1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố đà nẵng

130 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng
Tác giả Lê Nguyễn Hạnh Nguyên
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Minh Hằng
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 25,11 MB

Nội dung

Do đó, việc xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại Đà Nẵng sẽ là một đóng góp quan trọng để giải quyết vấn đề rác thải nhựa tại địa phương, đồng thờ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ NGUYỄN HẠNH NGUYÊN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC

THẢI NHỰA – THEO ĐỊNH HƯỚNG NỀN KINH TẾ

TUẦN HOÀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

LÊ NGUYỄN HẠNH NGUYÊN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC

THẢI NHỰA – THEO ĐỊNH HƯỚNG NỀN KINH TẾ

TUẦN HOÀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Mã số: 834 01 01

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ MINH HẰNG

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả phương án nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Lê Nguyễn Hạnh Nguyên

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Bố cục đề tài 7

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI 12

1.1 LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN 12

1.1.1 Khái niệm về nền kinh tế tuần hoàn 12

1.1.2 Mục đích của nền kinh tế tuần hoàn 13

1.1.3 Nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn 14

1.2 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ (VCA) - CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở CẤP ĐỘ VĨ MÔ 15

1.2.1 Phân tích chuỗi giá trị (VCA) 15

1.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI TRÊN THẾ GIỚI 22

1.3.1 Mô hình chuỗi giá trị rác thải ở các nước đang phát triển 22

1.3.2 Mô hình quản lý rác thải ở Malaysia 25

1.3.2 Mô hình quản lý rác thải ở Croatia 26

1.3.3 Mô hình quản lý rác thải ở Việt Nam 28

1.3.4 Bài học kinh nghiệm từ các mô hình đang triển khai trên thế giới 30

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA THEO ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 32

Trang 5

2.1 MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 32 2.1.1 Giới thiệu chung về thành phố Đà Nẵng 32 2.1.2 Mô hình quản lý rác thải nhựa ở thành phố Đà Nẵng 34 2.1.3 Giới thiệu chung về Tổ chức Phát triển Quốc tế (International Development Enteprises – iDE) và dự án về rác thải nhựa theo định hướng kinh tế tuần hoàn bền vững tại thành phố Đà Nẵng 52 2.2 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO CÔNG CỤ VCA 55 2.2.1 Sơ đồ hóa chuỗi giá trị 55 2.2.2 Phân tích định lượng chuỗi giá trị 67 2.3 PHÂN TÍCH NHỮNG ƯU ĐIỂM/NHƯỢC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 76 2.3.1 Ưu điểm/nhược điểm của mô hình quản lý rác thải nhựa của thành phố Đà Nẵng 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA THEO ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 85

3.1 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TUẦN HOÀN CHO RÁC THẢI NHỰA TẠI ĐÀ NẴNG 85 3.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng 85 3.1.2 Định hướng của Tổ chức iDE trong việc phát triển mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng 87 3.2 ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA THEO ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 89 3.3 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CẦN BỔ SUNG ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU

Trang 6

QUẢ QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA 96 3.3.1 Thành lập trung tâm phục hồi tài nguyên (Material Recycling Facility) 96 3.3.2 Vận động chính sách để tuyển dụng người thu gom ve chai vào làm việc trong khu vực chính thức 98 3.3.3 Nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng của các thành phần kinh tế về kinh tế tuần hoàn 99 3.4 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ XÂY DỰNG MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI NHỰA THEO ĐỊNH HƯỚNG KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 100 3.4.1 Hợp pháp hóa khu vực phi chính thức 100 3.4.2 Thúc đẩy hệ thống ưu tiên sử dụng sản phẩm tái chế 101 3.4.3 Sử dụng nguồn hỗ trợ để thúc đẩy, hỗ trợ các thành phần tham gia nền kinh tế 102

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 104 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

2.1 Khối lượng rác thải rắn tăng dần qua mỗi năm ở

2.2 Lượng rác thải tạo ra theo địa bàn quận (tấn/năm) 35

2.3 Mô hình quản lý rác thải nhựa từ hộ gia đình dựa trên

Trang 9

3.2 Mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng kinh

tế tuần hoàn đề xuất tại thành phố Đà Nẵng 90

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua một quá trình phát triển của kinh tế thế giới từ nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu lên công nghiệp, công nghiệp hiện đại và hướng đến nền kinh tế số, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã đạt được những thành tựu to lớn, tuy nhiên cùng với đó là sự thiếu hụt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường gia tăng Để khắc phục những vấn đề này, nhằm đảm bảo cho kinh tế phát triển ổn định, không thiếu hụt nguồn cung cấp đầu vào cho hệ thống kinh

tế, giảm thiểu tối đa chất thải loại đưa ra môi trường, hướng đến một nền kinh

tế không có chất thải, việc chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính (Linear Economy) sang kinh tế tuần hoàn (Circular Economy), trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, dựa trên nguyên lý khai thác tài nguyên thiên nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, thông qua quá trình sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải

ra môi trường, dựa trên nguyên lý chất thải đầu ra của hoạt động kinh tế sẽ được thu hồi trở lại đầu vào cho hệ thống kinh tế dưới dạng tài nguyên và không phát thải ra môi trường

Ở Việt Nam, các hoạt động kinh tế từ trước đến nay vẫn chủ yếu dựa trên cách tiếp cận truyền thống đó là kinh tế tuyến tính, đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ngày càng thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Để phát triển nhanh, bền vững, giải quyết được mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường, “không đánh đổi” tăng trưởng kinh tế với ô nhiễm và suy thoái môi trường thì việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn là cần thiết Tuy nhiên việc chuyển đổi này đòi hỏi tất cả các thực thể trong nền kinh tế phải nắm bắt được

cơ hội và chấp nhận những thách thức

Nhựa là một vật liệu quan trọng có mặt khắp nơi trong nền kinh tế và luôn trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta Do đó, chúng được sản xuất và

Trang 12

sử dụng với số lượng lớn trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Tiềm năng phát triển của ngành nhựa còn rất lớn khi các sản phẩm nhựa hiện hữu trong hầu hết các mặt của đời sống (nhựa gia dụng, bao bì…) cho đến phục vụ các ngành sản xuất khác như ô tô, xe máy, điện tử, điện gia dụng, y

tế, văn phòng… (nhựa kỹ thuật cao) Tuy nhiên, với thuộc tính khó phân hủy, nhựa đã sử dụng đặt ra mối đe dọa lớn đối với môi trường tự nhiên Vấn đề sản xuất, tiêu thụ và xử lý rác thải nhựa sau sử dụng như thế nào để nó có thể trở thành một nguồn tài nguyên mới, mang lại giá trị kinh tế, xã hội và môi trường đang là một thách thức lớn Việt Nam là một trong những nước có lượng rác thải nhựa lớn nhất thế giới, trong khi đó khối lượng được thu gom

để xử lý hoặc tái chế vẫn còn rất ít Muốn làm được điều này, mỗi một doanh nghiệp hay một cá nhân đều là những mắt xích quan trọng

Việc xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng kinh tế tuần hoàn là một vấn đề đang được quan tâm tại nhiều quốc gia trên thế giới,

và Đà Nẵng cũng không ngoại lệ Hiện nay, vấn đề rác thải nhựa đang trở thành một thách thức lớn đối với các thành phố, đô thị lớn, gây ra những tác động xấu đến môi trường, sức khỏe con người và cả nền kinh tế Tuy nhiên, rác thải nhựa cũng có thể được xem là một nguồn tài nguyên tiềm năng nếu được quản lý và sử dụng một cách hiệu quả Vì vậy, xây dựng mô hình quản

lý rác thải nhựa theo định hướng kinh tế tuần hoàn sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên từ rác thải nhựa, giảm thiểu lượng rác thải nhựa bị thải ra môi trường và tạo ra những giá trị kinh tế mới từ các sản phẩm tái chế Khi xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn này, tất cả thành phần tham gia cần nắm toàn bộ thông tin về quá trình

xử lý và tái chế, cũng như mỗi đơn vị/cơ sở/doanh nghiệp đều cần hiểu về các đối tác nằm trong chuỗi cung ứng để đảm bảo xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp và khả thi

Trang 13

Ngoài ra, thành phố Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn và phát triển của Việt Nam, có nhiều tiềm năng để áp dụng mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng kinh tế tuần hoàn Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu và giải pháp cụ thể về việc áp dụng mô hình này tại thành phố Đà Nẵng Do đó, việc xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại Đà Nẵng sẽ là một đóng góp quan trọng để giải quyết vấn đề rác thải nhựa tại địa phương, đồng thời có thể đưa ra những kiến nghị cho các chính quyền địa phương và các doanh nghiệp trong việc quản lý

và sử dụng tài nguyên từ rác thải nhựa Mỗi doanh nghiệp/cơ sở tham gia vào

mô hình này cần nắm rõ, hiện trạng của mỗi thành phần tham gia chuỗi, cũng như xu hướng cần phát triển để có một chiến lược cụ thể, đáp ứng được nhu cầu của thị trường cũng như

2 Mục tiêu nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu:

Hiện tại, các quy trình thu thập, vận chuyển, xử lý và tái chế rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng đang diễn ra như thế nào?

Mô hình quản lý rác thải nhựa sẽ bao gồm những hoạt động nào, và các hoạt động này sẽ được triển khai như thế nào tại thành phố Đà Nẵng?

Tình hình thực tế của các các thành phần tham gia vào quá trình xử lý rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng, bao gồm phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý và tái chế đang như thế nào? Mỗi thành phần tham gia cần có những chính sách, chiến lược gì để tham gia vào chuỗi giá trị rác thải nhựa một cách thuận lợi và nâng cao các giá trị có liên quan

Những rào cản nào đang ảnh hưởng đến việc triển khai mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng? Các giải pháp nào có thể được đề xuất để hỗ trợ việc triển khai mô hình quản lý rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng?

Trang 14

Hiệu quả của mô hình quản lý rác thải nhựa sẽ được đánh giá bằng các chỉ số nào, và mức độ đóng góp của mô hình này đối với việc giảm thiểu tác động của rác thải nhựa đến môi trường là bao nhiêu?

Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu chung của đề tài "Xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa - theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng" là phân tích, đánh giá và xây dựng một mô hình quản lý rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng, với mục đích đẩy mạnh sử dụng và tái chế các sản phẩm từ nhựa, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa gây ra Mô hình sẽ được xây dựng dựa trên định hướng nền kinh tế tuần hoàn, nâng cao vị thế, vai trò cũng như thu nhập của từng thành phần tham gia đóng góp vào sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng và đặt ra mục tiêu giảm thiểu lượng rác thải nhựa đưa vào môi trường

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa

- theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng" là xác định

và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng, từ nguồn thu gom, xử lý đến tái chế và tái sử dụng

Cụ thể, nghiên cứu sẽ tập trung vào các mục tiêu sau:

- Đánh giá tình hình quản lý rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng

- Phân tích thực trạng quản lý rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng

- Đề xuất mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại Đà Nẵng, nhằm tối đa hóa giá trị tái chế và tái sử dụng của rác thải nhựa, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và con người

Trang 15

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mô hình quản lý rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng, bao gồm các thành phần tham gia vào quá trình quản lý rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng, cụ thể là hộ gia đình, công ty môi trường

đô thị, đội ngũ những người thu gom ve chai, các cơ sở thu mua phế liệu, các làng nghề và cơ sở tái chế Trong mô hình quản lý rác thải nhựa, hoạt động thu gom, xử lý và tái chế rác thải nhựa, các chính sách và quy định liên quan đến quản lý rác thải nhựa, cũng như các vấn đề về ý thức và thái độ của cộng đồng dân cư đối với việc quản lý rác thải nhựa được mô tả và phân tích Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp cho chính quyền và các tổ chức liên quan các giải pháp để cải thiện việc quản lý rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng đóng góp vào việc nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý rác thải nhựa hiệu quả tại các địa phương khác

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ là rác thải nhựa tạo ra từ hộ gia đình tại thành phố Đà Nẵng, một trong những thành phố lớn của Việt Nam và đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế Đà Nẵng là một trong những địa phương có mức độ ô nhiễm môi trường nặng nề do rác thải nhựa Nghiên cứu

sẽ tập trung đánh giá các nguồn rác thải nhựa từ hộ gia đình tại thành phố Đà Nẵng và các hoạt động sản xuất, tiêu thụ và xử lý rác thải nhựa trong khu vực này

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu của đề tài "Xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa - theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng" sử dụng tiến trình và kỹ thuật cơ bản của DFID (2008b) Nghiên cứu sử dụng bốn phương pháp chính là phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp phân

Trang 16

tích tổng hợp so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm với chuyên gia

4.1 Phương pháp thu thập tài liệu

Để tìm hiểu thực trạng và xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng, việc thu thập thông tin

và tài liệu từ tất cả các nguồn là rất cần thiết Các nguồn tài liệu sẽ thu thập bao gồm: tài liệu xuất bản bởi các cơ quan, tổ chức như UNESCAP, iDE, USAID hoặc các báo cáo, đánh giá của Sở Tài nguyên & Môi trường tại thành phố Đà Nẵng và các website

4.2 Phương pháp phân tích tổng hợp so sánh

Dựa trên các tài liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đối chiếu và đánh giá các thông tin hoặc dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, giúp người đọc có cái nhìn tổng quan và cân nhắc toàn diện hơn về vấn đề nghiên cứu Sử dụng phương pháp này giúp hiểu rõ hơn về các yếu tố cũng như đối tượng cần nghiên cứu

4.3 Phương pháp thống kê

Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu, để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa các yếu tố và đưa ra kết luận có ý nghĩa để giải quyết các vấn đề phức tạp trong thực tế Nghiên cứu sử dụng các tài liệu thống kê mang tính chính thống như tài liệu của các tổ chức Liên Hợp Quốc, thống kê của một số cơ quan ban ngành nhà nước về thực trạng quản lý chất thải rắn hoặc rác thải nhựa tại Việt Nam, thành phố Đà Nẵng… để phân tích Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các nguồn số liệu nghiên cứu từ các tổ chức phi chính phủ cũng như các cơ quan thống kê chính thức

4.4 Phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm với chuyên gia

Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu này được thực hiện với các chuyên

Trang 17

gia đang thực hiện các hoạt động liên quan đến kinh tế tuần hoàn rác thải nhựa ở trường đại học, các tổ chức phi chính phủ có dự án trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cũng như các cán bộ quản lý nhà nước thuộc Sở Tài nguyên & môi trường thành phố Đà Nẵng, cán bộ Tài nguyên & Môi trường của các quận để tìm hiểu về thực trạng của mô hình quản lý rác thải nhựa, cũng như các thành phần tham gia trong mô hình đó, những thuận lợi và khó khăn của mỗi thành phần cũng như thảo luận về các giải pháp đề xuất

5 Bố cục đề tài

Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài được đặt tên như

sau: “Xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa - theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng”

Đề tài "Xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa - theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng" có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng trong bối cảnh đang diễn ra khủng hoảng về ô nhiễm môi trường toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa

Mô hình quản lý rác thải nhựa được xây dựng nhằm mục đích tối ưu hóa việc thu gom, xử lý và tái chế rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng Điều này không chỉ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường mà còn tạo ra những giá trị kinh tế từ rác thải nhựa, giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn và bảo

vệ môi trường

Ngoài ra, đề tài này còn có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, phát triển các

cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ xử lý và tái chế rác thải nhựa, từ đó đưa ra các giải pháp thích hợp cho việc quản lý rác thải nhựa tại Đà Nẵng cũng như các địa phương khác

Đề tài "Xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa - theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng" có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát triển theo định hướng kinh tế tuần hoàn và

Trang 18

nghiên cứu các giải pháp quản lý rác thải nhựa hiệu quả

Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là tài liệu tham khảo giúp hoàn thiện công tác phát triển và nhân rộng mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về nền kinh tế tuần hoàn và quản lý rác thải Chương 2: Thực trạng về mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Đề xuất mô hình quản lý rác thải nhựa theo định hướng kinh

tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Đề tài "Xây dựng mô hình quản lý rác thải nhựa - theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng" là một chủ đề đang được quan tâm trong các nghiên cứu về quản lý rác thải nhựa và tài nguyên tái chế Dưới đây

là một số nghiên cứu liên quan đến đề tài này:

“Quản lý chiến lược và kinh tế tuần hoàn” của Marcello Tonelli & Nicoló Cristoni là một tài liệu hướng dẫn về kinh tế tuần hoàn và quản lý chiến lược Tài liệu giới thiệu về kinh tế tuần hoàn và các chiến lược kinh tế tuần hoàn Bên cạnh đó, quy trình chiến lược kinh tế tuần hoàn được chia sẻ, cùng với việc xác định vai trò và vị trí kinh tế tuần hoàn đối với các doanh nghiệp, cũng như phân tích khoảng trống, xây dựng và hoạch định chiến lược kinh tế tuần hoàn Các công cụ để phân tích nền kinh tế tuần hoàn ở cả cấp độ

vi mô và vĩ mô cũng được đề cập

“A review of the plastic value chain from a circular economy perspective” của Mathilde Rosenberg Johansen và cộng sự (2000) phân tích tổng quan về chuỗi giá trị rác thải nhựa theo định hướng nền kinh tế tuần hoàn Nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến sản xuất, sử dụng, tái chế và xử lý rác thải nhựa, đồng thời đưa ra các giải pháp để cải thiện tình

Trang 19

trạng ô nhiễm môi trường Một số điểm chính được đề cập trong bài báo là vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người, chuỗi giá trị rác thải nhựa bao gồm các giai đoạn sản xuất, sử dụng, tái chế và xử lý Mỗi giai đoạn này đều

có ảnh hưởng đến tình trạng ô nhiễm môi trường Nghiên cứu còn đề cập đến việc nền kinh tế tuần hoàn là một phương pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường bằng cách tối đa hóa giá trị của tài nguyên và giảm thiểu lượng rác thải được sản xuất Các giải pháp để cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường được

đề xuất bao gồm giảm thiểu sản xuất rác thải nhựa, thúc đẩy tái chế, phát triển các vật liệu thân thiện với môi trường và nâng cao nhận thức của công chúng

về vấn đề này

“Closing the loop on Plastic Pollution in Danang city, Vietnam – Baseline Report của UNESCAP (2021) đã phân tích thực trạng của Rác thải nhựa tại thành phố Đà Nẵng, từ việc phát thải rác thải nhựa, các thành phần rác thải nhựa chính, nguồn thải ra môi trường, và việc xử lý những nguồn rác thải đó Đồng thời, báo cáo cũng đưa ra các khuyến nghị về việc quản lý rác thải nhựa cũng như các chính sách có liên quan đến việc quản lý rác thải

“Tạo ra chuỗi cung ứng tốt hơn cho người nghèo - Hướng dẫn thực hành phân tích chuỗi giá trị” (DFID, 2008a) là một tài liệu hướng dẫn thực hành phân tích chuỗi giá trị, được phát triển bởi Bộ Phát triển Quốc tế Anh (DFID) vào năm 2008 Tài liệu này cung cấp cho người đọc các khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị và các phương pháp để phân tích chuỗi giá trị Nó cũng đưa ra các ví dụ về cách áp dụng phân tích chuỗi giá trị trong các tình huống thực tế, nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về cách tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tạo ra giá trị cho người nghèo 1

"Circular economy in plastic waste management: The case of Vietnam" của Lê Minh Hoàng và cộng sự (2020) đã phân tích thực trạng và đề xuất các

Trang 20

giải pháp cho việc xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam

“Market study for Vietnam: Plastics circularity opportunities and barriers” của World Bank Group, (IFC 2021) là một nghiên cứu về tình hình

sử dụng nhựa tại Việt Nam và cơ hội, thách thức trong việc áp dụng nền kinh

tế tuần hoàn đối với nhựa Nghiên cứu chỉ ra rằng Việt Nam là một trong những quốc gia sử dụng lượng nhựa lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á và đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do rác thải nhựa Bên cạnh đó, nghiên cứu phân tích cơ hội cho nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa tại Việt Nam, bao gồm các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội, đưa

ra các thách thức và rào cản phát triển nền kinh tế tuần hoàn đối với nhựa tại Việt Nam, như thiếu hạ tầng, khả năng quản lý rác thải kém, nhận thức của người tiêu dùng, và sự thiếu hụt về công nghệ và vốn đầu tư

“Going Circular: A Roadmap for Plastics Recycling in Vietnam” của Tze Ni Yeoh (2021) nghiên cứu về việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn cho việc tái chế nhựa tại Việt Nam Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích tình hình hiện tại của ngành tái chế nhựa tại Việt Nam, thách thức và cơ hội, cùng với các khuyến nghị để xây dựng một hệ thống tái chế nhựa bền vững và mang tính cạnh tranh

“Mapping Informal Waste Sector in Danang: UNDP Accelerator Lab Research: Understanding the informal waste sector, its workers and dynamic: Danang Case study” của Dr Kasia Weina và Jan Zellman (2021) mô tả về vai trò then chốt của khu vực phi chính thức trong hệ thống thu thập chất thải có thể kinh doanh được ở Việt Nam, cụ thể hơn là Đà Nẵng Nghiên cứu đã chỉ

ra những người thu gom ve chai là thành phần tham gia chính trong hệ thống quản lý chất thải, quyết định tỉ lệ tái chế, cho dù họ chưa được công nhận hoặc đưa vào phương án quản lý chất thải của thành phố

Trang 21

“Creating a sustainable Circular Economy for Plastic waste in Vietnam: Baseline report 2022” của Tổ chức iDE (2021) đưa ra những số liệu ban đầu

về hiện trạng về việc thu gom, xử lý và tái chế rác thải nhựa ở thành phố Đà Nẵng Nghiên cứu đã chỉ ra nguồn rác thải nhựa chính của thành phố và phương pháp xử lý hiện tại Bên cạnh đó, tình hình thực tế của các thực thể tham gia vào chuỗi giá trị rác thải nhựa cũng được làm rõ

“Lộ trình phát triển Kinh tế tuần hoàn tại Thành phố Đà Nẵng” của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng (8/2022) đã đưa ra những đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng và lựa chọn lĩnh vực trọng tâm để phát triển, đồng thời đưa ra nội dung lộ trình phát triển kinh tế tuần hoàn tại thành phố Đà Nẵng

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ

QUẢN LÝ RÁC THẢI 1.1 LÝ THUYẾT VỀ KINH TẾ TUẦN HOÀN

1.1.1 Khái niệm về nền kinh tế tuần hoàn

Khái niệm về nền kinh tế tuần hoàn bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20, nhưng

nó đã nhận được nhiều sự chú ý và trở nên quan trọng hơn trong những thập

kỷ gần đây, như một phản ứng của cộng đồng đối với mối lo ngại ngày càng tăng về cạn kiệt tài nguyên, tạo ra chất thải và suy thoái môi trường

Kinh tế tuần hoàn (Circular economy), viết tắt là “KTTH", là một mô hình công nghiệp thay thế (Ellen MacArthur Foundation 2012, 2013 và 2014; Mendoza và cộng sự 2017), trong đó, bằng cách tiếp cận tổng thể (Bonciu 2014) và hệ thống (Webster 2013), các quá trình công nghiệp không được coi nguyên nhân tất yếu của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên, gây nhiễm môi trường và tạo ra chất thải, mà là một phương tiện để góp phần phát triển bền vững

Theo K Winans và cộng sự, 2016, nền kinh tế tuần hoàn là một mô hình sản xuất và tiêu dùng, bao gồm việc chia sẻ, thuê, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế các vật liệu và sản phẩm hiện có Trong nền kinh tế tuần hoàn, vòng đời của bất kỳ sản phẩm nào cũng sẽ được kéo dài

Theo Liu và cộng sự, 2019, kinh tế tuần hoàn được xem như một hệ thống kinh tế sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả và chu kỳ tái sử dụng tài nguyên được khép kín, tránh lãng phí tài nguyên, tăng công suất của môi trường và cải thiện tình trạng môi trường tự nhiên

Như vậy, qua những khái niệm ở trên, nghiên cứu sẽ tập trung vào khái

niệm của K.Winans và cộng sự, cho rằng kinh tế tuần hoàn là một hệ thống có

tính khôi phục và tái tạo thông qua việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và thu

Trang 23

hồi các nguyên liệu trong các quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng, thay thế cho khái niệm “kết thúc vòng đời”

Hình 1.1: Các yếu tố quan trọng trong nền KTTH 1.1.2 Mục đích của nền kinh tế tuần hoàn

Trên thực tế, có hơn 100 tỷ tấn tài nguyên được đưa vào nền kinh tế mỗi năm – bao gồm mọi thứ từ kim loại, khoáng chất và nhiên liệu hóa thạch đến vật liệu hữu cơ từ thực vật và động vật, trong đó, chỉ có 8,6% tài nguyên được tái chế và sử dụng lại Việc sử dụng tài nguyên đã tăng gấp ba lần kể từ năm

1970 và có thể tăng gấp đôi lần nữa vào năm 2050 nếu tất cả hoạt động kinh doanh được diễn ra như bình thường Khi đó, nhân loại sẽ cần 1,5 Trái đất để đảm bảo được việc sử dụng tài nguyên như hiện tại Việc sử dụng tràn lan này ảnh hưởng rất nhiều đến con người, động vật hoang dã và hành tinh Việc chuyển đổi từ các mô hình tuyến tính, sử dụng hết rồi bỏ đi sang nền kinh tế tuần hoàn trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, khi đó, rác thải và các sản phẩm gây ô nhiễm bị loại bỏ, các sản phẩm và vật liệu được dùng lâu hơn, và hệ thống trong tự nhiên có thể tái sinh

Do đó, mục đích của nền kinh tế tuần hoàn là:

- Tối đa hóa giá trị của tài nguyên thông qua việc sử dụng và tái sử dụng chúng một cách hiệu quả và giảm thiểu lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường (Cơ quan bảo vệ môi trường, Mỹ)

Trang 24

- Giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài nguyên không tái tạo và giảm thiểu lượng khí thải, đặc biệt là khí thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời tạo ra các cơ hội kinh doanh mới thông qua việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ tái chế, tái sử dụng và tái chế lại (OECD)

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực của nền kinh tế truyền thống - kinh tế tuyến tính và cũng là một sự thay đổi hệ thống tạo ra khả năng phục hồi lâu dài, mang lại cơ hội kinh doanh cũng như lợi ích môi trường và xã hội (Ellen MacArthur Foundation)

- Tạo tiền đề để thực hiện các mục phát triển bền vững (SDGs 2030) thông qua đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững như: giảm tỷ lệ suy giảm tài nguyên hiện nay, gìn giữ để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai; nâng cao nhận thức của người dân về tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tiêu dùng các mặt hàng sử dụng một lần không cần thiết; mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất để hỗ trợ thực hiện 100% tỷ lệ tái chế chất thải thành nguyên liệu; là con đường hướng đến nền kinh tế cácbon thấp, đặc biệt trong các ngành công nghiệp nặng (Ellen MacArthur Foundation)

Có thể thấy, nền kinh tế tuần hoàn không chỉ là khắc phục những sai lầm

về môi trường mà còn có thể mang lại những cơ hội lớn và tác động tích cực đến các ngành, lĩnh vực và cuộc sống

1.1.3 Nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn

Trong mô hình kinh tế tuần hoàn thì các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường Đây là một chiến lược phát triển bền vững đang được đề xuất để giải quyết các vấn đề cấp bách của suy thoái môi trường và khan hiếm tài nguyên, trong đó tài nguyên đầu vào, chất thải, khí thải và năng lượng được tối thiểu hóa ngay từ trong quy trình sản xuất và tiêu dùng từ thiết kế, bảo trì, sửa chữa,

Trang 25

tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài dựa trên động lực kinh tế, hướng đến một mô hình kinh tế không phát thải

Tổ chức Ellen Mac Arthur đã xác định ba nguyên tắc chính của một nền kinh tế tuần hoàn đó là: (1) Giảm và loại bỏ thải và ô nhiễm; (2) Kéo dài thời hạn sử dụng của sản phẩm và nguyên vật liệu; (3) Tái tạo hệ thống tự nhiên Các nguyên tắc của khái niệm KTTH bao gồm 3R (giảm thiểu (Reduce), tái sử dụng (Reuse), tái chế (Recylcle)) và 6R (tái sử dụng (Reuse), tái chế (Recylcle), thiết kế lại (Re-design), tái sản xuất (Remanufacture), giảm bớt (Reduce), phục hồi (Recover)

1.2 PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ (VCA) - CÔNG CỤ PHÂN TÍCH KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở CẤP ĐỘ VĨ MÔ

1.2.1 Phân tích chuỗi giá trị (VCA)

Phân tích chuỗi giá trị (VCA – Value Chain Analysis) là một công cụ phân tích kinh tế tuần hoàn ở cấp độ vĩ mô Nó tập trung vào việc phân tích các hoạt động sản xuất và phân phối giữa các ngành công nghiệp khác nhau

để hiểu quy trình tạo ra giá trị kinh tế trong một hệ thống kinh tế, xem xét các mối liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất được kết nối với người tiêu dùng cuối cùng Đây là một phương pháp đánh giá nhằm tìm hiểu các thành phần và hoạt động kinh tế liên hệ với nhau như thế nào, bao gồm cả mặt kinh tế và dòng chảy nguyên vật liệu Mỗi bước trong chuỗi giá trị đóng góp vào giá trị cuối cùng của sản phẩm và có thể tạo ra lợi nhuận Việc phân tích chuỗi giá trị giúp các nhà quản trị kiểm soát được sự tương tác giữa những người khác nhau trong chuỗi, mức đóng góp cụ thể của từng tác nhân tham gia chuỗi sẽ được làm rõ để có cơ sở đưa ra các quyết định phù hợp Đồng thời, việc phân tích chuỗi giá trị sẽ giúp các nhà tạo lập chính sách có nguồn thông tin cần thiết để có giải pháp phù hợp và không ngừng hoàn thiện các chính sách vi mô và vĩ mô Phân tích chuỗi giá trị sẽ hỗ

Trang 26

trợ cho công tác quản lý chuỗi giá trị từ đầu vào đến đầu ra, và quản lý chất lượng tốt (từ đầu ra về lại đầu vào) nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành hàng

Phạm vi của một nghiên cứu VCA là về chuỗi giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ trong nền kinh tế, mà chuỗi giá trị này được phân tích sâu nhằm xác định các hoạt động quan trọng nhất trong quy trình sản xuất và phân phối, tìm ra điểm kém hiệu quả của nó, cũng như tìm cách tối ưu hóa và cải thiện hiệu quả Nghiên cứu về Chuỗi giá trị bao hàm cả những vấn đề về tổ chức và điều phối, Đây cũng là cách để các thành phần kinh tế cùng nhau tạo ra giá trị

và tương tác với nhau trong hệ thống kinh tế

Điều này được thực hiện bằng cách phát triển một bản đồ cấu trúc chuỗi cung ứng bao gồm không chỉ các công ty, thực thể tham gia vào chuỗi và các quy trình, mà còn cả mối liên hệ chính giữa chúng, nghĩa là những quy trình liên kết công ty này với công ty khác (Taylor, 2005) Theo ông, việc phân tách chuỗi giá trị thành các bước cụ thể, lập bản đồ dẫn đến việc xác định một

số cơ hội để cải thiện dòng chảy vật chất và thông tin, cũng như các hành động liên quan đến việc thiết lập, kiểm soát và quản lý chuỗi giá trị (Taylor, 2005)

Năm 2008, tổ chức phát triển quốc tế của Anh đã xuất bản ấn phẩm “Tạo

ra chuỗi cung ứng tốt hơn cho người nghèo - Hướng dẫn thực hành phân tích chuỗi giá trị” (DFID, 2008a) với mô tả chi tiết cách thức phân tích chuỗi giá trị Đây là cách tiếp cận rất phù hợp thông qua hai bước cơ bản:

Bước 1: Sơ đồ hóa chuỗi giá trị (Mapping the value chain)

Việc sơ đồ hóa chuỗi giá trị cho phép người nghiên cứu nhận diện các hoạt động chính của chuỗi, các thành phần tham gia chính trong chuỗi và vai trò của họ, nhận diện các dòng dịch chuyển trong chuỗi, nhận diện sản lượng sản phẩm dịch chuyển trong chuỗi và số lượng các thành phần tham gia vào

Trang 27

Đầu vào Sản xuất Chuyển đổi Bán dùng Tiêu

Nhà

cung cấp

đầu vào

Người sản xuất

Người đóng gói/chế biến

Người bán

Người tiêu dùng

chuỗi, nhận diện cách thức giá trị thay đổi trong chuỗi, nhận diện các mối quan hệ trong chuỗi

Trong phần sơ đồ hóa chuỗi giá trị, sẽ có hai sơ đồ cơ bản nhằm mô tả bức tranh chung về sự kết nối, sự phụ thuộc và liên kết lẫn nhau giữa các thành phần tham gia và các quy trình vận hành trong một chuỗi giá trị

Sơ đồ chuỗi sẽ định dạng các hoạt động kinh doanh (chức năng chuỗi), thứ tự các thành phần tham gia trong chuỗi, mối liên kết của họ

Sơ đồ trên sẽ mô tả quy trình sản xuất, chuyển đổi, chế biến phân phối sản phẩm, được gọi là chức năng chuỗi, có thể nhìn thấy thông qua các mũi tên rỗng Đây cũng sẽ là danh sách các hoạt động đang được thực hiện để đưa sản phẩm cuối cùng ra thị trường Có bao nhiêu chức năng trong chuỗi là tùy thuộc vào chuỗi giá trị thực tế của sản phẩm đó Dòng sản phẩm công nghiệp

có thể đi qua các giai đoạn khác nhau

Sau khi sơ đồ hóa như trên, sẽ có bước phân tích các nhà vận hành trong chuỗi giá trị và phân tích các mối quan hệ giữa họ Mô hình nghiên cứu chi tiết như sau:

Hình 1.2: Sơ đồ chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007)

Trang 28

Bên cạnh đó, sơ đồ người tham gia chính sẽ được vẽ theo cách phân loại người tham gia theo nghề nghiệp chính của họ, như người thu mua, người sản xuất Trong các thị trường nhỏ và yếu kém, không có yếu tố chuyên môn hóa, một người tham gia có thể thực hiện nhiều vai trò khác nhau, tuy nhiên, cần tìm ra công việc chính của họ và phân loại phù hợp

Sơ đồ này cũng mô tả các thành phần tham gia chuỗi, khi các tác nhân này được đặt chính xác dưới các chức năng để chỉ rõ mối quan hệ tương thích giữa các chức năng của chuỗi và nhóm tác nhân chuỗi khác nhau Các tác nhân kết nối với nhau bằng các mũi tên và hình thành kênh thị trường chuỗi Sau khi sơ đồ hóa các thành phần trên chuỗi, có thể thấy tác nhân chính gây ảnh hưởng đến chuỗi giá trị Đồng thời, mỗi thành phần tham gia đều có thể mang lại những giá trị gia tăng cũng như mối nguy trong chuỗi giá trị, đây

là một khía cạnh quan trọng trong quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm hoặc dịch vụ

Về giá trị gia tăng, có thể hiểu đây là sự gia tăng giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua việc thực hiện các hoạt động cụ thể trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc cung ứng Đây cũng là sự khác biệt giữa giá trị đầu vào (nguyên liệu, thành phẩm, công việc trước) và giá trị đầu ra (sản phẩm hoàn thành) Các hoạt động tạo ra giá trị gia tăng có thể là chất lượng sản phẩm tốt hơn, những bước sáng tạo hoặc các dịch vụ khách hàng tốt hơn

Về mối nguy trong chuỗi giá trị, đây là những yếu tố hoặc sự kiện có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất, cung ứng hoặc phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ Những mối nguy này có thể bao gồm các yếu tố như thay đổi trong nguồn cung ứng nguyên liệu, sự cố kỹ thuật, các quy định/chính sách hoặc thay đổi trong nhu cầu của thị trường

Sau khi mô tả định tính được chuỗi giá trị của mô hình, bao gồm các thành phần tham gia, đầu vào, các hoạt động chính có thể diễn ra, đầu ra, giá

Trang 29

trị gia tăng cũng như mối nguy trong chuỗi giá trị, có thể xác định được những đặc trưng của mô hình thực tế so với mô hình nguyên bản, để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp

Đồng thời, mối quan hệ giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị là một khía cạnh quan trọng của quá trình sản xuất và cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ từ nguồn gốc đến người tiêu dùng cuối cùng Mối quan hệ giữa các chủ thể trong chuỗi giá trị thường được xác định bởi các yếu tố như tương tác thị trường, hợp tác cung ứng, tạo giá trị cho khách hàng và duy trì mối quan hệ dài hạn

Sự hiểu biết và hợp tác giữa các chủ thể là quan trọng để tối ưu hóa quá trình sản xuất, chất lượng sản phẩm và tạo ra giá trị cùng lợi ích cho tất cả các bên tham gia trong chuỗi giá trị

Bước 2: Phân tích định lượng chuỗi giá trị

Phân tích định lượng là phân tích chi tiết chi phí, lợi nhuận và giá trị gia tăng trên từng mắt xích của chuỗi Lượng hóa và mô tả chi tiết chuỗi giá trị, với những con số chi tiết về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, giá trị tăng thêm của từng phân đoạn trong chuỗi Theo lý thuyết, lượng hóa sơ đồ chuỗi giá trị

là một tiến trình tương đối đơn giản, có nghĩa là thu thập số liệu và bổ sung các con số cần thiết vào các thành phần của sơ đồ chuỗi Tuy nhiên, trong thực tế, việc lượng hóa sơ đồ chuỗi giá trị không đơn giản khi phải phụ thuộc vào mức độ sẵn sàng và độ tin cậy của dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

Đối với chuỗi giá trị rác thải nhựa, một trong những khó khăn khi thực hiện việc phân tích định lượng chuỗi giá trị đó là hầu như tất cả các thành phần tham gia thuộc khu vực phi chính thức trong chuỗi giá trị không ghi chép và không có báo cáo tài chính, kế toán Để phân tích về tính kinh tế của chuỗi giá trị, đây sẽ là một yếu tố đầu vào quan trọng của tiến trình quyết định các mục tiêu phát triển và chiến lược nâng cấp Trong thực tế, việc tính toán

có độ chính xác cao thực sự thách thức do tính minh bạch của số liệu Đa

Trang 30

phần các tác nhân tham gia vận hành chuỗi thường xem chi phí sản xuất và lợi nhuận của sản phẩm là “bí mật công nghệ” vì vậy rất khó để tiếp cận

Vì lý do đó, không có dữ liệu trực tiếp, nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích theo phương pháp WIO (Waste Input Output - Đầu vào đầu ra chất thải) của Nakamura Shinichiro (1999a) để tính toán một cách đơn giản lượng chất thải được tạo ra, lượng rác thải được xử lý (tái chế) và lượng rác thải bỏ Nakamura đã xây dựng một bảng Đầu vào – Đầu ra chất thải với hai mục đích chính Trước hết, nó cung cấp một hệ thống ghi chép để mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa sản xuất, tiêu dùng và xử lý chất thải của nền kinh tế Tiếp theo,

nó cung cấp một mô hình toán học có thể được sử dụng để đánh giá được vòng đời của một sản phẩm để đưa ra các chính sách quản lý chất thải thay thế

Đối với mô hình Đầu vào – đầu ra chất thải, cần quan sát điều kiện cân bằng khối lượng để làm cơ sở phân tích định lượng cho chất thải Công thức đánh giá sự cân bằng về nguồn cung và cầu của chất thải như sau:

Lƣợng chất thải đầu vào = lƣợng chất thải đƣợc tái chế + lƣợng chất thải đƣợc xử lý

Bên cạnh đó, mức độ phát thải và tái chế rác thải được xem như tùy thuộc vào ngành sản xuất Có thể thấy, việc xử lý chất thải mang bản chất thụ động, khi từ 1 loại rác thải, sau khi được xử lý có thể phân thành 2-3 loại khác nhau Trong chuỗi quản lý chất thải, phương pháp xử lý chất thải cụ thể đầu tiên có thể đưa đến việc xử lý thêm các chất thải thứ cấp tiếp theo

Theo Nakamura, 1999a, lượng chất thải được xử lý sẽ được xử lý theo nhiều cách (tái chế, chuyển sang bước tiếp theo, hoặc đốt, chôn lấp)

Trong nghiên cứu này, phần định lượng rác thải được phân tích theo công thức đánh giá sự cân bằng rác nguồn cung cầu rác thải để xác định mức

độ xử lý, tái chế rác thải từ nguồn phát thải, cũng như xác định rõ phần rác

Trang 31

thải chưa được tái chế/các nguồn rác thải thứ cấp khác

Đối với đầu vào, cần xác định thông tin về các loại rác thải, thông tin về

số lượng và khối lượng các loại rác được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định, cũng như quá trình xử lý rác thải hiện tại bao gồm các phương pháp tái chế và xử lý Đối với đầu ra, cần xác định sản lượng các loại rác thải

có thể tái chế và sản lượng rác thải chưa được tái chế/xử lý

Phương pháp này được sử dụng để đo lường tác động của các hoạt động kinh tế và sản xuất, giúp xác định mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra trong hệ thống kinh tế, từ đó đánh giá các hiệu quả môi trường của các hoạt động kinh tế và đưa ra quyết định quản lý hợp lý

Mô hình phân tích đầu vào - đầu ra cho phép xác định các thông số quan trọng như hiệu suất, hiệu quả và tác động giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra

Nó cung cấp thông tin về quy mô và cấu trúc của hệ thống, và có thể được sử dụng để đưa ra các dự đoán về sự thay đổi trong yếu tố đầu vào và tác động của nó lên yếu tố đầu ra

Phân tích đầu vào - đầu ra là một phương pháp phân tích quan trọng để hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra trong một hệ thống hoặc quá trình nhất định Nó giúp đưa ra các dự đoán và đánh giá tác động của các yếu tố thay đổi, đồng thời cung cấp thông tin quan trọng cho quản lý và ra quyết định

Trang 32

1.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH QUẢN LÝ RÁC THẢI TRÊN THẾ GIỚI

1.3.1 Mô hình chuỗi giá trị rác thải ở các nước đang phát triển

Nguồn: Nathalia và cộng sự, 2022

Hình 1.3: Chuỗi giá trị rác thải ở các nước đang phát triển

Chuỗi giá trị rác thải ở trên đại diện cho các chuỗi giá trị tái chế hầu hết

có mặt ở châu Á, châu Phi và Đông Âu Ở những quốc gia này, có thể hệ thống xử lý rác thải phát triển nhưng cơ sở hạ tầng xử lý còn rất hạn chế, phụ thuộc lớn vào bãi chôn lấp Người dân có thể chưa tham gia nhiều vào hoạt động thu gom chất thải rắn sinh hoạt Hầu như rác thải có thể bị đổ bỏ trái phép hoặc đốt ở những điểm không được quy hoạch (Aslam và cộng sự, 2021; Vaccari và Perteghella, 2016) Trong chuỗi giá trị này, có cả khu vực quản lý chất thải chính thức và phi chính thức tham gia vào quá trình tái chế rác thải Nhà nước trong mô hình này thường chỉ công nhận các hoạt động hợp pháp được thực hiện bởi khu vực tái chế chính thức và coi các hoạt động tái chế không chính thức là bất hợp pháp và không chấp nhận

Những người thu gom chất thải rắn sinh hoạt chính thức có thể là các công ty thu gom và/hoặc quản lý chất thải tư nhân như ở Mexico (Botello-

Trang 33

Álvarez và cộng sự, 2018), Malawi (Kasinja và Tilley, 2018), Serbia (Mrkajić

và cộng sự, 2018) và Indonesia (Putri và cộng sự, 2018) Các công ty thu gom và/hoặc quản lý chất thải tư nhân thu phí từ người dùng cho mỗi tấn rác thải rắn được xử lý tại các bãi chôn lấp và/hoặc chuyển tải đến các cơ sở xử lý khác

Người thu gom phi chính thức hoạt động trong chuỗi giá trị tái chế là cá nhân, đặc biệt là người nghèo, coi hoạt động của họ là một cách hợp pháp để tạo thu nhập Họ thường xuyên thu gom, mua bán phế liệu tái chế với khối lượng đáng kể, góp phần tích cực vào việc thu hồi giá trị kinh tế trong hệ thống xử lý rác thải Tuy nhiên, người thu gom phi chính thức này được coi là kém hơn về trí tuệ và xã hội và phải cạnh tranh với lĩnh vực tái chế chính thức Theo Medina (2005), người thu gom phi chính thức thường bị các công

ty thu gom chính thức thao túng như ở Trung Quốc (Steuer và cộng sự, 2017)

và Pakistan (Masood và Barlow, 2013), hoặc bị đàn áp như ở Mexico (Botello-Álvarez và cộng sự, 2018) Họ thường mua rác từ các khu dân cư là chính và kiếm tiền thông qua việc đảm bảo giá bán cao hơn đối với các vật liệu phế thải có thể tái chế mà họ mua và họ thường mua những vật liệu có thể tái chế có giá trị thị trường cao (Sembiring và Nitivattananon, 2010)

Người nhặt rác, quét rác thu thập vật liệu tận nhà như ở Ai Cập (Jaligot

và cộng sự, 2016), từ các đường phố và khu vực công cộng như đã đề cập ở Trung Quốc (Fei và cộng sự, 2016; Matter và cộng sự, 2015), và từ các bãi chôn lấp và bãi rác như ở Nigeria (Afon, 2012) và Indonesia (Sasaki et al., 2019) Họ thường bị cộng đồng coi là mù chữ, kỹ năng kém, sống và làm việc trong điều kiện tồi tàn, môi trường mất vệ sinh Sự kỳ thị và phân biệt đối xử này khiến cho việc tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế và hàng hóa của họ ngày càng tăng lên (Botello-Álvarez và cộng sự, 2018; Sandhu và cộng sự, 2017; Sembiring và Nitivattananon, 2010; Steuer và cộng sự, 2017)

Trang 34

Chính quyền trung ương và địa phương nhận thức rõ về sự tồn tại của khu vực không chính thức và vai trò của họ đối với quản lý chất thải có thể tái chế nhưng dứt khoát từ chối công nhận đóng góp của họ cho nền kinh tế và xã hội với tư cách là nhà cung cấp dịch vụ (Aparcana, 2017; Botello-Álvarez và cộng sự, 2018; Mrkajić và cộng sự, 2018; Wilson và cộng sự, 2006)

Các cơ sở thu mua phế liệu lớn và nhỏ là các bên liên quan trung gian trong cả chuỗi giá trị tái chế Một số nghiên cứu cho thấy rằng những người này không bị gạt ra bên lề giống như những người thu gom (Rutkowski và Rutkowski, 2017; Sasaki và cộng sự, 2019; Scheinberg và Simpson, 2015)

Nỗ lực chính thức hóa những thực thể này vẫn còn hạn chế do tính không đồng nhất của họ trong hệ thống (Rutkowski và cộng sự, 2017), sự chênh lệch

về mặt quy mô của họ (Scheinberg và Simpson, 2015) và thiếu quy định phù hợp (Scheinberg và cộng sự, 2016) Theo Mourshed et al (2017) ở Bangladesh và Sasaki et al (2019) và Sembiring và Nitivattananon (2010) ở Indonesia, các đại lý phế liệu thường mua phế liệu có thể tái chế từ khu vực phi chính thức Các đại lý phế liệu có thể thực hiện một số hoạt động phân loại để cải thiện chất lượng vật liệu phế thải có thể tái chế trước khi giao dịch chúng, như đã xảy ra ở Serbia (Mrkajić và cộng sự, 2018) Cuối cùng, họ bán các phế liệu (sạch) có thể tái chế cho các nhà tái chế hoặc trực tiếp cho các nhà sản xuất (Sembiring và Nitivattananon, 2010)

Cơ sở tái chế có thể tiến hành sơ chế trước khi gửi đến nhà sản xuất, chẳng hạn như cắt, băm nhỏ, rửa, làm sạch và sấy khô; đặc biệt là đối với vật liệu nhựa – như ở Bangladesh (Hamidul Bari và cộng sự, 2012) và Kenya (Oyake-Ombis và cộng sự, 2015)

Các nhà sản xuất - mắt xích kết nối giữa chuỗi giá trị tái chế và sản xuất - chuyển đổi vật liệu thành dạng hạt tái chế tương tự như vật liệu nguyên sinh và thường trộn với nhựa nguyên sinh trước khi sản xuất các sản phẩm khác nhau

Trang 35

1.3.2 Mô hình quản lý rác thải ở Malaysia

Tại Malaysia, mô hình quản lý rác thải nhựa được tập trung xây dựng và phát triển

Nguồn: Lê Thu Thủy và cộng sự, 2022

Hình 1.4: Mô hình quản lý rác thải nhựa tại Malaysia

Tại quốc gia này, hầu hết các công ty tái chế nhựa sẽ lựa chọn nhựa tái chế nhập khẩu so với nhựa tái chế trong nước do giá thấp hơn, khối lượng lớn, chất lượng đồng nhất và nguồn cung đảm bảo Chuỗi cung ứng yếu và mỏng manh cũng như thiếu thị trường hoạt động tốt cho nhựa tái chế là thách thức lớn nhất mà các nhà tái chế nhựa trong nước phải đối mặt Do đó, để thúc đẩy các ngành công nghiệp tái chế và khả năng cạnh tranh trên thị trường, năm

2021, một mô hình quản lý rác thải nhựa nhựa theo kinh tế tuần hoàn đã được

áp dụng và có thể xem đây là giải pháp tối ưu cho ngành công nghiệp nhựa ở Malaysia (Chen, H., và cộng sự, 2021)

Cụ thể, mô hình nhấn mạnh đến việc thu hồi chất thải nhựa làm từ nhiên liệu hóa thạch thông qua các quy trình tái chế thành nguyên liệu thô và phát triển các chất thay thế nhựa Bên cạnh đó, mô hình còn đề cao tầm quan trọng

Trang 36

của việc phát triển các chất thay thế nhựa tái tạo và có thể phân hủy, đồng thời thiết lập một chuỗi cung ứng khép kín của các loại nhựa có nguồn gốc từ nhiên liệu hóa thạch hiện có Mô hình này phù hợp với các sáng kiến của chính phủ về phát triển các chất thay thế nhựa tái tạo và có thể phân hủy (phân hủy sinh học) để thay thế từ từ nhựa nhiên liệu hóa thạch và 'Nền kinh

tế nhựa mới', một sáng kiến được dẫn đầu bởi Quỹ Ellen MacArthur với sự hỗ trợ của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (Chen, H., và cộng sự, 2021) Tuy nhiên, để mô hình được thực hiện thành công bên cạnh việc thực thi pháp luật về QLRT khá nghiêm ngặt ở Malaysia đòi hỏi có sự hợp tác chặt chẽ của tất cả các ngành từ thu gom, phân loại và tái chế chất thải, đến sản xuất và sau là người tiêu dùng

1.3.2 Mô hình quản lý rác thải ở Croatia

Quốc gia này đặt ra mục tiêu tái chế rác thải đô thị tối thiểu là 50% số lượng rác thải đô thị hỗn hợp được chôn lấp hàng năm Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản lý cho rằng cần phải thu gom riêng một phần đáng kể nhựa, giấy, kim loại, thủy tinh, cả chất thải dệt, rác thải sinh học và những chất tạo thành rác thải đô thị Nói cách khác, các phần khô như giấy và bìa cứng, kim loại, nhựa, thủy tinh và dệt hoặc tất cả các bao bì phế thải và các vật liệu tương tự nên được thu gom riêng biệt với rác thải phân hủy sinh học và rác thải hỗn hợp khác Đồng thời cũng cần tăng công suất cho các nhà máy phân loại rác thải điện tử (đối với phân đoạn khô và nơi có chất thải hỗn hợp thích hợp) và công suất xử lý rác thải phân loại sinh học (nhà máy ủ phân, hầm khí sinh học)

Trên cơ sở đó, năm 2017, một mô hình quản lý rác thải thực hiện theo định hướng kinh tế tuần hoàn đã được đề xuất Mô hình này được tích hợp ở cấp quốc gia, có tính bền vững và tuân thủ các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn cũng như các khuyến nghị, yêu cầu của EU Mô hình quản lý rác thải này đã

Trang 37

được sửa đổi đáng kể so với trước đó và đã được thông qua (Republic of Croatia, 2017) Với tiềm năng tái chế các vật liệu như hiện nay ở Croatia kết hợp với việc thực hiện theo mô hình Kinh tế tuần hoàn, năm 2020 lượng rác thải đô thị được tái chế cao hơn 50% (Luttenberger, L.R., 2020)

Nguồn: Lê Thu Thủy và cộng sự, 2022

Hình 1.5: Mô hình quản lý rác thải tại Croatia

Cấu trúc của mô hình được thiết kế như trong Hình 2, với các dòng nguyên liệu mục tiêu được định lượng cụ thể Theo mô hình này, ước tính đáp ứng khoảng 0,39 triệu tấn chất thải sinh học sẽ là đầu vào cho quá trình ủ phân gia đình và thành phố cũng như sản xuất khí sinh học Các nguồn tái chế tối thiểu được để lại để xử lý

Trang 38

1.3.3 Mô hình quản lý rác thải ở Việt Nam

Hình 1.6: Mô hình quản lý rác thải tại Việt Nam

Ở Việt Nam, việc phân loại rác tại nguồn chưa được chú trọng Theo số liệu thống kê từ Cục môi trường quốc gia năm 2011, tổng số lượng chất thải rắn tạo ra xấp xỉ 28 triệu tấn mỗi năm, trong đó, khoảng 10 – 15% lượng rác thải thu gom được tái sử dụng hoặc tái chế Vào năm 2018, lượng rác thải rắn

hộ gia đình tạo ra ở Việt Nam nằm ở mức xấp xỉ 25,5 triệu tấn hộ gia đình, rác thải nhựa không được (Bộ TNMT, 2018)

Tỉ lệ rác thải được thu gom trung bình ở khu vực đô thị là 84 - 85%, khu vực ngoại ô là 60%, khu vực nông thôn là 40 – 55% (Trương và Halonen, 2018)

Đối với hộ gia đình, rác thải sẽ không được phân loại tại nguồn, ngoại trừ một số khu vực hiện đang triển khai thí điểm dự án về 3R, như dự án triển khai ở một số quận thuộc thành phố Đà Nẵng Ở các thành phố, việc thu gom rác sẽ được thu gom độc quyền bởi công ty Môi trường đô thị (DURENCO) (công ty có 51% cổ phần vốn nhà nước), là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyến và tập kết tại bãi rác Tuy nhiên, ở khu vực nông thôn, việc thu

Trang 39

gom có thể được thực hiện bởi các công ty, doanh nghiệp nhỏ (Trương và Halonen, 2018)

Người mua phế liệu ở Việt Nam đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu gom rác tại nguồn Mỗi thành phố ở Việt Nam có trung bình 700 người thu gom (WWF, 2021), trong đó, 2/3 lực lượng này là nữ và 9% là lao động trẻ em (Globalrec, 2021) Họ sẽ nhặt rác thải từ hai nguồn, tại bãi rác và từ hộ gia đình Sau đó, lực lượng này sẽ phân loại riêng biệt thành giấy, kim loại, nhựa…và bán các cửa hàng thu gom phế liệu

Số lượng rác không được nhặt hoặc tái chế sẽ được đưa ra bãi rác (xấp xỉ 80% rác thải rắn được thu gom), sau đó sẽ được đốt hoặc chôn lấp Hơn 85% trong tổng số 450 bãi rác trên toàn Việt Nam không đảm bảo các điều kiện về

vệ sinh (IBID, 2022)

Lực lượng tái chế ở Việt Nam chủ yếu là lực lượng phi chính thức, thường được gọi là “làng nghề”, thương bao gồm một hoặc nhiều cộng đồng dân cư, cùng sản xuất một hoặc nhiều loại sản phẩm giống nhau (Bộ NN&PTNT, 2006) Việt Nam có hơn 500 làng nghề tái chế, cung cấp việc làm cho hơn 11 triệu lao động và tại những làng nghề này, nhân công sẽ có thu nhập gấp 2-3 lần so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (Bộ NN&PTNT, 2011) Những làng nghề này có những đặc điểm như sau 1) không bị áp dụng bởi bất cứ một chế tài nào, 2) sử dụng những công nghệ lạc hậu và không đảm bảo yêu cầu về môi trường, 3) hiệu suất sản xuất sản phẩm thấp và sản phẩm đầu ra thấp (Trung Hải et al., 2021)

Có thể thấy, ở Việt Nam, mô hình tái chế các loại rác thải hiện tại còn khá manh mún, nhỏ lẻ, đa phần phụ thuộc vào khu vực phi chính thức Tỷ lệ tái chế còn khá thấp gây ra áp lực về mặt môi trường Do đó, có thể áp dụng cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn để tăng tỉ lệ tái chế, tái sử dụng rác thải, giảm tỉ lệ nhập khẩu rác thải từ nước ngoài và sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả hơn

Trang 40

1.3.4 Bài học kinh nghiệm từ các mô hình đang triển khai trên thế giới

a Bài học kinh nghiệm từ mô hình tại Malaysia

So với mô hình tại Malaysia, mô hình quản lý Rác thải nhựa theo định hướng KTTT tại thành phố Đà Nẵng tập trung nhiều hơn vào việc xử lý nguồn rác thải trong nước, giúp giảm gánh nặng đối với nguồn tài nguyên cũng như đảm bảo các yếu tố môi trường Đặc biệt, thành phố Đà Nẵng tập trung sâu vào việc giải quyết nguồn rác thải nhựa tạo ra từ hộ gia đình, một trong những nguồn chính tạo ra chất thải rắn đô thị Trong khi đó, Malaysia chỉ chú trọng vào mảng nhựa tái chế nhập khẩu khi xét đến các yêu tố liên quan đến giá, khối lượng, chất lượng đồng nhất và nguồn cung Đặc biệt, ở Malaysia, một trong những vấn đề đang được quan tâm và xử lý là các loại chất thải nhựa được sản xuất từ các nguồn hóa thạch như dầu, than, khí đốt,

để tái chế hoặc chuyển đổi thành nhiên liệu hoặc sản phẩm khác có giá trị sử dụng Việc sản xuất và sử dụng nhựa dẫn xuất hóa thạch gây ra nhiều vấn đề môi trường, bao gồm ô nhiễm, rác thải và thải CO2, do đó, việc thu hồi và tái chế chúng là một phương pháp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường Đây là một hạn chế của Việt Nam khi chưa có cân nhắc những loại này

Malaysia tập trung vào hai mảng, tái chế nhựa thành nguyên liệu thô và phát triển các chất thay thế nhựa, đặc biệt là chất có thể phân hủy Thành phố

Đà Nẵng hiện tại chỉ có thể chế tạo ra nguyên liệu thô, chưa có kế hoạch cũng như cơ sở hạ tầng để phát triển các chất thay thế nhựa

Chuỗi cung ứng rác thải nhựa khép kín đã được triển khai ở Malaysia, trong khi đó, chuỗi cung ứng nhựa ở thành phố Đà Nẵng vẫn đang được thực hiện, nhưng kết nối giữa các thành phần tham gia còn rất hạn chế

Malaysia đã có lộ trình thực hiện rõ ràng trong việc phát triển nền kinh tế tuần hoàn, lồng ghép với các sáng kiến của chính phủ để thực thi việc quản lý

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w