1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất địa bàn thành phố đà nẵng

120 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tác giả Đặng Văn Hiếu
Người hướng dẫn TS. Hà Phước Vũ
Trường học Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Kinh tế
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kế toán
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

113 Trang 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA ABB Activity-Based Budgeting Lập dự toán dựa trên hoạt động ABC Activity Based Costing Phương pháp tính giá dựa trên hoạt động

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẶNG VĂN HIẾU

VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 834 03 01 Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Phước Vũ

Đà Nẵng - Năm 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Hà Phước Vũ

Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, tuân thủ theo đúng quy định về sở hữu trí tuệ và liêm chính học thuật

Tác giả

Đặng Văn Hiếu

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Bố cục đề tài 5

6 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 9

1.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị 9

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán quản trị 11

1.1.3 Vai trò của kế toán quản trị 14

1.2 VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 18

1.2.1 Hoạt động lập dự toán 19

1.2.2 Hoạt động tính giá thành 21

1.2.3 Hoạt động đánh giá hiệu quả 23

1.2.4 Thông tin hỗ trợ ra quyết định 24

1.2.5 Hoạt động phân tích chiến lược 25

1.3 CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 28

1.3.1 Lý thuyết thể chế 28

1.3.2 Lý thuyết dự phòng 29

1.3.3 Lý thuyết thích ứng 30

1.3.4 Lý thuyết khuếch tán đổi mới 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 33

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 34

2.1 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU 34

2.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 36

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 36

2.3.1 Xây dựng thang đo 36

2.3.2 Cách thức chọn mẫu và xây dựng bảng câu hỏi điều tra 41

2.3.3 Phương pháp phân tích dữ liệu 42

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

Trang 5

3.1 THỐNG KÊ MÔ TẢ 45

3.1.1 Số lượng mẫu khảo sát 45

3.1.2 Thống kê mô tả mẫu khảo sát 45

3.2 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 48

3.2.1 Độ tin cậy của thang đo nhân tố Lập dự toán 48

3.2.2 Độ tin cậy của thang đo nhân tố Tính giá thành 50

3.2.3 Độ tin cậy của thang đo nhân tố Đánh giá hiệu quả 52

3.2.4 Độ tin cậy của thang đo nhân tố Hỗ trợ ra quyết định 54

3.2.5 Độ tin cậy của thang đo nhân tố Phân tích chiến lược 56

3.3 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ 58

3.4 PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 62

3.4.1 Mức độ vận dụng kế toán quản trị theo các nhân tố 62

3.4.2 Mức độ vận dụng kế toán quản trị theo quy mô doanh nghiệp 64

3.4.3 Mức độ vận dụng kế toán quản trị 65

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 78

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

4.1 KẾT LUẬN 79

4.2 KIẾN NGHỊ 81

4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 82

4.3.1 Hạn chế của đề tài 82

4.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 86

KẾT LUẬN CHUNG 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 96

PHỤ LỤC 1 96

PHỤ LỤC 2 103

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 112

GIẤY ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN 113

KIỂM DUYỆT VỀ HÌNH THỨC LUẬN VĂN 114

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA

ABB Activity-Based Budgeting (Lập dự toán dựa trên hoạt động)

ABC Activity Based Costing (Phương pháp tính giá dựa trên hoạt động)

ABM Activity-Based Management (Quản lý dựa trên hoạt động)

BSC Balanced Score Card (Thẻ điểm cân bằng)

CVP Cost Volume Profit (Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận)

EVA Economic Value Added (Giá trị kinh tế gia tăng)

GRDP Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn)

IRR Internal Rate of Return (Tỷ lệ sinh lời nội bộ)

JIT Just-In-Time (Sản xuất tức thời)

MAPs Management Accounting Practices (Vận dụng kế toán quản trị)

MAS Management Accounting Systems (Hệ thống kế toán quản trị)

NPV Net Present Value (Phương pháp hiện giá thuần)

ROA Return On Asset (Tỷ suất sinh lời trên tài sản)

ROE Return On Equity (Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu)

ROI Return On Investment (Tỷ lệ hoàn vốn)

SMA Strategic Management Accounting (Kế toán quản trị chiến lược)

TQM Total Quality Management (Quản lý chất lượng toàn diện)

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Số hiệu

2.1 Thang đo các biến trong mô hình nghiên cứu về mức

độ vận dụng kế toán quản trị (MAPs) 37

2.2 Thang đo Likert năm mức độ dùng để đánh giá mức

3.2 Thông tin các doanh nghiệp được khảo sát 46 3.3 Cronbach’s Alpha của nhân tố Lập dự toán 48 3.4 Cronbach’s Alpha của nhân tố Lập dự toán lần 2 49 3.5 Cronbach’s Alpha của nhân tố Tính giá thành 50 3.6 Cronbach’s Alpha của nhân tố Tính giá thành lần 2 51 3.7 Cronbach’s Alpha của nhân tố Đánh giá hiệu quả 52

3.8 Cronbach’s Alpha của nhân tố Đánh giá hiệu quả lần

3.9 Cronbach’s Alpha của nhân tố Hỗ trợ ra quyết định 54

3.10 Cronbach’s Alpha của nhân tố Hỗ trợ ra quyết định

3.11 Cronbach’s Alpha của nhân tố Phân tích chiến lược 56

Trang 8

Số hiệu

3.12 Cronbach’s Alpha của nhân tố Phân tích chiến lược

3.14 Bảng Ma trận phần xoay của biến quan sát 60

3.15 Tạo nhân tố đại diện dựa trên kết quả ma trận xoay

3.16 Giá trị trung bình của các biến đại diện 63 3.17 Giá trị trung bình của các biến đại diện theo quy mô 64 3.18 Mức độ vận dụng kế toán quản trị theo thứ hạng 66 3.19 Mức độ vận dụng kế toán quản trị Lập dự toán 69 3.20 Mức độ vận dụng kế toán quản trị Tính giá thành 71 3.21 Mức độ vận dụng kế toán quản trị Đánh giá hiệu quả 72

3.22 Mức độ vận dụng kế toán quản trị Hỗ trợ ra quyết

3.23 Mức độ vận dụng kế toán quản trị Phân tích chiến

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh, các doanh nghiệp đã tích cực và năng động hơn trong việc xác định các chiến lược nhằm đảm bảo sự tồn tại của tổ chức Cạnh tranh có thể do các đổi mới kinh doanh, sự tiến bộ khoa học công nghệ và nhu cầu thay đổi không ngừng nghỉ của khách hàng Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể buộc ban lãnh đạo phải phát triển các kỹ thuật và chiến lược kinh doanh nhằm dẫn dắt tổ chức hướng đến việc tối đa hóa lợi nhuận Điều này có thể đạt được thông qua việc tăng doanh số bán hàng và giảm chi phí sản xuất Việc tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu chi phí có thể cho phép một tổ chức tạo ra lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực của mình Một số vận dụng kế toán quản trị cung cấp các chiến lược nhằm tác động đến khách hàng để họ có sở thích, sự gắn bó và lòng trung thành lâu dài đối với các sản phẩm của doanh nghiệp Thompson, Strickland và Gamble (2009) cho rằng việc vận dụng các kỹ thuật kế toán quản trị có thể cung cấp cho tổ chức một lợi thế cạnh tranh bền vững so với các đối thủ của nó Vận dụng kế toán quản trị đã chuyển từ cung cấp các thông tin mang tích lịch sử, sang tham gia vào quá trình lập kế hoạch chiến lược của một tổ chức (Kiesler và Sproull, 1982) Các tác giả này cho rằng các kỹ thuật kế toán quản trị được áp dụng tích cực trong môi trường kinh doanh - nơi mà các thông tin thị trường được tìm kiếm, phân tích, đánh giá, đồng thời đưa ra các quyết định

và chiến lược cạnh tranh Đây là những yếu tố mà Ittner và Larcker (1998) cho rằng chúng cho phép một tổ chức đạt được lợi thế trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khắc nghiệt, đòi hỏi cần áp dụng các phương pháp kế toán quản trị đổi mới Do đó, các nhà quản lý, đặc biệt là những người trong lĩnh vực sản xuất, nên đi đầu trong việc tìm kiếm và phát triển các chiến lược cạnh tranh

Trang 11

sáng tạo cho phép tổ chức duy trì lợi nhuận và đạt lợi thế cạnh tranh trong tương lai Các biện pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực sản xuất, nơi mà hiệu suất và hiệu quả chi phí có thể được sử dụng như một công cụ cạnh tranh để đạt mục tiêu tăng trưởng và lợi nhuận Các nghiên cứu ở các quốc gia khác đã chỉ ra rằng bất chấp sự phát triển của lý thuyết kế toán quản trị, thực tiễn vẫn không thay đổi do các công ty vẫn thích sử dụng các công cụ kế toán quản trị truyền thống (Uyar, 2010)

Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng (2022), tình hình kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng khởi sắc trên nhiều lĩnh vực Một số ngành phục hồi nhanh và có mức tăng bứt phá trong quý III, đóng góp tích cực cho tăng trưởng chung của 9 tháng năm 2022 Tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn trong quý 3 năm 2022 ước tăng 39,15%; trong đó, khu vực dịch vụ đạt mức tăng cao nhất với 48,35%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 20,84%, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 7,13% so với cùng quý năm 2021 Tính chung 9 tháng năm 2022 (từ 01/01 - 15/9/2022), có 3.465 doanh nghiệp đăng

ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký đạt 17.498 tỷ đồng, tăng 29,7% về số doanh nghiệp và tăng 28,7% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2021; số doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh xin tạm ngừng hoạt động

là 2.960 doanh nghiệp, tăng 28,9%; doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động, hoàn tất thủ tục giải thể và xin rút lui khỏi thị trường là 511 doanh nghiệp, giảm 5,7% so với cùng kỳ Số doanh nghiệp tạm ngừng đã quay trở lại hoạt động trong 9 tháng qua tăng lên đáng kể, với 1.815 doanh nghiệp, tăng 39,2% so với cùng kỳ năm 2021 Đây là tín hiệu đáng mừng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề về việc làm cho người lao động Mặc dù tình hình kinh tế và doanh nghiệp có nhiều khởi sắc nhưng những khó khăn mà các doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt vẫn vô cùng lớn Giá xăng, dầu tăng cao và nguồn nguyên liệu đầu vào khan hiếm làm cho sản xuất bị ngưng trệ; lưu thông hàng

Trang 12

hóa ở một số thị trường bị gián đoạn dẫn đến thiếu hụt một số mặt hàng như thực phẩm, thuốc, phân bón, thiết bị y tế và thiết bị công nghệ thông tin trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó tác động lan truyền làm tăng chi phí sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực Đặc biệt, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chịu tác động lớn do dịch bệnh Covid-19, luôn trong tình trạng vừa tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, vừa sản xuất kinh doanh, vừa tìm kiếm thị trường mới

Vận dụng kế toán quản trị hiện nay đã kết hợp các kỹ thuật tài chính và phi tài chính nhằm mục đích cung cấp thông tin quan trọng ở cả cấp độ hoạt động và tổ chức Sự xuất hiện của các công cụ kế toán quản trị hiện đại như thẻ điểm cân bằng (BSC), chi phí dựa trên hoạt động (ABC), chi phí mục tiêu và

kế toán quản trị chiến lược là kết quả của việc các tổ chức ngày nay ngày càng thích ứng với các phương thức quản lý hiện đại như quản trị chất lượng toàn diện, quản trị chuỗi cung ứng, sản xuất tinh gọn và sản xuất tức thời (JIT) Việc giới thiệu các công cụ kế toán quản trị hiện đại đã củng cố sự phù hợp của vận dụng kế toán quản trị với các nhu cầu hiện tại, chủ yếu là để tăng hiệu suất và thành quả kinh doanh của các doanh nghiệp

Chính vì vậy, nghiên cứu về việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất là thực sự cần thiết góp phần cung cấp thông tin để nhà quản trị ra quyết định, gia tăng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 Thêm vào đó, hiện chưa có nghiên cứu nào liên quan trong lĩnh vực này trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Xuất phát từ các phân tích trên, tác giả đã chọn đề tài: “Vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất địa bàn thành phố Đà Nẵng” để thực hiện Luận văn này

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn nhằm giải quyết mục tiêu phân tích thực trạng vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: luận văn sử dụng dữ liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi khảo sát; thực hiện thống kê mô tả để đo lường và phân tích thực trạng vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi nhằm lấy

ý kiến của các nhà quản lý (chủ doanh nghiệp, cá nhân phụ trách bộ phận tài chính kế toán, kế toán trưởng) hoặc nhân viên kế toán tổng hợp trực tiếp công tác tại bộ phận kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố

Đà Nẵng Mẫu thu thập gồm 180 phiếu khảo sát ý kiến

Nghiên cứu được thực hiện qua các bước:

- Bước 1: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và tổng quan tài liệu nghiên cứu về vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất

Trang 14

- Bước 2: Xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

- Bước 3: Thu thập dữ liệu

- Bước 4: Phân tích dữ liệu và viết báo cáo kết quả nghiên cứu

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, danh mục các bảng biểu, hình vẽ và tài liệu tham khảo, bố cục của luận văn gồm bốn chương:

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết

- Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

- Chương 3: Kết quả nghiên cứu

- Chương 4: Kết luận và kiến nghị

6 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu

Cùng với sự phát triển của kế toán quản trị, nhiều nghiên cứu về vận dụng

kế toán quản trị (MAPs) đã được thực hiện cả trong và ngoài nước, trên phạm

vi toàn cầu và hướng đến nhiều đối tượng, loại hình doanh nghiệp, trong đó nổi bật là các doanh nghiệp sản xuất

Tổng quan công trình nghiên cứu tại nước ngoài:

Sulaiman, Ahmad và Alwi (2004) đã tóm tắt những nghiên cứu trước đây

về vận dụng kế toán quản trị ở các nước đang phát triển Kết quả cho thấy việc

sử dụng các công cụ kế toán quản trị hiện đại như TQM, ABC, chi phí mục tiêu, BSC còn thiếu ở cả bốn quốc gia được kiểm tra (Trung Quốc, Singapore,

Ấn Độ và Malaysia); trong khi đó, các kỹ thuật kế toán quản trị truyền thống như chi phí định mức, phân tích quan hệ CVP, ROI và lập dự toán đang được

sử dụng rộng rãi Nguyên nhân dẫn đến kết quả trên có thể là do sự thiếu nhận

Trang 15

thức về các kỹ thuật mới, thiếu chuyên môn và hơn hết là thiếu sự hỗ trợ của nhà lãnh đạo cấp cao

Gichaaga (2014) đã nghiên cứu tác động của vận dụng kế toán quản trị đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất ở Kenya Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng thông qua dữ liệu sơ cấp Kết quả cho thấy thông tin hỗ trợ ra quyết định là hoạt động kế toán quản trị được sử dụng nhiều nhất trong số các công ty sản xuất ở Kenya, sau đó là phân tích chiến lược, lập ngân sách, đánh giá hiệu quả, tính giá thành, quy mô và đòn bẩy Nghiên cứu cũng khuyến nghị tạo ra và nâng cao nhận thức của các công ty về tầm quan trọng của thông tin hỗ trợ ra quyết định vì đây là phương pháp kế toán quản trị được sử dụng nhiều nhất trong số các công ty sản xuất ở Kenya Ahmad và Zabri (2016) đã nghiên cứu việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và vừa của Malaysia Nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Malaysia đã sử dụng rộng rãi các MAPs truyền thống và chỉ sử dụng một cách có chọn lọc các MAPs hiện đại như là thành quả hoạt động phi tài chính có liên quan đến quy trình nội bộ và khách hàng Kết quả của tất cả các MAPs cũng chỉ ra rằng các doanh nghiệp có quy mô vừa sử dụng nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Trong hầu hết các MAPs, các doanh nghiệp có quy mô vừa sử dụng nhiều gấp đôi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Sự khác biệt đáng kể nhất giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa liên quan đến việc sử dụng hệ thống hỗ trợ quyết định và kế toán quản trị chiến lược Các hệ thống phức tạp không được áp dụng rộng rãi trong thực tế có thể do sự không chắc chắn, tính thực tế và chi phí liên quan đến việc thu thập thông tin

Jariya và Haleem (2021) đã điều tra việc vận dụng kế toán quản trị tại 129 công ty sản xuất niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Colombo ở Sri Lanka

Trang 16

Kết quả cho thấy các công ty sản xuất niêm yết ở Sri Lanka sử dụng rộng rãi các MAPs truyền thống như lập ngân sách, hệ thống chi phí và các kỹ thuật lập ngân sách vốn Phần lớn các công ty sử dụng rộng rãi các MAPs hiện đại cho việc lập kế hoạch chiến lược và quản lý rủi ro Hơn nữa, nhiều công ty đã sử dụng một hoặc nhiều MAPs dựa trên thông tin phi tài chính, nhưng sự phụ thuộc vào các MAPs liên quan đến thông tin tài chính lớn hơn so với thông tin phi tài chính Chương trình cải tiến liên tục, phân tích chuỗi giá trị, phân tích giá trị cổ đông và lập kế hoạch chiến lược là những quy trình thông tin phi tài chính phổ biến nhất được các tổ chức sử dụng Các MAPs mới như tính giá dựa trên hoạt động (ABC), kỹ thuật tạo giá trị, hệ thống quyết định dài hạn và kỹ thuật chiết khấu dòng tiền trong lập ngân sách vốn được các công ty sử dụng ở mức độ thấp hơn

Tổng quan công trình nghiên cứu trong nước:

Anh, Nguyen và Mia (2011) đã xem xét kinh nghiệm của các doanh nghiệp Việt Nam đối với việc chấp nhận và những lợi ích của MAPs trong thời kỳ nền kinh tế đang chuyển đổi sang định hướng thị trường Kết quả cho thấy tỷ lệ chấp nhận các MAPs truyền thống cao hơn so với các MAPs hiện đại, các doanh nghiệp nhà nước thể hiện tỷ lệ chấp nhận thấp hơn các doanh nghiệp khác, một

số MAPs gần giống như các loại kế toán và lập kế hoạch thường xuyên được thực hiện trong nền kế hoạch tập trung trước đây được chấp nhận rộng rãi hơn nhiều so với các MAPs khác

Nguyen (2013) đã điều tra sự phát triển của các vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống - lĩnh vực được coi là lớn nhất trong ngành sản xuất của Việt Nam trong nhiều năm Kết quả cho thấy các MAPs truyền thống được sử dụng rộng rãi hơn các MAPs hiện đại trong các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp lớn

Trang 17

Pham, Dao và Bui (2020) đã đo lường và đánh giá mức độ vận dụng kế toán quản trị tại 160 doanh nghiệp sản xuất ở miền Bắc Việt Nam Kết quả cho thấy các MAPs ở Việt Nam chủ yếu là truyền thống chứ không phải hiện đại

và hướng tới ngắn hạn hơn là dài hạn

Nguyen và cộng sự (2021) nghiên cứu mức độ thực hiện các vận dụng kế toán quản trị khác nhau trong các doanh nghiệp Việt Nam Kết quả cho thấy các MAPs được áp dụng rộng rãi nhất trong các doanh nghiệp Việt Nam là: giá thành định mức, tính giá toàn bộ, lập dự toán để kiểm soát giá thành sản phẩm,

dự toán doanh thu, phân tích tỷ số tài chính, phân tích tỷ suất sinh lời và phân tích lợi nhuận theo sản phẩm Ngoài ra, nghiên cứu chỉ ra rằng vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị trong doanh nghiệp là đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, sử dụng cho việc lập kế hoạch và kiểm soát, đồng thời giúp đưa ra các quyết định về sản xuất hoặc đầu tư Rất ít doanh nghiệp đánh giá cao vai trò của kế toán quản trị hiện đại trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và giảm lãng phí

Sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước, tác giả nhận thấy còn một số khoảng trống nhất định trong nghiên cứu về mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh lĩnh vực kế toán quản trị đang được thị trường trong và ngoài nước dành nhiều sự quan tâm Bên cạnh đó, đa số các nghiên cứu được thực hiện trên phạm vi quốc gia ở các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, điều này để lại khoảng trống đối với nhóm doanh nghiệp sản xuất thuộc các địa bàn, khu vực có quy mô nhỏ hơn như thành phố Đà Nẵng Do đó, luận văn này được thực hiện nhằm góp phần cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, để đạt được mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận tối đa trên mỗi sản phẩm, dịch vụ, doanh nghiệp cần phải nắm rõ sản xuất, kinh doanh mặt hàng nào, sản phẩm nào có lãi, mặt hàng nào, sản phẩm nào sẽ bị lỗ bằng cách tính toán, phân tích, tổng hợp từng yếu tố chi phí để so sánh với doanh thu của từng nhóm sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh Điều này đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải được cung cấp những thông tin đặc biệt khác nhau từ kế toán quản trị

Xuất phát điểm của kế toán quản trị là kế toán chi phí, nghiên cứu chủ yếu

về quá trình tính toán giá phí sản phẩm như giá phí tiếp liệu, giá phí sản xuất; nhằm đề ra các quyết định cho phù hợp, xác định giá trị hàng tồn kho và kết quả kinh doanh theo từng hoạt động Cho đến nay, khi bàn về bản chất của kế toán quản trị có nhiều quản điểm khác nhau, chẳng hạn như:

Theo Giáo sư Robert S Kaplan, Trường Đại học Havard Bussiness School, trường phái kế toán quản trị của Mỹ, “Hệ thống kế toán quản trị là quá trình cung cấp cho các nhà quản lý và nhân viên trong một tổ chức các thông tin liên quan về tài chính và phi tài chính, để đưa ra quyết định, phân bổ nguồn lực, giám sát, đánh giá và khen thưởng” (Kaplan và cộng sự, 2012) Theo quan điểm này, kế toán quản trị là công cụ gắn liền với hoạt động quản trị Nó có vai trò quan trọng để xây dựng dự toán, hoạch định các chính sách và kiểm soát mọi hoạt động

Trang 19

Theo Giáo sư H Bouquin, Đại học Paris - Dauphin, trường phái kế toán quản trị của Pháp, “Kế toán quản trị là một hệ thống thông tin định lượng cung cấp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định điều hành các tổ chức nhằm đạt hiệu quả cao” (Bouquin, 2004) Theo quan điểm này, kế toán quản trị là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị để dựa vào đó các nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định điều hành các hoạt động nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao Theo Luật số: 88/2015/QH13 (Quốc hội, 2015): “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” Theo quan điểm này, kế toán quản trị không những là thông tin hữu ích phục vụ các cấp quản lý khi đưa ra các quyết định mà còn cho biết quy trình nhận diện thông tin kế toán quản trị trong các tổ chức hoạt động

Các khái niệm ở trên đều có chung những điểm cơ bản sau:

- Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành trong hệ thống kế toán của các

Trang 20

Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra khái niệm chung về kế toán quản trị như sau: Kế toán quản trị là một môn khoa học tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin về các hoạt động của một đơn vị cụ thể Các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của đơn vị nhằm tối ưu hóa các mục tiêu

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của kế toán quản trị

Theo Giáo trình Kế toán quản trị (Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên và Lê Văn Nam, 2008), để đảm nhận được vai trò cung cấp thông tin cho nhà quản trị, kế toán quản trị phải có các chức năng sau:

a Phân tích cách ứng xử của chi phí

Phân tích cách ứng xử của chi phí là nội dung cơ bản của quản trị chi phí Không thể dự toán, hoạch định, cũng như kiểm tra kiểm soát mà không biết rõ đặc điểm và phân loại một cách cụ thể các loại chi phí Trong khi phân tích chi phí cần phải xem xét nội dung, bản chất của từng loại chi phí cũng như các hình thức biểu hiện của chi phí thông qua nhiều tiêu thức sắp xếp khác nhau Có thể dựa vào bản chất, nội dung, công dụng kinh tế của chi phí, cũng có thể dựa vào hành vi, ứng xử, đặc điểm kiểm soát cũng như mối quan hệ giữa chi phí với các phương pháp kế toán để phân loại chi phí Trong đó việc phân tích hành vi ứng

xử của chi phí được xem là nguồn gốc phát sinh của kế toán quản trị, tất cả các chức năng khác của kế toán quản trị chỉ có thể được thể hiện và nghiên cứu một cách đầy đủ sau khi chức năng này được thực hiện một cách đầy đủ Thực hiện chức năng này cần phân loại chi phí, phân tích chi phí theo ứng xử của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi cũng như theo các mục đích sử dụng Đồng thời, khi xem xét chi phí, lúc nào nhà quản trị cũng phải đặt trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp

Trang 21

b Lập dự toán và truyền đạt thông tin

Để sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, các doanh nghiệp phải thiết lập các kế hoạch Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều được tiến hành theo kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đã xây dựng Trong đó, việc lập dự toán chi phí giữ vai trò hết sức quan trọng vì:

- Dự toán là cơ sở định hướng và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh cũng như phối hợp các chương trình hành động ở các bộ phận

- Dự toán được lập còn là cơ sở để kiểm tra kiểm soát các nội dung chi phí cũng như nhiệm vụ của từng bộ phận

Thực hiện chức năng này, kế toán quản trị phải tổ chức việc thu thập các thông tin cần thiết để lập dự toán gồm thông tin về tổ chức, về định mức, về chi phí tiêu chuẩn, các thông tin kế toán tài chính, thống kê cũng như các kỹ thuật tính toán, ước tính phục vụ cho việc lập dự toán ở doanh nghiệp

Qua các dự toán này, nhà quản trị dự tính được những gì sẽ xảy ra trong tương lai, kể cả những điều bất lợi, thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự toán Các dự toán này đóng vai trò hạt nhân quan trọng trong việc thực hiện các chức năng hoạch định, kiểm tra, kiểm soát của quản trị Thực hiện mục tiêu này, kế toán quản trị phải đảm bảo truyền đạt các thông tin dự toán và thông tin khác cho bộ phận liên quan trong nội bộ doanh nghiệp Dự toán này phải được lập một cách toàn diện, đầy đủ tất cả các bộ phận bao gồm cả dự toán tổng thể và dự toán đầu tư

c Kiểm tra, đánh giá và cổ động

Kế toán quản trị có nhiệm vụ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh từ trước, trong và sau quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị

Trang 22

Kiểm tra là quá trình so sánh kết quả thực hiện với dự toán được lập nhằm điều chỉnh dự toán và đánh giá việc thực hiện Thông qua kết quả so sánh cho thấy sự khác nhau giữa thực hiện với dự toán đã lập, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng để có thể điều chỉnh quá trình thực hiện cũng như đánh giá được kết quả, thành tích của từng cá nhân, bộ phận Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo mới

có thể có các bộ phận hỗ trợ, cổ động đến các nhân viên, các bộ phận trong doanh nghiệp

Việc kiểm tra, kiểm soát của kế toán quản trị được thực hiện thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ trong cơ cấu tổ chức hoạt động và các quy định quản lý nội bộ của doanh nghiệp Và, hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện qua việc phân công, phân cấp quản lý cũng như trách nhiệm quản lý của từng bộ phận, từng tổ, đội, từng khâu của công việc

d Hỗ trợ ra quyết định

Ra quyết định là một công việc thường xuyên ảnh hưởng đến mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp Quá trình này rất cần các thông tin cụ thể từ nhiều nguồn thông tin, trong đó chủ yếu là thông tin của kế toán mà cụ thể là kế toán quản trị Các doanh nghiệp thường đứng trước nhiều phương án khác nhau Mỗi phương án gắn liền với mỗi tình huống, với số lượng, chủng loại, các khoản mục chi phí, thu nhập khác nhau liên quan, đòi hỏi kế toán quản trị cũng phải được tổ chức để có thể cung cấp các thông tin cụ thể này Quá trình ra quyết định của nhà quản trị thường là việc xem xét, cân nhắc lựa chọn từ các phương

án khác nhau để có được phương án tối ưu với hiệu quả cao nhất mà rủi ro nhỏ nhất Các thông tin sẵn có thường rất nhiều loại, hình dạng khác nhau Với chức năng này kế toán quản trị phải có công cụ thích hợp giúp các nhà quản trị phân biệt được các thông tin thích hợp và không thích hợp nhằm xác định thông tin phù hợp theo từng phương án Việc nhận diện thông tin phù hợp, bỏ qua các

Trang 23

thông tin không thích hợp sẽ tập trung sự chú ý của nhà quản trị vào vấn đề chính cần giải quyết, giảm thời gian ra quyết định mới có thể đáp ứng được yêu cầu hiện nay của nhà quản trị trong tình hình cạnh tranh gay gắt, thay đổi liên tục

1.1.3 Vai trò của kế toán quản trị

Theo Giáo trình Kế toán quản trị (Trương Bá Thanh, Trần Đình Khôi Nguyên và Lê Văn Nam, 2008), vai trò của kế toán quản trị được thể hiện:

a Kế toán quản trị với các chức năng quản lý

Quản trị một doanh nghiệp bao gồm các chức năng cơ bản là: hoạch định,

tổ chức, kiểm soát, đánh giá và ra quyết định Mối liên hệ giữa mỗi chức năng với kế toán quản trị thể hiện như sau:

Hoạch định là xây dựng các mục tiêu phải đạt được và vạch ra các bước, phương pháp thực hiện để đạt được mục tiêu đó Để hoạch định và xây dựng các kế hoạch, nhà quản trị phải dự đoán nhằm tiên liệu trước mục tiêu, phương pháp, thủ tục trên cơ sở khoa học Trong công việc này nhà quản trị phải liên kết các mục tiêu cụ thể lại với nhau và chỉ rõ cách huy động, sử dụng các nguồn lực sẵn có, chức năng này chỉ có thể được thực hiện tốt, có hiệu quả và có tính khả thi cao nếu nó được xây dựng trên cơ sở các thông tin phù hợp, hợp lý do

bộ phận kế toán quản trị cung cấp Như vậy, kế toán quản trị phải cung cấp thông tin cần thiết để các nhà quản lý ra các quyết định ngắn hạn và dài hạn, đáp ứng mục tiêu của tổ chức Một kế hoạch phản ánh một quyết định: làm thế nào để đạt một mục tiêu cụ thể nào đó?

Chức năng tổ chức bao gồm việc thiết lập cơ cấu tổ chức và truyền đạt thông tin các kế hoạch đến những cá nhân có trách nhiệm trong tuyến quản lý

để thực hiện kế hoạch đó Thực hiện chức năng này, nhà quản trị phải liên kết giữa các bộ phận, giữa các cá nhân nhằm huy động và kết hợp các nguồn lực

Trang 24

sẵn có của doanh nghiệp lại với nhau để có thể thực hiện được các mục tiêu đề

ra trong quá trình hoạch định một cách có hiệu quả Vì thế, nhà quản trị phải cần các thông tin khác nhau do nhiều bộ phận cung cấp, trong đó kế toán quản trị sẽ cung cấp chủ yếu liên quan đến kinh tế, tài chính Kế toán quản trị sẽ dự đoán nhiều tình huống khác nhau của các phương án khác nhau để nhà quản trị xem xét đề ra các quyết định trong quá trình tổ chức thực hiện cũng như điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo các mục tiêu chung Tóm lại, với chức năng này, công việc của nhân viên kế toán quản trị và nhà quản lý gắn liền với nhau để thực hiện các quyết định hằng ngày Ngược lại, chức năng này

là cơ sở để kế toán quản trị thực hiện tốt kế toán trách nhiệm, đồng thời tạo lập

ra những dòng thông tin trong doanh nghiệp

Sau khi đã triển khai thực hiện các kế hoạch, công việc kiểm tra, kiểm soát nhằm điều chỉnh và đánh giá có vị trí rất quan trọng Với chức năng kiểm soát

và đánh giá của quản trị, kế toán quản trị cung cấp các báo cáo hoạt động, xem xét giữa kết quả thực tế với dự toán đặt ra và chỉ ra những vấn đề còn tồn tại cần giải quyết hoặc các cơ hội cần khai thác Thường trong quá trình này người

ta sử dụng phương pháp chi tiết, so sánh giữa kết quả thực hiện với các số liệu

kế hoạch, dự đoán qua đó xem xét sai lệch giữa kết quả đạt được do kế toán cung cấp theo các báo cáo kế toán tài chính với dự toán đã lập nhằm đánh giá Như vậy, có thể xem các báo cáo kế toán quản trị là sự phản hồi trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp để các nhà quản trị ra quyết định, xem lại các hoạch định, kế hoạch Do vậy, để kế toán quản trị giúp cho chức năng kiểm tra, đánh giá các thông tin phải được tổ chức dưới dạng so sánh được Quá trình kiểm tra đánh giá của nhà quản trị trong phạm vi của mình để có thể điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu đề ra

Trang 25

Với chức năng hỗ trợ cho việc ra quyết định, thông tin kế toán quản trị là thông tin chủ yếu để phân tích các khả năng khi giải quyết một vấn đề Lý do

là mỗi khả năng giải quyết vấn đề đều có những chi phí và lợi ích riêng có thể

đo lường, qua đó các nhà quản lý sẽ sử dụng để quyết định khả năng nào là tốt nhất Chẳng hạn, một công ty phát hiện một đối thủ cạnh tranh mới trên thị trường Để duy trì thị phần của mình, công ty có thể thực hiện biện pháp giảm giá hoặc tăng cường quảng cáo hoặc thực hiện đồng thời cả hai phương án trên Quyết định lựa chọn phương án nào, mà ta hay gọi là phân tích scénario, là trường hợp phổ biến trong kế toán quản trị để ra quyết định Cung cấp thông tin cho việc ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải có phương pháp lựa chọn hợp lý trong nhiều phương án đặt ra Ra quyết định tự thân nó không là một chức năng riêng biệt mà trong quá trình thực hiện các chức năng trên đều đòi hỏi phải ra quyết định Do đó thông tin kế toán quản trị thường phục vụ chủ yếu cho quá trình này Đây là chức năng quan trọng và xuyên suốt trong quản trị doanh nghiệp

Với mối liên hệ trên giữa kế toán quản trị và hoạt động quản lý, thông tin

kế toán quản trị cung cấp cho các nhà quản trị phải thể hiện dưới dạng tóm tắt Với những thông tin đó, các nhà quản trị có thể nhìn nhận được vấn đề gì đang xảy ra, những khả năng tiềm tàng, những cơ hội sẵn có để có kế hoạch kinh doanh đúng đắn

b Sự cần thiết của kế toán quản trị ở Việt Nam

Ở các nước theo nền kinh tế thị trường, vai trò của kế toán quản trị ngày càng được mở rộng Có những lý do chủ yếu dẫn đến sự hình thành và phát triển của lĩnh vực kế toán này như sau:

- Phương pháp sản xuất đã thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là khả năng sản xuất tự động hóa cũng như cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gia

Trang 26

tăng trên toàn cầu Do vậy, các nhà quản lý phải đương đầu với các vấn đề định giá và tính giá các sản phẩm và dịch vụ

- Các mô hình quản lý và mô hình ra quyết định cũng thay đổi nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin và các công cụ phân tích định lượng, như: phân tích xác suất, lý thuyết ra quyết định,… Những công cụ này ngày càng được áp dụng phổ biến khi ra quyết định ở các doanh nghiệp

Như vậy, những chuyển biến trên đặt ra nhu cầu thông tin ngày càng cao trong công tác quản lý Một doanh nghiệp sẽ tồn tại nếu doanh nghiệp đó thích ứng, đối phó nhanh chóng và kịp thời với mọi thử thách mới trên thị trường Chính vì vậy, kế toán quản trị ngày càng giữ được vị trí quan trọng

Ở nước ta, từ trước đến nay khái niệm kế toán quản trị hoàn toàn mới mẻ Chuyển sang cơ chế thị trường với sự điều tiết của Nhà nước, sự hình thành kế toán quản trị trong bộ phận kế toán là rất cần thiết vì những lý do sau:

- Một là, hiện nay các doanh nghiệp được giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh Môi trường cạnh tranh đã hình thành ở Việt Nam, giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau, giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân và với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do vậy các thông tin nội bộ do hệ thống

kế toán quản trị cung cấp tất yếu phải được hình thành

- Hai là, hệ thống kế toán Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể để phù hợp với các thông lệ kế toán quốc tế, theo đó hệ thống tài khoản kế toán mới cùng với các chuẩn mực kế toán đã hình thành Đây là cơ sở để từng bước xây dựng kế toán quản trị độc lập với kế toán tài chính

Tất cả những lý do trên yêu cầu các nhà quản lý của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay phải đối phó với những thay đổi liên tục trên thị trường để ra quyết định Vì thế, nhu cầu thông tin về tiềm lực và nội bộ của doanh nghiệp là

Trang 27

một yếu tố không thể thiếu và kế toán quản trị là phương tiện, là công cụ hỗ trợ quan trọng nhất quyết định chất lượng quá trình quản lý ở các doanh nghiệp

1.2 VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Vận dụng kế toán quản trị (MAPs) được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau trong tài liệu học thuật Trong khi một số định nghĩa nhấn mạnh MAPs như một thành phần của hệ thống thông tin quản lý lớn hơn (Otley, 1980; Horngren, 2004), một số định nghĩa khác gọi chúng là hệ thống kế toán quản trị (Management Accounting Systems - MAS), cung cấp thông tin cho các nhà quản lý với mục tiêu lập kế hoạch, ra quyết định và kiểm soát (Abdel-Kader và Luther, 2008; Chenhall và Morris, 1986; Kaplan và Atkinson, 1998) MAPs cũng là chiến lược cho phép ban quản lý thu thập dữ liệu quan trọng để đưa ra các quyết định sáng suốt (Alleyne và Weekes-Marshall, 2011) Dựa trên các định nghĩa được tìm thấy trong tài liệu, MAPs có thể được phân loại như một

hệ thống thông tin hoặc một hệ thống kiểm soát

Vận dụng kế toán quản trị giúp một tổ chức tồn tại trong thế giới cạnh tranh, luôn thay đổi bởi vì nó cung cấp một lợi thế cạnh tranh quan trọng cho một tổ chức Gichaaga (2014), Ahmad (2017) cho rằng vận dụng kế toán quản trị có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả trong quản lý của công ty

và cũng có thể cải thiện thành quả Vận dụng kế toán quản trị cho phép Ban Giám đốc thu thập được các thông tin liên quan để ra các quyết định có ý nghĩa (Alleyne và Weekes-Marshall, 2011) Vận dụng kế toán quản trị cũng cho phép các công ty cạnh tranh trên thị trường và giảm khả năng thất bại trong kinh doanh (Mitchell và Reid, 2000)

Ittner và Larcker (2002) đã định nghĩa vận dụng kế toán quản trị là một loạt các phương pháp được xem xét đặc biệt cho các doanh nghiệp sản xuất để

hỗ trợ cơ sở hạ tầng và quy trình kế toán quản trị của tổ chức Vận dụng kế toán

Trang 28

quản trị có thể bao gồm lập ngân sách, đánh giá hiệu quả, thông tin để ra quyết định, phân tích chiến lược và một số hoạt động khác Kế toán quản trị là một nhánh của kế toán cung cấp thông tin cho các nhà quản lý và tạo thành một bộ phận cấu thành quan trọng của quá trình chiến lược trong một tổ chức Nó liên quan đến quá trình xác định, đo lường, tích lũy, phân tích, chuẩn bị, diễn giải

và truyền đạt thông tin giúp các nhà quản lý hoàn thành các mục tiêu của tổ chức (Hilton và Platt, 2011; Horngren và cộng sự, 2007)

Gichaaga (2014) khẳng định rằng các hoạt động kế toán quản trị có thể bao gồm đánh giá hiệu quả hoạt động, lập ngân sách, phân tích chiến lược và thông tin để ra quyết định và một số hoạt động khác Chúng giúp ban quản trị

có được thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định có ý nghĩa (Alleyne và Weekes-Marshall, 2011) Kế toán quản trị thích ứng với sự thay đổi của tổ chức

và ba lực lượng chính khiến tổ chức phát triển: thay đổi công nghệ, toàn cầu hóa và nhu cầu của khách hàng (McWatters và cộng sự, 2001) Khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu đã khiến nhiều tổ chức phải cải tiến vận dụng kế toán quản trị của họ và vận dụng kế toán quản trị cần thiết này sẽ giúp các công

ty cải tiến liên tục Do đó, trên toàn thế giới có rất nhiều công cụ và kỹ thuật kế toán quản trị được phát triển

Trang 29

một thời kỳ nào đó Nó phản ánh một kế hoạch cho tương lai, được biểu hiện dưới dạng số lượng và giá trị

Dự toán là một bản viết tóm tắt chính thức (hay là báo cáo) các kế hoạch quản lý cho một thời kỳ cụ thể trong tương lai, thể hiện qua các thuật ngữ tài chính Thông thường, nó đưa ra các phương pháp cơ bản nhằm kết nối các mục tiêu đã thỏa thuận trong toàn bộ doanh nghiệp Một khi được chấp nhận, dự toán sẽ trở thành cơ sở quan trọng cho việc đánh giá các hoạt động

Dự toán rất cần thiết để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của các

tổ chức Các số liệu điều tra cho thấy rằng hầu hết các tổ chức có quy mô vừa

và lớn trên toàn thế giới đều lập dự toán Dự toán cung cấp cho doanh nghiệp thông tin về toàn bộ kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp một cách có hệ thống và đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu đã đề ra

Drury và cộng sự (1993) đã định nghĩa dự toán là một công cụ quan trọng

để dự báo và kiểm soát các hoạt động trong một tổ chức và phân bổ các nguồn lực của đơn vị để đạt được các mục tiêu và mục đích của nó

Dugdale (1994) đã nêu bật các vận dụng kế toán quản trị nào được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức sản xuất Những vận dụng được ưu tiên cao là lập dự toán để kiểm soát chi phí và đánh giá hiệu quả hoạt động Phát hiện của ông cho thấy dự toán đóng một vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và chỉ đạo của tổ chức Điều này cho các nhà quản lý biết chi phí dự kiến trong khoảng thời gian lập dự toán tiếp theo và cũng cho biết khi nào công ty có thể sẽ trải qua một sự thay đổi và tác động của nó đối với dòng tiền và doanh thu của công

ty Có lẽ đây là lý do chính tại sao vận dụng kế toán quản trị cụ thể này được đánh giá cao hơn nhiều vận dụng khác Dugdale (1994) tiếp tục đề cập rằng lập

dự toán cho phép các tổ chức lập kế hoạch và phát triển chiến lược một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu của họ Luther và Longden (2001) cũng nhận xét

Trang 30

rằng quá trình lập dự toán là một phần không thể thiếu của việc quản lý và kiểm soát chi phí trong lĩnh vực sản xuất, ví dụ ở Anh, Nam Phi và Úc

1.2.2 Hoạt động tính giá thành

Tính giá thành là nội dung có tính xuất phát điểm cho nhiều công việc khác trong kế toán quản trị vì nó có mối quan hệ mật thiết với nhiều chức năng quản trị như hoạch định, tổ chức, kiểm tra và ra quyết định Tính giá không chỉ

là việc tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, mà còn là giá phí của các hoạt động dịch vụ và nhiều hoạt động khác có nhu cầu quản trị chi phí

Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp là quá trình sử dụng các nguồn lực kinh tế tại doanh nghiệp để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có ích cho người tiêu dùng Quá trình đó làm phát sinh các loại chi phí tại nhiều địa điểm khác nhau trong doanh nghiệp Do vậy, tập hợp chi phí và tính giá thành là một nội dung cơ bản có tính truyền thống trong kế toán quản trị Vai trò của tính giá thành trong công tác quản trị doanh nghiệp được thể hiện qua:

- Tính giá thành góp phần xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành, qua đó là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của từng sản phẩm, ngành hàng, từng bộ phận và toàn doanh nghiệp

- Tính giá thành sản phẩm, dịch vụ giúp các nhà quả trị làm tốt công tác hoạch định và kiểm soát chi phí ở từng nơi phát sinh phí (từng phòng ban, từng phân xưởng, từng hoạt động,…)

- Tính giá thành còn trợ giúp các nhà quản trị trong các nỗ lực nhằm giảm thấp chi phí sản phẩm, có giải pháp cải tiến sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

Trang 31

- Tính giá thành sản phẩm còn là cơ sở để các nhà quản trị xây dựng một chính sách giá bán hợp lý, có tính cạnh tranh và là cơ sở cho các quyết định tác nghiệp khác

Demong và Croll (1981) nhận thấy rằng tính hữu ích của hệ thống kế toán chi phí đã nhanh chóng trở nên rõ ràng đối với chủ sở hữu/người quản lý của các doanh nghiệp nhỏ ở Hoa Kỳ Các doanh nghiệp lớn hơn sẽ cần một hệ thống phức tạp hơn để cho phép họ đưa ra quyết định thường xuyên về giá cả và chi phí sản phẩm của họ Mặt khác, một công ty nhỏ hơn có thể chỉ cần một ngân sách cơ bản và một số số liệu giá thành định mức cho các quyết định về giá và chi phí không thường xuyên dùng để lập kế hoạch và kiểm soát Hệ thống này hoặc bất kỳ hệ thống nào phải dễ sử dụng, dễ hiểu, dễ bảo trì và nó phải linh hoạt và tiết kiệm chi phí Tương tự Brierley (2011) kết luận rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các công ty sản xuất ở Anh sử dụng các hệ thống định giá sản phẩm ít phức tạp hơn và ít có khả năng xem xét việc sử dụng hệ thống định giá phức tạp hơn như ABC Drury và cộng sự (1993), Gunasekaran và cộng sự (1999) kết luận rằng ABC đã nhận được ít sự quan tâm của các doanh nghiệp nhỏ và vừa mặc dù thực tế là nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Salawu và cộng sự (2012) đã thực hiện một cuộc khảo sát về việc áp dụng phương pháp tính giá dựa trên hoạt động (ABC) giữa các công ty sản xuất ở Nigeria Nghiên cứu cho thấy rằng hệ thống tính giá truyền thống không có khả năng cung cấp giá thành phù hợp và giải thích lý do vì sao áp dụng ABC được xếp hạng cao nhất Do đó, các phương pháp phân bổ chi phí truyền thống được cho là thiếu sót trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh toàn cầu Ngoài ra, 60% số người được hỏi đã sử dụng ABC do số lượng sản phẩm tăng lên, sự cạnh tranh và tăng chi phí Sự quen thuộc và áp dụng ABC đã được tìm thấy trong toàn bộ quá trình sản xuất, hơn một nửa số mẫu đã quen thuộc với nó

Trang 32

40% người được hỏi không áp dụng ABC cho rằng chi phí và sự phức tạp liên quan đến việc thực hiện là lý do chính dẫn đến việc không áp dụng Tuy nhiên, chi phí triển khai ABC là rất lớn, điều này cản trở các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ áp dụng nó Kết quả này có thể phản ánh thực tế là các công ty lớn hơn có nhiều khả năng để sử dụng các lợi thế của ABC Do đó, nghiên cứu khuyến nghị rằng các công ty chưa áp dụng ABC vì chi phí triển khai cao nên cố gắng xem xét việc áp dụng nó vì về lâu dài, lợi ích thu được từ nó sẽ lớn hơn chi phí của nó Nó giúp xác định các sản phẩm, bộ phận hoạt động kém hiệu quả và giúp phân bổ nhiều nguồn lực hơn vào các sản phẩm sinh lời Tóm lại, ban lãnh đạo cấp cao cũng nên hỗ trợ hết mình cho việc triển khai và áp dụng ABC thành công tại doanh nghiệp

1.2.3 Hoạt động đánh giá hiệu quả

Ittner và Larcker (1998) phát biểu rằng, trong môi trường kinh doanh ngày nay, các tổ chức sản xuất liên tục gặp phải những thách thức, cụ thể là đánh giá hiệu quả hoạt động Ittner và cộng sự (1997) chỉ trích các hệ thống tập trung hoàn toàn vào các yếu tố tài chính như tối đa hóa lợi nhuận và thu hồi vốn từ các dự án đầu tư Họ cũng lập luận rằng việc chuẩn bị thông tin kế toán tài chính đã bị thao túng do các quy ước báo cáo bên ngoài Các quy ước này không tính đến chi phí huy động vốn và luân chuyển lao động Những thiếu sót này trong đánh giá hiệu suất đã khiến các tổ chức phải tạo ra cơ chế Giá trị kinh tế gia tăng (EVA) Cơ chế Giá trị kinh tế gia tăng được Ittner và Larcker (1998) định nghĩa, khi xem xét giá trị thực đã được thêm vào công ty và chi phí vốn của nó cần có một cái nhìn khác về lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế từ góc

độ kinh tế hơn là chỉ dựa trên khía cạnh kế toán Chen và Dodd (1997) đã phát biểu rằng EVA là sự chênh lệch giữa thu nhập hoạt động ròng sau thuế của một công ty và chi phí vốn của cả vốn chủ sở hữu và nợ Phương pháp EVA chưa

Trang 33

được nhiều tổ chức công nhận, nhưng có thể được coi là một công cụ hữu ích

để đo lường đánh giá hiệu quả trong tương lai

Kaplan và Norton (2005) đề xuất thẻ điểm cân bằng như một công cụ để

đo lường hiệu quả hoạt động và quản lý các khía cạnh tài chính và phi tài chính của công ty Mục đích chính của thẻ điểm là thu thập thông tin để cung cấp phản hồi cho cấp quản lý nhằm mục đích lập kế hoạch chiến lược Khi loại hệ thống quản lý này được thực hiện, nó cho phép tổ chức tập trung vào các mục đích và mục tiêu của công ty Bốn quan điểm khác nhau cũng được công nhận

để đo lường hiệu quả hoạt động: học hỏi và phát triển, quan điểm liên quan đến khách hàng, tài chính và nội bộ doanh nghiệp Các quan điểm học tập và phát triển tập trung chủ yếu vào việc đào tạo nhân viên, vì nó nhận ra rằng một nguồn lực lớn nhất của tổ chức là nhân viên Khía cạnh liên quan đến khách hàng được nhấn mạnh bằng cách nhận ra tầm quan trọng của sự hài lòng của khách hàng trong bất kỳ tổ chức nào Nếu khách hàng không hài lòng với mức độ dịch vụ được cung cấp, họ sẽ tìm kiếm một nhà cung cấp dịch vụ thay thế Quan điểm tài chính tập trung vào các tiêu chí có thể đo lường được như lợi nhuận, tăng trưởng doanh số và thu nhập ròng để đưa ra các quyết định đúng đắn Cuối cùng

là quan điểm hoạt động nội bộ xem xét các chức năng nội bộ như tiêu chuẩn hóa các sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp cho khách hàng và xem tổ chức có đang được quản lý hiệu quả hay không Quá trình này hữu ích để giải quyết bất kỳ sự kém hiệu quả nào có thể xảy ra, vì nó so sánh hiệu quả và cũng thiết lập các phương pháp thích hợp được sử dụng để cải thiện hiệu quả

1.2.4 Thông tin hỗ trợ ra quyết định

Có một nhận thức chung rằng kế toán quản trị cung cấp thông tin liên quan

để đưa ra quyết định, cả bên trong hoặc bên ngoài và trên cơ sở dài hạn hoặc ngắn hạn Có nhiều công cụ khác nhau để đưa ra các quyết định ngắn hạn như

Trang 34

phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận (CVP) và phân tích khả năng sinh lời của khách hàng Horngren và cộng sự (2009) đã định nghĩa phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận như một phương pháp hoặc công cụ để đo lường những thay đổi tiềm ẩn trong doanh thu, chi phí và giá cả của công ty Phân tích CVP được sử dụng trong các công ty sản xuất để xác định có bao nhiêu đơn vị của một sản phẩm cụ thể phải được bán để hòa vốn Việc áp dụng nguyên tắc này tương đối dễ hiểu với việc đơn giá bán được trừ vào chi phí biến đổi trên một đơn vị để tính đến tỷ suất lợi nhuận đóng góp Sau

đó, tổng chi phí cố định được chia cho biên độ đóng góp để đạt được số lượng đơn vị hòa vốn yêu cầu Do đó, điều này cho phép các nhà quản trị thấy được hành vi của chi phí trước khi đưa ra cam kết chắc chắn hoặc quyết định cuối cùng về một đơn đặt hàng cụ thể Phân tích CVP cũng có thể được sử dụng bởi các nhà quản lý khi cân nhắc xem có nên mua hoặc sản xuất một sản phẩm hay không LeBruto và cộng sự (1997) nhấn mạnh rằng phân tích lợi nhuận theo khối lượng chi phí dường như là một phương pháp được các công ty sản xuất kinh doanh thực phẩm sử dụng nhiều Kế toán quản trị cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích để đưa ra các quyết định quản lý tài chính như thời gian hoàn vốn, tỷ suất sinh lợi kế toán và phương pháp chiết khấu dòng tiền Hầu hết các công ty đã sử dụng phương pháp phổ biến để đo lường lợi tức đầu tư bằng cách

sử dụng tỷ suất lợi nhuận kế toán để tính toán dòng tiền của các dự án vốn lớn Tuy nhiên, việc sử dụng các kỹ thuật chiết khấu dòng tiền và tỷ suất sinh lời nội bộ để tính giá vốn dường như không phải là phương pháp kế toán quản trị thường xuyên được các doanh nghiệp sử dụng

1.2.5 Hoạt động phân tích chiến lược

Bromwich (1990) đã định nghĩa kế toán quản trị chiến lược (SMA) là việc cung cấp và phân tích thông tin tài chính về thị trường sản phẩm của công ty cũng như chi phí và cấu trúc chi phí của đối thủ cạnh tranh và giám sát các

Trang 35

chiến lược của doanh nghiệp và chiến lược của các đối thủ cạnh tranh trên các thị trường này trong một số thời kỳ Roslender và Hart (2003) đã định nghĩa SMA là phương pháp tiếp cận bên ngoài tập trung vào ảnh hưởng của các quyết định và cấu trúc chi phí của đối thủ cạnh tranh đối với quá trình kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp

Drury (2013) cho rằng kế toán quản trị thông thường không cung cấp thông tin tài chính cần thiết để giám sát các chiến lược hiện có hoặc hỗ trợ việc xây dựng chiến lược SMA tìm cách khắc phục tình trạng này bằng cách cung cấp phân tích tài chính để hỗ trợ việc hình thành các lợi thế cạnh tranh thành công Lord (1996) đã tóm tắt các chủ đề chính từ các tài liệu trước đây về SMA

và đề xuất ba yếu tố quan trọng: thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, khai thác các cơ hội giảm chi phí và kết hợp giữa trọng tâm kế toán với vị trí chiến lược Mặt khác, Guilding và cộng sự (2000) nêu bật 12 kỹ thuật SMA dưới ba loại: chi phí chiến lược và chi phí thuộc tính định giá, kế toán đối thủ cạnh tranh

và kế toán giá trị thương hiệu Gần đây hơn, Cadez và Guilding (2008) đã áp dụng năm khía cạnh của việc sử dụng SMA: (1) chi phí, (2) lập kế hoạch, kiểm soát và đo lường hiệu suất, (3) ra quyết định chiến lược, (4) kế toán đối thủ cạnh tranh và (5) kế toán khách hàng

Mặc dù có sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt học thuật đối với khái niệm kế toán quản trị chiến lược, Guilding và cộng sự (2000) lập luận rằng, có vẻ như việc

sử dụng thuật ngữ SMA trong các tổ chức không đáng kể và các kế toán viên

có sự đánh giá hạn chế về ý nghĩa của thuật ngữ này Smith (2003) đã xem xét các nghiên cứu trước đây ở Úc đã kết luận rằng các kỹ thuật SMA chưa được

áp dụng rộng rãi, cũng như thuật ngữ SMA không được hiểu hoặc sử dụng rộng rãi Tuy nhiên, SMA đã ảnh hưởng đến tư duy và ngôn ngữ kinh doanh cũng như cách thức mà các công ty thực hiện các quy trình kinh doanh khác nhau

Trang 36

Chenhall và Langfield-Smith (1998) đã giới thiệu một danh sách 42 MAPs

để điều tra mức độ áp dụng các phương pháp kế toán quản trị truyền thống và hiện đại của các công ty sản xuất ở Úc Các hoạt động này được chia thành năm nhóm chính theo chức năng: lập kế hoạch, lập ngân sách, tính giá, đánh giá hiệu suất và hệ thống hỗ trợ quyết định

Anh, Nguyen và Mia (2011) đã phát triển 32 MAPs để điều tra mức độ

áp dụng của các phương pháp kế toán quản trị phương Tây trong các doanh nghiệp Việt Nam Các MAPs được thống kê và chọn lọc để phù hợp với một nền kinh tế đang phát triển, đang chuyển đổi như Việt Nam Những MAPs này được phân loại theo chức năng thành năm nhóm, đó là lập dự toán (tám), tính giá thành (bốn), đánh giá hiệu quả (bảy), hỗ trợ ra quyết định (sáu) và phân tích chiến lược (bảy)

Gichaaga (2014) đã xây dựng bảng câu hỏi gồm 38 MAPs và sử dụng thang đo Likert năm điểm (từ 1 là “không bao giờ” đến 5 là “rất thường xuyên”)

để đo lường tần suất vận dụng kế toán quản trị trong các công ty sản xuất ở Kenya Các nhóm chức năng: hệ thống tính giá, lập ngân sách, đánh giá hiệu quả, thông tin để ra quyết định và phân tích chiến lược được xem như các khía cạnh của vận dụng kế toán quản trị

Ahmad và Zabri (2016), Ahmad (2017) đã sử dụng 46 MAPs được phân thành năm nhóm: hệ thống chi phí, hệ thống ngân sách, hệ thống đo lường hiệu suất, hệ thống hỗ trợ quyết định, kế toán quản trị chiến lược để nghiên cứu việc thực hiện các phương pháp kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và vừa tại Malaysia Mức độ vận dụng kế toán quản trị được kiểm tra bằng cách yêu cầu những người được hỏi, những người trả lời cho biết tần suất vận dụng kế toán quản trị theo năm thang điểm (trong đó S1 cho biết

“không bao giờ” và S5 là “rất thường xuyên”)

Trang 37

Để có tính toàn diện, nghiên cứu này áp dụng phương pháp tiếp cận của Anh, Nguyen và Mia (2011) vì nghiên cứu được thực hiện trong cùng một quốc gia và có nhiều điểm tương đồng

1.3 CÁC LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1.3.1 Lý thuyết thể chế

Lý thuyết thể chế của các tổ chức (Institutional Theory of Organizations)

là một khung quy trình thay đổi thích ứng Nó xem xét tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài và điều kiện thị trường đối với sự thay đổi và phát triển của tổ chức (Barnett và Caroll, 1995) Lý thuyết thể chế phụ thuộc rất nhiều vào các cấu trúc xã hội để giúp xác định cấu trúc và các quy trình của một tổ chức (Scott, 2001) Sử dụng lý thuyết thể chế, Burns và Scapens (2000) đã khái niệm hóa sự thay đổi kế toán quản trị như sự thay đổi trong các quy tắc và thói quen của tổ chức Theo lý thuyết kinh tế học thể chế cũ, kế toán quản trị được coi là một thói quen và có khả năng được thể chế hóa, vận dụng kế toán quản trị có thể được định hình bởi các thể chế chi phối hoạt động của tổ chức Trong

lý thuyết kinh tế học thể chế cũ có ba cặp đối lập cung cấp những hiểu biết sâu sắc về quá trình thay đổi kế toán quản trị Đó là: (1) thay đổi chính thức so với không chính thức; (2) sự thay đổi mang tính cách mạng so với sự chuyển hóa;

và (3) sự thoái trào so với sự tiến triển (Burns và Scapens, 2000) Burns và Scapens (2000) đã khái niệm cặp đối lập sự thay đổi chính thức và không chính thức là phù hợp nhất để giải thích mối quan hệ giữa kế toán quản trị và sự thay đổi tổ chức Giả định lý thuyết làm cơ sở cho cặp đối lập thứ nhất cho rằng có mối quan hệ giữa mức độ vận dụng kế toán quản trị và thành quả của tổ chức Thay đổi kế toán quản trị chính thức và không chính thức được sử dụng

để ngụ ý rằng thay đổi không được định hướng cụ thể (thay đổi chính thức),

Trang 38

nhưng có thể phát triển từ các hành động của nhà quản lý, người có khả năng ban hành các quyết định và thay đổi các thói quen của tổ chức (thay đổi không chính thức) (Meyer và Rowan, 1977) Tuan Mat (2010), sự thay đổi chính thức xảy ra thông qua việc giới thiệu các hệ thống và kỹ thuật kế toán quản trị mới,

do đó, khiến tổ chức thay đổi bao gồm cả thành quả của tổ chức Do đó, vận dụng kế toán quản trị bao gồm các thực hành chính thức như hệ thống định giá, các phương pháp tính giá, hệ thống ngân sách, hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động và kế toán chiến lược (Smith và cộng sự, 2008)

1.3.2 Lý thuyết dự phòng

Cơ cấu tổ chức được mô tả như một công cụ chức năng có thể biết được, quan sát được, đo lường được và có chức năng trong khuôn khổ lý thuyết dự phòng Dự phòng đại diện cho các biến xác định ảnh hưởng của các yếu tố thiết

kế tổ chức đến hoạt động của tổ chức (Donaldson, 2001) Quy mô tổ chức, sử dụng công nghệ, chiến lược cạnh tranh và tính đa dạng trong hoạt động, mức

độ không chắc chắn hoặc thay đổi của môi trường được xác định là các yếu tố

dự phòng của thiết kế cơ cấu tổ chức Dự phòng đã được tích hợp về mặt khái niệm từ những năm 1990

Burns và Stalker (1961) đã thảo luận về lý do tại sao các vận dụng kế toán quản trị có thể không giống nhau khi so sánh tổ chức này với tổ chức kia Điều này có thể liên quan đến các tổ chức hoạt động trong các ngành hoặc lĩnh vực khác nhau Otley (1980) đã áp dụng lý thuyết dự phòng vào vận dụng kế toán quản trị và giải thích rằng không có một vận dụng kế toán chuẩn mực chung duy nhất nào có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức Về bản chất, mỗi tổ chức

sẽ có những vận dụng kế toán quản trị riêng Lý thuyết xem xét các yếu tố ảnh hưởng nhất định sẽ hỗ trợ ban giám đốc quyết định lựa chọn vận dụng kế toán

Trang 39

quản trị phù hợp Những yếu tố này có thể là những thay đổi về công nghệ và

là số lượng bất đồng về quyết định và khả năng nó được giải quyết Các hình thức hiện đại của lý thuyết dự phòng cũng tập trung nhiều hơn vào các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong các tình huống nhất định Cách tiếp cận tổng thể cũng giải thích tại sao một số nhà lãnh đạo có kinh nghiệm làm việc tốt trong một số tình huống nhưng lại kém hiệu quả hơn trong những tình huống khác

1.3.3 Lý thuyết thích ứng

Việc xem xét tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài và điều kiện thị trường đối với sự thay đổi và phát triển của tổ chức là rất cần thiết đối với hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Quan điểm này có nguồn gốc từ lý thuyết thể chế lấy sự thay đổi thích ứng như một phương tiện để xác định hiệu quả cao của các doanh nghiệp sản xuất Từ quan điểm như vậy, mục tiêu nghiên cứu ảnh hưởng của việc vận dụng kế toán quản trị trong các ngành sản xuất dễ dàng được phát triển Vì vậy, với lý thuyết thích ứng, nó tìm cách giải thích cách các doanh nghiệp sản xuất này có thể thích ứng với những thay đổi thường xảy ra Những yếu tố này là điều kiện thị trường, các yếu tố môi trường bên ngoài và sự thay đổi cơ cấu hoặc tổ chức bên trong Theo lý thuyết thể chế, có thể nói rằng khi các tổ chức thích ứng nhanh chóng và hiệu quả với những điều

Trang 40

kiện này thì sẽ dễ dàng sử dụng xu hướng mới của vận dụng kế toán quản trị

để thúc đẩy hoạt động của họ

1.3.4 Lý thuyết khuếch tán đổi mới

Rogers (2003) đã định nghĩa “khuếch tán là tiến trình mà cái mới được truyền đi thông qua những kênh nhất định theo thời gian trong một nhóm người” Khuyếch tán là một dạng đặc biệt của truyền thông, có liên quan với

sự phân tán của tin tức được coi là ý tưởng mới

“Cái mới” có thể là một ý tưởng, một công cụ hay một đối tượng được xem là mới đối với một nhóm người (Rogers, 2003) Thuật ngữ “mới” ở đây cần được hiểu theo một nghĩa rộng Một ý tưởng cũ được ứng dụng trong một hoàn cảnh mới hay áp dụng lại nhưng ở thời điểm sau đó vẫn được xem là cái mới, chẳng hạn như kế toán quản trị được xem là “cái mới” đối với các nước

có nền kinh tế chuyển đổi Rogers (2003) cho rằng những cảm nhận về đặc tính của “cái mới” ảnh hưởng đến tỉ lệ áp dụng nó Ông đã chỉ ra 5 đặc tính chính của cái mới đó là: sự thuận lợi (relative advantage), sự so sánh (compatibility),

sự phức tạp (complexity), khả năng có thể dùng thử (trialability) và sự quan sát (observability)

Sự thuận lợi được đo lường thông qua việc người dự định áp dụng “cái mới” thấy được nó tốt hơn cái đang tồn tại Khi sự thuận lợi của “cái mới” được nhìn nhận càng cao, thì khả năng “cái mới” được áp dụng càng lớn Sự so sánh được đo lường thông qua việc cảm nhận mức độ “cái mới” tương ứng với kinh nghiệm, cái đã tồn tại Khi sự so sánh được cảm nhận càng cao thì mức độ áp dụng cái mới càng lớn Sự phức tạp được đo lường thông qua việc cảm nhận mức độ dễ sử dụng và dễ hiểu Mức độ phức tạp của cái mới càng cao thì khả năng áp dụng cái mới càng thấp Khả năng có thể dùng thử được đo lường thông qua việc trải nghiệm mà không gặp nhiều trở ngại Nếu khả năng có thể dùng

Ngày đăng: 26/03/2024, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w