1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện chư păh, tỉnh gia lai

142 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Bảo Vệ Rừng Trên Địa Bàn Huyện Chư Păh, Tỉnh Gia Lai
Tác giả Trần Quốc Bảo
Người hướng dẫn PGS. TS Lê Văn Huy
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 5,3 MB

Nội dung

Một số hạn chế trong QLNN về BVR trên địa bàn huyện Chư Păh đó là các văn bản pháp luật còn chưa cụ thể, chồng chéo; tần suất tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ rừng

Trang 1

TRẦN QUỐC BẢO

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH,

TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2022

Trang 2

TRẦN QUỐC BẢO

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH,

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 5

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 6

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 10

1.1 KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 10

1.1.1 Các khái niệm liên quan 10

1.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 12

1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 14

1.1.4 Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 15

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG 18

1.2.1 Tổ chức chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng 18

1.2.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng 19

1.2.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 21

1.2.4 Tổ chức giao rừng, cho thuê rừng 23

1.2.5 Phòng cháy và chữa cháy rừng 25

1.2.6 Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 26

1.2.7 Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 27

Trang 5

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

BẢO VỆ RỪNG 29

1.3.1 Điều kiện tự nhiên 29

1.3.2 Điều kiện văn hóa, xã hội 29

1.3.3 Điều kiện kinh tế 30

1.3.4 Hiện trạng rừng của địa phương 31

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO HUYỆN CHƯ PĂH 31

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng của huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 31

1.4.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng của huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai 34

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Chư Păh 36

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 38

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI 39

2.1 KHÁI QUÁT HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI 39

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 39

2.1.2 Điều kiện kinh tế 39

2.1.3 Điều kiện xã hội 41

2.1.4 Thực trạng rừng trên địa bàn huyện Chư Păh 42

2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI 45

2.2.1 Tổ chức chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng 45

2.2.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng 51

Trang 6

2.2.3 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước về

bảo vệ rừng 54

2.2.4 Tổ chức giao rừng, cho thuê rừng 59

2.2.5 Phòng cháy và chữa cháy rừng 63

2.2.6 Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 66

2.2.7 Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 71

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI 76

2.3.1 Những mặt thành công 76

2.3.2 Những mặt hạn chế 78

2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 84

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, 85

TỈNH GIA LAI 85

3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI 85

3.1.1 Quan điểm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng huyện Chư Păh 85

3.1.2 Mục tiêu quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh 88

3.1.3 Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 89

3.2 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 91

Trang 7

3.2.1 Hoàn thiện công tác tổ chức chấp hành các văn bản quy phạm

pháp luật về bảo vệ rừng 91

3.2.2 Hoàn thiện xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng 92

3.2.3 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 93

3.2.4 Tăng cường giao rừng, cho thuê rừng 97

3.2.5 Tăng cường hiệu quả phòng cháy và chữa cháy rừng 99

3.2.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 101

3.2.7 Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 104

3.3 KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 106

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 107

KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Đối tượng khảo sát dự kiến 4 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện Chư Păh giai đoạn 2016-2020 40 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu xã hội chủ yếu của huyện Chư Păh giai đoạn 2016 –

2020 41 Bảng 2.3: Diện tích rừng và độ che phủ giai đoạn 2018-2020 43 Bảng 2.4: Diện tích rừng theo chức năng tính từ năm 2016-2020 44 Bảng 2.5: Tổng hợp các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng tỉnh Gia Lai 45 Bảng 2.6: Tổng hợp các văn bản hướng dẫn về bảo vệ rừng tỉnh Gia Lai 48 Bảng 2.7: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về tổ chức chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng 50 Bảng 2.8: Kết quả khảo sát người dân về tổ chức chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng 51 Bảng 2.9: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng 53 Bảng 2.10: Kết quả khảo sát người dân về xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo

vệ rừng 53 Bảng 2.11: Kết quả thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng huyện Chư Păh giai đoạn 2016-2020 57 Bảng 2.12: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 58 Bảng 2.13: Kết quả khảo sát người dân về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 58 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về tổ chức giao rừng, cho thuê rừng 62 Bảng 2.15: Kết quả khảo sát người dân về tổ chức giao rừng, cho thuê rừng 62

Trang 10

Bảng 2.16: Số vụ cháy rừng trên địa bàn huyện Chư Păh giai đoạn 2016-2020 63 Bảng 2.17: Kết quả thực hiện các giải pháp PCCCR trên địa bàn huyện Chư Păh giai đoạn 2016-2020 65 Bảng 2.18: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về phòng cháy và chữa cháy rừng 66 Bảng 2.19: Kết quả khảo sát người dân về phòng cháy và chữa cháy rừng 66 Bảng 2.20: Trình độ công chức quản lý nhà nước về bảo vệ rừng huyện Chư Păh giai đoạn 2016-2020 67 Bảng 2.21: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 70 Bảng 2.22: Kết quả khảo sát người dân về bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 70 Bảng 2.23: Tình hình thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng huyện Chư Păh giai đoạn 2016-2020 73 Bảng 2.24: Tình hình xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng huyện Chư Păh giai đoạn 2016-2020 73 Bảng 2.25: Tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng huyện Chư Păh giai đoạn 2016-2020 74 Bảng 2.26: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 75 Bảng 2.27: Kết quả khảo sát người dân về kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành

vi vi phạm trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng 76

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng huyện Chư Păh 67

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

“Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật quý giá, có vai trò quan trọng đối với đời sống và sinh kế của một bộ phận lớn người dân các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Gia Lai Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về kinh tế - xã hội (KT-XH) trong những năm gần đây, số lượng và chất lượng rừng của khu vực Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng đang có sự sụt giảm nghiêm trọng Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như việc mở rộng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, văn bản pháp luật

về bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR), công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp còn nhiều hạn chế, bất cập

Là một huyện miền núi biên giới tỉnh Gia Lai, với 63,5% diện tích là rừng và đất lâm nghiệp, Chư Păh có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tài nguyên phong phú để phát triển lâm nghiệp cũng như các ngành công nghiệp liên quan (như gỗ, bột giấy) Chư Păh là một trong số ít các huyện của Gia Lai còn giữ được diện tích rừng tự nhiên lớn

Tuy nhiên, rừng Chư Păh đang dần mất đi cùng với sự biến mất của các giống loài bản địa, sự mất đi các khu vực tâm linh truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số.” Từ năm 2015 đến nay, Chư Păh là một trong những “điểm nóng” về khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép Trong đó, nhiều

vụ có tính chất nghiêm trọng gây bức xúc dư luận Điển hình là vụ việc xảy ra đầu năm 2017, trong lúc truy quét lâm tặc, một tổ quản lý, bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh phát hiện 2 bãi khai thác gỗ trái phép gồm 73 lóng gỗ cũng tại xã Hà Tây Thay vì báo cáo đơn vị để kịp thời xử lý, tổ tuần tra này rời hiện trường khiến số gỗ bị chuyển đi nơi khác

Lo sợ bị xử lý vì thiếu trách nhiệm, những thành viên trong tổ quản lý, bảo vệ rừng này báo cáo lãnh đạo đơn vị là bị cướp gỗ Chính quyền huyện Chư Păh

Trang 13

nhanh chóng vào cuộc xác minh và phát hiện ra sự thật Những thành viên trong tổ quản lý, bảo vệ rừng và lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh sau đó đã bị xử lý kỷ luật vì dựng chuyện cướp gỗ

Để xảy ra hiện tượng diện tích rừng biến mất và những vụ chặt phá rừng nghiêm trọng, phức tạp, một phần nguyên nhân là do sự buông lỏng trong quản lý nhà nước (QLNN) về bảo vệ rừng (BVR) tại Chư Păh Một số hạn chế trong QLNN về BVR trên địa bàn huyện Chư Păh đó là các văn bản pháp luật còn chưa cụ thể, chồng chéo; tần suất tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ rừng còn hạn chế; hình thức, nội dung tuyên truyền chưa đa dạng, phong phú; bộ máy QLNN về BVR chưa phối hợp nhịp nhàng; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm chưa nghiêm minh, chưa kịp thời và sát sao,…

Xuất phát từ những yêu cầu cấp bách trên, tác giả chọn nghiên cứu Đề

tài “Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia

Lai”

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai; từ đó tìm ra các mặt thành công, hạn chế và nguyên nhân của các mặt hạn chế đó

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

Trang 14

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi không gian: Huyện Chư Păh

+ Phạm vi thời gian: Luận văn phân tích thực trạng quản lý nhà nước

về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh giai đoạn 2016-2020 và đề xuất giải pháp đến năm 2025

+ Phạm vi nội dung: Công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Sử dụng dữ liệu đã công bố liên quan đến QLNN về bảo vệ rừng của các cơ quan QLNN như Cục Thống

kê, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Gia Lai, Chi cục Kiểm lâm Gia Lai, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Păh, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chư Păh, Hạt kiểm lâm Chư Păh…

Dữ liệu thứ cấp còn là các luận văn, luận án, bài báo được công bố công khai liên quan đến QLNN về bảo vệ rừng

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát cho 62 cán bộ quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và 200 người dân huyện Chư Păh Cụ thể như sau:

Trang 15

Bảng 1 Đối tượng khảo sát dự kiến

TT Đơn vị công tác/địa bàn sinh sống Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

- Ban quản lý rừng phòng hộ Ialy 16 25,81

- Ban QLRPH Đông Bắc Chư Păh 14 22,58

Trang 16

Như vậy, tác giả dự kiến khảo sát 62 cán bộ QLNN tại Hạt kiểm lâm Chư Păh, các ban quản lý rừng phòng hộ và trạm QLBVR Đối với đối tượng người dân, tác giả khảo sát 200 người, trong đó 2 thị trấn Phú Hòa và Ia Ly là

20 người; 4 xã đặc biệt khó khăn của Chư Păh là 10 người và các xã còn lại là

15 người

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng Nội dung thông tin điều tra liên quan đến đánh giá của các tổ chức, cơ quan và của cán bộ QLNN về bảo vệ rừng, về hiệu lực, hiệu quả của QLNN về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh

- Phương pháp xử lý thông tin và số liệu: Các dữ liệu điều tra, sau khi thu thập được được chuẩn hóa và tổng hợp, phân tổ thành bộ cơ sở dữ liệu và

xử lý bằng phần mềm Excel

- Phương pháp phân tích thống kê: Các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp sau khi thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích để biết được hiện trạng và đánh giá của các đối tượng khảo sát về thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh đang diễn ra như thế nào; từ đó rút ra các mặt làm được và hạn chế

- Phương pháp so sánh: Tác giả sẽ so sánh công tác quản lý nhà nước

về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh với các huyện khác để làm rõ hơn công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh

Trang 17

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- Trịnh Quang Huy (2011), “Bài giảng quản lý bảo vệ rừng” [10] Bài giảng cung cấp kiến thức về quản lý bảo vệ rừng; quản lý 3 loại rừng đó là quản lý rừng cộng đồng, phòng cháy rừng và chữa cháy rừng; tổ chức thực hiện quản lý bảo vệ rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng ở các cấp đối tượng, cấp quản lý tài nguyên rừng khác nhau

- Bạch Xuân Hòa (2014), “Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình làm rõ các quy định pháp lý về các tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ

và phát triển rừng [6] Đồng thời làm rõ thực tiễn về tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng, chủ yếu dưới góc độ tội phạm Trên cơ

sở đó công trình nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp xử lý cũng như các biện pháp ngăn chặn các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng Tuy nhiên công trình nghiên cứu này thiên về lĩnh vực tư pháp, chưa gắn nhiều với công tác quản lý hành chính nhà nước

- Lê Văn Từ (2015), “Quản lý nhà nước về xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên” [18] “Nghiên cứu này đã khái quát được các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này, làm rõ khái niệm quản lý nhà nước về xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng, phân tích thực trạng và đề xuất được các giải pháp phù hợp Các giải pháp mà tác giả đề cập trong công trình nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào việc hoàn thiện các văn bản pháp lý về quản lý nhà nước về xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng Tuy nhiên công trình nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận dưới góc độ xã hội hoá hoạt động bảo

vệ và phát triển rừng – một nội dung trong bảo vệ và phát triển rừng Đồng thời công trình này chủ yếu tiếp cận các nội dung bảo vệ và phát triển rừng

Trang 18

mà chưa tiếp cận theo các nội dung quản lý nhà nước theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng.”

- Hoàng Văn Tuấn (2015), “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang” [17] Nghiên cứu đã chỉ ra cơ sở lý luận về

“QLNN đối với hoạt động này, tiếp cận được thực trạng công tác này trên địa bàn tỉnh Hà Giang và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác QLNN đối với lĩnh vực này Tuy nhiên trong phần cơ sở lý luận, công trình này chưa làm rõ và phân tích kỹ các nội dung QLNN, vì vậy việc tiếp cận thực trạng và đề xuất các giải pháp còn mang tính chung chung Bên cạnh

đó công trình này chỉ tiếp cận góc độ bảo vệ rừng và chưa tiếp cận khía cạnh phát triển rừng.”

- Bùi Kim Hiếu (2017), “Giáo trình quản lý nhà nước về lâm nghiệp” [5] “Trên cơ sở quy định của pháp luật về tài nguyên rừng, cuốn sách tập trung phân tích và lý giải ở góc độ khoa học những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, đồng thời đưa ra quan điểm, nhận thức, đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.”

- Nguyễn Nam (2017), “6 giải pháp tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” [14] Công trình này đã chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động

“quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và chỉ ra những nguyên nhân Trên cơ sở

đó tác giả đã chỉ ra 6 giải pháp nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; rà soát, kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch; Đẩy nhanh tiến độ điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ; thu hút sự tham gia của các chủ thể; đẩy mạnh hợp tác quốc tế Tuy nhiên công trình này chưa đi sâu nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.”

- Nguyễn Thùy Vân (2017), Luận văn “Quản lý nhà nước về công tác bảo vệ rừng tại tỉnh Quảng Bình” [20] Luận văn đã “hệ thống hóa và làm sáng

Trang 19

tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về QLNN trong lĩnh vực BVR; đánh giá thực trạng QLNN về công tác BVR trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây; và đề xuất những giải pháp đồng bộ và có tính khả thi nhằm tăng cường QLNN đối với lĩnh vực BVR của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn tiếp theo.”

- Lê Ngọc Dũng (2019), “Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng” [1] Mục đích cơ bản của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng và thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng

- Hồ Quốc Huy (2019), “Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum” [11] Trên cơ sở lý thuyết QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ, đánh giá thực trạng của công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ Từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác QLNN về bảo vệ rừng phòng hộ trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum

- Nguyễn Văn Mạnh (2019), “Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng huyện

Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” [13] Luận văn “hệ thống hoá các lý luận về BVR, QLNN trong công tác BVR; xác định các khó khăn hạn chế trong QLNN trong BVR của huyện Sa Thầy qua đánh giá thực trạng QLNN trong bảo vệ rừng của địa phương; đánh giá, phân tích và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong QLNN về BVR tại Sa Thầy; đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động QLNN trong BVR trên địa bàn huyện Sa Thầy.”

- Dương Thị Loan (2020), “Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum” [12] Luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận về QLNN về BVR; đánh giá thực trạng QLNN về BVR trên địa bàn

Trang 20

huyện Kon Plông; từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác QLNN về BVR địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

“Các công trình nghiên cứu, các ấn phẩm khoa học nêu trên nghiên cứu

về vấn đề quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng với nhiều góc độ khác nhau, từ lý luận pháp lý và thực tiễn Các công trình nghiên cứu (sách chuyên khảo, luận án, đề tài khoa học và bài báo) trong thời gian qua đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn quan trọng của QLNN về bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam

Tuy nhiên các công trình nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ bảo vệ

và phát triển rừng mà chưa đi sâu nghiên cứu nhiều từ góc độ QLNN đối với hoạt động này Nghiên cứu từ góc độ QLNN thì chủ yếu nghiên cứu đi sâu về một nội dung quản lý nhà nước cụ thể như: những quy định pháp lý, công tác thanh tra, kiểm tra mà chưa nghiên cứu công tác QLNN về BVR một cách có

hệ thống Đối với địa bàn huyện Chư Păh tính đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về nội dung này một cách toàn diện Theo đó, vấn đề Luận văn hướng đến cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ và không có sự trùng lặp.”

Trang 21

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG

1.1 KHÁI QUÁT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG

1.1.1 Các khái niệm liên quan

a Quản lý

Theo Nguyễn Thanh Huyền (2012), quản lý là một hiện tượng xã hội,

“xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, được các nhà tư tưởng, các nhà triết học và các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau tìm hiểu, nghiên cứu; có người cho quản lý là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua nỗ lực của người khác; có tác giả cho quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của các cộng sự cùng chung một tổ chức; cũng có tác giả lại cho rằng quản lý là hoạt động thiết yếu bảo đảm phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục tiêu của nhóm [9]

Quản lý là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được mục đích đã định trước [15] Khái niệm này được coi là khái niệm chung, thích hợp với tất cả các trường hợp từ sự vận động của một cơ thể sống, một vật cơ giới, một thiết bị tự động hóa đến hoạt động của một tổ chức xã hội, một đơn

vị kinh tế hay cơ quan nhà nước

Trong hoạt động quản lý thì chủ thể quản lý là con người hay tổ chức con người; chủ thể quản lý phải là đại diện có uy tín, có quyền hạn và trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướng tới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý, còn khách thể trong quản lý là trật tự - trật tự này được quy định bởi nhiều loại quy phạm

Trang 22

khác nhau như: quy phạm đạo đức, quy phạm chính trị, quy phạm tôn giáo, quy phạm pháp luật

Như vậy, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản

lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường.”

b Quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước là một hoạt động đặc biệt, xuất hiện ngay khi nhà nước ra đời Đó là một dạng quản lý đặc biệt, bao trùm toàn xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyền, nhằm đảm bảo trật tự xã hội và duy trì chế độ của mình Bản chất của QLNN thay đổi tùy theo tính chất của thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia trong các thời kỳ lịch sử [16] Bên cạnh đó, QLNN còn xuất hiện vì nhu cầu khách quan của xã hội Để tồn tại, con người cần phải tác động vào tự nhiên, cải tạo tự nhiên nhằm phục

vụ cho lợi ích của con người

Khái niệm quản lý nhà nước được hiểu tổng quát là: “là tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội theo pháp luật”; “là hoạt động có tổ chức bằng quyền của bộ máy nhà nước (công quyền) để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân và mọi tổ chức chính trị xã hội – khoa học – văn hóa – xã hội… nhằm giữ gìn thể chế chính trị, trật tự xã hội và phát triển xã hội theo những mục tiêu đã định” [16]

QLNN là một khái niệm có cách hiểu rất rộng Hiểu theo nghĩa rộng thì

đó là hoạt động tổ chức, điều hành của bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả

“sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp Hiểu theo nghĩa hẹp, thì đó là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội

và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ QLNN Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các hoạt động có tính chất chấp hành, điều hành, tính hành chính nhằm xây

Trang 23

dựng tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình, ra quyết định thành lập, chia tách, sáp nhập các đơn vị tổ chức thuộc bộ máy; đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, ban hành quy chế làm việc nội bộ… [16].”

Có thể nói QLNN là tổng thể các hoạt động của các cơ quan nhà nước (chủ yếu là các cơ quan hành pháp) trong việc đảm bảo cho các lĩnh vực của

“đời sống xã hội được thực hiện trong khuôn khổ pháp luật Các hoạt động đó bao gồm từ việc xây dựng thể chế, bộ máy; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn; quy hoạch, kế hoạch; đến việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm soát và đảm bảo việc thực thi pháp luật trong thực tế; đồng thời tổng kết, đánh giá điều chỉnh các quy định phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo trật tự xã hội và quyền lợi hợp pháp của công dân theo ý chí của giai cấp cầm quyền

c Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

“Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng có những đặc trưng chung của hoạt động QLNN Ngoài ra, nó có chủ thể, đối tượng quản lý riêng Do đó, QLNN

về bảo vệ rừng là quá trình các chủ thể QLNN xây dựng, ban hành các chính sách, quy phạm pháp luật và sử dụng công cụ pháp luật trong hoạt động QLNN nhằm đạt được yêu cầu, mục đích bảo vệ rừng mà Nhà nước đã đặt ra

Như vậy, QLNN về bảo vệ rừng là sự tác động của cơ quan QLNN, các cán bộ công chức có thẩm quyền lên các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thông qua hệ thống các công cụ luật pháp và chính sách nhằm giúp cho hoạt động này diễn ra đúng quy định pháp luật, góp phần bảo vệ và phát triển rừng

1.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

- Rừng là đối tượng quản lý nhà nước đặc thù

Rừng là nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo và có tính chất quyết định

Trang 24

trong việc bảo vệ môi trường sinh thái toàn cầu; rừng bao gồm các yếu tố thực vật, động vật, vi sinh vật, đất rừng, các yếu tố này có quan hệ liên kết cùng tạo nên hoàn cảnh rừng đặc trưng [18]

Rừng Việt Nam gắn bó chặt chẽ với đời sống của hàng triệu người dân sống trong rừng và gần rừng; diện tích rừng quốc gia được chia thành 3 loại theo chức năng và công dụng của các yếu tố để quản lý gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất Vì vậy, QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng phải áp dụng những cơ chế, chính sách, các quy định pháp luật khác nhau phù hợp với mục đích chủ yếu đối với từng loại rừng QLNN trong lĩnh vực bảo

vệ rừng phải tiến hành đồng bộ các công cụ quản lý, phát huy sức mạnh của cộng đồng để đạt được mục tiêu và chương trình hành động BVR [18].”

- Đặc trưng về chủ thể chịu sự quản lý

“Chủ thể chịu sự QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng là tổ chức, cá nhân

có liên quan đến hoạt động bảo vệ rừng; các chủ thể chịu sự quản lý rất đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế và mỗi loại hình chủ thể có địa vị pháp

lý khác nhau [18] Trong đó, các chủ rừng là chủ thể chịu sự quản lý chủ yếu bao gồm: các cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân; các tổ chức kinh tế như lâm trường, công ty lâm nghiệp; các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; các tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhà nước giao, cho thuê rừng là chủ thể chịu sự quản lý của nhà nước trực tiếp và chủ yếu nhất

Mỗi loại chủ thể nói trên có những đặc trưng riêng: các Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng Các tổ chức kinh tế được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng Các hộ gia đình, cá nhân trong nước được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê

Trang 25

đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng Các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được nhà nước cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng nên QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng đòi hỏi nhà nước phải chú trọng nghiên cứu, áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với những đối tượng chủ thể cụ thể Mặt khác phải coi trọng và tăng cường biện pháp giáo dục, thuyết phục và giải thích pháp luật, chế độ, chính sách của đảng, nhà nước; đồng thời kết hợp bảo vệ rừng với phát triển kinh tế - văn hóa nông thôn miền núi [18]

- Khách thể quản lý nhà nước trong bảo vệ rừng

Khách thể QLNN trong lĩnh vực bảo vệ rừng là trật tự QLNN về bảo vệ rừng; trật tự này được quy định trước hết và chủ yếu trong các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng như qui định về tổ chức bộ máy quản lý, quyền định đoạt của nhà nước, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể chịu sự quản lý…nhằm đạt được mục đích quản lý bảo vệ rừng của Nhà nước.”

1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Nhà nước cần phải xây dựng hệ thống pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật ổn định, định hướng, dẫn dắt, khuyến khích, hỗ trợ và điều tiết quá trình bảo vệ rừng đạt được mục tiêu đề ra Do đó, QLNN có vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định tới kết quả, hiệu quả của quá trình bảo vệ rừng, cụ thể đó là:

- Bảo vệ rừng liên quan đến nhiều ngành, nhiều chủ thể trong xã hội

Do đó, để đảm bảo cho quá trình bảo vệ rừng đạt hiệu quả theo đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước, Nhà nước ta cần ban hành pháp luật, khung pháp lý, quy hoạch, kế hoạch, chính sách để tổ chức quản lý bảo vệ rừng đạt được mục tiêu đề ra [9]

“- Thực hiện chức năng quản lý, phân công, thanh kiểm tra và giám sát

Trang 26

của Nhà nước đối với bảo vệ rừng cho các tổ chức, cá nhân và cộng đồng thực hiện phải có trách nhiệm trong việc hướng dẫn và tạo môi trường ổn định, thuận lợi cho chủ thể này thông qua việc ban hành cơ chế chính sách; lập quy hoạch, kế hoạch và hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí, định mức kỹ thuật liên quan đến các công tác bảo vệ rừng; xây dựng hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi đối với công tác bảo vệ rừng [9]

- Để tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân và toàn cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ rừng, Nhà nước đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ, khuyến khích sự tham gia của các chủ thể thông qua các chính sách ưu đãi về đất đai, đầu tư, tín dụng, thuế Ngoài ra, nhà nước

có trách nhiệm cung cấp, huy động và phân bổ các nguồn lực cho công tác bảo vệ rừng, đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực này một cách công bằng, hiệu quả

- Công tác bảo vệ rừng có sự tham gia của rất nhiều chủ thể trong xã hội, thế nên rất dễ xẩy ra những vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, tranh chấp

về lợi ích [9] Do vậy, vai trò của Nhà nước đối với công tác bảo vệ rừng là tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa và xử

lý các hành vi vi phạm trong quá trình bảo vệ rừng; Nhà nước phải định hướng, phải điều chỉnh công tác này theo đúng mục tiêu, kế hoạch đề ra; giải quyết hợp lý lợi ích giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia vào các công tác bảo vệ rừng.”

1.1.4 Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

- Bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất của nhà nước

“Rừng có vai trò rất to lớn đối với cuộc sống của con người, đối với nền kinh tế cho thấy việc nhà nước thống nhất quản lý trong lĩnh vực bảo vệ rừng

là cần thiết; điều đó sẽ đảm bảo cho việc duy trì mục tiêu chung của cả xã hội

Trang 27

Quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được thực hiện theo luật pháp và được thể hiện trên nhiều mặt như: quyền giao đất, giao rừng, cho thuê rừng đối với các tổ chức hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản, quyền định giá rừng, quyền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của chủ rừng và xử lý những hành

vi vi phạm luật bảo vệ rừng [17]

Để đảm bảo quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ rừng, nhà nước phải nắm và sử dụng tốt các công cụ quản lý cũng như các phương pháp quản lý thích hợp; nếu sử dụng tốt các công cụ quản lý và phương pháp quản lý thì quyền quản lý tập trung thống nhất của nhà nước được duy trì ở mức độ cao; ngược lại, nếu có những thời điểm nào

đó, việc sử dụng các công cụ quản lý không đồng bộ, các phương pháp quản

lý không thích ứng thì hiệu lực và hiệu quả quản lý trong lĩnh vực bảo vệ rừng

sẽ giảm di, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng tăng lên Điều đó sẽ gây hậu quả không tốt đối với xã hội và làm suy giảm quyền quản lý tập trung thống nhất trong lĩnh vực BV&PTR của nhà nước.”

- Bảo đảm sự phát triển bền vững

“Hoạt động QLNN về BVR phải bảo đảm phát triển bền vững về kinh tế

- xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng của cả nước và địa phương, tuân thủ theo quy chế quản lý rừng

do Thủ tướng Chính phủ quy định [18]

Phải kết hợp bảo vệ và phát triển rừng với khai thác, sử dụng một cách hợp lý nhằm phát huy hiệu quả tài nguyên rừng; kết hợp chặt chẽ giữa trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh để phục hồi rừng, làm giàu rừng với bảo vệ diện tích rừng hiện có; kết hợp phát triển lâm nghiệp với nông nghiệp và ngư nghiệp; tăng cường trồng rừng kinh tế gắn với phát triển công nghiệp chế biến

Trang 28

lâm sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm từ tài nguyên rừng

Việc bảo vệ rừng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước giao, cho thuê, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng rừng, đất rừng phải đúng theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Luật đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm

ổn định lâu dài theo hướng xã hội hoá nghề rừng

- Bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích

Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với chủ rừng; giữa lợi ích kinh

tế của chủ rừng với lợi ích phòng hộ, bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên; giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; bảo đảm cho người làm nghề rừng sống chủ yếu bằng nghề rừng [9]

Việc đảm bảo kết hợp hài hoà giữa các lợi ích được thực hiện thông qua công tác quy hoạch rừng, chính sách tài chính về BVR và các quy định về quyền, nghĩa vụ của nhà nước và của chủ rừng Nhà nước quy định cụ thể các mức hưởng lợi từ rừng đối với từng chủ rừng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng thôn bản, từ đó khuyến khích và tạo điều kiện để các chủ rừng và các nhà đầu tư vào nghề rừng an tâm, tự tin và mạnh dạn đầu tư

để bảo vệ và phát triển rừng.”

- Đảm bảo tính kế thừa và tôn trọng lịch sử

“QLNN của chính quyền phải tuân thủ việc kế thừa các quy định của pháp luật nhà nước trước đây, cũng như tính lịch sử trong QLNN về công tác bảo vệ rừng qua các thời kỳ Đối với những khu rừng do cộng đồng dân cư, thôn bản đã tham gia quản lý từ lâu đời như khu rừng ma (nơi chôn cất của người dân tộc vùng sâu, vùng xa), khu rừng giữ và cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt của người dân tộc thiểu số ở một số địa phương,… thì Nhà nước tiếp tục giao cho họ quản lý, bảo vệ và hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, phát triển hợp lý

Trang 29

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG

1.2.1 Tổ chức chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng

Văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng là những văn bản không chỉ cung cấp thông tin mà còn thể hiện ý chí mệnh lệnh của các cơ quan QLNN đối với người khai thác, sử dụng rừng nhằm thực hiện các chủ trương, quy định của nhà nước

Văn bản pháp luật do cơ quan cấp tỉnh, Trung ương ban hành Trên địa bàn cấp huyện, chính quyền cấp huyện trên cơ sở casv văn bản quy phạm pháp luật về BVR do cấp tỉnh và Trung ương ban hành, xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện, các kế hoạch để triển khai các văn bản trên Đây là quy định buộc các đối tượng khai thác, sử dụng rừng phải thực hiện các quy định

về khai thác, sử dụng rừng theo một khuôn khổ do địa phương đặt ra

Như vậy, các cơ quan nhà nước trên địa bàn cấp huyện sẽ ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan khác, UBND cấp tỉnh Trong hoạt động bảo vệ rừng, UBND cấp huyện có thẩm quyền xây dựng, ban hành các thể chế

về QLNN đối với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng [17]

Các văn bản tập trung quy định thẩm quyền quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, nguyên tắc bảo vệ rừng

Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện được phân công nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động bảo vệ rừng sẽ là các đơn vị đảm nhận chức năng tham mưu cụ thể về các vấn đề trên

UBND cấp huyện, UBND cấp xã cũng phải phối hợp, trong đó UBND cấp xã tham mưu cho UBND cấp huyện ban hành các văn bản chỉ đạo công tác QLNN về bảo vệ rừng trên địa bàn huyện

Việc xây dựng và ban hành các văn bản QLNN về bảo vệ rừng trên địa

Trang 30

bàn huyện phải bám sát các quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan khác, UBND tỉnh

1.2.2 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng

“Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng là hệ thống các biện pháp kinh tế, kĩ thuật và pháp lý của nhà nước về tổ chức quản lý, khai thác, sử dụng rừng một cách đầy đủ hợp lý khoa học và có hiệu quả cao nhất [3] Thông qua quy hoạch mà các loại rừng được sử dụng theo từng mục đích nhất định và hợp lý

Nội dung của công tác quy hoạch là: nghiên cứu, tổng hợp, phân tích tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng; đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch bảo vệ rừng kỳ trước, dự báo nhu cầu về rừng, lâm sản; xác định phương hướng, mục tiêu bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng trong kỳ quy hoạch; xác định diện tích và sự phân bố các loại rừng trong kỳ quy hoạch; xác định các biện pháp quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển các loại rừng; xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch bảo vệ rừng; dự báo hiệu quả của quy hoạch

Quy hoạch rừng tạo cơ sở pháp lý cho việc giao rừng, cho thuê rừng, đất rừng để đầu tư trồng rừng kinh tế góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

Trang 31

đảm bảo an ninh quốc phòng [3]

Quy hoạch rừng là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà nước nắm chắc được diện tích 3 loại rừng mà xây dựng chính sách khai thác, sử dụng rừng một cách đồng bộ, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng rừng tuỳ tiện.”

Cùng với pháp luật và chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình cũng được coi là công cụ quan trọng trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch nhằm định hướng cho quá trình quản lý nhà nước về bảo vệ rừng cũng như việc bảo vệ rừng

Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành các quy hoạch về rừng, quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch phát triển quỹ đất trong đó có quy hoạch đất lâm nghiệp,… Các quy hoạch này là cơ sở quan trọng, định hướng cho việc bảo vệ rừng Căn cứ vào thực tiễn tình hình địa phương thì UBND cấp huyện

sẽ xây dựng các quy hoạch về bảo vệ rừng, trình Hội đồng nhân dân cấp huyện phê duyệt Công tác xây dựng quy hoạch bảo vệ rừng phải đảm bảo tính khách quan, phù hợp Trong công tác xây dựng quy hoạch BVR trên địa bàn cấp huyện có sự tham gia của rất nhiều chủ thể khác nhau [18]

Kế hoạch bảo vệ rừng là chỉ tiêu cụ thể hóa quy hoạch Công tác kế hoạch tập trung những nguồn lực hạn hẹp vào giải quyết có hiệu quả những vấn đề trọng tâm của kế hoạch trong từng thời kỳ Các kế hoạch phải xác định

rõ mục tiêu, phân công rõ ràng nhiệm vụ cho các đơn vị và xác định rõ tiến độ thực hiện Các kế hoạch về bảo vệ rừng tập trung vào các nội dung sau:

- Kế hoạch trồng rừng, trồng cây phân tán

- Kế hoạch cải tạo, phục hồi rừng nghèo kiệt

- Kế hoạch ngăn chặn các tác động thiên tai đến rừng

- Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng

Trên cơ sở xây dựng các kế hoạch này thì UBND cấp huyện sẽ chỉ đạo

Trang 32

các cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã triển khai thực hiện các kế hoạch bảo vệ rừng

Nội dung của công tác tuyên truyền và phổ biến tập trung vào việc tuyên truyền các quy định của nhà nước về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng,”

về vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ và phát triển rừng, quyền lợi và trách nhiệm của các cá nhân tổ chức trong việc bảo vệ rừng

Một số hình thức được sử dụng trong tuyên truyền thường được sử

Trang 33

dụng như “tuyên truyền trực tiếp tại các điểm dân cư tập trung; thông qua hội nghị, tọa đàm, hội thảo chuyên đề, tập huấn chuyên sâu, lồng ghép trong giao ban, hội họp, sinh hoạt Đảng, đoàn thể; họp thôn, làng (buôn); chuyên trang, chuyên mục, đưa tin, phát sóng các buổi tuyên truyền; biên soạn, phát hành thành các tập san, đĩa DVD, xe lưu động, pa nô, áp phích, tờ rơi, tranh cổ động; thông qua những người có uy tín, có tiếng nói như già làng, thôn trưởng, các Ban quản lý rừng; nói chuyện, các buổi học ngoại khóa, trải nghiệm thực tế, [18].

Trong thời gian tới, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng cần tiếp tục được đổi mới hơn nữa về hình thức, nội dung tuyên truyền để nâng cao chất lượng, trong đó cần tập trung vào một số hình thức như trao đổi, đối thoại, thảo luận trực tiếp, lắng nghe và giải quyết kịp thời những kiến nghị đề xuất của nhân dân, những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền qua đó lực lượng bảo vệ rừng mới thực

sự gần gũi với cấp uỷ, chính quyền cơ sở với nhân dân là yếu tố quyết định để làm tốt công tác tham mưu bảo vệ rừng, PCCCR; mỗi cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ rừng phải thật sự là một cán bộ dân vận giỏi để nhân dân hiểu, tự giác chấp hành Luật bảo vệ rừng, PCCCR và tích cực ủng

hộ lực lượng BV&PTR thực thi nhiệm vụ.”

Tiêu chí đánh giá:

- Tính thường xuyên của công tác tuyên truyền

- Tính đa dạng của hình thức, nội dung tuyên truyền

- Hiệu quả của công tác tuyên truyền

- Sự đồng ý của người dân địa phương và cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Trang 34

1.2.4 Tổ chức giao rừng, cho thuê rừng

Để mở rộng sự tham gia của mọi chủ thể trong bảo vệ và phát triển

“rừng, cần chuyển đổi từ hình thức quản lý lâm nghiệp do Nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện chủ yếu, với ưu tiên dành cho các Ban quản lý rừng sang hình thức quản lý lâm nghiệp có nhiều thành phần kinh tế tham gia lấy hộ gia đình và cộng đồng làm trung tâm với đặc trưng là phát huy vai trò của người dân và cộng đồng trong quá trình bảo vệ rừng, với phương thức giao khoán rừng là một trong những vấn đề trọng tâm [9]

Tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13; cũng như Luật Lâm nghiệp 2017 đều khẳng định việc Nhà nước sẽ tiến hành giao đất giao rừng cho các thành phần kinh tế như: Các cơ quan lâm nghiệp nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình

cá nhân và cộng đồng để BV&PTR Đồng thời, văn bản pháp luật nhà nước”cũng xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trên, nhằm tạo điều kiện để họ khai thác sử dụng đất rừng, rừng hợp lý, cụ thể 1:

“- Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây: a) Ban quản lý rừng đặc dụng đối với vườn quốc gia; khu

dự trữ thiên nhiên; khu bảo tồn loài - sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; rừng giống quốc gia; vườn thực vật quốc gia; b) Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp đối với rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, vườn thực vật quốc gia; c) Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang đối với khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao xen kẽ trong diện tích rừng được giao; d) Cộng đồng dân cư đối với khu

1 Điều 16, Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ban hành ngày 15 tháng 11 năm 2017

Trang 35

rừng tín ngưỡng mà họ đang quản lý và sử dụng theo truyền thống; đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao

- Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây: a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đơn vị vũ trang đối với rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; b) Tổ chức kinh tế đối với rừng phòng hộ xen kẽ trong diện tích rừng sản xuất của tổ chức đó; c) Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó

- Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây: a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang; b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng

Đối với cho thuê rừng, Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá

Trang 36

nhân thuê rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền thuê rừng một lần hoặc hằng năm để sản xuất lâm nghiệp; sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí 2

.”

Tiêu chí đánh giá:

- Tính tăng/giảm của diện tích rừng được giao, cho thuê mỗi năm

- Hiệu quả của các diện tích rừng được giao, cho thuê

- Sự đồng ý của người dân địa phương và cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng về công tác giao rừng, cho thuê rừng

1.2.5 Phòng cháy và chữa cháy rừng

Theo Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ban hành ngày 15 tháng 11

“năm 2017 của Quốc hội, việc phòng cháy và chữa cháy rừng không phải là trách nhiệm riêng của bất cứ cá nhân nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội Theo đó, chủ rừng là người có trách nhiệm trực tiếp, phải lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tiến hành hoạt động trong rừng, xây dựng công trình ở trong rừng, ven rừng phải chấp hành quy định về phòng cháy và chữa cháy; thực hiện biện pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng

Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; khắc phục hậu quả sau cháy rừng và báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp chữa cháy rừng kịp thời

Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với lực lượng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn hướng dẫn chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy

Trang 37

- Tinh thần trách nhiệm của chủ rừng

- Sự phối kết hợp của các lực lượng liên quan đến bảo vệ rừng

- Sự tuân thủ các quy định của nhà nước về phòng cháy và chữa cháy rừng

- Sự đồng ý của người dân địa phương và cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng

1.2.6 Bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Để công tác QLNN đối với hoạt động bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn cấp huyện được thực hiện tốt, trước hết cần xây dựng tổ chức bộ máy quản lý phù hợp, thống nhất Trong xây dựng tổ chức bộ máy QLNN đối với hoạt động bảo vệ rừng cần xác định rõ và cụ thể cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, từng cấp quản lý, trong đó UBND là cơ quan QLNN thống nhất về hoạt động bảo vệ rừng trên địa bàn cấp huyện

“UBND cấp huyện phân công Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường tham mưu về công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn cấp huyện; đồng thời quy định cơ cấu tổ chức bộ máy, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn đó Phòng có Trưởng phòng, không quá 03 Phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ; Phòng chịu sự chỉ đạo, quản lý của UBND cấp huyện theo quy định pháp luật đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Ngoài ra trên địa bàn cấp huyện còn có sự tham gia của Hạt Kiểm lâm huyện, Công an huyện và các phòng ban chuyên môn khác

UBND cấp xã là cơ quan tổ chức thực hiện, theo dõi trực tiếp hoạt động bảo vệ và phát triển rừng theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng cấp huyện và tổng hợp, báo cáo về UBND cấp huyện tình hình bảo vệ và phát triển rừng định kỳ hàng tháng và đột xuất theo yêu cầu; thực hiện chỉ đạo và hướng dẫn của UBND cấp huyện và các cơ quan có trách nhiệm trong công

Trang 38

tác quản lý, quản lý quy hoạch, thông tin, tuyên truyền về bảo vệ và phát triển rừng Ngoài ra, hỗ trợ công tác QLNN đối với hoạt động bảo vệ rừng trên địa bàn cấp huyện còn có một số cơ quan, đơn vị khác chịu sự quản lý trực tiếp của cấp tỉnh (các Chi cục)

Đội ngũ CBCC QLNN đối với hoạt động bảo vệ rừng là một bộ phận không thể thiếu để bộ máy quản lý vận hành và thực hiện các chức năng và nhiệm vụ được giao Đội ngũ nhân sự QLNN đối với hoạt động bảo vệ rừng trên địa bàn cấp huyện phải được đảm bảo về số lượng, chất lượng, được bố trí phù hợp với vị trí việc làm do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo tuân thủ các quy định chung của pháp luật đồng thời phù hợp với nhu cầu thực tiễn địa phương Trong xây dựng đội ngũ nhân sự QLNN đối với hoạt động bảo vệ rừng trên địa bàn cấp huyện cần chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm xây dựng một đội ngũ quản lý có đủ năng lực và trình

độ

Ngoài đội ngũ CBCC làm công tác QLNN về bảo vệ rừng, thì đòi hỏi các cơ quan nhà nước cũng phát triển đội ngũ nhân lực làm công tác bảo vệ rừng như Ban quản lý rừng, chủ rừng,… Cần phải bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ này

Tiêu chí đánh giá:

- Số lượng các cán bộ công chức, người lao động

- Trình độ học vấn của các cán bộ công chức, người lao động

- Sự phối hợp của các cán bộ công chức trong công việc

- Sự đồng ý của người dân địa phương về năng lực, thái độ của đội ngũ cán bộ công chức

1.2.7 Kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Kiểm tra là việc đo lường quá trình thực hiện kế hoạch trên thực tế, qua

Trang 39

đó phát hiện những sai lệch nhằm đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời để đảm bảo rằng tổ chức sẽ thực hiện được các mục tiêu kế hoạch đề ra [3].”

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định [3]

Như vậy, thanh tra gắn liền với chức năng quản lý nhà nước Để làm được nhiệm vụ, thanh tra có thể dựa vào bộ máy chuyên môn của mình, thanh tra có thể dựa vào bộ máy chuyên môn của mình và quần chúng Trong khi

đó, kiểm tra là chức năng của mọi chủ thể quản lý, không phân biệt cấp nào trong bộ máy quản lý nói chung và trong bộ máy quản lý nhà nước nói riêng

“Thanh tra, kiểm tra là nhằm đảm bảo cho việc quản lý, sử dụng rừng được tuân thủ theo đúng pháp luật Công tác thanh tra, kiểm tra ngoài việc phát hiện những sai phạm để xử lý còn có tác dụng chấn chỉnh lệch lạc, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra [3] Việc thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất, khi có hoặc không có dấu hiệu vi phạm

Việc thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo tập trung vào các vấn đề cơ bản sau đây:

- Kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch bảo vệ rừng

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cá nhân, tổ chức trong xã hội về tuân thủ các quy định liên quan đến bảo vệ rừng.”

- Tiếp nhận các phản ánh kiến nghị, giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

Việc thanh tra, kiểm tra này được tiến hành thông qua các cơ quan thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành tại địa phương Việc thanh

Trang 40

tra, kiểm tra được tiến hành thông qua các hình thức sau: thanh tra, kiểm tra thường xuyên; thanh tra, kiểm tra định kỳ và thanh tra, kiểm tra đột xuất

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các trường hợp vi phạm pháp luật về QLNN về bảo vệ rừng sẽ bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau như nhắc nhở, cảnh cáo, lập biên bản, xử phạt hành chính, xử lý hình sự

Tiêu chí đánh giá:

- Tính thường xuyên của công tác thanh tra, kiểm tra

- Tính đa dạng của hình thức thanh tra, kiểm tra

- Mức độ nghiêm khắc trong xử lý vi phạm

- Sự đồng ý của người dân địa phương và cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ rừng về công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các hành vi vi phạm trong quản lý nhà nước về bảo vệ rừng

1.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG

1.3.1 Điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên gồm vị trí, vùng tiếp giáp, khí hậu, sông ngòi, đất, khoáng sản,… Do đó, điều kiện tự nhiên có mối quan hệ gắn bó với rừng bởi rừng phát triển dựa trên các điều kiện tự nhiên này Những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất giàu dinh dưỡng, dễ canh tác, vị trí địa lý thuận lợi, sông ngòi dày đặc, cây rừng có nhiều điều kiện phát triển Do đó, việc quản lý nhà nước về bảo vệ rừng thuận lợi hơn Các cán bộ quản lý tốn ít thời gian, công sức để di chuyển, đi lại, chăm sóc các cây rừng

1.3.2 Điều kiện văn hóa, xã hội

“Yếu tố văn hoá, xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điều hành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước về mọi lĩnh vực nói chung cũng như trong lĩnh vực BVR nói riêng Các yếu tố văn hoá, xã hội như: phong tục, tập quán của từng vùng miền, nhất là vùng đồng

Ngày đăng: 26/03/2024, 15:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w