Một số nhận xét, đánh giá

Một phần của tài liệu (Trang 50)

V ỒN M NỘ TỪ 1885 1918

2.3. Một số nhận xét, đánh giá

2.3.1. Tích cực

Thứ nhất, trong bối cảnh chung của các nước châu Á cũng như các nước ở châu Phi, Mĩ latinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, đang trong quá trình tìm kiếm một giai cấp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc mà chưa có một tổ chức chặt chẽ thì ở Ấn Độ và Trung Quốc đã ra đời chính đảng của giai cấp tư sản đó là Đảng Quốc Đại và

Đồng Minh hội. Sự thành lập thành lập của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội đã tạo ra những bước ngoặt quan trọng và thổi “làn gió mới” trong phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Thứ hai, ra đời trong bối cảnh một nước thuộc địa và nửa thuộc địa, Đảng Quốc đại và Đồng Minh hội là hai tổ chức tiến bộ ở Ấn Độ và Trung Quốc lúc bấy giờ. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Trung Quốc và Ấn Độ đang trong “cơn nguy”, “trăm mối tơ vò”, cần phải có chính đảng để lãnh đạo, một tư tưởng để giải phóng, nhưng lúc này giai cấp nông dân chưa có một tổ chức chặt chẽ, còn giai cấp công nhân mới ra đời chưa đủ sức, chưa có một chính đảng lãnh đạo thì sự ra đời Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội của giai cấp tư sản là những tổ chức tiến bộ lúc bấy giờ. Những thành phần trong hai đảng mà chủ yếu là tiểu tư sản và tư sản trí thức là lực lượng tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và có hệ tư tưởng tiến bộ, họ thấy được trách nhiệm của mình và bước lên vũ đài chính trị, đảm nhận sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thực dân và phong kiến.

Thứ ba, trong quá trình lãnh đạo của mình, Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội đã đưa ra cương lĩnh đấu tranh và mục tiêu đấu tranh. Đồng Minh hội đưa ra cương lĩnh đấu tranh dựa trên học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn đó là chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân sinh, chủ nghĩa dân quyền. Trong cương lĩnh đã nêu lên mục tiêu đấu tranh đó là “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, bình quân địa quyền”; nêu lên nhiệm vụ của cách mạng: lật đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa Dân Quốc và thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất. Cương lĩnh mà Đồng Minh hội đề ra, đã nói lên sự tiến bộ của Đảng mà đứng đầu là Tôn Trung Sơn, mặt khác nó cũng nói lên nguyện vọng chung của nhân dân Trung Quốc. Lênin đánh giá bước tiến bộ này như sau: “Giai cấp tư sản thì đã hủ bại, trước mắt nó những người đang đào mồ chôn bọn chúng là giai cấp vô sản, nhưng ở châu Á, giai cấp tư sản còn có thể đại biểu cho chủ nghĩa dân chủ chân thực, chiến đấu và triệt để, nó sẽ không thẹn với đồng chí của nó, những nhà tuyên truyền vĩ đại của Pháp cuối the kỉ XVIII” [28;33].

Ở Ấn Độ, Đảng Quốc Đại ra đời theo ý muốn chủ quan của thực dân Anh, muốn dùng đảng làm “van đậy an toàn” cho nền thống trị của chúng. Nhưng điều đáng tiếc là lịch sử không xảy ra theo ý muốn của chúng, cái gì càng cố ép buộc thì nó sẽ đi chệch hướng. Chính nhà báo Anh F. Grăp phải than thở: “Trước kia, đó là một Đại hội

của những người đệ đơn thỉnh nguyện. Ngày nay, nó là một Đại hội của những con người, nam cũng như nữ, đang quyết tâm đấu tranh giành lại nền tự do cho họ”

[19;90]. Sau một thời gian dài chưa đưa ra cương lĩnh thì đến năm 1906, phái Cấp tiến của Đảng Quốc Đại đã đưa ra chương trình hoạt động với bốn nội dung: Tự trị, tự sản, tẩy chay hàng Anh và giáo dục dân tộc. Tuy chương trình còn nhiều hạn chế nhưng nó cũng đã thể hiện sự tiến bộ của Đảng Quốc Đại.

Mặc dù, những cương lĩnh đấu tranh của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội còn nhiều hạn chế nhưng phù hợp nguyện vọng của nhân dân hai nước. Đặc biệt, với cương lĩnh của Đồng Minh hội, đã phản án được những yêu cầu dân chủ của quần chúng nhân dân, nên nó được nhân dân hưởng ứng rộng rãi, trở thành ngọn cờ tập hợp quần chúng nhân dân đấu tranh, lật đổ triều đình Mãn Thanh thối nát, xây dựng một chính quyền mới. Khẩu hiệu bình quân địa quyền tuy không được giải quyết nhưng đã phản ánh được xu thế của cách mạng.

Thứ tư, Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội đã lựa chọn hình thức và phương pháp đấu tranh phù hợp với điều kiện xã hội, văn hóa của nước mình. Con đường đấu tranh hòa bình mà Đảng Quốc Đại là con đường phù hợp với đất nước Ấn Độ - một đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo và từ sự chênh lệch về lực lượng giữa thực dân Anh và Ấn Độ. Con đường đấu tranh này của Đảng Quốc Đại lựa chọn được đông đảo nhân dân Ấn hưởng ứng. Có thể nói “quá trình tiến triển của phong trào dân tộc Ấn Độ trong hàng chục năm trời là cả một thời kì đấu tranh lâu dài rồi rút lui, tấn công mãnh liệt rồi lại thỏa hiệp dưới sự lãnh đạo và trong khuôn khổ của Đảng Quốc Đại, chính đảng đã trở thành tổ chức chủ yếu của phong trào” [45;125].

Còn Đồng Minh hội, đã chọn con đường đấu tranh bằng bạo lực, và với sự lựa chọn này thì Đồng Minh hội đã lãnh đạo nhân dân đi đến thắng lợi của cuộc cách mạng Tân Hợi 1911. Với cuộc cách mạng Tân Hợi đã lật đổ nền quân chủ chuyên chế Mãn Thanh, chấm dứt ách thống trị hàng ngàn năm của chế độ phong kiến trong lịch sử Trung Quốc. Nó làm cho tư tưởng cộng hòa dân chủ có điều kiện bắt rễ sâu rộng trong quần chúng. Đánh giá về cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), Lênin viết:“Tất cả những loài lang sói” văn minh “ngày nay đều thèm muốn nước Cộng hòa Trung Hoa vĩ đại. Nhưng dù số phận nước này sẽ thế nào đi nữa cũng không có một lực lượng nào trên thế giới có thể lập lại được chế độ phong kiến cũ ở Trung Quốc” [ 38;236].

Thứ năm, với cương lĩnh, con đường đấu tranh cũng như kết quả mà Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội đề ra và giành được, nó còn ảnh hưởng đến nhiều nước ở Châu Á như Việt Nam, Inđônêxia, Malaixia…

Con đường hòa bình của Đảng Quốc Đại đã được Xucacnô lãnh tụ của đảng Dân tộc Inđônêxia tiếp thu trong công cuộc đấu tranh giành độc lập ở nước này – một đất nước có điểm tương đồng về tôn giáo, văn hóa và chính trị với Ấn Độ.

Cuộc cách mạng Tân Hợi vĩ đại năm 1911 và cương lĩnh chính trị của Đồng Minh hội là chủ nghĩa Tam dân đã có ảnh hưởng chính trị to lớn đối với các nước châu Á như Mông Cổ, Inđônêxia, Thái Lan, Ấn Độ và nhất là Việt Nam. Cuộc cách mạng Tân Hợi thành công có ý nghĩa như là một tiếng hô tập hợp lực lượng cách mạng Việt Nam đã từng bị tản mát trong những năm 1909 – 1911, sau khi tổ chức Đông Du của Duy Tân hội bị giải tán. Lúc bấy giờ, Phan Bội Châu – người cầm đầu trong trào cách mạng đã cải tổ Duy Tân Hội, thành lập Việt Nam Quang Phục hội. Việt Nam Quang Phục hội ra “tôn chỉ duy nhất” nêu rõ: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam”. Rõ ràng, tôn chỉ này rất giống với mục tiêu đấu tranh của Đồng Minh hội năm 1905. Trong “Lời phi lộ” của Việt Nam Quang Phục hội cũng nói:“Gần thì bắt chước theo Tàu. Xa thì người Mỹ, người Âu làm thầy”

[34;224].

Tóm lại, cuộc cách mạng Tân Hợi và cương lĩnh chính trị của Đồng Minh Hội, dựa trên học thuyết Tam dân nổi tiếng của Tôn Trung Sơn, được Lênin đánh giá “một nhân tố tiến bộ đối với châu Á đối với loài người” và một “sự kiện thức tỉnh châu Á”.

Như vậy, Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội có vai trò tích cực trong phong trào giải phóng dân tộc. Với sự lãnh đạo của hai Đảng, tạo ra những bước chuyển biến về chất trong cao trào đấu tranh chống thực dân và phong kiến đầu thế kỉ XX. Không những thế, Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội còn có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều nước ở châu Á và đã làm thức tỉnh ý thức chính trị của nhân dân châu Á. Như Lênin nhận xét: “quần chúng cần lao các xứ thuộc địa và mưu thuộc địa, hợp thành đại đa số dân cư trên toàn cầu, đã thức tỉnh và đi vào đời sống chính trị ngay từ đầu thế kỉ XX, nhất là cuộc cách mạng Nga, Thổ, Ba Tư và Trung Quốc” [7;55].

2.3.2 ạn chế

Bên cạnh những điểm tích cực của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội, thì trong quá trình lãnh đạo của mình, hai đảng còn có những hạn chế nhất đinh.

Thứ nhất, giai cấp tư sản ở Trung Quốc và Ấn Độ yếu ớt, có số lượng ít nên Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội có tổ chức lỏng lẽo, không thống nhất dẫn đến sự phân hóa, chia rẽ thành các phái đối lập nhau. Trung Quốc Đồng Minh hội bị phân hóa thành “phái lập hiến” và “phái cách mạng”, còn Đảng Quốc Đại thì phân hóa thành “phái ôn hòa” và “phái cấp tiến”. Phái “ôn hòa” và phái “lập hiến”, đại diện cho quyền lợi gắn liền với thực dân, đế quốc và chế độ phong kiến. Còn phái “cách mạng” và phái “cấp tiến” thì đại diện cho tầng lớp tư sản dân tộc, tiểu tư sản và quần chúng nhân dân. Cũng chính từ hạn chế này, đã đưa đến kết quả là những thắng lợi giành được trong quá trình đấu tranh đều bị rơi vào tay của những thành phần phản động của hai Đảng, mà chủ yếu là rơi vào tay tầng lớp đại tư sản và địa chủ.

Thứ hai, trong quá trình đấu tranh giai cấp tư sản Ân Độ và Trung Quốc thường mang tính hai mặt, sẵn sàng nhượng bộ thỏa hiệp nên tư bản nước ngoài hay giai cấp phong kiến chấp nhận nhường cho họ một số quyền lợi, nhất là về kinh tế. Do đó, giai cấp tư sản bao giờ cũng đặt lợi ích, lợi nhuận của giai cấp tư sản lên hàng đầu. Cũng chính vì lý do này mà trong cương lĩnh, những chính sách của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội đề ra có phần mơ hồ và thiếu triệt để. Những vấn đề quan trọng như thoát khỏi sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc và giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân không được đề cập rõ ràng, thậm chí là không có.

Trong cương lĩnh của Đảng Quốc Đại, không đề cập đến vấn đề ruộng dất của nông dân cũng như đụng chạm đến quyền sở hữu ruộng đất của bọn địa chủ phong kiến. Mặt khác, trong nhiệm vụ đấu tranh, giai cấp tư sản Ấn Độ không kết hợp cả nhiệm vụ chống phong kiến và thực dân nên cuộc đấu tranh chống thực dân Anh không quyết liệt, mạnh mẽ, đã tạo điều kiện cho phong kiến và thực dân cấu kết với nhau đàn áp phong trào đấu trah của quần chúng. Do đó, trong phong trào đấu tranh chống thực dân của Đảng Quốc Đại đã không nhận được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Còn trong cương lĩnh của Đồng Minh hội có đề cập đến vấn đề ruộng đất đó là thực hiện bình quân địa quyền nhưng trong quá trình chống thực dân và chống phong kiến, họ không đủ khả năng và cũng không muốn thực hiện những chính sách đó. Hơn nữa, trong cương lĩnh của mình, tổ chức Đồng Minh hội đã chưa thấy được

nhiệm vụ cần thiết, quan trọng là chống thực dân, kẻ thù trực tiếp của dân tộc. Nhiệm vụ đặt lên hàng đầu trong cương lĩnh là lật đổ triều đình Mãn Thanh, coi Mãn Thanh là một “dị tộc” của đất nước Trung Quốc, nó nhuốm đầy tinh thần hẹp hòi của người Hán, không nêu cao ý thức dân tộc. Đây là một trong những hạn chế lớn của Đồng Minh hội. Cũng chính từ hạn chế này mà khi cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 nổ ra và giành thắng lợi, phái cách mạng trong tổ chức Đồng Minh hội tỏ ra lúng túng không không biết làm gì tiếp theo và đưa những thành quả của cuộc cách mạng vào tay Viên Thế Khải. Từ đó, Đồng Minh hội cũng không thực hiện những nhiệm mà cương lĩnh đặt ra. Chính Mao Trạch Đông đã từng nói rằng: “cách mạng Tân Hợi chỉ đuổi chạy một ông Hoàng đế, còn Trung Quốc thì vẫn ở dưới sự áp bức của phong kiến và đế quốc, nhiệm vụ phản đế phản phong chưa hoàn thành” [13;86].

Thứ ba, nói về con đương đấu tranh của Đảng Quốc Đại lựa chọn – con đường đấu tranh hòa bình phù hợp với hoàn cảnh Ấn Độ nhưng trên thực tế, con đường hòa bình đó có lúc hạn chế đó là trong những cuộc đấu tranh hòa bình với những yêu sách mang tính chất cải lương không quyết liệt. Do đó, trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Đảng Quốc Đại không giành được những mục tiêu mà đảng đặt ra , chỉ dừng lại ở mức độ nhất định.

Chính sự thất bại, không thành công của hai Đảng đã rút ra những bài học và nhiệm vụ mới trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ và Trung Quốc ở giai đoạn sau. Ở Trung Quốc, nó đã kết thúc vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản. Còn ở Ấn Độ, chuyển sang một hình thức, phương pháp đấu tranh mới để thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa Ganđhi.

KẾT LUẬN

Là một bộ phận trong phong trào giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản ở các nước châu Á đã thành lập chính đảng của mình để lãnh đạo quần chúng nhân chống thực dân và phong kiến. Ở Ấn Độ và Trung Quốc, sự ra đời của Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội với tư cách là chính đảng của giai cấp tư sản đã lãnh đạo phong trào cách mạng theo những con đường khác nhau phù hợp với điều kiện xã hội, lịch sử dân tộc mình trong thời cận đại. Qua việc đối sánh Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung Quốc) từ 1885 – 1918 đã góp phần làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai đảng trong từ khi ra đời và phát triển.

Trước hết, Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội có những điểm tương đồng với nhau. Những điểm tương đồng của hai đảng được thể hiện trên nhiều khía cạnh như cơ rở ra đời đó là những chuyển biến về kinh tế, chính trị và xã hội của hai nước Trung Quốc và Ấn Độ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Ngoài ra, giữa hai đảng còn có điểm tương đồng về thành phần tham gia và mục đích, nhiệm vụ.

Tuy nhiên, giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội không chỉ có những điểm tương đồng mà còn có những điểm khác biệt. Mặc dù, cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Ấn Độ và Trung Quốc có những chuyển biến mạnh mẽ trên các mặt, nhưng bối cảnh ra đời của Đảng Quốc Đại có sự khác biệt so với Đồng Minh hội. Cùng với đó, giữa hai đảng còn có sự khác biệt về cương lĩnh, mục đích và nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và cả hình thức, biện pháp đấu tranh. Chính những khác biệt này, nó đã dẫn đến sự khác biệt về kết quả đạt được giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội. Đồng Minh hội đã tập hợp lực lượng lãnh đạo quần chúng tiến hành cuộc cách mạng tư sản và đỉnh cao là cuộc cách mạng Tân Hợi. Còn Đảng Quốc Đại không đưa phong trào đấu tranh đấu tranh phát triển thành cuộc cách mạng. Căn nguyên của những điểm khác biệt giữa Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội, xuất phát từ điều kiện về xã hội, văn hóa, bối cảnh lịch sử của hai nước Trung Quốc và Ấn Độ. Chính những điểm tương đồng và khác biệt này đã tạo nên nhưng nét riêng trong phong trào giải phóng dân tộc ở hai nước.

Một phần của tài liệu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)