Thành phần tham gia

Một phần của tài liệu (Trang 34 - 36)

V ỒN M NỘ TỪ 1885 1918

2.1.2. Thành phần tham gia

Đảng Quốc Đại (Ấn Độ) và Đồng Minh hội (Trung Quốc) ra đời với tư cách là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản. Dưới sự lãnh đạo của hai đảng, đã thu hút được nhiều tầng lớp tham giam và chủ yếu nhất là tầng lớp tiểu tư sản và trí thức tư sản. Trong đó, tầng lớp tri thức tiểu tư sản chính là bộ phận đóng vai trò chủ chốt, tiêu biểu nhất ở cả hai Đảng. Họ chính là cơ quan phát ngôn cho Đảng Quốc Đại và Đồng Minh hội.

Đảng Quốc Đại ra đời là tổ chức chính trị thống nhất đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ với sự tham gia của nhiều tầng lớp, giai cấp. Trong đó, bao gồm một nửa là tầng lớp tri thức tư sản cao cấp và nửa còn lại gồm các nhà buôn, thương gia và địa chủ.

Vào những năm 70 – 80 của thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Ấn Độ có cơ sở kinh tế khá vững chắc với những xí nghiệp dệt vải bông, đay và nhiều xí nghiệp khác ở những

trung tâm công nghiệp lớn như: Bombay, Cancutta. Tư sản Ấn Độ cũng hoạt động mạnh trong thương nghiệp, trong lĩnh vực cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, giai cấp tư sản cũng như các nhà buôn, thương gia, địa chủ lại hoạt động trong điều kiện không mấy thuận lợi, luôn bị thực dân Anh chèn ép và nắm trong tay những mạch máu kinh tế quan trọng. Vì thế, họ muốn thoát khỏi sự ràng buộc của tư sản Anh và xây dựng một nền kinh tế độc lập. Bên cạnh đó, ở Ấn Độ đội ngũ tri thức tư sản cũng khá đông đảo, họ được đào tạo trong hệ thống các trường của Anh ở Ấn Độ hoặc ở nước ngoài. Chính sự phát triển của giai cấp tư sản cũng như là các nhà buôn, thương gia, địa chủ và đặc biệt là tầng lớp tri thức tiểu tư sản đã dẫn tới họ có ý thức về quyền lợi của mình và của dân tộc Ấn Độ, nên họ đã thành lập chính đảng của mình vào năm 1885 đó là Đảng Quốc đại. Đây chính là những thành phần tham gia chủ yếu trong Đảng Quốc Đại, trong đó người lãnh đạo là tầng lớp tri thức tư sản cao cấp :“những phần tử ưu tú ở các ngành pháp lý, y học, kỹ thuật và văn học Ấn Độ” như Panmơđơt đã nhận xét.

Cũng giống như Đảng Quốc Đại, tổ chức Đồng Minh hội do giai cấp tư sản lãnh đạo bao gồm nhiều thành phần tham gia: tiểu tư sản, địa chủ, thân sĩ phản Thanh và một ít công nông. Trong Đồng Minh hội nhiều nhất là các phần tử trí thức tư sản, tiểu tư sản vì họ là những người đầu tiên tiếp thu những tư tưởng dân chủ tư sản của giai cấp tư sản phương Tây. Cũng xuất phát từ quyền lợi về kinh tế, chính trị của mình cũng như vì lợi ích của dân tộc nên họ tham gia vào tổ chức Đồng Minh hội. Mặt khác, xét trong bối cảnh và thực trạng của xã hội của Trung Quốc lúc bấy giờ, tổ chức Đồng Minh hội là tổ chức tiến bộ để lãnh đạo nhân dân Trung Quốc chống lại đế quốc và phong kiến, chính vì thế các tầng lớp trong xã hội từ công nông, địa chủ, đến tiểu tư sản tri thức đều tham gia. Trong tổ chức Đồng Minh hội, tầng lớp tri thức chiếm phần lớn giống như ở Đảng Quốc Đại. Tuy nhiên, tầng lớp tri thức ở Đồng Minh hội với số lượng đông hơn, rất nhiều người được tiếp xúc với nền văn hóa ở bên ngoài, cũng như được học và đào tạo ở các trường học nước ngoài như Tôn Trung Sơn, Tống Giáo Nhân, Trần Thiên Hoa, Hoàng Hưng… Ngoài ra, trong tầng lớp tri thức còn có một bộ phận lớn học sinh, sinh viên sớm tiếp thu và giác ngộ những tư tưởng tiến bộ. Chính vì thế, xét về số lượng tham gia thì ở Đồng Minh hội tầng lớp tri thức tiểu tư sản còn nhiều hơn so với Đảng Quốc Đại.

Một phần của tài liệu (Trang 34 - 36)