Vấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ QUANG THÀNH VẤN ĐỀ SỞ HỮU ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM NỘI ĐỊA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 9.31.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội – 2024 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI Tập thể hướng dẫn khoa học: TS Phí Vĩnh Tường TS Đinh Quang Ty Phản biện 1: GS TS Tô Trung Thành Phản biện 2: PGS TS Phạm Thị Hồng Điệp Phản biện 3: PGS TS Hồ Đình Bảo Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Vào hồi …….giờ, ngày ……… tháng …… năm …… Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) là nội dung cốt yếu, then chốt trong đường lối chính trị và con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam Hiện thực hóa mô hình này đòi hỏi những điều kiện gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể, trong đó nhận thức về lý luận và hành động thực tiễn hợp quy luật là cực kỳ quan trọng Hiệu quả kinh tế (bao gồm hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và hiệu quả đầu ra) của doanh nghiệp là chủ đề quan trọng trong phát triển kinh tế của các quốc gia, trong lựa chọn mô hình kinh tế và chính sách kinh tế Đây là chủ đề xuyên suốt trong kinh tế chính trị học về phát triển, cải cách kinh tế ở các nước đang phát triển Ở Việt Nam, hiệu quả kinh tế (HQKT) nói riêng, hiệu quả nói chung của doanh nghiệp cũng là chủ đề cốt lõi của mô hình KTTT định hướng XHCN, trong đó liên quan đến nhận thức, đánh giá về vị trí, vai trò của các loại hình doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chúng trong chỉnh thể nền kinh tế, xu hướng vận động và phát triển của chúng trên con đường tiến lên CNXH Và, HQKT của doanh nghiệp cũng còn liên quan đến chủ trương, chính sách phát triển qua các giai đoạn lịch sử Vấn đề sở hữu với tư cách là quan hệ sở hữu đối với hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như trên thế giới, cả ở các nước đang phát triển và các nước phát triển, là chủ đề quan trọng, được đề cập thường xuyên, xuyên suốt trong các giai đoạn phát triển của các nền kinh tế Tuy nhiên nhìn chung, còn nhiều tranh luận xung quanh vấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Cụ thể: Thứ nhất, phải chăng cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là: (1) quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thông qua vai trò là điều kiện cho các yếu tố thuộc về LLSX hoạt động trong quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, và (2) với tư cách là môi trường cho sự 1 phát triển của sự sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất thông qua LLSX mà ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế Thứ hai, đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp nên dựa trên các chỉ số nào? Từ đó trả lời cho câu hỏi loại hình doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh tế hơn loại hình doanh nghiệp kia? Thứ ba, về mặt định lượng, đánh giá ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam như thế nào? Thứ tư, phải chăng quan hệ sở hữu có thể được nghiên cứu dưới hai góc độ: (1) các hình thức sở hữu của doanh nghiệp, và (2) cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp nhất định? Tất cả những vấn đề trên nên được đánh giá, luận giải thế nào gắn với điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam? Như vậy, một câu hỏi nghiên cứu then chốt được đặt ra: Quan hệ sở hữu có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam? Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên đây, nghiên cứu sinh cho rằng rất cần nghiên cứu sâu trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị Chính vì thế, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Vấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ 2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Phân tích ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam; từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong bối cảnh mới Câu hỏi nghiên cứu then chốt của luận án: Quan hệ sở hữu có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam? Câu hỏi nghiên cứu phụ số 1: Quan hệ sở hữu riêng nó có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam? 2 Câu hỏi nghiên cứu phụ số 2: Quan hệ sở hữu trong mối liên hệ với các yếu tố thuộc về lực lượng sản xuất (LLSX) như quy mô lao động, quy mô vốn có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam? 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể cần tiến hành như sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết và thực tiễn về ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất; Thứ hai, phân tích hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam; Thứ ba, phân tích ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam; Thứ tư, chỉ rõ bối cảnh trong nước và quốc tế, cơ hội và thách thức đối với vấn đề sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam; Thứ năm, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung Sở hữu được nghiên cứu trong luận án là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất hoặc về vốn, biểu hiện cụ thể dưới dạng: (1) các hình thức sở hữu của doanh nghiệp, và (2) cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp nhất định Trong đó, các hình thức sở hữu được tiếp cận dưới góc độ thành phần kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (hình thức pháp lý) của doanh nghiệp Cấu trúc sở hữu được đề cập dưới góc độ là tỷ lệ vốn nhà nước trong một loại hình doanh nghiệp nhất định Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu ảnh hưởng của can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp thể hiện ở cổ phần chi phối mà nhà nước nắm giữ tại một loại hình doanh nghiệp nhất định 3 Hiệu quả của doanh nghiệp được xem xét trong luận án là hiệu quả hoạt động kinh tế (gọi tắt, hiệu quả kinh tế), bao gồm hiệu quả sử dụng đầu vào và hiệu quả đầu ra như sau: (1) Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động; (2) Nhóm chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bao gồm: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); (3) Chỉ số đánh giá hiệu quả đầu vào tổng hợp: Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) Lực lượng sản xuất trong luận án được nghiên cứu dưới hai hình thức: (1) quy mô vốn, và (2) quy mô lao động của doanh nghiệp Giới hạn nghiên cứu Luận án không đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ tương tác - nhận thức giữa sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp Luận án không nghiên cứu 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc quyền quản lý của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (được thành lập theo Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ, ngày 3/2/2018) bởi các đơn vị kinh tế này có quy mô cực lớn so với phần đông các doanh nghiệp Việt Nam còn lại Đây là những quan sát ngoại lệ (outlier) trong nghiên cứu thống kê, cần được nghiên cứu riêng Bên cạnh đó, trong thời gian qua, các đơn vị kinh tế này có những mục tiêu phục vụ nhiệm vụ chính trị rõ rệt cần được nghiên cứu riêng sâu Phạm vi về thời gian Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2001-2022 và với tầm nhìn đến năm 2045 Năm 2001 là năm đầu tiên Tổng cục Thống kê chính thức công bố dữ liệu Điều tra doanh nghiệp, năm 2022 là năm gần nhất của dữ liệu Điều tra doanh nghiệp được Tổng cục Thống kê công bố tính đến ngày 15 tháng 03 năm 2024 Các giải pháp đề xuất đến năm 2030 và với tầm nhìn đến năm 2045 Phạm vi về không gian 4 - Luận án tập trung nghiên cứu trong ngành chế biến và chế tạo, gọi tắt là ngành sản xuất Các doanh nghiệp trong ngành sản xuất được gọi tắt là các doanh nghiệp sản xuất Có tổng cộng 24 ngành sản xuất được nghiên cứu trong luận án - Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam - Chủ thể nghiên cứu của luận án là chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp 4 Phương pháp luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng trong các phân tích, khảo sát, lập luận và kết luận Luận án dựa trên lý luận Kinh tế chính trị Mác – Lênin về quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong sản xuất và tái sản xuất mở rộng, vận dụng công cụ phân tích hồi quy để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết hợp với kiến thức của kinh tế học phát triển, kinh tế học thể chế 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng cả phương pháp phân tích định tính và phương pháp phân tích định lượng Cụ thể như sau: Phương pháp phân tích định tính Bao gồm Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ thống hóa, phương pháp phân tích, tổng hợp, hương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích thống kê mô tả, pPhương pháp chuyên gia Phương pháp phân tích định lượng Phương pháp hồi quy kinh tế lượng Thu thập và xử lý dữ liệu - Nguồn số liệu - Xử lý dữ liệu 5 5 Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, làm rõ thêm kênh ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất, đó là: (1) quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thông qua vai trò là điều kiện cho các yếu tố thuộc về lực lượng sản xuất hoạt động trong quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, và (2) với tư cách là môi trường cho sự phát triển của sự sản xuất, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất thông qua lực lượng sản xuất mà ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, hiệu quả kinh tế; Thứ hai, sử dụng đồng thời nhiều chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất; Thứ ba, vận dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế vào trường hợp của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam; đồng thời, đánh giá thêm ảnh hưởng của quan hệ sở hữu trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Quan hệ sở hữu được nghiên cứu dưới hai góc độ: (1) các hình thức sở hữu của doanh nghiệp, và (2) cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp nhất định; Thứ tư, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong bối cảnh mới 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận Thứ nhất, hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, làm rõ nội hàm của ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất; cung cấp cơ sở thực chứng cho việc xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam; Thứ hai, bằng việc xây dựng khung nghiên cứu, luận án đã bổ sung khuôn khổ nghiên cứu về ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Khung nghiên cứu này có thể được mở rộng cho các nghiên cứu liên quan; Thứ ba, cập nhật mô hình kinh tế lượng đánh giá mức độ ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế vào bối cảnh của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, đặc biệt trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất 6 Về mặt thực tiễn Thứ nhất, sử dụng các số liệu điều tra tin cậy có tính đại diện quốc gia của Tổng cục Thống kê, luận án đã phác họa bức tranh tổng thể về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, giúp các nhà lý luận, các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận rõ nét hơn về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam; Thứ hai, sử dụng phân tích hồi quy kinh tế lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong mối liên hệ với lực lượng sản xuất Kết quả của nghiên cứu này có thể tạo cảm hứng cho những nghiên cứu tiếp theo về sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 7 Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả, tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận án nghiên cứu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả của doanh nghiệp sản xuất Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Chương 4: Ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam Chương 5: Quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong bối cảnh mới 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tổng quan nghiên cứu trong nước Các công trình nghiên cứu trong nước được tổng quan theo các nhóm nội dung sau: - Ảnh hưởng các hình thức sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp - Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp - Ảnh hưởng của lực lượng sản xuất đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 1.2 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước Các công trình nghiên cứu ngoài nước được tổng quan theo các nhóm nội dung sau: - Ảnh hưởng các hình thức sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp - Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp - Ảnh hưởng của lực lượng sản xuất đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến đề tài 1.3.1 Nhận xét chung Thứ nhất, nhiều nghiên cứu khẳng định doanh nghiệp tư nhân có hiệu quả kinh tế hơn doanh nghiệp nhà nước, có năng suất cao hơn, ủng hộ quan điểm cho rằng doanh nghiệp tư nhân hiệu quả hơn và sinh lời hơn so với doanh nghiệp nhà nước Tuy vậy, một số nghiên cứu trên đây, nêu một số trường hợp theo đó doanh nghiệp nhà nước không thể hiện khả năng sinh lời kém hơn hoặc hiệu quả kém hơn doanh nghiệp tư nhân Thứ hai, nhiều nghiên cứu khẳng định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả kinh tế hơn doanh nghiệp trong nước Thứ ba, nhiều nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của tỷ lệ vốn nhà nước trong cấu trúc sở hữu, sự can thiệp của nhà nước vào sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 8 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP 2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp sản xuất, sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp 2.1.1 Khái quát về doanh nghiệp sản xuất Khái niệm về doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 (Luật số: 59/2020/QH14), doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Theo Mục 10, Điều 4, Chương 1, Luật Doanh nghiệp 2020) Trong luận án này, có thể quan niệm doanh nghiệp sản xuất như sau: Doanh nghiệp sản xuất là một bộ phận cấu thành của hệ thống doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất, là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam và có trụ sở chính tại Việt Nam nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất - Về ngành và lĩnh vực hoạt động - Về hình thức sở hữu - Về phương thức tạo lập và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp sản xuất - Về cơ chế điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Vai trò của doanh nghiệp sản xuất - Góp phần phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của ngành, vùng và quốc gia - Góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội 11 - Góp phần thúc đẩy phát triển các loại thị trường vốn, lao động, công nghệ - Là nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và là khu vực thu hút được nhiều vốn trong dân 2.1.2 Khái quát về sở hữu và quan hệ sở hữu Trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, tồn tại các thành phần kinh tế như sau: - Kinh tế nhà nước, bao gồm: (1) Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 100% vốn nhà nước trung ương, (2) Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên 100% vốn nhà nước địa phương, (3) Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn nhà nước > 50%, (4) Công ty nhà nước, (5) Công ty cổ phần có vốn nhà nước