1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

126 15 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Mức Độ Vận Dụng Kế Toán Quản Trị Trong Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Trên Địa Bàn Thành Phố Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Thị Sương
Người hướng dẫn TS. Đoàn Ngọc Phi Anh
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 27,78 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là khảo sát mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN trên địa bàn Đà Nẵng. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN ở Đà Nẵng.

Trang 1

NGUYÊN THỊ SƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KÉ TOÁN

QUAN TRI TRONG CAC DOANH NGHIEP VUA

VA NHO TREN DIA BAN THANH PHO DA NANG

LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH

'Đà Nẵng - Năm 2015

Trang 2

NGUYÊN THỊ SƯƠNG

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG KÉ TOÁN

QUAN TRI TRONG CAC DOANH NGHIEP VUA VA NHO TREN DIA BAN THANH PHO DA NANG

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐOÀN NGỌC PHI ANH

Da Ning - Năm 2015

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả

NGUYEN THI SUONG

Trang 4

1 Tinh cap thiệt của đê tài

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Bố cục đề tài

6 Tổng quan tài liệ

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ MỨC ĐỘ

TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 TÔNG QUAN VỀ KÉ TOÁN QUẢN TRI (KTQT)

1.1.1 Định nghĩa và sự phát triển của KTQT

1.1.2 Vai trò của KTQT trong Doanh nghiệp

1.1.3 KTQT và lý thuyết ngữ cảnh (contingent theory)

1.2 CÁC NGHIÊN CỨU VẺ KTQT

1.2.1 Công cụ KTQT được sử dụng

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dung KTQT

1.3 KTQT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.4 KTQT Ở VIỆT NAM

1.4.1 Nghiên cứu KTQT ở Việt Nam

1.4.2 Những tồn tai trong nghiên cứu về KTQT ở Việt Nam

KẾT LUẬN CHUONG 1

CHƯƠNG 2 THIẾT KÉ NGHIÊN CỨU

2.1 TONG QUAN VE CAC DNVVN TREN DIA BAN THANH PHO

Trang 5

KTQT TRONG DNVVN TREN DIA BAN DA NANG 2.29

2.2.2 Xây dựng giải thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu 30

.36 Ö„36 37

2.3.3 Lĩnh vực hoạt động

2.3.4 Cạnh tranh

2.3.6 Trình độ của các đối tượng có liên quan đến hoạt động KTQT 37

„37

38 38 38

38 1.38

139

2.3.7 Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành quản lý

2.4 NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

2.4.1 Thảo luận nhóm

2.4.2 Thiết kế bảng câu hỏi khảo

2.5 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

2.5.1 Thu thập dữ li

2.5.2 Phương pháp phân tích và xử lý

3.1 PHAN TICH THONG KE MO TA KET QUA KHAO SAT 46

3.1.1 Ty lệ sử dụng các công cụ KTQT

3.1.2 Mức độ vận dụng các công cụ KTỌT

3.2 KIEM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO

3.2.1 Thang đo cạnh tranh

3.2.2 Thang đo phân cấp quản lý

Trang 6

3.2.4 Thang đo ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành72

3.5.2 Kết quả ước lượng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 4 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIÊN NGHỊ

4.1 TÔNG HỢP KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.1 Những công cụ KTQT nào được sử dụng? Mức

4.3 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU, HẠN CHẾ VÀ PHƯƠNG

4.3.2 Hạn chế và phương hướng phát triển đề tài

KET LUẬN CHƯƠNG 4

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

PHỤ LỤC

Trang 7

ABC : Tính giá dựa trên cơ sở hoạt động

ARR :_ Tỷ lệ hoàn vốn kế toán

AVE :_ Phương sai trích trung bình

CNTT

DN

DNVVN :_ Doanh nghiệp vừa và nhỏ

KTQT : Ké ton quan tri

KTTC : Kế toán tài chính

NPV :_ Gía trị hiện tại thuần

ROI :_ Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư

IRR : Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

TM & DV :_ Thương mại và dịch vụ

Trang 8

12 "Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng 14

KTQT trong các nghiên cứu trước đây

13 "Tóm lược ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử 18

dụng KTQT trong các nghiên cứu trước đây

21 Quy định về DNVVN theo Nghị định 56/2009/NĐ- | 25

cp

23 Tỷ lệ các DNVVN tại Đà Nẵng theo quy mô và lĩnh |_ 26

vực hoạt động năm 2012

25 Thống kê số lượng DN khảo sát theo các tiêu thức 39

Trang 9

mô DN 3.8 Mức độ vận dụng công cụ KTQT chiến lược theo 58

3.17 Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach`'s Alpha 69

thang đo cạnh tranh

3.18 Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach`s Alpha 70

thang đo phân cấp quản lý 3.19 thang đo trình độ các đối tượng có liên quan đến Kết quả kiểm định hệ số tin cậy Cronbach`s Alpha 71

Trang 10

3.22a Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mite 73

độ vận dụng kế toán quản trị trong DNNVV ở Đà Nẵng

3.22b Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mite 74

độ vận dụng kế toán quản trị trong DNNVV ở Đà Nẵng

3.24 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến công cụ |_ 79

Trang 11

“Trong nền kinh tế thị trường, kế toán quản trị (KTQT) là công cụ hỗ trợ

đắc lực cho nhà quản trị quản lý, điều hành hoạt động doanh nghiệp không còn là vấn đề tranh luận Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu viết về các

Doanh nghiệp (DN) nhỏ và đặc bi

Richard (2000) cho rằng, có nhiều lý do làm cho các DN mới thành lập bị phá

ệt là việc phá sản của những DN này

sản, bao gồm việc thiếu vốn lưu động, yếu kém trong lựa chọn thị trường, sự

thay đổi nhanh chóng của thị trường Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất làm

cho tỷ lệ phá sản của những DN này ngày càng gia tăng là sự bắt lực trong

việc quản lý các hoạt động kinh doanh cần thiết Nhiều DN đã thất bại ngay trong việc xây dựng kế hoạch ban đầu và sau đó cứ phát triển kế hoạch đó

như là một công cụ chuẩn Tương tự như vậy, Wichmann (1983) cho ring

một trong những lý do dẫn đến thất bại trong kinh doanh là khả năng quản lý yếu kém trong đó bao gồm cả giải quyết vấn đề liên quan đến kế toán Hơn

nữa, Hopper và cộng sự (1999) thông qua kết quả khảo sát ở Nhật Bản cho

rằng, sự thất bại trong việc vận dụng hệ thống KTQT chỉ phí là nhân tố dẫn

đến tỷ lệ phá sản ngày càng tăng ở các Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)

Từ đó ta thấy rằng, KTQT đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý các

DNVVN nếu nó muốn tồn tại

“Trong những năm gan đây, kế toán Việt Nam đã có những bước chuyển biến và thay đổi sâu sắc Hệ thống kế toán doanh nghiệp không còn duy nhất

một bộ phận kế toán tài chính (KTTC) mà bao gồm cả bộ phận KTTC và bộ phận KTQT KTQT đang ở trong thời kỳ phát triển để đáp ứng với những

thay đổi về kỹ thuật, toàn cầu hoá và những mối quan tâm ngày càng tăng đối

với việc quản trị rủi ro Tuy nhiên, trong thực tiễn ở Việt Nam, các DN nói

chung và các DNVVN nói riêng, việc áp dụng KTQT và vai trò của KTQT

Trang 12

kinh tế Việt Nam và KTỌQT đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất

lượng của việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định Tuy nhiên, sự đóng góp của KTQT trong DNVVN chưa nhiều Cần phải nhận thức rằng, nếu các

công cụ KTQT trong các DNVVN không được sử dụng phù hợp thì khi các

DN này phát triển hơn về kích thước và quy mô trong tương lai thì việc sử

dụng các công cụ KTQT có thể không mang lại hiệu quả tốt nhất để đạt được

mục tiêu của DN

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu thực trạng vận dụng KTQT trong các

DNVVN là rất hạn chế Chính điều này đã thúc đây tôi thực hiện đề tài

“Nghiên cứu mức độ vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp vừa

và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu:

- Khảo sát mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN trên địa bàn Đà

Nẵng

~ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN ở Đà Nẵng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mức độ vận dụng KTQT trong các DNVVN trên

địa bàn thành phó Đà Nẵng

Phạm vi nghiên cứu: Các DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Phương pháp định tính được sử dụng trong giai đoạn xây dựng bảng

câu hỏi Phương pháp định lượng được sử dụng thông qua bảng câu hỏi thu

Trang 13

cậy Cronbach"s Alpha, phân tích thống kê mô tả và sử dụng hồi quy bội để kiểm định sự phù hợp của mô hình lý thuyết đã xây dựng

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài gồm có 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về mức độ vận dụng Kế toán quản trị trong

Doanh nghiệp

Chương 2: Thiết kế nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Catapan và cộng sự (2012) nghiên cứu việc áp dụng các công cụ KTQT trong 14 DNVVN kinh doanh trong ngành vật liệu xây dựng ở miền Nam Brazil Các công cụ được đưa vào khảo sát được chia làm 4 nhóm gồm: dự

toán (Budget), lưu chuyển tiền tệ (Cash Flow), phân tích cân bằng (Balance

Analysis), hé théng thông tin kế toán (Accounting Information System) Két quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 37,73% số công ty khảo sát có hệ thống kế toán trong DN, trong số đó 35,72% số công ty được khảo sát sử dụng công cụ

được chấp nhận trong các giáo trình và các bài giảng kế toán chuyên nghiệp

để khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, 3 công cụ KTQT được sử dụng ở tắt

cả các DNVVN bao gồm: phân tích chỉ phữlợi nhuận của sản phẩm, dịch vụ (Product or service costs for pricing and/or profitability analysis); đo lường

vốn lưu động (Working capital measures); phân tích hòa vốn (Break-even

Trang 14

sai lầm về giá cả, và những DN nhỏ thường thất bại trong việc quản lý vốn lưu động và lưu chuyển dòng tiền Các công cụ khác như lập dự toán, phân

tích chỉ phí-sản lượng-lợi nhuận, kế toán trách nhiệm thì được áp dụng 6 tat

cả các DN vừa được khảo sát, các DN nhỏ thì chỉ một số các DN sử dụng Các công cụ bao gồm chỉ phí định mức và phân tích chênh lệch so với chỉ phí

định mức, phân bổ chỉ phí, KTQT chiến lược, kỷ thuật thẩm định chỉ phí vốn, công cụ đối phó rủi ro chỉ được một số ít các DN vận dụng Nghiên cứu còn

chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT ở DNVVN ở Anh

là quy mô DN, sự ràng buộc về tài chính, yêu cầu của các bên liên quan, trình

độ của nhà quản lý và lĩnh vực kinh doanh

Howard và Alan Webb (2013) nghiên cứu việc áp dụng 19 công cụ

KTQT (gồm cả công cụ KTQT hiện đại và công cụ KTQT truyền thống) ở

các DNVVN của Canada Các công cụ này được chia thành 4 nhóm dựa trên

chức năng gồm: hệ thống tính giá, dự toán, báo cáo trung tâm trách nhiệm, phân tích hỗ trợ việc ra quyết định Kết quả phỏng vấn sâu từ 11 nhà quản lý cho thấy, các DN chỉ sử dụng mội tỷ lệ nhỏ các công cụ trong số các công cụ được khảo sát Các DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất

ử dụng các công

cụ của hệ thống tính giá và báo cáo trung tâm trách nhiệm nhiều hơn các DN

hoạt động trong các lĩnh vực khác Kết quả này được trao đổi với các chuyên

gia giảng dạy trong lĩnh vực KTQT để phát triển chương trình đào tạo chuyên

nghiệp về KTQT

Tương tự, Kamilah Ahmad (2012) cũng tiến hành nghiên cứu việc áp

dụng trong các DNVVN trong lĩnh vực sản xuất ở Malaysia Ông sử dụng

danh mục các công cụ KTQT được đưa ra bởi Chenhall và Langfield-Smith

Kết quả nghiên cứu từ 160 DN cho thấy tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT

Trang 15

quả được sử dụng rộng rãi hơn hệ thống hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến

lược Các DN vừa có xu hướng sử dụng các công cụ liên quan đến hỗ trợ ra

quyết định và KTQT chiến lược nhiều hơn các DN nhỏ Kết quả cũng cho thấy rằng, nghiên cứu việc áp dụng các công cụ KTQT có vai trò quan trọng

trong việc đánh giá thành quả hoạt động và hoạt động kiểm soát trong việc

quản lý ở DNVVN Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, 4 nhân tố ảnh hưởng đến

mức độ vận dụng KTQT ở DNVVN ở Malaysia gồm: quy mô DN, mức cạnh tranh trên thị trường, sự tham gia của nhà quản lý, và công nghệ sản xuất tiên

tiến Tuy nhiên, kết quả cho thấy giữa việc áp dụng các công cụ KTQT và thành quả của DN không có mối quan hệ nhiều giữa chúng

Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) về các nhân tố ảnh hưởng

đến việc vận dụng KTQT trong các Doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứu đã

chỉ ra rằng các công cụ KTQT truyền thống được áp dụng nhiều hơn các công

cụ KTQT hiện đại, cụ thể là dự toán doanh thu, dự toán lợi nhuận, dự toán sản xuất, tính giá theo phương pháp toàn bộ có tỷ lệ áp dụng khá cao so với các

công cụ liên quan đến chức năng chiến lược, đánh giá thành quả Nghiên cứu

cũng đánh giá lợi ích có được từ dụng KTQT là vừa phải, cụ thể là với

thang điểm từ 1 đến 5, nhận thức về lợi ích ròng của việc vận dụng KTQT có

điểm số trung bình là 3.62, kết quả cũng cho thấy rằng công cụ KTQT truyền

thống được cho là mang lại lợi ích hơn so với công cụ KTQT hiện đại

Nghiên cứu cũng đưa ra các nhân tố tác động đến việc vận dung KTQT ở trên

bao gồm các nhân tố mang đặc tính của DN như hình thức sở hữu của DN,

quy mô DN, thời gian hoạt động, định hướng thị trường, lĩnh vực hoạt động,

và nhân tố ngữ cảnh như nhân tố cạnh tranh, phân cấp quản lý Ngoài ra, nghiên cứu đã kết luận rằng, khi DN sử dụng càng nhiều KTQT thì thành quả

Trang 16

khuyến khích đơn vị mình sử dụng KTQT nhiều hơn để góp phần nâng cao

thành quả hoạt động của DN

Trang 17

KE TOAN QUAN TRI TRONG DOANH NGHIEP

1.1 TONG QUAN VE KE TOAN QUAN TRI (KTQT)

1.1.1 Dinh nghia va sy phat trién cia KTQT

Kế toan quan tri (KTQT) 1A qué trinh xéc dinh, ghi nhan, xir ly, tng hop,

phân tích thông tin kế toán nhằm trợ giúp các nhà quản trị trong việc ra quyết

định, nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức (Horngren, 1996) Theo Chenhall (2003), các thuật ngữ KTQT, hệ thống KTQT, kiểm soát quản lý, kiểm soát tổ chức có thể được sử dụng đề thay thế nhau Ông nhắn mạnh ring: “KTQT dé

cập đến các công cụ như dự toán, tính giá thành sản phẩm, trong khi hệ thống

KTQT đề cập đến việc sử dụng KTQT một cách có hệ thống để đạt được

những mục tiêu nhất định” (Chenhall, 2003, tr.129) Dearden (1988) cho rằng

KTQT có 4 chức năng: kiểm soát, hỗ trợ ra quyết định, đo lường sự thay đổi

và thiết lập mục tiêu

Theo luật kế toán Việt Nam thì “KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích

và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định

kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” [40, tr.9]

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về hệ thống KTỌT, nhưng các

định nghĩa này đều có điểm chung là hệ thống KTQT tạo ra thông tỉn trợ giúp

nhà quản trị trong việc lập dự toán, phối hợp hoạt động, giám sát, và đánh giá

thành quả hoạt động của từng bộ phận cũng như toàn đơn vị (MacDonald, 1999)

Theo IPAC (1988, tr 84), sy phat trién cla KTQT da trai qua 4 giai

đoạn, từ trước năm 1950 đến năm 1995, cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Trước năm 1950: KTQT tập trung vào việc xác định chỉ phí

và kiểm soát tài chính thông qua việc lập dự toán và kế toán chỉ phí.

Trang 18

dụng các kỷ thuật phân tích quyết định và kế toán trách nhiệm

Giai đoạn 3: Từ 1965 ~ 1985: KTQT quan tâm đến việc giảm sự lãng phí các nguồn lực trong quá trình kinh doanh thông qua việc phân tích quy trình

và tái cấu trúc hệ thống

Giai đoạn 4: Từ 1985 - 1995: KTQT tập trung vào việc tạo thêm giá trị thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đã sử dụng công nghệ thông

tin và tài nguyên trí thức để kiểm tra các tiêu thức về giá trị khách hàng, giá

trị cỗ đông và đôi mới tổ chức

Bảng 1.1 Sự phát triển của kế toán quản trị Evolution of Management Accounting

Cơn Information Reduction of Creation of Value tong

Determination for Waste of through Effective

and Financial Management Resources in Resource Use

Controt Planning and Business

Control Processes

(Nguén: IFAC, 1998, tr 85)

Trang 19

của tổ chức thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị và xây dựng chiến lược phát triển bền vững

Nhu vay, KTQT da phát triển qua từng giai đoạn để thích ứng với môi

trường mới, phù hợp với mục tiêu của DN Do đó, DN phải định hình lại, tái

cấu trúc các công cụ và kỹ thuật phù hợp để duy trì sự cạnh tranh trên thị

trường

Về phương diện các công cụ KTQT được áp dụng, Kaplan (1984) cho

rằng, mặc dù có sự thay đổi lớn trong cơ cấu của các tô chức cũng như mức

độ cạnh tranh từ 1925 đến giữa thập niên 1980, nhưng có ít sự thay đổi của

các công cụ KTQT trong thời gian này về mặt phát triển những công cụ

KTQT mới cũng như việc áp dụng các công cụ KTQT hiện có

Từ giữa những năm 80, nhiều công cụ KTQT mới được giới thiệu và được vận dụng cho quản trị DN để thích ứng với sự gia tăng của cạnh tranh trên toàn cầu như tính giá dựa trên hoạt động, dự toán dựa trên hoạt động, thẻ cân bằng điểm Chenhall và Langfield-Smith (1988) chia các công cụ

KTQT thành hai nhóm: các công cụ KTQT truyền thống và các công cụ KTQT hiện đại Ông nhận định rằng các công cụ KTQT truyền thống đặt

trọng tâm vào nội tại (internal) và dựa trên các thông tỉn tài chính, các công

cụ KTQT hiện đại lại đặt trọng tâm vào vấn đề chiến lược của DN và dựa trên

cả thông tỉn tài chính và phi tài chính, cả quá khứ và định hướng tương lai, và những thông tin này có được từ cả bên trong và bên ngoài Doanh nghiệp

Sulaiman và cộng sự (2004) cũng phân KTQT ra làm 2 loại: truyền thống và

hiện đại Các công cụ KTQT truyền thống gồm tính giá tiêu chuẩn, phân tích

mối quan hệ chỉ phí-sản lượng-lợi nhuận, ROI, dự toán Các công cụ KTQT hiện đại như quản trị chất lượng toàn diện, tính giá dựa trên hoạt động, chỉ phí

Trang 20

mục tiêu, thể điểm cân bằng Cũng đồng với quan điểm này, Hyvonen

(2005) xem KTQT truyền thống gồm hệ thống dự toán phục vụ cho lập kế

hoạch, kiểm soát và đánh giá thành quả, trong khi đó các công cụ như kỹ thuật dựa trên hoạt động, đo lường thành quả dựa trên sự cân đối, dựa trên

nhân viên, hoặc liên quan đến hoạch định chiến lược được xem là các công cụ

KTQT hiện đại

1.1.2 Vai trò của KTQT trong Doanh nghiệp

Một số nghiên cứu đã nói lên rằng vai trò của KTQT đã có những thay đổi quan trọng Siegel và Sorensen (1999) cho rằng, vai trò của KTQT đã thay

đổi với tốc độ nhanh hơn giữa những năm 1995 và 1999 so với khoản thời

gian 5 năm, và ông cũng cho rằng tốc độ này sẽ còn tiếp tục tăng trong 3 năm tiếp theo Tương tự, Burns (1999) chỉ ra rằng, trong một số doanh nghiệp, kế toán đang dần thay đổi chức danh công việc của họ, trở thành “nhà phân tích kinh doanh” thay vì “kiểm soát công ty” Sự thay đổi trong vai trò của KTQT

cũng được xác định bởi một số nghiên cứu của Russel (1999), Zarowin (1997), Lobo (2004) được thể hiện như sau:

- Phan tích kinh doanh

- Hoạch định chiến lược

- Tư vấn cho nội bộ DN hoặc đối tác

- Cung cấp thông tin

~ Chức năng lãnh đạo nhóm

- Thiết kế và quản lý hệ thống thông tin

- Đào tạo và hướng dẫn

1.1.3 KTQT và lý thuyết ngữ cảnh (contingent theory)

Lý thuyết ngữ cảnh về KTQT cho rằng “không có một hệ thống kế toán thống nhất nào có thể áp dụng cho tắt cả các DN trong mọi ngữ cảnh” (Otley,

Trang 21

1980) Hay nói cách khác, một hệ thống KTQT thích hợp với DN lệ thuộc vào đặc điểm của DN đó, cũng như ngữ cảnh mà DN đó hoạt động

Các nghiên cứu dựa trên lý thuyết ngữ cảnh xem xét các công cụ KTQT

vừa là biến độc lập, vừa là biến phụ thuộc Khi xem KTQT là biến phụ thuộc,

một vài nghiên cứu sử dụng lý thuyết này đề kiểm chứng mối quan hệ giữa việc sử dụng các công cụ KTQT và các nhân tố ngữ cảnh ảnh hưởng đến DN Những nhân tố này bao gồm: môi trường hoạt động, cấu trúc DN, công nghệ,

quy mô DN và chiến lược Khi xem KTQT là biến độc lập, một số nghiên cứu

đã kiểm chứng mối quan hệ giữa việc sử dụng KTQT với thành quả của việc

sử dụng KTQT

Lý thuyết ngữ cảnh sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này để giải thích

các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong ngữ cảnh của DN vừa

và nhỏ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

1.2 CAC NGHIEN CUU VE KTQT

1.2.1 Công cụ KTQT được sử dụng

a Cong cu KTQT được sử dụng ở các nước phát triễn

Tại Anh, Drury và cộng sự (1993) nghiên cứu việ

KTQT ở 303 Công ty sản xuất và phát hi

KTQT được sử dụng Mặc dù đã có nhiều sự điều chỉnh để phù hợp với lý

áp dụng các công cụ

rằng, có rất nhiều các công cụ

thuyết, nhưng đó cũng là bằng chứng chứng minh sự phù hợp giữa lý thuyết

và thực tiễn về việc vận dụng các công cụ KTQT

Chenhall và Langfield-Smith (1998) nghiên cứu việc áp dụng 42 công cụ

KTQT (gồm cả công cụ KTỌT hiện đại và công cụ KTQT truyền thống)

trong các công ty của Úc, các công cụ này được chia thành 5 nhóm dựa trên chức năng của KTQT gồm dự toán tài chính, dự toán hoạt động, tính giá,

đánh giá thành quả, hỗ trợ ra quyết định Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết

các công cụ này được sử dụng trong các công ty được khảo sát, tuy nhiên tỷ lệ

Trang 22

áp dụng các công cụ KTQT truyền thống cao hơn so với các công cu KTQT hiện đại, nhiều công ty cũng đang định hướng áp dụng một số công cụ mới trong tương lai gần, nhất là các công cụ KTQT dựa trên hoạt động và chuẩn

so sánh Thêm vào đó, những công cụ liên quan đến thông tin phi tài chính cũng được sử dụng rộng rãi trong các DN nghiên cứu tại Úc

Trong một nghiên cứu gần đây của Hyvonen (2005) được thực hiện ở

Phần Lan Tác giả đã tìm thấy rằng, phần lớn các công cụ KTQT được sử

dụng ở Phần Lan và 3 công cụ KTQT truyền thống được xem là hữu ích cao

nhất là lợi nhuận bộ phận trong việc đánh giá thành quả, dự toán cho việc

kiểm soát chỉ phí và tính giá theo phương pháp trực tiếp, những công cụ này

sẽ được tiếp tục sử dụng trong tương lai Nghiên cứu cũng cho ring, trong tương lai cần đưa các công cụ phi tài chính để khảo sát sự hài lòng của khách

hàng và thái độ của nhân viên

Trong một khảo sát khác, Abdel-Kader và Luther (2006) nghiên cứu việc vận dụng 38 công cụ KTQT vào các DN trong ngành công nghiệp và nước

á, dự

toán, đánh giá thành quả, thông tin cho việc ra quyết định và phân tích chiến

giải khát ở Anh Các công cụ này được chia thành 5 nhóm gồm tính gi:

lược Kết quả khảo sát từ 122 DN cho thấy các công cụ KTQT truyền thống

được sử dụng nhiều hơn so với các công cụ KTQT hiện đại như là phương

pháp tính giá trực tiếp được sử dụng nhiều hơn phương pháp ABC, việc lập

dự toán theo phương pháp truyền thống và phân tích lợi nhuận sản phẩm được

sử dụng phô biến Ngược lại, các công cụ KTQT hiện đại như thẻ điểm cân

bằng, đo lường dựa trên thành quả tài chính được cho là rất quan trọng nhưng

chỉ có 40% số DN khảo sát áp dụng và hơn 50% số DN được khảo sát sử

dụng quản trị lợi nhuận theo khách hàng

Một số nghiên cứu khác ở châu Âu trong việc áp dụng các công cụ

KTQT như là Anderson và Rohde (1994); Laitinen (1995); Israelsen và cộng

Trang 23

sự (1996); Bruggeman va cOng su (1996); Pierce va O'Dea (1998); Szychta (2004); va Hyvonen (2005) Những nghiên cứu này đã chỉ ra một loạt các công cụ KTQT được vận dụng như tính giá, lập kế hoạch, đo lường đánh giá thành quả hoạt động và hỗ trợ ra quyết định Ví dụ như Bruggeman và cộng

sự (1996) đã điều tra việc sử dụng các công cụ KTQT trong các công ty của

Bi, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các công cu KTQT truyền thống vẫn được sử

dụng mặc dù công ty đã bắt đầu áp dụng các công cụ KTQT hiện đại như là

phương pháp tính giá ABC

b Cong cu KTQT được sử dụng ở các nước đang phát triển

Joshi (2001) nghiên cứu các công cụ KTQT trong 60 DN vừa và lớn ở

An D6 Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT truyền

thống cao hơn so với các công cụ KTQT hiện đại Các công cụ liên quan đến

việc lập dự phòng theo cách truyền thống và hệ thống đánh giá thành quả

được áp dụng rộng rãi, trong khi đó các công cụ KTQT hiện đại được áp dụng với tỷ lệ khá thấp và tỷ lệ áp dụng tăng lên khá chậm

El-Ebaishi và cộng sự (2003) tiến hành khảo sát thực trạng áp dụng

KTQT ở 121 DN vừa và lớn ở Saudi 15 công cụ được đưa vào khảo sát gồm

phân bổ chỉ phí bộ phận, phân bổ chỉ phí sản xuất chung, chỉ phí tiêu chuẩn,

dự toán sản xuất, dự toán vốn bằng tiền, dự toán doanh thu, dự toán chỉ phí

nguyên u trực tiếp, dự toán chỉ phí nhân công trực tiếp, dự toán chỉ phí sản xuất chung, dự toán vốn, chu kỳ sống sản phẩm, quản trị hàng tồn kho kịp thời, tính giá dựa trên hoạt động và sử dụng các công cụ dự toán hồi quy Kết quả khảo sát cho thấy các DN cho rằng các công cụ KTQT truyền thống được

xem là hữu dụng và quan trọng đối với DN, các công cụ KTQT hiện đại như

ABC chỉ được áp dụng trong một số DN

Một khảo sát khác, Wu và cộng sự (2007) tiến hành khảo sát ở 64 DN

liên doanh và 115 DN nhà nước ở Trung Quốc Kết quả cho thấy, các DN

Trang 24

Trung Quốc chủ yếu sử dụng các công cụ KTQT truyền thống Cụ thể, các

nhà quản trị DN nhà nước cho rằng họ sẽ

trung vào các công cụ KTQT

truyền thống, ngược lại các nhà quản trị DN liên doanh có xu hướng sử dụng

công cụ KTQT hiện đại

Bảng 1.2 Tóm lược các nhân tố ảnh hướng đến việc sử dụng KTQT

trong các nghiên cứu trước đây

[Thời gian hoạt động của

IDN [Tính từ khi DN thành lập| [đến thời điểm nghiên cứu

|O'Connor (2004)

|Canh tranh [Tháp, trung binh, cao |Laitinen (2001)

Sử dụng thang do Likert |Libby va Waterhouse (1996),

ILuther va Longden (2001), Williams (2001), O'Connor (2004) 'Z doanh thu của đối tác |Finh (1996)

[Quy mô DN’ (Số lượng nhân viên Libby và Watehouse (1996),

|O'Connor (2004), Williams (2001),

|Hoque và Jame (2000)

[Tong tài sản lEinh (1996), Joshhi (2001), EH

lEbaishi (2003), Hoque và Jame|

|(2000) [Tồng doanh thu [Hoque va Jame (2000) [Anh hung cua chinh phu [Bién gia |O'Connor (2004)

lHình thức sở hữu Biến giả |O'Connor (2004), Wu (2007)

Trang 25

điều chỉnh hệ thống kiểm soát của họ đề đáp lại sự đe dọa và những cơ hội từ

môi trường cạnh tranh Theo nghiên cứu của Libby và Waterhouse (1996), Granlund va Lukka (1998), Mia va Clarke (1999) cho rằng mức độ cạnh tranh càng cao sẽ góp phần làm gia tăng việc sử dụng KTQT Ngược lại, nghiên cứu của Williams và Seaman(2001) cho rằng mức độ cạnh tranh tỷ lệ nghịch

với sự thay đổi của KTQT

- Quy mô DN

Quy mô DN được hiểu là số lượng nhân viên làm việc trong DN hay

tổng tài sản mà DN sử dụng hay tổng doanh thu mà DN đạt được Quy mô

của DN có thể tác động đến thiết kế của tổ chức cũng như hệ hồng quản lý của DN Các DN có quy mô lớn thường có nhiều tiềm lực tài chính đề điều

thống hi:

thống KTQT của mình Do đó, mối quan hệ

chỉnh, nâng cấp, thay thế tại nhưng cũng có thể tạo ra sự quan

liêu, là lực cản để DN thay đi

giữa quy mô DN và sự thay đổi hay vận dụng KTQT là không chắc chắn Abdel-Kader và Luther (2008) tìm thấy rằng các DN có quy mô lớn ở Anh áp

dụng nhiều các công cụ KTQT phức tạp hơn so với các DN có quy mô nhỏ

hon Ngugc lai, Williams va Seaman (2001) tìm thấy sự thay đổi của hệ thống

KTQT xảy ra nhiều hơn ở các DN có quy mô nhỏ chứ không phải trong các

DN có quy mô lớn

- Phân cấp quản lý trong DN

Phân cấp quản lý đề cập đến mức độ tự chủ của nhà quản trị các cấp,

Trang 26

cung cấp cho nhà quản trị các cấp trách nhiệm lớn hơn trong việc hoạch định

và các hoạt động kiểm soát cũng như khả năng tiếp cận các nguồn thông tin của tổ chức Williams và Seaman (2001) cho rằng, giữa quản lý tập trung và

sự thay đổi của hệ thống KTQT có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau Ngược

lại, Soobaroyen và Poorundersing (2008) lại cho rằng có mối quan hệ tỷ lệ

thuận giữa phân cấp quản lý và việc áp dụng hệ thống KTQT Trong khi đó, Libby va Waterhouse (1996), Chenhall va Morris (1986) lại cho rằng không

có sự tác động của phân cấp quản lý lên sự thay đổi của KTỌT

- Năng lực học tập của DN

Libby và Waterhouse (1996) đo lường năng lực học tập thông qua số

lượng hệ thống KTQT tén tai trong DN Họ tìm thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa năng lực của một tô chức với sự thay đổi của hệ thống KTQT Sử dụng cách tiếp cận tương tự, Williams và Seaman (2001), Hoque (2008) tìm thấy năng lực của tô chức là nhân tố quan trọng tác động đến sự thay đổi các hệ

thống KTQT Singapore và Australia

- Hình thức sở hữu

Nghiên cứu tình huống tại công ty thuốc 14 6 Tay Ban Nha, Macias (2002) cho rằng hệ thống KTQT có sự thay đổi lớn từ khi công ty chuyển từ

sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân Quá trình tư nhân hóa tạo động lực cho

sự phát triển của các công cụ kiểm soát mới cũng như mục đích kiểm soát,

đặc biệt liên quan đến lợi nhuận và hiệu quả Và nhu cầu thông tin cho môi

trường mới dẫn đến sự thay đôi trong các hệ thống KTQT

b Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT ở các nước đang phát triển

- Cạnh tranh

Firth (1996) tìm thấy tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT ở các DN Trung

Quốc tăng lên cùng với sự tăng lên của mức độ cạnh tranh Waweru và cộng.

Trang 27

sự (2004) cũng tìm thấy sự gia tăng toàn cầu là nhân tố chủ yếu dẫn đến sự

thay đổi của KTQT ở các DN Nam Phi Tuy nhiên, O'Connor và cộng sự

(2004) không tìm thấy mối liên hệ nào giữa cạnh tranh và việc vận dụng

KTQT ở DN được khảo sát

- Quy mô DN

Ở các nước đang phát triển, quy mô DN được đo lường thông qua tổng

doanh thu hoặc số lượng nhân viên Eirth (1996); El-Ebaishi và cộng sự (2003) cho rằng quy mô DN có quan hệ tỷ lệ thuận với việc sử dụng các công

cụ KTQT khác nhau Mặt khác, nghiên cứu của Joshi (2001) ở Án Độ chỉ ra

rằng các DN có quy mô lớn thường có xu hướng sử dụng nhiều các công cụ

KTQT hiện đại hơn so với các DN nhỏ Nghiên cứu của O'Connor và cộng sự

(2004) cũng cho kết quả tương tự

- Hình thức sở hữu

Eirth (1996) thực hiện khảo sát sự khuếch tán của KTQT trong các DN ở

Trung Quốc cho rằng, các DN có hợp tác liên doanh với các đối tác nước

ngoài sử dụng nhiều công cu KTQT hơn so với các DN trong nước Các nghiên cứu khác của O'Connor và cộng sự (2004), Wu và cộng sự (2007) tìm

thấy rằng các DN nhà nước có hợp tác liên doanh sử dụng nhiều công cụ

KTQT hon các DN nhà nước không có liên doanh, các DN liên doanh vận dụng nhiều công cụ KTQT hơn các DN nhà nước

- Giáo dục

O*Connor và cộng sự (2004) cho rằng việc vận dụng KTQT lệ thuộc vào

vấn đề đào tạo Các tác giả đo lường nhân tố giáo dục trên 5 khía cạnh: đào

tạo theo dạng vừa học vừa làm bởi nhà quản trị DN, đào tạo từ các trường địa phương, đào tạo được cung cấp bởi các chương trình của Chính phủ, đào tạo

qua trao đổi với nhà quản trị có kinh nghiệm và đào tạo ở nước ngoài Kết quả

nghiên cứu cho thấy mức độ sử dụng KTQT tăng lên với mức độ đào tạo mà

Trang 28

nhân viên được nhận

- Thời gian hoạt động của DN

Thời gian hoạt động của DN được tính từ khi DN thành lập đến thời

điểm nghiên cứu O*Connor và cộng sự (2004) cho rằng các công cụ cần thời

Bảng 1.3 mô tả xu hướng tác động của các nhân tố đên việc vận dụng

KTQT trong các nghiên cứu trước đây ở các nước trên thế giới, và kết quả

nghiên cứu là không hoàn toàn giống nhau trong các ngữ cảnh khác nhau

Bang 1.3 Tóm lược ảnh hưởng của các nhân tố đến việc sử dụng KTQT

trong các nghiên cứu trước đây

Nghiên cứu tại

Ức Canada |Singapore © Arabia Trung Quốc |Malaysia ° Nhân tố

Chenhall[Mia val Libby va William va) EI- Einh |O'Conn

kà MorriClarke|Waterhouse| Seaman |Ebaishi (1996)| (2004) (1986) |999)| (1996) | (2001) | (2003) Thời gian hoạt | na | nà na na | nà | nà | nà | na jong cla DN

Trang 29

1.3 KTQT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thường chiếm một tỷ lệ lớn trong

tổng số các DN của một quốc gia, đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế của mỗi nước Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về KTQT cũng như

việc vận dụng các công cụ KTQT trong các DN này

Tại Anh, Drury và cộng sự (1993) cho rằng, các DN nhỏ thường sử dụng các công cụ đơn giản như tính giá dựa trên hoạt động, phân tích độ nhạy, nghiên cứu thị tường nhưng các công cụ hiện đại trong các DN nhỏ thường

bị giới hạn hơn các DN lớn Tương tự, Gunasekaran và cộng sự (1999) cho

rằng, các DNVVN ở Anh rất ít quan tâm đến công cụ tính giá dựa trên hoạt

động mặc dù nó có vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các DN này Tiếp đó, Reid và Smith (2002) chỉ ra rằng, khoảng một

phần ba các DN nhỏ có lập dự toán, đo lường tỷ lệ hoàn vốn dau tu (ROD,

đây là công cụ sử dụng nhiều nhất Hệ thống KTQT trong các DN nhỏ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động và thành quả của những DN này McChlery và

cộng sự (2004) nghiên cứu về mức độ vận dụng hệ thống tài chính (bao gồm

cả KTTC và KTQT) trong các DN nhỏ Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mức độ sử

dụng KTQT không bằng KTTC và ngày càng có xu hướng giảm dẫn Kết quả

cũng cho thấy rằng, các DN nhỏ hầu như không hài lòng với hệ thống KTQT

mà họ đang áp dụng Nhìn chung ở Anh, KTTC được sử dụng rộng rãi trong khi các công cụ mới được đánh giá là ít quan trọng và ít được vận dụng hơn

Tại Mỹ, Demong và Croll (1981) kết luận rằng, hầu hết các DN nhỏ ở

Mỹ đều không có hệ thống KTQT chỉ phí mặc dù nó là công cụ hữu ích đối với nhà quản lý Tác giả chỉ ra rằng các DN nhỏ chỉ cần một số dự toán cơ bản và số liệu về giá để hỗ trợ trong việc ra quyết định về giá, các DN lớn sẽ

cần một hệ thống kế toán chỉ phí tỉnh vi để hỗ trợ họ trong việc đưa ra quyết

định về giá Mclntyre và Icerman (1985) nghiên cứu việc sử dụng tỷ lệ hoàn

Trang 30

vốn kế toán (ARR) trong việc hỗ trợ ra quyết định trong các DN nhỏ, kết quả

chỉ ra rằng ARR thường tạo ra các lỗi đáng kể trong quá trình sử dụng và việc

sử dụng nó có thể gây ra hiểu nhằm nên các DN nhỏ không được khuyến

khích sử dụng tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) đẻ phân tích đầu tư

Tại Nhật Bản, một cuộc khảo sát về KTQT chỉ phí trong các DNVVN

được thực hiện bởi Hopper và cộng sự (1999), kết quả chỉ ra rằng, việc sử

dụng hệ thống chỉ phí trong các DN nhỏ tương tự như trong các DN lớn, việc

sử dụng hệ thống chỉ phí và công cụ quản trị chỉ phí không thống nhất với nhau, kế toán quan tâm đến những thói quen đơn giản trong quá trình hạch

toán và đã không sử dụng công cụ KTQT chỉ phí trong việc ra quyết định hoặc đánh giá thành quả của DN

Các nghiên cứu về KTQT trong các DNVVN ở các nước đang phát triển

rất ít Ahad (2012) nghiên cứu từ 160 DN trong lĩnh vực sản xuất ở Malaysia

cho thấy tỷ lệ áp dụng các công cụ KTQT truyền thống cao hơn so với các

công cụ KTỌT hiện đại Đặc biệt là các công cụ KTQT liên quan đến việc tính

giá,

ập dự toán và hệ thống đánh giá thành quả được sử dụng rộng rãi hơn hệ

thống hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược Các DN vừa có xu hướng sử dụng các công cụ liên quan đến hỗ trợ ra quyết định và KTQT chiến lược nhiều

hơn các DN nhỏ Kết quả cũng cho thấy rằng, nghiên cứu việc áp dụng các

công cụ KTQT có vai trò quan trọng trong việc đánh giá thành quả hoạt động

m soát ở DNVVN Nghiên cứu cũng cho thấy rằng, 4 nhân tố

an dung KTQT ở DNVVN ở Malaysia gồm: quy mô

DN, mức cạnh tranh trên thị trường, sự tham gia của nhà quản lý, và công nghệ

và hoạt động

ảnh hưởng đến mức độ

sản xuất tiên tiến Tuy nhiên, kết quả cho thấy giữa việc áp dụng các công cụ

KTQT và thành quả của DN không có mối quan hệ nhiều giữa chúng

Như vậy, việc nghiên cứu KTỌT trong các DNVVN còn hạn chế và chủ

yếu được thực hiện ở các nước phát triển.

Trang 31

1.4 KTQT 6 VIET NAM

1.4.1 Nghiên cứu KTQT ở Việt Nam

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về KTQT trong những năm gần đây được

quan tâm nhiều hơn Cụ thê:

Giới thiệu các công cụ KTOT hiện đại vào Việt Nam

Với việc giới thiệu các công cụ KTQT hiện đại vào Việt Nam, các công

cu KTQT như phân tích quan hệ chỉ phí-sản lượng-lợi nhuận, tính giá dựa

trên hoạt động, chỉ phí mục tiêu, thẻ cân bằng điểm được nghiên cứu nhằm

mục đích giới thiệu các công cụ KTQT vào Việt Nam cũng như khả năng ứng dụng của các công cụ này như nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (1996), Trương Bá Thanh (2005), Huỳnh Phương Đông (2006)

Các nghiên cứu tình huồng để áp dụng các công cụ KTOQT

Tại Việt Nam, rất ít nghiên cứu được thực hiện về vấn đề sử dụng các công cụ KTQT cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự vận dụng này Chủ

yếu là các nghiên cứu của các học viên làm luận văn tốt nghiệp nhưng ở

phạm vi đơn vị từng DN chứ ít có nghiên cứu mô tả hay phân tích nhân tố ảnh

hưởng đến việc vận dụng Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ ra một số công

cụ KTQT không được sử dụng ở Việt Nam thuộc về nhóm công cụ đánh giá thành quả và hỗ trợ việc ra quyết định như ZBB, Benchmarking hay nói cách

khác là các công cu KTQT truyền thống được sử dụng nhiều hơn các công cu

hiện đại Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ sử dụng các công cụ KTQT

khác nhau trong các DN, trong đó có một số công cụ như dự toán được sử

Trang 32

dụng tương đối cao giống như ở các nước khác Bên cạnh đó, nghiên cứu còn

chỉ ra lợi ích và chỉ phí của việc sử dụng các công cụ KTQT đối với DN Cụ thể là các DN đã nhận thấy lợi ích của việc vận dụng KTQT trong DN, đặc

biệt là lợi ích của các công cu KTQT truyền thống Quan trọng nhất là nghiên

cứu đã chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT trong các DN ở Việt

Nam bao gồm hình thức sở hữu DN, quy mô DN, thời gian hoạt động, định hướng thị trường, lĩnh vực hoạt động, cạnh tranh Ngoài ra, nghiên cứu cũng

cho thấy được mối quan hệ cùng chiều giữa việc sử dụng công cụ KTQT với

thành quả DN Có thể nói, đây là một nghiên cứu rất có ý nghĩa không chỉ với

các DN mà với cả các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô trong điều

kiện hiện nay

1.4.2 Những tồn tại trong nghiên cứu về KTQT ở Việt Nam

Qua phần tông quan về KTQT ở trên ta thấy rằng còn nhiều khoảng trồng trong nghiên cứu về KTQT ở Việt Nam nói chung và trong một địa bàn

khu vực cụ thể nói riêng Cụ thể là:

công cụ KTQ; tác động của việc vận dụng KTQT đối với thành quả hoạt động

của DN dẫn đến việc chưa có một cái nhìn tổng quan và có tính so sánh được

giữa các nghiên cứu

- Nhìn chung, nghiên cứu trước đây chỉ được khảo sát từ các DN vừa và

lớn, do đó kết quả của nghiên cứu không khái quát được cho tất cả các DN,

đặc biệt là cho các DN nhỏ

- Các nghiên cứu về KTQT thường tiến hành cho các DN nói chung

trong cả nước, hay áp dụng vào một DN cụ thể mà chưa khái quát được trong

một khu vực cụ thể Vì giữa các khu vực khác nhau, với đặc điểm kinh tế khác nhau, nên việc nghiên cứu các vấn đề về KTQT cũng khác nhau.

Trang 33

KET LUAN CHUONG 1

Chương I đã đề cập đến nội dung khái quát về KTQT trong Doanh nghiệp Những nội dung về sự phát triển của KTQT qua các thời kỳ, qua đó

tác giả đã nêu lên vai trò của KTQT trong hoạt động của Doanh nghiệp

Nghiên cứu đã trình bày về lý thuyết ngữ cảnh, lý thuyết này được sử dụng trong nghiên cứu để giải thích các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng

này, nghiên cứu sẽ

lựa chọn các nhân tố dé đưa vào thiết kế

thuyết, xây dựng mô hình nghiên

cứu mức độ vận dụng các công cụ KTQT và sự ảnh hưởng của các nhân tố

Trang 34

CHƯƠNG 2

THIET KÉ NGHIÊN CỨU

2.1 TONG QUAN VE CAC DNVVN TREN DIA BAN THANH PHO DA

động, cơ cấu tổ chức, số lượng lao động, doanh thu bán hàng, giá trị tài sản,

nguồn vốn, sự đổi mới hay công nghệ (Deros và cộng sự, 2006) Ở Việt Nam,

theo nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2009, “DNVVN là co

sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, là những DN

có quy mô nhỏ bé về vặt vốn, lao động hay doanh thu DN nhỏ và vừa được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản xác định trong bảng cân đối kế toán của

Trang 35

Bảng 2.1 Quy định về DNVVN theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP

1 Nông, lâm nghiệp | 10 người | 20tÿ_ [ từtrên 10 | từ trên 20tÿ | từ trên 200

và thủy sản trở đồng trở | người đến | đồngđến | người đến

xuống xuống | 200người | 100 tỷ đồng | 300 người

I Cong nghiệp và| I0người| 20tÿ | từtrên10 | từ rên 20 tý | từ trên 200 xây dựng trở đồng trở | người đến | đồngđến | người đến

xuống xuống | 200người | 100 tỷ đồng | 300 người

TH Thương mại và| l0người| l0ty | trưên10 | từưên10tÿ | từtrên 50 dịch vụ trở đồng trở | người đến | đồng đến 50 | người đến

xuống xuống 50 người tỷ đồng 100 người

(Nguôn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP)

Định nghĩa này sẽ là tiêu chí đồng nhất để xác định được DNVVN trong

từng ngành và khu vực, từ đó tạo điều kiện cho việc thiết lập chính sách phát

triển trong tương lai, các chương trình hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật công nghệ chủ yếu ở Việt Nam cũng như sự quản lý của Nhà nước đối với các DN này 2.1.2 Tổng quan về DNVVN và lĩnh vực hoạt động

a Quy mô DNVVN

“Theo kết quả điều tra năm 2012 như trình bày trong Bảng 2.2 ta thấy đại

đa số các DN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là các DNVVN, các DN lớn

chiếm tỷ lệ rất thấp

Trang 36

Bảng 2.2 Quy mô các DNVVN tại Đà Nẵng năm 2012

là DN siêu nhỏ, một lượng đáng kể các DN vừa và nhỏ, trong đó bao gồm

3.009 DNVVN Điều đó cho thấy rằng các DNVVN đóng vai trò quan trọng

trong hoạt động kinh doanh của Đà Nẵng

b Quy mô và lĩnh vực hoạt động

Bảng 2.3 cho thấy rằng các DNVVN được chia thành 3 lĩnh vực chính:

sản xuất, thương mại, dịch vụ Ba lĩnh vực này có số lượng các DN gần bằng nhau, trong đó lĩnh vực thương mại chiếm tỷ lệ cao hơn về số lượng các DN

với 37,35% trong tổng số lượng DNVVN Lĩnh vực sản xuất chiếm tỷ lệ thấp

hơn với 2.516 DN

Bảng 2.3 Tỷ lệ các DNVVN tại Đà Nẵng theo quy mô

và lĩnh vực hoạt động năm 2012

(Nguôn: Niên giám thông kê năm 2013)

Trang 37

2.1.3 TẦm quan trọng của DNVVN

DNVVN có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các

nước có trình độ phát triển cao Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa như

hiện nay thì các nước đều chú ý hỗ trợ các DNVVN nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ DN lớn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm

Đối với nước ta, Đà Nẵng là một điển hình thì vị trí của DNVVN lại

càng quan trọng Điều này thể hiện rõ nét trong những năm gần day, cu thé: -_ DNVVN đã đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động của

nền kinh tế Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở nước ta, đặc biệt là

trên địa bàn Đà Nẵng, DNVVN có sức lan tỏa vào mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội Số lượng DNVVN chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số DN thuộc hình thức

DN nha nước, DN tập thể, DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể Do đó,

lợi ích mà các DN này mang lại sẽ đóng góp không nhỏ vào kết quả hoạt động

của nền kinh tế thành phó Đà Nẵng

- DNVVN tạo việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm

nghèo Thực tế cho thấy, toàn bộ các DNVVN mà phần lớn là khu vực ngoài

quốc doanh là nguồn chủ yếu tạo ra công ăn làm trong tắt cả các lĩnh vực Cụ thể từ số liệu của cục Thống kê Đà Nẵng cho thấy DNVVN tuyển

dụng 252.483 lao động chiếm 50,71% lực lượng lao động trong toàn thành

phó Do đó nó tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động góp phần xóa đói giảm nghèo, khoảng cách về thu nhập cũng giảm phần nào Điều này thể hiện

ở việc tỷ lệ nghèo ở Đà Nẵng từ 2.98% trong năm 2011giảm xuống còn 0.97% trong năm 2012

~_ Ngoài ra, DNVVN cung cấp cho xã hội một khối lượng hàng hóa đáng

kể về cả vật chất, số lượng và chủng loại Các DNVVN thu hút một lượng lớn

lao động và tài nguyên để sản xuất ra hàng hòa, tạo ra một lượng lớn hàng.

Trang 38

hóa, đa dạng về chất lượng và chủng loại, tạo cho người tiêu dùng có nhiều cơ hội được lựa chọn, góp phần đáng kể vào tông sản phẩm trong nước (GDP) và

tổng kim ngạch xuất khẩu Theo số liệu từ cục thống kê năm 2012, các

DNVVN đã đóng góp 35.233 tỷ đồng tổng sản phẩm trong nước (theo giá so

sánh năm 2010) trên địa bàn Đà Nẵng, đạt 1.46% trong tổng GDP cả nước

(2.412.778 tỷ đồng) và tính đến tháng 11/2012, tổng kim ngạch xuất khẩu là

810,27 triệu USD chiếm 0,4 % tổng kim ngạnh xuất khẩu cả nước (207.870

triệu USD) Điều đó cho thấy rằng, các DNVVN không chỉ cung cấp một khối

lượng hàng hóa trong nước mà còn có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường

quốc tế Do đó, các DNVVN góp phần vào việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ

nước ngoài

-_ Bên cạnh đó, DNVVN làm cho nền kinh tế năng động và có hiệu quả

Các DN và tập đoàn có quy mô lớn không có tính năng động bằng các DN có

quy mô nhỏ Cụ thể, các đơn vi kinh tế càng lớn thì càng thiếu tính linh hoạt, thiếu khả năng phản ứng nhanh, do đó một nền kinh tế nếu đặt một tỷ lệ quá

lớn nguồn lao động và tài nguyên vào DN có quy mô lớn sẽ nén cham chap,

không bắt kịp và phản ứng kịp với các thay đổi trên thị trường Ngược lại, một nền kinh tế có tỷ lệ các DN có quy mô vừa và nhỏ thích hợp sẽ trở nên nhanh nhẹn hơn, phản ứng kịp thời hơn, và tính hiệu quả của nền kinh tế sẽ

được nâng cao hơn

- DNVVN sẽ hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng

động Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi DN phụ thuộc rất nhiều

vào những nhà sáng lập ra chúng Do đặc thù là số lượng DNVVN là rất lớn

và thường xuyên phải thay đổi đề thích nghỉ với môi trường xung quanh, phản ứng với những tác động bất lợi do sự phát triển, xu hướng tịch thu và tập trung hóa sản xuất, do đó sự sát nhập, giải thể và xuất hiện các DNVVN

thường xuyên diễn ra trong mọi giai đoạn Đó là sức ép buộc những người

Trang 39

quản lý và sáng lập ra chúng phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều

hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm, sự có mặt của đội ngũ

những người quản lý này cùng với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về

tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớn

đến hoạt động của từng DNVVN Họ luôn là người đi đầu trong đổi mới, tìm kiếm phương thức mới, đặt ra nhiệm vụ chuyền đổi cho phù hợp với môi

trường kinh doanh

Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn

vào sự có mặt của đội ngũ này, và chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh

tế năng động, linh hoạt phù hợp với thị trường

Nhìn chung, DNVVN đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát

triển kinh tế ở Đà Nẵng Trong tương lai, các DNVVN này sẽ là động lực quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế chung của cả nước

2.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ VẬN DỤNG

KTQT TRONG DNVVN TREN DIA BAN DA NANG

2.2.1 Câu hỏi nghiên cứu

“Từ những khoảng trống trong nghiên cứu về KTQT như đã trình bày ở

trên, một vài câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:

Câu hỏi 1: Những công cụ KTQT nào được áp dụng? Mức độ vận dụng

các công cụ KTQT trong DNVVN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như thế

Trang 40

Nam, vì vậy nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2012) đã sử dụng 32 công

cụ KTQT để khảo sát việc vận dụng các công cụ này trong các DN Việt nam Như vậy để tránh gây lãng phí thời gian cho người trả lời, làm tăng độ chính xác của nghiên cứu và phù hợp với DNVVN, trên cơ sở 32 công cụ của Đoàn Ngọc Phi Anh và 45 công cụ của Kamilah Ahmad (2012), nghiên cứu này sử dụng 33 công cụ KTQT được đưa vào khảo sát, danh sách các công cụ này được trình bày ở Chương 3

2.2.2 Xây dựng giải thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu

a Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

- Quy mô DN

Các nghiên cứu trước đây của Merchant (1984); Haldma and Laats (2002); Al-Omiri and Drury (2007); Abdel-Kader and Luther (2008), cùng

quan điểm cho rằng quy mô DN ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT trong

DN đó Một DN có quy mô lớn, hệ thống thông tin trong nội bộ DN tốt sẽ tạo điều kiện cho sự khuếch tán các công cụ KTỌT Các DN lớn thường có những thuận lợi về tiềm lực tài chính, nguồn lực dồi đào, khả năng quản trị rủi

ro và cơ sở hạ tầng tốt Trong khi đó, các DN nhỏ thường khó khăn về tài

chính, bị giới

thường có những khó khăn nhất định Haldma và L¡

hạn về nguồn lực nên việc vận dụng các công cụ KTQT mới

(2002) lập luận rằng

mức độ phức tạp của hệ thống tính giá và lập dự toán có xu hướng gia tăng

để phù hợp với quy mô của một DN Việc chuyển đổi từ công cụ đơn giản đến phức tạp hơn đòi hỏi phải có nguồn lực và chuyên gia - những điều

kiện chỉ có ở các DN lớn và vừa Kết quả nghiên cứu của Firth (1996) ở

Trung Quốc, El-Ebaishi (2003) ở Arap Saudi cho thấy tỷ lệ vận dụng

KTQT ở các DN lớn cao hơn so với các DN nhỏ

Trong nghiên cứu này, các công cụ KTQT đưa vào được tổng hợp thành

5 hệ thống theo chức năng của KTQT với:

Ngày đăng: 30/09/2022, 13:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w