Trong Tư pháp quốc tế, khi một VVDS có yếu tố nước ngoài phát sinh, Tòa án của các nước có liên quan đều có thể có thẩm quyền giải quyết. Chính vì vậy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia trong những trường hợp này là rất quan trọng. Qua việc nghiên cứu và so sánh với pháp luật của một số nước, có thể thấy một số quy định của BLTTDS 2015 vẫn chưa được rõ ràng cũng như có một số điểm chưa hợp lý. Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, nhóm em xin chọn đề bài: “Bình luận về quy định xác định thẩm quyền xét xử của Tòa Án Việt Nam trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.” để tìm hiểu và làm rõ.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Đề bài:
Bình luận về quy định xác định thẩm quyền xét xử của Tòa Án Việt Nam
trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Hà nội, 2021
Trang 2BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA
VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 13/11/2021 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Môn học: Tư pháp Quốc tế
Nhóm: 05 Lớp: N03.TL1 khóa 44 xin được phép báo cáo:
Tổng số sinh viên trong nhóm: 11 + Có mặt: 11;
+ Vắng mặt: 0, có lý do: ; không có lý do: .
Sau đây là bảng đánh giá mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm số 5 nghiên
cứu về đề bài: Bình luận về quy định xác định thẩm quyền xét xử của Tòa Án Việt Nam trong
Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
STT MSSV Họ & Tên
Đánh giá của SV
SV
Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2021
Kết quả điểm bài viết:
- GV thứ nhất chấm:
- GV thứ hai chấm:
Kết quả điểm thuyết trình:
- GV cho thuyết trình:
Điểm kết luận cuối cùng:
- GV đánh giá cuối cùng:
Tạ Thị Thiên Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3BLDS Bộ luật Dân sự
Trang 4M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
I - Khái quát chung về việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam trong BLTTDS 2015: 1
II - Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài: 1
1 Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 469 BLTTDS 2015) 1
2 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam (Điều 470 BLTTDS 2015) 3
III - Một số vấn đề khác về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với VVDS có yếu tố nước ngoài 6
1 .Trường hợp không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án .6
2 Các trường hợp giới hạn thẩm quyền cụ thể theo Điều 472 BLTTDS 2015: 7
2.1 Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác 7
2.2 Khi vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài hoặc đã được Trọng tài, Tòa án nước ngoài thụ lý 8
2.3 Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc phán quyết của Trọng tài 9
2.4 Khi bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp .10
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
PHỤ LỤC 1: 14
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong Tư pháp quốc tế, khi một VVDS có yếu tố nước ngoài phát sinh, Tòa
án của các nước có liên quan đều có thể có thẩm quyền giải quyết Chính vì vậy, việc xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia trong những trường hợp này là rất quan trọng Qua việc nghiên cứu và so sánh với pháp luật của một số nước, có thể thấy một số quy định của BLTTDS 2015 vẫn chưa được rõ ràng cũng như có một
số điểm chưa hợp lý Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, nhóm em xin chọn
đề bài: “Bình luận về quy định xác định thẩm quyền xét xử của Tòa Án Việt
Nam trong Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.” để tìm hiểu và làm rõ.
NỘI DUNG
I - Khái quát chung về việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam trong BLTTDS 2015:
Xung đột về thẩm quyền là trường hợp cho một VVDS có yếu tố nước ngoài,
cơ quan tài phán của hai hay nhiều nước đều có thể có thẩm quyền giải quyết.1
Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết VVDS có yếu tố nước ngoài là tổng hợp các quyền mà Tòa án Việt Nam được giải quyết VVDS có yếu tố nước ngoài và ra quyết định đối với các vấn đề pháp lý của vụ việc theo thủ tục TTDS do pháp luật Việt Nam quy định.2 Hiện nay, các quy định pháp luật về xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong giải quyết VVDS có yếu tố nước ngoài chủ yếu được quy định tại BLTTDS 2015
II - Xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài:
1 Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài (Điều 469 BLTTDS 2015)
Những vụ việc thuộc thẩm quyền chung của tòa án là những vụ việc vừa thuộc thẩm quyền của tòa án Việt Nam và thuộc thẩm quyền của tòa án nước ngoài Trong trường hợp tòa án nước ngoài giải quyết những vụ việc này thì có thể sẽ được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành Điều 469 BLTTDS 2015 đã quy định các dấu hiệu xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể như sau:
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội, năm 2020, tr 167
2 Nguyễn Hồng Nam (2016), Luận án tiến sĩ Luật học: “Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài”, Khoa Luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
1
Trang 6 Dấu hiệu quốc tịch, nơi cư trú, nơi có trụ sở:
Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
Đối với vụ việc ly hôn thì chỉ cần một trong các bên là công dân Việt Nam thì tòa
án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, ở đây, dấu hiệu quốc tịch là căn cứ xác định thẩm quyền Nếu các bên đương sự trong vụ việc li hôn là người nước ngoài thì tòa
án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết với điều kiện họ cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam Lúc này dấu hiệu nơi cư trú là căn cứ xác định thẩm quyền
Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
Quy định như vậy sẽ thuận lợi hơn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam về mặt không gian, thời gian và chi phí trong tố tụng Quy định này là một bước tiến bộ của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam đối với các VVDS có yếu tố nước ngoài trong điều kiện Việt Nam ngày càng mở rộng quan hệ với quốc tế, những quan hệ dân sự xảy ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam diễn ra ngày càng phổ biến
Dấu hiệu lãnh thổ:
Đây là dấu hiệu phổ biến để toà án xác định thẩm quyền vì có mối liên quan gắn bó giữa vụ việc với lãnh thổ nước có toà án Cụ thể, tòa án Việt Nam sẽ có thẩm quyền nếu:
Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam: Theo quy
định này chỉ cần bị đơn là cá nhân (không nhất thiết phải là cá nhân nước ngoài như quy định tại điểm b khoản 2 Điều 410 BLTTDS 2004) cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết Bị đơn có thể là
cá nhân Việt Nam, có thể là cá nhân nước ngoài, nhưng dù là Việt Nam hay nước ngoài thì điều kiện tiên quyết phải là cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam Tuy nhiên, cụm từ “cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam” không có sự giải thích cụ thể cả trong BLTTDS cũng như các văn bản khác của Việt Nam, điều này có thể gây khó khăn trong quá trình áp dụng Vì vậy, đề xuất cần có quy định chi tiết về vấn đề này trong các văn bản hướng dẫn
2
Trang 7Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam Với quy định này nếu có một vụ việc liên quan giữa một bên là công
dân Việt Nam ví dụ người lao động Việt Nam làm thuê cho một chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam và phát sinh tranh chấp thì người lao động Việt Nam không thể khởi kiện chi nhánh đó mà phải khởi kiện công ty nước ngoài có chi nhánh đó đặt tại Việt Nam Việc quy định như vậy tại điểm b khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 đã không khắc phục được những tồn đọng trước đó tại điểm a Khoản 2 Điều 410 BLTTDS 2004, gây bất lợi cho nguyên đơn Việt Nam
Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam: Quy định này là hợp lý bởi vì nó sẽ
tạo sự thuận tiện trong quá trình giải quyết tranh chấp của tòa án Ví dụ như giúp tòa án dễ xác định được tình trạng tài sản đang tranh chấp, dễ thi hành án…
Ngoài các dấu hiệu về quốc tịch, nơi cư trú, nơi có trụ sở nêu trên thì dấu
hiệu sự kiện pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ hoặc dấu hiệu nơi
có tài sản là đối tượng của quan hệ cũng được ghi nhận Cụ thể nếu có sự kiện
pháp lý xảy ra ở Việt Nam và từ sự kiện đó quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác lập, thay đổi, chấm dứt thì vụ việc về quan hệ đó do tòa án Việt Nam giải quyết Trường hợp khác là quan hệ liên quan đến tài sản mà tài sản lại đang tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì tòa án Việt Nam cũng có thẩm quyền Ví dụ một người nước ngoài ký kết một hợp đồng tư vấn pháp luật với một công ty luật của Việt Nam, hợp đồng thỏa thuận công việc tư vấn pháp luật được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, hai bên có những mâu thuẫn và nếu họ khởi kiện ra tòa án Việt Nam thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 469 BLTTDS năm 2015
Tuy nhiên, thẩm quyền mà Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 xác định mới chỉ là thẩm quyền của tòa án Việt Nam, còn cụ thể tòa án nào của Việt Nam, thì cần tiếp tục căn cứ vào các quy định về xác định thẩm quyền khác của BLTTDS
Cụ thể, khoản 2 Điều 469 quy định: “Sau khi xác định thẩm quyền của toà án Việt
Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III
3
Trang 8của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Toà án cụ thể giải quyết vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngoài”.
2 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam (Điều 470 BLTTDS 2015)
Những vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam là những vụ việc chỉ thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án Việt Nam Nếu tòa án nước ngoài giải quyết những vụ việc này thì sẽ không được tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam được quy định tại Điều 470 BLTTDS 2015, cụ thể:
Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam Đây cũng là nguyên tắc chung được thừa nhận bởi nhiều quốc
gia khi giải quyết tranh chấp dân sự liên quan đến bất động sản tại quốc gia mình Đối với Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia, bất động sản là tài sản đặc biệt, luôn gắn liền với đất đai, lãnh thổ nên chỉ có tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến lãnh thổ Việt Nam là hoàn toàn hợp lí
Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam Quy định nêu trên còn có điểm chưa hợp lý Quan hệ hôn nhân được xác lập
tư việc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì việc chấm dứt quan hệ hôn nhân có đăng ký đó cũng thuộc thẩm quyền của Việt Nam Theo nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia thì các quốc gia khác không thể đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, và cũng không thể chấm dứt quan hệ hôn nhân đã được đăng ký tại
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam Ngược lại, Việt Nam cũng không thể chấm dứt quan hệ hôn nhân (thậm chí, dù có một bên là công dân Việt Nam) đã được xác lập theo quy định của pháp luật nước ngoài về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước ngoài Trừ trường hợp, Việt Nam và quốc gia có liên quan ký kết ĐƯQT, trong đó quy định cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) của quốc gia ký kết có thẩm quyền giải quyết việc chấm dứt quan hệ hôn nhân đã được xác lập theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ký kết kia Từ những phân tích trên, nhóm em xin kiến nghị quy định tại điểm b khoản 1 Điều 470 BLTTDS năm
2015 cần được bổ sung như sau: “Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công
4
Trang 9dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu việc kết hôn được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và có hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam” Hoặc “Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn sinh sống ở Việt Nam và không có tranh chấp về tài sản ở nước ngoài.”
Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam Đây là một quy định mới hoàn
toàn của BLTTDS 2015 so với quy định tại Điều 411 BLTTDS 2004
Theo khoản 2 Điều 470 BLTTDS 2015, những việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định tại khoản 1 Điều này Theo đó, các việc dân sự có yếu tố nước ngoài liên
quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam, vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài, … thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam Quy định này là phù hợp bởi tính chất của các loại vụ việc như đã phân tích ở trên Ví dụ hai vợ chồng một người là Việt Nam, một người là người nước ngoài đang tạm trú ở Việt Nam nay thuận tình ly hôn, con cái và tài sản các đương
sự tự thỏa thuận thì có thể yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.3 Đây cũng
là một điểm mới so với quy định của BLTTDS 2004
Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam; Tuyên
bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích,
đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của
họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên có quy định khác; Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế NLHVDS, mất NLHVDS nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam: Những quy định này đều phù hợp
và giúp tạo thuận lợi cho việc xác định sự kiện pháp lý cũng như tuyên bố một sự kiện
3 Bản án 18/2018/HNGĐ-ST ngày 10/04/2018 về xin ly hôn có yếu tố nước ngoài, Nguồn:
https://thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-182018hngdst-ngay-10042018-ve-xin-ly-hon-co-yeu-to-nuoc-ngoai-68659 , truy cập lần cuối lúc 12:40 ngày 10/11/2021.
5
Trang 10Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam Quy định này xuất phát từ nguyên tắc xác định thẩm quyền riêng biệt của
Tòa án nơi có bất động sản, cũng được pháp luật nhiều nước quy định Quy tắc này của BLTTDS 2015 đã có sự thay đổi và mở rộng phạm vi hơn so với Bộ luật cũ Giờ đây thẩm quyền đó được mở rộng tới các vụ việc liên quan tới công nhận quyền sở hữu của người quản lý tài sản là động sản Việc mở rộng như này đã cho thấy sự tiến bộ và phù hợp hơn với các nguyên tắc của tư pháp quốc tế Tuy nhiên, trên thực tế giải quyết của hệ thống TAND cho thấy chưa có việc dân sự nào Tòa
án Việt Nam công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam
III - Một số vấn đề khác về thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với VVDS có yếu tố nước ngoài
1 Trường hợp không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Nội dung Điều 471 BLTTDS 2015 không có quy định về “vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài thì chỉ có TAND cấp tỉnh mới thụ lý giải quyết” Nói cách khác,
việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với VVDS có yếu tố nước ngoài quy định tại Điều 471 BLTTDS 2015 được dẫn chiếu về Chương III BLTTDS 2015 điều chỉnh về thẩm quyền của cả TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh Mặt khác, Điều 471 BLTTDS năm 2015 điều chỉnh những trường hợp tại thời điểm thụ lý VVDS Tòa án đã thụ lý đúng thẩm quyền nhưng sau đó trong quá trình giải quyết VVDS có phát sinh những sự thay đổi làm cho VVDS đó không còn thuộc thẩm quyền của Tòa án đã thụ lý nữa, nhưng vì tính ổn định trong xét xử thì Tòa án đã thụ lý vẫn tiếp tục giải quyết VVDS Quy định này xuất phát từ lý luận
về thời điểm Tòa án phát sinh thẩm quyền đối với một VVDS4, theo đó tại thời điểm thụ lý VVDS, nếu Tòa án đã thực hiện đúng quy định pháp luật thì Tòa án phát sinh thẩm quyền tố tụng đối với VVDS đó và thẩm quyền của Tòa án đã thụ lý không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ lý do nào Có thể tham khảo thêm vụ án thực tiễn5
4 Permanent Bureau (2015), Comparative note on time specification, Hague Conference on Private International
Law Xem nguồn: https://assets.hcch.net/docs/58f53ce5-a654-4e43-8a20-d788528bd4ce.pdf , truy cập lần cuối lúc 13:28 ngày 10/11/2021.
5 Bản án số 709/2020/DS-PT ngày 28/07/2020 của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Xem nguồn: https://
thuvienphapluat.vn/banan/ban-an/ban-an-7092020dspt-ngay-28072020-ve-yeu-cau-tuyen-bo-van-ban-cong-6