng mặt khác nó nhuốm đầy tinh thần hẹp hòi của người Hán.

Trong khi đó, ở Ấn Độ thì hoàn toàn trái ngược lại. Trước khi thực dân phương Tây xâm lược thì giai cấp tư sản ra đời và phát triển nên ở Ấn Độ không có những cuộc đấu tranh của một bộ phận mang khuynh hướng dân chủ tư sản như ở Trung Quốc. Nhưng phát triển trong hoàn cảnh Ấn Độ là một nước thuộc địa của thực dân Anh, giai cấp tư sản lại có xuất thân từ giai cấp phong kiến là chủ yếu, nên trong nhiệm vụ đấu tranh của Đảng Quốc Đại chủ yếu là hướng vào thực dân Anh, mà không kết hợp với nhiệm vụ chống phong kiến.

Ngoài điểm khác biệt trên thì giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội còn có

Một phần của tài liệu (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)