1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam

297 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả Ngô Quang Thành
Người hướng dẫn TS. Phí Vĩnh Tường, TS. Đinh Quang Ty
Trường học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 297
Dung lượng 8,8 MB

Nội dung

Vấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt NamVấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam

Trang 1

HÀ NỘI - 2024

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

HÀ NỘI - 2024

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 TS Phí Vĩnh Tường

2 TS Đinh Quang Ty

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các

số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nghiên cứu sinh

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 5

4 Phương pháp luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án 9

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án 12

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 13

7 Kết cấu của luận án 14

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 17

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước 17

1.1.1 Ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 17

1.1.2 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 18

1.1.3 Ảnh hưởng của LLSX đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 20

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước 21

1.2.1 Ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 21

1.2.2 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 26

1.2.3 Ảnh hưởng của LLSX đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 28

1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến đề tài 29

1.4 Những nội dung kế thừa và những vấn đề được nghiên cứu trong luận án 30

Tiểu kết chương 1 32

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA DOANH NGHIỆP 33

2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp sản xuất, sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp 33

2.1.1 Khái quát về doanh nghiệp sản xuất 33

2.1.2 Khái quát về sở hữu và quan hệ sở hữu 38

2.1.3 Khái quát về tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 39

Trang 5

2.2 Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả của doanh

nghiệp sản xuất 40

2.2.1 Kinh tế chính trị Mác – Lênin về tái sản xuất, tái sản xuất mở rộng 40

2.2.2 Một số lý thuyết khác về sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp 44

2.3 Vai trò của quan hệ sở hữu đối với hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp và các tiêu chí nhận diện ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp 47

2.3.1 Vai trò của quan hệ sở hữu đối với hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất 47

2.3.2 Các tiêu chí nhận diện ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất 47

2.4 Khung nghiên cứu về ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất 51

2.4.1 Khung lý thuyết của luận án 51

2.4.2 Khung phân tích của luận án 52

2.4.3 Khung nghiên cứu của mô hình phân tích định lượng 53

2.5 Kinh nghiệm Trung Quốc về giải quyết mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 54

2.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc 54

2.5.2 Bài học kinh nghiệm cho việc giải quyết mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp ở Việt Nam 57

Tiểu kết chương 2 60

Chương 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM 61

3.1 Sự phát triển của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2001-2021 61

3.1.1 Sự tăng trưởng của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2001-2021 61 3.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu sở hữu của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2001-2021 68

Trang 6

3.2 Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn

2001-2021 69

3.2.1 Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 69

3.2.2 Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2001-2021 77

Tiểu kết chương 3 86

Chương 4: ẢNH HƯỞNG CỦA QUAN HỆ SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM 87

4.1 Nguồn dữ liệu và mẫu nghiên cứu 87

4.1.1 Nguồn dữ liệu chính 87

4.1.2 Mẫu nghiên cứu 87

4.2 Mô hình ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất 88

4.2.1 Dạng mô hình cụ thể 88

4.2.2 Giả thuyết nghiên cứu 90

4.2.3 Chiến lược ước lượng 93

4.3 Kết quả phân tích định lượng 95

4.3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 95

4.3.2 Ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2001-2021 95

4.3.3 Ảnh hưởng của quan hệ sở hữu trong mối quan hệ với lực lượng sản xuất đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2001-2021 99

4.4 Đánh giá chung về ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam giai đoạn 2001-2021 113

4.4.1 Ảnh hưởng của các dạng sở hữu 113

4.4.2 Ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu của nhà nước 123

4.4.3 Ảnh hưởng của can thiệp của nhà nước vào sở hữu 125

4.5 Những vấn đề đặt ra cần tập trung giải quyết 127

Tiểu kết chương 4 130

Trang 7

Chương 5: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH MỚI 131

5.1 Bối cảnh mới ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam 131

5.1.1 Bối cảnh trong nước 131

5.1.2 Bối cảnh thế giới 132

5.2 Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam 133

5.2.1 Cơ hội 133

5.2.2 Thách thức 134

5.3 Quan điểm nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong bối cảnh mới 135

5.3.1 Căn cứ đề xuất quan điểm 135

5.3.2 Quan điểm 140

5.4 Giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong bối cảnh mới 141

5.4.1 Căn cứ đề xuất giải pháp 141

5.4.2 Giải pháp thúc đẩy hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam 141

Tiểu kết chương 5 146

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 149

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC Pl.1

Trang 8

DNĐTNN Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trang 9

TFP Năng suất nhân tố tổng hợp

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các tiêu chí và chỉ báo nhận diện ảnh hưởng của QHSH đến HQKT 48Bảng 3.1: DNSX Việt Nam hoạt động theo TPKT, 2001-2021 63Bảng 4.1: Tóm tắt ảnh hưởng của hình thức sở hữu, 2001-2021 114Bảng 4.2: Tóm tắt ảnh hưởng của TPKT trong mối quan hệ với LLSX, 2001-2021.117Bảng 4.3: Tóm tắt ảnh hưởng của HTTC SXKD trong mối quan hệ với LLSX,

2001-2021 121Bảng 4.4: Tóm tắt ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu nhà nước trong mối quan hệ với

LLSX, 2006-2021 124Bảng 4.5: Tóm tắt ảnh hưởng của can thiệp của nhà nước vào sở hữu trong

mối quan hệ với LLSX, 2006-2021 126

Trang 11

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Hình 2.1: LLSX, QHSX và hiệu quả của doanh nghiệp 43

Hình 2.2: Khung lý thuyết của luận án 52

Hình 2.3: Khung phân tích của luận án 53

Hình 3.1: Lao động của DNSX Việt Nam theo TPKT, 2001-2021 64

Hình 3.2: Tài sản của DNSX Việt Nam theo TPKT (tỷ đồng), 2001-2023 65

Hình 3.3: Vốn chủ sở hữu của DNSX Việt Nam theo TPKT (tỷ đồng), 2001-2021 .65 Hình 3.4: Cơ cấu TPKT của DNSX Việt Nam (%), 2001-2021 68

Hình 3.5: Cơ cấu hình thức tổ chức SXKD của DNSX Việt Nam (%), 2001-2021 69

Hình 3.6: Sức sinh lời bình quân của 1 lao động của DNSX Việt Nam theo TPKT (triệu đồng), 2001-2021 70

Hình 3.7: NSLĐ của DNSX Việt Nam theo TPKT (triệu đồng), 2001-2021 71

Hình 3.8: Hiệu suất tiền lương của DNSX Việt Nam theo TPKT (triệu đồng), 2001-2021 71

Hình 3.9: Sức sinh lời của 1 đồng VCĐ của DNSX Việt Nam theo TPKT (triệu đồng), 2001-2021 72

Hình 3.10: Sức sinh lời của 1 đồng VLĐ của DNSX Việt Nam theo TPKT (triệu đồng), 2001-2021 72

Hình 3.11: ROA của DNSX Việt Nam theo TPKT, 2001-2021 73

Hình 3.12: ROE của DNSX Việt Nam theo TPKT, 2001-2021 74

Hình 3.13: ROS của DNSX Việt Nam theo TPKT, 2001-2021 74

Hình 3.14: TFP của DNSX Việt Nam theo TPKT, 2006-2021 75

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát triển nền kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa(XHCN) là nội dung cốt yếu, then chốt trong đường lối chính trị và con đường đổimới đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam Hiện thực hóa mô hình này đòihỏi những điều kiện gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể, trong đó nhậnthức về lý luận và hành động thực tiễn hợp quy luật là cực kỳ quan trọng

Hiệu quả kinh tế (bao gồm hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào và hiệu quảđầu ra (HQĐR)) của doanh nghiệp là chủ đề quan trọng trong phát triển kinh tế củacác quốc gia, trong lựa chọn mô hình kinh tế và chính sách kinh tế Đây là chủ đềxuyên suốt trong kinh tế chính trị học về phát triển, cải cách kinh tế ở các nướcđang phát triển Ở Việt Nam, hiệu quả kinh tế (HQKT) nói riêng, hiệu quả nóichung của doanh nghiệp cũng là chủ đề cốt lõi của mô hình KTTT định hướngXHCN, trong đó liên quan đến nhận thức, đánh giá về vị trí, vai trò của các loạihình doanh nghiệp, mối quan hệ giữa chúng trong chỉnh thể nền kinh tế, xu hướngvận động và phát triển của chúng trên con đường tiến lên CNXH Và, HQKT củadoanh nghiệp cũng còn liên quan đến chủ trương, chính sách phát triển qua các giaiđoạn lịch sử

Vấn đề sở hữu với tư cách là quan hệ sở hữu (QHSH) đối với HQKT củadoanh nghiệp (DN) ở Việt Nam cũng như trên thế giới, cả ở các nước đang phát triển

và các nước phát triển, là chủ đề quan trọng, được đề cập thường xuyên, xuyên suốttrong các giai đoạn phát triển của các nền kinh tế Tuy nhiên nhìn chung, còn nhiềutranh luận xung quanh vấn đề sở hữu đối với hiệu quả của doanh nghiệp Cụ thể:

Thứ nhất, phải chăng cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của QHSH đến HQKT

của doanh nghiệp là: (1) QHSH về tư liệu sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

của doanh nghiệp thông qua vai trò là điều kiện cho các yếu tố thuộc về LLSX hoạt động trong quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, và (2) với tư cách là môi

trường cho sự phát triển của sự sản xuất, QHSH về tư liệu sản xuất thông qua

LLSX mà ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế

Trang 13

Thứ hai, đánh giá HQKT của doanh nghiệp nên dựa trên các chỉ số nào? Từ đó

trả lời cho câu hỏi loại hình doanh nghiệp nào có HQKT hơn loại hình doanh nghiệp

kia?

Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của doanh nghiệp sản

xuất (DNSX) như thế nào?

Thứ tư, phải chăng QHSH có thể được nghiên cứu dưới hai góc độ: (1) các

hình thức sở hữu của doanh nghiệp, và (2) cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp nhấtđịnh?

Tất cả những vấn đề trên nên được đánh giá, luận giải thế nào gắn với điềukiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam? Như vậy, một câu hỏi nghiên cứu then chốt đượcđặt ra: QHSH có ảnh hưởng như thế nào đến HQKT của DNSX Việt Nam?

Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu trên đây, nghiên cứu sinh cho rằng rất cầnnghiên cứu sâu trong khuôn khổ của một luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính

trị Chính vì thế, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề “Vấn đề sở hữu đối với hiệu

quả của doanh nghiệp Việt Nam” để làm luận án tiến sĩ.

2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận

án Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanhnghiệp sản xuất Việt Nam; từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩyhiệu quả của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong bối cảnh mới

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu then chốt của luận án: Quan hệ sở hữu có ảnh hưởng nhưthế nào đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam?

Câu hỏi nghiên cứu phụ số 1: Quan hệ sở hữu riêng nó có ảnh hưởng như thế

nào đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam?

Câu hỏi nghiên cứu phụ số 2: Quan hệ sở hữu trong mối liên hệ với các yếu

tố thuộc về lực lượng sản xuất (LLSX) như quy mô lao động, quy mô vốn có ảnhhưởng như thế nào đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam?

Đối với câu hỏi nghiên cứu phụ số 1 “Quan hệ sở hữu tự nó có ảnh hưởng

như thế nào đến HQKT của DNSX Việt Nam?”, có các nhóm giả thuyết nghiên cứu

Trang 14

Nhóm giả thuyết nghiên cứu 1.1:

GTNC 1.1.1: DN thuộc KTNN có tương quan thuận với HQKT

GTNC 1.1.2: DN thuộc KTTN có tương quan thuận với HQKT

GTNC 1.1.3: DN thuộc KTĐTNN có tương quan thuận với HQKT

Nhóm giả thuyết nghiên cứu 1.2:

GTNC 1.2.1: DN là DNNN có tương quan thuận với HQKT

GTNC 1.2.2: DN là DNTN có tương quan thuận với HQKT

GTNC 1.2.3: DN là KTĐTNN có tương quan thuận với HQKT

Nhóm giả thuyết nghiên cứu 1.3:

GTNC 1.3.1: Về TPKT, DN thuộc KTNN tỏ ra kém HQKT hơn DN thuộc KTTN GTNC 1.3.2: Về TPKT, DN thuộc KTĐTNN tỏ ra HQKT hơn DN thuộc

KTNN[94][94][94]

GTNC 1.3.3: Về TPKT, DN thuộc KTĐNN tỏ ra HQKT hơn DN thuộc KTTN[94][94][94] [94] [94] [94]

GTNC 1.3.4: Về loại hình tổ chức SXKD, DNNN tỏ ra kém HQKT hơn DNTN.GTNC 1.3.5: Về loại hình tổ chức SXKD, DNĐTNN tỏ ra HQKT hơn DNNN GTNC 1.3.6: Về loại hình tổ chức SXKD, DNĐTNN tỏ ra HQKT hơn DNTN

Nhóm giả thuyết nghiên cứu 1.4:

GTNC 1.4.1: Tỷ lệ vốn nhà nước có quan hệ thuận chiều với HQKT của DNSXViệt Nam

GTNC 1.4.2: Can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu có quan hệ thuận chiều vớiHQKT của DNSX Việt Nam

Đối với câu hỏi nghiên cứu phụ số 2 “Quan hệ sở hữu trong mối liên hệ vớinhững yếu tố của LLSX có ảnh hưởng như thế nào đến HQKT của DNSX ViệtNam?”, có các nhóm GTNC như sau:

Nhóm giả thuyết nghiên cứu 2.1:

GTNC 2.1.1: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô lao động và HQKT của doanh nghiệp thuộc KTNN

GTNC 2.1.2: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô vốn và HQKTcủa doanh nghiệp thuộc KTNN

Trang 15

GTNC 2.1.3: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô lao động và HQKT của doanh nghiệp thuộc KTTN.

GTNC 2.1.4: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô vốn và HQKT của doanh nghiệp thuộc KTTN

GTNC 2.1.5: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô lao động và HQKT của doanh nghiệp thuộc KTĐNN

GTNC 2.1.6: Xét theo TPKT, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô vốn và HQKT của doanh nghiệp thuộc KTĐTNN

Nhóm giả thuyết nghiên cứu 2.2:

GTNC 2.2.1: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô lao động và HQKT của DNNN

GTNC 2.2.2: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô vốn và HQKT của DNNN

GTNC 2.2.3: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô lao động và HQKT của DNTN

GTNC 2.2.4: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô vốn và HQKT của DNTN

GTNC 2.2.5: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô lao động và HQKT của DNĐNN

GTNC 2.2.6: Xét theo hình thức tổ chức SXKD, có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô vốn và HQKT của DNĐTNN

Nhóm giả thuyết nghiên cứu 2.3:

GTNC 2.3.1: Tỷ lệ vốn nhà nước trong mối quan hệ với quy mô lao động có ảnh hưởng thuận chiều đến HQKT của DNSX Việt Nam

GTNC 2.3.2: Tỷ lệ vốn nhà nước trong mối quan hệ với quy mô vốn có ảnh hưởng thuận chiều đến HQKT của DNSX Việt Nam

GTNC 2.3.3: Can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu trong mối quan hệ với quy mô lao động có ảnh hưởng thuận chiều đến HQKT của DNSX Việt Nam.GTNC 2.3.4: Can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu trong mối quan hệ với quy mô vốn có ảnh hưởng thuận chiều đến HQKT của DNSX Việt Nam

Trang 16

Nhiệm vụ nghiên cứu

Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu, lý thuyết và thực tiễn từ đó chỉ rõ

cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của DNSX

Thứ hai, phân tích HQKT của DNSX Việt Nam

Thứ ba, phân tích ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của DNSX Việt Nam Thứ tư, chỉ rõ bối cảnh trong nước và quốc tế, cơ hội và thách thức đối với

vấn đề sở hữu và hiệu quả của DNSX Việt Nam

Thứ năm, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả của DNSX

Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận

án Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của doanh nghiệp

Cụ thể, trong luận án này, thành phần kinh tế được nghiên cứu bao gồm (Phụ lục 1):(1) Kinh tế nhà nước (KTNN) (gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, DNNN(DNNN) đã khoán, cho thuê (sở hữu vẫn thuộc nhà nước); liên doanh mà các bêntham gia đều là DNNN; liên doanh mà nhà nước chiếm cổ phần lớn và người đầu tư

Trang 17

nước ngoài chiếm phần rất nhỏ); (2) Kinh tế tư nhân (KTTN) (gồm: Các doanhnghiệp đăng ký theo Luật Doanh nghiệp (DNTN, công ty trách nhiệm hữu hạn(TNHH), công ty cổ phần (CTCP) không có vốn nhà nước), liên doanh với TPKTtập thể và tiểu chủ trong đó TPKT tư bản tư nhân chiếm nguồn vốn lớn nhất; cácliên doanh giữa KTNN và tư bản tư nhân trong nước, trong đó tư nhân trong nướcchiếm tỷ trọng vốn lớn nhất và liên doanh với tư bản tư nhân nước ngoài trong đóKTTN trong nước chiếm tỷ trọng lớn nhất); và (3) Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài(KTĐTNN) (gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và các liên doanh với cácdoanh nghiệp trong nước mà nước ngoài chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất).

Các hình thức tổ chức SXKD được nghiên cứu bao gồm: (1) DNNN, baogồm DN 100% vốn nhà nước, DN nhà nước khác (DN tư nhân, DN cổ phần có vốnnhà nước lớn hơn 50% hoặc nhà nước có chi phối); (2) DN tư nhân; (3) DN cổphần; (4) Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài (DN 100% vốn nước ngoài, DNliên doanh với nước ngoài có vốn nhà nước, DN liên doanh với nước ngoài khác)

Trong luận án này, cấu trúc sở hữu dưới góc độ là tỷ lệ phần trăm vốn nhànước trong các hình thức doanh nghiệp sau: (1) CTCP, công ty TNHH có vốn nhànước (VNN) trên 50%; (2) CTCP có VNN <50% nhưng Nhà nước có cổ phần chiphối; (3) Công ty TNHH có VNN dưới 50%; và (4) CTCP có VNN dưới 50%

Sự can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp thể hiện ở

cổ phần chi phối mà nhà nước nắm giữ tại các loại hình doanh nghiệp sau: (1)CTCP có vốn nhà nước <=50% nhưng Nhà nước có chi phối; và (2) CTCP có vốnnhà nước <= 50% và Nhà nước không chi phối

Hiệu quả

Hiệu quả của doanh nghiệp được xem xét trong luận án là hiệu quả hoạtđộng kinh tế (gọi tắt, hiệu quả kinh tế), bao gồm hiệu quả đầu ra và hiệu quả sửdụng đầu vào như sau: (1) Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả sử dụng lao động (sứcsinh lời bình quân của một lao động, năng suất lao động (NSLĐ), hiệu suất tiềnlương), hiệu quả sử dụng vốn cố định (sức sinh lời của 1 đồng vốn cố định), hiệuquả sử dụng vốn lưu động (sức sinh lời của 1 đồng vốn lưu động); (2) Nhóm chỉ số

Trang 18

đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bao gồm: tỷ suất lợi nhuận sau thuếtrên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốnchủ sở hữu (ROE); và (3) Chỉ số đánh giá hiệu quả đầu vào tổng hợp: Năng suấtyếu tố tổng hợp (TFP).

LLSX

LLSX trong luận án được nghiên cứu dưới hai hình thức: (1) quy mô vốn, và(2) quy mô lao động của doanh nghiệp

Giới hạn nghiên cứu

Trong luận án này, trước hết, doanh nghiệp được giả định có mục tiêu tối

thượng, lâu dài và nhất quán là tối đa hóa lợi nhuận Thứ hai, doanh nghiệp sở hữu

những nguồn lực nhất định và giới hạn được huy động và phân bổ thông qua QHSH

về tư liệu sản xuất Thứ ba, doanh nghiệp, ứng với QHSH về tư liệu sản xuất, có một quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất nhất định, và thứ tư, ứng với hai quan hệ

nêu trên, doanh nghiệp duy trì một quan hệ phân phối sản phẩm lao động tươngứng Trong ngữ cảnh này, một cách vắn tắt, luận án nghiên cứu ảnh hưởng củaQHSH (dưới hai nội dung: (1) các hình thức sở hữu của doanh nghiệp, và (2) cấutrúc của sở hữu trong doanh nghiệp nhất định) đến HQKT (bao gồm hiệu quả sửdụng đầu vào và hiệu quả đầu ra) của DNSX Việt Nam

Luận án không đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu, các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mốiquan hệ tương tác - nhận thức giữa sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp

Luận án không nghiên cứu 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc quyền quản lýcủa Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (được thành lập theo Nghịquyết số 09/NQ-CP của Chính phủ, ngày 3/2/2018) bởi các đơn vị kinh tế này cóquy mô cực lớn so với phần đông các doanh nghiệp Việt Nam còn lại Đây là nhữngquan sát ngoại lệ (outlier) trong nghiên cứu thống kê, cần được nghiên cứu riêng.Bên cạnh đó, trong thời gian qua, các đơn vị kinh tế này hoạt động với những mụctiêu và phục vụ nhiệm vụ chính trị rõ rệt cần được nghiên cứu trong những chủ đềriêng sâu

Trang 19

Phạm vi về thời gian

Luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2001-2021 và với tầm nhìn đếnnăm 2045 Năm 2001 là năm đầu tiên Tổng cục Thống kê chính thức công bố dữliệu Điều tra doanh nghiệp (ĐTDN), năm 2021 là năm gần nhất mà luận án có thểtiếp cận với Điều tra doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê (TCTK) công bố Cácgiải pháp đề xuất đến năm 2030 và với tầm nhìn đến năm 2045

Phần phân tích thực trạng trong Chương 3 tập trung vào khai thác dữ liệutrong giai đoạn 2001-2021 Trong Chương 4, việc phân tích định lượng về ảnhhưởng của các hình thức sở hữu đến HQĐR được thực hiện với dữ liệu trong giaiđoạn 2001-2021; phân tích định lượng về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đếnHQĐR được thực hiện với dữ liệu trong giai đoạn 2006-2021 (do thông tin về tỷ lệ

sở hữu của nhà nước có thể khai thác trong giai đoạn 2006-2021); phân tích địnhlượng về ảnh hưởng của can thiệp của nhà nước vào sở hữu đến HQĐR được thựchiện với dữ liệu trong giai đoạn 2006-2021 do thông tin can thiệp của nhà nước vào

sở hữu chỉ tồn tại trong kết quả ĐTDN từ năm 2006; phân tích định lượng về ảnhhưởng của QHSH đến hiệu quả đầu vào (TFP) được thực hiện với dữ liệu trong giaiđoạn 2006-2021 do khả năng kết nối dữ liệu hàng năm thành bộ dữ liệu bảng chỉ cóthể thực hiện được với giai đoạn này, ngoài ra yêu cầu về ước lượng tính toán TFPcũng đòi hỏi phải được thực hiện trên dữ liệu bảng

Phạm vi về không gian

- Luận án tập trung nghiên cứu ngành chế biến và chế tạo, gọi tắt là ngành sảnxuất Các doanh nghiệp trong ngành sản xuất được gọi tắt là các doanh nghiệp sảnxuất

Luận án nghiên cứu ngành sản xuất, bao gồm 24 ngành ở cấp độ 2 chữ sốnhư sau (với mã ngành tương ứng): (1) thực phẩm (mã 10), (2) đồ uống (mã 11), (3)thuốc lá (mã 12), (4) dệt (mã 13), (5) may mặc (mã 14), (6) da và các sản phẩm liênquan (mã 15), (7) gỗ và các sản phẩm từ gỗ (mã 16), (8) giấy và sản phẩm giấy (mã17), (9) in và sao chép các loại bản ghi (mã 18), (10) than cốc, sản phẩm dầu mỏtinh chế (mã 19), (11) hóa chất và sản phẩm hóa chất (mã 20), (12) dược phẩm, hóa

Trang 20

phi kim loại khác (mã 23), (15) kim loại cơ bản (mã 24), (16) sản phẩm kim loại chếtạo (mã 25), (17) sản phẩm máy tính, điện tử và quang học (mã 26), (18) thiết bịđiện (mã 27), (19) máy móc và thiết bị khác chưa được phân loại (mã 28), (20) xe

cơ giới, rơ moóc và sơ mi rơ moóc (mã 29), (21) Sản xuất phương tiện vận tải khác(mã 30), (22) nội thất (mã 31), (23) sửa chữa và lắp đặt máy móc, thiết bị (mã 33),

và (24) các ngành sản xuất khác (mã 34)

- Luận án nghiên cứu các DNSX hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hoạtđộng trong lãnh thổ Việt Nam

- Chủ thể nghiên cứu của luận án là chủ sở hữu của các loại hình DNSX

4 Phương pháp luận, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng trong các phân tích,khảo sát, lập luận và kết luận

Luận án tiếp cận dựa trên lý luận Kinh tế chính trị Mác – Lênin về QHSX vàLLSX trong sản xuất và tái sản xuất mở rộng, vận dụng công cụ phân tích hồi quy

để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, kết hợp với kiến thức của kinh tế học pháttriển, kinh tế học thể chế

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng cả phương pháp phân tích định tính và phương pháp phântích định lượng Cụ thể như sau:

Phương pháp phân tích định tính

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học

Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học trong nghiên cứu là bỏ qua,đặt sang một bên những cái ngẫu nhiên, tạm thời, không phổ biến ra khỏi quá trìnhkinh tế đang được tập trung nghiên cứu, hoặc là tạm thời không nghiên cứu một sốyếu tố nào đó nhằm tách bạch ra những cái điển hình, ổn định, phổ biến trong quátrình kinh tế đang được nghiên cứu, nhờ vậy mà nắm được bản chất của quá trìnhkinh tế đó Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được dùng trong tất cả các phầncủa luận án, là phương pháp bao trùm của luận án

Trang 21

Phương pháp hệ thống hóa

Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết được vận dụng ở Chương một trongmục tổng quan tình hình nghiên cứu nhằm rút ra được những khoảng trống nghiêncứu, những điểm kế thừa từ các nghiên cứu trước cho luận án, từ đó đặt vấn đềnghiên cứu cho luận án Phương pháp này còn được vận dụng ở Chương hai trong

rà soát cơ sở lý luận nhằm rút ra được những luận điểm cơ bản lieu quan đến chủ đềnghiên cứu, những điểm rút ra từ kinh nghiệp thực tiễn gợi mở cho Việt Nam

Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp phân tích, tổng hợp được vận dụng ở phần tổng hợp các nghiêncứu thực chứng về hiệu quả của doanh nghiệp, từ phân tích từng công trình nghiêncứu và tổng hợp lại làm cơ sở cho việc kế thừa xây dựng mô hình phân tích hồi quy

về ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả của doanh nghiệp Phương pháp này cònđược vận dụng để phân tích thực trạng hiệu quả của doanh nghiệp; phương phápphân tích, tổng hợp cũng được vận dụng để đề xuất các quan điểm và giải pháp

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp này được vận dụng ở tổng quan tình hình nghiên cứu để sosánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu giữa các công trình nghiên cứu, từ đó rút ranhững kết luận chung, những vấn đề kế thừa cho luận án Mặt khác, phương pháp nàycòn được vận dụng để so sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu thực nghiệm để chọn cácbiến số kế thừa phù hợp để xây dựng mô hình phân tích hồi quy về ảnh hưởng của sởhữu đến hiệu quả của doanh nghiệp Phương pháp này còn được sử dụng trong so sánhkết quả phân tích định lượng của luận án với các kết quả nghiên cứu trước đây

Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng trong thống kê mô tả so sánh về số lượng, tỷ

lệ DNSX, số lao động bình quân, tài sản cố định bình quân, vốn chủ sở hữu bìnhquân; so sánh hiệu quả của DNSX Việt Nam theo hình thức sở hữu

Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng, sau khi tổng quan các nghiên cứu liên quanđến đề tài, khảo sát cơ sở lý luận, nhằm lấy ý kiến của một số chuyên gia, nhà khoa

Trang 22

học giúp xác định tính phù hợp của câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết và dạng môhình phân tích hồi quy (Phụ lục 2.1).

Đối tượng khảo sát: Khảo sát ý kiến của khoảng 5-7 chuyên gia là các nhànghiên cứu, giảng viên tại các trường đại học am hiểu về phân tích hiệu quả củadoanh nghiệp, và phương pháp phân tích hồi quy sử dụng dữ liệu bảng (Phụ lục2.2) Nội dung khảo sát được ghi chép lại bằng văn bản

Phương pháp phân tích định lượng

Phương pháp hồi quy kinh tế lượng

Mô hình hồi quy kinh tế lượng với hiệu ứng cố định dùng cho dữ liệu bảngđược sử dụng để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu và kiểm định các giả thuyết nghiêncứu cụ thể Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được trình bày chi tiết trong Chương 4

Thu thập và xử lý dữ liệu

Nguồn số liệu

Luận án chủ yếu sử dụng dữ liệu sơ cấp, đó là ĐTDN hàng năm do TCTKcông bố trong giai đoạn 2001-2021 (điều tra các năm 2001-2021, dữ liệu của cácnăm 2000-2020) Đối tượng điều tra bao gồm các doanh nghiệp hạch toán kinh tếđộc lập được thành lập và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp có địa điểm đóngtrên phạm vi toàn quốc, hoạt động trong tất cả các ngành quy định trong hệ thốngngành kinh tế quốc dân VSIC 2007 Năm 2001 là năm đầu tiên TCTK công bố côngkhai ĐTDN cho số liệu năm 2000 Năm 2021 là năm gần nhất mà luận án có thểtiếp cận với ĐTDN do TCTK thu thập

Số liệu của cuộc điều tra bao quát các thông tin về đặc điểm doanh nghiệpnhư loại hình sở hữu: DNNN, doanh nghiệp tập thể, DNTN, công ty hợp danh, công

ty TNHH, CTCP, DNĐTNN), quy mô doanh nghiệp, ngành SXKD, địa bàn hoạtđộng và các chỉ tiêu về hoạt động đầu tư và SXKD của doanh nghiệp Do đó, bộ sốliệu rất hữu ích để sử dụng nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các DNSX ở ViệtNam Thêm nữa, doanh nghiệp có một dãy số định danh cho nên, trên lý thuyết, cóthể sử dụng để truy xuất doanh nghiệp trong một giai đoạn dài Tuy nhiên, trên thực

tế, Tổng cục Thống kê đã 3 lần thay đổi cách đánh dãy số định danh của doanh

Trang 23

nghiệp trong giai đoạn 2001-2021, bao gồm mã doanh nghiệp, mã cơ sở, và mã sốthuế, cho nên có những khó khăn nhất định cho việc xây dựng chuỗi dữ liệu bảngcho toàn giai đoạn 2001-2021.

Xử lý dữ liệu

Trước hết, tác giả đánh giá sự sẵn có của dữ liệu ĐTDN do TTCTK điều trahàng năm; nghiên cứu bảng hỏi điều tra qua các năm, từ đó quyết định giai đoạnnghiên cứu là 2001-2021

Tác giả hệ thống hóa phân loại doanh nghiệp được sử dụng trong ĐTDN hàngnăm, từ đó liên hệ với cách phân loại doanh nghiệp theo TPKT (khu vực kinh tế) trongcác Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu (Phụ lục 1)

Tác giả đánh giá khả năng kết nối dữ liệu các năm thành chuỗi dữ liệu liêntục nhiều năm kế tiếp nhau (Phụ lục 3) Trên cơ sở đó, tác giả xác định dữ liệu phântích cho từng phần của luận án như sau: việc phân tích khái quát về sự phát triển củaDNSX Việt Nam và phân tích HQKT của DNSX Việt Nam được thực hiện với dữliệu trong giai đoạn 2001-2022; phân tích định lượng về ảnh hưởng của các hìnhthức sở hữu đến HQĐR được thực hiện với dữ liệu trong giai đoạn 2001-2021; phântích định lượng về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến HQĐR được thực hiện với dữliệu trong giai đoạn 2001-2021; phân tích định lượng về ảnh hưởng của can thiệpcủa nhà nước vào sở hữu đến HQĐR được thực hiện với dữ liệu trong giai đoạn2007-2021 do thông tin can thiệp của nhà nước vào sở hữu chỉ tồn tại trong kết quảĐTDN từ năm 2007; phân tích định lượng về ảnh hưởng của QHSH đến hiệu quảđầu vào (TFP) được thực hiện với dữ liệu trong giai đoạn 2006-2021 do khả năngkết nối dữ liệu hàng năm thành bộ dữ liệu bảng, ngoài ra yêu cầu ước lượng tínhtoán TFP đòi hỏi phải được thực hiện trên các dữ liệu bảng

Tác giả làm sạch dữ liệu từ ĐTDN giai đoạn 2001-2021 theo các bước trongPhụ lục 4

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Thứ nhất, làm rõ thêm kênh ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của DNSX,

đó là: (1) QHSH về tư liệu sản xuất ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của doanh

Trang 24

nghiệp thông qua vai trò là điều kiện cho các yếu tố thuộc về LLSX hoạt động trongquá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng, và (2) với tư cách là môi trường cho

sự phát triển của sự sản xuất, QHSH về tư liệu sản xuất thông qua LLSX mà ảnhhưởng đến kết quả sản xuất, hiệu quả kinh tế

Thứ hai, sử dụng đồng thời nhiều chỉ số đánh giá HQKT của DNSX.

Thứ ba, vận dụng mô hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của QHSH đến

HQKT vào trường hợp của DNSX Việt Nam; đồng thời, đánh giá thêm ảnh hưởngcủa QHSH trong mối quan hệ với LLSX đến HQKT của DNSX Việt Nam QHSHđược nghiên cứu dưới hai góc độ: (1) các hình thức sở hữu của doanh nghiệp, và (2)cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp nhất định

Thứ tư, đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy HQKT của DNSX

Việt Nam trong bối cảnh mới

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận

án Về mặt lý luận

Trên cơ sở tổng kết, phân tích các công trình nghiên cứu trước đây, đánh giá các

lý thuyết về ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả của DNSX, luận án đã góp phần:

Thứ nhất, hoàn thiện thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, làm rõ nội hàm ảnh

hưởng của QHSH đến HQKT của DNSX; cung cấp cơ sở thực chứng cho việc xâydựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của DNSX Việt Nam

Thứ hai, bổ sung khung nghiên cứu về ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của

DNSX Việt Nam Khung nghiên cứu này có thể được mở rộng cho các nghiên cứuliên quan

Thứ ba, cập nhật mô hình kinh tế lượng đánh giá mức độ ảnh hưởng của

QHSH đến HQKT vào bối cảnh của DNSX Việt Nam, đặc biệt trong mối quan hệvới LLSX Trong mô hình này, sở hữu được nghiên cứu dưới góc độ: (1) các hìnhthức sở hữu của các loại hình doanh nghiệp (theo (a) TPKT, và theo (b) hình thức tổchức SXKD (hình thức pháp lý) của doanh nghiệp), và (2) cấu trúc của sở hữu trongloại hình doanh nghiệp nhất định (theo (a) tỷ lệ vốn nhà nước trong một một loạihình doanh nghiệp nhất định, và (b) can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữu của

Trang 25

một loại hình doanh nghiệp nhất định) Cũng trong mô hình này, HQKT của DNSXViệt Nam được xem xét dưới dạng các chỉ số như NSLĐ, ROA, ROE, và TFP.

Về mặt thực tiễn

Thứ nhất, sử dụng các số liệu điều tra tin cậy có tính đại diện quốc gia của

Tổng cục Thống kê trong hơn 22 năm, luận án đã phác họa bức tranh tổng thể vềHQKT của DNSX Việt Nam, giúp các nhà lý luận, các nhà hoạch định chính sáchnhìn nhận rõ nét hơn về HQKT của DNSX Việt Nam HQKT của DNSX đượcnghiên cứu thông qua ba nhóm chỉ số chính: (1) Nhóm chỉ số đánh giá hiệu quả sửdụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động; (2)Nhóm chỉ số đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp, bao gồm: tỷ suất lợinhuận sau thuế trên doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất lợinhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE); và (3) Chỉ số đánh giá hiệu quả đầu vào tổnghợp là năng suất yếu tố tổng hợp (TFP)

Thứ hai, sử dụng phân tích hồi quy kinh tế lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng

của QHSH đến HQKT của DNSX Việt Nam trong mối liên hệ với LLSX Kết quảcủa nghiên cứu này có thể tạo cảm hứng cho những nghiên cứu tiếp theo về sở hữu

và hiệu quả của DNSX Việt Nam

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục công trình công bố của tác giả, danhmục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương với nhữngnội dung chính như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong chương này, luận án trình bày và nhận xét về tổng quan tình hìnhnghiên cứu liên quan ở Việt Nam và quốc tế, qua đó chỉ ra khoảng trống, sự kế thừa

và hướng nghiên cứu của luận án Cụ thể, luận án đi sâu phân tích các nội dung:

Thứ nhất, ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của DNSX; Thứ hai, ảnh hưởng của

cấu trúc sở hữu đến hiệu quả của DNSX; Thứ ba, ảnh hưởng của QHSH, cấu trúc sở

hữu trong mối liên hệ với các yếu tố chính thuộc về LLSX (lao động, vốn) đếnHQKT của DNSX

Trang 26

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả của doanh nghiệp sản xuất

Trong chương này, luận án đề cập các khái niệm chính như DNSX, sở hữu

và hiệu quả của doanh nghiệp Luận án tập trung trình bày các lý thuyết chính vềảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả của doanh nghiệp, trong đó đặc biệt nhấm mạnhkinh tế chính trị Mác – Lênin Luận án cũng trình bày vai trò và các tiêu chí nhậndiện ảnh hưởng của QHSH đến HQKT của doanh nghiệp Trên cơ sở nghiên cứukinh nghiệm Trung Quốc về xử lý mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu quả của doanhnghiệp, luận án rút ra bài học cho Việt Nam

Chương 3: Thực trạng hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

Trong chương này, luận án khái quát sự phát triển của DNSX Việt Namtrong giai đoạn 2001-2021, phân tích hiệu quả kinh tế của DNSX Việt Nam giaiđoạn nghiên cứu Thông qua đó, luận án đánh giá chung về HQKT của DNSX ViệtNam, chỉ ra những kết quả tích cực, những hạn chế và nguyên nhân

Chương 4: Ảnh hưởng của quan hệ sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam

Trong chương này, luận án phân tích ảnh hưởng của QHSH đến HQKT củaDNSX Việt Nam giai đoạn 2001-2021 bằng mô hình hồi quy kinh tế lượng Kết quảnghiên cứu khẳng định một số giả thuyết nghiên cứu về tính hiệu quả của các hìnhthức doanh nghiệp và cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm cho vấn đề liên quan

Từ kết quả nghiên cứu, luận án chỉ ra một số vấn đề đặt ra từ kết quả nghiên cứuthực chứng cần được làm rõ hơn về mặt lý luận

Chương 5: Quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong bối cảnh mới

Thông qua việc nghiên cứu bối cảnh trong nước và quốc tế, phân tích cơ hội

và thách thức; căn cứ vào quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vị trí, vai tròcủa các hình thức sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, về pháttriển hệ thống doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; trên cơ sở nghiên cứu kinhnghiệm xử lý mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu quả của doanh nghiệp ở Trung Quốc

Trang 27

và đúc rút bài học cho Việt Nam; từ kết quả phân tích ảnh hưởng của QHSH đếnHQKT của DNSX Việt Nam trong giai đoạn 2001-2021; và chỉ ra bối cảnh mới ảnhhưởng đến vấn đề sở hữu đối với hiệu quả kinh tế của DNSX Việt Nam, luận án đưa

ra quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả kinh tế của DNSX Việt Nam trongbối cảnh mới

Trang 28

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước

1.1.1 Ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Ảnh hưởng của các hình thức sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Trước hết, về ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến hiệu quả kinh tế củadoanh nghiệp, ở Việt Nam, có nghiên cứu của Kubo và Phan Hữu Việt [75] chothấy ảnh hưởng thuận chiều của sở hữu nhà nước đến hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp thông qua sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứngkhoán ở Việt Nam

Về ảnh hưởng của sở hữu tư nhân, nghiên cứu về phần hóa (CPH) ở ViệtNam của Trương Đông Lộc và Lanjouw [79] cho rằng CPH cải thiện kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp như: lợi nhuận doanh thu, hiệu quả và thu nhập của ngườilao động

Liên quan đến ảnh hưởng của sở hữu nước ngoài, Lê Đức Hoàng [11] sửdụng dữ liệu của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán

ở Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013 chỉ ra rằng sở hữu nước ngoài có tác độngtích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xây dựng niêm yết

Các nghiên cứu trước đây sử dụng nhiều phương pháp khác nhau trongnghiên cứu Ví dụ: Kubo và Phan Hữu Việt [75] sử dụng phương pháp hồi quy bìnhphương nhỏ nhất (OLS) không có hệ số chặn với sai số chuẩn theo cụm

Nhìn chung, các hình thức sở hữu chứng tỏ ảnh hưởng tích cực đến HQKTcủa doanh nghiệp, dù là các nghiên cứu có sự khác nhau về giai đoạn nghiên cứu,phương pháp nghiên cứu, cũng như mẫu nghiên cứu

Ảnh hưởng khác nhau của sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân

Trang 29

Có một số nghiên cứu về so sánh hiệu quả của DNNN và DNTN ở Việt Nam.

Vũ Quốc Ngữ [106] tính toán cho thấy DNNN ở Việt Nam có hiệu quả kỹ thuật caohơn DNTN và cải thiện hiệu quả kỹ thuật khá tốt trong giai đoạn 1997-1998

Ngoài ra, Ramstetter và Phan Minh Ngọc [94] nghiên cứu sự khác biệt vềTFP giữa DNNN với DNTN trong giai đoạn 2001-2016 ở Việt Nam Các tác giả pháthiện rằng sự khác biệt về TFP giữa DNNN và DNTN là số dương và có ý nghĩa thống

kê trong giai đoạn 2001-2006 Ngoài ra, các tác giả cũng chỉ ra sự dao động lớn giữacác ngành và các giai đoạn và lưu ý rằng ước lượng gộp các ngành công nghiệp vàgiai đoạn có thể dẫn đến việc kết quả ước lượng bị chệch

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Ramstetter và Phan Minh Ngọc [94] đối với ViệtNam cũng cho thấy việc Chính phủ xây dựng các DNNN trong các ngành cạnh tranhkhông hoàn hảo và ban hành nhiều quy định rào cản sẽ càng làm xói mòn hiệu quả củaDNNN Lý do các tác giả này cho rằng các nhà quản lý DNNN không có nhiều độnglực để theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và hiệu quả so với các nhà quản lý DNTN

Nhìn chung, chưa có kết luận rõ ràng liệu hình thức sở hữu nhà nước hay sởhữu tư nhân có ưu thế hơn dưới góc độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, cáckết quả nghiên cứu có sự khác biệt giữa các chỉ số đo lường hiệu quả, giai đoạn lịch

sử nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cũng như mẫu nghiên cứu

Sở hữu nước ngoài và sở hữu trong nước

Ramstetter và Phan Minh Ngọc [94] nghiên cứu sự khác biệt về TFP giữacác công ty đa quốc gia (MNCs) với DNTN trong giai đoạn 2001-2016 ở Việt Nam.Các tác giả phát hiện rằng sự khác biệt về TFP giữa MNCs và DNTN là số dương

và có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 2001-2006

Nhìn chung, chưa có kết luận rõ ràng liệu hình thức sở hữu nước ngoài hay

sở hữu trong nước có ưu thế hơn dưới góc độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,các kết quả nghiên cứu có sự khác biệt giữa các chỉ số đo lường hiệu quả, giai đoạnlịch sử nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cũng như mẫu nghiên cứu

1.1.2 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Ở Việt Nam, có các nghiên cứu tiêu biểu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu(thể hiện ở các tỷ lệ sở hữu) đến HQKT của doanh nghiệp Lê Đức Hoàng [11]

Trang 30

nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của các doanhnghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong giai đoạn2008-2013 Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu Nhà nước tính theo tỷ lệ vốn có tácđộng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, trong khi đó sở hữu nướcngoài tính theo tỷ lệ vốn lại có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp xây dựng niêm yết Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sở hữu Nhànước và sở hữu nước ngoài có mối quan hệ phi tuyến đối với hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp.

Gần đây, Võ Văn Dứt [34] nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sở hữu của Nhà nước cómối quan hệ với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (đo lường bằng các chỉ số như:Tobin Q, ROA) trên sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam theo hình chữ U ngược

Nghiên cứu của Kubo và Phan Hữu Việt [75] cũng phát hiện rằng quan hệgiữa sở hữu Nhà nước (đo bằng tỷ lệ vốn Nhà nước) và hiệu quả doanh nghiệp cóquan hệ phi tuyến

Tuy nhiên, Trần Lê Khang và cộng sự [31] phát hiện rằng tỷ lệ sở hữu nhànước ở mức 35% đến 50% có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động của doanhnghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam

Ở một góc độ khác, liên quan đến mức độ tập trung sở hữu, Vu, Manh-Chien

và cộng sự [102] nghiên cứu trên mẫu 557 doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứngkhoán ở Việt Nam trong năm 2014 cho thấy mức độ tập trung sở hữu của hội đồngquản trị ảnh hưởng thuận chiều lên ROA, nhưng không có ảnh hưởng đến ROE

Một số nghiên cứu khác khảo sát ảnh hưởng của can thiệp của nhà nước vàocấu trúc sở hữu đến HQKT của doanh nghiệp Kubo và Phan Hữu Việt [75], trongkhi khảo sát ảnh hưởng của sở hữu nhà nước đến kết quả hoạt động (tính bằng cácchỉ số như: Tobin Q, ROA) của doanh nghiệp trên sàn giao dịch chứng khoán ởViệt Nam, phát hiện rằng ảnh hưởng của sở hữu nhà nước lớn nhất khi nhà nướccan thiệp bằng quỹ đầu tư quốc gia (SWF) Các tác giả sử dụng phương pháp bìnhphương nhỏ nhất không có hệ số chặn và sai số điều chỉnh theo cụm, và kiểm soát

Trang 31

các yếu tố như: Doanh thu trên tài sản, Tổng tài sản, tỷ lệ tài sản có trên tổng tàisản, năm hoạt động.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Vũ Ngọc Tuấn [36] không cho thấy việcNhà nước có nắm giữ quyền chi phối doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp theo các chỉ số như: ROA, ROE, và Tobin Q

Nhìn chung, chưa có kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đếnHQKT của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu có sự khác biệt giữa các chỉ số đolường hiệu quả, giai đoạn lịch sử nghiên cứu, cũng như mẫu nghiên cứu

1.1.3 Ảnh hưởng của LLSX đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Trước hết, có sự khác biệt về LLSX được tích tụ trong quá khứ giữa cácngành sản xuất, thể hiện sự khác biệt về trình độ công nghệ giữa các ngành Ngo,Quang-Thanh và Canh Thi Nguyen [87] khai thác bộ dữ liệu ĐTDN Việt Nam hàngnăm trong giai đoạn 2010-2015, nghiên cứu sâu ảnh hưởng của các trạng thái dịchchuyển xuất khẩu (và trong nhiều giai đoạn chuyển dịch xuất khẩu) đến năng suấtyếu tố tổng hợp đối với 20 ngành công nghiệp Các tác giả phát hiện rằng TFP trongquá khứ có sự khác biệt giữa các ngành và bản thân mức độ TFP hiện hành cũng có sựkhác biệt giữa các ngành sản xuất, tức là khác biệt theo trình độ công nghệ của ngành

Ngo, Quang-Thanh và cộng sự [88] sử dụng phương pháp ước lượng cáckhoảnh khắc tổng quát (GMM) để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến TFP đối với

21 ngành sản xuất ở Việt Nam và chỉ ra sự khác biệt của các yếu tố ảnh hưởng theoquy mô lao động và vốn trong giai đoạn 2010-2015 Kết quả cho thấy doanh nghiệplớn dưới góc độ vốn và lao động có TFP cao hơn DN nhỏ trong một số ngành sảnxuất Các tác giả cũng phát hiện mức độ TFP cũng khác biệt giữa các ngành sảnxuất được nghiên cứu, tức là khác biệt theo trình độ công nghệ của ngành

Ngo, Q T và Q V Tran [86] nghiên cứu sự khác biệt về năng suất yếu tốtổng hợp của các doanh nghiệp trong các ngành sản xuất ở Việt Nam trong giaiđoạn 2010-2016 Các tác giả sử dụng nhiều chỉ số liên quan đến TFP, bao gồm:tăng trưởng TFP, khoảng cách TFP, khuyếch tán TFP, và lan tỏa TFP Về trình độLLSX dưới góc độ lao động, kết quả nghiên cứu cho thấy doanh nghiệp càng lớn,

Trang 32

mức độ TFP, khoảng cách TFP, và khuyếch tán TFP càng cao; trong khi dưới góc

độ vốn, các chỉ số mức độ TFP, khoảng cách TFP, và khuyếch tán TFP càng giảmkhi quy mô vốn tăng Dưới góc độ sở hữu, DN có vốn đầu tư nước ngoài có mứctăng trưởng TFP, khuyếch tán TFP cao hơn DN trong nước Các tác giả cũng pháthiện mức độ TFP khác biệt giữa các ngành sản xuất được nghiên cứu, tức là có sựkhác biệt theo trình độ công nghệ của ngành

Dinh, Khai Cong và cộng sự [58] nghiên cứu ảnh hưởng của công nghệ sốđến TFP của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bằng cách sử dụng dữ liệu ĐTDNViệt Nam trong giai đoạn 2015-2018 Kết quả nghiên cứu cho thấy, ngoài ảnhhưởng dương của công nghệ số đến TFP, ảnh hưởng này có sự khác biệt giữa cácngành sản xuất khác nhau, và như thế ảnh hưởng theo TFP của công nghệ số phụthuộc vào trình độ công nghệ của các ngành sản xuất trong mẫu nghiên cứu

Nhìn chung, LLSX dưới góc độ quy mô lao động, quy mô vốn, và trình độcông nghệ của ngành có những ảnh hưởng khác nhau đến HQKT của doanh nghiệp

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước

1.2.1 Ảnh hưởng của sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Ảnh hưởng của các hình thức sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Về sở hữu nhà nước, một số nghiên cứu phát hiện mối tương quan thuậnchiều của sở hữu nhà nước với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở Trung Quốc([99]; [100]) Shleifer [97] cho rằng sự hỗ trợ từ phía nhà nước về tài chính và cáclợi thế chính trị mà các DNNN ở Trung Quốc có được là nguyên nhân của hiệu quả.Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc còn sử dụng các công cụ hành chính tạo ra cáckhung pháp lý có lợi cho DNNN, ưu đãi thuế, và lợi thế cho vay [64] hoặc lợi thếcạnh tranh ([80]; [63]) để hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn nhà nước, nhờ đó cácDNNN có thể tăng doanh thu, giảm chi phí so với các doanh nghiệp khác

Một số nghiên cứu phát hiện ảnh hưởng tiêu cực của sở hữu nhà nước.Iwasaki và cộng sự [65] sử dụng tổng số 4425 kết quả ước lượng của 204 nghiêncứu trước đây để thực hiện phân tích tổng hợp nhằm so sánh các quốc gia Đông Âu

là thành viên EU, Nga và Trung Quốc về mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu quả hoạt

Trang 33

động của doanh nghiệp Kết quả chỉ ra rằng, như lý thuyết chuẩn dự đoán, sở hữunhà nước ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có nhànước đầu tư.

Theo Aguilera và cộng sự [38], trong khi đa phần quan niệm cho rằng sở hữunhà nước làm tổn hại đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, các tác giả chỉ rarằng mối QHSH và hiệu quả rất khác nhau giữa các quốc gia Các tác giả lập luậnrằng hệ tư tưởng chính trị của chính phủ, hoặc sự kết hợp với thể chế chính trị (nănglực nhà nước và ràng buộc chính trị), ảnh hưởng đến mối quan hệ này Các tác giảkiểm tra các giả thuyết bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích tổng hợp trên một mẫuquốc tế trong 53 năm và ở 131 quốc gia Kết luận của các tác giả nhấn mạnh vai tròcủa hệ tư tưởng chính trị của chính phủ và các tương tác với các thể chế chính trịảnh hưởng đến mối QHSH nhà nước – hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Về sở hữu tư nhân, Al-Janadi [40] sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp

để khảo sát tác động trung gian của sự ổn định chính trị đối với mối quan hệ giữahình thức sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ở các nước Trung Đông.Nghiên cứu đã thu thập 105 mối tương quan từ 46 nghiên cứu trước đây với 11999quan sát ở 11 quốc gia Trung Đông Phân tích của các tác giả cho thấy hầu hết cáchình thức sở hữu như sở hữu tổ chức, sở hữu chính phủ, sở hữu nội bộ và sở hữu giađình đều có mối quan hệ tích cực với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Bêncạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy ở các nước có sự bất ổn chính trị, các hình thức

sở hữu như sở hữu tổ chức, sở hữu nước ngoài và sở hữu nội bộ đóng một vai tròquan trọng trong việc kiểm soát các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạtđộng của doanh nghiệp Kết quả phân tích tổng hợp cho thấy các mức độ ổn địnhchính trị khác nhau có tác động đến vai trò của các cổ đông lớn

Iwasaki và cộng sự [65] trong nghiên cứu đã đề cập ở trên chỉ ra rằng, như lýthuyết chuẩn dự đoán, sự hiện diện của các nhà đầu tư trong nước bên ngoài doanhnghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là chủ sở hữu công ty có tác độngtích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất kể sự khác biệt về quốc giahay khu vực

Trang 34

Về sở hữu nước ngoài, Alabdullah [41] nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữunước ngoài đến kết quả hoạt động của 109 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trênsàn Giao dịch Chứng khoán Amman (Jordan) vào năm 2012 và phát hiện rằngkhông có bằng chứng cho thấy sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng đến kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp (đo bằng tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng doanh thu).

Trong khi đó, Amin và Hamdan [44] nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu đếnkết quả hoạt động của 171 doanh nghiệp Saudi Arabia trong 2 năm 2013-2014 vàphát hiện rằng sở hữu nước ngoài có quan hệ nghịch chiều với kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp (đo bằng chỉ số ROA)

Ở góc độ khác, Pasali và Chaudhary [91] sử dụng dữ liệu của hơn 80000doanh nghiệp ở cả các nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 2010-2019phát hiện rằng đối với các nước đang phát triển, sở hữu nước ngoài có ảnh hưởngthuận chiều lên doanh thu và NSLĐ của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Tương

tự, Rashid [95] phân tích 527 doanh nghiệp niêm yết ở Bangladesh trong giai đoạn2025-2017 phát hiện rằng sở hữu nước ngoài ảnh hưởng thuận chiều đến kết quảhoạt động của doanh nghiệp dưới cả góc độ kế toán cũng như góc độ thị trường(nghiên cứu sử dụng các chỉ số như: ROA, ROE, Tobin Q, và tỷ số giá trị thị trườngtrên giá trị sổ sách)

Tóm lại, chưa có kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của các hình thức sở hữu đếnHQKT của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu có sự khác biệt giữa các chỉ số đolường hiệu quả, giai đoạn lịch sử nghiên cứu, cũng như mẫu nghiên cứu

Ảnh hưởng khác nhau của sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân

Có một số lượng khá lớn các nghiên cứu so sánh hiệu quả của DNNN vàDNTN ở Trung Quốc Theo Groves và Li [62], khi trách nhiệm đối với các quyết định

về duy trì lợi nhuận và quyết định nhân sự lao động được chuyển từ nhà nước sangdoanh nghiệp và khi các doanh nghiệp được phép giữ lại nhiều lợi nhuận hơn, các nhàquản lý của DNNN Trung Quốc đã gia tăng các khuyến khích đối với người lao động.Các nhà quản lý tăng chi tiền thưởng và thuê thêm nhân công theo các hợp đồng ổn

Trang 35

định có thời hạn Các ưu đãi này phát huy hiệu quả: năng suất tăng khi tăng tiềnthưởng và tăng lao động có hợp đồng Sự gia tăng quyền tự chủ đã làm tăng thu nhậpcủa người lao động (chứ không phải thu nhập của người quản lý) và tăng đầu tư vàodoanh nghiệp, nhưng không có xu hướng tăng các khoản nộp nghĩa vụ cho nhà nước.

Có nhiều các nghiên cứu khác so sánh hiệu quả của doanh nghiệp dưới góc

độ hiệu quả của đầu ra Jefferson và Su [68] nghiên cứu trường hợp Trung Quốccho thấy NSLĐ và hiệu suất vốn của DNNN thấp hơn so với DNTN Dougherty vàPing [59] đã sử dụng một bộ dữ liệu bảng của các doanh nghiệp Trung Quốc tronggiai đoạn 1998-2003 cũng thấy rằng DNNN hoạt động kém hiệu quả và lợi nhuậnthấp hơn so với DNTN, đặc biệt khi các rào cản trên thị trường đối với DNTN đượcdần dỡ bỏ (ví dụ tình trạng “ngăn sông cấm chợ”, kiểm soát giá cả giữa các tỉnh,thành phố)

Li và cộng sự [76] sử dụng bộ dữ liệu bảng gồm hơn 200000 công ty TrungQuốc trong giai đoạn 2000-2005 thấy rằng DNNN công nghiệp Trung Quốc kémhiệu quả hơn so với DNTN dưới góc độ suất sinh lời, năng suất và tăng trưởng.Theo các tác giả, DNNN ít chú ý đến chi phí, hàng tồn kho, các khoản phải thu, đầu

tư, phúc lợi nhân viên, tài chính và quản trị, do đó các tác giả cho rằng điều này ảnhhưởng xấu đến kết quả hoạt động của DNNN Những phát hiện này phù hợp với giảthuyết ràng buộc ngân sách mềm Các tác giả này sử dụng phương pháp hồi quy dữliệu bảng với hiệu ứng cố định với mẫu nghiên cứu dữ liệu bảng gồm hơn 200000doanh nghiệp trong giai đoạn 2000-2005, kiểm soát các biến số như: doanh thu,HHI, số năm hoạt động, biến giả các tỉnh miền duyên hải, biến giả ngành, năm

Goldeng và cộng sự [61] phân tích ảnh hưởng của sở hữu lên ROA phát hiệnrằng DNTN có hiệu quả cao hơn DNNN Các tác giả sử dụng phương pháp bìnhphương nhỏ nhất thông thường và phương pháp hiệu ứng cố định được sử dụng vớisai số chuẩn loại trừ hiện tượng phương sai không đồng đều, và kiểm soát các biến

số như: Chỉ số tập trung Herfindahl, tổng doanh thu, năm hoạt động, biến giả DNtrên sàn giao dịch, biến giả thành thị/nông thôn, biến giả vùng

Trang 36

Nhìn chung, quan điểm và kết luận cho rằng DNNN của Trung Quốc kémhiệu quả hơn so với các doanh nghiệp ngoài nhà nước dưới góc độ lợi nhuận, năngsuất, và tăng trưởng chiếm ưu thế trong các nghiên cứu về Trung Quốc ([67]; [108];[68]; [59]; [109]; [76]).

Ở góc độ mẫu nghiên cứu trên bình diện thế giới, Dewenter và Malatesta[56] sử dụng dữ liệu từ tạp chí Fortune với các doanh nghiệp cực lớn trên khắp thếgiới trong các năm 1975, 1985 và 1995 (tổng cộng 1369 doanh nghiệp), sau khikiểm soát các biến động trong chu kỳ kinh doanh, cho rằng các DNNN thể hiện hiệuquả hoạt động (thông qua các chỉ số như: ROS, ROA, ROE) thấp hơn, nhưng có cáckết quả hoạt động về nợ/tài sản và số lao động/doanh thu cao hơn Các tác giả sửdụng phương pháp hồi quy bình quân nhỏ nhất với dữ liệu trộn có điều chinhphương sai không đồng đều cho sai số chuẩn, kiểm soát các biến số: Tổng tài sản(hoặc tổng doanh thu), tốc độ tăng GDP của thế giới, biến giả ngành, biến giả vùng.Wang và Shailer [104] phân tích tổng hợp đối với 54 nghiên cứu thực nghiệp

ở 17 nước có thị trường chứng khoán mới nổi phát hiện rằng so với DNTN, DNNNhoạt động kém hiệu quả hơn Ngoài ra, độ lớn cua quan hệ nghịch chiều giữa thànhtích doanh nghiệp và sở hữu của chính phủ có xu hướng giảm theo thời gian

Các nghiên cứu trước đây sử dụng nhiều chỉ số đo lường hiệu quả, ví dụ chỉ

số kết quả hoạt động ngắn hạn như lợi nhuận trên tài sản, doanh thu và thu nhậpròng [48] Một số nghiên cứu khác đo lường hiệu quả dựa trên các chỉ số ngắn hạnliên quan đến tiết kiệm chi phí [60]), thặng dư năng suất và hoạt động [92], giá trịthị trường của chứng khoán [49], và giá trị gia tăng ròng [82] Gần đây, nhiềunghiên cứu sử dụng các chỉ số như lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn sở hữu, lợi nhậntrên doanh thu, NSLĐ, và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp ([76]; [51]) Một sốcác nghiên cứu khác dùng các chỉ số phản ánh hiệu quả tổng hợp như TFP [74]

Tóm lại, hầu như mọi kết quả nghiên cứu cho thấy sự nhất trí với kết luậncủa Megginson và Netter [83] cho rằng DNTN hiệu quả và sinh lời cao hơn DNNNtrong cùng lĩnh vực Tuy nhiên, các nghiên cứu được trích dẫn trên đây và một sốnghiên cứu trước đây của Aharoni [39], Stretton và Orchard [98] cũng chỉ ra trong

Trang 37

một số trường hợp theo đó DNNN không chứng tỏ tình trạng sinh lời thấp hay hiệuquả kém hơn so với DNTN.

Sở hữu nước ngoài và sở hữu trong nước

Oguchi và cộng sự [90] so sánh ảnh hưởng của doanh nghiệp có vốn nướcngoài và DN trong nước đến năng suất tổng yếu tố và phát hiện rằng khác biệt vềTFP giữa doanh nghiệp có vốn nước ngoài và DN trong nước thay đổi tùy theongành Các tác giả ước lượng TFP bằng hàm sản xuất siêu việt cho giai đoạn nghiêncứu 1994-1996

Iwasaki và Kočenda [64] sử dụng mô hình hồi quy phân tích tổng hợp regression model) đối với 1171 ước lượng từ 34 nghiên cứu đối với doanh nghiệptại Cộng hòa Séc trong thời kỳ hậu tư nhân hóa phát hiện rằng trái với ảnh hưởngvượt trội của sở hữu nước ngoài đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, sở hữutrong nước tỏ ra khiêm tốn hơn

(meta-Iwasaki và Mizobata [66] thực hiện một phân tích tổng hợp quy mô lớn vềmối quan hệ giữa quyền sở hữu sau CPH và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ởTrung Âu, Đông Âu và Liên Xô cũ Nghiên cứu sử dụng tổng cộng 2894 kết quảước lượng được rút ra từ 121 nghiên cứu trước đó cho thấy tác động vượt trội của sởhữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp so với sở hữu nhànước và tư nhân trong nước

Nhìn chung, chưa có kết luận rõ ràng liệu hình thức sở hữu nước ngoài hay

sở hữu trong nước có ưu thế hơn dưới góc độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,các kết quả nghiên cứu có sự khác biệt giữa các chỉ số đo lường hiệu quả, giai đoạnlịch sử nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cũng như mẫu nghiên cứu

1.2.2 Ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Claessens và Djankov [53] sử dụng mẫu gồm 706 DN ở Cộng hòa Séc tronggiai đoạn 1992-1997 để nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung sở hữu cao (tỷ lệ sởhữu của nhóm 5 nhà đầu tư lớn nhất vào doanh nghiệp) có quan hệ đồng biến với khảnăng sinh lời và NSLĐ Các tác giả sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏnhất thông thường và phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với hiệu ứng ngẫu nhiên

Trang 38

Trái lại, Aluchna và Kaminski [43] nghiên cứu ảnh hưởng của tập trung sởhữu đến hiệu quả hoạt động của 495 doanh nghiệp phi tài chính ở Ba Lan trên thịtrường chứng khoán Warsaw trong giai đoạn 2005-2014 Các tác giả phát hiện thấytương quan âm giữa tập trung sở hữu của cổ đông chính và chỉ số ROA Đồng thời,kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quan hệ nghịch chiều giữa mức độ tập trung sởhữu của cổ đông lớn thứ hai và chỉ số ROA Các tác giả sử dụng phương pháp hồiquy dữ liệu bảng với hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên.

Ở góc độ khác, Machek và Kubíček [81] nghiên cứu ảnh hưởng của tập trung

sở hữu đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp ở Cộng hòa Séc, sử dụng mẫu gồm

34282 doanh nghiệp trong giai đoạn 2007-2015 Kết quả nghiên cứu cho thấy mức

độ tập trung sở hữu cao sẽ giảm vấn đề chủ sở hữu và người đại diện cũng nhưthuận lợi cho kết quả hoạt động của doanh nghiệp (đo bằng các chỉ số như: ROA,ROE) đến một mức độ nào đó, sau đó vấn đề chủ sở hữu và người đại diện vẫn cònnguyên Trong nghiên cứu này, phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thôngthường được sử dụng

Sun và Tong [99] sử dụng dữ liệu các công ty niêm yết trong giai đoạn

1994-1997 ở Trung Quốc và phát hiện rằng sở hữu của chính phủ có ảnh hưởng thuậnchiều lên tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (MBR)

Tuy nhiên, Alabdullah [41] nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu đến kết quảhoạt động của 109 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn Giao dịch Chứngkhoán Amman (Jordan) vào năm 2012 và phát hiện rằng không có bằng chứng chothấy sở hữu nước ngoài (tỷ lệ vốn sở hữu nước ngoài) có ảnh hưởng đến kết quảđoạt động của doanh nghiệp đo bằng tỷ lệ doanh thu thuần trên tổng doanh thu.Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp, ngành hoạt động cũng không có ảnh hưởng đến tỷ

lệ doanh thu thuần trên tổng doanh thu Các tác giả sử dụng phương pháp hồi quybình phương nhỏ nhất thông thường

Trái lại, Amin và Hamdan [44] nghiên cứu ảnh hưởng của sở hữu lên kết quảhoạt động của 171 doanh nghiệp Saudi Arabia trong 2 năm 2013-2014 và phát hiệnrằng sở hữu nước ngoài (tỷ lệ sở hữu nước ngoài) có quan hệ nghịch chiều với

Trang 39

thành tích doanh nghiệp (đo bằng chỉ số ROA) Các tác giả sử dụng phương pháphồi quy dữ liệu bảng với hiệu ứng cố định, kiểm soát quy mô doanh nghiệp, nămhoạt động, đòn cân nợ, và biến giả ngành.

Tương tự, Musallam [85] sử dụng mẫu gồm 139 doanh nghiệp Indonesianiêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán từ năm 2009 đến 2013 cho thấy sở hữu nhànước tính bằng tỷ lệ ảnh hưởng giá trị doanh nghiệp theo chiều nghịch Ngoài ra,mối quan hệ giữa sở hữu nhà nước và giá trị doanh nghiệp còn theo dạng chữ U

Liên quan đến ảnh hưởng của can thiệp của nhà nước vào cấu trúc sở hữuđến hiệu quả của doanh nghiệp, gần đây, một loại hình sở hữu nhà nước, cụ thể làquỹ đầu tư quốc gia (SWF), đã thu hút cả sự chú ý của giới học thuật [55] Nghiêncứu của Dewenter và cộng sự [55] cho thấy quyền sở hữu của chính phủ dưới dạngSWF góp phần cải thiện giá trị doanh nghiệp

Nguyen, Hai Chi và Doan Thanh Nguyen [92] sử dụng dữ liệu của 5 nướcgồm Pháp, Singapore, Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam Kết quả cho thấy SWFphi hàng hóa có ảnh hưởng thuận chiều lên kết quả tài chính của doanh nghiệp mụctiêu Tuy nhiên, SWF không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến các doanhnghiệp mục tiêu có kết quả hoạt động kém

Nhìn chung, chưa có kết luận rõ ràng về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đếnHQKT của doanh nghiệp, kết quả nghiên cứu có sự khác biệt giữa các chỉ số đolường hiệu quả, giai đoạn lịch sử nghiên cứu, cũng như mẫu nghiên cứu

1.2.3 Ảnh hưởng của LLSX đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Liên quan đến châu Phi, Kreuser và Newman [74] nghiên cứu năng suất củangành công nghiệp Nam Phi trong giai đoạn 2010-2013 và phát hiện thấy sự tăngtrưởng năng suất chủ yếu do những doanh nghiệp có năng suất cao vào đầu giai đoạnnghiên cứu Các tác giả cũng phát hiện sự không đồng đều cao trong năng suất trongnội bộ ngành và giữa các ngành công nghiệp Mức độ TFP tăng theo quy mô của doanhnghiệp và TFP tăng trưởng chủ yếu do doanh nghiệp lớn tính theo quy mô lao động.Các tác giả cũng phát hiện các doanh nghiệp lâu năm thường có năng suất cao hơn vìchúng tham

Trang 40

gia vào thương mại quốc tế Các tác giả cũng thấy rằng có mối tương quan thuận giữaNSLĐ và hoạt động R&D và mối quan hệ thuận chiều giữa chi tiêu về R&D và TFP.

Pasali và Chaudhary [91] sử dụng dữ liệu của hơn 80000 doanh nghiệp ở cả cácnước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 2010-2019 phát hiện rằng đối với cácnước đang phát triển sở hữu nước ngoài có ảnh hưởng thuận chiều lên doanh thu vàNSLĐ của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Các tác giả sử dụng phương pháp bìnhphương nhỏ nhất áp dụng cho dữ liệu trộn và kiểm soát các yếu tố như: Năm thành lập,tình trạng xuất khẩu, tín dụng, có website, và biến giả về ngành, quốc gia, và năm

Nhìn chung, LLSX dưới góc độ quy mô lao động, quy mô vốn, và trình độ côngnghệ của ngành có những ảnh hưởng khác nhau đến HQKT của doanh nghiệp

1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến đề tài

1.3.1 Nhận xét chung

Thứ nhất, nhiều nghiên cứu khẳng định DNTN có HQKT hơn DNNN, có

năng suất cao hơn Tuy vậy, một số nghiên cứu chỉ ra nhiều trường hợp theo đóDNNN không thể hiện khả năng sinh lời kém hơn hoặc hiệu quả kém hơn DNTN

Thứ hai, nhiều nghiên cứu khẳng định DNĐTNN có HQKT hơn doanh

nghiệp trong nước

Thứ ba, nhiều nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê của tỷ lệ vốn nhà

nước trong cấu trúc sở hữu, sự can thiệp của nhà nước vào sở hữu đến HQKT của doanhnghiệp

Thứ tư, các nghiên cứu trước đây đã sử dụng một hoặc một vài chỉ số riêng lẻ

để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp, chủ yếu là do sự sẵn có của dữ liệu

Thứ năm, các nghiên cứu trước đây sử dụng nhiều phương pháp phân tích hồi

quy khác nhau, chủ yếu tùy thuộc vào dữ liệu có thể tiếp cận

1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu

Các tranh luận về HQKT nói riêng, hiệu quả nói chung của các loại hìnhdoanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua chưa hề chấm dứt và điều này cũng khá phùhợp với kết quả nghiên cứu trên toàn thế giới Cho đến nay, chưa có hồi kết cho câuhỏi: hình thức sở hữu của doanh nghiệp như thế nào, quy mô nào thì loại hình

Ngày đăng: 26/03/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w